Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà thịt cobb

Cam kết của Cobb về cải tiến giống tiếp tục làm tăng năng suất trong chăn nuôi gà thịt và giống gà thịt. Tuy nhiên để đạt được năng suất giống và chăn nuôi đàn giống ổn định, người quản lý cần có chương trình chăm sóc đàn giống tốt. Thành công của Cobb trên toàn thế giới đã cung cấp nhiều kinh nghiệm về nuôi giống trong các điều kiện khác nhau như khí hậu nóng và lạnh, chuồng kín và chuồng hở. Cuốn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà thịt Cobb này sẽ giúp bạn xây dựng chương trình quản lý chăn nuôi tốt. Quản lý đàn giống là không chỉ đáp ứng các yêu cầu cần thiết của đàn mà còn phải phát huy được đầy đủ các lợi ích từ tiềm năng của con giống. Một số hướng dẫn cũng cần được điều chỉnh phù hợp với địa phương căn cứ vào kinh nghiệm riêng của người chăn nuôi với sự giúp đỡ của các đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi.

pdf22 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3615 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà thịt cobb, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU Cam kết của Cobb về cải tiến giống tiếp tục làm tăng năng suất trong chăn nuôi gà thịt và giống gà thịt. Tuy nhiên để đạt được năng suất giống và chăn nuôi đàn giống ổn định, người quản lý cần có chương trình chăm sóc đàn giống tốt. Thành công của Cobb trên toàn thế giới đã cung cấp nhiều kinh nghiệm về nuôi giống trong các điều kiện khác nhau như khí hậu nóng và lạnh, chuồng kín và chuồng hở. Cuốn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà thịt Cobb này sẽ giúp bạn xây dựng chương trình quản lý chăn nuôi tốt. Quản lý đàn giống là không chỉ đáp ứng các yêu cầu cần thiết của đàn mà còn phải phát huy được đầy đủ các lợi ích từ tiềm năng của con giống. Một số hướng dẫn cũng cần được điều chỉnh phù hợp với địa phương căn cứ vào kinh nghiệm riêng của người chăn nuôi với sự giúp đỡ của các đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi. Cuốn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà thịt Cobb nhấn mạnh các yếu tố quan trọng ảnh hướng đến năng suất đàn và là một trong các cuốn thông tin kỹ thuật của chúng tôi bao gồm: hướng dẫn úm gà, bản tóm tắt kỹ thuật và các sơ đồ năng suất. Những hướng dẫn của chúng tôi căn cứ vào các kiến thức khoa học hiện tại và kinh nghiệm thực tế trên toàn thế giới. Các nhà chăn nuôi cũng cần nắm vững các quy định trong nước có ảnh hưởng đến cách quản lý đàn giống. Cuốn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà thịt Cobb là nguồn tài liệu tham khảo và bổ sung cho nhà chăn nuôi để thu được các kết quả tốt nhất với các sản phẩm của Cobb. Bản sửa đổi 2008 HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB MỤC LỤC 1 Thiết kế chuồng gà 1.1 Mật độ đàn 1.2 Yêu cầu chủ yếu đối với lắp đặt rèm che 1.3 Cách nhiệt 1.4 Phòng úm 1.5 Các thiết bị 1.5.1 Hệ thống uống 1.5.2 Đồng hồ nước 1.5.3 Bể chứa nước 1.5.4 Hệ thống ăn 1.5.5 Hệ thống sưởi 1.5.6 Hệ thống thông gió 2. Chuẩn bị chuồng – trước khi cho gà vào 2.1 Úm toàn bộ chuồng 2.2 Úm toàn bộ chuồng 2.3 Đèn chiếu sáng 2.4 Quản lý về lớp độn chuồng 2.4.1 Chức năng quan trọng của lợp độn chuồng 2.4.2 Các nguyên liệu làm chất độn chuồng 2.4.3 Đánh giá về lớp động chuồng 2.4.4 Yêu cầu về độ dày tối thiểu lớp độn chuồng 2.5 Danh sách cần kiểm tra trước khi đưa gà vào chuồng 3. Đưa gà vào chuồng 3.1 Các yêu cầu quản lý chủ yếu 3.2 Chất lượng gà 3.3 Quản lý phòng úm 3.4 Thông gió phòng úm 4. Sau khi đưa gà vào 4.1 Danh sách cần kiểm tra sau khi đưa gà vào chuồng 4.2 Đánh giá việc chuẩn bị chuồng nuôi sau khi đưa gà vào 5 Giai đoạn tăng trưởng 5.1 Độ đồng đều 5.2 Nhiệt độ 5.3 Chương trình chiếu sáng 5.3.1 Các yếu tố chủ yếu cần xem xét khi sử dụng 1 chương trình chiếu sáng 5.3.2 Ba chương trình chiếu sáng 1) Chương trình chiếu sáng – lựa chọn 1: <2kg (4.4lb) 2) Chương trình chiếu sáng – lựa chọn 2: 2-3kg (4.4-6.6lb) 3) Chương trình chiếu sáng – lựa chọn 3: >3kg (6.6lb) 1 1 2 3 3 4 4 5 6 7 8 9 10 10 10 10 11 11 11 11 12 12 15 15 15 16 17 18 18 19 20 20 21 22 23 24 HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 5.4 Lợi ích của chương trình chiếu sáng 6 Quy trình bắt gà 7 Quản lý về thông gió 7.1 Thông gió tối thiểu 7.2 Áp suất âm – yêu cầu chủ yếu đối với thông gió tối thiểu 7.3 Cửa lật dẫn khí 7.4 Thông gió dịch chuyển 7.5 Thông gió dạng ống 7.6 Nhiệt độ hiệu quả 7.7 Làm mát bằng bay hơi nước 7.7.1 Vận hành bơm 7.7.2 Tấm làm mát 7.7.3 Quản lý tấm làm mát 7.7.4 Tính toán về diện tích tấm làm mát cần thiết 7.7.5 Các lý do làm cho lớp độn chuồng ướt và độ ẩm cao 7.8 Hệ thống làm mát bằng phun sương 7.9 Thông gió tự nhiên 7.9.1 Kỹ thuật quản lý trong thời tiết nắng nóng 7.9.2 Kỹ thuật quản lý rèm che 7.9.3 Kỹ thuật thông gió bằng rèm che 8 Quản lý về nước uống 8.1 Hàm lượng khoáng 8.2 Nhiễm khuẩn 8.3 Vệ sinh nước và vệ sinh hệ thống 8.3.1 Phun rửa bằng tay 8.3.2 Khả năng giảm ô xy hóa 8.3.3 pH 8.4 Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan 8.5 Vệ sinh hệ thống uống giữa các đàn 8.6 Kiểm tra về nước uống 9 Quản lý về dinh dưỡng 10 An toàn sinh học và vệ sinh trại 10.1 An toàn sinh học 10.2 Vệ sinh trại 11 Sức khỏe của gà 11.1 Tiêm vắc xin 12 Lưu giữ ghi chép 13 Các phụ lục 14 Các ghi chú 25 26 28 28 31 31 34 35 37 38 40 40 41 41 43 43 45 45 47 48 49 49 49 49 50 50 51 51 52 53 54 58 58 59 62 62 66 68 71 1. THIẾT KẾ CHUỒNG GÀ Môi trường kín và thông thường Khi chọn kiểu chuồng gà thịt phù hợp nhất và các thiết bị liên quan, có rất nhiều yếu tố cần xem xét. Mặc dù yếu tố kinh tế luôn được quan tâm trước tiên, các yếu tố khác như thiết bị sẵn có, dịch vụ sau bán hàng và tuổi thọ sản phẩm cũng rất quan trọng. Chuồng trại cần phải có hiệu quả kinh tế, bền và và kiểm soát được điều kiện môi trường. Khi xây dựng và lên kế hoạch xây chuồng gà thịt, trước tiên cần chọn nơi thoát nước tốt và lưu chuyển không khí tự nhiên tốt. Chuồng nên theo hướng trục đông tây để giảm lượng ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào tường trong khoảng thời gian nóng nhất trong ngày. Mục đích chính là giảm dao động nhiệt độ trong 24 tiếng 1 ngày càng nhiều càng tốt, đặc biệt là vào buổi tối. Kiểm soát nhiệt độ tốt làm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn • Vật liệu để lợp mái cần có bề mặt phản chiếu bên ngoài để làm giảm độ dẫn nhiệt bức xạ mặt trời và cần cách nhiệt. • Hệ thống sưởi ầm cần có khả năng sưởi ấm rộng phù hợp với điều kiện khí hậu • Hệ thống thông gió cần được thiết kế cung cấp nhiều ô xi và duy trì điều kiện nhiệt độ tối ưu cho gà. • Hệ thống chiếu sáng cần phải phân bổ ánh sáng đều trên sàn chuồng. 1.1 MẬT ĐỘ ĐÀN Mật độ đàn đúng rất quan trọng cho sự thành công của chăn nuôi gà thịt vì nó đảm bảo diện tích chuồng đủ cho năng suất tối ưu. Ngoài yếu tố năng suất và lợi nhuận, mật độ đàn đúng cũng có quan hệ mật thiết quan trọng đến sức khỏe của đàn. Để quyết định đúng mật độ đàn, cần xem xét các yếu tố như khí hậu, kiểu chuồng, trọng lượng chế biến và các quy tắc về sức khỏe. Mật độ đàn không đúng có thể dẫn đến các vấn đề về chân, xây xước, thâm tím và chết Giảm bớt một phần của đàn là một cách để duy trì mật độ tối ưu. Ở một số nước, gà được đưa vào nhiều trong 1 chuồng và được chia nuôi để đạt được 2 mục tiêu khác nhau về trọng lượng. 20-50% gà khi đạt mục tiêu trọng lượng thấp sẽ được loại bớt để bán đáp ứng phân đoạn thị trường này. Số còn lại sẽ có diện tích nuôi lớn hơn và được nuôi để đạt trọng lượng cao hơn. Trên thế giới , nhiều mức mật độ khác nhau được áp dụng. Ở vùng khí hậu ấm, mật độ lý tưởng là 30kg/m2. Các mức thông thường như sau: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 1 COBB Kiểu chuồng Kiểu thông gió Thiết bị Mật độ đàn TỐI ĐA Mở Mở Tường kín Tường kín Tường kín Tự nhiên Áp suất dương Thông gió ngang Hệ thống làm mát Hệ thống làm mát Quạt gió Quạt hút gắn tường @ 60° Sắp đặt kiểu Châu Âu Phun sương Làm mát bằng hơi nước 30 kg/m2 (6.2 lb/ft.2) 35 kg/m2 (7.2 lb/ft.2) 35 kg/m2 (7.2 lb/ft.2) 39 kg/m2 (8.0 lb/ft.2) 42 kg/m2 (8.6 lb/ft.2) 1.2 CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI LẮP ĐẶT RÈM CHE • Đỉnh của rèm phải gối lên bề mặt cứng để tránh khe hở; đoạn gối lên ít nhất là 15cm (6 in.). • Lắp một đoạn rèm ngắn 25 cm (10 in.) ở ngoài chuồng ở độ cao mái che sẽ ngăn được khe hở trên đỉnh rèm. • Rèm cần khít với đoạn rèm ngắn bao bọc 25cm (10in.) gắn kín rèm theo chiều dọc ở cả 2 đầu. • Rèm cần được viền 3 lần. • Cần gắn ở đáy để ngăn rò rỉ không khí . • Các lỗ hở và vết rách trên tường và/hoặc trên rèm cần phải được sửa chữa. • Rèm hoạt động hiệu quả nhất khi hoạt động tự động, đóng và mở căn cứ vào nhiệt độ và tốc độ gió • Độ cao của tường chắn tối ưu 0.50 m (1.6 ft.). • Mái nhô ra1.25 m (4.1 ft.). HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 2COBB 1.3 LỚP CÁCH NHIỆT Yếu tố then chốt để tối đa hóa năng suất đàn gà là duy trì môi trường chuồng nuôi ổn định. Nhiệt độ chuồng nuôi dao động mạnh sẽ gây căng thăng cho gà và làm giảm hấp thụ thức ăn. Ngoài ra những dao động này làm cho gà tiêu hao năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể. Yêu cầu về lớp cách nhiệt quan trọng nhất là ở trên mái. Mái cách nhiệt tốt sẽ làm giảm sức nóng mặt trời vào chuồng nuôi trong những ngày nóng, từ đó làm giảm nhiệt cho gà. Khi thời tiết lạnh, lớp mái cách nhiệt tốt sẽ giảm sự mất nhiệt và tiêu hao năng lượng để duy trì môi trường phù hợp cho gà trong giai đoạn úm, giai đoạn quan trọng nhất cho sự phát triển của gà. Mái nên được cách nhiệt ở giá trị R tối thiểu là 20-25 (phụ thuộc vào khí hậu), Khả năng cách nhiệt của vật liệu được đo bằng giá trị R. Giá trị R càng lớn, đặc tính cách nhiệt của vật liệu càng cao. Khi lựa chọn vật liệu cách nhiệt, xem xét chi phí tính trên giá trị R quan trọng hơn là chi phí tính trên độ dày của vật liệu. Bảng dưới đây đưa ra một số vật liệu cách nhiệt và giá trị R tương ứng: Vật liệu cách nhiệt và giá trị: Vật liệu Giá trị R/ 2.5 cm (1”) Tấm vật liệu hạt Polystyrene Cellulose hoặc thủy tinh: Tấm hoặc lớp phủ thủy tinh carbon Polystyrene: trơn Bọt Polyurethane : “unfaced” Trung bình R-3 / 2.5 cm Trung bình R-3.2 / 2.5 cm Trung bình R-3.2 / 2.5 cm Trung bình R-5 / 2.5 cm Trung bình R-6 / 2.5 cm Giá trị U - Hệ số truyền nhiệt, đo tỉ lệ hao hụt hoặc tăng nhiệt qua vật liệu. Các giá trị U đo được mực nhiệt lượng đi qua vật liệu. Các giá trị U thường nằm trong khoảng 0.2 đến 1.2. Giá trị U càng thấp, khả năng chống nhiệt của vật liệu càng cao và giá trị cách nhiệt của vật liệu tốt hơn. Ngược lại với giá trị U là giá trị R. Giá trị R yêu cầu với mái là 20 và giá trị U là 0.05. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí sưởi ấm, giảm năng lượng mặt trời và ngăn chặn đọng hơi. 1.4 PHÒNG ÚM Ở những chuồng cách nhiệt kín, có thể làm giảm biến mạnh về nhiệt độ bằng cách xây một phòng nhỏ trong chuồng. Phòng nhỏ sẽ bao gồm trần giả chạy từ mái này đến mái kia. Trần giả sẽ làm giảm đáng kể sự mất nhiệt và kiểm soát nhiệt độ dễ dàng hơn. Cần lắp thêm rèm thứ 2 bên trong cách rèm bên ngoài 1m. Rèm thứ 2 này sẽ gắn từ sàn lên trần giả. Rèm mày cần được mở từ trên, không bao giờ mở từ dưới. Sự chuyển động không khí nhẹ nhất ở sàn sẽ gây lạnh cho gà con. Rèm thứ 2 cũng được sử dụng cho hệ thống thông gió. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 3 COBB Rèm bên ngoài Rèm bên trong Thông gió từ trên xuống Trân giá 1.5 THIẾT BỊ 1.5.1 HỆ THỐNG UỐNG Cung cấp nước sạch, mát với lưu lượng đủ là rất quan trọng trong chăn nuôi gia cầm. Nếu không uống đủ nước, gà sẽ giảm ăn và tổn hại đến năng suất gà. Hệ thống nước hở và kín thường được sử dụng: MÁNG UỐNG TRÒN (HỆ THỐNG UỐNG HỞ) Lắp đặt hệ thống nước hở tiết kiệm về mặt chi phí, nhưng lại nảy sinh vần đề về chất lượng lớp độn chuồng và vệ sinh nguồn nước. Rất khó duy trì nước sạch trọng hệ thống hở vì gà thường mang các chất bẩn vào nước, nên cần phải vệ sinh nước hàng ngày. Điều này không chỉ làm tăng lao động và còn làm lãng phí nước. Tình trạng lớp độn chuồng là một phương tiện đánh giá việc lắp đặt hệ thống nước uống. Lớp độn chuồng dưới nguồn nước ẩm cho thấy máng uống được lắp quá thấp, áp lực nước quá cao hoặc không có đủ lớp chắn ở máng uống. Nếu lớp độn chuồng dưới máng quá khô thì áp lực nước quá thấp. Hướng dẫn về lắp đặt : • Cần cung cấp máng uống với ít nhất 0.6cm (0.24 in) khoang uống /con. • Tất cả máng uống cấn có một tấm chắn chống tràn nước. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 4COBB Hướng dẫn về quản lý: • Máng uống cần được treo để đảm bảo miệng máng bằng chiều cao lưng gà khi gà đứng bình thường. • Chiều cao của máng cần được điều chỉnh khi gà lớn lên để hạn chế ô nhiễm. • Nước uống cách miệng máng 0.5 cm (0.20 in.) khi gà 1 ngày tuổi và giảm dần tới độ sâu 1.25cm (0.50 in.) sau 7 ngày tuổi. HỆ THỐNG NÚM UỐNG (HỆ THỐNG UỐNG KÍN) Có 2 kiểu núm uống được sử dụng phổ biến: • Núm uống lưu lượng cao: hoạt động ở mức 80-90 ml/phút (2.7 to 3 fl. oz/phút). Hệ thống này cung cấp giọt nước ở cuối núm và có khay hứng để chứa nước thừa có thể rò rỉ xuống từ núm. Mức thông thường: khoảng 12 con/núm. • Núm uống lưu lượng thấp: hoạt động ở mức 50-60 ml/phút (1.7 to 2 fl. oz/ phút). Hệ thống này cơ bản không có khay hứng và áp lực được điều chỉnh để duy trì dòng nước đáp ứng nhu cầu của gà thịt. Mức thông thường: khoảng 10 con/núm. Hướng dẫn về lắp đặt: • Hệ thống núm uống cần lắp bể nước hoặc hệ thống bơm để tạo áp lực. • Ở những chuồng có độ dốc ở sàn, cần lắp thêm bộ điều chỉnh độ dốc theo khuyến nghị của nhà sản xuất để điều khiển áp lực nước ở tất cả các nơi trong chuồng. Các cách khác có thể thực hiện là: chia các đường uồng, lắp bộ điều chỉnh áp suất hoặc bộ điều hòa độ dốc. • Không nên để gà phải di chuyển quá 3 m (10 ft.) để tìm nước. Núm uống cần được đặt cách nhau tối đa 35cm. Hướng dẫn về quản lý: • Hệ thống núm uống ít bị nhiễm bẩn hơn hệ thống uống mở. • Núm uống cần được điều chỉnh phù hợp với chiều cao của gà và áp lực nước. Một nguyên tắc chung là gà phải luôn luôn uống được mà không phải cúi xuống. Chân gà luôn luôn phải đứng bằng phẳng trên sàn • Với hệ thống ống đứng, cần điều chỉnh áp lực tăng khoảng 5cm (2 in,) – theo khuyến nghị của nhà sản xuất. • Để đạt được năng suất tối ưu cho gà thịt, cần sử dụng hệ thống uống kín. Nước sẽ ít bị nhiễm bẩn. Tránh được vấn đề lãng phí nước. Ngoài ra hệ thống kín có một lợi thế là không phải vệ sinh hàng ngày như hệ thống mở. Tuy nhiên cần đều đặn giám sát và kiểm tra lưu lượng nước và quan sát bằng mặt để đảm bảo tất cả các núm uống đều hoạt động. 1.5.2 ĐỒNG HỒ NƯỚC Sử dụng đồng hồ nước để kiểm tra lượng nước tiêu thụ là một cách tốt để đo lượng tiêu thụ thức ăn vì chúng có mối tương quan với nhau. Đồng hồ nước cần có kích cỡ phù hợp với đường nước vào để đảm bảo đủ lưu lượng. Lượng tiêu thụ nước cần được theo dõi cùng một thời gian mỗi ngày để đánh giá tốt nhất xu hướng năng suất chung và sức khỏe của đàn. Sự thay đổi lớn HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 5 COBB về lượng nước sử dụng có thể do các nguyên nhân: nước bị rò rỉ, vấn đề về sức khỏe hoặc về thức ăn. Lượng nước tiêu thụ giảm thường là báo hiệu đầu tiên về một vấn đề của đàn gà. Lượng nước uống thường bằng khoảng 1.6-2 lần tổng lượng ăn, nhưng có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường, chất lượng thức ăn và sức khỏe của gà. • Lượng nước tiêu thụ tăng khoảng 6% khi nhiệt độ tăng thêm 1 độ trong khoảng 20-32 °C. • Lượng nước tiêu thụ tăng khoảng 5% khi nhiệt độ tăng thêm 1 độ trong khoảng 32-38 °C. • Lượng thức tiêu thụ giảm 1,23% khi nhiệt độ tăng thêm 1 độ ở mức trên 20 °C. Mối quan hệ giữa nhiệt độ xung quanh và tỉ lệ nước uống và thức ăn Nhiệt độ °C / °F Tỉ lệ nước uống và thức ăn 4 °C / 39°F 20 °C / 68 °F 26 °C / 79 °F 37 °C / 99 °F 1.7:1 2:1 2.5:1 5:1 Singgleton (2004) 1.5.3 BỂ CHỨA NƯỚC Cần có lượng dự trữ nước đủ cho trại phòng khi hệ thống nước chính hỏng. Lý tưởng nhất là trại có nguồn cung nước đủ cho nhu cầu trong tối đa 48 tiếng. Công suất chứa nước phụ thuộc vào số lượng gà và lưu lượng cần thiết cho bơm vào làm mát. Ví dụ dưới đây có thể hướng dẫn cách tính nhu cầu nước của một trại: • Công suất bơm tính trên 2,300m2 hoặc 24,750ft.2: TỔNG CỘNG = 100 L/PHÚT • 40 L/phút nước uống • 30 L/phút phun sương • 15 L/phút x 2 tấm làm mát Nếu nguồn nước là giếng hoặc bể chứa, công suất của máy bơm cần đáp ứng được với lượng tiêu thụ nước tối đa của gà và lượng tối đa cho hệ thống phun sương và/hoặc hệ thống làm mát. Bể chứa cần được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lứa gà. Ở vùng khí hậu nóng, bể cần đặt dưới bóng mát vì nhiệt độ nước cao sẽ làm giảm tiêu thụ nước. Nhiệt độ nước lý tưởng để duy trì mức uống đủ là 10-14 °C (50-57 °F). HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 6COBB 1.5.4 HỆ THỐNG ĂN Khi sử dụng bất cứ kiểu hệ thống ăn nào, quan trọng là trang bị đủ khoang chứa thức ăn. Nếu không đủ khoang ăn, tăng trọng giảm và độ đồng đều bị ảnh hưởng. Phân phối thức ăn và máng ăn gần với gà là yếu tố cơ bản để đạt được tốc độ ăn mong muốn. Hệ thống ăn tự động nên được lắp đặt để cung cấp đủ thức ăn với mức lãng phí thấp nhất. A. Máng ăn tự động: • 60-70 gà /máng có đường kính 33 cm (12 in.) • Cần lắp bộ phận chống tràn cho gà con. Các máng ăn dạng chảo thường được lắp cho phép gà di chuyển không hạn chế trong chuồng, giảm tràn thức ăn và nâng cao chuyển đổi thức ăn. Nếu gà phải nghiêng người vào máng để với thức ăn, máng ăn được lắp quá cao. Chiều rộng chuồng Số đường ăn Đến 12.8 m (42 ft.) 13 m (43 ft.) đến 15 m (50 ft.) 16 m (51 ft.) đến 20 m (65 ft.) 21 m (70 ft.) đến 25 m (85 ft.) 2 đường 3 đường 4 đường 5 đường B. Máng ăn xích tự động : • Cho phép tối thiểu 2.5 cm (1 in.) khoang ăn cho 1 gà. Khi tính diện tích khoang ăn, tính cả 2 bên xích. • Miệng của máng cần đặt ngang với lưng gà . • Phần máng, các góc , căng xích rất cần được bảo dưỡng • Độ sâu của thức ăn được điều khiển bởi bộ trượt thức ăn và cần được quan sát để ngăn lãng phí thức ăn. C. Xi lô chứa thức ăn: • Xi lô chứa thức ăn cần có công suất chứa thức ăn đủ cho 5 ngày. • Để giảm nguy cơ bị mốc, vi khuẩn phát triển, xi lô cần kín nước. • Nên sử dụng 2 xi lô chứa thức ăn cho mỗi chuồng để có thể thay đổi nhanh chóng thức ăn khi cần phải pha thêm thuốc vào hoặc khi cần rút lượng ăn. • Xi lô thức ăn nên được vệ sinh sau mỗi lứa. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 7 COBB 1.5.5 HỆ THỐNG SƯỞI ẤM Yếu tố then chốt để tối đa năng suất gà là duy trì môi trường chuồng nuôi ổn định – nhiệt độ sàn chuống và xung quanh phù hợp cho gà con. Nhu cầu về công suất nhiệt sưởi phụ thuộc vào nhiệt độ, lớp cách nhiệt mái và mức độ kín của chuồng. Hướng dẫn: Với giá trị R của lớp cách nhiệt mái là 20 (mái cách nhiệt tốt), yêu cầu về công suất nhiệt của chuồng nuôi là 0.05 kwh/m3 ở vùng khí hậu ôn đới và 0.10 kwh/m3 ở vùng khí hậu lạnh nơi mà nhiệt độ mùa đông thường dưới 0oC, các hệ thống sưởi sau thường được sử dụng: • Máy sưởi khí cưỡng bức: Những máy sưởi này cần đặt ở khu vực có tốc độ không khí chuyển động chậm để sưởi ấm tối ưu, thường là ở giữa chuồng. Máy sưởi đặt cách nền chuồng 1.4- 1.5m để không gây luồng gió lùa vào gà. Không được đặt máy sưởi cạnh cửa lật dẫn khí vào vì máy không thể làm ấm không khí đang di chuyển quá nhanh Máy sưởi đặt cạnh cửa lật sẽ làm tăng việc sử dụng năng lượng và chi phí về năng lượng tạo nhiệt. • Đèn sưởi tại chỗ/tỏa nhiệt: Hệ thống đèn sưởi truyền thống hay đèn sưởi tỏa nhiệt được sử dụng để sưởi ấm lớp độn chuồng trong chuồng. Hệ thống này giúp gà tìm được vùng tiện nghi. Nước và thức ăn nên đặt gần đó. • Hệ thống sưởi dưới sàn: hệ thống này hoạt động bằng nước nóng lưu thông trong ống đặt trong sàn bê tông. Sự trao đổi nhiệt trong sàn làm ấm lớp độn chuồng và khu vực úm. Hướng dẫn: Đèn sưởi được dùng kết hợp với máy sưởi. Đèn sưởi là nguồn sưởi ấm chính trong giai đoạn úm, còn máy sưởi cung cấp thêm nhiệt sưởi khi thời tiết lạnh. Khi đàn gà trưởng thành, gà phát triển khả năng điều khiển nhiệt độ bên trong cơ thể, máy sưởi khí cưỡng bức trở thành nguồn sưởi chính. Nói chung, đèn sưởi tỏa nhiệt được sử dụng như nguồn sưởi chính ở những chuồng cách nhiệt kém, còn máy sưởi khí được sử dụng cho các chuồng kín cách nhiệt tốt. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 8COBB 1.5.6 HỆ THỐNG THÔNG GIÓ Tầm quan trọng của chất lượng không khí: Mục đích chính của hệ thống thông gió tối thiểu là cung cấp chất lượng không khí tốt. Gà luôn cần đủ lượng oxi và lượng tối thiểu các khí carbon dioxide (CO2), carbon monoxide (CO) và amoniac (NH3) và bụi – xem hướng dẫn về chất lượng không khí. Hệ thống thông gió tối thiểu không đủ và tạo ra chất lượng không khí kém trong chuồng nuôi sẽ làm tăng lượng NH3, CO2, độ ẩm và làm tăng các triệu chứng liên quan đến sinh sản như xưng cổ trướng. Mức NH3 luôn luôn ảnh hưởng đến gà nhất. Ảnh hưởng tiêu cực của NH3 bao gồm: gan bàn chân bỏng, mắt bỏng, rộp ngực/tấy da, trọng lượng giảm, độ đồng đều kém, dễ nhiễm bệnh và mù lòa. Hướng dẫn về chất lượng không khí Ôxi % Carbon Dioxide Carbon Monoxide Ammonia Độ ầm tương đối > 19.6% < 0.3% / 3,000 ppm < 10 ppm < 10 ppm 45-65% Bụi < 3.4 mg/m3 Xem thêm về hệ thống thông gió ở phần 7, trang 27 HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 9 COBB 2. CHUẨN BỊ CHUỒNG – TRƯỚC KHI ĐƯA GÀ VÀO Sắp đặt chuồng: Có một số phương pháp sắp đặt chuồng để úm gà. Kiều chuồng, điều kiện môi trường, các thiết bị sẽ quyết định cách sắp xếp chuồng. 2.1 ÚM TOÀN BỘ CHUỒNG Úm toàn bộ thường hạn chế dùng ở những chuồng kín hoặc hoặc những chuồng ở vùng khí hậu ôn hòa. Yếu tố quan trọng nhất cho úm toàn bộ chuồng là tạo được một môi trường không có sự dao động lớn về nhiệt độ. 2.2 ÚM MỘT PHẦN CHUỒNG Úm một phần chuồng được sử dụng phổ biển để giảm chi phí sưởi. Bằng cách thu hẹp không gian úm, người chăn nuôi duy trì được lượng nhiệt sưởi và giảm chi phí năng lượng. Ngoài ra, dễ dàng duy trì nhiệt độ phù hợp hơn trong một khu vực nhỏ. Mục tiêu của úm một phần chuồng là sử dụng không gian úm phù hợp với công suất sưởi ấm và khả năng cách nhiệt của chuồng nhằm đạt được nhiệt độ trong chuồng mong muốn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ trong vùng. Tăng diện tích úm phụ thuộc vào công suất sưởi, lớp cách nhiệt chuồng và điều kiện thời tiết bên ngoài. Mục tiêu là tăng diện tích úm càng sớm càng tốt khi đạt được nhiệt độ mong muốn trong chuồng. Trước khi mở rộng, cần sưởi ấm và thông gió khu vực chưa úm phù hợp với nhu cầu của gà trước khi cho gà vào khu vực mới này. Dưới đây là một ví dụ về úm một phần chuồng. Đến 7 ngày - úm 1/2 chuồng Từ 8 đến 10 ngày - 1/2 đến 3/4 chuồng Từ 11 đến 14 ngày - 3/4 đến toàn bộ chuồng Có vài cách ngăn chuồng được áp dụng trên thế giới. Cách phổ biến nhất là sử dụng rèm che từ sàn đến trần. Cần đặt một tấm chắn kín 20 cm (8 in.) trên sàn trước rèm để đảm bảo không có gió lùa vào gà. Cách sử dụng nguồn sưởi trung tâm và đèn chiếu sáng trong chuồng úm một phần tương tự như trong chuồng úm toàn bộ. 2.3 ĐÈN CHIẾU SÁNG Với hệ thống đèn sưởi tỏa nhiệt, đèn chiếu sáng cần đặt ở trung tâm trên nguồn sưởi chạy dọc theo khu vực úm để gà tìm được thức ăn và nước. Đèn chiếu sáng được sử dụng tốt nhất là trong 5 ngày đầu tiên đưa gà vào. Vào ngày thứ 5, tăng dần đèn nền để đạt được mức ánh sáng thông thường toàn bộ chuồng vào ngày thứ 10. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 10COBB 2.4 QUẢN LÝ VỀ LỚP ĐỘN CHUỒNG Quản lý lớp độn chuồng cũng là một mặt quan trọng trong quản lý môi trường chuồng nuôi. Sắp xếp lớp độn chuồng đúng rất quan trọng đối với sức khỏe, năng suất gà và chất lượng lớp thịt xẻ, và do đó tác động đến lợi nhuận của cả người chăn nuôi và người kinh doanh. 2.4.1 CÁC CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG CỦA LỚP ĐỘN CHUỒNG Các chức năng quan trọng của lớp độn chuồng: • Hút ẩm. • Làm loãng chất bài tiết, do vậy hạn chế gà tiếp xúc với phân. • Là một lớp cách nhiệt với sàn chuồng lạnh. Có một số vật liệu sẵn có làm chất độn chuồng. Tuy nhiên cần đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định. Lớp độn chuồng phải hút ẩm, nhẹ, không đắt, không độc. Lớp độn chuống cũng có thể sử dụng cho các việc khác sau khi sử dụng như: làm phân trộn, phân bón hoặc nhiên liệu. 2.4.2 CÁC NGUYÊN LIỆU LÀM CHẤT ĐỘN CHUỒNG • Vỏ bào gỗ thông – đặc tính hút ẩm rất tốt. • Vỏ bào gỗ cứng – có thể bao gồm chất tanin gây độc và các mảnh vụn gây tổn thương diều. • Mùn cưa – thường có độ ẩm cao dễ phát triển mốc, và gà có thể ăn bệnh gây ra bệnh nấm aspergillus • Rơm băm nhỏ - rơm lúa mỳ tốt hơn rơm lúa mạch về đặc tính hút ẩm. • Giấy – khó sử dụng khi ướt, và có xu hướng đóng bánh và giấy bóng láng hoạt động rất kém. • Trấu (vỏ gạo) – được lựa chọn sử dụng ở một số nơi, rẻ, là chất độn chuồng tốt. • Vỏ đậu – có xu hướng đóng bánh, đóng vỏ cứng, nhưng có thể sử dụng. 2.4.3 ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT ĐỘN CHUỒNG Cách đánh giá độ ẩm chất độn chuồng là nắm đầy tay và từ từ bóp chặt. Chất độn sẽ dính nhẹ vào tay và vỡ tan khi rơi xuống sàn. Nếu ẩm quá, chất độn sẽ kết lại ngay cả khi rơi xuống sàn. Nếu quá khô, chất độn sẽ không dính vào tay khi bóp. Độ ẩm lớp độn chuồng quá cao (>35%) ảnh hưởng đến sức khỏe: làm tăng các hiện tượng như rộp ngực, bỏng da, bị loại thải. Lớp độn chuồng có hàm lượng ẩm cao cũng sẽ làm tăng mức amoniac. Nếu chất độn chuồng ở dưới máng uống bị ướt, cần xem lại áp lực nước ở máng uống và có biện pháp xử lý ngay. Sau khi tìm ra nguyên nhân và xử lý, cần thay ngay chỗ ướt bằng chất độn mới và khô để gà có sử dụng lại khu vực này ngay. Khi sử dụng lại chất độn chuồng, cần loại bỏ ngay những chỗ ướt, đóng bánh. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 11 COBB 2.4.4 YÊU CẦU VỀ LỚP ĐỘN CHUỒNG TỐI THIỂU Loại chất liệu Độ dày tối thiểu hoặc dung tích Vỏ bào gỗ Mùn cưa khô Rơm băm nhỏ Trấu Vỏ hướng dương 2.5 cm (1 in.) 2.5 cm (1 in.) 1 kg/m2 (0.2 lb/ft.2) 5 cm (2 in.) 5 cm (2 in.) 2.5 DANH MỤC CẦN KIỀM TRA TRƯỚC KHI ĐƯA GÀ VÀO CHUỒNG Chìa khóa thành công của chăn nuôi gà thịt là có một chương trình quản lý có hệ thống và hiệu quả. Chương trình này phải bắt đầu tốt từ trước khi đưa gà vào chuồng. Chuẩn bị chuồng nuôi - một phần của chương trình quản lý là cơ sở cho một đàn gà nuôi thịt có hiệu quả và lợi nhuận. Cần kiểm tra các danh mục sau: I. Kiểm tra thiết bị Sau khi chắc chắn các thiết bị đủ đáp ứng yêu cầu cho số lượng gà sẽ đưa vào, lắp các thiết bị sưởi cần thiết và kiểm tra để đảm bảo hoạt động tốt. Cần đảm bảo tất cả hệ thống ăn, uống, sưởi, thông gió đều đúng vị trí. II. Kiểm tra hệ thống sưởi Tất cả máy sưởi được lắp với chiều cao thích hợp và hoạt động với công suất tối đa. Máy sưởi cần được kiểm tra, bảo dưỡng trước khi bắt đầu sưởi ấm chuồng để đưa gà vào. III. Kiểm tra bộ điều nhiệt • Đặt bằng chiều cao của gà và ở giữa khu vực úm. • Nhiệt kế max-min cần đặt cạnh bộ điều nhiệt • Cần ghi chép lại dải nhiệt độ hàng ngày và không để chênh lệch quá 2 °C (4 °F) trong vòng 24 giờ. IV. Kiểm tra nhiệt độ sàn chuồng • Các chuồng cần được sưởi ấm trước để cho nhiệt độ (sàn chuồng và xung quanh) và độ ẩm ổn định trong vòng 24h trước khi đưa gà vào. • Để đạt được mục tiêu trên, cần bắt đầu sưởi ầm ít nhất là 48 giờ trước khi đưa gà vào. • Thời gian sưởi ấm trước phụ thuộc và khí hậu, lớp cách nhiệt chuồng và công suất sưởi và khác nhau tùy thuộc từng trại. • Gà con không có khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể trong 5 ngày đầu tiên và khả năng điều nhiệt chưa phát triển đầy đủ cho đến 14 ngày tuổi. Gà con phụ thuộc nhiều vào người chăn nuôi cung cấp nhiệt độ lớp độn chuồng phù hợp. Nếu nhiệt độ không khí và lớp độn chuồng HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 12COBB quá lạnh, thân nhiệt sẽ giảm, gà sẽ co cụm lại, giảm ăn, uống, chậm tăng trưởng và dễ nhiễm bệnh. • Khi đưa gà vào, nhiệt độ nền chuồng cần ở mức thấp nhất là 32 °C (90 °F) với máy sưởi khí. Nếu sử dụng chụp sưởi tỏa nhiết, nhiệt độ sàn chuồng ngay trực tiếp dưới chụp sưởi cần khoảng 40.5 °C (105 °F) . Nhiệt độ lớp độn chuồng cần được ghi chép lại trước mỗi lần đưa gà vào để giúp đánh giá hiệu quả của việc sưởi ấm chuồng trước. V. Kiểm tra về thông gió tối thiểu • Hệ thống thông gió tối thiểu cần hoạt động ngay khi bắt đầu sưởi ầm chuồng để loại bỏ các khí thải và hơi ẩm quá mức. • Gắn những lỗ thủng để tránh gió lùa vào gà. VI. Kiểm tra hệ thống uống • Lắp 14-16 máng uống/1,000 gà (bao gồm cả máng bổ sung) trong khu vực úm trong đó 8-10 chiếc là loại máng uống tròn. • Tất cả máng uống đều cần dội nước để loại bỏ các chất thải. • Điều chỉnh áp lực để có thể tạo ra giọt nước nhìn thấy ở mỗi núm mà không chảy nhỏ giọt xuống. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 13 COBB • Kiểm tra các lỗ rò nước và khóa nước. • Đảm bảo các núm uống ngang tầm mắt gà. • Nước uống phải sạch và mới. • Máng uống bổ sung cần đặt để gà có thể uống được ở cả máng bổ sung và hệ thống uống chính. VII. Kiểm tra máng ăn • Làm khô máng trước khi cho thức ăn vào. • Máng bổ sung cần được cung cấp trong 7-10 ngày đầu có thể dưới dạng khay, nắp, giấy. • Khay ăn cần được cung cấp với tỉ lệ 1 chiếc/50 gà. • Máng ăn bổ sung cần đặt giữa đường ăn và uống chính và gần đèn sưởi. • Quan trọng nhất là hệ thống máng ăn bổ sung không được trỗng không vì nó sẽ gây căng thẳng lớn cho gà và làm giảm hấp thụ lòng đỏ trứng (túi noãn hoàng) • Đáy của máng bổ sung không bao giờ lộ ra- luôn luôn phải giữ thức ăn đầy máng! • Máng ăn bổ sung cần được nạp thức ăn 3 lần một ngày cho đến khi tất cả gà đều có thể tiếp cận được hệ thống ăn chính, thường là vào cuối tuần đầu tiên. • Thức ăn: cần cung cấp thức ăn vụn chất lượng tốt. • Không đặt thức ăn, nước uống trực tiếp dưới nguồn sưởi vì có thể làm giảm lượng ăn, uống. • Hệ thống tự động cần đặt trên sàn để gà dễ tiếp cận. Hệ thống ăn tự động luôn phải đầy thức ăn. • Nếu sử dụng giấy, khu vực ăn cần tối thiểu là 50% khu vực úm. 50-60gram thức ăn cho 1 gà. Giấy cần đặt gần hệ thống uống để gà dễ dàng ăn và uống. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 14COBB 3. ĐƯA GÀ VÀO 3.1 CÁC YÊU CẦU CHÍNH VỀ QUẢN LÝ • Đưa gà cùng một nguồn giống và lứa tuổi vào một chuồng. Cần đảm bảo nguyên tắc cùng ra, cùng vào. • Chậm đưa gà vào chuồng sẽ gây mất nước cho gà, tăng tỉ lệ chết và giảm tỉ lệ tăng trưởng. • Giảm cường độ ánh sáng khi đưa gà vào để giảm căng thẳng • Gà cần được đưa vào cẩn thận và và bố trí đều trong khu vực úm gần thức ăn và nước uống. Khi sử dụng máng ăn bổ sung là giấy, đặt gà lên giấy. • Cân 5% hộp đựng gà để xác định trọng lượng 1 ngày tuổi. • Đèn chiếu sáng trở lại cường độ bình thường khi tất cả gà đã được đưa vào, • Sau giai đoạn 1-2 giờ thích nghi, kiểm tra tất cả hệ thống và có điều chỉnh phù hợp. • Quan sát chặt chẽ biểu hiện của đàn gà trong vài ngày đầu. Đây là một cách để phát hiện ra các vấn đề với hệ thống ăn, uống, thông gió và sưởi ấm. 3.2 CHẤT LƯỢNG GÀ Giai đoạn ấp nở có ảnh hưởng rất lớn đối với sự thành công của chăn nuôi gà thịt. Quá trình từ trứng cho đến khi đưa gà về trại rất căng thẳng. Nỗ lực giảm tối thiểu căng thẳng là rất quan trọng để duy trì chất lượng gà tốt. Đặc điểm của gà con chất lượng tốt: • Lông tơ mịn dài, khô ráo dài. • Mắt lanh lợi, tròn, sáng . • Trông nhanh nhẹn, hoạt bát. • Rốn đã lành hoàn toàn. • Chân cần phải hoạt bát và giống như sáp khi chạm vào • Khuỷu chân sau không đỏ. • Gà không bị dị dạng (như chân cong, cổ xoắn, mỏ vẹo) HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 15 COBB 3.3 QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN ÚM Cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của giai đoạn úm. 14 ngày đầu tiên của gà là giai đoạn quyết định năng suất tốt. Nỗ lực trong giai đoạn này sẽ đem lại năng suất đàn cuối cùng tốt. Kiểm tra gà 2 giờ sau khi đưa vào để đảm bảo gà thấy thoải mái. Xem sơ đồ minh họa chuồng úm dưới đây: Nhiệt độ đúng: Gà phân bố đồng đều Ảnh hưởng của đèn sáng, gió lùa hoặc tiếng động Quá lạnh: Gà ồn ào, co cụm lại dưới đèn sưởi Gió lùa: Gà ồn ào, co cụm vào nhau để tránh gió lùa Quá nóng: Gà uể oải, tản ra hàng rào úm Key Chicks Brooder HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 16COBB 3.4 THÔNG GIÓ CHUỒNG ÚM Bên cạnh nhiệt độ phù hợp, cần phải xem xét hệ thống thông gió. Hệ thống thông gió phân bổ hơi ấm khắp chuồng và duy trì chất lượng không khí tốt trong khu vực úm. Gà con dễ nhạy cảm với chất lượng không khí hơn gà trưởng thành. Mức amoniac gây ảnh hưởng tới đàn gà 7 ngày tuổi sẽ làm giảm 20% tăng trọng của gà 7 ngày tuổi. Mức amoniac cần luôn luôn được giữ dưới mức 10ppm. Gà con cũng rất dễ nhạy cảm với gió lùa. Tốc độ không khí thấp ở mức 0.5 m/giây cũng có thể gây gió lạnh cho gà một ngày tuổi. Nếu dùng quạt lưu thông không khí, cần phải hướng quạt lên trần chuồng để giảm gió lùa xuống. Tốc độ không khí tối đa cho gà tính theo tuổi: Tuổi Mét /giây Feet/phút 0 - 14 ngày 15 - 21 ngày 22 -28 ngày Trên 28 ngày Không khí tĩnh 0.5 0.875 1.75 - 2.5 Không khí tĩnh 100 175 350 - 500 Dưới 14 ngày tuổi, cần áp dụng thông gió tối thiểu để tránh gây lạnh cho gà. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB Công ty Cổ phần XNK Châu Á - Thái Bình Dương N6, 25 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 3514 6471 / 70 | Fax: (84-4) 3514 6469117 COBB 4.SAU KHI ĐƯA GÀ VÀO CHUỒNG 4.1 DANH MỤC CẦN KIỂM TRA SAU KHI ĐƯA GÀ VÀO CHUỒNG Cần đảm bảo rằng máng ăn và máng uống đủ cung cấp cho mật độ đàn nuôi và đặt ở nơi thích hợp. Máng ăn và máng uống nên đặt ở gần nhau và ở trong “vùng tiện nghi về nhiệt” I. Kiểm tra máng uống bổ sung: • Nên cung cấp với tỉ lệ 6/1,000 gà. • Không được để máng khô. • Cần vệ sinh và thay nước khi cần thiết. • Duy trì mức nước tối đa cho đến khi gà đủ lớn để làm tràn nước. • Có thể bỏ đi sau khi đưa gà vào 48 tiếng. • Nên đặt cao hơn một chút so với lớp độn chuồng để duy trì chất lượng nước, nhưng không quá cao làm cho gà khó với tới. II. Kiểm tra máng uống tròn: • Chiều cao miệng máng cần cao bằng mức lưng gà. • Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh. • Phải vệ sinh hàng ngày để tránh nhiễm bẩn • Nước cần ở mức 0.5 cm (0.20 in.) cách miệng máng khi gà 1 ngày tuổi và giảm dần tới độ sâu 1.25cm (0.5in) sau 7 ngày. • Tất cả máng uống đều phải được chắn chống tràn. III. Kiểm tra núm uống: • Chiều cao núm cần ngang tầm mắt gà trong 2-3 giờ đầu tiên, sau đó duy trì ở mức trên đầu gà một chút. • Áp lực nước cần đảm bảo có giọt nược ở trên núm nhưng không chảy xuống • Chân gà luôn phải đứng bằng phẳng trên lớp độn chuồng, không bao giờ phải kiễng lên để uống. IV. Kiểm tra máng ăn: • Thức ăn cần dưới dạng vụn nhỏ và đặt trên khay, nắp hoặc giấy. • Máng ăn cần được nâng cao lên trong suốt quá trình nuôi để miệng máng luôn luôn ngang bằng sống lưng gà. • Mức thức ăn trong máng luôn đặt ở mức luôn có sẵn và hạn chế tràn • Không bao giờ để máng ăn trống trơn. V. Kiểm tra trọng lượng cơ thể 7 ngày tuổi: Trọng lượng gà 7 ngày tuổi là chỉ số quan trọng đánh giá mức thành công của quản lý quá trình úm gà. Không đạt được trọng lượng 7 ngày tuổi tối ưu sẽ dẫn đến năng suất gà thịt kém. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 218COBB 4.2 ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CHUỒNG NUÔI SAU KHI ĐƯA GÀ VÀO Trong vòng 24 tiếng sau khi đưa gà vào, thực hiện kiểm tra gà 2 lần rất quan trọng. Hai lần kiểm tra này là cách đơn giản và hiệu quả để đánh giá công tác chuẩn bị trước khi đưa gà vào. “KIỂM TRA GÀ LẦN 1” - 4 đến 6 tiếng trước khi đưa gà vào • Lấy mẫu 100 gà trong khu vực úm. • Kiểm tra: nhiệt độ chân so với nhiệt độ cổ và mông gà. • Nếu chân lạnh, cần xem lại nhiệt độ sưởi ấm trước khi đưa gà vào. • Hậu quả của lớp độn chuồng lạnh: 1. Lượng thức ăn ăn vào ban đầu ít 2. Tăng trưởng kém 3. Độ đồng đều kém Chỉ số đo nhiệt sàn chuồng tốt là nhiệt độ chân gà. Nếu chân gà lạnh, thân nhiệt của gà sẽ giàm. Gà lạnh sẽ túm tụm lại, giảm các hoạt động và do vậy giảm ăn và uống dẫn đến giảm tăng trọng. Người chăn nuôi có thể đặt chân gà lên cổ hoặc má mình để biết chân gà ấm hay lạnh. Nếu gà thấy ấm thoải mái, gà sẽ hoạt động di chuyển quanh khu vực úm. “KIỂM TRA GÀ LẦN 2” - 24 tiếng sau khi đưa vào chuồng Diều của gà cần được kiểm tra vào buổi sáng sau khi đưa vào để đảm bảo trong diều có thức ăn và nước. Tối thiểu 95% diều gà đầy và mềm dẻo sẽ cho thấy gà đã tìm được nước và thức ăn. Diều cứng chứng tỏ gà không tìm được nước uồng, cần kiểm tra lại nước uống. Diều căng phồng chứng tỏ gà tìm được nước nhưng không đủ thức ăn. Trong trường hợp này cần kiểm tra lại thức ăn. • Lấy mẫu 100 gà trong khu vực úm. . • Kết quả mong muốn là 95% diều gà có đầy cả thức ăn và nước. • Đánh giá kết quả kiểm tra diều theo bảng sau: Dầy diều Diều đầy và mềm dẻo Có thức ăn và nước Diều đầy và cứng Chỉ có thức ăn Diều đầy và lỏng Chỉ có nước Diều trống rỗng Đánh giá 95% ? ? ? HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 19 COBB

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà thịt cobb.pdf
Tài liệu liên quan