Cải thiện mức sống của người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương khác bị
BAH, kể cả phụ nữ, ít nhất đạt mức chuẩn tối thiểu của quốc gia. Ở những vùng nông thôn,
cần đảm bảo các đối tượng này được tiếp cận đất đai và nguồn lực một cách hợp pháp và
với chi phí hợp lý, ở khu vực thành thị cần đảm bảo cho họ nguồn thu nhập phù hợp và
điều kiện tiếp cận nhà ở một cách hợp pháp và chi phí hợp lý.
vi. Xây dựng các qui trình, thủ tục minh bạch, nhất quán và công bằng nếu công tác
thu hồi đất và giải phóng mặt bằng được thực hiện bằng biện pháp thương lượng, để đảm
bảo những đối tượng đồng ý di dời có thể duy trì mức thu nhập và sinh kế bằng hoặc tốt
hơn.
vii. Đảm bảo sao cho các đối tượng phải di dời không có giấy chứng nhận quyền sở
hữu đất đai hoặc quyền sử dụng đất được pháp luật công nhận cũng được hỗ trợ tái định cư
và đền bù đối với tàn sản không phải là đất.
viii. Lập kế hoạch tái định cư trong đó nêu rõ về quyền những người BAH được hưởng,
chiến lược khôi phục thu nhập và sinh kế, các sắp xếp thể chế, khung giám sát và báo cáo,
kinh phí, kế hoạch thực hiện có giới hạn.
ix. Kịp thời công khai dự thảo kế hoạch tái định cư, kể cả tài liệu về quá trình tham
vấn, trước khi thẩm định dự án, ở nơi dễ tiếp cận và theo hình thức và ngôn ngữ dễ hiểu đối
với người BAH và những bên liên quan khác. Công khai kế hoạch tái định cư cuối cùng và
các thông tin cập nhật cho những người BAH và những bên liên quan khác.
x. Xây dựng và thực hiện một kế hoạch tái định cư bắt buộc như một phần của dự án
hoặc chương trình phát triển. Đưa vào kế hoạch tất cả các chi phí tái định cư trong phần
trình bày về chi phí và lợi ích của dự án. Đối với dự án có tác động lớn về tái định cư bắt
buộc, phải xem xét thực hiện hợp phần tái định cư bắt buộc của dự án như một dự án riêng.
xi. Chi trả bồi thường và các chế độ chính sách tái định cư khác trước khi thực hiện di
dời tài sản hoặc kinh tế. Thực hiện kế hoạch tái định cư với sự giám sát chặt chẽ trong suốt
quá trình thực hiện dự án.
98 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch tái định cư và phát triển dân tộc thiểu số (remdp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊNH CƯ VÀ BỐ TRÍ ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ
123. Đối với những hộ phải tái định cư, có nhiều phương án tái định cư đã được đưa ra cho họ để
lựa chọn trong các buổi tham vấn trong tháng 5 năm 2014: (a) tự di dời đến thửa đất khác của hộ, (b)
di dời đến thửa đất mà hộ BAH lựa chọn, (c) di dời đến thửa đất tái định cư đan xen được phân giao
trong các khu dân cư của xã/huyện, hoặc (d) di dời đến khu tái định cư tập trung. Các hộ đã lựa chọn
phương án và đã được khẳng định trong các buổi họp thảo luận nhóm cùng với chính quyền địa
phương về yêu cầu di dời tái định cư bao gồm cả hộ dân tộc thiểu số.
124. Lựa chọn di dời: có 47 hộ thuộc diên phải di dời nhà, trong đó có 28 hộ phải di dời đi nơi
khác và 19 hộ di chuyển tại chỗ. Kết quả tham vấn cho thấy tất cả 47 hộ lựa đều chọn phương án
nhận bồi thường đất ở bằng tiền mặt và họ tự di dời để phù hợp với cuộc sống của gia đình. không có
hộ nào có nguyện vọng nhận đền bù “đất đổi đất”. Lý do chính các hộ nêu ra là: (i) họ muốn mua
được mảnh đất phù họp với điều kiện của họ; (ii) những mảnh đất xen kẹp trong các khu dân cư
không phù hợp với họ; (iii) những hộ thuộc diện tái định cư tại chỗ muốn dùng tiền đền bù để xây
dựng nhà mới khang trang hơn nhằm năng cao chất lượng cuộc sống hơn là mua thêm mảnh đất
khác; (iv) Hiện nay, việc mua bán đất ở không khó, giá đất ở vùng nông thôn có xu hướng giảm và
việc nhận tiền để tự mua đất sẽ có lợi cho ho hơn.
125. Bố trí đất tái định cư: Do các hộ BAH đều muốn nhận tiền đền bù về đát ở, nên dự án không
bố trí khu tái định cư tập trung. Địa phương sẽ hỗ trợ các hộ BAH làm các thủ tục đăng ký quyền sử
dụng đất.
126. Tất cả các hộ phải di dời còn được hưởng các khoản hỗ trợ như qui định trong Bảng Ma trận
Quyền lợi của dự án.
Trang 74
IX. KHÔI PHỤC VÀ PHỤC HỒI THU NHẬP, KẾ HOẠCH HÀNH
ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ
A. PHỤC HỒI THU NHẬP ĐỐI VỚI CÁC HỘ BỊ ẢNH HƯỞNG NẶNG
Điều kiện kinh tế xã hội và sinh kế của các hộ BAH nặng:
127. Kết quả điều tra kinh tế-xã hội cho thấy khoảng 90% chủ hộ BAH làm nông nghiệp và nguồn
thu nhập chính là từ sản xuất nông nghiệp (lúa, mía và chăn nuôi). Như vậy nguồn sinh kế quan
trong nhất của các họ bị ảnh hưởng là đất sản xuất. Việc thu hồi đất NN sẽ ảnh hưởng đến sinh kế
của các hộ BAH. Nguồn thu nhập của các hộ được thể hiện trong các Bảng IX-1 và IX-2 dưới đây.
Bảng IX-1: Cơ cấu nghề nghiệp chính của các chủ hộ bị ảnh hưởng nặng
Đơn vị: Hộ
Nghề nghiệp chính Tổng số hộ BAH nặng Kiên Thọ
Nguyệt
Ấn
Phúc
Thịnh
Phùng
Giáo
Nông nghiệp 388 74 244 39 31
Chăn nuôi 4 0 4 0 0
Buôn bán/dịch vụ 6 1 5 0 0
Công nhân nhà máy 1 0 1 0 0
Cán bộ nhân viên nhà nước 6 2 3 1 0
Thợ nghề (nề, mộc, lái xe.) 0 0 0 0 0
Hưu trí, trợ cấp 5 0 4 0 1
Làm việc nhà, nội trợ 0 0 0 0 0
Thất nghiệp 0 0 0 0 0
Tổng 410 77 261 40 32
Bảng IX-2: Phân bổ nguồn thu nhập của các hộ bị ảnh hưởng nặng
Đơn vị: Hộ
Xã
Nguồn
thu
thuần
nông
Nguồn thu 100% từ phi nông nghiệp Hỗn hợp từ nông nghiệp và phi nông nghiệp Tổng
cộng Lao động
nghề
Lương Trợ cấp xã hội
Thương mại,
dịch vụ
Trên 50% từ
nông nghiệp
Trên 50% từ
phi nông
nghiệp
Kiên Thọ - - - 1 2 5 69 77
Nguyệt Ấn 9 - 1 1 - 78 172 261
Phúc Thịnh - - - - - 15 25 40
Phùng Giáo - - - - - 14 18 32
Tổng 9 0 1 2 2 112 284 410
(Nguồn: Số liệu khảo sát KTXH)
Trang 75
Nhu cầu khôi phục sinh kế của các hộ bị ảnh hưởng nặng
128. Theo kết quả tham vấn cộng đồng và khảo sát về nhu cầu sinh kế năm 2014 tại 4 xã bị ảnh
hưởng, các hộ BAH nặng mong muốn được nhận những hỗ trợ sau từ dự án để khôi phục sinh kế khi
nhà nước thu hồi đất cho dự án:
i. Hỗ trợ kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (lúa, mía và chăm sóc gia súc, gia
cầm);
ii. Hỗ trợ bằng hiện vật một phần giống vật nuôi, giống cây trồng;
iii. Ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng nghèo, Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn;
iv. Đào tạo nghề: Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các thành viên trong hộ gia đình trong độ tuổi
lao động được đào tạo các kỹ năng nghề và hỗ trợ tìm việc làm tại huyện, tỉnh hoặc xuất
khẩu lao động. Trong số các hộ bị ảnh hưởng có 50 hộ đăng ký học nghề, bao gồm các
nghề may, sửa chữa ti vị, xe máy, nghề mộc, thủ công v.v
v. Hỗ trợ cải tạo cơ sở hạ tầng trong thôn (gồm giao thông, điện, thủy lợi) để phát triển kinh
tế xã hội của cộng đồng.
Bảng IX-3: Nhu cầu về phục hồi sinh kế của các hộ BAH nặng
TT Huyện/Xã Trồng trọt
Chăn
nuôi
Trồng trọt và
chăn nuôi
Phát triển
kinh doanh
nhỏ
Hỗ trợ
gạo
Đào tạo
nghề 1
Giới
thiệu
việc1
Tổng
cộng
1 Kiên Thọ 4 2 51 4 - 7 4 61
2 Nguyệt Ấn 45 32 86 4 - 39 17 167
3 Phúc Thịnh 1 1 39 1 - 1 - 42
4 Phùng Giáo 1 1 31 1 - 3 - 34
Tổng 51 36 207 10 0 50 21 304
Ghi chú: 1 Một số hộ gia đình có nhu cầu về cả đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và nhu cầu khác ví dụ hỗ trợ canh tác...Do vậy số hộ trong cột
này không đươc tính vào cột Tổng cộng.
129. Đánh giá hiện trạng các nguồn lực phục hồi sinh kế:
Những thách thức trong khôi phục và cải thiện sinh kế:
1) Trình độ học vấn thấp: trình độ học vấn trung bình của những hộ BAH là 7,6/ 12,
nghĩa là, chưa học hết cấp hai. Đây là một hạn chế đối với các hộ khi tham gia chương
trình dạy nghề, khuyến nông, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất, cũng như
sử dụng nguồn tiền bồi thường, hỗ trợ của dự án một cách có hiêu quả nhất để tăng
cường khả năng tự sinh kế của các hộ.
2) Đạo tạo nghề: Do có số ít người đăng ký học một nghề không nhiều, nên việc tổ chức
các lớp học nghề riêng theo dự án là khó. Do vậy, dự án cần phối hợp với địa phương
để lồng ghép với chương trình đạo tạo nghề của Chính phủ “Đề án đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến năm 2020” sẽ hiệu quả hơn.
3) Hệ thống hạ tầng xã hội về thuỷ lợi, giao thông, chợ, và các dịch vụ khác chưa phát
triển. Trong các xã của TDA chưa có hệ thống tưới hoàn chỉnh. Trước đây, nguồn
nước cho sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu nước mưa, sản xuất bấp bênh, năng
xuất lúa không cao, đời sống nhân dân gắp nhiều khó khăn.
Trang 76
4) Dịch vụ kỹ thuật sản xuất và chăn nuôi: Trong vùng dự án đã có các trung tân khuyến
nông nhưng còn yếu. Các tổ chức xã hội khác còn ít, và năng lực còn yếu. Tuy nhiên,
cũng đã có các tổ chức ngoài vùng dự án như hỗ trợ kỹ thuật cho nông nghiệp miền núi
ở cấp quốc gia, các trung tâm đào tạo nghề của tỉnh/huyện. Hệ thống các trung tâm
dịch vụ thú ý chưa phát triển, nên sẽ hạn chế lớn đối với phát triển chăn nuôi gia súc,
ảnh hưởng dền phát triển đàn gia súc gia cầm tại địa phương.
5) Nguồn lực tài chính: Theo kết quả khảo sát, thu nhập trung bình hộ trong các xã vùng
dự án khoảng 446.000 đ/ người. Mức thu nhập này chỉ đủ để các hộ chi cho chi tiêu
hàng ngày mà không có tích lũy. Do vậy, nguồn lực tài chính cho phát triển rất hạn
chế.
6) Sản xuất nông nghiệp: Cây lúa và mía là hai loại cây trồng chính ở các xã ảnh hưởng.
Người dân cho rằng tăng năng xuất cây trồng sẽ góp phần tăng thu nhập cho người
dân.
Những thuận lợi cho việc thực hiện chương trình sinh kế
các chương trình trọng điểm và quan trọng của Nhà nước đã và đang được triển khai
thực hiện trong vùng dự án sẽ là các Nguồn lực bên ngoài tác động tốt đến chương
chình phục hồi sinh kế của công đồng bị ảnh hưởng, các chương trình đó, như sau:
Bảng IX-4: Nguồn lực hỗ trợ chương trình phục hồi sinh kế
Tên chương trình Hoạt động chính
Chương trình 135 Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các
xã đặc biệt khó khăn
Chương trình xoá đói giảm
nghèo
Các ngân hàng chính sách cho hộ gia đình vay từ 5-7 triệu
đồng/hộ
Chương trình 134 Nhà mới cho cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo
Chương trình 139 Chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo
Đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020
Tạo việc làm, góp phân chuyển dịch cơ cấu lao động và và cơ
cấu kinh tế, phục vụ sự nghiêp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn
Khuyến nông Hỗ trợ giống ngô lai, đào tạo nghề trồng mía
Vay vồn tín dụng ưu đãi Tăng nguồn vốn để chăn nuôi gia súc
Nguồn: Đánh giá xã hội, tài liệu dự án.
130. Mức hỗ trợ bằng hiện vật/tiền: Tùy theo mức độ ảnh hưởng của mỗi hộ, các hộ BAH nặng
thuộc kênh chính cũng được hưởng các quy định như các hộ BAH của kênh chính Bắc và kênh chính
Nam.
Bảng IX-5: Ngưỡng hỗ trợ bằng hiện vật/tiền mặt để thực hiện phục hồi sinh kế
Tỷ lệ thu hồi đất Ngưỡng hỗ trợ bằng hiện vật/tiền mặt
Hộ mất trên 70% diện tích đất NN Hỗ trợ bằng hiện vật/tiền mặt tương đương 15 triệu VNĐ/hộ.
Hộ mất từ 50% - 70% diện tích đất NN Hỗ trợ bằng hiện vật/tiền mặt tương đương 10 triệu VNĐ/hộ
Hộ mất từ 30% - 50% diện tích đất NN Hỗ trợ bằng hiện vật/tiền mặt tương đương 4 triệu VNĐ/hộ
Hộ mất từ 10% - 30% diện tích đất NN Hỗ trợ bằng hiện vật/tiền mặt tương đương 1,5 triệu VNĐ/hộ
Nguồn: REMDP2
Trang 77
131. Các hoạt động của chương trình phục hồi sinh kế cho các hộ BAH nặng có thể tóm tắt trong
bảng dưới đây.
Bảng IX-6: Các hoạt động đề xuất để cải thiện và phục hồi thu nhập
Nguyện vọng chính của
các hộ BAH nặng Hoạt động đề xuất
Phát triển sản xuất nông
nghiệp
‐ Hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp
‐ Hỗ trợ bằng hiện vật cho các hộ tiếp tục sản xuát nông nghiệp
‐ Hỗ trợ tiếp cận vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp
Phát triển dịch vụ nông
nghiệp
‐ Hỗ trợ tiếp cận vốn vay lãi suất ưu đãi
‐ Tham quan học tập mô hình
Đào tạo chuyển đổi nghề - Phối hợp Trung tâm nghề của tỉnh tại huyện Ngọc Lặc tổ chức đào tạo
cho thành viên của các hộ BAH nặng có nguyện vọng đào tạo nghề.
- Lồng ghép với chương trình đào tạo nghề thuộc đề án 1956 của Chính
phủ và theo các qui định trong Quyết định 52/QĐ-TTg/2012 của Thủ
Tướng chính phủ để đưa các hộ bị ảnh hưởng nặng và đủ điều kiện tham
gia các khoá đào tạo.
Giới thiệu việc làm ‐ Ưu tiên giới thiệu việc làm phù hợp với trình độ và năng của người
BAH tại các doanh nghiệp trong địa bàn huyện, tỉnh.
‐ Ưu tiên cho con em các hộ BAH nặng được tham gia các chương trình
xuất khẩu lao động của Tỉnh, huyện
‐ Ưu tiên tuyển dụng lao động phổ thông từ các hộ BAH nặng được làm
việc trong các gói thầu thi công của Dự án, nếu các lao động này đáp
ứng được yêu cầu công việc.
Phát triển các làng nghề ‐ Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng đường và điện giúp cho các làng nghề
phát triển, giảm lệ thuộc vào nông nghiệp.
Tổ chức và giám sát thực hiện chương trình phục hồi sinh kế
132. Chương trình phục hồi sinh kế cần phải đươc cập nhật chi tiết và trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt và triển khai thực hiện. Việc thực hiện chương trình phục hồi sinh kế sẽ được triển khai lồng
ghép với chương trình phục hồi sinh kế của RP1 trên địa bàn huyện Ngọc Lặc.
133. Khung giám sát chương trình phục hồi sinh kế: trong các báo cáo giám sát định kỳ và đưa ra
các khuyến nghị hoặc điều chỉnh đối với Chương trình PHSK nếu cần thiết. Hiệu quả của Chương
trình PHSK sẽ được đánh giá, tổng kết áp dụng cho các dự án khác.
Trang 78
Bảng IX-7: Khung theo dõi các hoạt động Chương trình Phục hồi sinh kế của Kênh chính
TT Hoạt động Mô tả Phương pháp đo Phương pháp kiểm tra
1 Đào tạo nghề và giới
thiệu việc làm
Kiến thức và kỹ năng nghề được cải
thiện
Hỗ trợ tìm việc làm
Số người tham dự
Các kỹ năng sau khi đào tại và khả năng tìm được
việc làm
Số người đã qua đào tạo tìm được việc làm
Thu nhập tạo ra từ nghề mới
‐ Danh sách học viên
‐ Tham vấn với các trường đào tạo nghề
và thảo luận với những người được đào
tạo
‐ Các hợp đồng đào tạo
2 Các nội dung phát triển
nông nghiệp
Cung cấp phương án sinh kế bền vững
cho các hộ BAH nặng những người có
đủ điều kiện và động lực để thực hiện
các mô hình;
Cải thiện thu nhập của các hộ còn đất
nông nghiệp đủ canh tác và có nguồn thu
thuần nông;
Tạo ra việc làm tức thì cho các hộ lệ
thuộc vào nông nghiệp;
Hiệu quả kinh tế: thu nhập tạo thêm trên phần diện
tích đất còn lại, lợi nhuận/chi phí
Thu nhập/tháng; chi phí tiết kiệm được
Sự thành công của mô hình (thu nhập gia tăng, các kỹ
năng thực hiện và bài học kinh nghiệm)
Số thành viên trong hộ gia đình tham gia.
Khảo sát, phỏng vấn các hộ BAH nặng
Hội thảo rút kinh nghiệm
3 Tập huấn kỹ thuật cho
sản xuất nông nghiệp,
tham gia các mô hình
trình diễn
Cung cấp cho các hộ BAH nặng: (i) các
lớp tập huấn kỹ thuật để thực hiện thành
công các mô hình sản xuất nông nghiệp;
(ii) Tham gia các mô hình sản xuất nông
nghiệp
Số lớp tập huấn, hội thảo, tham quan
Số người tham dự
Kỹ năng của các thành viên tham dự
Tham vấn với Ban Thực hiện PHSK cấp
huyện, Đội Thực hiện PHSK cấp xã
Phỏng vấn các hộ BAH nặng
4 Tạo việc làm cho lao
động phổ thông cho
các thành viên của Hộ
BAH nặng, tổn thương
Thành viên của các hộ BAH nặng, tổn
thương có nguyện vọng lao động phổ
thông
Số người được giới thiệu làm việc cho các nhà thầu
của Dự án Bắc sông Chu – Nam sông Mã
Tham vấn với Ban Thực hiện PHSK cấp
huyện, PPMU, UBND huyện, Sở
NN&PTNT, Ban QLDA thủy lợi 3
Phỏng vấn các hộ BAH nặng, tổn thương
Trang 79
134. Các hoạt động đào tạo chuyển đổi nghề và khuyến nông trong Chương trình PHSK được
lồng ghép vào chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 02/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số
15/2013/TT-BNN&PTNT và tham khảo các dự toán khuyến nông do các huyện Thọ Xuân và
Ngọc Lặc cung cấp. Dự toán cho công tác phục hồi thu nhập được trình bày trong bảng dưới
đây.
Bảng IX-8: Dự toán và trách nhiệm thực hiện Chương trình PHSK của kênh chính
Nội dung phục hồi sinh kế Đơn vị Đơn giá bình quân
Số lượng
hộ
Số tiền
(VNĐ) Đơn vị thực hiện
1 Đào tạo nghề Người 3.000.000 50 150.000.000 Ban phục hồi sinh kế huyện
2
Đào tạo tập huấn chăn nuôi,
trồng trọt Người 400.000 294 117.700.000
Ban phục hồi sinh kế
huyện
3
Hỗ trợ hiện vật cho các hộ mất
trên 70% đất nông nghiệp Hộ 15.000.000 03 45.000.000
Ban phục hồi sinh kế
huyện
4
Hỗ trợ hiện vật cho các hộ mất
từ 50% đến dưới 70% đất
nông nghiệp
Hộ 10.000.000 139 139.000.000 Ban phục hồi sinh kế huyện
5
Hỗ trợ hiện vật cho các hộ mất
từ 30% đến dưới 50% đất
nông nghiệp
Hộ 4.000.000 107 428.000.000 Ban phục hồi sinh kế huyện
6
Hỗ trợ hiện vật cho các hộ mất
từ 10% đến dưới 30% đất
nông nghiệp
Hộ 1.500.000 161 241.500.000 Ban phục hồi sinh kế huyện
7
Kinh phí quản lý và hoạt động
của các Ban, nhóm thực hiện
PHSK
2% 5 321.115.000
Trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt
8 Dự phòng phí 10% 5 309.115.000
Tổng cộng
1.751.430.000
(Nguồn: theo REMDP2)
Ghi chú: Đây chỉ là bảng khái toán dựa trên kết quả kháo sát về nhu cầu sinh kế của các hộ BAH nặng. Trong
quá trình thực hiện, cần cập nhật Chương trinh sinh kế và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực
hiện.
Trang 80
B. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ CHO CÁC HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ
135. Các hoạt động giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án và thúc đẩy lợi ích của các cộng
đồng DTTS được đề xuất trong bảng dưới đây.
Bảng IX-9: Các hoạt động phục hồi sinh kế của các hộ DTTS
Rủi ro được xác định Các biện pháp áp dụng Phạm vi hỗ trợ và tổ chức
thực hiện
1.Các hộ DTTS có đất
đai, nhà ở và các công
trình kiến trúc bị ảnh
hưởng
Hoạt động 1. Hộ DTTS bị ảnh hưởng sẽ được
đền bù và hỗ trợ theo đúng khung chính sách
về đền bù và hỗ trợ của dự án.
Không hộ DTTS nào sẽ di dời nếu không nhận
được sự hỗ trợ rộng lớn từ cộng đồng của xã có
hộ DTTS BAH.
-Tất cả 461 hộ DTTS bị AH của
4 xã.
2. Nguy cơ khó phục hồi
sinh kế cho các hộ dễ bị
tổn thương, bao gồm cả
các hộ DTTS .
Hoạt động 2.
-Thực hiện chương trình phục hồi sinh kế:
cung cấp các khóa tập huấn cung cấp/ chuyển
giao kiến thức áp dụng kỹ thuật mới trong canh
tác, đa canh, chăn nuôi trâu bò, bò sinh sản, bò
nuôi tại chuồng và tập huấn về phòng trừ sâu
bệnh.
*Chuyển giao kiến thức cho một số ngành
nghề phi nông nghiệp theo yêu cầu của cộng
đồng DTTS bị ảnh hưởng tại các xã;
*Hỗ trợ lương thực cho các hộ BAH nghiêm
trọng
-Các hộ DTTS bị ảnh hưởng
- UBND xã, Hội đồng đền bù
huyện và tỉnh và các hộ gia đình
BAH và các dịch vụ cung ứng.
Hoạt động 3.
- Các hộ DTTS bị ảnh hưởng đượchỗ trợ 2
triệu đồng/1 hộ
- Tham vấn các Hộ DTTS bị ảnh hưởng .
- Các hộ DTTS bị AH.
+UBND 4 xã, RP-RPMU và Hội
Phụ nữ xã/ hội nông dân
Hoạt động 4. Hỗ trợ cải thiện cuộc sống của
cộng đồng DTTS.
+ Người BAHđược nhận một số các hỗ trợ đặc
biệt từ chương trình EMDP về cung cấp vật
nuôi, cây trồng.
+Các hộ BAH nghiêm trọng (bị di dời) có thể
được hỗ trợ trâu bò hoặc lợn giống.
+ Nâng cấp đoạn đường liên thôn ngắn ở Phúc
Thịnh và Kiên Thọ.
+ xây dựng nhà văn hóa cho 1 thôn DTTS bị
ảnh hưởng ở Nguyệt Ấn
+ Mua tủ sắt đựng tài liệu (xã Phúc Thịnh),
mua am ly loa đài và bàn ghế cho nhà văn hóa
các thôn (xã Phùng Giáo).
+ Xây dựng các chương trình tập huấn về chăn
nuôi gia cầm, gia súc/ phòng chống dịch bệnh
cho vật nuôi.
+Tham quan các mô hình phát triển kinh tế hộ
điển hình trong và ngoài tỉnh.
+Tâp huấn ngành nghề phi nông nghiệp
-Cộng đồng DTTS của 4 xã và
các hộ BAH.
- Hội PN Huyện Ngọc Lặc.
- RP-PMU, DRC Ngọc Lặc
3.Bui bẩn và nguy cơ ô Hoạt động 5. Nhà thầu phải thực hiện các biện Nhà thầu, Tư vấn Giám sát,
Trang 81
nhiễm môi trường do các
hoạt động thicông.
pháp giảm thiểu như quy định trong hợp đồng
dưới sự giám sát của Tư vấn Giám sát
PPMU, ICB3
4. Nguy cơ lây lan dịch
bệnh trong cộng đồng
sống dọc theo kênh
Hoạt động 6. Thực hiện các chiến dịch truyền
thông về gìn giữ môi trường tại các xã.
Hội phụ nữ cấp huyện và xã tổ
chức quản lý- các cộng đồng dân
cư tham gia
5.Nguy cơ lan truyền
HIV/AIDS và nạn nghiện
hút trong cộng đồng qua
đội ngũ công nhân xây
dựng.
Hoạt động 7. Tăng cường công tác quản lý đội
ngũ cán bộ, công nhân viên thi công của nhà
thầu cũng như công tác tuyên truyền cho công
nhân xây dựng.
+ Nhà thầu, Ban QLDA Tỉnh
6.Chi tiêu không hợp lý
tiền bồi thường & hỗ trợ
TĐC và nam giới có khả
năng kiểm soát toàn bộ
tiền đền bù theo ý họ
Hoạt động 8.
- Hướng dẫn các hộ gia đinh cách quản lý chi
tiêu tiền bồi thường và hỗ trợ thông qua tập
huấn, nói chuyện.
- Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới thông
qua một số chương trình tập huấn
- Hội phụ nữ cấp huyện và xã.
7.Nguy cơ tai xảy ra cho
người lớn và trẻ em trong
quá trình thi công tuyến
kênh và đường trên bờ
phải của của kênh.
Hoạt động 9.
- Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động như
quy định trong hợp đồng dưới sự giám sát của
Tư vấn Giám sát
- Lắp đặt biển báo, cọc tiêu, rào chắn, v..v;
Nhà thầu, Tư vấn Giám sát, Ban
QLDA Tỉnh
8. Nguy cơ tai nạn giao
thông sau khi tuyến
đường trên kênh được
đưa vào sử dụng
Hoạt động 10. Tiến hành tuyên truyền và
hướng dẫn về luật giao thông đường bộ cho trẻ
em, người dân trong vùng.
Chính quyền địa phương
136. Chi phí thực hiện EMDP: Trong các hoạt động ở trên, việc xây dựng các nhà văn hóa thôn
của các thôn có cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống nhằm giúp cho các trưởng thôn có địa điểm
tổ chức các cuộc tham vấn cộng đồng được tốt hơn. Việc mua ăm ly loa đài có thể giúp các trưởng
thôn dễ dàng hơn khi mời họp. Họ có thể thông báo dễ dàng đến các hộ gia đình thay vì phải đi
từng nhà. Thêm vào đó, nhờ các công cụ này mà người dân cũng có điều kiện tổ chức các hoạt
động văn hóa hàng năm.
Bảng IX-10: Chi phí dự kiến thực hiện EMDP
Nội dung Đơn vị Số
lượng
Đơn giá
(VND)
Thành Tiền Ghi chú
1 Hỗ trợ trực tiếp các hộ DTTS bị ảnh hưởng
trong chương trình tăng cường phục hồi
sinh kế
Hộ 461 2.000.000 922,000,000 Thực hiện trong phương
án bồi thường
2 Hỗ trợ phục hồi sinh kế và cải tạo cơ sở hạ tầng
a Cung cấp bò sinh sản cho các hộ phải di dời Hộ 12 20,000,000 240,000,000 Lập dự toán trình cấp
thẩm quyền phê duyệt
trước khi thực hiện
b Cung cấp lợn giống, hoặc gà giống cho các hộ
BAH còn lại
Hộ 449 1,000,000 449,000,000 Lập dự toán trình cấp
thẩm quyền phê duyệt
trước khi thực hiện
c Nâng cấp đường liên thôn, thôn dân tộc thiểu
số xã Kiên Thọ rộng 3,5 mét, dày 20 cm, bê
tông mác 200
m3 250 m3 1,042,000 260,500,000 Địa phương làm thủ tục
trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt để thực hiện
d Nâng cấp đường liên thôn (thôn Bào, xã Phúc
Thịnh) dài 500 mét, rộng 3,5 mét, dày 20 cm,
bê tông mác 200
m3 250 m3 1,042,000 260,500,000 Địa phương làm thủ tục
trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt để thực hiện
Trang 82
e Hỗ trợ xây dựng nhà họp cộng đồng thôn Đồng
Thuận, xã Nguyệt Ấn
nhà 1 450,000,000 Địa phương làm thủ tục
trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt để thực hiện
g Mua sắm tăng ấm, ti vi loa đài và bàn ghế cho
các nhà văn hóa thôn Tiến Thành, Đội 3 xã
Phùng Giáo có đông đảo hộ gia đình DTTS và
nhà văn hóa thôn Đồng Thuận, xã Nguyệt Ấn
thôn 2 30,000,000 60,000,000 Thực hiện mua sắm hàng
hóa theo luật đấu thầu
h Mua tủ sắt đựng tài liệu, sách cho nhà văn hóa
của thôn Bào bị ảnh hưởng của xã Phúc Thịnh
Tủ 4 3500,000 14,000,000 Thực hiện mua sắm hàng
hóa theo luật đấu thầu
Tổng 1 1,534,200,000 = USD 71,692,000
Không tính tiền hỗ trợ 2
triệu đồng/hộ DTTS
3 Tập huấn/ tham quan mô hình làm ăn giỏi
a Tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng gấc, kỹ
thuật thâm canh mía, lúa; tập huấn chăm sóc
chăn nuôi gia súc gia cầm (Phùng Giáo, Phúc
Thịnh mỗi xã 1 khóa; Nguyệt Ấn cần 3 khóa;
Kiên Thọ 2 khóa). Mỗi khóa 1 ngày; 100 học
viên/ khóa
khóa 7 7,500,000 52,500,000 Lập dự toán trình cấp
thẩm quyền phê duyệt
trước khi thực hiện
b Tập huấn giới, và nói chuyện về chăm sóc sức
khỏe sinh sản/ môi trường, phòng chống HIV
(mỗi xã 1 khóa về giới và 8 khóa về truyền
thông bảo vệ môi trường, bảo vệ kênh mương)
khóa 8 3,000,000 24,000,000 Lập dự toán trình cấp
thẩm quyền phê duyệt
trước khi thực hiện
c Tổ chức cho các hộ gia đình DTTS thăm quan
các mô hình làm ăn giỏi ngoài tỉnh trong 2
ngày (Nguyệt Ấn : 80 triệu; Kiên Thọ và Phúc
Thịnh mỗi xã 45 triệu; Phùng Giáo: 35 triệu)
xã 205,000,000 Lập dự toán trình cấp
thẩm quyền phê duyệt
trước khi thực hiện
d Xây dựng mô hình kinh tế hộ DTTS làm ăn
giỏi ở 4 xã, Nguyệt Ấn: 2 mô hình, các xã còn
lại mỗi xã 1 mô hình.
Mô
hình
5 15.000,000 75,000,000 Lập dự toán trình cấp
thẩm quyền phê duyệt
trước khi thực hiện
e Hướng dẫn quản lý đồng vốn đền bù cho hiệu
quả
(Nguyệt Ấn 2 lớp, mỗi xã còn lại cần 1 khóa/
xã.
Cuộc 5 3,000,000 15,000,000 Lập dự toán
trình cấp thẩm quyền phê
duyệt trước khi thực hiện
Tâp huấn hướng dẫn về Luật giao thông
(Nguyệt Ấn 2 khóa/ xã và mỗi xã còn lại 1
khóa/ xã)
khóa 5 3,000,000 15,000.000 Lập dự toán trình cấp
thẩm quyền phê duyệt
trước khi thực hiện
Điều phối của nhóm DTTS năm 2 40,000,000 80,000.000 Lập dự toán trình cấp
thẩm quyền phê duyệt
trước khi thực hiện
Tổng 2 466,500,000 = USD 21,799
Giám sát và đánh giá đã tính trong chi phí
RP
Đã tính trong chi phí
Tái định cư
Tổng phụ 3 (sub 1+Sub 2) 2,000,700,000 = USD 93,490
Dự phòng % 5 100,035,000 = USD 4,675
Tổng phụ 4 2,100,735,000 = USD 98,165
Quản lý và vận hành kế hoạch % 5 105,036,750 = USD 4,908
Tổng ngân sách Kế hoạch DTTS 2 2,205,772,000 = USD 103,071,000
Tổng ngân sách trừ chương trình giới VND 2,205,772,000
Tỷ giá ; 1 $= 21.400 VNĐ USD 103,071,000
Trang 83
X. NGÂN SÁCH THỰC HIỆN REMDP
Nguồn vố
137. Chính phủ đã bố trí đủ vốn để thanh toán đền bù, hỗ trợ và tái định cư cho kênh chính.
Dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ
138. Căn cứ vào chính sách đền bù và hỗ trợ đã nêu trong REMDP này và giá thực tế của các
loại tài sản BAH, Ban đền bù đã lập dự toán chi phí đền bù cho tiểu dự án với tổng kinh phí là
107.180.778.259,0 đồng (5.008.447,0 USD), trong đó bao gồm kinh phí đền bù cho các tài sản
BAH; kinh phí phục hồi sinh kế (1751430000,0 đ), kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển dân tộc
(2205772000đ) chi phí quản lý thực hiên và chi phid dự phòng phí (5%). Tổng hợp chi phí đền
bù, hỗ trợ và tái định cư được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng X-1: Dự toán bồi thường, hỗ trợ tái định cư của tiểu dự án
T.T Loại Đơn vị tính Khối lương Thành tiền (đ) Ghi chú
I Đất đai 570290 35918846296
1 Đất ở m2 76533 22016885600
2 đất vườn m2 54681 1803928140
3 Đất sản xuất NN m2 353012 11250086352
4 Đất Rừng SX m2 74131 370653500
5 Đất Ao m2 11933 477292704
II Nhà cửa, vất kiến trúc 18386905778
1 Nhà ở 6201 10536685009
nhà cấp 2 m2 773 2253645800
nhà cấp 3 m2 1375 3616837014
nhà cấp 4 m2 4053 4666202195
2 Vật kiến trúc khác 7850220769
III Cây cối; Hoa mầu 6162460241
1 Cây cối Cây 2318095608
2 Hoa mầu (lúa, ngô, mía, sắn) m2 514444 3844364632
IV Các khoản hỗ trợ 35355891249
1
Hoỗ trợ đất vườn không được
công nhận là đát ở m2 54681 3348621180
2
Hỗ trợ đạo tạo nghề và chuyển
đổi việc làm hộ 410 16073556320
3
Hỗ trợ đất NN trong khu dân
cư 3538634009
4 Hỗ trợ ổn định đời sống hộ 410 5227728750
5 hỗ trợ đất công ích của xã m2 50831 619809650
6
Hôỗ trợ đát giao khoán của
Nông trường m2 98880 271227250
7 Hỗ trợ kinh doanh hộ 2 9900000
8 Hõ trợ chuyển tiếp hộ 54 764232000
9 Hõ trợ di chuyển hộ 19 57000000
10 Hỗ trợ các hộ dễ bị tổn thương 663 3129018490
Trang 84
1. DTTS: hộ 461 922000000
2. Nghèo hộ 86 1975018490
3. Phụ nữ hộ 161 322000000
V Tổng (I-IV) 95824103564
VI Chi phí thực hiện EMDP 2205772000
VII
Chi phí thực hiện chương
trình PHSH 1751430000
VIII Tổng (IV-VII) 99781305564
IX
Chi phí quản lý thực hiện
REMDP
2%
(V+VI+VII) 1995626111
X Chi phí Giám sát 300000000
XI Tổng cộng (VIII+IX+X) 102076931675
XII Dự phòng 0.05 5103846584
XIII Tổng chi phí dự tính cho REMDP (đ) 107180778259
(Nguồn: Kết quả kiểm đếm và Phương án bồi thường do Hội đồng BT-TĐC cung cấp đến tháng 9/2014)
Trang 85
XI. SẮP XẾP THỂ CHẾ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
139. Phần này mô tả khuôn khổ thể chế cho việc thực hiện Kế hoạch Tái định cư, DTTS
(REMDP) và trình bày tiến độ thực hiện. Việc thực hiện kế hoạch tái định cư và phát triển dân tộc
thiểu số đòi hỏi sự tham gia của các cơ quan có liên quan từ Trung ương đến địa phương cấp tỉnh,
huyện và cấp xã. Cơ quan thực hiện có trách nhiệm tổng thể cho việc thực hiện kế hoạch TĐC là
UBND tỉnh Thanh Hóa.
140. Khung tổ chức thực hiện Kế hoạch tái định cư.
Hình XI-1: Khung tổ chức thực hiện Kế hoạch Tái định cư và Dân tộc thiểu số
Ủy ban nhân dân tỉnh
Thanh Hóa
(UBND tỉnh)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
(Bộ NN&PTNT)
Ban Quản lý TW các Dự án
thủy lợi (CPO)
CPMU
Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn
(Sở NN&PTNT)
UBND Huyện
Hội đồng BT-TĐC
huyện, Nhóm công tác
DTTS Huyện, Nhóm
thực hiện PHSK Huyện
Ban QLBT– TĐC,
Ban PPMU
Tư vấn
UBND Xã
Hộ BAH, Hộ DTTS
Cán bộ kỹ thuật
Đội thực hiện các nhiệm
vụ Tái định cư xã,
Nhóm công tác DTTS xã
Giám sát thôn
Đội thực hiện TĐC,
DTTS
Thôn
Trang 86
A. CẤP TRUNG ƯƠNG
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT)
141. Bộ NN&PTNT trao trách nhiệm cơ quan chủ quản cho CPMU thuộc CPO là Cơ quan quản
lý dự án trung ương của Bộ. CPMU bao gồm các cán bộ kinh nghiệm và biên chế của CPO. Các
tư vấn thực hiện Dự án sẽ hỗ trợ CPMU thực hiện các nhiệm vụ được trao.
CPMU
142. Ban CPMU sẽ chịu trách nhiệm:
(i) Quản lý và điều phối chung cho cả Dự án;
(ii) Liên hệ với các cơ quan thực hiện để thực hiện tất cả các hợp phần dự án
(iii) Phối hợp với ADB để cung cấp các dịch vụ tư vấn tái định cư, tư vấn xã hội cho dự
án;
(iv) Hỗ trợ Sở NN&PTNT cùng các đơn vị liên quan của Sở gồm Ban Quản lý Bồi
thường Tái định cư RP-PMU và Ban PPMU để cập nhật các Kế hoạch tái định cư và Kế
hoạch Phát triển dân tộc thiểu số/Giới cho các hợp phần của dự án;
(v) Tổng hợp các báo cáo tiến độ dự án về thu hồi đất và tái định cư do RP-PMU chuẩn
bị trình lên các bộ liên quan và ADB;
(vi) Tổng hợp các báo cáo tiến độ dự án về thực hiện các Kế hoạch phát triển
DTTS/Giới do Ban PPMU chuẩn bị, trình lên các bộ liên quan và ADB; và
(vii) Tuyển và giám sát cơ quan (tư vấn) độc lập bên ngoài thực hiện giám sát độc lập
việc thực hiện tái định cư và thực hiện kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số/giới.
B. CẤP TỈNH
UBND tỉnh Thanh Hóa:
143. UBND tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt tất cả các vấn đề liên quan đến thực hiện Kế hoạch
tái định cư, Kế hoạch phát triển DTTS, Kế hoạch phát triển Giới và thủ tục giải quyết khiếu nại tố
cáo. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND các huyện, các Sở và tổ chức liên quan bố trí các nguồn lực
cho việc thực hiện Kế hoạch tái định cư, phát triển DTTS.
Sở NN&PTNT Thanh Hóa:
144. Sở NN&PTNT Thanh Hóa thành lập Ban RP-PMU giúp Giám đốc Sở chỉ đạo các địa
phương có liên quan thực hiện công tác GPMB và thực hiện REMDP của Dự án. Tuy nhiên, để
đảm bảo tính kết nối trong quá trình thực hiện các hoạt động vừa nêu, Ban RP-PMU sẽ cử thành
viên tham gia cùng Ban PPMU. Ban RP-PMU sẽ giám sát và hỗ trợ tất cả các hoạt động của Hội
đồng BTTĐC các huyện liên quan đến việc thực hiện TĐC còn Ban PPMU sẽ giám sát và hỗ trợ
tất cả các hoạt động của Hội Phụ nữ huyện, UBND các xã và các dịch vụ xã hội (nếu thuê mướn)
thực hiện Kế hoạch phát triển DTTS, Giới và phục hồi sinh kế trong phạm vi các xã trong vùng
dự án.
Ban RP-PMU
145. Ban RP-PMU được giao nhiệm vụ giám sát tất cả các hoạt động của các Hội đồng Bồi
thường Tái định cư huyện (Hội đồng BT-TĐC huyện) về việc thực hiện Kế hoạch TĐC. Ban RP-
PMU chịu trách nhiệm về:
Trang 87
(i) Cập nhật các Kế hoạch TĐC theo tiến độ phân giai đoạn đã được thống nhất cho các
hợp phần dự án;
(ii) phối hợp với các bên liên quan giải quyết các nội dung liên quan đén thực hiện
REMDP;
(iii) PPMU đảm bảo việc cấp tiền đền bù, hỗ trợ đúng hạn để thực hiện REMDP.
(iv) Thực hiện giám sát nội bộ và chuẩn bị các báo cáo giám sát nội bộ.
(v) Hướng dẫn các huyện thực hiện chương trình Phục hồi sinh kế.
Ban PPMU:
146. PPMU có trách nhiệm sau:
(i) Phối hợp chặt chẽ với Ban RP-PMU để hỗ trợ các Ban thực hiện PHSK phát triển
chi tiết Chương trình PHSK, sau đó kiểm tra rà soát chương trình chi tiết này trước khi nó
được trình lên UBND huyện phê duyệt;
(ii) Thực hiện Chương trình PHSK được duyệt với sự phối hợp chặt chẽ của các Ban
thực hiện PHSK cấp huyện và Đội thực hiện PHSK cấp xã;
(iii) Chuẩn bị các báo cáo thực hiện Chương trình PHSK trình Sở NN&PTNT Thanh
Hóa/CPMU.
(iv) Thực hiện hành động phát triển DTTS trong Báo cáo REMDP và kế hoạch hành
động giới trong phạm vi vùng dự án với những hoạt động dưới đây:
(v) Giám sát việc công khai các kế hoạch và phổ biến thông tin quan trọng đến các cơ
quan liên quan và đến các cộng đồng dân tộc thiểu số kịp thời và đúng cách trong suốt quá
trinh thực hiện.
C. CẤP HUYỆN
Ủy ban Nhân dân Huyện (UBND Huyện)
147. UBND huyện Ngọc Lặc:
(i) Thành lập Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện (Hội đồng BT-TĐC) để
thực hiện các hoạt động đền bù GPMB và tái đinh cư, và thành lập Ban thực hiện Phục hồi
sinh kế huyện;
(ii) Chỉ đạo UBND các xã và các tổ chức liên quan về các hoạt động đền bù GPMB tái
định cư, các hoạt động về DTTS và Giới;
(iii) Phê duyệt các phương án đền bù, phê duyệt Kế hoạch chi tiết phục hồi sinh kế;
(iv) Giám sát thực hiện Kế hoạch TĐC trong phạm vi địa bàn huyện;
Hội đồng bồi thường tái định cư Huyện (DRC)
148. Trách nhiệm chính của DRC như sau:
(i) Phổ biến thông tin công khai và các tài liệu khác của dự án; đảm bảo những người
BAH đều biết về qui trình thu hồi đất.
(ii) Lập kế hoạch và triển khai công tác kiểm đếm chi tiết, lập phương án bồi thường
trình UBND huyện phê duyệt và chi trả tiền bồi thường.
(iii) Xác định những hộ BAH nặng và dễ bị tổn thương, lập kế hoạch và thực hiện các
biện pháp phục hồi cho những hộ BAH này
(iv) Phối hợp với các xã xác định khu tái định cư và đất canh tác mới cho các hộ BAH,
nếu có yêu cầu.
(v) Hỗ trợ giải quyết khiếu nại của hộ BAH.
(vi) Hỗ trợ tư vấn giám sát độc lập trong quá trình giám sát TĐC tại địa phương.
Trang 88
Ủy ban Nhân dân Xã (UBND xã)
149. Trách nhiệm của UBND:
(i) Cử các cán bộ xã tham gia và hỗ trợ RDC, Ban RP-PMU, Ban PPMU trong quá trình cập
nhất và thực hiện REMDP;
(ii) Hõ trợ việc phổ biến thông tin dự án và các tài liệu công khai khác, đảm bảo rằng người dân
bị ảnh hưởng nắm được quá trình thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng;
(iii)Xác định khu đất thay thế cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng, nếu cần;
(iv) Ký vào các biên bản kiểm đếm chi tiết;
(v) Hỗ trợ trong hoạt động giải quyết khiếu nại; và
(vi) Chủ động tham gia vào tất cả các vấn đề và hoạt động liên quan tới tái định cư, DTTS và kế
hoạch hành động giới;
(vii) Thành lập Đội thực hiện Phục hồi sinh kế cấp xã; và
(viii) Tham gia trong tất cả các hoạt động của Chương trình phục hồi sinh kế.
D. TƯ VẤN
150. Các Tư vấn hỗ trợ quản lý dự án: Tư vấn quản lý dự án sẽ hỗ trợ BQLDA trung ương
(CPMU) trong quá trình cập nhật và thực hiện REMDP và phối hợp với CPMU, RP-PMU tổ
chức các khóa tập huấn, đào tạo tăng cường năng lực cho các bộ của DRC.
E. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC VÀ THỂ CHẾ
151. Tăng cường năng lực của cán bộ địa phương thực hiện tái định cư: Ban RP-PMU và DRC
huyện có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục thu hồi đất và tái định cư theo các
quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, các cơ quan này lại thiếu kinh nghiệm trong việc áp dụng các
yêu cầu bổ sung để hài hòa với chính sách của ADB về tái định cư bắt buộc, đặc biệt là liên quan
đến việc chuẩn bị và cập nhật các Kế hoạch TĐC phù hợp với các quy định của ADB; các quy
trình tham vấn và phổ biến thông tin và giám sát bên ngoài.
152. Tăng cường năng lực cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức của người dân tộc thiểu số
người đại diện sẽ tham gia thực hiện Kế hoạch DTTS để (i) giải quyết các vấn đề của người dân
tộc thiểu số trong vùng dự án; (ii) tạo điều kiện để họ thực hiện các hoạt động của Kế hoạch
DTTS một cách hiệu quả hơn.
Trang 89
XII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
A. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ
153. Quá trình thực hiện Kế hoạch tái định cư được trình bầy dưới đây:
(i) Thành lập các Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC cấp huyện (Hội đồng BT-TĐC).
UBND các huyện thuộc dự án đã thành lập Hội đồng BT-TĐC các huyện cho dự án,
và giao nhiệm vụ cho các cơ quan và các tổ chức liên quan. Việc này đã được thực hiện.
(ii) Tăng cường năng lực cho các cán bộ thực hiện của địa phương. Các khóa tấp huấn, đào
tạo về Chính sách Tái định cư không tự nguyện của ADB cho các cán bộ của Ban RP-PMU
và Hội đồng BT-TĐC, UBND các xã do các chuyên gia xã hôi, tái định cư của PMC đã được
tổ chức thực hiện trong phạm vi của dự án. Việc này đã được thực hiện.
(iii) Bàn giao phạm vi thu hồi đất: Sau khi TKKT được phê duyệt, Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế
đã tổ chức bàn giao phạm vi thu hồi đất (ngoài thực địa) cho RP-PMU tuộc sở NN&PTNT
Thanh Hóa và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái dịnh cư huyện Ngọc Lặc. Hoạt động này đã
hoàn thành.
(iv) Phổ biến thông tin trước khi thực hiện DMS: Trước khi tiến hành đo đạc khảo sát chi tiết
(DMS), Ban RP-PMU phối hợp với chính quyền địa phương các huyện, xã cung cấp thông
tin dự án cho các cư dân trong vùng dự án. Thông tin đã được phát sóng qua hệ thống loa
công cộng của địa phương kết hợp với các phương tiện khác như radio, báo chí, truyền hình,
phan phát tài liệu thông tin về dự án và tài liệu về chính sách tái định cư của dự án cho các hộ
bị ảnh hưởng chính sách, cơ chế giải quyết khiếu nại. Các hoạt động này đã được thực
hiện.
(i) Kiểm đếm đo đac chi tiết (DMS): DMS đã được thực hiện bởi Hội đồng BT-TĐC các
huyện với sự hỗ trợ của các cán bộ địa chính xã có sự tham gia của người bị ảnh hưởng và
đại diện các hộ bị ảnh hưởng. Các hoạt động này đã được thực hiện.
(ii) Chuẩn bị Kế hoạch PHSK. Đã đánh giá nhu cầu về khôi phục sinh kế của các hộ BAH
nặng. Kế hoạch PHSK và kế hoạch di dời đã được chuẩn bị có sự tham vấn với người bị ảnh
hưởng và các cơ quan có liên quan. Các hoạt động sinh kế đã được đề xuất và lập ngân sách.
Công việc này đã hoàn thành.
(iii) Chuẩn bị phương án bồi thường, hỗ trợ. Dựa trên các kết quả kiểm đếm, giá thay thế được
duyệt, Hội đồng BT-TĐC các huyện tiến hành lập các phương án bồi thường hỗ trợ cho tất cả
người bị ảnh hưởng, tài sản bị ảnh hưởng của họ và quyền lợi được bồi thường của họ.
Phương án bồi thường của từng hộ gia đình bao gồm các loại tài sản bị ảnh hưởng và kinh
phí bồi thường hỗ trợ của các hộ. Các hộ BAH đã kiểm tra và ký xác nhận. Hoạt động này
đã thực hiện.
(iv) Trình bản REMDP lên UBND tỉnh và ADB thông qua. Bản dự thảo REMDP đã được
trình lên CPMU để kiểm tra rà soát. Bản cuối cùng sẽ được trình lên UBND tỉnh Thanh Hóa
để phê duyệt và ADB thông qua.
(v) Công khai trên website của ADB. bản REMDP đã được UBND tỉnh phê duyệt và ADB
thông qua sẽ được công khai trên trang web của ADB.
(vi) Tổ chức thực hiện. Bồi thường và hỗ trợ sẽ được chi trả trực tiếp cho những người BAH
dưới sự giám sát của đại diện Hội đồng BT-TĐC huyện, chính quyền xã và đại diện của
người BAH.
Trang 90
(vii) Thành lập Ban PHSK huyện và Đội PHSK xã. Đã thành lập.
(viii) Thực hiện Chương trình PHSK. Lồng ghép vào chường trình phục hồi sinh kế của huyên
Ngọc Lặc đang triển khai thực hiện cho kênh chính Nam va kênh chính Bắc.
154. Các hoạt động chính: Dưới đây là kế hoạch dự kiến thực hiện các hoạt động chính.
Bảng XII-1: Kế hoạch thực hiện REMDP
Các hoạt động thực hiện chính về Kế hoạch Tái định
cư, DTTS Lịch trình
Kiểm đếm chi tiết và chuẩn bị Kế hoạch REMDP Đẫ thực hiện
Trình Kế hoạch REMDP lên UBND tỉnh phê duyệt và
ADB thông qua
Cuối Tháng 12/ 2014
Công khai Kế hoạch REMDP2 đến chính quyền địa
phương và hộ BAH sau khi được phê duyệt
Tháng 1/ 2015
Thực hiện Kế hoạch REMDP Cuối Tháng 1 – Tháng 2/ 2015
Bắt đầu thi công các gói thầu thuộc phạm vi Kế hoạch
REMDP
Tháng 4/ 2015
Xây dựng và thực hiện chương trình PHSK chi tiết Lồng ghép với REMDP2
Thực hiện kế hoạch hành động DTTS Từ tháng 5/2015
Giám sát nội bộ (Báo cáo tiến độ hàng quí) Từ tháng 4/2015
Giám sát độc lập (định kỳ) Từ tháng 6/2015
B. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
155. Kế hoạch hành động DTTS được thực hiện như là một chương trình riêng biệt. Bảng XII-2
trình bày kế hoạch thực hiện các giai đoạn chính, các mốc tác động dự án, các hoạt động trong
REMDP3 và quản lý cũng như giám sát và đánh giá Kế hoạch hành động DTTS cho các xã trong
phạm vi REMDP 3. Một số hoạt động đã đưa vào trong REMDP3.
Trang 91
Bảng XII-2: Kế hoạch thực hiện DTTS
Năm 2015 2016 2017
Quý 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
Các hoạt động Trách nhiệm Làm thế nào
+Tiến hành các hoạt động
đền bù cho các loại tài sản
BAH và chuẩn bị thực hiện
Chương trình PHSK.
Hội đồng BT-TĐC huyện
+Tiến hành các hoạt động
tăng cường sinh kế, hỗ trợ 2
triệu/ hộ DTTS bị AH
UBND các xã với sự hỗ
trợ của Hội Phụ nữ xã và
cán bộ của Hội đồng BT-
TĐC các huyện
Hội đồng BT-TĐC các huyện cung
cấp danh sách hộ DTTS BAH- xác
nhận của UBND các xã.
APHs đăng ký các mục đích sử dụng /
đầu tư hoạt động với Hội Phụ nữ xã
trước khi nhận hỗ trợ. Hội Phụ nữ xã
sẽ giám sát các hoạt động này.
Tiến hành tập huấn truyền
thông gìn giữ vệ sinh môi
trường, chăm sóc SKSS cho
cộng đồng bao gồm cả cộng
đồng DTTS
Hội đồng BT-GPMB các
huyện, Hội Phụ nữ huyện/
Hội Phụ nữ xã và Đoàn
Thanh niên với sự hỗ trợ
của tư vấn xã hội
Với hỗ trợ của tư vấn CPO, Hội Phụ
nữ và Đoàn Thanh niên tổ chức các
cuộc họp với phụ nữ dân tộc và phân
phát tời rơi, mời các bác sỹ/ nhân viên
y tế nói chuyện về
Nói chuyện / cung cấp kiến
thức định hướng cho các kỹ
sư và công nhân về văn hóa
dân tộc, về truyền thống,
phòng chống lây nhiễm
Lãnh đạo của nhà thầu xây
dựng với sự hỗ trợ của Hội
Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,
và Tư vấn xã hội
Các cơ quan thực hiện kết hợp với hội
Phụ nữ và Đoàn Thanh niên và nhà
thầu tổ chức tập huấn định hướng cho
các kỹ sư và công nhân để phòng tránh
lây nhiễm HIV/AIDs, về văn hóa dân
Trang 92
Năm 2015 2016 2017
Quý 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
HIV/AIDs và buôn bán phụ
nữ
tộc, về khách hàng, truyền thống, và
các biện pháp giảm tác động tiêu cực
của dự án lên họ.
Thực hiện đánh giá nhu cầu
hộ dân tộc về tập huấn nghề
phi nông nghiệp, sau đó
chuẩn bị và tiến hành các
khóa tập huấn cho họ
Hội đồng BT-TĐC huyện
& Hội Phụ nữ huyện, Hội
phụ nữ xã và UBND xã
với sự hỗ trợ của tư vấn xã
hội
Họp với các hộ dân tộc để đánh giá
nhu cầu của họ về tập huấn sau đó
phối hợp với trung tâm dạy nghề
huyện và các UBND xã để chuẩn bị
các khóa huấn luyện liên quan
Chuẩn bị tập huấn các kỹ
năng chăn nuôi, chăm sóc và
phòng bệnh cho gia súc.
Chuyển giao kỹ thuật trồng
gấc, tổ chức tham quan các
mô hình làm ăn giỏi, thực
hiện xây dựng mô hình thí
điểm tại xã
Hội Phụ nữ huyện và xã
với hỗ trợ của UBND các
xã
Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên tổ chức
cuộc họp với phụ nữ dân tộc để thảo
luận kế hoạch tập huấn, sau đó lên kế
hoạch với Trung tâm Khuyến nông
huyện/ các tổ chức dịch vụ để tổ chức
tập huấn
+WUs lên kế hoạch tham quan mô
hình làm ăn giỏi, tổ chức tham quan
cho các hộ DTTS và các hộ làm ăn
giỏi trong xã.
Thực hiện mua ăm ly , loa
đài, tivi bàn ghế trang bị cho
nhà văn hóa.
UBND các xã và các
trưởng thôn của thôn có
các hộ DTTS bị ảnh hưởng
Tham khảo quy tắc dấu thầu mua sắm
thiết bị/ tài sản của dự án.
Nâng cấp đường thôn, xây
dựng nhà văn hóa
PPMU và UBND các xã
và người BAH
Xác định nguồn ngân sách để nâng cấp
và xây dựng kết hợp với đóng góp của
người dân tộc bằng tiền hoặc lao động
Trang 93
Năm 2015 2016 2017
Quý 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
Thành lập cơ chế khiếu nại
và giải quyết khiếu nại UBND tỉnh, huyện, xã
Tất cả khiếu nại của người BAH cần
gửi tới các UBND xã, sau đó lên các
cấp cao hơn nếu không hài lòng.
Tham vấn trong quá trình
thực hiện
PPMU, Hội phụ nữ huyện
và tư vấn xã hội của
CPMU
Theo dõi và giám sát
Giám sát nội bộ PPMU, PR-PMU
Các cơ quan thực hiện cần giao cho
một cán bộ phụ trách giám sát nội bộ
về thực hiện Kế hoạch Tái định cư và
DTTS. Các báo cáo giám sát nội bộ
cần nộp lên UBND tỉnh, CPO và ADB
mỗi quý.
Giám sát độc lập
Tư vấn Giám sát độc lập
(EMA)
Giám sát độc lập được bao hàm trong
Kế hoạch TĐC. CPO thuê tuyển một
tổ chức thực hiện giám sát độc lập việc
thực hiện Kế hoạch TĐC, DTTS
Đánh giá cuối cùng EMA IMC sẽ tiến hành đánh giá cuối cùng
Trang 94
XIII. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO
A. MỤC TIÊU CỦA GIÁM SÁT
156. Giám sát là quá trình theo dõi thường xuyên tiến độ hoàn thành, hiệu quả các hoạt động
của dự án và đạt được các mục tiêu mà dự án đề ra. Đánh giá là hoạt động được thực hiện tại một
thời điểm nhằm xác định ảnh hưởng của hoạt động can thiệp và mức độ đạt được của các mục tiêu
đã đặt ra.
157. Mục tiêu chung của việc giám sát là đảm bảo việc đền bù, hỗ trợ và tái định cư được thực
hiện theo chính sách của dự án một cách kịp thời như đã nêu trong REMDP. Mục tiều của giám
sát là để cung cấp cho các cơ quan quản lý dự án về kết quả thực hiện,các tồn tại và các khó khăn
của việc thực hiện REMDP một cách kịp thời và đề xuất phương án giải quyết các tồn. Việc giám
sát sẽ được tiến hành bởi : (a) cơ quan thực hiện REMDP và (b) Tư vấn giám sát độc lập.
B. GIÁM SÁT NỘI BỘ
158. Ban RP-PMU tỉnh Thanh Hóa, với sự hỗ trợ của chuyên gia tái định cư, chịu trách nhiệm
giám sát nội bộ mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện REMDP với các chỉ báo giám sát như
sau :
Các chỉ báo giám sát
Các chỉ tiêu chính sẽ được Ban quản lý giám sát thường xuyên bao gồm:
(i) Chi trả tiền đền bù cho người bị ảnh hưởng theo mức đã nêu rõ trong Kế hoạch Tái định
cư này;
(ii) Thực hiện các quyền lợi về hỗ trợ xã hội và khôi phục thu nhập đối với người bị ảnh
hưởng;
(iii) Cung cấp thông tin về dự án cho người bị ảnh hưởng, đồng thời lấy ý kiến từ họ theo
các thủ tục được nêu rõ trong Kế hoạc Tái định cư này;
(iv) Ưu tiên của người bị ảnh hưởng về các phương án đưa ra;
(v) Tuân theo các thủ tục khiếu nại;
(vi) Theo sát các thủ tục khiếu nại và các vấn đề tồn tại cần đến sự trợ giúp của bộ phận
quản lý;
(vii) Khôi phục các công trình công cộng bị ảnh hưởng.
Báo cáo giám sát nội bộ
159. Báo cáo nội bộ sẽ bao gồm những nội dung chính sau đây:
(i) Số người bị ảnh hưởng phân chia theo loại hình ảnh hưởng và tình hình thực hiện việc
chi trả đền bù và hỗ trợ khôi phục thu nhập cho người BAH;
(ii) Kinh phí phân bổ cho các hoạt động đền bù và số tiền đã chi trả.
(iii) Kết quả giải quyết khiếu nại của lần giám sát trước và những vấn đề tồn tại cần đến hỗ
trợ của ADB hoặc các ban quản lý;
Trang 95
(iv) Các khó khăn trong việc thực thi; và
(v) Lịch trình thực hiện công tác tái định cư thực tế đã được điều chỉnh (nếu có).
C. GIÁM SÁT ĐỘC LẬP
160. Ban CPO phải tuyển chọn một cơ quan giám sát độc lập bên ngoài (IMO) trong suốt thời
gian thực hiện dự án. Đó phải là cơ quan chuyên về Khoa học xã hội và có kinh nghiệm giám sát
công tác tái định cư. Cơ quan giám sát độc lập sẽ bắt đầu làm việc ngay sau khi Kế hoạch Tái định
cư (REMDP) cập nhật được phê duyệt.
Mục tiêu giám sát
161. Mục tiêu chung của công tác giám sát độc lập là:
(i) Cung cấp nguồn thông tin đánh giá độc lập trong quá trình thực thi công tác tái định cư
và đền bù. Cơ quan giám sát độc lập trong trường hợp cần thiết, sẽ cung cấp hỗ trợ bên
ngoài và chuyên môn về kỹ thuật cho các cơ quan thực thi và các ban đền bù cho người
bị ảnh hưởng;
(ii) Đóng góp ý kiến để giải quyết các vấn đề tồn tại và có thể phát sinh khi thực hiện các
chương trình được đề xuất trong kế hoạch Tái định cư này;
(iii) Đưa ra đánh giá tổng thể về các chương trình của Kế hoạch Tái định cư với một tầm
nhìn mang tính kinh tế xã hội rộng hơn và lâu dài hơn.
Các chỉ báo giám sát, đánh giá
162. Cơ quan giám sát độc lập sẽ tiến hành giám sát và đánh giá những chỉ tiêu sau đây:
(i) Chi trả tiền đền bù: (a) Cần chi trả đầy đủ toàn bộ số tiền đền bù cho người bị ảnh
hưởng trước khi thu hồi đất, và giá trị đền bù cần đủ lớn để thay thế cho những tài sản bị
ảnh hưởng; (b) đền bù cho các công trình bị ảnh hưởng phải tương đương với chi phí
thay thế của các nguyên vật liệu và nhân công dựa trên các tiêu chuẩn và đặc thù xây
dựng mà không tính khấu hao và giá trị vật liệu thu hồi.
(ii) Phối hợp các hoạt động tái định cư với lịch thi công xây lắp: Cần hoàn tất mọi hoạt
động liên quan đến tái định cư và thu hồi đất của bất kỳ hợp phần nào trước khi ký hợp
đồng xây lắp cho hợp phần đó.
(iii) Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong việc xây dựng nhà: Hỗ trợ kỹ thuật trong xây dựng nhà
cần được cung cấp cho người bị ảnh hưởng để họ xây lại các công trình trên phần đấy
còn lại, hoặc tại địa điểm mới do dự án sắp xếp hoặc tại các lô đất mới được giao.
(iv) Tham khảo ý kiến nâng cao nhận thức cộng đồng về chính sách đền bù: (a) Người bị
ảnh hưởng cần được thông báo đầy đủ và được tham khảo ý kiến về mọi hoạt động liên
quan đến tái định cư, bao gồm thu hồi đất, cho thuê đất và các hoạt động di dời; (b)
nhận thức của cộng đồng về chính sách đền bù và các quyền sẽ được đánh giá trong số
những người bị ảnh hưởng; (c) đánh giá nhận thức về các phương án khác nhau dành
cho người bị ảnh hưởng như được trình bày trong Kế hoạch Tái định cư này.
Trang 96
(v) Khôi phục thiệt hại về thu nhập: Việc khôi phục các hoạt động sản xuất của người bị
ảnh hưởng sẽ được giám sát.
(vi) Đào tạo: (a) Công tác đào tạo theo yêu cầu cho những người bị ảnh hưởng đủ tiêu chuẩn
như đã nêu trong Kế hoạch Tái định cư này sẽ được giám sát; (b) loại hình đào tạo phụ
thuộc vào ưu tiên của chính những người bị ảnh hưởng và các khoá đào tạo sẵn có; (c)
các khoá đào tạo sẽ được tiến hành trong vòng 3 tháng từ khi dự án bắt đầu ảnh hưởng,
trong trường hợp không phải di dời.
(vii) Mức độ hài lòng của người bị ảnh hưởng: (a) mức độ hài lòng của người bị ảnh hưởng
đối với các lĩnh vực khác nhau liên quan đến đền bù, hỗ trợ và tái định cư sẽ được giám
sát và ghi chép đầy đủ; (b) tình hình hoạt động của cơ chế giải quyết khiếu nại, kết quả
giải quyết khiếu nại và tính hiệu quả của các quyết định giải quyết khiếu nại cũng sẽ
được xem xét.
(viii) Mức sống: Trong suốt quá trình thực hiện công tác tái định cư, xu hướng thay đổi về
mức sống của những người bị ảnh hưởng sẽ được khảo sát và theo dõi, bất kỳ khó khăn
tiềm ẩn nào trong việc khôi phục mức sống cho người bị ảnh hưỏng sẽ được ghi chép và
báo cáo.
Lập báo cáo giám sát
163. Cơ quan giám sát độc lập cần nộp kết quả giám sát định kỳ (hoặc một khoảng thời gian thoả
thuận khác) lên Ban Quản lý Dự án, và Ban Quản lý Dự án sẽ trình lên ADB như một phụ lục
trong báo cáo tiến độ thực hiện dự án.
164. Báo cáo cần có những nội dung chính sau:
(i) Các sai khác, nếu có, so với các quy định và nguyên tắc của (REMDP);
(ii) Báo cáo tiến độ của các hoạt động tái định cư đang diễn ra và giải pháp cho các tồn tại và
khó khăn đã được xác định trong báo cáo giám sát kỳ trước;
(iii) Xác định các tồn tại, khó khăn phát hiện trong quá trình giám sát và đưa ra các giải pháp đề
xuất để các cơ quan có liên quan xem xét và giải quyết một cách kịp thời.
Đánh giá
165. Cơ quan giám sát độc chuẩn bị báo cáo đánh giá tổng thể quá trình thực hiện tái định cư và
các ảnh hưởng của nó sau khi đã hoàn tất toàn bộ các hoạt động tái định cư 6 đến 12 tháng, sử
dụng cùng phiếu và mẫu điều tra như đã sử dụng trong các hoạt động giám sát.
Trang 97
CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: TỔNG HỢP CÁC HỘ BỊ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG
Phụ lục 2: MẪU BẢNG HỎI ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI
Phụ lục 3: TỜ RƠI THÔNG TIN DỰ ÁN
Phụ lục 4: MẪU BIÊN BẢN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
Trang 98
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- adb6290515083008ban_remdp_chinh_ly_the_cpo_vn_2_8849.pdf