Thái Cực Quyền là một trong những môn võ phái cổ truyền phong phú và nổi tiếng của Trung Quốc. Ngày nay Thái Cực Quyền được phổ biến rộng rãi vì nó có tác dụng thiết thực nhằm luyện tập củng cố và tăng cường sức khỏe cho mọi người. Ở Việt Nam cũng có những người hâm mộ và tập luyện môn này, nhất là ở các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời.
81 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3896 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn học thái cực quyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phối hợp với các bộ phận b ên ngoài, cơ ngực làm động tác lên,
xuống, sang phải sang trái, co lại nở ra, gọi l à “sự lựa chọn”, được dùng để lựa
chọn hoặc thay đổi trọng tâm của đối ph ương, hoặc để triệt tiêu thế tiến công
của đối phương khi đưa tay ra). Sự “xoay chuyển” của cơ lưng (tùy theo sự
biến hóa hư thực của chi dưới) phía bên lườn của chân thực là thực, hầu như
kéo theo lườn của chân hư, dó chính là sự “xoay chuyển” của phần lưng, và
cũng có nghĩa là “nguồn mệnh ý bắt đầu từ thắt lưng”, “lúc nào cũng giữ lại
giữa lưng”, “tiến lui đều phải có chuyển đổi”, nh ư phần lý luận về Thái cực
quyền đã nói. Sự “lựa chọn” bằng tay và sự “chuyển đổi bằng bước chân, về
hình thái mà nói thì đó là sự thống nhất, cái nọ biểu hiện cái kia. V ì vậy, nếu
chỉ lấy ngoại hình tay chân để lý giải sự “lựa chọn” và “chuyển đổi”, thì cũng
là thiếu toàn diện, không phải là nội động chi phối ngoại động, không có tính
thống nhất nội và ngoại.
Cứ nói đến động tác qu ì lùi, xoay chuyển sang đi, thì không thể mất đi lực
vung ra, nếu không sẽ hình thành sự mềm yếu hư không lực, chỉ biết “hư” mà
không biết “trong hư có thực”. Nội lực có vẻ như trùng mà không trùng, đó
chính là mẹo thuật trong hư có thực. Khi đưa tay vận động, lực phản ứng sẽ
khiến cho đối phương khi tiến công cảm thấy “có mà như không, thực mà như
hư”, “bước tiến dài mà vẫn không kịp, mất trọng lượng, còn không có tí chút
sức lực”. Còn cứ nói đến động tác vươn tiến,, mặc dầu trông có vẻ như tiến
thẳng tới, nhưng kỳ thực nội lực tiến theo kiểu xoáy ốc, luôn luôn gấp khúc,
không mềm cũng không cứng., “Sắp tung ra m à vẫn chưa tung ra”, tư thế
thoải mái theo ý mình, không phạm khuyết tật, thẳng đơ, cứng nhắc, tức là
“trong hư có thực”. Cứ tiếp tục luyện tập lâu nh ư vậy, tự nhiên sẽ có thể làm
cho tâm linh cảm thấy nhẹ nhõm, lúc nào cũng vậy, biến hóa rất linh hoạt, khi
tay làm động tác vung ra, lực phán ứng có tâm linh nhẹ nhàng sẽ vượt qua
được điểm phòng thủ ở tay đối phương mà tiếp tục tóm dính đối phương, làm
cho đối phương có cảm giác “nếu lùi sẽ bị bức thúc, muốn ngã khuỵu xuống”
Sự biến hóa hơi khí nội ngoại hợp nhất khi vận động thái cự c quyền phù
hợp với phép biện chứng duy vật. Trong ch ương “Biện chứng. Lượng và chất”
của cuốn “Chổng Duyring”, Anghen đ ã viết “Bản thân sự vận động là một
mâu thuẫn, ngay cả sự di chuyển một cách máy móc và đơn giản cũng chỉ có
thể thực hiện được là vì một vật thể trong cùng một lúc vừa ở một nơi này lại
vừa ở một nơi khác, vừa ở cùng một chỗ lại vừa không ở chỗ đó. V à sự
thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn và đồng thời giải quyết mâu thuẫn ấy chính
là vận động”
2) Hợp - hư , tích là lấy hơi vào; khai, thực, phát là thở ra
Việc tại sao “hợp”, “hư”, “thể tích” là lấy hơi vào, “khai”, “thực”, “phát
lực” là thở ra, thì đó hòan toàn là một quy luật sinh lý tự nhiên về sự vận động
kết hợp. Lấy ví dụ làm động tác “co kín người lại” như trên đã nói, khi cử
động thứ nhất tay phải giơ nắm đấm đã thu về để lòng bàn tay mở ra, thì các
chi chùng lại, gập xuống, về mặt ý nghĩa th ì đó sự chuyển dần từ “thực”
thành” hư”, do việc cơ thể dần chuyển sang tư thế ngồi, nên lúc này các cơ
ngực, lưng, xương sườn và các khớp đều co hẹp theo, cơ hoành chịu ảnh
hưởng cũng ở trạng thái tĩnh lặng, v ì vậy lồng ngực dễ dàng tích nhiều khí và
phồng căng, lúc này tất nhiên cần lấy hơi vào. Ở đay cũng cần nói thêm là “
Trong hợp có khai” (trong khép có mở), bởi v ì trong đó có sự thu hẹp mà
cũng có sự mở rộng. Khi đến cử động thứ hai: hai tay đ ã yên vị hướng ra phía
trước, về ý nghĩa thì đó là sự chuyền dần từ “hư” sang “thực”, thế của các chi
dần hướng ra phía trước mà vươn rộng, các cơ ngực, bụng, lưng, xương sườn
và các khớp do đó cũng thu hẹp lại, hoành cách mô sau chịu ảnh hưởng lại trở
về trạng thái luôn nâng lên hạ xuống như thường lệ, lồng ngực vì vậy dễ thu
nhỏ, lúc này tất nhiên cần thở ra, ở điểm này cũng có nghĩa là “ trong khai có
hơp” (trong mở có khép), bởi vì trong đó có sự mở rộng mà cũng có sự thu
hẹp. Lý luận đã chỉ rõ “Sự khai hợp trước hết là sự vô định, còn thế quì và
vươn thì nối tiếp nhau”. Vì vậy khi luyện tập Thái cực quyền, từ lúc đầu đến
lúc kết thúc, mỗi động tác đều phải kết hợp nhịp nh àng, tự nhiên với sự hô
hấp. Hợp lui gọi là lấy hơi vào, còn khai thực thì thở ra, hoàn toàn là hiện
tượng vận động sinh lý tự nhiên. Không hề có tác động nào là miễn cưỡng.
Về sự thở ra khi làm động tác khai phát, th ì cơ ngấn ở bụng xẹp xuống,
làm cho áp khi của bụng nâng lên, trọng tâm rơi xuống, sau đó áp khí lồng
ngực lại làm động tác hạ xuống, còn khi lấy hơi hợp tích, cơ ngăn ở bụng
nâng lên, trọng tâm chuyển dịch lên trên, áp khí trong lồng ngực cũng nâng
lên, tăng lượng khí hít vào của phổi. Sự nhanh chậm của qua tr ình hô hấp phải
thích ứng với yêu cầu của thế queyền, cùng với hô hấp và biến họa động tác
toàn thân, áp lực ở ngực và bụng cũng phải thay đổi theo, do đó giúp cho nội
tạng của cơ thể nhận được kích thích hợp lý, tăng nhanh độ l ưu chuyển huyết
khí. Cơ năng phát triển đồng thời cũng tăng cường sức “tích”, “phát” và điều
chỉnh được trọng tâm.
Tuy nhiên, sự “khai phát” và “hợp tích” không phải là có nghĩa “Khai thị
khai, hợp thị hợp” (mở là mở, khép là khép), mà vẫn cần trong “khai” có
“hợp”, trong hợp có khai, trong khai phả i có ý “hợp tích”, trong “hợp” phải có
ý “khai phát”. Chỉ khi nào luôn luôn duy trì thể tích, có dư thừa mà vẫn không
đủ, một hơi khí cũng có thể xuyên qua, động tĩnh hai mặt, thì mời mở rộng
được tư thế tám phương, lại có thể xoay chuyển được tám hướng. Ngoài ra, sự
“khai hợp” của Thái cực quyền, ngoài việc “Trong khai có hợp, hợp rồi lại
hợp”. “Trong khai có khai” nghĩa là vươn mình tiến theo kiểu xoáy ốc, “hợp
rồi lại hợp” nghĩa là liên tục lùi về sau theo xoáy ốc. Ứng dụng khi l àm động
tác vung tay, tay đằng trước luôn bắt dính, còn tay đằng sau luôn chuyển đổi,
tất cả đều theo nguyên tắc “Dính liền dính, không mất cũng không đ ược”, đều
vận dụng tác hạt nhân lực xoáy h ình ốc.
3) Khi đi và vung tay thì khai, thở ra và hợp, lấy hơi vào là một
Khi luyện tập bài Thái cực quyền, “hợp hư và tích” là lấy hơi vào, còn
“khai, thực và phát” là thở ra khi hai người làm động tác vùn tay với nhau đều
là một. Lấy hơi vào nghĩa là khép vào, nghĩa là tích, còn thở ra nghĩa là mở ra,
nghĩa là phát. Một khai một hợp, một lấy hơi một thở ra, một tích một phát
được sử dụng khi vung tay, “hít vào cũng tự nhiên nâng tay lên, cảm giác cả
thân người cũng nâng lên; còn thở ra thì tự nhiên cảm thấy người nhẹ nhõm
thoải mái”, “ thở hít thông linh” ( hô hấp thuận lợi linh hoạt), “chu thân vô
gian” ( toàn thân không có chỗ nào đứt đoạn, thiếu hụt hoặc bất ổn), đó chính
là kiểu “lấy ý chí để lưu khí”, chứ không phải “lấy lực lưu khí”.
Khi vùn tay, nếu dùng động tác nhanh để lái trọng tâm của đối ph ương,
bất kể ở tư thế khép mở (khai hợp) như thế nào, cũng phải dùng cách lấy hơi
ngắn, mạnh để lái trọng tâm của đối ph ương, làm cho đối phương cảm thấy rối
tung, đây là quá trình đột nhiên một hợp một tích, về mặt sinh lý tự nhi ên tạo
ra một luồng khí hít vào ngắn, nhiều lần, tiếp đó khi đã làm cho đối phương
không ổn định được, thì bỗng nhiên phát ra lực, toàn thân theo hướng yên
lặng, bề ngoài giống hình cong, trực tiếp theo hướng thẳng phía trước phát ra,
nhưng thêm vào sự “bất lực”, gốc lực bị đứt đoạn, cũng gọi l à một khai một
phát, đột ngột, về mặt sinh lý đã tự nhiên dẫn đến sự thở ra nhanh gáp. Do đó
tốc độ nhanh, mũi hít thở phát ra âm thanh, hoặc khi thở ra, miệng mở to để
khí đi ra ngoài và phát thành ti ếng.
4) Toàn bộ bài thái cực quyền với các thế, về phân loại thứ tự th ì hô
hấp và động tác là một
Sự sản sinh và phát triển các phái Thái cực quyền, đều do nhân dân lao
động, trải qua truyền thống kiên trì thực hành và kế thừa lớp trước, trải qua sự
học tập khổ luyện, sau khi đã thông thạo thì không ngừng bền bì, dày công cải
tạo nâng cao, mà còn từng bước trở thành một trường phái đặc sắc, họ luôn
chú ý tới việc bỏ cũ lấy mới, nghĩa là học xong có thể tự m ình thay đổi cải
tạo, có quá trình chuyển đổi liên tục, “học tập, loại bỏ, tiếp thu và phán đoán”.
Từ nội dung, hình thức đến phương pháp sáng tạo đều có qui luật đồng bộ
và đặc điểm riêng của nó. Nhưng hiện nay cho thấy, khi biên soạn những bài
tập hoàn chỉnh này theo thứ tự lại thì vẫn có một số khuyết thiếu, ví dụ: có
một số tư thế bị lặp lại nhiều lần, hầu hết mọi t ư thế đều không có tên gọi
động tác tương ứng. Vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ cách cải biên các bài tập
từ trước cho hợp lý hơn, để làm sao có “cũ dùng cho mới”, phục vụ quần
chúng nhân dân tốt hơn.
Hạt nhân vận động của Thái cực quyền v à vận động theo hình xoáy ốc,
phải thực hiện đúng “ một động nhất thiết phải có động”, “ vận lực không hề
bỏ sót”, và kỹ xảo “làm không trọng lượng”. Từ đó có thể kết hợp giữa ý thức,
hô hấp và động tác sẽ là quy luật chính yếu; hít thở thế quyền tức l à có sự điều
chỉnh giữa hô hấp và động tác dưới sự chỉ đạo của ý thức, có đặc điểm l àm
tăng cường lực cho các cơ quan và cơ năng nội tạng, phát huy tác dụng tấn
công. Đó là quy luật chung và đặc điểm chung của bài Thái cực quyền truyền
thống.
Hít vào Thở ra
Hợp Hư Khai Thực
Tích Phát
Quỳ Vươn
Tiến Lui
Hạ Nâng
Cúi Ngẩng
Di Tới
Xuất Nhập
Thu vào Phóng đánh ra
Dẫn Kích
Mềm Cứng
Âm Dương
Căn cứ vào những lý luận đối xứng ở trên, sẽ có những danh từ đối ứng
đồng nghĩa. Theo biểu sau đây:
Căn cứ vào nguyên tắc vận động sinh lý Hợp Hư, Tích là hít vào; Khai,
Thực, Phát là thở ra để kiểm tra các bộ bài Thái cực quyền (ví dụ: các kiểu
Trần, Dương, Ngô, Vũ , Tôn giá). Mỗi một động tác của cả b ài Thái cực
quyền đều là hợp, một khai, một hư, một thực, một hít vào, một thở ra, nói rõ
những bài TCQ truyền thốn này đều cần phải biên soạn kỹ lưỡng, luôn có hiệu
đính sửa chữa và cuối cùng đã định hình. (Tuy nhiên, nếu cứ luyện tập như
vậy, hoặc không chú ý tới nguyên lý kết hợp tự nhiên giữa khai hợp, hư thực,
hô hấp ở mỗi động tác , tùy ý thêm vào trong động tác một lần lấy hơi hoặc
thở ra, thì động tác khi luyện tập sẽ không thể có sự kết hợp b ình thường giữa
hô hấp và động tác; cần phải dùng một hơi thở ra hoặc lấy vào ngắn để tăng
thêm điều tiết, như vậy chỉ có thể tăng cường được cái gọi là “hô hấp tự
nhiên”; hít thở rồi hít thở, động tác rồi động tác).
Mặc dầu sự “một hợp một khai” và “một thực một hư” trong động tác tcq
đã được biên soạn sắp xếp rất chính xác, hợp với nguy ên tắc mộpt lấy hơi một
thở ra, nhưng trong lúc tập luyện vẫn cần nhấn mạnh đến sự kết hợp tự nhiên
giữa động tác và hô hấp, không nên hạn chế gò bó, cứng nhắc như vậy mới
phù hợp với yêu cầu “ khí để dưỡng sức trực tiếp chứ không có hại”. Hít thở
sâu, dài, kỹ, đều, chậm là nội dung chủ yếu của phương pháp luyện khí trong
TCQ, lý luận của môn quyền đã nói : “ lấy tâm hàn khí thì mọi ý muốn sẽ đạt
được”, điều đạt được ở đây chính là tăng cường được lượng hít thở. Tất cả
những điều này đều phải thực hiện một cách tự nhi ên không được cố ý. Tóm
lại, “Khai hợp” (hay khép mở) là hiện tượng về tư thế (từ nội động hình thành
ngoại động), “hư thực” (hay “giả thực”) là hiện tượng tăng giảm của nội lực,
“hô hấp” (hay thí vào thở ra) là hiện tượng tự nhiên có tính chất vận động sinh
lý. Sự kết hợp tự nhiên mật thiết giữa ba yếu tố này cấu thành tính chỉnh thể
và tính thống nhất của nội ngoại của sự kết hợp ba mặt: luyện ý, luyện khí,
luyện thần.
Ngoài ra còn nói rõ thêm: phương pháp luyện thần của TCQ là lấy cúi
trước, ngẩng sau, trái phải xiên là điểm sai, bởi vì như vậy đã làm mất thế
đứng trung tâm của thân người. Phép luyện thân một khi đã phạm lỗi cúi,
ngẩng, lệch, xiên thì xoay chuyển sẽ không linh hoạt. Danh từ đối ứng chỉ sự
cúi và ngẩng ở đây xét về sự tăng giảm của lực vận động m à nói thì không thể
hiểu làm là phép luyện thân cũng có thể cúi trước ngẩng sau. Lý luận đã chỉ
rõ: “Ngẩng tức là cao lên, cúi tức là càng sâu xuống”, vì vậy khi đối phương
ngẩng lên thì ta vẫn ngẩng, cao hơn và do đó đối phương sẽ có cảm giác mất
trọng lượng, cao mà vẫn không thể với tới.
Còn khi đối phương cúi xuống, ta lại cúi xuống thấp hơn, khiến cho đối
phương cảm thấy lúng túng, lung lay muốn ng ã sụp xuống. Cần phải vận dụng
hoàn toàn nguyên tắc chuyển động hình xoáy ốc “dính mà kông dính”, dẫn
đến trọng thái không trọng lượng.
V. Các ví dụ về hô hấp trong thế quyền
Các thế đánh trong bài TCQ, một số động tác thì đơn giản, chỉ cần một hít
vào thở ra đã hòan thành động tác của một thế, một số động tác th ì phức tạp,
phải dùng hai hoặc ba lần hít thở mới hoàn thành động tác của thế đó, nhưng
tất cả đều dựa vào tác dụng tấn công của động tác: động tác thế thủ l à “tích”,
là “hợp”, là “biến hóa”, là “lấy hơi”, động tác tiên công là “phát”, là “khai”, là
“đánh”, là “thở ra”. Đó chính là sự hô hấp trong thế quyền kết hợp tự nhi ên
giữa hô hấp và động tác. Tập động tác đấm và vung tay, thì sự hô hấp có thể
điều tiết thích ứng, có thể tránh thở gấp, tránh cho lồng ngực khỏi bị ngạt hoặc
tắc khí, không cần tập trung sử dụng to àn bộ sức lực để chống lại những cản
trở. Sự kếtt tiếp giữa các thế với nhau cũng lại dự a theo nguyên tắc tiến công
“thế kế tương kế”, vì vậy không những kết hợp được sự hô hấp mà còn không
có động tác thừa.
Lấy ví dụ một vài thế trong bài TCQ kiểu Dương (Dương thức) lấy điểm
bắt đầu, điểm dừng, và đường đi ở thế phòng thủ (chuyển) và tấn công (đánh)
trong từng động tác của mỗi thế để nói r õ sự kết hợp tự nhiên giữa động tác và
hô hấp. Còn về phương pháp thao tác cụ thể, nội ngoại tương hợp, và phương
pháp tiến công phòng thủ ở mỗi thế (đường tiến, điểm phát lực, mấu chốt
quyết định …) thì vì ở trên đã nói rõ, nên ở đây có thể giản lược được.
Ví dụ I: Thế “Nắm đuôi chim sẻ”
Hình 8 Hình 9
Hình 10 Hình 11
1. Chân phải đưa lên trước chân trái, mũi chân hương phía trước, mũi
chân hơi chạm đất hoặc không chạm đất, chân trước chân sau đối nhau ( h ình
8), lấy hơi vào. Hai bàn tay úp vào nhau, tay trái ở trên, tay phải ở duới giống
như ôm một bao hình tròn; chân phải bước lên phía trước ( hơi sang phía trước
bên phải), gót chân chạm nhẹ đất (h ình 9), chân phải đưa ra trước theo hình
cong, tạo thành bước hình cánh cung, trọng tâm dịch chuyển lên phía trước,
tay phải vung ra theo hướng mặt, tay trái phía sau vung theo (h ình 10), thở ra.
2. Thân sau thấp xuống, tạo thành bước đi giả về bên phải, theo đó lưng
xoay qua trái, hai tay thu về áp vào nhau ( hình 11), lấy hơi. Lưng xoay sang
phải, tay phải gập ngang nhau, lòng bàn tay hướng vào trong (hình 12), thân
trước chuyển dịch thành bước hình cánh cung bên phải, khuỷu tay phải giơ lên
ngang đằng trước, tay phải theo đó trợ giúp thêm (hình 13), thở ra.
Hình 12 Hình 13
Hình 14 Hình 15
3. Thân sau thấp xuống, tạo thành bước giả bên phải, hai cánh tay vuốt
nhẹ về (hình 14), lấy hơi vào. Thân trước thấp xuống, tạo thành bước hình
cánh cung bên phải, hai bàn tay cũng đưa ra phía trước (hình 15), thở ra.
Ví dụ II: Thế “Roi đơn” ( tiếp sau thế “nắm đuôi chim sẻ “)
1. Lưng xoay trái, trọng tâm vẫn ở chân phải, hai tay vưon ra, đầu khủyu
hơi hạ xuống, lòng bàn tay hướng xuống dưới, hai tay đưa sang trái cách ngực
chừng nửa bước chân, đầu mũi chân phải tamk thời để nguy ên (hình 16), lấy
hơi, hai tay tiếp tục xoay sang trái theo lưng. Khi đã cùng dịch chuyển sang
góc xiên bên phải (lòng bàn tay trái chỉ xuống cùng với mũi bàn chân trái tạo
thành một đường thẳng xuống dưới, chân phải ở trước vai trái) (hình 17), thở
ra.
Hình 16 Hình 17
Hình 18 Hình 19
2. Lưng xoay phải, trọng tâm vẫn ở chân phải, hai tay gập khuỷu, khi đầu
khuỷu tay hạ xuống dưới, cùng với dịch chuyển sang bên phải nửa bước thì
lấy hơi ( hình 18). Hai tay tiếp tục xoau phải theo lưng, cùng chuyển dịch sang
góc xiên bên phải, tay trái ở phía trước vai phải, tay phải làm thành cái móc,
năm ngón tay chụm thẳng phía dưới ,đầu tay phải và mũi bàn chân tạo thành
góc xiên với đương thẳng từ trên xuống (hình 19), thở ra.
3. Lưng xoay trái, chân trái hơi giơ lên ( cách m ặt đất một chút), từ đó
xoay lưng sang bên trái, tay trái chùng khu ỷu, cổ tay vung ra theo hướng
trước, chỉ lên trên, lòng bàn tay quay về phái cổ, theo đó, xoay lưng, đùi chân
phải đồng thời chuyển sang trái, khi gót c hân vờ đưa ra phía trước (hình 20),
lấy hơi. Chân trái bước hình cung ra phía trước, trọng tâm dịch chuyển ra phía
trước, mũi bàn chân phải hướng vào trong tạo thành bước hính cung sang trái;
tay trái hạ thập khuỷu để gập vào, lật bàn tay để bàn tay về phía trước, đầu
tay, đầu mũi, đầu chân đối nhau (hình 21), thở ra.
Hình 20 Hình 21
Ví dụ III: Thế “Nâng tay lên” ( tiếp theo thế “Roi đơn”)
Hình 22 Hình 23
Mũi bàn chân trái xoay vào trong 45 độ, trọng tâm vẫn rơi về đùi chân trái,
chân phải giơ lên, dần dần không hướng bên trái mà hướng bên phải, tay phải
đang hình thành cái móc thì mở ra, hai tay quay ra ngoài (tùy ý), rồi lại hướng
vào trong đối nhau (hình 22), lấy hơi. Gót chân phải hơi hạ, ở phía trước chân
trái, cách chân trái khoảng 0.4 m (bớt bước hình cung đi mà thay vào đó là
bước giả hình chữ đinh), hai tay gập khuỷu, tay phải ở tr ước, đưa lên ngang
đầu mũi, còn phía dưới thẳng với mũi chân, tay trái ở sau, lòng bàn tay đối với
khuỷu tay phải và hơi cong, hai tay chỉ ngón lên trên theo góc nghiên vừa, hợp
thành thế đưa tay lên ôm ( hình 23 ), thở ra.
Ví dụ IV: Thế “Bạch hạc dương cánh” ( tiếp theo thế “Nâng tay lên” )
Hình 24 Hình 25
Hình 26 Hình 27
Trọng tâm vẫn ở đùi chân trái, lưng hơi xoay sang trái, hai tay thu v ề, thân
phải hơi quay vào trong theo h ình cong ( hình 24 ), lấy hơi. Chân phải tiến lên
phía trước, gót chân chạm nhẹ đất, thân người tiến thẳng lên, bắt đầu có lực từ
bên phải, theo đó mũi chân bên phải quay vào 45 độ, chạm hẳn chân xuống
đất, trọng tâm rơi vào chân phải, ngực đối thẳng với hướng Đông, thân thẳng,
dựa vào vai phải theo hướng chính Nam, thân phải ở chính giữa. Tay phải hạ
xuống, lòng bàn tay quay sang trái, tay tr ái gập khuỷu, lòng bàn tay hướng
sang phải, chỉ lên trên ( hình 25), thở ra.
Lưng hơi xoay sang phải, tay trái hạ thấp xuống hết, tay phải gi ơ lên (
không quá đỉnh đầu ), lòng bàn tay hướng sang trái, chân trái nâng lên cách
gót chân phải lên phía trước sang trái, mũi chân giả vờ chạm đất, thân h ơi
vươn lên ( hình 26 ), lấy hơi. Thân hơi chùng xuống, phía bụng bên trái theo
vậy hơi xiat trái khiến cho thân người thẳng đối diện với phương Đông, cơ
ngực bên phải thấp xuống theo hình cong, khớp xương của vai phải quay
chùng xuống dưới, khuỷu tay phải chùng lại giữ nguyên, lòng bàn tay phải
hướng phía trước và hơi chúc xuống, bàn tay trái không hạ thấp mà giữ gần
ngang cạnh hông ( hình 27 ), thở ra.
Ví dụ V: Thế “Ôm gối cố bước ( bên trái )” – ( tiếp theo thế “Bạch hạc
dương cánh”).
Trọng tâm vẫn ở đùi chân phải, lưng hơi xoay trái, tay phải xoay ra ngoài
hướng về phía trước ngực, hạ xuống, lòng bàn tay hướng lên trên, tay trái hình
cong giơ lên phía trước ở bên trái. Hai lòng bàn tay vẫn quay vào nhau, lưng
xoay phải, lòng bàn tay phải dần dần quay về hướng cũ, lòng bàn tay trái giơ
lên trước, cách ngang ngực trên, hai lòng bàn tay vẫn quay vào nhau.
Hình 28 Hình 29
Lưng tiếp tục xoay phải, tay phải hướng xuống phía dưới qua bên háng,
lòng bàn tay hướng vào trong, ngón tay ch ỉ lên trên, lòng bàn tay trái hơi
hướng sang phải, chuyển dịch ra phía tr ước bụng, đông thời chân trái tiến lên
giả vờ như sắp tung chân (hình 29 ), lấy hơi. Chân trái thôi không tiến lên
trước mà hạ xuống đất, bước vòng tạo thành hình cánh cung bên trái, trọng
tâm chuyển dịch lên phía trước, lòng bàn tay trái hướng sang bên trái, ôm ¼
vòng đầu gối trái, hạ xuống, giữ chặt; đồng thời l òng bàn tay phải quay vào
trong, tự quay ra phái trước rồi vung ra (chân trái tung ra thật ). Lòng bàn tay
phải ôm ¼ vòng, lòng bàn tay trái đưa ra trước, ba thứ đó cần phải làm đồng
thời, nói đến đây, thuật ngữ gọi l à “Tam hợp nhất”. Nêu không có được “Tam
hợp nhất” thì cũng không thể thực hiện tốt sự hô hấp trong thế quyền, v à cũng
không thể làm động tác tấn công chính xác (h ình 30 ), thở ra.
Ví dụ VI: “ Ôm gối cố bước ( bên phải ) “ – ( tiếp sau theo bên trái )
Hình 30 Hình 31
Hình 32 Hình 33
Đùi hình vòng cung bên phải (thực) và mũi chân cách một góc bằng 45 độ
trọng tâm vẫn ở đùi chân trái, lưng xoay trái, gót chân ph ải cách đất xoay ra
ngoài, tay trái xoay ra ngoài, lòng bàn tay h ướng lên trên, tay phải hơi quay ra
ngoài, khuỷu tay gập, lòng bàn tay hướng sang bên trái, đầu ngón tay hướng
lên trên, đối diện đúng phái trước giữa ngực (hình 31), chân phải giơ lên
chách chân trái, cách mặt đất một chút, mũi chân hướng phái trước hơi dốc
xuống, tay trái hình cong hướng về sau tạo góc xiên, lòng bàn tay quay vào
trong, ngón tay chỉ lên trên, bàn tay phải hướng sang trái, dịch chuyển tới
vùng trước giữa bụng, đồng thời chân p hải bước lên giả vờ hành động (hình
32), lấy hơi. Chân phải tiến lên biến thành động tác thật hình vòng cung bên
phải, trọng tâm lên trước, lòng bàn tay phải hướng về bên phải ôm ¼ vòng gối
chân phải, đặt nguyên ở đó, lòng bàn tay trái xoay vào trong, vung tay ra phía
trước (động tác cần có “tam hợp nhất”) (hình 33), thở ra.
Ví dụ VII: Thế “Tay mây” ( Vân thủ thế )
Hình 34 Hình 35
Hình 36
Hễ nói đến động tác “Vân thủ thế”, thì tay trái nghiêng ra trước rồi vung
ra, dừng lại ở trước vai phải, lòng bàn tay hướng vào trong, ngón tay cái
hướng lên trên, hơi thấp xuống, tay phải ở trước háng, lòng bàn tay quay
xuống dưới, đầu ngón tay và klòng bàn tay hơi khum lại, trọng tâm rơi về đùi
sau, luồng mắt từ đầu ngón tay trái chuyển sang nh ìn ra xa, lúc đó thở hết ra (
hình 34 ). Lưng hơi xoay trái, trọng tâm dần dần chuyển sang, h ướng đùi chân
trái, tay trái chùng khuỷu, xoay theo lưng, tay cao không quá mắt, vận động
theo hướng góc xiên bên trái (lấy đầu ngón tay chúc xuống đối diện với đầu
ngón chân tạo thành đường thẳng đi xuống ), tay phải phía d ưới, lòng bàn tay
quay vào trong, khuỷu tay cong xuống, tay trái theo đó lập tức chuyển đều
sang trái (tay thấp không dưới quá háng, ở dưới phần bụng nhỏ), cách bụng
bên trái và trước háng bên phải (nghĩa là lấy đầu ngón tay chúc xuống đối
diện với đầu mũi chân tạo thành đường thẳng xiên xuống); ánh mắt từ đầu
ngón trở của tay trái chuyển hướng nhìn ra xa (hình 35), lấy hơi. Tay trái quay
vào trong, lòng bàn tay xoay xu ống dưới gập khuỷu cong xuống, hạ bàn tay
xuống trước háng bên trái, đồng thời tay phải quay ra ngoài, nghiên ra trước
rồi vung ra, dừng lại ở trước vai trái, lòng bàn tay phải quay vào trong, ngón
tay trái hướng lên trên, các ngón khác hướng lên trên nhưng nghiên hơn, ánh
mắt từ đầu ngón tay phải chuyển hướng nhìn ra xa (hình 36), thở ra.
Trên đây là phương pháp kết hợp tự nhiên giữa động tác “Tay mây” bên
trái và hô hấp, còn động tác “Tay mây” bên phải chỉ cần làm ngược lại, còn
cách thực hiện một lấy hơi-một thở ra (một hít – một thở ) cũng tương tự.
Vì vậy, nếu khi chỉ dùng một tay làm động tác “mây”, thì cổ tay lên
xuống, sang hai bên sẽ tạo thành một vòng tròn, cần đến hai lần hít thở. Nếu
phối hợp hai tay, khi thay nhau làm động tác “Tay mây” bên trái bên phải vẫn
lấy hai lần hít thở. Sự phối hợp hai tay trong bài quyền, (khi hai tay trái phải
thay nhau làm động tác này) chỉ cần chú ý một lần hít thở khi tay vận động hạ
xuống. Còn như sự hô hấp khi phân rõ hai chân, giậm chân, thì hai tay hợp
vào nhau là hít vào, đưa đầu hối lên, phân hai tay ra là thở ra.
Những ví dụ kể trên cung cấp cho người đọc tham khảo sự kết hợp tương
đồng giữa động tác thế quyền và hô hấp, có tác dụng trợ giúp “học một biết
mười”. Chúng tôi cho rằng quảng đại quần chúng nhân dân lao động khi đ ã
tiếp thu được, thì khi sáng tạo cho bài tập, vận dụng nguyên tắc hít thở phối
hợp tác dụng tấn công như nguyên tắc tiến công liên tục “Thế thế tương kế”,
cũng đều sẽ căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn, luôn t ìm tòi và kiểm tra công
tác biên soạn, “một hợp một khái”, “một tích một phát”, “một hít một thở” đều
là việc rất tự nhiên. Cho nên trong khi sáng tạo bài Thái cực quyền mới, chúng
ta cần suy tính kỹ nên lấy gì, bỏ gì.
Có một số người khi luyện tập Thái cực quyền không chú ý đến tính tiến
công liên tục “thế thế tương kế” của động tác mà tự ý tăng hoặc bỏ một động
tác nào đi, thì sẽ nẩy sinh động tác hai lần hít – hai lần thở gần nhau, dẫn đến
việc không thể vận dụng qui luật hít thở tr ong thế quyền, cũng không thể thực
hiện được sự tiến công liên tục “thế thế tương kế” cần thông qua thực tiễn, sửa
đổi động tác, để làm cho phương pháp luyện tập Thái cực quyền không ngừng
phong phú và nâng cao.
PHẦN THỨ BA
Phụ lục
I. Thiết thực dạy tốt, học tốt môn “Thái cực quyền
giản hóa"
Thái cực quyền giản hóa chính là vì mục đích chữa bênh và bảo dưỡng
sức khỏe. Căn cứ vào sự cải tiến trong Thái cực quyền kiểu D ương ( Dương
thức ) thì ta thấy các thế quyền đã dễ học – dễ thực hành hơn trước và có đặc
điểm là tiết kiệm thời gian. Do thời gian luyện tập thuận lợi n ên có thể giúp
cho những người không thích ứng với những vận động mạnh tiếp thu đ ược,
sau khi luyện tập dễ thấy có hiệu quả vì vậy có thể tạo cho, mình một thói
quen rèn luyện tốt.
Người dạy môn Thái cực quyền phải dựa tr ên cơ sở kế thừa đổi mới,
nghiên cứu sâu, kỹ phương pháp giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm với nhau,
phân tích tỉ mỉ từng động tác của bài, tùy theo giới tính, tuổi tác và bệnh tình
khác nhau mà điều chỉnh lượng vận động, giúp cho những nguời học có thể
nắm vững yếu lĩnh của động tác trong thời gian ngắn, từ đó có thể đạt đ ược
hiệu quả chữa bệnh vào bảo dưỡng sức khỏe. Đối với nhứng người bệnh ,
người yếu cần nhiệt tình, không được nản chí, luôn lắng nghe mọi phản ánh
của người bệnh, nghiên cứu phương pháp giảng dạy, cần có tinh thần phục vụ
nhân dân toàn tâm toàn ý ( theo gương bác sĩ Bạch cầu ân ), với cương lĩnh
trong ngành thể dục chữa bệnh, góp phần vào cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đối với một số người bị bệnh, phải áp dụng phương pháp đặc biệt, bài
tập phải thích hợp với hoàn cảnh của bệnh nhân, chứ không bắt ng ười bệnh
phải thích ứng theo bài tập. Nếu những yếu lĩnh luyện tập đặc biệt m à không
thích hợp với hoàn cảnh của một số bệnh nhân nào đó, lúc đầu có thể tạm thời
không yêu cầu làm đúng động tác, thì người dạy làm mẫu có thể không thể
hiện những yếu lĩnh đặc biệt đó. Ví dụ, có ng ười bị bệnh đau lưng, thì không
yêu cầu phải tập động tác xoay lưng ngay từ đầu, mắt nhìn theo tay lúc mắt bị
đau thì có thể không yêu cầu người đó làm động tác đưa mắt, người cao huyết
áp thì không yêu cầu làm động tác cúi người cúi đầu, người bị xoang mũi thì
cần nhấn mạnh đến hít thở tự nhiên, không nên sử dụng phép hít thở dưới rốn
…
Theo kinh nghiệm dạy học của tôi, việc dạy b ài Thái cực quyền giản
hóa cho người bệnh nhanh nhất chỉ cần 6 lần (mỗi lần một tiếng đồng hồ) l à
có thể dạy cho học viên hết toàn bộ bài. Do phương pháp luyện tập Thái cực
quyền tỉ mỉ, phức tạp, những người dạy khi đã hướng dẫn xong toàn bộ bài và
khi người tập có thể bước đầu làm đúng theo mẫu, thì người dậy cần hướng
dẫn học theo từng bước nắm vững một số yếu lĩnh luyện tập ( ví dụ cách xoay
lưng, cách thay đổi chính xác thế tay và bước chân cự li xoay, phương hướng,
góc độ và điểm chót khi đặt chân xuống, sự thay đổi phối hợp giữa b ên phải
và bên trái, sự nhịp nhàng từ trên xuống dưới, phân biệt quá trình biến đổi hư
thực, hướng chuyên tầm nhìn đường tác động kiểu đi vòng, quá trình biến hóa
của nó, sự kêt hợp hài hòa giữa hô hấp và động tác …)
Đến khi nào người học đã nắm vững được khá hoàn chỉnh về một yếu
lĩnh luyện tập nào đó, luyện tập thành thạo rồi thì người học có thể làm động
tác đúng quy cách mà không cần học hỏi thêm, lúc đó lại hướng dẫn người
học chú ý tới một yếu lĩnh luyện tập khác. Cứ thế tiếp tục thực h ành như vậy,
ước chừng trong 3 tháng có thể giúp ng ười học luyện bài Thái cực quyền một
cách chính xác. Phương pháp luyện tập đã chính xác rồi thêm vào đó lại có
được hiệu quả nhất định th ì người học sẽ tự giác kiên trì luyện tập hiệu quả
chữa bệnh và dưỡng sức tốt hơn.
Người học cần có đức tính khiêm tốn học hỏi, rèn luyện nghiêm túc, tùy
theo điều kiện và hoàn cảnh thể lực cho phép mà luyện tập thường xuyên, suy
nghĩ, nghiên cứu quan sát. Như vậy Thái cực quyền mới có ý nghĩa thấm sâu
từng tầng một, mới có thể từng b ước tiếp thu, lĩnh hội và cũng sẽ từng bước
tiêu tan bệnh tật, tăng cường thể chất.
Có một số người phản ánh rằng: luyện tập Thái cực quyền giản hóa sau
một năm rưỡi cảm thấy sức vận động quá thấp, không ra mồ hôi, không quá
sức. Đây là nguyên nhân do phương pháp luy ện tập không căn cứ và mức độ
thành thục và điều kiện sức khỏe để kịp thời nâng cao l ượng vận động. Nói
cho đúng hơn thì đây là do không nắm chắc toàn bộ yếu lĩnh luyện tập.
Phương pháp chủ yếu để nâng cao lượng vận động là: Một mặt có thể tập
một bài ba lần liên tiếp, hơn nữa cần chú ý đến độ chính xác trong ph ương
pháp thực hiện ; mặt khác chủ yếu không n ên căng gân cốt nhiều, lúc vận
động cần duy trì một mức độ như nhau, không nên cao thấp đột ngột, tốc độ
cần đạt mức trung bình, sự thay đổi hư thực cần rõ ràng từng bước, cần thực
hành, đặc biệt là khi động tác xoay chuyển biến đổi cần ch ùng bớt hông
xuống, giúp cho các khớp hoạt động tăng c ường hơn. Làm như vậy lượng vận
động sẽ tăng lên nhiều. Nếu luyện tập bài Thái cực quyền trong 20 phút mà
không ra mồ hôi thì tron phương pháp tập luyện nhất định có chỗ không kỹ
không triệt để. Nếu tự mình không tìm thấy được nguyên nhân ở đâu, thì tốt
nhất là mời người có kinh nghiệm tới hướng dẫn.
Chúng tôi còn cho rằng đối với những người trị bệnh dưỡng sức, mỗi lần
tập xong đều cảm thấy dễ chịu thoải mái, một số động tác chậm cũng có thể
chấp nhận, không nhất thiết phải ra mồ hôi, đặc biệt l à vào mùa đông, sau khi
tập luyện đã ra mồ hôi cần phải thay áo lót th ì thật là bất tiện.
II. Những bộ hình cơ bản trong “Thái cực quyền giản
hóa”
Các bộ hình cơ bản trong Thái cực quyên giản hóa gồm có 8 loại: 1 – Bộ
mã (bước ngựa); 2 – Bộ đinh (bước chữ đinh ); 3 – Bước gót; 4 – Bước hình
vòng cung; 5 – Bước giả; 6 – Bước xoay chuyển; 7 – Bước đạp đùi; 8 – Bước
độc lập
Sự biến hóa xoay chuyển của các n ước bước trong toàn bộ bài tập là
không thể tách rời 8 bộ hình cơ bản này (dưới đây gọi là “mô hình bước”).
Bước giả là mặt trái của bước hình vòng cung, đều là loại bước thường
dùng trong khi đã đặt sẵn chân, sẵn sàng vung tay; bước gót là mặt trái của
bước chữ đinh, đều là loại bước dùng khi vung tay (bất kể bước đinh hoặc
bước linh hoạt).
Một vài tư thế cơ bản trong các nước bước này được gọi là “Mô hình
bước”, mô hình thông qua sự di động và xoay chuyển mới gọi là nước bước.
Mô hình bước là tư thế cố định của chi dưới, còn nước bước là động tác biến
hóa của chi dưới. Mô hình bước và nước bước nếu không có tính quy luật, th ì
khi luyện tập thân trên sẽ vẹo vọ đi rất xấu, lãng phí sức lực, không duy trì
được sự cân bằng của trọng tâm, hô hấp không thể điều tiết thuận lợi. V ì vậy
khi học trước hết cần phải phân biệt giữa mô h ình bước và nước bước, có như
vậy luyện tập mới chính xác, mới có thể xây dựng cơ sở cho việc bắt đầu học
và rèn luyện tốt bài Thái cực quyền.
Mô hình bước và nước bước trong Thái cực quyền có đặc điểm l à hư thực
rõ ràng, sau khi bắt đầu động tác luôn luôn luân hồi lấy một chân trợ giúp
trọng tâm của toàn thân, không cho phép hai chân cùng làm trọng tâm toàn
thân, nếu không sẽ phạm phải lỗi “hai trọng lượng” về nước bước ( trừ ngoại
lệ: bước ngựa nhỏ kiểu “khai” rồi chuyển thành động tác là dùng cả hai chân
làm trọng tâm ). Mặc dầu trọng tâm luôn luôn biến đổi, hai chân thay nha u
được luyện rèn, thay nhau nghỉ ngơi, có thể làm giảm bớt sự căng khớp, cơ và
mất sức, song do lúc tập luyện động tác th ường chậm đều, sức chịu đựng của
đùi vẫn phải rất lớn so với bài tập động tác nhanh của Thái cực quyền. V ì vậy
khi mới tập chỉ cần lấy giá cao 40 độ là thích hợp, dần dần tăng lượng vận
động lên giá trung bình 65 độ, rồi đến giá thấp 90 độ (số độ cao thấp khi hạ
mông có thể tham khảo hình vẽ “bước ngựa”).
Trước khi học thái cực quyền cần luyện tập tr ước các mô hình bước và
nước bước, có thể tăng cường cho khớp ở chi dưới, đặc biệt là sức chống đỡ ở
khớp đầu gối, tư thế đầu thân trên, từ vai đến ngực và bụng cũng dễ sửa hơn,
sau đó học vào bài cụ thể mới dễ tiếp thu. Sau đây sẽ d ùng hình vẽ để giới
thiệu 8 mô hình bước cơ bản trong Thái cực quyền giản hóa (trên trang giấy
lấy phương Nam làm điểm khởi đầu, các động tác liên tiếp thì hướng sang
trái, tức là tiến lên phía Đông).
1- Bước ngựa
Bước ngựa kiểu bắt đầu; trước hết thân và chân thẳng, toàn thân thoải
mái, sau đó chân trái bước sang trái rộng bằng vai, mũi hai bàn chân
hướng ra phía trước, hai chân thẳng hàng song song nhau, trọng tâm rơi
vào giữa hai đùi, đầu gối hơi chùng, hai tay tự nhiên hạ xuống (như hình
1a: Mở đầu).
Hình 1a Hình 2a
Sau đó, tư thế thân trên vẫn giữ nguyên, hai tay đưa lên ngang thắt
lưng, ngón cái để đằng sau, bốn ngón còn lại để đằng trước, hai đầu khuỷu
tay hơi choãi ra bằng nhau, đồng thời từ từ hạ háng xuống khoảng 40 độ,
nhưng hai đầu gối không được ra quá mũi bàn chân, tạo thành đường gấp
về phía trong, hình thành kiểu bước ngựa ( như hình 2a ).
Hình 1a
Bước ngựa có độ cách nhau giữa hai bàn chân khá lớn thì dễ dàng thấp
người xuống, trong Thái cực quyền giản hóa không có b ước ngựa lớn cố
định như vậy, chỉ có giai đoạn trong quá tr ình chuyển động của động tác
“Tay mây” mới có bước ngựa lớn. Trong bài Thái cực quyền nhiều động
tác va truyền thống cũng có bước ngựa lớn ( như hình 3a ). Số độ cao thấp
khi hạ háng và hình nghiêng của bước ngựa, có thể xem thêm hình
nghiêng của bước ngựa ( như hình 4a ).
Hình 4a
2- Bước chữ đinh
Từ kiểu bước ngưa, mũi chân phải ( trái ) không còn hướng vào trong,
trọng tâm rơi vào chân trái (phải), mũi chân hướng về trước tạo thành góc
xiên, đồng thời lưng và háng hơi nghiêng về bên trái (phải) để xoay; thân
người xoay ra đằng trước phía bên phải (trái) tạo thành góc xiên, đầu cũng
quay theo, mắt nhìn ngang, đồng thời gót chân trái (phải) đưa lên xoay vào
trong, làm sao để có thể đối diện với gót chân phải (trái), lúc n ày chân trái
(phải) ở trước, gót chân giả vờ chạm đất, mũi chân hướng về đằng trước,
hình thành bước chữ đinh giả trước thực sau ( hình 5a: bước chữ đinh )
Hình 5a
3- Bước gót
Từ kiểu bước chữ đinh, tư thế phần trên có thể không đổi, gót chân
trước chuyển về phía trước, bàn chân đè hẳn xuống đất. Trọng tâm cơ thể
dồn về chân trước, khớp gối cong (như hình 6a), gót chân sau hơi nhón về
trước, bàn chân chạm nhẹ
Hình 6a Hình 7a
Xuống đất (như hình 7a). Chân sau cử động, chân trước cố định cả
bàn trên mặt đất được gọi là thế bước gót.
4- Bước hình vòng cung
Hình 8a
Bước gót hình 8a là dạng phục hồi của kiểu bước chữa đinh, sau đó
chân sau hơi dồn khớp gối về phía trước, hơi hướng về phía trái ( phải )
bước, gót chân chamk đất trước, sau đó toàn chân trước bước dồn hẳn
xuống đất, gối co lại, chân gập xuống, đầu gối không v ượt qua mũi chân,
mũi chân hướng về phía trước, hạ thấp hông, trọng tâm chuyển dịch về
phía trước, chân sau dẫm đất có tác dụng hỗ trợ, cẳn chân ch ùng và hơi co,
mũi bàn chân luôn hướng về trước tạo thành một góc xiên. Bước hình vòn
cung, lúc đầu luyện tập mũi chân sau thường mở góc 80-90 độ là thích
hợp, sau một thời gian luyện tập, sau khi hông phát triển, có thể thu nhỏ
bớt, nhưng không nhỏ quá 70 độ.
Hình 9a
Thân không được lệch trái lệch phải, mắt vẫn luôn nhìn thẳng về phía
trước (như hình 9a – Bước hình cung)
5- Bước giả
Từ bước hình cung, tu thế thân không đổi, trọng tâm lại đ ược đưa dần
về thân sau, chân trước lại chạm nhẹ đất mũi chân chếch l ên hoặc giữ
ngang bằng. Đó là bước giả (như hình 10a – Hình bước giả, mũi chân
chếch lên trên; như hình 11a – hình bước giả; mũi chân ngang bằng )
Hình 10a Hình 11a
6- Bước xoay chuyển
Từ kiểu bước giả, mũi chân trước hơi choãi sang bên, đặt cả bàn chân
từ từ xuống đất, gối co, vùng chậu – đùi hạ thấp xuống, trọng tâm dồn vào
chân trước, chân sau nhón gót lên, gót chân xoay ra phía ngoài, hông xoay
sang trái một chút, đầu gói xoay vào trong gần sát với phần gấp của châ
trước phần dưới bắp đùi. Mắt vẫn luôn luôn nhìn thẳng phía trước. Đó
được gọi là bước xoay chuyển ( hình 12a – bước xoay chuyển )
Hình 12a
7- Bước đạp đùi
Hình 13a Hình 14a
Từ kiểu bước xoay chuyển, chân sau hướng về phái trước thành kiểu
bước chữ đinh. Trọng tâm rơi vào chân trái ( phải ), khi chân phải ( trái )
nhón lên, bàn chân choãi ngang từ từ sát đất, đồng thời mũi chân trái (
phải ) mở hướng ra bên ngoài, thân hạ thẳng thấp xuống, chân trái ( phải )
co gỗi hạ thấp độ cao háng và eo lưng; độ cao khớp chậu – đùi tương
đương với độ cao đầu gối (bước đạp đùi có độ cao khớp chậu – đùi bằng
đầu gối, do vậy toàn bộ trọng lượng thân thể dồn vào khớp gỗi và xương
bàn chân, do lượng vận động rất lớn, nếu không luyện tập công phu không
thể thực hiện được, độ cao hông bằng đầu gối trong b ước đạp đùi, có thể
nói là từ thế rất thấp, thực tế bắp đùi gần sát với bắp chân, đầu gối lại
vươn vượt quá mũi bàn chân khiến cho khả năng chịu lực của khớp gối
càng tăng).
Sau khi bàn chân trước choãi sang bên, toàn bộ bàn chân đè xuống đất,
khớp gối khi đó căng, thẳng không cong, mũi ch ân hướng hơi chếch về
phía trước mặt, thân ngang mắt nh ìn thẳng tạo thành thế bước đạp đùi (
hình 13a – hình thế bước đạp đùi ở thế ban đầu; Hình 14a – Hình thế bước
đạp đùi ).
8- Bước độc lập
Từ thế bước đạp đùi, mũi bàn chân trước hướng ra phía ngoài, thân
lưng luôn nằm về phía trước mặt, hông có thể xoay phải (trái), mặt luôn
hướng thẳng về phía trước, trọng tâm rơi vào chân phải (trái), co gối hình
cung, mũi chân sau mở góc xiên so với hướng thẳng trước mặt tọa thành
thế bước hình cung. Sau khi mũi bàn chân trước xoay sang bên thì tiến
hành nhấc gót chân sau, đầu gối co lên nhô ra trước mặt, mũi bàn chân
nằm trước chân phải (trái) tạo thành thế bước chữ đinh. Chân phải ( trái )
đứng thẳng vững chắc, mũi bàn chân quay một góc xiên chân cong hơi co;
chân trái (phải) kép gối lên trên, mũi bàn chân chúc xuống dưới, không để
căng mu bàn chân. Lúc đầu tập nhấc đầu gối cao ngang rốn, tập luyện một
thời gian co gối cao ngang bụng. Thế b ước độc lập phần đầu và cổ luôn có
vai trò phát lực, ý tồn đan điền, thu nhỏ bụng , căng hai bàn chân và gót
chân vận ý điều lực chắc chắn, có thể đứng vững không lay động, tạo
thành thế bước độc lập ( Hình 15a- Thế bước độc lập)
Hình 15a
Trên đây là 8 loại hình cơ bản, bạn có thể tập đơn bộ, cũng có thể tập
liên kết các bộ hình. Nếu như luyện tập các động tác liên quan của các thế
bước vơ bản thì sẽ hạn chân trái xuống đất của thế b ước độc lập, mũi chân
hướng về phía Nam, mũi chân phải xoay gấp, mũi chân trái vẫn h ướng về
phía Nam, phục hồi lại tư thế ban đầu. Từ đó tiếp tục bắt đầu các động tác
liên quan của các thế bước cơ bản, Các loại bộ hình bước cơ bản, bước thự
sự yêu cầu vững chắc, bàn chân và gót chân phải dụng lực thực sự, còn
các phần khác của chân có thể thả lỏng một chút, khớp gối không v ượt quá
mũi bàn chân, để tránh trọng tâm cơ thể dồn về phía trước, thân trên luôn
phải thẳng không cúi trước ngẩng sau, không nghiêng trái nghiêng phải.
Đầu và cở cùng với hậu môn luôn tạo thành một đường thẳng, cột sống
luôn luôn thẳng, song không căng, duy tr ì lồng ngực tự nhiên. Hít thở
thoải mái, phần bụng căng trong trạng thái thả lỏng, vai nằm ngang, eo hạ
thấp thì háng sẽ mở rộng.
Tuy hai chân một hư một thực, song luôn chú ý trong hư có thực, trong
thực có hư.
Sự thay dổi của hình bộ đó trở thành bộ pháp. Bộ pháp của Thái cực
quyền phải linh hoạt song ổn định, không n ên phân rõ hư thực, nếu sau khi
phân rõ hư thực thì phải thể hiện được trong thực có hư, trong hư có thực,
hư thực hỗ trợ lẫn nhau, như vậy sẽ đạt được mục đính biến hóa linh hoạt.
III. Bộ pháp liên hoàn của Thái cực quyền giản hóa
Bước đầu của bộ hình phải làm rõ, thậm chí phải hiểu sâu, nhưng nếu
trong quá trình luyện không nhớ rõ trật tự trước sau của các động tác chuyển
chân, mở ra hay gập vào của mũi chân, xiay trong hay xoay ngo ài của gót
chân, chuyển động của lưng, háng và các hướng góc độ, khoảng cách như vậy
sẽ xử lý không tố các thế biến đổi của bộ pháp, dẫn đến rối loạn bộ pháp, lúc
luyện Thái cực quyền các chuyển động sẽ cứng nhắc, xuất hiện hiện t ượng
không ổn định, tư thế thân cũng không được thẳng mất đi thăng bằng, dẫn đến
sự không tốt từng vùng, cũng có thể gây nên sự hít thở không đều. Tất cả đều
do không nắm chắc bản chất của quy luật biến hóa bộ pháp, do vậy động động
tác sinh cứng, trên dưới không điều hòa, trọng tâm điều tiết không tốt, làm
giảm hiệu quả của quá trình luyện tập. Bộ pháp là cơ sở để tiến hành vận động
toàn thân, chuyển động của hông là do sự điều hòa trên dưới, nhất thiết phải
nắm rõ cả hai thì học quyền sẽ dễ dàng hơn.
Lý luận Thái cực quyền khi đề cập đến bộ pháp có viết: “Thân ph áp có
biến đổi, bộ pháp biến đổi theo từ chân đến đ ùi đến eo luôn hoàn chỉnh nhất
khí, tiến trước lùi sau, luôn có cơ có thế, không có sẽ đảo lộn động tác. Các tật
đó nếu rơi vào chân, eo đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến trên dưới, trước sau,
phải trái; hư thực phân rõ, đâu đâu đều có nhất thực nhất hư …
Những điều này là những điểm chú ý, trong luyện quyền các biến đổi phải
chính xác. Bộ pháp tựa như bước mèo tức linh hoạt nhưng vững chắc, hai
chân một thực một hư, thực hư phân rõ, đồng thời phải bổ trợ lẫn nhau”
Do động tác của Thái cực quyền xoay tr òn, các khớp xương liên hòa, giữa
các động tác này và động tác khác đều có sự liên kết không một lúc nào
ngừng, động tác trên dưới trái phải luôn biến đổi không dễ d àng phối hợp lại,
Người mới học thường chú ý đến bộ pháp mà không chú ý đến thân phá, thủ
pháp, nhãn pháp, được A mất B, chỉ lo đối phó sẽ cảm thấy khó tập. Chúng tôi
cho rằng giáo viên trước khi dạy quyền nên hướng dẫn hình bộ các chuyển
động của hông theo khoảng cách, góc độ, đ ường, hướng … sau đó mới tiếp
tục dạy các động tác chỉnh thể. Đó l à phương pháp dạy cục bộ trước mới đến
chỉnh thể, làm cho học viên dễ tiếp thu rút ngắn thời gian giảng dạy.
Dạy bộ pháp liên hoàn, phải dựa vào trật tự quyền đạo về hướng đường đi
và góc độ, không nên tùy tiện để giúp học viên nắm vững nhanh và tập có
hiệu quả.
Giáo viên có thể dựa trên “Thái cực quyền giản hóa”, theo sự đơn giản của
động tác mỗi phân thế, phân thành khẩu lệnh, phân rõ từng động tác, sau đó
đưa ra một số động tác liên hoàn của bộ trong bộ pháp dùng các khẩu lệnh
tách các động tác liên hoàn của bộ pháp, tiếp tục học được các động tác doàn
chỉnh phối hợp trên dưới. Sau khi học xong bộ pháp li ên hoàn của một thế, thì
có thể dạy các động tác phối hợp tr ên dưới để tăng sự hưng phấn của học viên
trong khi luyện quyền.
Sự kết hợp trên dưới trái phải , góc độ đường hướng và sự biến đổi của thủ
pháp thân cũng nên dùng phương pháp tương tự như trên để giảng. Sau đó kết
hợp trên dưới lại để học các động tác tổng thể th ì dễ dàng hơn nhiều. Ví dụ,
đầu tiên phân tích động tác tay của tay này, sau lại phân tích động tác tay của
tay lia, sau đó kết hợp động tác hai tay lại, khiến học vi ên cảm thấy động tác
của Thái cực quyền rất đơn giản, dễ luyện tập là động tác phối hợp trên dưới,
trái phải, trước sau, ban đầu tưởng như phức tạp khó luyện, nhưng kì thực
không khó. Như vậy niềm tin của học viên sẽ tăng. Sau khi qua quá trình phân
giải động tác, phương pháp dạy học này sẽ hiệu quả cao. Tóm lại, phải căn cứ
vào nguyên tắc khoa học của tập luyện để cải tiến ph ương pháp dạy học, sẽ có
lợi cho việc nâng cao và phổ biến Thái cực quyền.
Dưới đây xin dùng hình vẽ giải thích “Khai thức” và “Ngựa hoang tung
bờm” làm ví dụ để giới thiệu bộ pháp liên hoàn của “Thái cực quyền giản
hóa” ( Mặt quay về hướng Nam làm khởi đầu).
o Hình 16a – Khẩu lệnh 1
Hình 16a Hình 17a
Hình 18a Hình 19a
Toàn thân thẳng, hai chân mở rộng bằng vai, trọng tâm r ơi vào khoảng các
giữa hai chân, hai tay buông xuôi tự nhi ên, mũi ngón tay giữa sát với đường
giưa đùi , mắt nhièn ngang về phái trước, toàn thân thư thái hít thở điều độ,
bắt đầu động tác. Sau động tác đầu, ý chí không ngừng chỉ đạo h ành động.
o Hình 17a – Khẩu lệnh 2:
Dùng ý từ từ co hai taylên hơi thu về phần eo, ngón tay cái chỉ vào trong,
bốn ngón còn lại chỉ ra ngoài, vai thả lỏng chìm xuống, hai khuỷu tay đối
nhau.
o Hình 18a – Khẩu lệnh 3:
Dùng ý từ từ hà thấp háng, co gối, đầu gối không đ ược vượt quá mũi bàn
chân thành thế bộ mã.
o Hình 19a – Khẩu lệnh 4:
Dùng ý dịch chuyển trọng tâm đưa dồn về chân sau, phần bên phải háng
dùng ý nội thu hơi chìm xuống, gót chân trái hơi rời đất, bàn chân chạm nhẹ
xuống ( sau khi luyện khớp gối thự sự có lực, b ước hư cho mũi chân khẽ chạm
đất) Phần đùi trở thành phải thực trái hư. Mắ vẫn nhìn ngang về phái trước.
Bắt đầu bộ pháp phân rõ hư thực.
o Hình 20a – Khẩu lệnh 5
Hình 20a
Trọng tâm dồn vào chân phải, chân trái từ từ thu về trước chân phải mũi
chân hướng về phái trước chạm đất, gót chân nhấc lên, ngang với gót chân
phải, cách khoảng 0.15 m thành thế chữ đinh
o Hình 21a – Khẩu lệnh 1:
Hình 21a
Măt vốn đang nhìn về phương Nam nay chuyển sang nhìn về phái Đông,
cổ đồn thời xoay sang trái mặt hướng về phái Đông (là động tác mà phương
hướng đã được định trước, sau đó đến mắt, nội tạng hoạt động theo như đã
định, tiếp đó tay chân, thân của c ơ thể mới vận động, đó lad ùng ý trước để
trong động gọi là bài tập (từ trong ra ngoài), sau một thời gian luyện tập lâu
dài tự nhiên có thể hợp nhất nội ngoại, nhất động vô hữu bất động. Mắ t luôn
“tiên phong” động tác tiếp sau. Từ đó tuần tự của mỗi động tác – tiến trước,
lùi sau, xoay phải, chuyển trái, đều tuân thủ tr ình tự như vậy, luyện tập có
phân tích). Tùy theo mức độ chịu lực của bên hông, tùy theo sự xoay trái của
phần eo, khi đó bụng co lại, tiếp theo nâng gối trái, chân trái cách đất khoảng
0,15 cm, đồng thời hạ thấp lưng, tiếp đó chân trái từ từ xoay theo h ình xoáy về
hướng trái về phía trước mặt, gót chân chạm nhẹ xuống đất, đầu gối h ơi co,
tạo thành thế bước giả, thân xoay sang phải thành một góc xiên, mặt hướng
phía trước (tức hướng Đông)
o Hình 22a – Khẩu lệnh 2:
Hình 22a
Trọng tâm chuyển từ từ dời sang chân trái, mũi b àn chân chạm đất, chân
trước dẫm đất, than theo eo xoay chuyển về phía trái, duy tr ì tư thế thân thẳng,
chân sau choãi ra nhưng hơi chùng, mũi chân ngoặt vào phía trong, bàn chân
đè xuống đất, đầu gối hơi cong, trở thành mộ thế hỗ trợ thêm cho chân trước,
khớp gối vẫn có thể duỗi thẳng, để duy tr ì tính linh hoạt khi xoay chuyển. Do
đó chân sau là hư, nhưng vẫn phải có cảm giác “Trong hư có thực”. Hạ thấp
háng và eo, ý tồn đan điền, vai buông lỏng nhưng chìm xuống, ngực nở, đầu
và cổ luôn ở thế thẳng mắt nh ìn ngang ra xa về phía trước. Thành bước hình
cung
o Hình 23a – Khẩu lệnh 3
Hình 23a
Trọng tâm dần dần chuyển về phía sau chân phải, phần háng phía b ên phải
thu lực chuyển đổi từ bên trái, phía phải bụng co nhỏ lại, tư thế thân không
đổi, bên eo xoay trái chuyển về sau, thân hướng thẳng hướng Đông, mũi bàn
chân trái từ từ nhấc lên về phía trước, gót chân chạm đất, đầu gối trái hơi co,
tạo thành thế bước giả.
o Hình 24a- Khẩu lệnh 4
Hình 24a
Mũi bàn chân bước hướng ra ngòai, mũi chân đúng hướng Tây Bắc, trọng
tâm dần dần chuyển dịch về phái trước chân trái, bàn chân trái dẫm hẳn xuống
đất tạo thành một đường xiên; đồng thời eo từ từ xoay qua trái, bên phải bụng
thu lại, gót chân phải từ từ nhấc lên, bàn chân phải vờ xoay chuyển, gót chân
quay ra ngoài đúng hướng Tây Nam, thân xoay trái tạo th ành góc xiên nhỏ so
với phương trước ( tức phía Đông Bắc) mắt nh ìn ngang phía trước ( tức phía
Đông ). Đầu gối phải sát với phần phía sau của đầu gối trái. Khớp gối trái phải
có lực, đầu gối không vượt quá mũi bàn chân, tạo thành thế bước xoay
chuyển.
o Hình 25a – Khẩu lệnh 5:
Hình 25a
Trọng tâm vẫn rơi vào chân trái, chân phải co gối và nhón mũi chân lên.
Chân trái co gối lại hạ thấp xuống, mũi chân để đúng phía tr ước mặt, hai gót
chân đối nhau, cách nhau khoảng 0,3 m. Tạo th ành thế bước chữ đinh
Người mới học quyền khi tập bước pháp liên hoàn thế giá phải hơi cao, đề
phần đùi giảm bớt lực phải chịu đựng, tránh cho khớp gối quá đau, để dễ vận
động. Đối với người bệnh không nên tập quá sức.
Yêu cầu tư thế của các phần trên có thể nên xem kỹ phần “Hình bộ cơ
bản” và “Yếu lĩnh rèn luyện” ở phần trên. Căn cứ vào điều kiện thể lực và
trình độ tiếp thư của người học mà nâng dần mức độ vận động.
Sau khi dạy các động tác liên hoàn phối hợp trên dưới, nếu như học viên
vẫn chưa rõ bộ pháp và bộ hình, tư thế thân khi chuyển đổi vẫn không vững ,
nên tiếp tục luyện lại bộ pháp và bộ hình, yêu cầu phải nắm chắc cơ bản từ
đầu.
Người học nếu có cảm giác quay cuồng do các động tác biến đổi của bộ
pháp, nên chủ động đưa ra câu hỏi để tìm cách lý giải. Qua một thời gian
luyện không tốt, khi vẫn chưa thành thục bài tập, đó cũng là một nguyên nhân,
chỉ có trải qua thời gian luyện lâu d ài thì động tác mới chính xác và thoải mái.
Nhưng điều kiện đầu tiên là phải làm rõ thứ tự trước sau của động tác, từ đó sẽ
giúp bạn nắm được nhanh chóng có hiệu quả đối với y êu cầu của Thái Cực
Quyền.
“THIẾT THỰC DẠY TỐT, HỌC TỐT MÔN THÁI
CỰC QUYỀN GIẢN HÓA”
Thái cực quyền giản hóa chính là vì mục đích chữa bệnh và bảo dưỡng sức
khỏe
… Đối với một số người bị bệnh, phải áp dụng những ph ương pháp đối
đãi đặc biệt, bài tập phải thích ứng với hoàn cảnh của người bệnh, chứ không
phải bắt người bênh phải thích ứng với bài tập.
… Theo kinh nghiệm dạy học của tôi, việc dạy bài Thái Cực Quyền giản
hóa cho người bệnh nhanh nhất chỉ cần 6 lần ( mỗi lần một tiếng đồng hồ ) l à
có thể dạy cho học viên hết toàn bộ bài.
… Khi người dạy đã hướng dẫn xong toàn bộ bài và khi người học có thể
bước đầu làm theo đúng mẫu, thì người dạy cần hướng dẫn học viên học từng
bước nắm vững một số yếu lĩnh luyện tập… Cứ tiếp tục thực h ành như vậy,
ước chừng trong 3 tháng có thể gi úp người học luyện bài Thái Cực Quyền một
cách chính xác.”
CỐ LƯU HINH
Chinh sua lan 2 ngay 1/12/2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hướng dẫn học Thái Cực Quyền (Tiếng Việt).pdf