Kết quả khảo nghiệm một số chế phẩm sinh học phòng trừ SHC (sâu hại chính) bộ cánh vảy (Lepidoptera) ăn lá muồng đen (Cassia siamea lamk) tại Bắc Kạn

The experiment had carried out in 3-years- after-plant cassia forests with 4 bio – coumpounds (Bt, B-b, Trutat 0,32 EC and Javitin 18 EC) and a pesticide pyrinex 20EC ( control). The results showed that control insect effect of the bio-compounds is lower than the pyinex 20 EC 18,39 % but they effest to composition and amount of benefit insects very low. The control insect effect of Trutat 0,32EC is highest ( 84.13 %) while others about 73,13 %.

pdf9 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả khảo nghiệm một số chế phẩm sinh học phòng trừ SHC (sâu hại chính) bộ cánh vảy (Lepidoptera) ăn lá muồng đen (Cassia siamea lamk) tại Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặng Kim Tuyến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 75 – 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC PHÒNG TRỪ SHC (SÂU HẠI CHÍNH) BỘ CÁNH VẢY (LEPIDOPTERA) ĂN LÁ MUỒNG ĐEN (CASSIA SIAMEA LAMK) TẠI BẮC KẠN Đặng Kim Tuyến* Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm được thực hiện trên các cây muồng đen 3 tuổi với 4 loại hợp chất sinh học (Bt, B-b, Trutat 0,32 EC và Javitin 18 EC) và thuốc trừ sâu 20EC Kết quả cho thấy khả năng diêt côn trùng của hợp chất sinh học thấp hơn thuốc trừ sâu 20EC là 18,39%. Khả năng diệt trừ côn trùng của Trutat 0,32EC lớn nhất (84.13%) trong khi đó các chất khác là 73.13%. Từ khóa: Các hợp chất sinh học, cây muồng đen, diệt trừ côn trùng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Muồng đ en là loài cây bản địa của khu vực Đông Nam Á có giá trị kinh tế cao, gỗ cứng, thớ mịn, ít bị mối mọt, được dùng để đóng đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ. Là cây sin h trưởng nhanh, tái sinh tốt nên ngoài mục đích trồng lấy gỗ còn đư ợc trồng phòng hộ và làm giàu rừng [2]. Kể từ năm 1999 Muồng đen được trồng khá phổ biến ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc v ới diện tích là 10.163 ha trong đó có 4.919 ha rừng thuần loài và 5.244 ha hỗn giao [1]. Trong những năm gần đây sâu ăn lá ở cây Muồng đen thường phát sinh, phát dịch, năm 1999 - 2002 tại lâm trường Chợ Mới - Bắc Kạn sâu gây hại đến vài trăm ha rừng, phát dịch từ 30-50 ha chủ yếu là các loài sâu ăn lá bộ cánh vẩy. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về việc phòng trừ các loài SHC ăn lá bộ cánh vẩy này [6]. Để phòng trừ các loài sâu ăn lá này các địa phương chủ yếu dùng các biện pháp: bắt giết, phun thuốc hoá học ở vườn ươm, còn đ ối với rừng trồng hầu như chưa có một biện pháp nào khác ngoài biện pháp hoá học. Thuốc hoá học tiêu diệt được sâu hại song đồng thời cũng làm ch ết luôn nhiều loài sinh vật có ích khác, làm mất cân bằng sinh học trong hệ sinh thái rừng, vì vậy dịch sâu hại lại tái phát là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế được sự phát dịch của các loài sâu hại này mà vẫn giữ được tính ổn định của hệ sinh thái và bảo vệ sức khoẻ con người thì việc nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ chúng là rất cần thiết, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, đáp ứng chức năng phòng hộ trong khu vực. 2. VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Vật liệu. - Các loại chế phẩm sinh học và hoá học trừ sâu đem thử nghiệm ∗ STT Bảng 1. Các loại thuốc và nồng độ sử dụng Tên thuốc Nồng độ (%) Dạng thuốc Nơi cung cấp 1 Bacillus thuringiensis (B-t) 0,4 Sữa Trung tâm BVR Nghệ An 2 Bôvêrin (B – b) 0,4 Bột Trung tâm BVR Nghệ ∗ Đặng Kim Tuyến, Tel: 0915259769, Khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên Đặng Kim Tuyến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 75 – 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên An 3 Trutat 0.32EC 0,25 Sữa Trạm BVTV Thái Nguyên 4 Javitin 18EC 0,25 Sữa Trạm BVTV Thái Nguyên 5 Pyrinex 20EC 0,25 Sữa Trạm BVTV Thái Nguyên Ghi chú: BVR: Bảo vệ rừng; BVTV: Bảo vệ thực vật - Bôvêrin: Sử dụng phòng trừ sâu róm thông, các loài sâu non thuộc bộ cánh vảy và cánh cứng, có hiệu quả cao với bọ xít dài hại lúa bộ cánh nửa. Gây độc qua đường tiếp xúc. Thành phần: Bào tử nấm bạch cương (Beauveria bassiana) có độc tố Boverixin khi ký sinh trên cơ th ể sâu hại, sợi nấm sẽ lấy dinh dưỡng của sâu non và làm sâu bị mốc trắng. Bào tử nấm dễ lây lan khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi. Hiệu quả tiêu diệt sâu hại kéo dài từ 4 – 15 ngày sau khi phun [4]. - Javitin 18EC: loại thuốc trừ sâu thế hệ mới nhất có nguồn gốc thiên nhiên, chiết xuất từ các sinh vật có chất độc, thuốc có tác dụng diệt trừ sâu có miệng gặm nhai và chích hút. Thành phần: Hoạt chất Abamectin 18g/l. Phụ gia: 99,82% - Baciluss thuringensis: Là loại thuốc trừ sâu có chứa vi khuẩn gây bệnh chết nhũn cho sâu hại qua đường tiêu hoá. Gây độc cho sâu róm thông, sâu non bộ cánh vảy, nhiều loài sâu hại khác. - Pyrinex 20EC: Là loại trừ sâu hoá học thuộc nhóm lân hữu cơ, với hoạt chất Chlopyrifos 200g/lít (20%), phụ gia 80%. Tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi. Độ độc trung bình, tiêu diệt nhiều loài sâu hại cây trồng, hiệu quả cao với sâu non bộ cánh vảy. Trên đây là 4 loại thuốc sinh học có nguồn gốc tự nhiên nên có tính chọn lọc cao, bảo vệ thiên địch trong hệ sinh thái. Còn thuốc Pyrinex 20EC là loại thuốc hoá học được dùng rộng rãi trong phòng trừ sâu hại, độ độc cao. Mục đích chúng tôi đưa loại thuốc này vào là để so sánh hiệu quả tiêu diệt sâu ăn lá Muồng đen, đồng thời đánh giá mức độ tiêu diệt các loài thiên địch của thuốc hoá học so với các chế phẩm sinh học. + Dụng cụ cần thiết phục vụ thí nghiệm:  Bình phun 8lít, xô, chậu, thước dây, sổ ghi chép và mẫu bảng biểu...  Cây Muồng đen 1 tuổi trong bầu có mang sâu ăn lá để phun thử trong phòng trước khi phun chế phẩm ngoài rừng có đối chứng phun nước lã sạch. * Bố trí thí nghiệm. Rừng Muồng non 3 tuổi, được trồng trên các đồi bát úp. Trước tiên tiến hành điều tra sơ bộ lấy ngẫu nhiên trên 5 điểm mỗi điểm điều tra 30 cây. Xác định tỷ lệ cây có sâu, rồi tiến hành chọn địa điểm lập ô tiêu chuẩn để điều tra tỷ mỷ [5]. Thí nghiệm được tiến hành trên 3 điểm, mỗi điểm lập 6 ô thí nghiệm để phun thuốc, diện tích mỗi ô là 150m2. Mỗi ô thí nghiệm là 1 loại thuốc ứng với mỗi công thức và một ô đối chứng. Thí nghiệm theo dõi với 3 lần nhắc lại. Sau khi bố trí thí nghiệm, chúng tôi tiến hành điều tra mật độ sâu hại và thành phần các loài thiên địch và mức độ phổ biến của chúng theo từng công thức [5]. Tiếp theo tiến hành pha chế và phun thuốc. Các loại thuốc đem thử nghiệm đều pha theo đúng hướng dẫn ngoài bao bì về nồng độ và sử dụng đúng liều lượng, sau khi pha xong phun ngay. Sau 2 ngày đêm kể từ khi phun chúng tôi tiến hành điều tra và ghi chép số sâu chết, theo dõi cho đến tận ngày cuối cùng. Riêng thuốc Pyrinex 20EC vì là thuốc hoá học nên không phun trong phòng mà chỉ phun ở tại rừng, theo dõi số sâu chết sau 8 giờ kể từ khi phun. Đặng Kim Tuyến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 75 – 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Tỉ lệ sâu chết trong phòng thí nghiệm được tính theo công thức: Số sâu chết thí nghiệm Tỉ lệ sâu chết = –––––––––––––––––––– x 100 Tổng sâu thí nghiệm * Tính hiệu quả tiêu diệt sâu của các loại thuốc Hiệu quả tiêu diệt sâu trong thí nghiệm được tính theo công thức sau: B – K H% = ––––––– x 100 100 – K Trong đó: - H%: Hiệu quả tiêu diệt sâu của thuốc ở các công thức. - K: Là tỉ số phần trăm số sâu chết ở công thức đối chứng. - B: Là tỉ số phần trăm số sâu chết ở công thí nghiệm. Để đánh giá hiệu quả của các loại thuốc đến sâu ăn lá cây Muồng đen ở rừng trồng có rõ rệt hay không chúng tôi phân tích phương sai một nhân tố trên phần mềm excell [3] 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ THÁNG 4 - 6/2009) Sau khi điều tra sơ bộ cho thấy trên toàn bộ diện tích điều tra tỷ lệ cây bị nhiễm sâu tại các điểm điều tra từ 56,66 - 93,33%, trung bình là 73,33% cho thấy sâu hại đã phân bố đều trên toàn khu vực [5]. Chúng tôi tiếp tục điều tra tỷ mỉ, tính mật độ sâu non trung bình/cây, rồi phun thuốc khảo nghiệm kịp thời. 3.1 Hiệu quả tiêu diệt sâu hại trong phòng và ngoài rừng trồng 3.1.1. Hiệu quả tiêu diệt sâu hại trong phòng Bảng 2. Hiệu quả tiêu diệt sâu trung bình qua 3 lần thí nghiệm trong phòng Loại thuốc Tổng số sâu thí nghiệm (con) Thí nghiệm Đối chứng Hiệu quả tiêu diệt sâu ở thí nghiệm Số sâu chết Tỷ lệ (%) Số sâu chết Tỷ lệ (%) Bacillus thuringeinsis 90 77 85,55 4 4,44 84,48 Bô vê rin 90 69 76,67 5 5,55 75,30 Trutat 0.32EC 90 79 87,77 8 8,89 86,57 Javitin 18 EC 90 70 82,22 6 6,67 80,94 Trung bình 90 73,75 83,05 5,75 6,39 81,82 Bảng 3. Hiệu quả tiêu diệt sâu hại trung bình của các loại thuốc thử nghiệm Công thức Mật độ sâu trước khi phun (con/cây) Mật độ sâu sau khi phun (con/cây) Số sâu chết trung bình (con/cây) % sâu chết Hiệu quả tiêu diệt (%) Đối chứng 264,08 251,63 12,45 4,71 0 1. Bacillus thuringiensis 286,71 49,62 237,09 82,66 81,80 Đặng Kim Tuyến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 75 – 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên (B-t) 2. Bô vê rin (B-b) 265,29 78,01 187,28 70,05 68,56 3. Trutat 0,32EC 295,65 44,70 250,95 84,88 84,13 4. Javitin 18EC 275,08 68,01 207,07 75,27 74,04 5. TB các chế phẩm SH 280,68 60,08 220,60 78,21 77,13 6. Pyrinex 20EC 261, 55 11,15 250,00 95,73 95,52 So sánh hiệu quả giữa thuốc Pyrinex 20EC và các chế phẩm sinh học: ( 6) – (5) 18,39 Chế phẩm Trutat 0.32EC đạt hiệu quả tiêu diệt sâu cao nhất trong 4 chế phẩm đem thử nghiệm là 86,57%. Sau đó là chế phẩm Bacillus thuringiensis đạt hiệu quả tiêu diệt sâu là 84,48%, chế phẩm Javitin 18EC đạt hiệu quả tiêu diệt sâu là 80,94% và cuối cùng là chế phẩm Bôvêrin đạt hiệu quả tiêu diệt sâu thấp nhất 75,30%. Trung bình hiệu quả tiêu diệt sâu hại của 4 chế phẩm sinh học trong phòng là 81,82 %. 3.2.2. Hiệu quả tiêu diệt sâu hại của các chế phẩm sinh học so với thuốc hoá học phun tại rừng. Kết quả trên cho thấy: Thuốc hoá học Pyrinex 20EC có hiệu quả tiêu diệt sâu hại đạt 95,52%, cao hơn các loại chế phẩm sinh học 18,39%. Trong thực tế khi hiệu quả tiêu diệt sâu hại của thuốc hoá học quá cao đều không tốt cho sự duy trì cân bằng sinh học tự nhiên, vì các loài thiên địch muốn tồn tại được trong hệ sinh thái chúng phải có con mồi để ăn, khi sâu hại chết quá nhiều thì thức ăn cho thiên địch không còn nữa và buộc chúng phải bỏ đi kiếm ăn ở nơi khác là điều tất yếu. Đối với các chế phẩm sinh học: Trutat 0,32EC có hiệu quả tiêu diệt sâu cao nhất trong 4 chế phẩm đ em thử nghiệm là 84,13%. tiếp theo là chế phẩm B-t có hiệu quả tiêu diệt sâu là 81,80%, rồi đến chế phẩm Javitin 18ec có hiệu quả tiêu diệt sâu là 74,04% và cuối cùng là chế phẩm B-b hiệu quả tiêu diệt sâu thấp nhất là 68,56%. Hiệu quả tiêu diệt sâu trung bình của các chế phẩm sinh học đạt 77,13%. Trong tất cả các công thức sử dụng chế phẩm sinh học thì hiệu quả tiêu diệt sâu hại phun ở ngoài rừng đều thấp hơn so với phun trong phòng. Đi ều này theo chúng tôi có thể là do ở ngoài trời thoáng gió, thuốc bay hơi nhanh làm giảm bớt tác dụng và do tán lá cây ở rừng Muồng đen 3 tuổi rậm rạp hơn nên thuốc không phun đều vào tận các cành nhánh mà sâu trú ngụ như phun sâu ở cây 1 tuổi trong phòng. Để khảng định kết quả nghiên cứu giữa các công thức thí nghiệm, chúng tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố: Tỷ lệ (%) sâu chết sau phun thuốc của 3 lần nhắc lại. Kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố cho thấy: F tính = 518,87; F0,05 = 3,48. Như vậy F tính > F0,05. Chúng tôi kết luận chắc chắn rằng kết quả thí nghiệm ở các công thức là khác nhau [3] điều này chứng tỏ rằng là việc sử dụng thuốc có ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng của sâu ăn lá Muồng đen. Bảng 4. Hiệu quả tiêu diệt sâu hại theo thời gian sau khi phun Công thức Hiệu quả tiêu diệt sâu hại trung bình (%) sau phun Tổng (%) 2 ngày 4 ngày 8 ngày 12 ngày Đặng Kim Tuyến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 75 – 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bacillus thuringiensis (B- t) 0 55,46 26,34 0 81,80 Bô vê rin (B-b) 0 10,63 17,67 50,89 68,56 Trutat 0,32EC 54,05 30,08 0 0 84,13 Javitin 18EC 62,11 11,93 0 0 74,04 Pyrinex 20EC Hiệu quả tiêu diệt sâu hại sau 8 giờ 95,52 Kết quả nghiên cứu trên cho thấy đối với các chế phẩm B-t và B-b do là vi khuẩn và nấm, nên khi xâm nhập vào trong cơ thể sâu hại, phải trải qua thời gian sinh trưởng phát triển, lây lan mới gây bệnh làm chết sâu, nên hiệu quả tiêu diệt sâu sau 2 ngày là 0%; sau 4 ngày thì chế phẩm B-t là 55,46%, B-b là 10,63%; sau 8 ngày B-t là 26,34% còn B-b là 17,67%; sau 12 ngày B-t là 0%, B-b là 50,89%. Như vậy với chế phẩm B-t phần lớn sâu non bị nhiễm bệnh và chết sau 4 ngày. Còn chế phẩm B-t phần lớn sâu non bị nhiễm bệnh và chết sau 12 ngày. Chế phẩm Trutat 0,32EC và Javitin 20EC hiệu quả tiêu diệt sâu sau 2 ngày là 54,05% và 62,11%; sau 4 ngày là 30,08% và 11,93%; sau 8 ngày đều là 0%. Như vậy với chế phẩm Trutat 0,32EC và Javitin 20EC sau khi phun phần lớn sâu non bị chết sau 2 ngày. 3.3. Kết quả điều tra thành phần thiên địch trước và sau khi phun thuốc Bảng 3.5. Thành phần thiên địch của sâu hại lá Muồng đen và mức độ phổ biến trước và sau phun thuốc TT Tên Việt Nam Tên khoa học Mức độ phổ biến trước phun thuốc Mức độ phổ biến sau phun CPSH Mức độ phổ biến sau phun thuốc hoá học I Bộ Cánh cứng Coleptera (1) Họ bọ rùa Coccinellidae 1 Bọ rùa đỏ Rodolia pumila Weise ++ ++ + 2 Bọ rùa vệt đen vàng Lemnia biplagiata Swatz + + - 3 Bọ rùa đen 4 đốm đỏ Menochilus maculatus F. + + - 4 Bọ rùa 12 chấm đen Megalocaria diladata F. - - 0 (2) Họ hành trùng Carabidae Đặng Kim Tuyến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 75 – 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Hành trùng Chlaenius nigicans W. + + - 6 Hành trùng Casnoidea indica + + - 7 Hành trùng Morion orientalis - - - (3) Họ hổ trùng Cicindelidae 8 Hổ trùng đen dài Collyris formosana - - - 9 Hổ trùng Trung Quốc Cicindela chinensis D. - - 0 II Bộ bọ ngựa Mantoptera (4) Họ bọ ngựa thường Mantidae 10 Bọ ngựa xanh thường Mantis religiosa L. + + - 11 Bọ ngựa Trung Quốc Tenodera sinensis S. ++ + + 12 Bọ ngựa bụng rộng Hierodula patellifera S. ++ ++ + III Bộ cánh màng Hymenoptera (5) Họ Ong săn mồi Polistidae 13 Ong săn mồi Polisces galiicus + + + 14 Ong săn mồi Polisces yapoalcus + + + 15 Ong săn mồi Polisces sulcatus - - - (6) Họ kiến cong đuôi Myrmicinidae 16 Kiến cong đuôi Myrmica sp +++ +++ ++ (7) Họ kiến vống Formicidae 17 Kiến vống Oecophylla smaragdina +++ +++ ++ Đặng Kim Tuyến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 75 – 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên (8) Họ kiến Formicidae + + + 18 Kiến vàng Oecophilla smaragdina + - - (9) Họ ong ký sinh Ichneumonidae 19 Ong mắt đỏ Trichogramma dendrolimi - - 0 20 Ong tấm xanh Anastatus disparis - - 0 IV Bộ cánh không đều Hemiptera (10) Họ bọ xít ăn sâu Reduviidae 21 Bọ xít ăn sâu Arilus cristatus Linnaeus - - 0 22 Bọ xít ăn sâu Zelus renarlii Kolenat ++ + + 23 Bọ xít ăn sâu Agrosp hodrus dohmi - - 0 Ký hiệu: +++: Rất phổ biến; ++ : Tương đối phổ biến; + : ít gặp; - : rất ít gặp; 0: không gặp Mục đích khảo nghiệm các chế phẩm sinh học và thuốc hoá học ngoài việc đánh giá hiệu quả tiêu diệt của sâu hại thì vấn đề bảo vệ các loài thiên địch của các chế phẩm là điều hết sức quan trọng. Song song với việc điều tra mật độ sâu hại chúng tôi tiến hành điều tra thành phần thiên địch và mức độ phổ biến của chúng trong các ô thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 3.5. Kết quả điều tra trước khi phun thuốc cho thấy số loài côn trùng thiên địch là 23 loài với 10 họ thuộc 4 bộ khác nhau. Qua điều quan sát trực tiếp chúng tôi thấy trong tổng số 23 loài thiên địch thì có một số loài xuất hiện thường xuyên (rất phổ biến) và chiếm số lượng cá thể lớn nên khả năng hạn chế sâu hại rất cao đó là các loài: Kiến vống, Kiến cong đuôi chúng làm tổ rải rác ở trong rừng nhưng các cá thể thì có mặt ở hầu hết mọi cây. Tiếp theo là các loài Kiến đen, Bọ ngựa xanh bụng rộng và Bọ ngựa xanh Trung Quốc, Bọ rùa đỏ, Bọ xít ăn sâu (tương đối phổ biến) chúng cũng xu ất hiện tương đối thường xuyên và có số lượng cá thể trung bình. Các loài khác như ong săn m ồi, hành trùng... xuất hiện ít hơn, song vai trò của chúng cũng r ất quan trọng. Tác giả Phạm Văn Lầm, 1995 [4] đã nhận định sự có mặt của th iên địch dù nhiều hay ít trong hệ sinh thái đã góp ph ần cho sự ổn định của quần xã sinh vật, từ đó hạn chế được sự phát dịch của các loài sâu hại. Sau khi phun thuốc, điều tra xong sâu chết ở các công thức thí nghiệm, 1 ngày sau chúng tôi tiến hành điều tra lại thành phần và mức độ phổ biến của thiên địch ở các thí nghiệm phun chế phẩm và phun thuốc hóa học Pyrinex 20EC. Đặng Kim Tuyến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 75 – 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Kết quả điều tra sau phun thuốc cho thấy tại các ô thí nghiệm phun chế phẩm sinh học, thành phần thiên địch không thay đổi, có một vài loài giảm nhẹ về số lượng như: Bọ xít ăn sâu Agrosp hodrus dohmi, bọ ngựa, các loài khác đều ổn định về mặt số lượng. Còn đ ối với các ô thí nghiệm phun thuốc hoá học Pyrinex thì thành phần và mức độ phổ biến của th iên địch giảm đáng kể, các loài như kiến, bọ ngựa, bọ xít ăn sâu... trước khun thuốc rất phổ biến nhưng sau phun thuốc đều giảm mạnh, một số loài ít gặp thì sau khi phun thuốc đã mất hẳn như các loài bọ xít ăn sâu, hổ trùng Trung Quốc, bọ rùa 12 chấm đen, ong ký sinh. Trong quá trình đi ều tra chúng tôi đã b ắt gặp nhiều xác của các loài thiên địch bị chết do bị nhiễm thuốc hoá học. Kết quả nghiên cứu trên thể hiện rõ khi sử dụng các chế phẩm sinh học đã hạn chế được sự tiêu diệt thiên địch rất nhiều so với việc phun thuốc hoá học, vì các chế phẩm sinh học mang tính chọn lọc cao, không chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng đến các loài thiên địch và môi trường, đặc biệt là chế phẩm vi sinh như B-b và B-t. 4. KẾT LUẬN - Tỷ lệ cây Muồng đen bị nhiễm sâu ăn lá trung bình ở thời điểm điều tra là 73,33% cho thấy sâu hại đã phân bố đều trên toàn khu vực. - Chế phẩm sinh học Trutat 0,32EC có hiệu quả tiêu diệt sâu cao nhất trong 4 chế phẩm đem thử nghiệm là 84,13%. Trung bình hiệu quả tiêu diệt sâu hại của các chế phẩm sinh học tại rừng là 73,13%. - Thuốc hoá học Pyrinex 20EC có hiệu quả tiêu diệt sâu hại đạt 95,52%, cao hơn các loại chế phẩm sinh học 18,39%. - Các chế phẩm sinh học ít ảnh hưởng đến thành phần và mức độ phổ biến của các loài côn trùng thiên địch. Thuốc hoá học Pyrinex 20EC tiêu diệt các loài thiên địch khá mạnh cả về thành phần và số lượng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ NN&PTNN (1999), Kết quả kiểm kê rừng toàn Quốc Báo cáo hội nghị toàn Quốc. [2]. Lê Mộng Chân, Vũ Văn Dũng (1992) Thực vật và thực vật đặc sản rừng - Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội. [3]. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuyết, Nguyễn Văn Tuân (2001), Tin học ứng dụng trong Lâm nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội. Phạm Văn Lầm (1995), Biện pháp sinh học phòng chống dịch hại nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội. [4]. Nguyễn Thế Nhã, Trần Văn Mão, Trần Công Loanh (2001), Điều tra dự tính - dự báo sâu bệnh hại trong lâm nghiệp. Nxb Nông nghiệp - Hà Nội. [5]. Đặng Kim Tuyến (2004) “Kết quả bước đầu nghiên cứu đặc tính sinh học của một số loài sâu thuộc bộ cánh vảy ăn lá muồng đen tại rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc” , Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên (1) 2004, Tr 53- 56. Đặng Kim Tuyến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 75 – 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên SUMMARY EXPERIMENT RESULTS OF USING BIO-COMPOUNDS FOR CONTROL MAIN INSECTS OF LEPIDOPTERA ON CASSIA Dang Kim Tuyen* College of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University The experiment had carried out in 3-years- after-plant cassia forests with 4 bio – coumpounds (Bt, B-b, Trutat 0,32 EC and Javitin 18 EC) and a pesticide pyrinex 20EC ( control). The results showed that control insect effect of the bio-compounds is lower than the pyinex 20 EC 18,39 % but they effest to composition and amount of benefit insects very low. The control insect effect of Trutat 0,32EC is highest ( 84.13 %) while others about 73,13 %. Keywords: bio-compounds, cassia forest, controlling insects

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_1737_9638_kqkhaonghiem1sochephamsinhhocphongtrushc_1091_2052979.pdf