Hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN 2015: những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam

Với thực trạng lao động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và các điều kiện, yêu cầu của thị trường di chuyển lao động có tay nghề và đào tạo trong khu vực ASEAN, các áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam sau khi AEC hoàn thành vào 2015 thì tiên quyết các doanh nghiệp phải có lực lượng lao động ngang tầm khu vực. Do đó các doanh nghiệp cần tích cực hơn trong phát triển thị trường lao động trong nước, phối kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tập trung vào hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên thông thị trường lao động khu vực cả về quy mô, chất lượng và cơ cấu ngành nghề. Cần phát triển lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, giỏi về ngoại ngữ, thông thạo môi trường khu vực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đổi mới cơ chế quản lý tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, khuyến khích người lao động tự động nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của mình.

pdf10 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN 2015: những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 HƯỚNG TỚI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 2015: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TS. Ngô Tuấn Anh1 Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong 3 trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN (Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội), được kỳ vọng hình thành vào năm 2015, mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực..., tận dụng được cơ hội do quá trình hội nhập quốc tế mang lại. Nghiên cứu này nhận diện những cơ hội và thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi tham gia AEC.Tuy nhiên, cơ hội và thách thức luôn chuyển hóa cho nhau, nếu không tận dụng được cơ hội có thể lại trở thành thách thức vô cùng lớn. Do đó, nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội, chuyển hóa thách thức nhằm xây dựng được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh thời gian tới. Từ khóa: AEC, Cộng đồng kinh tế ASEAN, Doanh nghiệp, Việt Nam Abstract ASEAN Economic Community (AEC) which is one of three important pillars of ASEAN Community (Political-Security, Economic and Socio-Cultural) is expected to be established in 2015, providing many great opportunities for Vietnamese enterprises in expanding export markets, improving competitiveness and quality of human resources ..., as well as taking advantage of international integration process. This study identifies opportunities and challenges that the Vietnamese enterprises will encounter when joining AEC. However, opportunities and challenges always transform to the other, by which the opportunity can become a tremendous challenge. Therefore, the study makes some recommendations for the Vietnamese enterprises to take advantage of opportunities, and transform challenges in order to build strong Vietnamese enterprises community in the future. Keywords: AEC, ASEANE conomic Community, Enterprises, Vietnam 1. Giới thiệu Cộng đồng kinh tế ASEAN - ASEAN Economic Community (AEC) là một trong 3 trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN (Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội) và đã được các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định lại cam kết hội nhập khu vực, nhất trí đẩy nhanh việc thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Đây là khối hợp tác kinh 1 Ngô Tuấn Anh, Điện thoại: 0926992989; Email: ngotuananh@neu.edu.vn 2 tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN nhằm mục tiêu hội nhập khu vực trên cơ sở Hiến chương ASEAN, và trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, cần thúc đẩy quá trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN càng sớm càng tốt. Hiện lộ trình thực hiện xây dựng AEC đang tiến triển thuận lợi, đạt mục tiêu đề ra, như đã tiến hành xóa bỏ thuế quan và triển khai các thoả thuận thương mại tự do với các đối tác thương mại lớn từ 1/1/2010.Đồng thời, ASEAN cũng nhất trí xác định 12 lĩnh vực ưu tiên đẩy nhanh liên kết, đó là: Hàng nông sản; Ô tô; Điện tử; Nghề cá; Các sản phẩm từ cao su; Dệt may; Các sản phẩm từ gỗ; Vận tải hàng không; Thương mại điện tử ASEAN; Chăm sóc sức khoẻ; Du lịch; và Logistics. Tuy nhiên, để hoàn thành lộ trình AEC vào 2015 đòi hỏi các quốc gia ASEAN, các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh chiến lược phù hợp, cũng như giải quyết được những vấn đề không đồng thuận của các quốc gia trong khối ASEAN. Hsu (2003) cho rằng cần hỗ trợ nhiều hơn nữa về mặt pháp lý đối với các nước chậm phát triển trong khối (các nước CLMV: gồm Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam) để đáp ứng được về mặt kỹ thuật và hưởng lợi đầy đủ do cộng đồng AEC mang lại. Schwartz và Villinger (2004) cho rằng quyết tâm chính trị của các quốc gia ASEAN có vai trò quyết định đến sự thành công của cộng đồng kinh tế ASEAN, và cần thiết phải chấp nhận hy sinh các lợi ích trước mắt để đạt được các lợi ích kỳ vọng đối với các quốc gia ASEAN trong tương lai. Nikomborirak và Stephenson (2002) chỉ ra rằng các bất đồng về mặt chính trị của các quốc gia trong khối ASEAN và trong bản thân từng quốc gia, lợi ích của các nhóm lợi ích tại các quốc gia có thể bị ảnh hưởng là các nhân tố cản trở tới quá trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN, và tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nền kinh tế ASEAN sẽ là thách thức lớn nhất, sẽ ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của mỗi nước thành viên một cách khác nhau, đây là một thách thức lớn cần vượt qua. Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp ASEAN luôn được coi là ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng một ASEAN năng động, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là yếu tố cốt lõi của các nền kinh tế ASEAN thời gian tới. Sự phát triển của hệ thống SME sẽ góp phần quan trọng nhằm đạt những mục tiêu tăng trưởng bền vững của ASEAN và các quốc gia trong khối. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với Việt Nam ở hiện tại và thời gian tới phải có những bước ngoặt căn bản, trong cả tư duy và hành động, có sự thống nhất và đồng thuận từ chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Trong bối cảnh hiện tại, các quốc gia ASEAN đồng thuận cao là cần đẩy nhanh tiến trình hoàn thành xây dựng AEC. Tuy nhiên, mỗi quốc gia với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, sẽ đối mặt với những khó khăn thách thức khác nhau. Việt Nam là quốc gia với xuất phát điểm là nền kinh tế phát triển thấp so với các nước trong khu vực, đồng nghĩa sẽ đương đầu với nhiều thách thức hơn so với các quốc gia khác. Do đó,cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần có sự nhìn nhận đúng mức tầm quan trọng khi tham gia AEC, đây vừa là cơ hội nhưng cũng đầy thách thức, cơ hội và thách thức luôn chuyển hóa nhau, nếu không tận dụng được cơ hội có thể phải đối đầu với những thách thức mới.Đặc biệt giai đoạn vừa qua, kinh tế Việt Nam và các nước ASEAN chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng không thành công khi đặt niềm tin vào thành phần kinh tế nhà nước, nhiều tập đoàn thua lỗ, phá sản, gây nhiều tổn hại trong nỗ lực phát triển kinh tế. Trong khi đó, thành phần kinh tế tư nhân vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ tương xứng từ phía Nhà nước, tình trạng phá sản, làm ăn thua lỗ, khả năng cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp ngày càng bộc lộ. Do đó, muốn hội nhập thành công, tận dụng được những cơ hội do AEC mang lại thì hệ thống doanh nghiệp cần nhận diện đúng tầm quan trọng quá trình hội nhập AEC, những khó khăn, thách thức phải đối mặt, tận dụng triệt để những cơ hội do AEC mang lại. 3 2. Những cơ hội và thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam 2.1 Những cơ hội Thứ nhất, Việt Nam có cơ hội xây dựng được hệ thống doanh nghiệp vững mạnh.Dưới sức ép cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay cũng như tiến trình xây dựng AEC, các quốc gia ASEAN cũng như Việt Nam cần thiết phải có lộ trình và chiến lược phát triển hệ thống doanh nghiệp của mình, đủ sức cạnh tranh tại thị trường trong và ngoài nước. Một trong các đặc trưng của AEC là xây dựng một khu vực có sự phát triển kinh tế cân bằng với hai yếu tố: Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và Sáng kiến hội nhập ASEAN nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển ở cấp độ SME cũng như thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế của các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam), để cho phép tất cả các quốc gia thành viên phát triển theo một định hướng thống nhất và tăng cường khả năng cạnh tranh của cả khu vực, giúp các nước tận dụng được cơ hội do quá trình hội nhập AEC mang lại.AEC khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) phát triển, và dành nhiều ưu đãi, hỗ trợ cho khu vực này.AEC xác định vai trò của khu vực tư nhân là một bên liên quan trong tiến trình hội nhập ASEAN; coi phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là trọng tâm, là xương sống của các nền kinh tế ASEAN, đã và đang thiết kế một chương trình trước và sau 2015 nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp các SME hưởng lợi nhiều hơn từ hội nhập ASEAN, trong đó tập trung vào thiết lập môi trường chính sách năng động, khả năng tiếp cận nguồn lực từ tài chính, dịch vụ hỗ trợ...được cải thiện; giúp các SME tham gia vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu; nâng cao năng lực lãnh đạo doanh nghiệp. Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường bởi môi trường thương mại hiệu quả, minh bạch và dễ dự đoán, cùng với việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, loại bỏ các rào cản thương mại và dịch vụ. Quy tắc xuất xứ linh hoạt, hiện đại, tính minh bạch hóa cao là một số trong nhiều yếu tố thuận lợi hóa. Ví dụ như, trong ASEAN có chứng nhận xuất xứ hàng hóa, với 60% sản phẩm được sản xuất từ ASEAN thì được chứng nhận là sản phẩm trong ASEAN, do đó sẽ được hưởng lợi thế trong các hiệp định thương mại tự do trong ASEAN, nhất là trong ASEAN với bên ngoài.Đối với Việt Nam, ASEAN là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu về thương mại và đầu tư. ASEAN hiện là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 3 của các doanh nghiệp Việt Nam và là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ 2 cho các doanh nghiệp Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN năm 2013 đạt 40,1 tỷ USD(Tổng cục thống kê, 2014). Không những thế, các doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn là những đối tác của ASEAN, vì ASEAN có một số hiệp định thương mại tự do với các đối tác như Úc - New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác thông qua các thỏa thuận Thương mại tự do (FTAs) riêng rẽ. Từ đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực và toàn cầu. Thứ ba, cắt giảm thuế quan là một thuận lợi giúp nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong hiệp định ASEAN, các nước cùng xây dựng hải quan một cửa đồng nghĩa với việc sản phẩm của một công ty sản xuất của Việt Nam có thể bán tại Singapore, Thái Lan mà không phải chịu thuế. Cắt giảm thuế quan là một 4 thuận lợi giúp nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam.Thuế suất trong các hiệp định như các hiệp định ASEAN, thuế suất sẽ về từ 0% - 5% đến năm 2018; nếu sản xuất để xuất khẩu thì sẽ không phải chịu thuế suất hoặc thuế suất thấp. Ví dụ thuế suất trong ASEAN sẽ về 0% -5% vào 2015, nếu sản xuất để xuất khẩu thì sẽ không phải chịu thuế suất. Đồng thời, nhập khẩu máy móc cũng không phải chịu thuế suất, điều này sẽ tạo điều kiện cho việc hạ giá thành và tăng chất lượng của sản phẩm cũng như tăng tính cạnh tranh của hàng hóa. Theo Bộ Công Thương (2014), tính đến tháng 8-2014, AEC đã ghi nhận kết quả tích cực về tự do hóa thuế quan mà các nước ASEAN đạt được, quan trọng nhất là việc xóa bỏ thuế nhập khẩu với mức bình quân 89% biểu thuế về mức 0%. Thứ tư, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tạo ra nhiều việc làm hơn, thông qua thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ, phân bổ nguồn lực tốt hơn, tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh,là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC nhằm thúc đẩy ASEAN thành một khu vực thu hút đầu tư toàn diện và hướng tới tự do hơn trong môi trường đầu tư. Có thể thấy trong những năm qua, vốn FDI vẫn tăng mạnh vào ASEAN, năm 2013 đạt 122,4 tỷ USD trong đó EU và Nhật Bản dẫn đầu, đầu tư nội khối chiếm 17,4% và Trung Quốc chiếm vị trí thứ 4 khoảng 7,02% với giá trị là 8,6 tỷ USD và rõ ràng đối với các nước CLMV có những dấu hiệu tích cực đối với tăng trưởng của các ngành dịch vụ (theo UBQG về hợp tác kinh tế quốc tế, 2014). Thứ năm, doanh nghiệp Việt với sức ép hội nhập với cộng động doanh nghiệp ASEAN năng động, hiện đại, phải thích ứng và đẩy mạnh ứng dụng các phương thức quản lý và kinh doanh hiện đại, như thương mại điện tử và Hải quan điện tử (một trong các ưu tiên của AEC) sẽ ngày một năng động hơn, năng lực cạnh tranh và năng suất sẽ được nâng lên. Từ thực tiễn phát triển cho thấy ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) giúp các doanh nghiệp chuyển từ cạnh tranh về chi phí nhân công thấp và tài nguyên thiên nhiên sang cạnh tranh về lợi thế so sánh của hàng hoá và dịch vụ dựa trên giá trị tri thức, có giá trị gia tăng cao. Tham gia AEC cũng sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, tiếp cận với phương thức kinh doanh mới, giúp mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm. 2.2. Những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam 2.2.1. Năng lực cạnh tranh và hội nhập của doanh nghiệp còn yếu Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam yếu. Các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, không phát huy được vai trò đầu tàu cho hệ thống doanh nghiệp cả nước, khu vực kinh tế tư nhân còn bị phân biệt đối xử, chưa đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp các nước trong khu vực. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tham gia thị trường thương mại có quy mô lớn, được hưởng nhiều ưu đãi, nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, nếu không khai thác tốt, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường khu vực, mà ngay thị trường nội địa cũng khó có thể giữ vững. Ví dụ,từ nhiều năm nay, hàng hoá của các nước trong khối ASEAN đã tràn ngập thị trường Việt Nam, như sản phẩm dao gọt trái cây, hay nước tăng lực của Thái Lan., và sẽ còn tràn vào thị trường Việt Nam nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử Việt Nam đối mặt với nguy cơ bị đẩy ra khỏi ngành do hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan và Singapore.Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan vừa đạt được thỏa thuận mua lại lĩnh vực kinh doanh sỉ của 5 METRO tại Việt Nam là điển hình của các doanh nghiệp ASEAN chuẩn bị làm ăn lâu dài tại Việt Nam khi AEC chính thức vào 2015. Việt Nam chưa có nhiều các doanh nghiệp mang tầm quốc tế và khu vực. Năng lực hội nhập và mở rộng thị trường nước ngoài còn yếu, còn nhiều thụ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa thực sự chủ động chuyển mình theo yêu cầu đòi hỏi của hội nhập kinh tế, đây sẽ là bất lợi rất lớn trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi các nhiều các tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Nếu không có chiến lược phát triển hệ thống doanh nghiệp từ cả phía chính phủ và doanh nghiệp, chiến lược tìm hiểu và mở rộng thị trường nước ngoài bài bản thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn sẽ chỉ là doanh nghiệp đi gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài, phụ thuộc nhiều vào biến động của kinh tế thế giới và trong nước. 2.2.2. Các doanh nghiệp nhỏ và nhiều ngành của nền kinh tế sẽ chịu tác động xấu Tham gia AEC sẽ tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi ích từ việc áp dụng các thuận lợi hóa thương mại tự do. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh về hàng tiêu dùng, dịch vụ, thu hút đầu tư sẽ ngày càng tăng cao, lợi thế cạnh tranh về sản xuất giá rẻ cũng sẽ giảm đi.AEC tạo ra một thị trường có sự tương đồng ở mức cao của các nền kinh tế ASEAN. Tuy nhiên, hiện đang có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển của các nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) so với các nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan), thể hiện ở cả quy mô vốn của nền kinh tế, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề lao động Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, sản phẩm, dịch vụ, đầu tư của các doanh nghiệp có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm lâu năm và có ưu thế về dịch vụ trên phạm vi thế giới tại các nước ASEAN khác, như Singapore, Malaysia, Indonesia Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chưa có nhiều mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn. Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản là thế mạnh của Việt Nam nhưng đang gặp phải những khó khăn về diện tích canh tác ngày càng thu hẹp do xu hướng đô thị hóa, khả năng khai thác, đánh bắt, tiếp thu công nghệ tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu chất lượng của thế giới còn rất hạn chế. Những lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng chế biến như tỷ lệ sử dụng lao động cao, giá lao động rẻ đang phải đối mặt sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực. Việc phát triển các mặt hàng mới còn gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ. Nếu không nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh có thể khiến cho doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng bị đào thải dưới áp lực cạnh tranh thế giới, các hiệp định Việt Nam ký kết có thể đem lại lợi ích chủ yếu cho doanh nghiệp nước ngoài thay vì doanh nghiệp trong nước. Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như da giày, may mặc dường như được lợi thế về giá nhưng thực chất các sản phẩm đầu vào như sợi, cúc áo... lại nhập từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc. Nguyên nhân docác sản phẩm hỗ trợ của Việt Nam nhìn chung còn nghèo nàn về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu, giá lại cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Trong khi đó, các sản phẩm hỗ trợ của Thái Lan, Malaixia... tuy chất lượng cũng không phải là cao hơn sản phẩm cùng loại của Việt Nam, nhưng hàng của họ giá rất rẻ, nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng; thêm vào đó, các quốc gia này chiến lược mở rộng thị trường bài bản, chuyên nghiệp hơn rất nhiều so với Việt Nam, đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam thời gian tới. 6 Các doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với thách thức không nhỏ khi AEC có hiệu lực. Trong đó đáng chú ý là sức ép từ hàng hóa nhập khẩu, cạnh tranh về dịch vụ đầu tư của các nước ASEAN,một số ngành sau có thể chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong thời gian tới, như: Ngành công nghiệp ô- tô Các doanh nghiệp ngành này chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường. Hơn nữa, công nghiệp phụ trợ đối với ngành công nghiệp ô tô hiện nay ở Việt Nam rất kém, qui mô thị trường nhỏ là những điểm bất lợi trong thu hút đầu tư vào ngành này. Thời gian tới khi thuế suất nhập khẩu ô tô có xuất xứ từ ASEAN ngày càng giảm, ngành ô tô trong nước sẽ còn khó khăn hơn nữa nếu ngành sản xuất ô tô của Việt Nam không tạo được sự khác biệt. Các sản phẩm nông nghiệp,chăn nuôi Giảm thuế quan có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nướcvào Việt Nam gia tăng, với giá cả cạnh tranh hơn, hệ quả tất yếu là thị phần hàng hóa liên quan tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Hiện tại, thức ăn chăn nuôi và sản phẩm đầu ra chủ yếu bị khống chế bởi các doanh nghiệp nươc ngoài, trong đó có doanh nghiệp các nước ASEAN; thời gian tới sẽ báo động là giai đoạn hết sức khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam trong ngành này. Theo (Rau quả Thái Lan đánh bật Trung Quốc, 2014)cho biết với mặt hàng rau quả, kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan trong 7 tháng đầu năm 2014 đạt gần 106 triệu USD, chiếm 34,2% thị phần. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ chiếm được 23,1%. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan lần đầu tiên đã vượt Trung Quốc và trở thành nước dẫn đầu trong việc xuất khẩu rau quả vào Việt Nam .cho thấy đây sẽ là lĩnh vực rất khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai, không chỉ từ Thái Lan mà còn từ các nước ASEAN khác. Ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng Sẽ có thách thức rất lớn đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng của Việt Nam. Các nước có hệ thống tài chính - ngân hàng phát triển như ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan)đều mạnh hơn Việt Nam về mọi mặt. Hơn nữa, thời gian qua, các ngân hàng của Singapore và Malaysia đang đầu tư rất lớn để có thể đi trước các đối thủ cạnh tranh khác và chuẩn bị tốt hơn cho AEC. Việt Nam không những chịu sức ép của AEC trong ngành tài chính- ngân hàng mà còn chịu nhiều sức ép hơn nữa từ TPP và các FTA đã ký kết và đang đàm phán. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất khó khăn nếu không tái cấu trúc, nâng cao khả năng cạnh tranh càng sớm càng tốt. Logistic Chất lượng của các dịch vụ vận tải như là môi giới hải quan, giao nhận vận chuyển, và giao hàng nhanh, hạ tầng giao thông. của Việt Nam vị trí thấp trong khu vực. Từ khi trở thành thành viên của WTO, ngành Logistics đã chịu sức ép từ sự cạnh tranh của các công ty của nước ngoài, điều này đã làm cho các công ty Logistics của Việt Nam có sự phát triển nhất định. Tuy nhiên, hiện các công ty nước ngoài với bề dày kinh nghiệm, công nghệ hiện đại vẫn chiếm ưu thế tại thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc tổ chức kinh doanh thể hiện sự manh mún, chưa chuyên nghiệp, các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực 7 này chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước như Vietnam Airline, Vinalines.gặp nhiều khó khăn trong suốt thời gian qua, các doanh nghiệp tư nhân chưa đủ sức cạnh tranh tại thị trường khu vực; Các yếu tố hải quan, cơ sở hạ tầng, vận tải đường biển quốc tế, chất lượng và khả năng cạnh tranh Logistics, khả năng theo dõi hàng hóa và quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, chưa tạo được môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và ngành nghề này phát triển, sẽ là bất lợi của Việt Nam khi AEC có hiệu lực vào 2015. 2.2.3. Thể chế thị trường còn nhiều khiếm khuyết là nguyên nhân cản trở sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước Việt Nam là nước hội nhập muộn, vẫn là một nền kinh tế chuyển đổi, trình độ phát triển thấp, năng lực thực tế của Việt Nam còn ở mức thấp, khả năng hoạch định và thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, nhiều chính sách được ban hành chưa tuân thủ theo cơ chế thị trường, hiện tượng đầu cơ trục lợi phổ biến dẫn đến sự méo mó của thị trường, khó khăn trong hoạt động quản lý nhà nước và phát triển của doanh nghiệp. Tư duy quản lý và năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, tư duy về kinh tế thị trường còn nhiều khiếm khuyết...là cản trở lớn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Các cơ hội và thách thức luôn chuyển hoá cho nhau, do đó nếu Việt Nam không cải cách mạnh mẽ bên trong cả về Nhà nước, doanh nghiệp và người dân thì khi hội nhập có thể phải gánh chịu những rủi ro rất lớn. Điều này thể hiện rõ sau hơn 7 năm gia nhập WTO, nhập siêu tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và các doanh nghiệp trong nước ngày càng yếu thế ngay tại thị trường nội địa. 2.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong nướccòn thấp Khi AEC trở thành hiện thực vào 2015, sẽ cho phép tự do di chuyển lao động có tay nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia và lao động có tay nghề của ASEAN tham gia vào hoạt động liên quan đến thương mại và đầu tư qua biên giới. Tám ngành nghề lao động dự kiến trong AEC được tự do di chuyển qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm: kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ sư, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Điều này cho thấy yêu cầu về chất lượng nhân lực cao, nhân lực phải được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Sự chênh lệch về thu nhập lớn giữa các quốc gia ASEAN sẽ là nguyên nhân tạo nên sự di chuyển lao động giữa các quốc gia giàu, nghèo khi AEC trở thành hiện thực vào 2015. Do đó đây sẽ là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam nếu không có chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lựctrong bối cảnh các nước ASEAN đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam càng tăng. Đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam cũng đầu tư vào các nước ASEAN trong thời gian tới sẽ là áp lực đối với lực lượng lao động của các doanh nghiệp Việt Nam, với thực trạng hiện tại là thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động có tay nghề và kỹ năng, năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp ở Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khi tham gia AEC, sẽ có hiện tượng chảy máu chất xám, tự do di chuyển lao động. Do đó, ngoài việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải đi kèm các giải pháp tránh chảy máu chất xám, chính sách lao động - việc làm và đãi ngộ hợp lý là nội dung trọng tâm các doanh nghiệp Việt Nam cần tính đến thời gian tới. 2.2.5. Các doanh nghiệp chưa chủ động phối hợp với Chính phủ hoạch định 8 chính sách thương mại quốc tế, nắm bắt lộ trình gia nhập AEC còn thấp Hoạch định chính sách thương mại quốc tế nói chung và gia nhập AEC nói riêng gắn liền với quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước và tiên quyết các doanh nghiệp cần phối kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạch định chính sách, phù hợp với thực trạng, mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai nhằm thu được kết quả tốt đẹp do hội nhập kinh tế mang lại. Tuy nhiên, thời gian qua đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động này còn hạn chế,Các doanh nghiệp còn thụ động trong việc tìm hiểu, tiếp cận các thông tin mở cửa thị trường, các cam kết của Việt Nam với đối tác thương mại. Cụ thể như các doanh nghiệp chưa hiểu hoặc chưa quan tâm đến các ưu đãi thuế quan, dẫn đến tự đánh mất lợi thế cạnh tranh về thuế và làm giảm khả năng cạnh tranh hàng hóa trên thị trường quốc tế; một số doanh nghiệp dù có hiểu biết về quy tắc xuất xứ nhưng khi áp dụng vào thực tế còn yếu, doanh nghiệp cũng chưa cập nhật đầy đủ về cam kết cắt giảm thuế hàng năm của WTO, của các hiệp định thương mại tự do (FTA) và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). 3. Một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp 3.1. Chủ động đổi mới, nâng cao khả năng cạnh tranh Các doanh nghiệp sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn, nếu không đổi mới hoạt động quản trị doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường quảng bá thương hiệu thì những doanh nghiệp yếu kém sẽ thất bại.Các doanh nghiệp cần phải phát huy hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tái cấu trúc, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp và đưa các ứng dụng chuyên ngành vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để giúp tăng cường minh bạch và nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế.Đối với doanh nghiệp, ICT giúp các doanh nghiệp chuyển từ cạnh tranh về chi phí nhân công thấp và tài nguyên thiên nhiên sang cạnh tranh về lợi thế so sánh của hàng hoá và dịch vụ dựa trên giá trị tri thức, có giá trị gia tăng cao. Công nghệ thông tin và truyền thông là nền tảng cho sự hình thành và phát triển của Internet và thương mại điện tử. Hải quan điện tử, và thương mại điện tử là một trong các ưu tiên phát triển của AEC, và Việt Nam còn đứng ở vị trí khiêm tốn trong việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong khu vực, đòi hỏi phải đặt ở mức quan tâm cần thiết đúng với tầm quan trọng trong thời gian tới. Lợi thế cạnh tranh bằng giá sẽ không còn là lợi thế đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết các FTA mà là các hình thức cạnh tranh phi giá, các quy định kỹ thuật thuộc nội khối như bao gói, nhãn mác, dư lượng hóa chất tối đa trong sản phẩm xuất khẩu cũng là một rào cản cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Do vậy các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần phải chuẩn bị thực thi và đảm bảo điều kiện tiếp cận thị trường xuất khẩu.Tuy nhiên, đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam điều chỉnh chiến lực kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong bối cảnh mới. Các doanh nghiệp nên có tiếng nói yêu cầu các cơ quan quản lý có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư cho nghiên cứu phát triển hơn, bởi điều đó sẽ mang lại chuyển giao công nghệ tốt hơn từ đó cạnh tranh cao hơn. Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các chiến lược kinh doanh, phát triển sản xuất để có thể cạnh tranh với hàng hóa từ các nước trong khu vực ngay cả trong thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu, nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí về quy tắc xuất xứ để được hưởng các ưu đãi về thuế quan. Đồng thời, cần khai thác tốt những thế mạnh của mình để tận dụng những lợi thế về thuế quan cũng như chủ động đón đầu sức ép cạnh tranh. 3.2. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ 9 Cộng đồng kinh tế ASEAN quyết tâm thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN về quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo ra một hệ thống đăng ký ASEAN, tạo điều kiện cho đăng ký thiết kế của người sử dụng và thúc đẩy phối hợp giữa các Văn phòng sởhữu trí tuệ trong khu vực, tham gia đầy đủ các điều ước quốc tế phổ biến như Nghị định thư Mardrid về đăng ký nhãn hiệu và các công ước quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên việc thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã và đang là điểm yếu của Việt Nam và các doanh nghiệp thời gian qua. Việc bảo hộ chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ cũng sẽ dẫn tới những khó khăn trước mắt cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam (khi phải bỏ vốn nhiều hơn cho những sản phẩm thuộc loại này) và người tiêu dùng (khi phải trả giá đắt hơn cho sản phẩm). Tuy nhiên, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy sự sáng tạo của các doanh nghiệp và cá nhân trong nước, đây sẽ là cái lợi dài hạn đối với Việt Nam. 3.3. Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển những ngành có lợi thế Doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu ở những lĩnh vực lợi thế như: sản phẩm điện tử và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; thiết bị máy móc, sắt thép các loại, gạo, cao su. Chủ động xây dựng năng lực sản xuất, kinh doanh, cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu. Cùng với việc tăng nhanh tỉ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành và giảm thiểu phụ thuộc và các nhà cung cấp nước ngoài cần tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, đầu tư vào các vùng trồng nguyên liệu. 3.4. Chủ động nắm bắt thông tin và lộ trình xây dựng AEC Cần chủ động nắm bắt thông tin, nâng cao năng lực, xây dựng chính sách mới để tạo ra các lợi thế cạnh tranh. Chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu các thông tin và lộ trình xây dựng AECđể có các điều chỉnh hợp lý trong chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt về thị trường, sản phẩm và mức độ cạnh tranh trong những năm tiếp theo. 3.5. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Với thực trạng lao động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và các điều kiện, yêu cầu của thị trường di chuyển lao động có tay nghề và đào tạo trong khu vực ASEAN, các áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam sau khi AEC hoàn thành vào 2015 thì tiên quyết các doanh nghiệp phải có lực lượng lao động ngang tầm khu vực. Do đó các doanh nghiệp cần tích cực hơn trong phát triển thị trường lao động trong nước, phối kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tập trung vào hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên thông thị trường lao động khu vực cả về quy mô, chất lượng và cơ cấu ngành nghề. Cần phát triển lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, giỏi về ngoại ngữ, thông thạo môi trường khu vực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đổi mới cơ chế quản lý tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, khuyến khích người lao động tự động nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của mình. 10 Tài liệu tham khảo 1. Ban Thư ký ASEAN (2012), “Cộng đồng kinh tế ASEAN: Sổ tay thông tin cho doanh nghiệp”, Hà Nội. 2. Bộ Công Thương (2014), Báo cáo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 46, Hà Nội. 3. Bộ Công Thương (2013), Phổ biến các Hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam tham gia, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội ngày 4/9/2013. 4. Findlay C. (2004), "Service Trade Liberalization in ASEAN". In "Roadmap to an ASEAN Economic Community" edited by Denis Hew, Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, forthcoming. 5. Hew, D. và H. Soesastro (2003), "Nhận thức Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2020: ISEAS và ASEAN-ISIS Phương pháp tiếp cận", Bản tin Kinh tế ASEAN, Vol. 20, số 3, tháng Mười Hai. 6. Nikomborirak, D. and Stephenson, S. (2002), "Liberalization of Trade in Services : East Asia and the Western Hemisphere", Paper prepared for the Pacific Economic Cooperation Council (PECC) Trade Policy Forum on Regional Trading Agreements, Bangkok, Thailand, 12-13 June. 7. Schwartz, A. and Villinger, R. (2004), "Integrating Southeast Asian Economies", The McKinsey Quarterly, Number 1. 8. Tổng cục thống kê (2014), Niên giám thống kê 2013, Hà Nội. 9. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2010), Lộ trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN 2009-2015, Hà Nội. 10. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2014), Tạp chí hội nhập, số tháng 7+8, Hà Nội. Rau quả Thái Lan đánh bật Trung Quốc (2014), truy cập ngày 2/9/2014 từ 201408310942389104ca52.chn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfngo_tuan_anh_2032.pdf