Hướng dẫn sử dụng nhanh hệ thống moodle
Để khai báo các hoạt động học tập, Thầy/Cô chọn hoạt động trong danh sách combo
Thêm một hoạt động. Hệ thống moodle cung cấp rất
nhiều hoạt động, trong tài liệu này chỉ hướng dẫn các
Thầy/Cô tạo hoạt động Bài tập cho sinh viên.
Bài tập là hoạt động hỗ trợ các Thầy/Cô ra nhiệm vụ
cho sinh viên làm trong một khoảng thời gian theo một
thang điểm nào đó. Sinh viên có thể tải file lên để đáp ứng
yêu cầu về nhiệm vụ. Ngày mà họ tải file lên sẽ được ghi
lại. Hệ thống sẽ cung cấp một trang riêng để xem từng
file, xem xem nó muộn hay sớm so với yêu cầu, và giúp
Thầy/Cô có thể chấm điểm, bình luận.
Để thêm một bài tập, Thầy cô chọn mục Bài tập lớn trong
9 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn sử dụng nhanh hệ thống moodle, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH HỆ THỐNG MOODLE
Giới thiệu
Moodle là hệ thống cho phép mở rộng một lớp học trên nền Web. Hệ thống này này
cung cấp một môi trường chung cho các giáo viên và sinh viên có thể truy cập vào các tài
nguyên của lớp học và tham gia nhiều hoạt động khác nhau. Các giáo viên sử dụng
Moodle để cung cấp bài giảng, ra bài tập và thu bài tập, đưa lên các bài báo, các nguồn tài
nguyên điện tử và nhiều nhiều nữa. Tài liệu hướng dẫn này nhằm hướng dẫn giáo viên sử
dụng hệ thống phục vụ cho công tác giảng dạy.
Chức năng chính
Thông qua website, giáo viên có thể:
• Xây dựng bài giảng và nội dung học tập của môn học theo lịch.
• Thông báo các thông tin liên quan đến môn học.
• Giúp đỡ sinh viên học tập thông qua diễn đàn, thảo luận và trao đổi công tác giảng
dạy thông qua diến đàn dành cho giáo viên.
• Quản trị các thông tin về môn học: thời gian, tài liệu (thư mục, tệp tin), nhật ký
môn học, các thông số liên quan đến môn học, điểm số, thông tin về giáo viên,
thông tin về sinh viên.
1 Đăng nhập hệ thống
Website môn học có địa chỉ truy cập:
(mạng nội bộ của nhà Trường)
(Internet)
Hình 1 Trang chủ của hệ thống website môn học
Các Thầy/Cô click vào liên kết Đăng nhập ở góc trên bên phải của website và nhập tài
khoản mà mình được cấp để đăng nhập vào hệ thống.
.
2 Quản trị môn học
Sau khi đăng nhập thành công, các Thầy/Cô sẽ thấy danh sách các môn học do các
Thầy/Cô quản lý trong danh sách Các cua học của tôi
Để quản trị môn học, Thầy/Cô click vào tên môn học mà
mình muốn quản lý trong danh sách Các cua học của tôi
Phía bên trái của màn hình, trong thực đơn Điều hành, gồm
nhiều chức năng trợ giúp các Thầy/Cô quản lý môn học của mình.
• Bật chế độ chỉnh sửa: cho phép Thầy/Cô thay đổi các thông số
và quản trị môn học của mình
• Cập nhật hồ sơ cá nhân: Cập nhật, thay đổi thông tin cá nhân
của các giáo viên
• Các thiết lập: cho phép Thầy/Cô thay đổi giao diện của môn
học (sẽ được nói nhiều ở phần sau)
• Giáo viên: liệt kê tất cả các giáo viên của môn học
• Điểm số: hiển thị điểm số của tất cả các bài tập và bài thi của mỗi sinh viên tham
gia vào môn học
• Log: chỉ ra tất cả các hoạt động trong môn học của Thầy/Cô theo một lượng thời
gian nào đó.
• Thư mục/tệp tin: cho phép Thầy/Cô tải lên môn học của mình hoặc xem tất cả các
tệp đang tồn tại trên đó
• Trợ giúp: là tài liệu hướng dẫn sử dụng Website môn học bằng tiếng Anh trực
tuyến từ website của hệ thống moodle.org
• Diễn đàn giáo viên: là diễn đàn chỉ dành cho các thảo luận của giáo viên
2.1 Cp nht thông tin cá nhân
Để cập nhật thông tin cá nhân của mình, các Thầy/Cô chọn mục Cập nhật thông tin
cá nhân từ thực đơn Điều hành. Chức năng cung cấp các form điền thông tin để các giáo
viên điền thông tin cá nhân, ví dụ: Họ và tên, Địa chỉ email, Địa chỉ website cá nhân v..v.
2.2 Thit lp các tham s cho môn hc
Thầy/Cô chọn mục Các thiết lập trong thực đơn Điều hành để khai báo các thông tin
về môn học.
• Tên đầy đủ: Tên đầy đủ của môn học
• Tên tắt: Tên viết tắt của môn học
• Giới thiệu: Giới thiệu sơ qua về môn học
• Khóa truy cập: đây là mật khẩu của môn học. Nếu bạn điền vào trường này thì sinh
viên sẽ phải gõ vào mật khẩu đó trong lần truy cập đầu tiên vào môn học. Việc này
nhằm hạn chế những người không phải là thành viên của môn học tham gia vào.
Khoá truy cập có thể là một từ, một số hoặc là tổng hợp của cả hai. Nó có thể bị
thay đổi bao nhiêu tuỳ bạn nếu như mật khẩu đó bị lộ và được sử dụng rộng rãi ở
ngoài lớp học. Các sinh viên chỉ phải điền khoá này trong lần truy nhập môn học
đầu tiên ngay sau đó, còn về sau này thì không cần. Nếu ai đó không phải là thành
viên của môn học khi truy nhập vào thì sau khi vạn đổi khoá truy cập sẽ không
phải điền vào khoá mới bởi vì học đã tham gia rồi nhưng học có thể bị bạn loại
khỏi môn học. Một khi đã bị loại khỏi thì sinh viên phải biết khoá mới để tham gia
vào môn học
• Truy cập khách: Có các lựa chọn sau
• Không cho phép tài khoản Guest: Người dùng đăng nhập với tài khoản Guest sẽ
không truy cập được vào môn học
• Cho phép tài khoản Guest: Mọi người đều có thể truy cập bằng tài khoản Guest
• Cho phép các tài khoản Guest có khoá truy cập: Đòi hỏi tài khoản Guest phải có
khoá truy cập do giáo viên của môn học đó đưa ra thì mới có thể truy cập được vào
môn học
• Chuyên ngành: môn học đó thuộc về chuyên ngành nào
• Định dạng: đây là một trường rất quan trọng. Định dạng bạn chọn sẽ quyết định
giao diện của môn học, giống như một template. Có 3 loại định dạng khác nhau
cho môn học là:
o Định dạng theo tuần cho phép tổ chức môn học theo tuần, với các bài tập,
thảo luận, bài kiểm tra, đều được sắp xếp theo tuần.
o Định dạng theo chủ đề cho phép tổ chức mọi thứ theo chủ đề (hoặc theo các
đơn vị - unit) bất kể thời gian.
o Định dạng theo diễn đàn rất phù hợp với các thông báo và thảo luận.
• Các mục tin hiển thị: hiển thị bao nhiêu mục tin
• Ngày bắt đầu môn học:
• Số lượng tuần/chủ đề: thông số này cho phép hiển thị số tuần hoặc số các chủ đề
được hiển thị trên trang môn học của bạn (mặc định là 10 tuần hoặc 10 chủ đề)
• Hiện hành động gần đây: Có 2 lựa chọn là “Có” hoặc “Không”
• Chức danh (Giáo viên): Bạn điền chức danh của bạn vào đó
• Cách gọi học viên
Sau khi cập nhật các thông tin cho môn học, Thầy/Cô click nút Lưu những thay đổi
để lưu các thông tin này.
Trong mỗi trường thông tin, đều có phần trợ giúp, giải thích thông tin đó. Thầy/Cô có
thể tìm hiểu thêm bằng cách click icon tương ứng với mỗi trường thông tin
2.3 Thit k khóa hc, cp nht ni dung bài ging
Để thực hiện tiến hành thiết kế khóa học, và cập nhật nội dung bài giảng, Thầy/Cô lựa
chọn chức năng Bật chế độ chỉnh sửa trong thực đơn Điều hành (hoặc click nút Bật chế
độ chỉnh sửa phía trên bên phải của trang web) để đến với giao diện thiết kế khóa học
(hình dưới). Một số thao tác thể hiển qua các icon dưới đây:
Biểu tượng cho phép xoá mục nằm bên cạnh
Biểu tượng cho phép chuyển mục nằm bên cạnh lên trên
Biểu tượng cho phép chuyển mục nằm ngay bên cạnh xuống dưới một mục
Biểu tượng cho phép soạn thảo mục nằm ngay bên cạnh
Biểu tượng cho phép bạn che giấu mục nằm bên cạnh đối với sinh viên
Biểu tượng cho phép bạn hiện mục nằm bên cạnh nếu nó đang bị che giấu với sinh
viên
Khóa học gồm hai thành phần chính: Các tài nguyên học tập và Các hoạt động học tập.
2.3.1 Cập nhật tài nguyên học tập
Để làm được điều này Thầy/Cô chọn kiểu tài nguyên từ danh sách combo Thêm một
tài nguyên. Tiếp theo là những hướng dẫn nhanh
việc cập nhật một số kiểu tài nguyên.
a) Soạn thảo một trang văn bản
Tạo ra một trang văn bản dưới dạng text.
Để soạn thảo một trang văn bản các Thầy/Cô
cập nhật các thông tin sau vào các trường thông
tin tương ứng : Tiêu đề của văn bản, Tổng kết (Tóm tắt) văn bản, Nội dung văn bản, sau
đó click nút Lưu những thay đổi
b) Link tới một file hoặc website
Link tới một website
Để tạo nội dung bài giảng liên kết đến một website. Thầy/Cô thực hiện nhập các thông
tin cần thiết: Tiêu đề, Tổng kết (tóm tắt), Địa chỉ website. Click nút Lưu những thay
đổi.
Hình 2
Hình 3
Link tới một tệp
Để tạo nội dung bài giảng liên kết đến một tệp nội dung có sẵn (Thầy cô nên chuyển
sang dạng tệp *.pdf và *.ppt). Thầy/Cô thực hiện nhập các thông tin cần thiết: Tiêu đề,
Tổng kết (tóm tắt), Click nút Chọn hoặc tải một file lên
Ban đầu, không có tài liệu nào trong danh sách các tài liệu. Để upload tài liệu, các
Thầy/Cô click nút Tải lên một file để đến giao diện upload file.
Sau khi cập nhật, các file hiện trong danh sách Các tài liệu. Thầy/Cô click liên kết
Lựa chọn tương ứng với tệp mà mình muốn liên kết với nội dung bài giảng. Sau khi lựa
chọn, chương trình sẽ quay trở lại màn hình giao diện Thêm một tài nguyên mới. Với địa
chỉ là tên tệp các Thầy/Cô vừa chọn. Thầy/Cô click nút Lưu những thay đổi để lưu.
2.3.2 Khai báo các hoạt động học tập
Để khai báo các hoạt động học tập, Thầy/Cô chọn hoạt động trong danh sách combo
Thêm một hoạt động. Hệ thống moodle cung cấp rất
nhiều hoạt động, trong tài liệu này chỉ hướng dẫn các
Thầy/Cô tạo hoạt động Bài tập cho sinh viên.
Bài tập là hoạt động hỗ trợ các Thầy/Cô ra nhiệm vụ
cho sinh viên làm trong một khoảng thời gian theo một
thang điểm nào đó. Sinh viên có thể tải file lên để đáp ứng
yêu cầu về nhiệm vụ. Ngày mà họ tải file lên sẽ được ghi
lại. Hệ thống sẽ cung cấp một trang riêng để xem từng
file, xem xem nó muộn hay sớm so với yêu cầu, và giúp
Thầy/Cô có thể chấm điểm, bình luận.
Để thêm một bài tập, Thầy cô chọn mục Bài tập lớn trong
danh sách các hoạt động.
Một số trường cần lưu ý đặc biệt là:
• Dạng bài tập: Bạn có thể chọn cho phép sinh viên nộp bài bằng một trong hai hình
thức; trong cả hai hình thức, bạn có thể thêm các mô tả cho bài tập.
o Nộp bài tập theo cách truyền thống: bài tập làm trên giấy, không nộp qua
mạng
o Nộp bài qua mạng bằng cách tải lên mạng file bài tập đó.
• Kích thước tối đa: Nếu bạn muốn sinh viên gửi bài tập qua mạng thì họ có thể tải
lên mạng file bài tập của họ ở bất cứ dạng nào (Word, PowerPoint, ). Khi đó bạn
phải thiết lập kích thước tối đa đủ lớn cho trường “Kích thước tối đa”. Thường
kích thước tối đa là 8Mb là đủ cho hầu hết các bài tập nhưng với các bài tập dạng
PowerPoint thì có thể phải lớn hơn thế.
Sau khi điền đầy đủ thông tin cần thiết cho các trường bạn click vào nút “Cập nhật” để
lưu các thiết lập đó.
Khi click vào tên bài tập thì sẽ hiện ra nội dung tóm tắt và từ trang này bạn có thể xem
được các bài tập đã nộp qua mạng (nếu được phép nộp qua mạng) và các ý kiến phản hồi.
2.4 Khai báo các din đàn trao đ i v
i sinh viên
Để tạo diễn đàn, các Thầy/Cô chọn hoạt động Diễn đàn trong danh sách các hoạt động.
Và thực hiện khai báo một số thông tin ban đầu cho diễn đàn này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- forteacher_3478.pdf