Hướng dẫn viết một đề cương nghiên cứu khoa học
Nội Dung:
- Hướng dẫn phương pháp khoa học cho việc thành lập một đề cương nghiên cứu khoa học, phát triển đề cương hợp lý từ việc hình thành ý tưởng cho đến hoàn thiện đề cương nghiên cứu.
- Giới thiệu các loại đề cương nghiên cứu khoa học khác nhau thường được áp dụng trong các bài nghiên cứu.
- Phân tích từng phần trong đề cương để hoàn thiện thành một bài nghiên cứu hoàn chỉnh.
Tài liệu bổ ích cho các bạn có đam mê nghiên cứu khoa học, các bạn đang là sinh viên có nguyện vọng nghiên cứu khoa học và cũng có ích cho các bạn đang trong quá trình hay đang chuẩn bị làm khóa luận tốt nghiệp.
Tài liệu sử dụng của PGS. Pham Văn Kim Khoa Nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ.
38 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 33135 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn viết một đề cương nghiên cứu khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU PGs. Phạm Văn Kim Bô môn Bảo Vệ Thực Vật Khoa Nông Nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ 1. Ý tưởng để chọn đề tài nghiên cứu Ý tưởng nghiên cứu có thể phát xuất từ: Sở thích cá nhân. Các vướng mắc trong thực tế sản xuất. Các trở ngại trong đời sống (y tế, môi trường, vv…) Các vấn đề chưa biết trong khoa học. Những vấn đề cần bổ sung cho nghề nghiệp. Chỉ thị hoặc gợi ý của cấp trên. Từ ý tưởng đến đề tài nghiên cứu Xác định đề tài: Dựa vào ý tưởng đã có để xác dịnh đề tài sẽ xây dựng Phác thảo ra mục tiêu của NC, trong đó: Những nội dung cần giải quyết (liệt kê ra) Đối tượng được hưởng lợi ích (liệt kê ra) Ước lượng lợi ích mang lại có tương xứng không? (để điều chỉnh và bổ sung nội dung) Phác thảo tên của đề tài Từ ý tưởng đến đề tài nghiên cứu Đề tài có thực tế không? Nhóm nghiên cứu có khả năng thực hiện được mục tiêu của đề tài không? Các khó khăn phải vượt qua trong khi thực hiện đề tài: Có khắc phục được không? Khi đã giải quyết được đề tài, có thể triển khai ra ứng dụng hay không? Mục tiêu của đề tài có tính thuyết phục không? Các điểm quan trọng cần cân nhắc khi chọn đề tài: 2. Xây dựng đề cương nghiên cứu Sau khi đã xác định vấn đề sẽ nghiên cứu, phải tiến hành xây dựng đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu là xương sống của công trình nghiên cứu. Một nghiên cứu nhỏ cũng cần có đề cương nhỏ, ít nhứt ở trong đầu của người nghiên cứu. Công trình lớn hơn, phải viết đề cương nghiên cứu ra giấy. Vì sao phải có Đề Cương Nghiên Cứu? Là nét phác thảo của cả quá trình nghiên cứu của đề tài: Xác định cụ thể mục tiêu sẽ nghiên cứu. Xác định các kết quả cần đạt được. Xác định phương pháp phải áp dụng trong khi NC. Chọn phương tiện thích hợp cho quá trình NC. Hướng dẩn các bước sẽ thực hiện. Vì sao phải có Đề Cương Nghiên Cứu? Giúp chủ nhiệm đề tài chuẩn bị: Con người: phân công Phương tiện: mua sắm thêm hoặc thuê mướn Kinh phí: phân bố kinh phí cho từng giai đoạn 3. Các loại đề cương nghiên cứu Đề cương nghiên cứu tổng quát Mục đích: Thuyết phục nhà tài trợ cấp kinh phí Yêu cầu: Đề cương mang tính tổng quát Phải nêu rỏ ý nghĩa và lợi ích của đề tài Cho thấy sự cần thiết phải thực hiện đề tài Các loại đề cương nghiên cứu Đề cương chi tiết Mục đích: Hướng dẩn thực hiện đề tài Yêu cầu: Mô tả các giai đoạn và các bước thực hiện Mô tả phương pháp tỉ mỉ Phân công thực hiện 4. Đề cương nghiên cứu tổng quát Mục đích của đề cương tổng quát: Đăng ký đề tài với cấp trên Xin tài trợ cho đề tài nghiên cứu Mời người tham gia vào công trình nghiên cứu Yêu cầu của đề cương: Giới thiệu được một cách tổng thể công trình sẽ nghiên cứu nhưng không được dài dòng Nói lên được nhu cầu bức thiết phải thực hiện đề tài Phải tranh thủ được sự chấp thuận của nhà tài trợ Các phần cần có của đề cương tổng quát Tên đề tài Thời gian nghiên cứu Nhóm nghiên cứu Đặt vấn đề Mục tiêu nghiên cứu Mối liên quan với các chương trình khác Nội dung nghiên cứu và các bước tiến hành Các phương tiện cần cho đề tài Kết quả phải đạt Sản phẫm phải giao nộp Dự trù kinh phí Tên đề tài Tên của đề tài tuỳ thuộc mục tiêu NC và kết quả phải đạt Tên đề tài phải ngắn gọn, nhưng phải: rỏ ý bao hàm được mục tiêu và kết quả sẽ đạt được của đề tài Qua tên của đề tài người nghe có thể biết được công trình nghiên cứu sẽ đi đến đâu? Tên đề tài Tránh dùng các tên đề tài bao hàm nội dung quá rộng, không xác định cụ thể. Thí dụ: Không nên: “Ảnh hưởng của phân đạm lên lúa” Tên đề tài Thí dụ: Nên xác định cụ thể hơn: Ảnh hưởng của liều lượng và số lần bón phân đạm lên năng suất lúa Ảnh hưởng của liều lượng và số lần bón phân đạm lên năng suất lúa trên nền đất phù sa ngọt tại tỉnh Cần Thơ Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm lên bệnh đốm vằn trên lúa tại Cần Thơ Thời gian nghiên cứu Tuỳ đề tài, thời gian nghiên cứu có thể từ 1 đến 4 năm. Thời gian dể được chấp nhận là trong khoảng 1 đến 2 năm (để cần kinh phí ít). Nhóm tác giả Tên của chủ nhiệm đề tài và các thành viên tham gia Nên ghi đầy đũ học hàm và học vị của từng thành viên Nên ghi nơi công tác của mỗi người Nên có sự phân công cho các thành viên tham gia đề tài. Mục tiêu của đề tài Cần xác định mục tiêu của đề tài thật cụ thể Qua mục tiêu có thể phác hoạ ra kết quả phải đạt được là gì? Phải lược khảo tư liệu để xem trên thế giới đã biết gì về mục tiêu nầy hay không? Tránh trùng lặp với các đề tài đã giải quyết xong trên thế giới và trong nước. Thí dụ: Bệnh Vàng lùn tại Việt Nam và grassy stunt disease strain 2 trên thế giới và đề tài nghiên cứu về vấn đề nầy Mục tiêu của đề tài Có thể trình bày mục tiêu của đề tài dưới 2 phần: Mục tiêu chung (tổng quát) Thí dụ: Nghiên cứu các yếu tố kỹ thuật nhằm hổ trợ cho sự phát triển kinh tế xã hội của hai xã Long Hoà và Hoà Minh, huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh Mục tiêu của đề tài Có thể trình bày mục tiêu của đề tài dưới 2 phần: Mục tiêu cụ thể: Thí dụ: - Khảo sát và lập bản đồ phân vùng sản xuất của hai xã - Đưa các tiến bộ kỹ thuật vào các mô hình canh tác tôm - lúa - Phát triển cây lâu năm để tạo sinh thái tốt hơn. - Xây dựng mối liên kết giữa nông hộ và cộng đồng. Phần Đặt vấn đề Với các đề tài chuyên sâu trong lãnh vực khoa học: Là phần rất quan trọng (lược khảo tài liệu đưa vào phần nầy) Nêu lên các vấn đề liên quan mà nhân loại đã hiểu biết Làm nổi bật sự cần thiết phải thực hiện đề tài Phần đặt vấn đề Viết hết sức ngắn gọn và có trích dẩn tư liệu tham khảo (đính kèm danh sách tài liệu tham khảo). Qua các hiểu biết trước của nhân loại và qua mục tiêu cần giải quyết có thể đề ra giả thiết để giải quyết vấn đề. Đề tài nghiên cứu đi chứng minh giả thiết đã đề ra là đúng. Phần đặt vấn đề Với các đề tài thuộc lãnh vực sản xuất: Nêu các khó khăn hiện tại và nhu cầu nghiên cứu để giải quyết Nếu được thì nên trích dẩn các số liệu để chứng minh Phải làm nổi bật được sự bức thiết của việc phải thực hiện đề tài Nêu lên lợi ích của kết quả đề tài (phục vụ được những ai?) Đặt giả thiết để tìm hướng giải quyết: Dựa vào điều kiện cụ thể của địa phương Dựa vào biện pháp canh tác đang áp dụng và tập quán của địa phương Dựa vào các tiến bộ mới, các hiểu biết mới Dựa vào mục tiêu nghiên cứu Đưa ra các giả thiết về nguyên nhân của các trở ngại mà đề tài cần giải quyết. Phần đặt vấn đề Chọn giải pháp để giải quyết mục tiêu Dựa vào giả thiết đặt ra, đề xuất hướng giải quyết để đạt mục tiêu của đề tài Cũng dựa vào giả thiết, chọn các nghiệm thức cần có cho đề tài Dựa vào mục tiêu và các nghiệm thức cần thực hiện, chọn cách thực hiện nghiên cứu phù hợp: Bố trí thành một thí nghiệm Bố trí thành nhiều thí nghiệm liên hoàn nhau Bố trí nhiều thí nghiệm song song nhau Chọn giải pháp để giải quyết mục tiêu Cũng tùy thuộc vào các nghiệm thức cần thực hiện, chọn phương pháp bố trí cho từng thí nghiệm: Nếu số nghiệm thức ít và đơn giản: bố trí theo lối hoàn toàn ngẫu nhiên hoặc khối hoàn toàn ngẫu nhiên Nếu số nghiệm thức phức tạp và cần biết sự tương tác lẫn nhau: bố trí theo lối thừa số (hay phương pháp có lô phụ) Phương pháp nghiên cứu áp dụng Dựa theo hướng giải quyết đã chọn mà xác định phương pháp áp dụng cho đề tài. Phương pháp hiện đại dể cho kết quả chính xác hơn Xác định phương pháp áp dụng cho từng giai đoạn hoặc của từng mãng chuyên môn của đề tài. Chỉ cần mô tả tổng thể của các phương pháp nghiên cứu (chưa cần chi tiết). Phương tiện sử dụng trong đề tài Chỉ nêu ra những phương tiện quan trọng sẽ sử dụng trong đề tài, với mục đích chứng minh đề tài có tính khoa học và tính hiện đại cao. Phương tiện sử dụng trong đề tài (tt) Bao gồm: Các phương tiện đã có sẳn trong cơ quan, Các phương tiện có thể tranh thủ sử dụng ở cơ quan bạn (thuê mướn). Cũng có thể nêu lên những phương tiện cần thiết phải mua sắm thêm. Lưu ý: nêu cái mình có sẳn nhiều hơn cái sẽ mua sắm thêm. Lưu ý: rất khó xin xây dựng thêm (ngoại trừ các dự án lớn của Nhà Nước) Cách ghi nhận kết quả Tùy thuộc vào đặc điểm của đề tài mà phần nầy được mô tả sơ qua, hoặc được mô tả kỷ hơn: Nếu cách đánh giá kết quả đơn giản và được nhiều người sử dụng từ trước thì chỉ cần trích dẩn Nếu phải áp dụng phương pháp đánh giá mới hoặc do mình phát triển ra, cần mô tả kỷ hơn. Cách đánh giá: sẽ cho kết quả chính xác hay không? Do đó cũng là điều người xét duyệt quan tâm. Các kết quả dự kiến đạt được Là phần quan trọng trong đề cương và được quan tâm đặc biệt lúc xét duyệt đề cương. Trình bày ngắn gọn, nhưng phải nêu lên các kết quả quan trọng dự kiến đạt được. Tên đề tài, mục tiêu nghiên cứu và kết quả dự kiến phải phù hợp với nhau. Dự kiến sản phẩm đạt được Qua kết quả dự kiến, sẽ có sản phẩm Sản phẫm có thể là: Các bài báo khoa học Quy trình của một công nghệ mới Bản đồ, sơ đồ, hình vẻ hoặc hình chụp Sản phẫm làm ra nếu đề tài là một mô hình sản xuất hoặc qui trình sản xuất thử Kinh phí nghiên cứu Tuỳ yêu cầu của nơi xét duyệt mà mức dự trù kinh phí phải chi tiết hay tổng quát Đối với đề tài cấp tỉnh, phải dự trù kinh phí khá chi tiết Phải dựa vào định mức theo qui định để dự trù. Mức kinh phí dự trù nên tuỳ theo khả năng của nơi xin xét duyệt Tuỳ theo mức kinh phí xin mà nới rộng hoặc thu hẹp mục tiêu và nội dung nghiên cứu Dự kiến phần thu hồi Tuỳ đề tài Qui định chung là thu hồi lại 40% phần kinh phí đầu tư cho các mô hình Các biểu mẫu: - Phiếu đăng ký đề tài >> - Thuyết minh đề tài NCKH >>> - Giải thích kinh phí đề tài >> 5. Đề cương chi tiết Sau khi đã được duyệt chấp thuận tài trợ cần làm đề cương triển khai đề tài một cách chi tiết Đây là tài liệu hướng dẩn cho người tham gia thực hiện đề tài Đề cương cần cụ thể và chi tiết ở mức theo đó thực hiện 5. Đề cương chi tiết Nên phân theo giai đoạn hoặc theo mãng nghiên cứu Trong một giai đoạn hoặc một mãng nghiên cứu nên soạn theo từng thí nghiệm 5. Đề cương chi tiết (tiếp theo) Trong mỗi thí nghiệm cần mô tả kỷ: Mục tiêu cần đạt được: càng cụ thể càng tốt Phương pháp áp dụng: cách bố trí thí nghiệm, các nghiệm thức (không dưới 3), số lần lặp lại (không lớn hơn số nghiệm thức và không dưới 3) Cách ghi nhận chỉ tiêu theo dỏi: mô tả thật cụ thể cách ghi nhận chỉ tiêu để người thực hiện không thực hiện sai. Cách chọn mẫu để ghi nhận chỉ tiêu rất quan trọng. Cần mô tả cụ thể. 5. Đề cương chi tiết (tiếp theo) Trong mỗi thí nghiệm cần mô tả kỷ (tiếp theo): Thời gian thí nghiệm: ghi cụ thể trong lịch công tác Cách xử lý số liệu Cách liên lạc lẫn nhau, thời hạn tối thiểu phải liên lạc với nhau HẾT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hướng dẫn viết một đề cương nghiên cứu khoa học.ppt