- Kết quả nghiên cứu đã sử dụng chuỗi
số liệu điều tra thực trạng hoạt động khai thác
thuỷ sản (sản lượng, cường lực, năng suất
khai thác.) của 5 nhóm nghề lưới kéo, lưới
rê, lưới vây, câu, nghề khác hoạt động trong
vịnh Vân Phong từ năm 2008-2015 với độ tin
cậy cao.
- Bằng mô hình Schaefer đã xác định được
sản lượng khai thác hợp lý (MSY) và cường lực
khai thác hợp lý (fMSY) trong vùng biển này là
8.045 tấn và 1.263 tàu. Trong đó, MSY và fMSY
nghề lưới kéo là 4.864 tấn và 362 tàu, nghề lưới
vây là 1.179 tấn và 248 tàu, nghề lưới rê là 784
tấn và 137 tàu, nghề câu là 634 tấn và 199 tàu,
nghề khác là 584 tấn và 317 tàu.
- Kết quả nghiên cứu chỉ rõ hoạt động
khai thác thuỷ sản tại vịnh Vân Phong đã vượt
ngưỡng cho phép về sản lượng là 1.126 tấn
và cường lực khai thác là 417 tàu. Trong đó,
MSY và f
MSY nghề lưới kéo vượt ngưỡng cho
phép là 480 tấn và 91 tàu, nghề lưới vây là 323
tấn và 78 tàu, nghề lưới rê là 237 tấn và 91
tàu, nghề câu là 117 tấn và 78 tàu, nghề khác
có cường lực khai thác hợp lý vượt ngưỡng
là 79 tàu còn sản lượng khai thác thì chưa
vượt ngưỡng
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu về cường lực và sản lượng khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản vùng biển vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 79
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CƯỜNG LỰC VÀ SẢN LƯỢNG KHAI THÁC
HỢP LÝ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN VÙNG BIỂN VỊNH VÂN PHONG,
TỈNH KHÁNH HOÀ
MAXIMUM SUSTAINABLE YIELD AND FISHING EFFORT OF FEEDING FLEETS
IN TERRITORIAL WATERS OF VAN PHONG BAY, KHANH HOA PROVINCE
Vũ Kế Nghiệp1, Phan Trọng Huyến1, Trần Đức Phú2
Ngày nhận bài: 21/10/2016; Ngày phản biện thông qua: 25/11/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016
TÓM TẮT
Bài báo nhằm làm rõ bức tranh toàn cảnh thực trạng về cường lực và sản lượng khai thác thuỷ sản tại vịnh
Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà. Bài báo đã sử dụng chuỗi số liệu sản lượng và cường lực khai thác của 5 nhóm
nghề lưới kéo, lưới rê, lưới vây, câu, nghề khác hoạt động trong vịnh Vân Phong từ năm 2008-2015. Bằng mô
hình Schaefer đã xác định được sản lượng khai thác hợp lý (MSY) và cường lực khai thác hợp lý (f
MSY
) trong vùng
biển này là 8.045 tấn và 1.263 tàu. Trong đó, MSY và f
MSY
nghề lưới kéo là 4.864 tấn và 362 tàu, nghề lưới vây là
1.179 tấn và 248 tàu, nghề lưới rê là 784 tấn và 137 tàu, nghề câu là 634 tấn và 199 tàu, nghề khác là 584 tấn và
317 tàu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sản lượng và cường lực khai thác ở vịnh Vân Phong đã vượt ngưỡng cho
phép là 1.126 tấn và 417 tàu. Trong đó, MSY và f
MSY
nghề lưới kéo vượt ngưỡng cho phép là 480 tấn và 91 tàu,
nghề lưới vây là 323 tấn và 78 tàu, nghề lưới rê là 237 tấn và 91 tàu, nghề câu là 117 tấn và 78 tàu, nghề khác có
cường lực khai thác hợp lý vượt ngưỡng là 79 tàu còn sản lượng khai thác thì chưa vượt ngưỡng.
Từ khóa: Cường lực khai thác hợp lý, sản lượng khai thác hợp lý, vịnh Vân Phong
ABSTRACT
This study aims to evaluate the status of yield and fi shing effort in territorial waters of Van Phong Bay.
The survey used the collected data on the yield and fi shing effort from fi ve different gear types namely trawl,
purse seine, gill net, handline and longline, and others which commonly exploited in Van Phong Bay from 2008
to 2015. The maximum sustainable yield (MSY) and the corresponding level of fi shing effort (f
MSY
) in territorial
waters of Van Phong Bay estimated by the surplus production model of Schaefer (1954) was 8,045 tons and
1,263 boats. In which, MSY and f
MSY
of the trawl was 4,864 tons and 362 boats, the purse seine was 1,179 tons
and 248 boats, the gill net was 784 tons and 137 boats, the handline and longline was 634 tons and 199 boats,
and the others were 584 tons and 317 boats. The results show that the yield and fi shing effort in territorial
waters of Van Phong exceeded 1,126 tons and 417 boats compared to the maximum sustainable threshold. In
which, MSY and f
MSY
of the trawl; purse seine; handline and longline; and gill net were higher than the
maximum sustainable ones about 480 tons and 91 boats; 323 tons and 78 boats; 237 tons and 91 boats; and
117 tons and 78 boats, respectively. The fi shing effort of other fi shing was 79 boats higher while that of the yield
was lower than the maximum sustainable thresholds.
Keywords: maximum sustainable yield (MSY), maximum sustainable fi shing effort (f
MSY
), Van Phong Bay
1 Trường Đại học Nha Trang
2 Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
80 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vịnh Vân Phong (VVP) là vùng biển có
nguồn lợi thủy sản phong phú, hệ sinh thái đa
dạng (rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn)
là nơi sinh sản, nuôi dưỡng ấu trùng, cá con
để cung cấp nguồn lợi cho vùng biển ven bờ,
vùng lộng, vùng khơi [1,2].
VVP còn là ngư trường hoạt động thuận
lợi của ngư dân sống quanh vịnh. Tính đến
năm 2015, đội tàu cá khai thác tại VVP là 1680
chiếc, đánh bắt bằng nghề lưới kéo, lưới vây,
lưới rê, nghề câu, nghề khác.
Năm 2015, mật độ hoạt động khai thác
thuỷ sản của đội tàu cá tại VVP đã vượt 3,23
lần so với mật độ vùng biển ven bờ cả nước
theo quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 [3].
Tổ chức khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản
của vùng biển liên quan đến nhiều yếu tố như
cơ cấu nghề nghiệp, cường lực khai thác, hình
thức khai thác, ngư cụ... Đây là vấn đề rất được
quan tâm hiện nay không những ở vùng biển
VVP mà còn của nước ta cũng như trên thế giới.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho cơ quan
quản lý nghề cá tỉnh Khánh Hòa có cơ sở
khoa học đưa ra những chính sách điều chỉnh
nghề cá trong VVP hợp lý về cường lực và sản
lượng khai thác.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Tài liệu nghiên cứu
- Lý thuyết về mô hình Schaefer (1954): Mô
hình Schaefer (1954) [4] mô tả mối quan hệ
giữa sản lượng và cường lực khai thác theo
biểu thức (1).
Yi = a x (fi) + b x (fi)
2 (1)
Trong đó: Yi và fi là sản lượng và cường lực
khai thác năm thứ i
a, b là các hệ số
Sản lượng khai thác hợp lý tối đa (MSY) và
cường lực khai thác hợp lý tối đa (fMSY) được
ước tính theo biểu thức (2), (3).
MSY = - 0,25a2/b (2)
fMSY = - 0,5a/b (3)
- Tài liệu về phân bố mẫu điều tra của FAO [5].
- Tài liệu thống kê điều kiện khí tượng thủy
văn [1,2].
- Phiếu điều tra: được xây dựng gồm các nội
dung và thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Phỏng vấn và khảo sát trực tiếp theo mẫu
phiếu điều tra xây dựng sẵn theo hình thức
ngẫu nhiên và đại diện. Nội dung điều tra gồm:
- Số liệu về tàu thuyền hoạt động khai thác
trong vịnh Vân Phong giai đoạn từ 2008-2015.
- Năng suất khai thác giai đoạn 2008-2015.
- Số ngày khai thác tiềm năng (A): thu thập
thông qua các chuyến điều tra, tham vấn ý kiến
của các chuyên gia và dựa vào số liệu về điều
kiện thời tiết do Trung tâm khí tượng thủy văn
cung cấp.
- Hệ số hoạt động của đội tàu (BAC) được
xác định thông qua số liệu điều tra trong giai
đoạn 2008-2015 và tham vấn chuyên gia.
3. Phân tích và xử lý số liệu
3.1. Năng suất khai thác
Năng suất khai thác trung bình của mỗi đội
tàu được ước tính theo công thức:
(4)
Trong đó:
: là năng suất khai thác trung bình
của đội tàu cần tính (kg/ngày/tàu)
n: là số mẫu thu thập được
CPUE
i
: là năng suất khai thác của tàu,
thuyền thứ i (mẫu thứ i)
3.2. Tổng sản lượng khai thác của từng đội tàu
Sản lượng khai thác của đội tàu: Sản lượng
khai thác của từng đội tàu được ước tính theo
công thức (Costaintine, 2002) [4]:
C
i
= x A x F x BAC (5)
Trong đó:
Ci: Sản lượng khai thác của đội tàu i (kg).
: Năng suất khai thác trung bình của
đội tàu i (kg/ngày/tàu).
A: Số ngày hoạt động khai thác tiềm năng
của đội tàu i (ngày).
F: Số tàu hiện có của đội tàu i (tàu).
BAC: hệ số hoạt động của đội tàu i.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 81
3.3. Tổng sản lượng khai thác của nghề
(6)
Trong đó:
Ci: Sản lượng khai thác của đội tàu thứ i (tấn).
n: Tổng số đội tàu tham gia khai thác.
C: Tổng sản lượng khai thác của nghề (tấn).
3.4. Chuẩn hóa cường lực khai thác:
Chuẩn hoá cường lực khai thác của các
đội tàu theo công thức của Robson (1966) [4].
Quy chuẩn đội tàu (i) theo đội tàu chuẩn (c).
(7)
Trong đó:
Fci : là tổng cường lực khai thác của đội tàu (i)
đã được quy chuẩn
Fi : là tổng cường lực khai thác của đội tàu (i)
: là năng suất khai thác thực của đội tàu (i)
: là năng suất khai thác của đội tàu chuẩn.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Cơ cấu đội tàu khai thác hải sản
Số lượng tàu thuyền thực tế hoạt động
khai thác hải sản tại khu vực vịnh Vân Phong
giai đoạn 2008-2015 được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Số lượng tàu thuyền giai đoạn 2008 - 2015
Đơn vị tính: chiếc
Nghề Nhóm công suất (CV) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Kéo <20 291 311 296 296 304 259 269 275
20÷89 349 337 374 378 374 181 173 178
Vây <20 142 147 154 158 160 175 182 194
20÷89 123 123 125 124 123 136 160 132
Rê <20 89 97 105 112 116 103 118 138
20÷89 94 92 90 84 81 74 65 90
Câu <20 71 71 74 74 75 161 188 168
20÷89 82 84 87 87 87 117 98 109
Khác <20 124 122 125 126 128 222 239 240
20÷89 141 137 142 144 143 177 123 156
Tổng cộng 1.506 1.521 1.572 1.583 1.591 1.605 1.615 1.680
2. Năng suất khai thác
Năng suất khai thác bình quân của đội tàu khai thác hải sản ở vùng biển vịnh Vân Phong trong
giai đoạn 2008-2015 được trình bày trong Bảng 2.
Bảng 2. Năng suất khai thác bình quân của 1 tàu trong năm giai đoạn 2008-2015
Đơn vị tính: tấn/tàu/năm
Nghề Nhóm công suất (CV) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Lưới kéo
<20 6,2 7,7 8,6 8,5 8,7 12,4 10,0 9,8
20÷89 5,9 7,1 6,9 7,0 7,1 16,9 15,4 14,9
Lưới vây
<20 3,8 4,5 4,6 4,5 4,6 4,2 4,1 3,8
20÷89 4,7 6,2 6,5 6,4 6,5 5,7 4,9 5,8
Lưới rê
<20 3,8 4,8 4,8 4,4 4,4 5,0 4,3 3,7
20÷89 4,3 5,0 5,5 5,9 6,3 7,0 7,9 5,7
Câu
<20 3,5 4,6 4,7 4,7 4,9 2,3 1,9 2,2
20÷89 3,7 4,3 4,4 4,3 4,4 3,3 4,0 3,5
Khác
<20 1,7 2,0 2,1 2,1 2,1 1,1 1,2 1,1
20÷89 1,5 1,9 1,9 1,9 1,9 1,6 2,3 1,8
82 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
3. Chuẩn hóa cường lực khai thác
3.1. Phân tích, lựa chọn đội tàu chuẩn
Đội tàu chuẩn được lựa chọn dựa vào kết quả phân tích hệ số tương quan (R2) giữa tổng cường
lực khai thác và năng suất khai thác cho từng nhóm tàu theo công suất. Kết quả tính toán được thể
hiện trên Bảng 3.
Bảng 3. Danh sách các đội tàu chuẩn theo nghề
TT Nghề Nhóm công suất (CV) Hệ số R2 Đội tàu chuẩn lựa chọn
1 Lưới kéo
<20 0,597
20÷89CV
20÷89 0,948
2 Lưới vây
<20 0,171
20÷89CV
20÷89 0,309
3 Lưới rê
<20 0,179
20÷89CV
20÷89 0,926
4 Câu
<20 0,859
<20CV
20÷89 0,610
5 Khác
<20 0,890
<20CV
20÷89 0,468
3.2. Chuẩn hóa cường lực khai thác
Cường lực khai thác của các đội tàu khác tính theo đội tàu chuẩn được trình bày trong Bảng 4.
Bảng 4. Cường lực khai thác của các nghề theo đội tàu chuẩn
Đơn vị tính: tàu
Nghề Nhóm công suất (CV) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Lưới kéo
<20 308 334 371 359 374 190 174 180
20÷89 349 337 374 378 374 181 173 178
Lưới vây
<20 114 107 110 111 113 130 150 126
20÷89 123 123 125 124 123 136 160 132
Lưới rê
<20 80 93 91 84 80 74 64 89
20÷89 94 92 90 84 81 74 65 90
Câu
<20 71 71 74 74 75 161 188 168
20÷89 88 78 81 79 79 170 199 177
Khác
<20 124 122 125 126 128 222 239 240
20÷89 125 129 128 128 129 244 241 242
Tổng cộng 1.476 1.486 1.569 1.546 1.556 1.582 1.654 1.623
4. Cường lực và sản lượng khai thác hợp lý
4.1. Xác định hệ số a, b
Hệ số a, b được xác định từ mô hình Schaefer, cụ thể như ở Bảng 5.
Bảng 5. Hệ số a, b
TT Nghề Hệ số a Hệ số b Hệ số tương quan R2
1 Lưới kéo -0,024 24,16 0,923
2 Lưới vây -0,015 9,647 0,350
3 Lưới rê -0,095 22,28 0,870
4 Câu -0,011 6,226 0,888
5 Khác -0,003 2,959 0,897
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 83
Từ kết quả tính toán và số liệu ở Bảng 7
cho thấy:
- Tổng cường lực khai thác hợp lý tối đa
tại VVP là 1.263 tàu tương ứng với sản lượng
khai thác hợp lý là 8.045 tấn. So sánh với giá
trị sản lượng và đội tàu hiện tại (năm 2015: là
1.680 tàu và 9.171 tấn) cho thấy số lượng tàu
năm 2015 đã vượt ngưỡng hợp lý là 417 tàu
(vượt 33,02%), sản lượng khai thác năm 2015
đã vượt ngưỡng hợp lý là 1.126 tấn (vượt
14,0%).
- Các nghề lưới kéo, lưới vây, lưới rê và
nghề câu đều có cường lực và sản lượng khai
thác vượt ngưỡng cường lực và sản lượng
khai thác hợp lý, trong đó:
+ Nghề lưới kéo có cường lực khai thác
vượt ngưỡng cường lực khai thác hợp lý là
25,15% (tương ứng với 91 tàu), sản lượng
khai thác vượt ngưỡng sản lượng hợp lý là
9,87% (tương ứng với 480 tấn).
+ Nghề lưới vây có cường lực khai thác
vượt ngưỡng cường lực khai thác hợp lý là
31,45% (tương ứng với 78 tàu), sản lượng
khai thác vượt ngưỡng sản lượng hợp lý là
27,40% (tương ứng với 323 tấn).
+ Nghề lưới rê có cường lực khai thác vượt
ngưỡng cường lực khai thác hợp lý là 66,42%
(tương ứng với 91 tàu), sản lượng khai thác
vượt ngưỡng sản lượng hợp lý là 30,23%
(tương ứng với 237 tấn).
4.2. Xác định fMSY và MSY
Cường lực và sản lượng khai thác hợp lý được xác định dựa vào biểu thức (2) và (3), kết quả
trình bày ở Bảng 6.
Bảng 6. Cường lực và sản lượng khai thác hợp lý của các nghề theo đội tàu chuẩn
Nghề Đội tàu chuẩn fMSY (chiếc) MSY (tấn)
Lưới kéo 20÷89CV 503 6080
Lưới vây 20÷89CV 322 1551
Lưới rê 20÷89CV 117 1306
Câu <20CV 283 881
Khác <20CV 493 730
Tổng cộng 1.178 10.548
4.3. Cường lực, sản lượng khai thác hợp lý theo các đội tàu thực
Cường lực, sản lượng khai thác hợp lý theo các đội tàu thực được thể hiện ở bảng 7.
Bảng 7. Cường lực, sản lượng khai thác hợp lý ở vùng biển vịnh Vân Phong
theo các đội tàu thực
TT Nghề Chỉ tiêu khai thác hợp lý
Đơn vị
tính
Nhóm công suất (CV)
Tổng
<20 20÷89
1 Lưới kéo
Cường lực tàu 220 142 362
Sản lượng tấn 2.444 2.420 4.864
2 Lưới vây
Cường lực tàu 148 100 248
Sản lượng tấn 577 602 1.179
3 Lưới rê
Cường lực tàu 83 54 137
Sản lượng tấn 389 395 784
4 Câu
Cường lực tàu 121 78 199
Sản lượng tấn 308 326 634
5 Khác
Cường lực tàu 192 125 317
Sản lượng tấn 290 294 584
Tổng
Cường lực tàu 763 500 1.263
Sản lượng tấn 4.009 4.036 8.045
84 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
+ Nghề câu có cường lực khai thác vượt
ngưỡng cường lực khai thác hợp lý là 39,20%
(tương ứng với 78 tàu), sản lượng khai thác
vượt ngưỡng sản lượng hợp lý là 18,45%
(tương ứng với 117 tấn).
+ Nghề khác có cường lực khai thác vượt
ngưỡng cường lực khai thác hợp lý là 24,92 %
(tương ứng với 79 tàu), sản lượng khai thác
chưa vượt ngưỡng sản lượng hợp lý.
IV. KẾT LUẬN
- Kết quả nghiên cứu đã sử dụng chuỗi
số liệu điều tra thực trạng hoạt động khai thác
thuỷ sản (sản lượng, cường lực, năng suất
khai thác...) của 5 nhóm nghề lưới kéo, lưới
rê, lưới vây, câu, nghề khác hoạt động trong
vịnh Vân Phong từ năm 2008-2015 với độ tin
cậy cao.
- Bằng mô hình Schaefer đã xác định được
sản lượng khai thác hợp lý (MSY) và cường lực
khai thác hợp lý (fMSY) trong vùng biển này là
8.045 tấn và 1.263 tàu. Trong đó, MSY và fMSY
nghề lưới kéo là 4.864 tấn và 362 tàu, nghề lưới
vây là 1.179 tấn và 248 tàu, nghề lưới rê là 784
tấn và 137 tàu, nghề câu là 634 tấn và 199 tàu,
nghề khác là 584 tấn và 317 tàu.
- Kết quả nghiên cứu chỉ rõ hoạt động
khai thác thuỷ sản tại vịnh Vân Phong đã vượt
ngưỡng cho phép về sản lượng là 1.126 tấn
và cường lực khai thác là 417 tàu. Trong đó,
MSY và fMSY nghề lưới kéo vượt ngưỡng cho
phép là 480 tấn và 91 tàu, nghề lưới vây là 323
tấn và 78 tàu, nghề lưới rê là 237 tấn và 91
tàu, nghề câu là 117 tấn và 78 tàu, nghề khác
có cường lực khai thác hợp lý vượt ngưỡng
là 79 tàu còn sản lượng khai thác thì chưa
vượt ngưỡng.
TÀ I LIỆ U THAM KHẢ O
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thiết Hùng, 2007. Tổng quan hiện trạng môi trường nguồn lợi và những tác động của các hoạt động
kinh tế tại vịnh Vân Phong - Bến Gỏi. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh, Nha Trang, Khánh Hoà.
2. Nguyễn Kỳ Phùng, 2009. Đánh giá sơ bộ rủi ro môi trường khu vực Vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hoà. Báo cáo
tổng kết đề tài cấp tỉnh, Nha Trang, Khánh Hoà.
3. Chính phủ, 2013. Quyết định 1445/QĐ-TTg, ngày 16/8/2013 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
Tiếng Anh
4. Per Sparre, Siebren C.Venema, 1992. Introduction to tropical fi sh stock assessment, FAO fi sheries technical
paper 306/2, Rome.
5. FAO, 2002. Sample-based fi sheries surveys: A technical handbook. FAO Fisheries technical 425, Rome, Italy,
132pp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_nghien_cuu_ve_cuong_luc_va_san_luong_khai_thac_hop_l.pdf