Kết quả khảo nghiệm cơ bản cho thấy thời
gian sinh trưởng của các giống ngô nhập nội
từ Trung Quốc biến động từ 94 - 102 ngày
(vụ Xuân) và từ 119 - 123 ngày (vụ Đông)
thuộc nhóm trung ngày thích hợp với vụ
Xuân và vụ Đông ở vùng Trung du miền núi
phía Bắc. Các giống ngô nhập nội từ Trung
Quốc có nhiều đặc điểm hình thái tốt, thân
cây cứng, lá to xanh đậm, góc lá đứng. Các
giống ngô nhập nội từ Trung Quốc bị nhiễm
sâu bệnh nhẹ, khả năng chống đổ gãy tốt,
trong đó giống GY135 có khả năng chống
chịu tốt nhất. Qua thí nghiệm vụ Xuân 2011
và vụ Đông 2011 cho thấy các giống ngô
nhập nội từ Trung Quốc có các yếu tố cấu
thành năng suất đạt cao và năng suất đạt
tương đương so với giống đối chứng
NK4300. Trong đó giống GY135 có năng
suất đạt cao nhất và khá ổn định ở cả 2 thời
vụ: đạt 82,7 tạ/ha (vụ Xuân 2011) và 67,8
tạ/ha (vụ Đông 2011).
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả khảo nghiệm một số giống ngô lai nhập nội từ Trung Quốc tại vùng trung du miền núi phía Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 83- 89
83
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI NHẬP NỘI
TỪ TRUNG QUỐC TẠI VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Trần Trung Kiên1*, Thái Thị Ngọc Trâm1, Hoàng Minh Công2
1
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
2
Trạm Khuyến nông huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
TÓM TẮT
Kết quả khảo nghiệm 3 giống ngô lai nhập nội từ Trung Quốc với giống đối chứng NK4300 trong
vụ Xuân và Đông năm 2011, vụ Xuân 2012 tại một số tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã
chọn được giống GY135 là giống triển vọng. Trong thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản vụ Xuân và vụ
Đông 2011, giống GY135 có năng suất đạt cao nhất và khá ổn định ở cả 2 thời vụ (82,7 tạ/ha, vụ
Xuân 2011 và 67,8 tạ/ha vụ Đông 2011). Khảo nghiệm sản xuất tại 6 điểm ở 4 tỉnh Thái Nguyên,
Bắc Kạn, Tuyên Quang và Yên Bái trong vụ Đông 2011 và vụ Xuân 2012 cho thấy giống GY135
đạt năng suất 61,7 tạ/ha (vụ Đông 2011) và đạt từ 57,8 - 73,4 tạ/ha (vụ Xuân 2012) cao hơn đối
chứng NK4300 từ 101,1 - 105,5%. Giống GY135 được người dân lựa chọn để mở rộng diện tích
gieo trồng ở các vụ sau.
Từ khóa: Khảo nghiệm, năng suất, ngô lai, nhập nội, Trung Quốc.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trung Quốc là một trong những nước đi đầu
về nông nghiệp đặc biệt là trong công tác
chọn tạo giống. Năng suất ngô ở Trung Quốc
đứng vị trí thứ hai trên thế giới [6]. Viện
Nghiên cứu Ngô – Trường Đại học Nông
nghiệp Vân Nam, Trung Quốc đã nghiên cứu
chọn tạo được nhiều giống ngô năng suất và
chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu giống cho
sản xuất trong và ngoài nước. Một số giống
đã phổ biến trong sản xuất như: Xundan No.
7, Gengyuann135, Jingeng No. 1, Yunfeng
88, Yunda No. 1, Gengyuann 11, Yunda No.
14, AS-3, Makmur-3, Makmur-1, Makmur-7,
Makmur-2, Makmur-6, AS-2, AS-7. Năng
suất trung bình của các giống ngô này từ 100
– 120 tạ/ha. Hiện nay Trung Quốc vẫn tiếp
tục lai tạo đưa ra sản xuất những bộ giống
ngô lai mới năng suất cao phù hợp từng vùng
sinh thái. Việc nhập nội những giống ngô mới
tiềm năng của Trung Quốc vào thử nghiệm
sản xuất tại Việt Nam không những là một
trong những phương pháp hữu hiệu nhất
nhằm đẩy mạnh sản xuất ngô trong nước bằng
công tác giống mà còn tạo ra nguồn vật liệu
đa dạng phong phú phục vụ cho công tác lai
tạo giống ngô của Việt Nam. Xuất phát từ
*
Tel: 0983 360 276; Email: kienngodhnl@gmail.com
những cơ sở khoa học và thực tiễn trên chúng
tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng thích
ứng của một số giống ngô lai nhập nội từ
Trung Quốc tại khu vực trung du miền núi
phía Bắc Việt Nam.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu: Gồm 3 giống ngô lai
nhập nội từ Trường Đại học Nông nghiệp Vân
Nam - Trung Quốc: YD1, JG6, GY135 với
giống đối chứng NK4300.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Thí
nghiệm khảo nghiệm cơ bản được tiến hành
tại Thành phố Thái Nguyên vụ Xuân và vụ
Đông năm 2011. Khảo nghiệm sản xuất được
tiến hành tại: phường Phố Cò – TX. Sông
Công – tỉnh Thái Nguyên, xã Khe Mo –
huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, xã
Phượng Tiến – huyện Định Hoá - Thái
Nguyên, Xã Y Can – huyện Trấn Yên – tỉnh
Yên Bái, phường Ỷ La – TP. Tuyên Quang –
tỉnh Tuyên Quang, xã Lương Thành – huyện
Na Rì – tỉnh Bắc Kạn.
Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm khảo
nghiệm cơ bản được bố trí theo khối ngẫu
nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 4 công thức
với 3 lần nhắc lại. Diện tích 1 ô là 14 m2 (5 m
x 2,8 m) trồng 4 hàng. Khoảng cách giữa các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 83- 89
84
lần nhắc lại là 1 m. Mỗi lần nhắc lại các giống
thí nghiệm được gieo liên tiếp nhau, mỗi
giống trồng 4 hàng, hàng cách hàng 70 cm,
cây cách cây 25 cm (mật độ 5,7 vạn cây/ha),
gieo 2 hạt trên hốc và tỉa để một cây trên hốc.
Các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện ở 2 hàng
giữa của ô. Xung quanh thí nghiệm có băng
bảo vệ, chiều rộng băng trồng ít nhất 2 hàng
ngô, khoảng cách, mật độ như trong thí
nghiệm. Thí nghiệm khảo nghiệm sản xuất
được bố trí tuần tự không có nhắc lại, mỗi
giống trồng trong một ô 1000 m2. Các chỉ tiêu
theo dõi và phương pháp theo dõi được tiến
hành theo hướng dẫn của CIMMYT, quy
trình của Viện Nghiên cứu ngô và Quy phạm
khảo nghiệm giống ngô Quốc gia số QCVN
01-56 : 2011/BNNPTNT [1].
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả khảo nghiệm cơ bản các giống ngô
thí nghiệm vụ Xuân và vụ Đông năm 2011 tại
Thái Nguyên
Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của
các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2011 và
vụ Đông 2011 tại Thái Nguyên
Số liệu bảng 1 cho thấy các giống ngô tham
gia thí nghiệm có thời gian từ gieo đến tung
phấn vụ Xuân ngắn hơn so với vụ Đông, biến
động từ 59 – 61 ngày, sớm hơn đối chứng
(NK4300: 62 ngày), vụ Đông 2011 thời gian
này biến động từ 66 - 71 ngày, muộn hơn so
với đối chứng (NK4300: 64 ngày). Trong đó
giống GY135 có thời gian từ gieo đến tung
phấn ngắn nhất cả 2 thời vụ (vụ Xuân 59 ngày
và vụ Đông 66 ngày sau gieo).
Qua theo dõi cho thấy giai đoạn này tương tự
như giai đoạn tung phấn, thời gian từ gieo đến
phun râu của các giống ngô nhập nội từ Trung
Quốc vụ Xuân sớm hơn vụ Đông, biến động
từ 59 - 63 ngày, trong đó hai giống JG6 và
GY135 phun râu sớm hơn đối chứng 2 ngày,
còn giống YD1 tương đương đối chứng; vụ
Đông các giống ngô nhập nội thí nghiệm có
thời gian từ gieo đến phun râu biến động từ
67- 73 ngày, muộn hơn đối chứng. Trong đó
giống GY135 phun râu sớm nhất kể cả 2 thời
vụ (vụ Xuân: 59 ngày và vụ Đông: 66 ngày
sau gieo). Khoảng cách tung phấn - phun râu
của các giống ngô Trung Quốc ngắn, từ 0 - 2
ngày (vụ Xuân) và từ 1 - 2 ngày (vụ Đông).
Trong vụ Đông, giai đoạn tung phấn - phun
râu, ngô thí nghiệm gặp điều kiện nhiệt độ
không khí thấp (16 - 200C) nhưng khoảng
cách tung phấn – phun râu vẫn đảm bảo thuận
lợi cho thụ phấn thụ tinh. Điều đó chứng tỏ
các giống ngô nhập nội từ Trung Quốc có khả
năng chịu rét và hạn tốt, nên thời gian từ gieo
đến phun râu của các giống đồng đều hơn và
ngắn hơn so với giống đối chứng (NK4300 là
3 ngày).
Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính
từ khi gieo đến khi chín sinh lý. Qua theo dõi
các giống ngô thí nghiệm cho thấy vụ Xuân
thời gian sinh trưởng của các giống ngắn hơn
vụ Đông, biến động từ 94 - 102 ngày, ngắn
hơn đối chứng (NK4300: 105 ngày) thuộc
nhóm sinh trưởng ngắn. Trong đó giống JG6
có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (94 ngày).
Vụ Đông thời gian sinh trưởng của các giống
thí nghiệm biến động từ 119 - 123 ngày, dài
hơn đối chứng (NK4300: 114 ngày), trong đó
giống GY135 có thời gian sinh trưởng ngắn
nhất (119 ngày).
Bảng 1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2011
và vụ Đông 2011 tại Thái Nguyên
Giống
Thời gian từ gieo đến (ngày)
Tung phấn Phun râu Chín sinh lý
VX 2011 VĐ 2011 VX 2011 VĐ 2011 VX 2011 VĐ 2011
YD 1 61 69 63 70 102 121
JG 6 59 71 59 73 94 123
GY 135 59 66 59 67 100 119
NK4300 (đ/c) 62 64 63 67 105 114
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 83- 89
85
Bảng 2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2011
và vụ Đông 2011 tại Thái Nguyên
Giống Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm)
VX 2011 VĐ 2011 VX 2011 VĐ 2011
YD1 307,1 188,5 103,0 85,7
JG6 278,7 175,7 93,9 75,6
GY135 307,5 180,8 107,4 77,1
NK4300 (đ/c) 309,5 205,9 117,8 103,4
P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05
CV (%) 6,4 5,2 6,2 5,0
LSD
.05 8,1 7,8 8,8 4,7
Tóm lại qua nghiên cứu chúng tôi thấy, trong vụ
Xuân 2011 các giống ngô nhập nội từ Trung
Quốc gặp điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi
nên có các giai đoạn sinh trưởng phát triển tốt
và thời gian sinh trưởng ngắn. Còn trong vụ
Đông 2011, do gặp điều kiện nhiệt độ thấp
nhiều hơn vụ Xuân nên thời gian các giai đoạn
sinh trưởng phát triển và thời gian sinh trưởng
kéo dài hơn so với vụ Xuân.
Đặc điểm hình thái của các giống ngô thí
nghiệm vụ Xuân 2011 và vụ Đông 2011 tại
Thái Nguyên
Chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm ở
vụ Xuân 2011 biến động từ 278,7 - 307,5 cm.
Trong đó giống JG6 có chiều cao cây thấp
nhất (278,7 cm), thấp hơn đối chứng
(NK4300: 309,5 cm), hai giống còn lại có
chiều cao cây tương đương đối chứng chắc
chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống ngô
thí nghiệm đều có chiều cao cây cao. Nguyên
nhân là do trong vụ này, ngô thí nghiệm gặp
điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, mưa sớm
và đều, nhiệt độ không khí cao nên cây ngô
sinh trưởng mạnh, phát triển thân lá tốt.
Ở vụ Đông 2011, chiều cao cây của các giống
ngô thí nghiệm biến động từ 175,7 - 188,6
cm, thấp hơn so với giống đối chứng NK4300
(205,8 cm) ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó
giống JG6 có chiều cao cây thấp nhất (165,7
cm), cao nhất là giống YD1 (178,6 cm). Trong
vụ Đông, do điều kiện thời tiết không thuận lợi,
đặc biệt mưa ít nên các giống ngô thí nghiệm
đều có chiều cao cây thấp. Đây là một đặc điểm
có lợi vì những giống ngô thấp cây sẽ có khả
năng chống đổ tốt, hạn chế đổ gẫy.
Các giống ngô thí nghiệm có chiều cao đóng
bắp ở vụ Xuân 2011 tương đối đồng đều biến
động từ 93,9 - 107,4 cm, thấp hơn so với
giống đối chứng (117,8 cm) ở mức tin cậy
95%. Các giống thí nghiệm có chiều cao đóng
bắp chiếm 33,5 - 34,9% so với chiều cao cây.
Trong vụ Đông 2011, các giống ngô thí
nghiệm có chiều cao đóng bắp đồng đều
trong từng giống. Chiều cao đóng bắp của
các giống ngô thí nghiệm biến động từ 80,6 -
91,7 cm, thấp hơn so với giống đối chứng
(103,4 cm), chiếm 42,6 - 45,5% so với chiều
cao cây, thấp hơn giống NK4300 (50,2%).
Nhận thấy, các giống ngô nhập nội từ Trung
Quốc có chiều cao đóng bắp thấp ở cả hai vụ
thí nghiệm. Đây là một đặc điểm tốt để cây
ngô có khả năng chống đổ gẫy tốt, hạn chế
sâu bệnh hại và có khả năng cơ giới hoá.
Số liệu bảng 3 cho thấy số lá trên của các
giống ngô thí nghiệm vụ Xuân nhiều hơn vụ
Đông, biến động từ 18,6 - 19,8 lá, trong đó
YD1 có số lá tương đương đối chứng, hai
giống còn lại có số lá ít hơn đối chứng
(NK4300: 20,3 lá) ở mức tin cậy 95%. Vụ
Đông, các giống ngô nhập nội thí nghiệm có số
lá ít hơn vụ Xuân, biến động từ 16,5 - 17,1 lá,
ít hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các giống ngô nhập nội từ
Trung Quốc tuy có số lá trên cây trung bình
nhưng lại có góc lá đứng giúp cho lá quang
hợp tốt, ít sâu bệnh, chăm sóc vui xới bón phân
thuận lợi và có thể tăng mật độ trồng, là cơ sở
cho việc tăng năng suất ngô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 83- 89
86
Bảng 3. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2011
và vụ Đông 2011 tại Thái Nguyên
Giống
Số lá/cây (lá) CSDTL (m2 lá/m2 đất)
VX 2011 VĐ 2011 VX 2011 VĐ 2011
YD1 19,8 16,9 3,4 3,0
JG6 19,2 16,5 2,7 2,3
GY135 18,6 17,1 3,5 3,2
NK4300 (đ/c) 20,3 17,8 4,4 3,7
P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05
CV (%) 2,5 3,5 14,8 11,0
LSD
.05 0,5 0,5 1,0 0,7
Kết quả nghiên cứu chỉ số diện tích lá của các
giống ngô thí nghiệm ở bảng 3 cho thấy: Ở vụ
Xuân 2011, chỉ số diện tích lá của các giống
ngô nhập nội từ Trung Quốc tham gia thí
nghiệm biến động từ 2,7 - 3,5 m2 lá/m2 đất,
trong đó hai giống YD1 và GY135 đạt tương
đương so với đối chứng, giống JG6 đạt thấp
hơn so với giống đối chứng NK4300 (4,4 m2
lá/m2 đất) ở mức tin cậy 95%. Ở vụ Đông
2011: Chỉ số diện tích lá của các giống ngô
nhập nội tham gia thí nghiệm biến động từ
2,3 - 3,2 m2 lá/m2 đất. Hai giống YD1 và
GY135 có chỉ số diện tích lá bằng nhau
tương đương giống đối chứng, giống JG6 có
chỉ số diện tích lá thấp hơn giống đối chứng
ở mức độ tin cậy 95%. Tóm lại, các giống
nhập nội từ Trung Quốc có chỉ số diện tích
lá không cao; tuy nhiên, do có bộ lá đứng và
hiệu suất quang hợp cao, cùng khả năng
đồng hóa, tạo vật chất khô tốt nên ngô vẫn
đạt được năng suất cao sau này.
Khả năng chống chịu của các giống ngô tham
gia thí nghiệm vụ Xuân 2011 và vụ Đông 2011
tại Thái Nguyên
Khả năng chống chịu sâu bệnh
Ở vụ Xuân 2011, su đục thân xuất hiện vào
giai đoạn sau thụ phấn, thụ tinh cây ngô bị
nhiễm vào giai đoạn ngô chín sáp nên không
gây ảnh hưởng lớn đến năng suất. Các giống
ngô nhập nội từ Trung Quốc bị nhiễm sâu đục
thân mức độ điểm 4 từ 25 - < 35% số cây bị
hại nhẹ hơn so với giống đối chứng (NK4300:
điểm 5). Vụ Đông 2011: Sâu đục thân xuất
hiện vào giai đoạn ngô được 3 - 5 lá. Tuy
nhiên, các giống ngô bị nhiễm sâu đục thân
nhẹ tỷ lệ cây bị hại <5% được đánh giá điểm 1
tương đương giống đối chứng.
Qua theo dõi ở vụ Xuân 2011 và vụ Đông
2011, chúng tôi thấy các giống ngô thí
nghiệm bị nhiễm bệnh Đốm lá tương đương
nhau, mức độ bị nhiễm ở mức nhẹ (6 - 15%
diện tích lá bị bệnh) tương đương với giống
đối chứng được đánh giá ở điểm 2. Tỷ lệ
nhiễm bệnh khô vằn của các giống thí nghiệm
vụ Xuân nhiều hơn vụ Đông, biến động từ
(19,2 - 29,6%). Trong đó giống GY135 có tỷ lệ
nhiễm bệnh thấp nhất (19,2%). Vụ Đông, tỷ lệ
nhiễm bệnh khô vằn của các giống thí nghiệm
biến động từ (15,4 - 22,7%), thấp hơn so với
giống đối chứng GY135 (25,6%). Giống
GY135 tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất (15,4%).
Tóm lại, các giống ngô nhập nội từ Trung
Quốc bị nhiễm sâu, bệnh ở mức độ nhẹ.
Khả năng chống đổ
Ở vụ Xuân 2011, tỷ lệ đổ rễ của các giống
ngô nhập nội từ Trung Quốc biến động từ 4,5
- 5,7%, thấp hơn so với giống đối chứng
NK4300 (33,8%), trong đó giống JG6 có tỷ lệ
đổ rễ thấp nhất (4,5%), cao nhất là giống
GY135 (5,7%). Các giống ngô nhập nội từ
Trung Quốc có khả năng chống đổ rễ tốt.
Giống đối chứng NK4300 do có chiều cao
cây cao, khi gặp điều kiên thời tiết xấu, mưa,
gió to nên ở giai đoạn chuẩn bị trỗ làm cây bị
đổ rễ nhiều. Các giống ngô nhập nội từ Trung
Quốc có tỷ lệ gãy thân rất ít, chống đổ gãy tốt
(điểm 1), tốt hơn giống đối chứng NK4300
(điểm 2). Cây ngô trong vụ này có chiều cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 83- 89
87
cây cao, bị sâu đục thân hại nhiều nhưng do
thân cây to chắc nên tỷ lệ gãy thân không cao.
Ở vụ Đông 2011, tỷ lệ đổ rễ của các giống
ngô nhập nội thí nghiệm biến động từ 1,3 -
1,9%, thấp hơn so với giống đối chứng
NK4300 (2,7%), trong đó giống GY135 có tỷ
lệ đổ rễ thấp nhất (1,3%), cao nhất là JG6
(1,9%). Tất cả các giống ngô thí nghiệm hầu
như có khả năng chống đổ rễ tốt vì có chiều
cao cây thấp và điều kiện thời tiết trong vụ ít
mưa. Các giống ngô nhập nội thí nghiệm có tỷ
lệ gãy thân ít, đánh giá ở điểm 1, tương đương
đối chứng NK4300. Các giống ngô thí
nghiệm có tỷ lệ gãy thân rất thấp vì gặp điều
kiện không có mưa bão, đồng thời cây thấp và
không bị sâu đục thân hại. Tóm lại, các giống
ngô nhập nội từ Trung Quốc có khả năng
chống đổ rễ, gãy thân tốt.
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ
Xuân 2011 và vụ Đông 2011 tại Thái Nguyên
Năng suất lý thuyết của các giống ngô nhập
nội tham gia thí nghiệm ở vụ Xuân 2011 biến
động từ 89,5 - 119,3 tạ/ha, đạt tương đương
với giống đối chứng NK4300 (93,5 tạ/ha) ở
mức độ tin cậy 95%. Giống GY135 đạt năng
suất lý thuyết cao nhất cao nhất (119,3 tạ/ha).
Ở vụ Đông 2011, các giống ngô nhập nội tham
gia thí nghiệm có năng suất lý thuyết biến động
84,3 - 98,5 tạ/ha, đạt tương đương với giống
đối chứng NK4300 (92,6 tạ/ha) ở mức độ tin
cậy 95%. Trong đó, giống GY135 có năng suất
lý thuyết đạt cao nhất. Như vậy, các giống
ngô nhập nội từ Trung Quốc có tiềm năng cho
năng suất cao cả hai thời vụ, trong đó giống
GY135 có tiềm năng năng suất lớn nhất.
Năng suất thực thu ở vụ Xuân 2011 của các
giống ngô nhập nội từ Trung Quốc tham gia thí
nghiệm có biến động từ 64,3 - 82,7 tạ/ha.
Trong thí nghiệm giống GY135 đạt năng suất
thực thu cao nhất, cao hơn đối chứng và các
giống khác ở mức tin cậy 95%; giống JG6 có
năng suất thực thu thấp hơn đối chứng, giống
YD1 đạt năng suất thực thu tương đương đối
chứng (NK4300: 74,1 tạ/ha). Ở vụ Đông 2011,
các giống nhập nội từ Trung Quốc tham gia thí
nghiệm có năng suất thực thu biến động từ
54,3 - 67,8 tạ/ha, trong đó giống GY135 đạt
cao nhất (67,8 tạ/ha) tương đương so với giống
đối chứng NK4300 (66,7 tạ/ha), hai giống
YD1 và JG6 đạt thấp hơn giống đối chứng.
Kết quả nghiên cứu ở hai vụ thí nghiệm cho
thấy, giống GY135 có thời gian sinh trưởng
ngắn, có đặc điểm hình thái tốt, có khả năng
chống chịu tốt và đạt năng suất cao nhất. Vì
vậy, chúng tôi lựa chọn giống GY135 là
giống triển vọng và tiến hành trồng thử
nghiệm ở một số tỉnh vùng Trung du và miền
núi phía Bắc để khẳng định khả năng thích
ứng của giống này.
Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm
trong vụ Xuân 2011 và vụ Đông 2011 tại Thái Nguyên
Giống
CD bắp (cm) ĐK bắp (cm)
Hàng/bắp
(hàng)
Hạt/hàng
(hạt) P1000 hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
VX
2011
VĐ
2011
VX
2011
VĐ
2011
VX
2011
VĐ
2011
VX
2011
VĐ
2011
VX
2011
VĐ
2011
VX
2011
VĐ
2011
VX
2011
VĐ
2011
YD1 20,0 20,6 4,4 4,2 15,5 14,6 37,2 29,8 286,8 298,5 95,4 90,5 72,0 58,7
JG6 18,7 19,9 4,4 3,8 14,3 14,7 36,0 28,4 306,7 281,2 89,5 84,3 64,3 54,3
GY135 18,9 18,9 5,0 4,9 15,1 15,2 33,7 25,9 413,3 311,3 119,3 98,5 82,7 67,8
NK4300
(đ/c) 16,1 20,6 4,4 4,5 13,5 14,3 35,3 29,5 343,5
307,4 93,5 92,6 74,1 66,7
P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
CV (%) 5,3 6,3 3,2 6,5 3,7 4,0 8,7 5,6 6,4 5,8 14,2 7,2 13,6 8,9
LSD
.05 1,9 0,5 0,2 0,3 1,0 0,5 6,1 1,2 43,2 11,7 28,2 7,4 5,2 6,3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 83- 89
88
Bảng 5. Kết quả trình diễn giống ngô triển vọng tại một số tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Địa điểm, thời gian
xây dựng mô hình
Số hộ
tham gia Giống
Diện tích
(m2)
TGST
(ngày)
NSTT
(tạ/ha)
So sánh
năng suất
(%)
Sông Công – Thái Nguyên
Vụ Đông 2011 1
GY135 1.000 118 61,7 103,2
NK4300 (đ/c) 1.000 115 59,8 100,0
Đồng Hỷ – Thái Nguyên
Vụ Xuân 2012 1
GY135 1.000 102 73,4 104,7
NK4300 (đ/c) 1.000 104 70,1 100,0
Định Hóa – Thái Nguyên
Vụ Xuân 2012 2
GY135 1.000 110 67,5 101,2
NK4300 (đ/c) 1.000 108 66,7 100,0
Na Rì – Bắc Kạn
Vụ Xuân 2012 2
GY135 1.000 114 61,8 102,8
NK4300 (đ/c) 1.000 116 60,1 100,0
TP Tuyên Quang
Vụ Xuân 2012 2
GY135 1.000 115 62,5 101,1
NK4300 (đ/c) 1.000 119 61,8 100,0
Trấn Yên – Yên Bái
Vụ Xuân 2012 2
GY135 1.000 118 67,4 105,5
NK4300 (đ/c) 1.000 123 63,9 100,0
Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống ngô
triển vọng
Qua kết quả đánh giá đặc điểm hình thái và
năng suất của các giống ngô nhập nội từ
Trung Quốc ở vụ Xuân 2011 và vụ Đông
2011 tại Thành phố Thái Nguyên, chúng tôi
nhận thấy giống GY135 có nhiều ưu điểm và
triển vọng để đưa vào mô hình trình diễn
trong vụ Đông 2011 và vụ Xuân 2012 tại một
số tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Kết quả theo dõi về thời gian sinh trưởng và
năng suất của các giống làm mô hình được
trình bày tại bảng 5.
Qua số liệu bảng 5 cho thấy mô hình trồng
giống GY135 và giống NK4300 (đối chứng)
có 10 hộ tham gia với diện tích 1,2 ha; năng
suất thực thu ở cả 6 điểm làm mô hình đều đạt
trung bình 61,7 tạ/ha (vụ Đông 2011); 57,8 -
73,4 tạ/ha (vụ Xuân 2012) cao hơn đối chứng
từ 101,1 - 105,5%. Thời gian sinh trưởng của
giống GY135 trung bình là 112 ngày (vụ
Xuân) và 118 ngày (vụ Đông). Kết quả xây
dựng mô hình hai vụ (vụ Đông 2011 và vụ
Xuân 2012) được đánh giá thông qua Hội
nghị đầu bờ có sự tham gia của người nông
dân địa phương, đánh giá đồng ruộng và đánh
giá trong phòng. Ý kiến của tất cả người dân
đều mong muốn mở rộng diện tích giống ngô
GY135 ở các vụ sau.
KẾT LUẬN
Kết quả khảo nghiệm cơ bản cho thấy thời
gian sinh trưởng của các giống ngô nhập nội
từ Trung Quốc biến động từ 94 - 102 ngày
(vụ Xuân) và từ 119 - 123 ngày (vụ Đông)
thuộc nhóm trung ngày thích hợp với vụ
Xuân và vụ Đông ở vùng Trung du miền núi
phía Bắc. Các giống ngô nhập nội từ Trung
Quốc có nhiều đặc điểm hình thái tốt, thân
cây cứng, lá to xanh đậm, góc lá đứng. Các
giống ngô nhập nội từ Trung Quốc bị nhiễm
sâu bệnh nhẹ, khả năng chống đổ gãy tốt,
trong đó giống GY135 có khả năng chống
chịu tốt nhất. Qua thí nghiệm vụ Xuân 2011
và vụ Đông 2011 cho thấy các giống ngô
nhập nội từ Trung Quốc có các yếu tố cấu
thành năng suất đạt cao và năng suất đạt
tương đương so với giống đối chứng
NK4300. Trong đó giống GY135 có năng
suất đạt cao nhất và khá ổn định ở cả 2 thời
vụ: đạt 82,7 tạ/ha (vụ Xuân 2011) và 67,8
tạ/ha (vụ Đông 2011).
Kết quả khảo nghiệm sản xuất tại 6 điểm mô
hình trình diễn ở 4 tỉnh Thái Nguyên, Bắc
Kạn, Tuyên Quang và Yên Bái, giống GY135
đạt năng suất 61,7 tạ/ha (vụ Đông 2011) và
đạt từ 57,8 - 73,4 tạ/ha (vụ Xuân 2012) cao
hơn đối chứng NK4300 từ 101,1 - 105,5%.
Giống GY135 được người dân lựa chọn để
mở rộng diện tích gieo trồng ở các vụ sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 83- 89
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011),
Quy phạm khảo nghiệm giống ngô Quốc gia số
QCVN 01-56 : 2011.
2. Phan Xuân Hào, Trần Trung Kiên (2004), “Kết
quả khảo nghiệm một số giống ngô chất lượng
protein cao tại Thái Nguyên”, Tạp chí Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Số 1/2004, Trang
29-31.
3. Phan Xuân Hào, Đỗ Tuấn Khiêm, Trần Trung
Kiên (2008), “Kết quả khảo nghiệm một số giống
ngô chất lượng Protein cao (QPM) vụ Xuân và vụ
Thu Đông 2004 - 2005 tại Thái Nguyên”, Tạp chí
Khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, Số
3(47) tập 2 năm 2008, Trang 55 – 61.
4. Đỗ Tuấn Khiêm, Trần Trung Kiên (2005),
"Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của
một số giống ngô chất lượng Protein cao vụ Thu
Đông 2004 tại Thái Nguyên", Tạp chí Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Tháng 10/2005,
Trang 23 – 26.
5. Nguyễn Tiên Phong (2009), Kết quả khảo
nghiệm cơ bản giống ngô lai ở phía Bắc vụ đông
2009. Báo Nông nghiệp Việt Nam - Số ra ngày
13/4/2009.
6. Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên). Vấn đề tam nông ở
Trung Quốc - Thực trạng và giải pháp, Nxb Từ
điển Bách khoa, 2008
7. B. Badu-Apraku, M.A.B. Fakorede, A.
Menkir, and D. Sanogo (2012). Conduct and
Management of Maize Field Trials. International
Institute of Tropical Agriculture (IITA).
8. P. S. Setimela, B. Badu-Apraku and W.
Mwangi (2010), Impediments to New Improved
Maize Variety Testingand Release in Selected
Countries in Sub-SaharanAfrica. Journal of
Agricultural Science and Technology, ISSN 1939-
1250,Volume 4, No.6.
SUMMARY
TESTING RESULTS OF SOME IMPORTED HYBRID MAIZE VARIETIES
FROM CHINA IN NORTHERN MIDLAND - MOUTAINOUS REGION
Tran Trung Kien1*, Thai Thi Ngoc Tram1, Hoang Minh Cong2
1College of Agriculture and Forsetry - TNU
2Bac Quang Extension Station, Ha Giang Province
Test results of 3 hybrid maize vatieties imported from China with control variety – NK4300 in
Spring and Winter season 2011; Spring season 2012 in some Midland – moutainous provinces has
just chosen the prospect variety of GY135. In experiments of basic testing in Spring and Winter
season 2011, GY135 had the highest yield and stable in the 2 seasons (8.27 tons/ha, Spring 2011
and 6.78 tons/ha, Winter 2011). Field trial results at 6 areas in 4 provinces of Thai Nguyen, Bac
Kan, Tuyen Quang and Yen Bai in Winter 2011 and Spring 2012 showed that GY135 had yield of
6.17 tons/ha (Winter 2011) and from 5.78 to 7.34 tons/ha (Spring 2012), 101.1 to 105.5% higher
than the control NK4300. GY135 maize variety was also chosen to use in expanding the cultivated
area in the next season.
Key words: Variety testing, yield, hybrid maize, imported variety, China.
Ngày nhận bài: 19/7/2013; Ngày phản biện:10/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013
Phản biện khoa học: PGS.TS. Đào Thanh Vân - Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
*
Tel: 0983 360 276; Email: kienngodhnl@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_khao_nghiem_mot_so_giong_ngo_lai_nhap_noi_tu_trung_q.pdf