Hướng dẫn phương pháp tự học

Các tình huống sử dụng: Với các ưu, nhược điểm nói trên có thể sử dụng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun trong các trường hợp sau: • Dạy học những nội dung quan trọng với nhiều đối tượng theo học( cần đặc biệt quan tâm tới môn chung, các môn cơ bản và cơ sở chuyên nghành) • Dạy học những nội dung, kiến thức có liên quan nhiều đến nội dung đã được học ở lớp dưới, các kiến thức nâng cao cập nhật không nhiều và không quá khó. • Dạy học những nội dung có tính biến động cao, thường xuyên phải đổi mới vì môđun có khả năng lắp ghép và tháo gỡ nên có nhiều thuận lợi trong việc thay đổi nội dung, chương trình dạy học. • Khắc phục những nhược điểm của hệ thống dạy học cũ như: đồng loạt, không phân hoá, không tiến triển theo nhịp độ cá nhân. • Đặc biệt rất phù hợp cho hình thức đào tạo giáo dục từ xa nếu kết hợp với hình thức biên soạn tài liệu dạng mở.

doc49 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn phương pháp tự học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
                            ->    Tổng lượng dòng chảy của sông -         Chế độ nước mưa -> chế độ nước sông - Hình thức mưa:  ->     tuyết rơi -> lũ khi tuyết tan (mùa xuân)                                 ->        nước rơi (lỏng) -> mùa lũ thường trùng với mùa mưa. * Nhiệt:  ->   Ảnh hưởng tới quá trình bốc hơi -> dòng chảy (đới nóng)                  ->    Ảnh hưởng tới quá trình tan băng, đóng băng -> tính chất lũ, dòng chảy c) Hình dạng mạng lưới sông. * Hình dạng lưới sông:  Nan quạt -> lũ thường lên nhanh đột ngột.                                            Lông chim -> lũ điều hoà, lên chậm.                                           Song song -> lũ lên nhanh                                           Hỗn hợp. * Hình dạng lưu vực cũng có tác dụng nhất định tới quá trình tập trung nước và đặc điểm lũ: - Lưu vực sông nhỏ, dài tương ứng với dạng lưới sông hình lông chim thường sản sinh lũ bộ phận hay lũ đơn (điều hoà) - Lưu vực dạng tròn thường tương ứng với dạng lưới sông hình nan quạt nên thường gây ra lũ toàn phần hay lũ kép, kéo dài và có thể gây lụt lội ở hạ lưu. d) R ừng     Rừng cây giúp điều hoà chế độ nước sông, giảm lũ lụt: thể hiện các tầng và tán cây có thể chặn lại một lượng mưa làm ướt lá, cành cây và thân cây, rễ cây làm cho đất tơi xốp -> tăng lượng nước ngấm, đồng thời lượng nước bốc hơi từ mặt đất trong rừng giảm -> tác dụng điều tiết dòng chảy. Vì vậy những nơi có thảm thực vật dầy đặc đỉnh lũ thường chậm hơn đỉnh mưa. Còn những nơi lớp phủ thực vật bị phá huỷ lũ thường lên nhanh, đồng thời mùa mưa thường trùng với mùa lũ. e) Địa chất thổ nhưỡng - Sông chảy qua miền đất đá khó thấm nước-> lòng sông nông, lũ lên nhanh. - Sông chảy qua miền đất đá dễ thấm nước -> lòng sông sâu mở rộng, nước sông ít hơn và dâng chậm.          f) Hồ, đầm: tác dụng điều hoà chế độ nước sông. g) Tác động của con người: -Tích cực: Trồng rừng, xây dựng các hồ chứa nước, kênh rạch, hồ thuỷ điện -> phòng chống lũ lụt, phân phối lại dòng chảy -Tiêu cực: Phá rừng -> chế độ dòng chảy thất thường, lũ đột ngột II/ PHẦN ỨNG DỤNG Các trang Átlat sử dụng: Trang 5, 6 hành chính, hình thể                                               Trang 8: địa chất khoáng sản                                               Trang 9: Khí hậu                                               Trang 10: Các hệ thống sông                                               Trang 12: Trang thực vật và động vật                                               Trang 13,14: Các miền kinh tế                                              Trang 26,27,28,29: các vùng kinh tế * * * Cách ra đề: - Phân tích bảng số liệu, phân tích biểu đồ, so sánh 2 hệ thống sông dựa vào BSL, biểu đồ hoặc átlat. - Phân tích átlat:      +  Nhận xét, giải thích 1 hệ thống sông.                                     +  Phân tích đặc điểm 1 vùng sông                                     + So sánh 2 hệ thống sông, vùng sông... 1/ Cách phân tích đặc điểm  một hệ thống sông. Dàn ý mô tả như sau: *  Nêu những nét chung của sông ngòi: - Nơi bắt đầu -> kết thúc - Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông (dày đặc hay thưa, phân bố đều khắp hay không đều, sông nhỏ hay lớn) – Nguyên nhân. - Hướng chảy của dòng sông, sông đổ ra biển và đại dương nào, hướng nào tập trung nhiều sông nhất, Vì sao. - Nguồn cung cấp nước cho sông (mưa, tuyết, băng hà hay do nước ngầm) - Độ dốc lòng sông - Các phụ lưu và chi lưu *  Chế độ dòng chảy - Tổng lượng dòng chảy - nhiều hay ít  (phần phát sinh trong và ngoài nước)       Giải thích (Tổng lượng mưa, diện tích lưu vực, mật độ mạng lưới sông, chế độ nhiệt, bốc hơi, băng tan, địa chất, thực vật... - Chế độ nước:             +Mùa lũ:    . tổng lượng nước: so sánh với cả năm                                 . Thời gian                                 . Đỉnh lũ (tháng mấy, tổng lượng nước so với cả năm và so với đỉnh cạn...)            +Mùa cạn: . Tổng lượng nước: so sánh với cả năm                                . Thời gian                                . Đỉnh cạn (tháng mấy, tổng lượng nước so với cả năm và so với đỉnh lũ...) Giải thích: Sự phân bố thời gian mưa, hình thức mưa... - Cường độ lũ: . Mùa lũ chiếm bao nhiêu % tổng lượng dòng chảy                           . Chênh lệch đỉnh lũ và đỉnh cạn Giải thích: Đặc điểm mưa, hình dạng mạng lưới sông, độ dốc lưu vực, rừng, thực vật, hồ, đầm... -> tốc độ dòng chảy, cường suất nước dâng *  Dòng chảy cát bùn Giải thích: Do độ dốc địa hình, mưa,  đất, đá... * Giá trị kinh tế  ............. Ví dụ 1 : : Dựa vào átlát địa lý Việt Nam hãy  phân tích đặc điểm hệ thống sông Hồng. * Mô tả khái quát chung: -Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn thứ hai cả nước (sau hệ thống SCL), sông Hồng bắt nguồn từ cao nguyên Vân Quý (Trung quốc) chảy vào lãnh thổ nước ta (một phần trung và hạ lưu) theo hướng TB - ĐN (trùng với hướng địa hình) và đổ ra vịnh Bắc Bộ với cửa chính là cửa Ba Lạt. - Đoạn sông Hồng chảy qua phần lãnh thổ nước ta dài khoảng 556 km, chiếm 21,91% tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông . Phần thượng và trung lưu chảy qua vùng đồi núi, vì vậy độ dốc lòng sông lớn, phần hạ lưu chảy trong vùng đồng bằng vì vậy lòng sông uốn khúc quanh co. -Hệ thống S.Hồng có nhiều phụ lưu và chi lưu trong đó có 2 phụ lưu lớn là sông Đà và sông Lô hợp tại Việt Trì tạo ra mạng lưới sông hình nan quạt + Sông Đà là phụ lưu lớn nhất bắt nguồn từ TQ chảy theo hướng TB - ĐN, sông chảy qua vùng địa hình dốc nhiều thác ghềnh. +S.Lô là phụ lưu lớn thứ hai là hợp lưu của s chảy, sông Lô và sông Gâm *  Chế độ nước sông. -Tổng lưu lượng nước của hệ thống sông Hồng lớn Do: Sông dài, diện tích lưu vực lớn, nhiều phụ lưu.        Lưu vực nằm trong vùng có lượng mưa trung bình năm lớn , có nhiều tâm mưa.        Nguồn cung cấp nước cho sông dồi dào. -Thuỷ chế của sông: + Chế độ dòng chảy của sông chia ra thành hai mùa rõ rệt: Mùa lũ và mùa cạn.      +Mùa lũ: Mùa lũ từ tháng từ tháng 6 đến tháng 10 tổng lượng nước 23850m3/s chiếm phần lớn lượng  nước trong năm ( > 70%).                       Đỉnh lũ là tháng 8 chiếm khoảng 20% tổng lượng nước trong năm (6660m3/s)      +Mùa cạn:  từ tháng 11 đến tháng 5) tổng lượng dòng chảy 8619 m3/s chiếm gần 30% tổng lượng dòng chảy trong năm.                      Đỉnh cạn là tháng 2 hoặc tháng 3  chiếm 2-> 3% tổng lượng dòng chảy trong năm.      +Sự chênh lệch giữa mùa lũ và mùa cạn lớn: Tổng lượng nước mùa lũ lớn hơn nhiều lần tổng lượng nước trong mùa cạn, đỉnh lũ gấp nhiều lần đỉnh cạn. + Cường độ lũ: Lũ lên nhanh, đột ngột,  rút chậm: Giải thích:Chế độ nước sông chia thành hai mùa do:     Nguồn cung cấp cho sông chủ yếu là nước mưa -> phụ thuộc vào chế độ mưa. Trong khi chế độ mưa chia thành hai mùa mưa và khô -> chế độ nước sông chia thành hai mùa lũ và cạn. +Mùa lũ lượng nước tập trung lớn do đây là thời kỳ có dải hội tụ nhiệt đới đi qua   -> gây mưa lớn. +Mưa trên toàn lưu vực cùng thời gian vỡ vậy lũ của các sông cùng thời điểm, sông có mạng lưới hình nan quạt, độ dốc lòng sông phần trung và thượng lưu lớn cùng với thảm thực vật bị tàn phá vì vậy lượng nước thường tập trung gây lũ đột ngột, lũ sông lên nhanh nhưng rút chậm do sông có ít chi lưu + Tuy nhiên về mùa cạn không quá sâu sắc do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc qua biển -> mưa phùn -> độ ẩm trong không khí lớn, độ bốc hơi nước giảm đồng thời có sự điều tiết nước của hồ thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà           * Dòng chảy cát bùn:           Sông chảy trên vùng địa hình đồi núi dốc, qua vùng có lớp phủ thực vật bị phá huỷ nhiều, trên nền đất feralit -> tốc độ xâm thực, bào mòn rửa trôi diễn ra mạnh -> sông có hàm lượng phù sa lớn -> mở rộng diện tích cho đồng bằng.           * Giá trị kinh tế .           Đoạn trung lưu chảy qua miền núi và trung du có nhiều thác ghềnh -> có tiềm năng lớn cho phát triển thuỷ điện, phần hạ lưu chảy trong vùng ĐB nên có giá trị cung cấp nước, phát triển giao thông thuỷ, bồi đắp phù sa, nuôi trồng thuỷ sản Ví dụ 2:: Dựa vào átlát địa lý Việt Nam hãy phân tích hệ thống sông Cửu Long . *  Mô tả sông:    Hệ thống sông Cửu Long là bộ phận thuộc hạ lưu sông Mê Kông. Sông MêKông là hệ thống sông lớn nhất Đông Dương. Sông dài, diện tích lưu vực lớn. Sông bắt nguồn trên cao nguyên Tây Tạng của TQ ở độ cao > 5000m, sông chảy theo hướng B-N sau đó chảy theo hướng TB - ĐN vào Việt Nam và đổ ra Biến Đông qua chín cửa nên có tên là Cửu Long. Hệ thống sông Cửu Long gồm hai nhánh chính là sông Tiền, sông Hậu và chiếm phần nhỏ diện tích lưu vực trên toàn hệ thống sông MêKông, và nhiều phụ lưu chảy trên địa hình đồng bằng bằng phẳng, độ dốc nhỏ. * Chế độ nước sông:    -Sông có tổng lưu lượng nước lớn nhất của hệ thống sông Việt Nam chủ yếu được cung cấp từ bên ngoài vào chiếm khoảng 80-90% tổng lượng nước.        Giải thích: + Toàn lưu vực sông chảy trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm -> lượng mưa lớn.                          +Nguồn cung cấp nước cho sông phong phú: Từ nước mưa và sông hồ...                          + Sông dài, diện tích lưu vực lớn, nhiều phụ lưu -Chế độ nước sông có sự phân mùa: Mùa lũ và mùa cạn. +Mùa lũ: từ tháng 7 đến tháng 12, tổng lượng nước trong mùa lũ lớn chiếm  > 80% tổng lượng nước cả năm, đỉnh lũ là tháng 10 và lớn hơn tổng lượng nước trong mùa cạn. +Mùa khô: từ tháng 1đến tháng 6. Đỉnh cạn là tháng 3. do lượng mưa trên toàn lưu nhỏ.(minh hoạ số liệu) Sự chênh lệch giữa mùa lũ và mùa cạn lớn, đỉnh lũ gấp nhiều lần đỉnh cạn. (minh hoạ) + Cường độ lũ: Lũ lên chậm và  rút chậm: Giải thích:     . Chế độ nước sông chia thành 2 mùa do: Nguồn cung cấp  nước cho sông chính là nước mưa trong khi chế độ mưa phân thành hai mùa mùa mưa và mùa khô -> sông có hai mùa mùa lũ và  mùa cạn.     . Sự chênh lệch giữa mùa lũ và mùa cạn lớn do: Mùa mưa do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đi qua, gần với thời kì mặt trời lên thiên đỉnh ->gây mưa lớn. Về mùa khô do lượng mưa nhỏ, nhiệt độ cao, độ bốc hơi lớn... + Lũ sông lên chậm và rút chậm do: Hệ thống SCL thuộc phần hạ lưu sông Mê Kông, sông chảy trên ĐB có độ dốc nhỏ, mùa mưa chậm dần từ thượng nguồn về hạ nguồn nên ít có khả năng sinh lũ trên toàn lưu vực. Mạng lưới sông hình lông chim, do sông không có đê nên lũ tràn khắp đồng bằng, các vùng trũng, khả năng chứa nước lớn. Có sự điều tiết của Biển Hồ. Trên toàn lưu vực diện tích rừng còn kóa nhiều -> khả năng giữ nước tốt. * Dòng chảy cát bùn : Sông có tổng lượng phù sa khá lớn chiếm khoảng > 30% tổng lượng phù sa của hệ thống sông ngòi nước ta Do sông Cửu Long phần chảy trên phần lãnh thổ nước ta có địa hình bằng phẳng, độ dốc lòng sông nhỏ. Thượng nguồn và hạ nguồn đi qua vùng có lớp phủ thực vật khá dày -> tốc độ xói mòn nhỏ. Một phần phù sa bồi lấp ĐB Camphuchia. * Giá trị kinh tế.  Hệ thống sông Cửu Long có giá trị rất lớn cho sản xuất nông nghiệp Tương tự cách làm trên học sinh có thể dễ dàng phân tích bất kì một hệ thống sông nào trong átlat địa lí Việt Nam như phân tích hệ thống sông Đà Rằng, sông Thu Bồn, sông Thái Bình....  * * *      2/ Cách  phân tích đặc điểm một vùng sông -Giới thiệu vị trí giới hạn. - Giới thiệu khái quát: +Mật độ mạng lưới sông + Chiều dài, diện tích lưu vực (minh hoạ qua một số hệ thống sông) +Phân bố sông +Hướng chảy: (Minh hoạ qua một số hệ thống sông trong miền) do ảnh hưởng của địa hình) +Độ dốc lòng sông + Một số con sông điển hình Giải thích: Lượng mưa, hướng chảy.... - Chế độ dòng chảy: +Tổng lượng dòng chảy - Giải thích (khí hậu, diện tích lưu vực, thực vật, địa chất...) +Thuỷ chế sông phân mùa:              .Mùa lũ               .Mùa cạn.   (thời gian, tổng, đỉnh..)     Giải thích +Cường suất lũ....(minh hoạ).... giải thích           - Các hệ thống sông chính (Cách phân tích giống với một hệ thống sông) -Hàm lượng phù sa.......Giải thích -Giá trị kinh tế . Như vậy trên cơ sở hướng dẫn học sinh phân tích đặc điểm từng hệ thống sông trên bản đồ học sinh sẽ nhanh chóng biết cách phân tích được đặc điểm một vùng sông và đặc điểm sông ngòi trên toàn lãnh thổ. Vì vậy trong phần các ví dụ tới tôi chỉ xin đưa ra cách làm sơ lược qua các ví dụ. Ví dụ 3:  Dựa vào átlat địa lí Việt Nam hãy phân tích đặc điểm hệ thống sông ngòi của miền thuỷ văn Bắc Bộ. *Giới thiệu vị trí giới hạn Miền thuỷ văn Bắc Bộ gồm các sông ngòi thuộc Bắc Bộ và một phần BTB, tức gồm các khu vực sông chủ yếu:  hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thái Bình, Bằng Giang - Kì Cùng, Sông Mã, sông Chu tới tả ngạn sông Cả. Tiếp giáp: Phía Bắc giáp Trung Quốc, Phía Đông giáp Biển Đông,  Đây là khu vực có tổng chiều rộng lãnh thổ lớn lại chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB, địa hình cao ở Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam... nên vùng có những đặc điểm riêng về thuỷ văn. * Giới thiệu khái quát - Là vùng có mật độ mạng lưới sông dầy đặc, diện tích lưu vực lớn , có nhiều sông dài và là hợp lưu của nhiều dòng chảy (vùng duyên hải Quảng Ninh chủ yếu là các sông nhỏ) Giải thích: Do vùng có diện tích rộng lớn, đại bộ phận lãnh thổ của miền là vùng núi non hiểm trở nên hầu hết các sông đều bắt nguồn từ vùng núi cao đổ ra biển                      Do vùng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa -> lượng mưa lớn, có nhiều tâm mưa lớn ( ví dụ)....                      Nguồn cung cấp nước cho sông từ ngoài lãnh thổ vào rất dồi dào (trừ sông Bằng - Kì Cùng) - Trong vùng có nhiều sông lớn đặc biệt là vùng Tây Bắc (kể tên ), các sông Đông Bắc chủ yếu có chiều dài trung bình và ngắn. Trong đó có những con sông phát sinh từ ngoài lãnh thổ ( kể tên) những sông phát sinh hoàn toàn trong lãnh thổ (kể tên) + Mật độ sông dày đặc : (Minh hoạ) ĐBSH... - Hướng chảy dòng sông: Khá đa dạng song chủ yếu gồm các hướng: +TB - ĐN: (kể tên) +Hướng vòng cung: (kể tên) Ngoài ra còn có các hướng khác như: Tây Đông (sông Đuống, sông Luộc...) Hướng Đn - TB: (Kì Cùng). - Hầu hết các con sông đều bắt nguồn từ khu vực Miền núi phía Bắc đổ ra vịnh Bắc Bộ với một số cửa chính (minh hoạ), trừ sông...... chảy sang Trung Quốc.      Giải thích: Do ảnh hưởng của địa hình. - Độ dốc lòng sông lớn đặc biệt phần thượng lưu và trung lưu của các hệ thống sông: (kể tên) do sông chảy qua vùng địa hình nhiều đồi núi. Phần hạ lưu độ dốc lòng sông nhỏ do sông chảy trong vùng địa hình đồng bằng bằng phẳng nên sông uốn khúc quanh co (ví dụ). - Hình dạng mạng lưới sông: Hình nan quạt , song song... (kể tên) * Chế độ nước sông: - Sông có tổng lượng dòng chảy khá lớn      Do: Có nhiều sông dài, diện tích lưu vực rộng, mật độ mạng lưới sông dày đặc            Vùng có lượng mưa trung bình lớn, nhiều tâm mưa, mưa tập trung            Nguồn cung cấp nước cho sông phát sinh từ bên ngoài lãnh thổ vào khá lớn. Tuy nhiên trong vùng cũng có một số hệ thống sông có tổng lượng dòng chảy ít hơn ( kể tên) do nằm trong vùng khuất gió, lượng mưa ít. * Thủy chế của sông có sự phân mùa: Mùa lũ và mùa cạn: do trùng với mùa mưa và mùa khô.  -  Mùa lũ:   Từ tháng.. đến tháng  . kéo dài. tháng                      Tổng lượng nước trong mùa lũ:                      Đỉnh lũ: tháng 8.                    Các sông vùng Thanh - Nghệ tĩnh có lũ muộn hơn thường vào tháng 9 do -Mùa cạn: Từ tháng.. đến tháng  . kéo dài. tháng                     Tổng lượng nước trong mùa cạn:                      Đỉnh cạn tháng 3                    Các sông vùng Thanh - Nghệ tĩnh đỉnh kiệt thường vào tháng 4        Tuy nhiên trong mùa cạn dòng chảy kiệt không quá nhỏ do trong mùa đông có mưa phùn, nhiều mây, lượng bốc hơi ít        Giải thích: Do nguồn cung cấp nước sông chủ yếu là mưa, trong vùng có chế độ mưa theo mùa, lượng mưa tập trung lớn vào mùa hạ do chịu tác động của gió mùa Tây nam (thể hiện qua 1 số trạm)  trùng với mùa lũ. Mùa khô trùng với mùa cạn chịu tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh khô. -Có sự chênh lệch về mùa lũ và mùa cạn : Do Mùa cạn trùng với mùa khô lượng mưa nhỏ -Cường suất nước dâng; Lũ lên nhanh rút chậm:   Giải thích: Sông chảy trong cùng địa hình dốc -> độ dốc lòng sông lớn                    Hình dạng mạng lưới sông hình nan quạt -> khả năng tập trung lũ lớn.                    Lớp phủ thực vật bị phá huỷ khá mạnh                    Mưa tập trung trên toàn lưu vực. - Trong vùng mạng lưới sông cũng có sự phân hoá:     +Một số sông có diện tích lưu vực và tổng lượng dòng chảy lớn như: Hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Mã, hệ thống sông Thái Bình. Trong đó lớn nhất là hệ thống sông Hồng (minh hoạ hệ thống sông Hồng)     + Một số hệ thống sông có diện tích lưu vực nhỏ, tổng hượng dòng chảy ít, mùa cạn kéo dài, tính chất lũ đột ngột, thất thường như hệ thống sông duyên hải Quảng Ninh, hệ thống sông Kì Cùng - Bằng Giang * Hàm lượng phù sa: Lớn đặc biệt là hệ thống sông Hồng Do:.......... *Giá trị kinh tế:    Ví dụ 4: Dựa vào átlat địa lí Việt nam hãy phân tích đặc điểm phân bố và thuỷ chế sông của miền thuỷ văn phía Nam. - Bao gồm các hệ thống sông của Tây nguyên và Nam Bộ bao gồm các hệ thống sông chính: hệ thống sông Xêsan, Xrêpok, sông Cửu Long và sông Đồng Nai * Khái quát: - Có nhiều sông lớn, sông dài, diện tích lưu vực lớn, mật độ mạng lưới sông dày đặc, hầu hết các sông đều bắt nguồn từ các cao nguyên Bazan (Tây nguyên)  - Kể tên-  trừ một số con sông phát sinh từ ngoài lãnh thổ (kể tên)    đổ ra biển... Do: Vùng nằm trong vùng khí hậu cận XĐ -> lượng mưa lớn...        Nguồn cung cấp nước từ bên ngoài lãnh thổ vào lớn... -Hướng chảy:  Đa dạng bao gồm các hướng chính:  + Hướng TB - ĐN như  hệ  thống  sông Cửu  Long, sông Vàm  Cỏ , sông Sài  Gòn                   ĐB - TN...                   Đ - T... Do: Phù hợp với hướng nghiêng chung của địa hình - Độ dốc lòng sông không lớn lắm: Do sông chảy qua vùng địa hình bằng phẳng hoặc các cao nguyên xếp tầng có độ dốc nhỏ - Hình dạng mạng lưới sông chủ yếu hình lông chim. - Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu phát sinh trong lãnh thổ trừ hệ thống sông Cửu Long 90% nguồn cung cấp nước là phát sinh ngoài lãnh thổ. * Chế độ dòng chảy: -Sông có tổng lượng dòng chảy lớn nhất nước  ta:      Do:Sông dài, diện tích lưu vực rộng, mật độ mạng lưới sông dày đặc            Nằm trong vùng có lượng mưa lớn, nhiều tâm mưa.            Nằm bên sườn đón gió.            Nguồn cung cấp nước cho sông dồi dào. - Thuỷ chế của sông chia thành hai mùa: mùa lũ và mùa cạn do mùa mưa có sự phân thành hai mùa mùa mưa và mùa khô.      +Mựa lũ: kéo dài từ 3 đến 6 tháng, từ  tháng 6 đến tháng  11.                       Tổng lượng nước trong mùa lũ lớn chiếm khoảng từ 60 đến 90% tổng lượng nước cả năm.                        Đỉnh lũ tháng 9 hoặc tháng 10. Do: Mùa lũ trùng với mùa mưa là thời kì hoạt động của gió mùa Tây nam, cùng với địa hình đón gió, mưa địa hình -> lượng mưa lớn Riêng sông của vùng cực Nam trung bộ có lũ vào thu đông, đỉnh lũ vào tháng 11 do đây là thời kì hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, sườn đón gió đông bắc qua biểm cùng hoạt động của bão...      + Mùa cạn: Thời gian từ tháng 11 đến tháng5                           Tổng lượng nước trong mùa cạn nhỏ, khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận nhiều sông không có nước)                           Đỉnh cạn vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4     Do: Mùa cạn của sông trùng với mùa khô của khí hậu, thời kì hoạt động của gió tín phong BBC khô nóng, đồng thời nhiệt độ cao -> độ bốc hơi lớn -Chênh lệch giữa mùa lũ và mùa cạn, đỉnh lũ đỉnh cạn lớn  do mùa mưa và khô phân hoá sâu sắc Mùa cạn các sông trong miền cạn hơn so với miền thuỷ văn Bắc Bộ do mùa cạn nhiệt độ cao, độ bốc hơi lớn, lượng mưa rất ít.... - Cường suất nước dâng: Lũ lên chậm rút chậm, cường độ lũ khá điều hoà Do:    Độ dốc địa hình không lớn           Hình dạng mạng lưới sông hình lông chim, mưa chậm dần từ thượng nguồn về hạ nguồn.           Lớp phủ thực vật còn khá nhiều -> khả năng giữ nước tốt.          Có sự điều tiết của các hồ thuỷ điện, hồ thuỷ lợi và Biển Hồ.          Lũ rút chậm do sông ít chi lưu, nhiều vùng địa hình thấp, trũng, sông không đắp đê nên nước tràn khắp đồng bằng. Riêng khu vực cực Nam trung Bộ nước lũ lên đột ngột và rút nhanh do sông nhỏ, ngắn, dốc * Hàm lượng phù sa không lớn lắm do độ dốc lòng sông nhỏ, diện tích rừng còn khá nhiều trừ hệ thống sông Cửu Long có hàm lượng phù sa khá lớn do sông dài chảy qua nhiều miền địa hình *Gíá trị kinh tế: Phát triển thuỷ điện, GTVT, phát triển nông nghiệp, bồi đắp phù sa... * * * 3/ Cách so sánh các hệ thống sông Như vậy trên cơ sở học sinh đã phân tích được từng hệ thống sông và vùng sông giáo viên có thể dễ dàng hướng dẫn học sinh cách so sánh các hệ thống sông và so sánh các vùng sông dựa trên các tiêu chí đã đưa ra. Trước hết cần hướng dẫn học sinh khi so sánh cần phải so sánh các đặc điểm giống nhau và khác nhau song cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu so sánh của câu hỏi mà làm cho phù hợp. Vậy để làm được dạng câu hỏi so sánh học sinh cần trải qua các bước:     Bước 1:  Tìm ra các tiêu chí để so sánh    Bước 2: lấp đầy các tiêu chí đó bằng các kiến thức đã học. Như vậy về cơ bản các tiêu chí cần tìm đẻ so sánh chính là các tiêu chí đã được xác định trong phần hướng dẫn phân tích một hệ thống sông hoặc một miền thuỷ văn. Vì vậy nếu học sinh làm tốt các phần trên các em sẽ làm tốt được phần câu hỏi so sánh. Ví dụ 5: Dựa vào átlat địa lí Việt Nam hãy so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long. 1/ Giống nhau: - Là hai con sông lớn nhất nước ta và bắt nguồn từ Trung Quốc. -Sông dài, diện tích lưu vực lớn, mật độ sông dày đặc - Hướng chảy dòng sông: Hướng TB - ĐN. - Chế độ nước:     + Cả hai sông đều có tổng lượng dòng chảy lớn so với các hệ thống sông ở nước ta.        Do: Sông có diện tích lưu vực và độ dài lớn               Sông chảy trong vùng khí hậu gió mùa, có nhiều tâm mưa lớn             Nguồn cung cấp nước cho sông phong phú     + Thuỷ chế sông: Có sự phân hoá thành hai mùa: Lũ, cạn do khí hậu chia thành hai mùa mưa và khô     + Chênh lệch nước giữa hai mùa lũ và mùa cạn lớn vì khí hậu phân hoá thành 2 mùa mưa khô sâu sắc. - Cả 2 sông đều có cường độ lũ lớn -Tổng lượng phù sa lớn. Do địa hình dốc, đất Feralit dễ rửa trôi, cường độ mưa lớn. 2/ Khác nhau: - Sông Hồng có chiều dài trên phần lãnh thổ Việt Nam dài hơn  sông Cửu Long - Diện tích trên toàn lưu vực sông Hồng < sông Cửu Long - Sông Cửu Long có nguồn cung cấp nước và nguồn cung cấp nước phát sinh ngoài lãnh thổ nhiều hơn sông Hồng - Độ dốc lòng sông: Sông Hồng có độ dốc lòng sông lớn hơn sông Cửu Long -Hình dạng mạng lưới sông: Sông hồng có dạng nan quạt, sông Cửu Long có hình lông chim - Chế độ nước sông:     + Sông Cửu Long có lưu lượng nước lớn hơn sông Hồng do. Lưu vực có lượng mưa lớn hơn, nguồn cung cấp nước phong phú hơn.     + Sự phân mùa cũng có sự khác nhau:          . Mùa lũ: ở hệ thống sông Cửu Long kéo dài hơn hệ thống sông Hồng 1 tháng (Mhoạ)  Do: Mùa mưa đến sớm hơn và kéo dài hơn do chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam -Đỉnh lũ sông Cửu Long chậm hơn sông Hồng 2 tháng. Sông Hồng đỉnh lú tháng 8 còn sông Cửu Long đỉnh lũ tháng 10. do sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới từ Bắc và Nam . Mùa cạn: Sông Cửu Long có mùa cạn sâu sắc hơn sông Hồng        Do: Sông Cửu Long nằm trong vùng khí hậu có mùa khô sâu sắc hơn còn sông Hồng do nằm trong vùng có gió mùa ĐB qua Biển cung cấp lượng mưa (phùn), nhiệt độ thấp, độ bốc hơi nhỏ...  -Cường suất lũ có sự khác biệt giữa hai sông:     +Sông CL có chế độ nước sông điều hoà hơn sông Hồng, lũ lên chậm và xuống chậm còn sông Hồng lũ lên nhanh và rút chậm.        Do: Sông Cửu Long mưa không đồng nhất trên toàn bộ lưu vực mà chậm dần từ thượng lưu về hạ lưu, mạng luới sông hình lông chim -> không có khả năng sinh lũ trên toàn lưu vực, có sự điều tiết của biển Hồ, sông không đắp đê, lũ tràn ngập ĐB -> cường suất nước dâng giảm.     +Sông Hồng có cường suất lũ lên nhanh rút chậm do:        Mưa đồng nhất trên toàn lãnh thổ, mạng lưới sông hình nan quạt -> khả năng sinh lũ kép. Rừng bị tàn phá, địa hình dốc, có nhiều tâm mưa lớn,  sông ít chi lưu. *Hàm lượng phù sa: Sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn hơn Sông Cửu Long. Do: Sông Hồng chảy trên vùng địa hình dốc, lớp phủ thực vật bị phá huỷ nhiều, độ dốc lòng sông lớn -> tốc độ bào mòn lớn. Còn sông Cửu Long chảy trong vùng địa hình bằng phẳng, độ dốc lòng sông nhỏ, lớp phủ thực vật còn khá nhiều.           * Giá trị kinh tế:           Sông Hồng có giá trị kinh tế đa dạng hơn sông Cửu Long: Giá trị thuỷ điện HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM I-/ Những vấn đề yêu cầu chung: Atlat địa lý Việt Nam là một cuốn sách giáo khoa đối với học sinh trong khi học địa lý, nhằm giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học trong sách giáo khoa, để làm bài kiểm tra. Mặc khác, Atlat còn giúp học sinh biết khai thác trực tiếp kiến thức từ bản đồ, bổ sung và cập nhật kiến thức nhằm phân tích sâu hơn, tổng hợp tốt hơn. Muốn đọc và phân tích Atlat tốt cần phải: -   Nắm được phương pháp thể hiện bản đồ sử dụng trong Atlat. -   Nắm được các ký hiệu trong chú giải của bản đồ. -   Nắm được mục đích yêu cầu khi đọc để tìm kiếm và rút ra các thông tin cần thiết, nhanh. -   Biết huy động kết hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa hay tài liệu vào việc cắt nghĩa sự phát triển và phân bố của các hiện tượng địa lý cần tìm hiểu qua Atlat. Hoặc biết tìm ra mối liên hệ giữa các trang Atlat để khai thác một cách có hiệu quả nhất. -   Biết đọc Atlat theo trình tự khoa học: 1.   Nắm được vấn đề chung nhất của trang Atlat. 2.   Tìm ra các nội dung chủ yếu của trang. 3.   Tìm ra mối liên hệ các trang Atlat để khai thác nội dung chủ yếu trên. 4.   Phân tích và giải thích được nội dung chủ yếu trang Atlat. 5.   Rút ra được các nhận xét chung. -   Biết cách trả lời có hiệu quả nhất. 1.   Đọc kỹ đề để tìm ra yêu cầu chính của bài. 2.   Tìm ra mối liên hệ liên quan của các yêu cầu trên với các trang Atlat. 3.   Sử dụng dữ kiện nào để trả lời tốt các yêu cầu chính của đề bài: màu, ký hiệu, số liệu qua các biểu đồ-bản đồ, địa điểm phân bố, phân tích nhận xét, giải thích thông qua các yếu tố trên. II-/ Đọc một bản đồ: Trước hết phải đọc bảng chú giải. Cho phép ta nắm được chìa khoá để hiểu nội dung được thể hiện trên bản đồ. Không những thế, còn rút ra được các kiến thức nhất định có tính tổng quát. Đọc bản đồ phải đi từ nhận định khái quát đến chi tiết. Ví dụ: đọc bản đồ công nghiệp chung, trước hết cần thấy quy luật chung phân bố công nghiệp ở nước ta là: 1.   Các trung tâm công nghiệp lớn và trung bình chủ yếu phân bố ở đồng bằng sông Hồng và phụ cận, Đông Nam Bộ, rải rác ở duyên hải miền Trung. 2.   Các trung tâm công nghiệp lớn có cơ cấu ngành đa dạng, các trung tâm công nghiệp nhỏ thì có cơ cấu ngành đơn giản hơn, còn các điểm công nghiệp thậm chí chỉ có một hoặc hai ngành chủ yếu. 3.   Sau đó đi sâu vào một số trung tâm công nghiệp, cơ cấu ngành của các trung tâm này Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ cần thiết đi từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Có thể qua 5 bước sau đây: 1.   Rèn luyện kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lý trên bản đồ. 2.   Rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng, đo đạc tính toán trên bản đồ. 3.   Rèn luyện kỹ năng xác định vị trí địa lý, mô tả từng yếu tố thành phần của tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị được biểu hiện trên bản đồ. 4.   Rèn luyện kỹ năng xác định các mối liên hệ địa lý trên bản đồ. 5.   Rèn luyện kỹ năng mô tả tổng hợp địa lý một khu vực, tức mô tả khu vực đó về nhiều mặt: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế. III-/ Đọc một số bản đồ theo chủ đề cho trước: Khi phân tích một vấn đề kinh tế-xã hội của một ngành hay một vùng trên cơ sở đọc và phân tích Atlat, trước hết phải căn cứ vào các kiến thức đã học trong sách giáo khoa về vấn đề liên quan để định hướng phân tích Atlat và biết chọn ra những bản đồ chính và những bản đồ bổ sung. Trước hết, phải biết phân tích vị trí địa lý. Vị trí địa lý toán học thể hiện ở tọa độ địa lý của đối tượng địa lý trong không gian: kinh độ và vĩ độ. Đối với một số vùng cũng như nước ta nói chung, vị trí này có thể xác định bằng các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây. Đối với vị trí theo điểm, ví dụ như thành phố, một trạm khí hậu thì bên cạnh kinh, vĩ độ cần xác địnhcả độ cao. Vị trí địa lý tự nhiên thể hiện ở quan hệ không gian giữa các đối tượng địa lý tự nhiên. Cần chú ý điều này nhất là khi phân tích ảnh hưởng địa hình đối với sự phân hóa khí hậu. Mặc khác, phải chú ý phân tích sâu vị trí địa lý kinh tế. Sau đó, để phân tích các nguồn lực phát triển (tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật) cần sử dụng bản đồ tương ứng về địa hình, địa chất-khoáng sản, đất, thực và động vật, dân cư và dân tộc và các bản đồ về ngành kinh tế. Chú ý quan hệ không gian giữa các yếu tố đọc được từ từ bản đồ riêng lẻ (ta thường gọi là chồng xếp bản đồ). Cuối cùng, các bản đồ kinh tế tương ứng sẽ cho biết hiện trạng phân bố của ngành kinh tế (toàn ngành hay trong vùng nói riêng). Còn các biểu đồ có thể cho biết về cơ cấu hay động thái phát triển của toàn ngành. IV-/ Viết báo cáo về một ngành hay một vùng trên cơ sở phân tích Atlat và bảng số liệu: Là một dạng bài tập tổng hợp các kiến thức cơ bản và lỹ năng đã nêu ở phần trên. Các bản đồ là cơ sở để phát triển các kiến thức cơ bản về các nguồn lực phát triển, hiện trạng phân bố, còn các bảng số liệu sẽ cho biết thêm về ý nghĩa của vùng trong cả nước, của ngành trong cơ cấu kinh tế, cũng như về hiện trạng phát triển của vùng hay của ngành - Phần kĩ năng trong các đề thi môn Địa lí chủ yếu là: Vẽ và nhận xét biểu đồ; nhận xét bảng số liệu, thống kê; sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để làm bài. Để giúp các em học sinh thuận lợi nhất trong quá trình làm bài thi đối với phần kiến thức kĩ năng của các đề thi môn Địa lí, tôi xin được trao đổi những “bí quyết” để học tốt và làm tốt phần kĩ năng bài thi môn Địa lí như sau: 1. Kĩ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất để vẽ. Để thể hiện tốt biểu đồ, cần phải có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất; kỹ năng tính toán, xử lý số liệu (ví dụ, tính giá trị cơ cấu (%), tính tỉ lệ về chỉ số phát triển, tính bán kính hình tròn...); kỹ năng vẽ biểu đồ (chính xác, đúng, đẹp...); kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ; kỹ năng sử dụng các dụng cụ vẽ kỹ thuật (máy tính cá nhân, bút, thước...) Cách lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất: Câu hỏi trong các đề thi về phần kĩ năng biểu đồ thường có 3 phần: a. Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề). Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau: - Dạng lời dẫn có chỉ định. Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng năm...”. Như vậy, ta có thể xác định ngay được biểu đồ cần thể hiện. - Dạng lời dẫn kín. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau... Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất.... thể hiện. & cho nhận xét)”. Như vậy, bảng số liệu không đưa ra một gợi ý nào, muốn xác định được biểu đồ cần vẽ, ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau của câu hỏi. Với dạng bài tập có lời dẫn kín thì bao giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho chúng ta nên vẽ biểu đồ gì. - Dạng lời dẫn mở. Ví dụ: “Cho bảng số liệu... Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp nước ta phân theo các vùng kinh tế năm...)”. Như vậy, trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm là vẽ một loại biểu đồ nhất định. Với dạng ”lời dẫn mở“ cần chú ý vào một số từ gợi mở trong câu hỏi. Ví dụ: + Khi vẽ biểu đồ đường biểu diễn: Thường có những từ gợi mở đi kèm như “tăng trưởng”, “biến động”, “phát triển”, “qua các năm từ... đến...”. Ví dụ: Tốc độ tăng dân số của nước ta qua các năm...; Tình hình biến động về sản lượng lương thực...; Tốc độ phát triển của nền kinh tế.... v.v. + Khi vẽ biểu đồ hình cột: Thường có các từ gợi mở như: ”Khối lượng”, “Sản lượng”, “Diện tích” từ năm... đến năm...”, hay “Qua các thời kỳ...”. Ví dụ: Khối lượng hàng hoá vận chuyển...; Sản lượng lương thực của ; Diện tích trồng cây công nghiệp... + Khi vẽ biểu đồ cơ cấu: Thường có các từ gợi mở “Cơ cấu”, “Phân theo”, “Trong đó”, “Bao gồm”, “Chia ra”, “Chia theo...”. Ví dụ: Giá trị ngành sản lượng công nghiệp phân theo...; Hàng hoá vận chuyển theo loại đường...; Cơ cấu tổng giá trị xuất - nhập khẩu... b. Căn cứ vào trong bảng số liệu thống kê: Việc nghiên cứu đặc điểm của bảng số liệu để chọn vẽ biểu đồ thích hợp, cần lưu ý: - Nếu bảng số liệu đưa ra dãy số liệu: Tỉ lệ (%), hay giá trị tuyệt đối phát triển theo một chuỗi thời gian (có ít nhất là từ 4 thời điểm trở lên). Nên chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn. - Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về qui mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng biến động theo một số thời điểm (hay theo các thời kỳ). Nên chọn biểu đồ hình cột đơn. - Trong trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ. Ví dụ: diện tích (ha), năng suất (tạ/ha) của một vùng nào đó theo chuỗi thời gian. Chọn biểu đồ kết hợp. - Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau (tấn, mét, ha...) diễn biến theo thời gian. Chọn biểu đồ chỉ số. - Trong trường hợp bảng số liệu trình bày theo dạng phân ra từng thành phần. Ví dụ: tổng số, chia ra: nông - lâm – ngư; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Với bảng số liệu này ta chọn biểu đồ cơ cấu, có thể là hình tròn; cột chồng; hay biểu đồ miền. Cần lưu ý: + Nếu vẽ biểu đồ hình tròn: Điều kiện là số liệu các thành phần khi tính toán phải bằng 100% tổng. + Nếu vẽ biểu đồ cột chồng: Khi một tổng thể có quá nhiều thành phần, nếu vẽ biểu đồ hình tròn thì các góc cạnh hình quạt sẽ quá hẹp, trường hợp này nên chuyển sang vẽ biểu đồ cột chồng (theo đại lượng tương đối (%) cho dễ thể hiện. + Nếu vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua từ 4 thời điểm trở lên (trường hợp này không nên vẽ hình tròn). c. Căn cứ vào lời kết của câu hỏi. Có nhiều trường hợp, nội dung lời kết của câu hỏi chính là gợi ý cho vẽ một loại biểu đồ cụ thể nào đó. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau Anh (chị) hãy vẽ biểu đồ thích hợp... Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó”. Như vậy, trong lời kết của câu hỏi đã ngầm cho ta biết nên chọn loại biểu đồ (thuộc nhóm biểu đồ cơ cấu) là thích hợp. 2. Kĩ năng nhận xét và phân tích biểu đồ. a. Khi phân tích biểu đồ: Dựa vào số liệu trong bảng thống kê và biểu đồ đã vẽ. Nhận xét phải có số liệu để dẫn chứng, không nhận xét chung chung. Giải thích nguyên nhân, phải dựa vào kiến thức của các bài đã học. v Lưu ý khi nhận xét, phân tích biểu đồ: - Đọc kỹ câu hỏi để nắm yêu cầu và phạm vi cần nhận xét, phân tích. Cần tìm ra mối liên hệ (hay tính qui luật nào đó) giữa các số liệu. Không được bỏ sót các dữ kiện cần phục vụ cho nhận xét, phân tích. - Trước tiên cần nhận xét, phân tích các số liệu có tầm khái quát chung, sau đó phân tích các số liệu thành phần; Tìm mối quan hệ so sánh giữa các con số theo hàng ngang; Tìm mối quan hệ so sánh các con số theo hàng dọc; Tìm giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất & trung bình (đặc biệt chú ý đến những số liệu hoặc hình nét đường, cộttrên biểu đồ thể hiện sự đột biến tăng hay giảm). - Cần có kỹ năng tính tỉ lệ (%), hoặc tính ra số lần tăng (hay giảm) để chứng minh cụ thể ý kiến nhận xét, phân tích. v Phần nhận xét, phân tích biểu đồ, thường có 2 nhóm ý: - Những ý nhận xét về diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu: dựa vào biểu đồ đã vẽ & bảng số liệu đã cho để nhận xét. - Giải thích nguyên nhân của các diễn biến (hoặc mối quan hệ) đó: dựa vào những kiến thức đã học để giải thích nguyên nhân. b. Sử dụng ngôn ngữ trong lời nhận xét, phân tích biểu đồ. - Trong các loại biểu đồ cơ cấu: số liệu đã được qui thành các tỉ lệ (%). Khi nhận xét phải dùng từ “tỷ trọng” trong cơ cấu để so sánh nhận xét. Ví dụ, nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị các ngành kinh tế ta qua một số năm. Không được ghi: ”Giá trị của ngành nông – lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”. Mà phải ghi: “Tỉ trọng giá trị của ngành nông – lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”. - Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên biểu đồ. Cần sử dụng những từ ngữ phù hợp. Ví dụ: - Về trạng thái tăng: Ta dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như: “Tăng”; “Tăng mạnh”; “Tăng nhanh”; “Tăng đột biến”; “Tăng liên tục”, Kèm theo với các từ đó, bao giờ cũng phải có số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao nhiêu (triệu tấn, tỉ đồng, triệu người; Hay tăng bao nhiêu (%), bao nhiêu lần?).v.v. - Về trạng thái giảm: Cần dùng những từ sau: “Giảm”; “Giảm ít”; “Giảm mạnh”; “Giảm nhanh”; “Giảm chậm”; “Giảm đột biến” Kèm theo cũng là những con số dẫn chứng cụ thể. (triệu tấn; tỉ đồng, triệu dân; Hay giảm bao nhiêu (%); Giảm bao nhiêu lần?).v.v. - Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như:”Phát triển nhanh”; “Phát triển chậm”; ”Phát triển ổn định”; “Phát triển không ổn định”; ”Phát triển đều”; ”Có sự chệnh lệch giữa các vùng”.v.v. - Những từ ngữ thể hiện phải: Ngắn, gọn, rõ ràng, có cấp độ; Lập luận phải hợp lý sát với yêu cầu... c. Một số gợi ý khi lựa chọn và vẽ các biểu đồ. v Đối với các biểu đồ: Hình cột; Đường biểu diễn (đồ thị); Biểu đồ kết hợp (cột và đường); Biểu đồ miền. Chú ý: - Trục giá trị (Y) thường là trục đứng: + Phải có mốc giá trị cao hơn giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu. + Phải có mũi tên chỉ chiều tăng lên của giá trị. Phải ghi danh số ở đầu cột hay dọc theo cột (ví dụ: tấn, triệu, % ,..). + Phải ghi rõ gốc tọa độ, có trường hợp ta có thể chọn gốc tọa độ khác (0), nếu có chiều âm (-) thì phải ghi rõ. - Trục định loại (X) thường là trục ngang: + Phải ghi rõ danh số (ví dụ: năm, nhóm tuổi.v.v.). + Trường hợp trục ngang (X) thể hiện các mốc thời gian (năm). Đối với các biểu đồ đường biểu diễn, miền, kết hợp đường và cột, phải chia các mốc trên trục ngang (X) tương ứng với các mốc thời gian. + Riêng đối với các biểu đồ hình cột, điều này không có tính chất bắt buộc, nhưng vẫn có thể chia khoảng cách đúng với bảng số liệu để ta dễ dàng quan sát được cả hai mặt qui mô và động thái phát triển. + Phải ghi các số liệu lên đầu cột (đối với các biểu đồ cột đơn). + Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn, nếu có sự chênh lệch quá lớn về giá trị của một vài cột (lớn nhất) và các cột còn lại. Ta có thể dùng thủ pháp là vẽ trục (Y) gián đoạn ở chỗ trên giá trị cao nhất của các cột còn lại. Như vậy, các cột có giá trị lớn nhất sẽ được vẽ thành cột gián đoạn, như vậy biểu đồ vừa đảm bảo tính khoa học và thẩm mĩ. - Biểu đồ phải có phần chú giải và tên biểu đồ. Nên thiết kế ký hiệu chú giải trước khi vẽ các biểu đồ thể hiện các đối tượng khác nhau. Tên biểu đồ có thể ghi ở trên, hoặc dưới biểu đồ v Đối với biểu đồ hình tròn: Cần chú ý: - Thiết kế chú giải trước khi vẽ các hình quạt thể hiện các phần của đối tượng. Trật tự vẽ các hình quạt phải theo đúng trật tự được trình bày ở bảng chú giải. - Nếu vẽ từ 2 biểu đồ trở lên: Phải thống nhất qui tắc vẽ, vẽ hình quạt thứ nhất lấy từ tia 12 giờ (như mặt đồng hồ), rồi vẽ tiếp cho hình quạt thứ 2, 3... thuận chiều kim đồng hồ. Trường hợp vẽ biểu đồ cặp hai nửa hình tròn thì trật tự vẽ có khác đi một chút. Đối với nửa hình tròn trên ta vẽ hình quạt thứ nhất bắt đầu từ tia 9 giờ, rồi vẽ tiếp cho thành phần thứ 2, 3 ... thuận chiều kim đồng hồ; đối với nửa hình tròn dưới ta cũng vẽ hình quạt thứ nhất từ tia 9 giờ và vẽ cho thành phần còn lại nhưng ngược chiều kim đồng hồ - Nếu bảng số liệu cho là cơ cấu (%): thì vẽ các biểu đồ có kích thước bằng nhau (vì không có cơ sở để vẽ các biểu đồ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau). - Nếu bảng số liệu thể hiện là giá trị tuyệt đối: thì phải vẽ các biểu đồ có kích thước khác nhau một cách tương ứng. Yêu cầu phải tính được bán kính cho mỗi vòng tròn. - Biểu đồ phải có: phần chú giải, tên biểu đồ (ở trên hoặc ở dưới biểu đồ đã vẽ). 3. Kĩ năng phân tích bảng số liệu, thống kê. a. Các điểm cần lưu ý khi làm bài tập phân tích bảng số liệu, nhận xét, giải thích: - Đọc kĩ yêu cầu của đề bài, không bỏ sót các dữ kiện. - Phân tích các số liệu ở tầm khái quát cao trước khi đi vào các chi tiết, xử lí số liệu ở nhiều khía cạnh: tính cơ cấu, tính tốc độ, độ tăng giảm... - Tìm mối quan hệ giữa các số liệu: nguyên nhân, hậu quả, giải pháp.... - Đặt ra các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp các dữ kiện theo yêu cầu của đề bài địa lí. Trường hợp thường thấy là yêu cầu của đề bài là dựa vào bảng số liệu để phân tích hiện trạng của một ngành hay một vùng nào đó. Khi đó học sinh phải biết huy động cả các kiến thức đã học trong sách giáo khoa để làm sáng tỏ bảng số liệu, trả lời các câu hỏi đại thể như: Do đâu mà có sự phát triển như vậy, điều này diễn ra chủ yếu ở đâu, hiện tượng này có nguyên nhân và hậu quả như thế nào... - Không được bỏ sót các dữ kiện. Bởi vì: Các dữ kiện khi được đưa ra đều có chọn lọc, có ý đồ trước đều gắn liền với nội dung của bài học trong giáo trình. Nếu bỏ sót các dữ kiện, sẽ dẫn đến các cách cắt nghĩa sai, sót. Nếu bảng số liệu cho trước là các số liệu tuyệt đối (ví dụ: triệu tấn, tỉ mét, tỉ kw/h ...), thì nên tính toán ra một đại lượng tương đối (%), như vậy bảng số liệu đã được khái quát hoá ở một mức độ nhất định, từ đó ta có thể dễ dàng nhận biết những thay đổi (tăng, giảm, những đột biến,) của chuỗi số liệu cả theo hàng ngang và hàng dọc. Nhưng khi phân tích phải sử dụng linh hoạt cả chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối (%). b. Cách phân tích bảng số liệu: Nên phân tích từ các số liệu có tầm khái quát cao đến các số liệu chi tiết. Phân tích từ các số liệu phản ánh đặc tính chung của một tập hợp số liệu trước, rồi phân tích các số liệu chi tiết về một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của tập hợp các đối tượng, hiện tượng địa lý được trình bày trong bảng. Ví dụ: Bảng số liệu thể hiện tình hình phát triển kinh tế của một ngành, hay khu vực kinh tế của một lãnh thổ. Trước hết, ta phân tích số liệu trung bình của toàn ngành đó hay của các khu vực kinh tế của cả nước; Tìm các giá trị cực đại, cực tiểu; Nhận xét về tính chất biến động của chuỗi số liệu; Gộp nhóm các đối tượng cần xét theo những cách nhất định; ví dụ gộp các đối tượng khảo sát theo các nhóm chỉ tiêu (cao, trung bình, thấp...). Phân tích mối quan hệ giữa các số liệu. - Phân tích số liệu theo cột dọc và theo hàng ngang. Các số liệu theo cột thường là thể hiện cơ cấu thành phần; còn các số liệu theo hàng ngang thường thể hiện qua chuỗi thời gian (năm, thời kỳ,). Khi phân tích, ta tìm các quan hệ so sánh giữa các số liệu theo cột và theo hàng. + Phân tích các số liệu theo cột là để biết mối quan hệ giữa các ngành, hay khu vực kinh tế nào đó; vị trí của ngành hay khu vực KTế trong nền KTế chung của cả nước; tình hình tăng/giảm của chúng theo thời gian. + Phân tích các số liệu theo hàng ngang là để biết sự thay đổi của một thành phần nào đó theo chuỗi thời gian (tăng/giảm, tốc độ tăng/giảm,) - Lưu ý, nếu bảng số liệu cho trước là các số liệu tuyệt đối, thì cần tính toán ra một đại lượng tương đối (ví dụ, bảng số liệu cho trước là các chỉ tiêu về diện tích, sản lượng hay số dân), thì cần phải tính thêm năng suất (tạ/ha), bình quân lương thực theo đầu người (kg/người), tốc độ tăng giảm về diện tích, số dân. Mục đích là để biết ngành nào chiếm ưu thế và sự thay đổi vị trí ở những thời điểm sau cả về cơ cấu và giá trị tuyệt đối Trong khi phân tích, tổng hợp các dữ kiện địa lí, cần đặt ra các câu hỏi để giải đáp? - Các câu hỏi đặt ra đòi hỏi học sinh phải biết huy động cả các kiến thức đã học trong sách giáo khoa để làm sáng tỏ bảng số liệu. Các câu hỏi có thể là: Do đâu mà có sự phát triển như vậy? Điều này diễn ra ở đâu? Hiện tượng này có nguyên nhân và hậu quả như thế nào? Trong tương lai nó sẽ phát triển như thế nào?.v.v. - Như vậy, cách phân tích bảng số liệu thường rất đa dạng, tuỳ theo yêu cầu của từng loại bài tập cụ thể, mà ta vận dụng các cách phân tích khác nhau, nhưng nên tuân thủ theo những qui tắc chung đã trình bày thì bài làm mới hoàn chỉnh theo yêu cầu. 3. Kĩ năng sử dụng Atlat địa lí để làm bài. Atlát địa lí Việt Nam là một cuốn sách giáo khoa thứ hai đối với học sinh trong khi họcđịa lí. Trong quá trình khai thác Atlát, học sinh không chỉ dựa trên các kiến thức có thể khai thác trực tiếp từ các bản đồ, mà cần bổ sung bằng các kiến thức rút ra từ sách giáo khoa hay các tài liệu giáo khoa khác để có thể cập nhật kiến thức, và phân tích sâu hơn, tổng hợp tốt hơn. Để sử dụng Atlát trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, HS lưu ý các vấn đề sau: a. Nắm chắc các ký hiệu: Học sinh cần nắm các ký hiệu chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp...ở trang bìa đầu của Atlát. b. Học sinh nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành: Ví dụ: - Nắm vững các ước hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi sử dụng bản đồ khoáng sản. - Biết sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc điểm khí hậu của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu. - Nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta trên bản đồ “Dân cư và dân tộc”. - Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ lâm ngư nghiệp... c. Biết khai thác biểu đồ từng ngành: - Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của các ngành trồng trọt: Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, HS biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan. - Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng từng ngành ở những địa phương tiêu biểu như: - Giá trị sản lượng lâm nghiệp ở các địa phương (tỷ đồng) trang 15 Atlát. - Giá trị sản lượng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (triệu đồng) trang 17 Atlát. d. Biết rõ câu hỏi như thế nào, có thể dùng Atlát: - Tất cả các câu hỏi đều có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc có yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó? Trình bày về các trung tâm kinh tế... đều có thể dùng bản đồ của Atlát để trả lời. - Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các biểu đồ của Atlát, thay cho việc phải nhớ các số liệu trong sách giáo khoa. e. Biết sử dụng đủ Atlát cho một câu hỏi: Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời 1 vấn đề hay nhiều vấn đề, từ đó xác định những trang bản đồ Atlát cần thiết Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun Cập nhật 09:35, 29/10/2010, bởi Nguyễn Thế Phúc Nội dung chính của phương pháp dạy học này là nhờ các môđun mà học sinh được dẫn dắt từng bước để đạt tới mục tiêu dạy học. Nhờ nội dung dạy học được phân nhỏ ra từng phần, nhờ hệ thống mục tiêu chuyên biệt và hệ thống test, học sinh có thể tự học và tự kiểm tra mức độ nắm vững các kiến thức, kỹ năng và thái độ trong từng tiểu môđun. Bằng cách này họ có thể tự học theo nhịp độ riêng của mình. Trong phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun thì giáo viên chỉ giúp đỡ khi học sinh cần thiết, chẳng hạn như: giải đáp các thắc mắc, sửa chữa những sai xót của học sinh, động viên họ học tập. Kết thúc mỗi môđun, giáo viên đánh giá kết quả học tập của họ. Nếu đạt học sinh chuyển sang môđun tiếp theo. Nếu không đạt học sinh thảo luận với giáo viên về những khó khăn của mình và sẽ học lại một phần nào đó của môđun với nhịp độ riêng. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun đảm bảo tuân theo những nguyên tắc cơ bản của quá trình dạy học sau đây: Nguyên tắc cá thể hoá trong học tập. Nguyên tắc đảm bảo hình thành ở học sinh kỹ năng tự học từ thấp đến cao. Nguyên tắc giáo viên thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh sau quá trình tự học, giúp đỡ họ khi cần thiết, điều chỉnh nhịp độ học tập. Ưu điểm: Giúp học sinh học tập ở lớp và ở nhà có hiệu quả vì môđun là tài liệu tự học học sinh có thể mang theo mình để học tập bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào có điều kiện. Tạo điều kiện cho học sinh học tập với nhịp độ cá nhân, luyện tập việc tự đánh giá kết quả học tập, học tập theo cách giải quyết vấn đề, do đó nâng cao được chất lượng dạy học thực tế. Tránh được sự tuỳ tiện của giáo viên trong quá trình dạy học vì nội dung và phương pháp dạy học đều đã được văn bản hoá. Cập nhật được những thông tin mới về khoa học và công nghệ do đó có điều kiện thuận lợi trong việc bổ xung nội dung mới và tài liệu dạy học( nhờ các môđun phụ đạo). Cho phép sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy, theo dõi kèm cặp một cách tối ưu tuỳ theo mức độ phức tạp của nhiệm vụ dạy học. Đảm bảo tính thiết thực của nội dung dạy học. Đảm bảo được tính vững chắc của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vì người học tự chiếm lĩnh nó, đồng thời hình thành và rèn luyện được thói quen tự học để họ tự đào tạo suốt đời. Nhược điểm: Việc thiết kế hệ thống môđun dạy học và biên soạn tài liệu dạy học theo môđun khá công phu và tốn kém. Cần khoảng 5 đến 7 giờ biên soạn môđun dạy học cho một giờ học . Đòi hỏi học sinh phải có động cơ học tập tốt, có năng lực học tập nhất định( vì tự học đòi hỏi họ có trình độ và sự nỗ lực cao hơn các phương pháp học tập khác). Có thể nảy sinh tâm lý buồn chán do tính đơn điệu của việc tự học. Không thích hợp với việc huấn luyện những kỹ năng làm việctheo kíp công tác. Các tình huống sử dụng: Với các ưu, nhược điểm nói trên có thể sử dụng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun trong các trường hợp sau: Dạy học những nội dung quan trọng với nhiều đối tượng theo học( cần đặc biệt quan tâm tới môn chung, các môn cơ bản và cơ sở chuyên nghành) Dạy học những nội dung, kiến thức có liên quan nhiều đến nội dung đã được học ở lớp dưới, các kiến thức nâng cao cập nhật không nhiều và không quá khó. Dạy học những nội dung có tính biến động cao, thường xuyên phải đổi mới vì môđun có khả năng lắp ghép và tháo gỡ nên có nhiều thuận lợi trong việc thay đổi nội dung, chương trình dạy học. Khắc phục những nhược điểm của hệ thống dạy học cũ như: đồng loạt, không phân hoá, không tiến triển theo nhịp độ cá nhân. Đặc biệt rất phù hợp cho hình thức đào tạo giáo dục từ xa nếu kết hợp với hình thức biên soạn tài liệu dạng mở.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochuong_dan_tu_hoc_7299.doc
Tài liệu liên quan