Hướng dẫn ép xung card đồ họa bằng phần mềm - Phần 1
Thuật ngữ "ép xung" hẳn đã quá quen thuộc đối với
bạn đọc. Thời gian gần đây, trong rất nhiều bài đánh
giá card đồ họa và bộ xử lý, chúng ta đều bắt gặp cụm
từ “hiệu năng sau ép xung”.
Giới thiệu
Không rõ từ bao giờ, khả năng ép xung đã trở thành thứ giá
trị gia tăng đi kèm trong các sản phẩm như bộ xử lý và card
đồ họa. Ngoài các thông số như hiệu năng, nhiệt độ, độ ồn,
điện năng tiêu thụ khả năng ép xung còn được đưa vào
như tiêu chí cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng
khi người ta trao tay hoặc tư vấn cho nhau một món đồ nào
đó.
Trước
20 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ép xung card đồ họa bằng phần mềm - Phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn ép xung card đồ họa bằng phần mềm (Phần 1)
0 Comment Size- Size+ 29/3/2011 Sound-VGA RSS
Thuật ngữ "ép xung" hẳn đã quá quen thuộc đối với
bạn đọc. Thời gian gần đây, trong rất nhiều bài đánh
giá card đồ họa và bộ xử lý, chúng ta đều bắt gặp cụm
từ “hiệu năng sau ép xung”.
Giới thiệu
Không rõ từ bao giờ, khả năng ép xung đã trở thành thứ giá
trị gia tăng đi kèm trong các sản phẩm như bộ xử lý và card
đồ họa. Ngoài các thông số như hiệu năng, nhiệt độ, độ ồn,
điện năng tiêu thụ… khả năng ép xung còn được đưa vào
như tiêu chí cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng
khi người ta trao tay hoặc tư vấn cho nhau một món đồ nào
đó.
Trước đây, khi phong trào ép xung còn đang manh mún,
các nhà sản xuất gay gắt phản đối và tìm mọi cách ngăn
chặn bằng nhiều phương pháp sử dụng phần cứng và phần
mềm. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, nhận thấy tiềm
năng của con gà đẻ trứng vàng này, thái độ của họ đã hoàn
toàn thay đổi. Khả năng ép xung giờ còn được đưa vào
quảng cáo nhằm cạnh tranh với đối thủ. Thậm chí, nhiều
hãng còn kì công lọc ra những sản phẩm tốt nhất, ép xung
sẵn lên và bán cho người dùng với giá cao hơn. Ngoài ra,
chúng ta cũng biết nhiều đến các cuộc thi ép xung được tổ
chức và quảng bá rộng rãi hàng năm…
Dòng sản phẩm Super Over Clock nổi tiếng của Gigabyte.
Tất nhiên, người viết không chối cãi việc ép xung sẽ dẫn
đến nguy cơ giảm tuổi thọ của linh kiện; nhưng nếu biết
cách và không quá tham lam, thiết bị của bạn vẫn có khả
năng phục vụ cho đến khi nó không còn đáp ứng được nhu
cầu hiệu năng nữa và về hưu. Vì thế, nhìn nhận dưới một
góc độ nào đó, ép xung là một phần quyền lợi của người
tiêu dùng khi thụ hưởng sản phẩm. Trong loạt bài viết này,
GenK.vn sẽ đưa ra các hướng dẫn chi tiết nhất về ép xung
card đồ họa sử dụng phần mềm MSI AfterBurner.
Bộ phần mềm cần thiết
AfterBurner: Phần mềm hỗ trợ ép xung do MSI cung cấp.
Được xây dựng trên nền tảng RivaTuner nổi tiếng,
AfterBurner cung cấp cho người sử dụng nhiều tùy chọn
chuyên sâu hỗ trợ việc ép xung và theo dõi độ ổn định của
hệ thống. Phần mềm tương thích với card đồ họa của hầu
hết các hãng sản xuất khác.
3DMark Vantage: Bộ test do FutureMark phát triển, đánh
giá khả năng xử lý DirectX 10 của toàn hệ thống. Đặc biệt
3DMark Vantage là thước đo khá chính xác cho hiệu năng
của card đồ họa.
FurMark: Phần mềm được sử dụng kiểm tra nhiệt độ card
đồ họa. Bằng cách ép cho chiếc card hoạt động tối đa,
FurMark sẽ khiến card đồ họa của bạn đạt nhiệt độ lớn nhất
có thể (trong một khoảng thời gian nào đó). Thông tin này
rất có ích trong việc đánh giá liệu hệ thống có hoạt động ổn
định hay không.
FRAPS: Phần mềm nhỏ gọn nhưng cực tiện lợi cho phép
theo dõi và ghi chép lại số khung hình/giây, được sử dụng
tin cậy trong các review & benchmark.
Làm quen với MSI AfterBurner và các thông số cơ bản
Đầu tiên, hãy cùng làm quen với các thông số và khái niệm
cơ bản xuất hiện trên giao diện phần mềm.
Core Clock: Xung nhân của card đồ họa. Đối với cùng một
nhân đồ họa (GPU), xung nhân càng cao thì hiệu năng càng
tăng. Đây là chỉ số cần quan tâm nhất khi ép xung, những
việc “râu ria” khác đều phục vụ mục đích ép xung nhân
này.
Shader Clock: Chỉ số này chỉ xuất hiện trên card của
Nvidia, còn AMD thì không. Đối với các card Nvidia,
Shader Clock thường mặc định bằng Core Clock nhân với
2. Nếu ta tăng Core Clock thì Shader Clock cũng tăng theo.
Tùy vào model card đồ họa mà ta có thể hủy liên kết này
hay không, nhưng guru3d - trang công nghệ nổi tiếng
khuyên rằng nên giữ liên kết này khi ép xung.
Memory Clock: Xung của bộ nhớ GDDR của card đồ họa.
Tùy hãng sản xuất và tùy phân khúc mà bộ nhớ này có thể
là GDDR, GDDR 2, GDDR 3, GDDR 4 hoặc GDDR 5.
Các card đồ họa về sau này thường được trang bị bộ nhớ
GDDR 3 hoặc GDDR 5. Có một điều cần chú ý là xung bộ
nhớ được các nhà sản xuất quảng cáo đều là xung hiệu
dụng chứ không phải xung thực. Xung bộ nhớ phần mềm
MSI AfterBurner hiển thị trong hình là xung thực.
Đối với GDDR 3: Xung hiệu dụng = xung thực nhân với 2.
Đối với GDDR 5: xung hiệu dụng = xung thực nhân với 4.
Người viết cho rằng việc ép xung bộ nhớ thật cao là không
cần thiết lắm, bởi băng thông truyền tải mặc định của bộ
nhớ đã là quá thừa thãi rồi. Hơn nữa, nếu kéo quá tay sẽ
dẫn đến nguy cơ làm chết bộ nhớ. Vậy nên trước khi tiến
hành, bạn nên tìm hiểu các trang chuyên review phần cứng
nổi tiếng, hoặc tham khảo thông số của các phiên bản ép
xung sẵn.
Core Voltage: Điện thế cung cấp cho nhân đồ họa. Xung
nhân càng tăng thì nhân đồ họa đòi hỏi được cấp điện nhiều
hơn. Mỗi model card đồ họa có điện thế mặc định khác
nhau. Tùy vào bios (trình điều khiển của card đồ họa) mà
điện thế này có thể tăng nhiều, tăng ít hoặc không cho phép
tăng. Nếu không được phép tăng điện thế, card đồ họa đó
có khả năng ép xung cực thấp, thậm chí là không thể ép
xung.
Lúc này, bạn chỉ có thể flash bios sang phiên bản khác cho
phép ép xung nếu có (tức thay đổi trình điều khiển khác
cho card đồ họa). Tuy nhiên, người viết không khuyến
khích và sẽ không hướng dẫn cách làm, bởi nếu không
cứng tay, khả năng flash bios thất bại hoàn toàn có thể xảy
ra. Hơn nữa trong trường hợp rủi ro card đồ họa bị hỏng do
ép xung thì flash bios có thể sẽ là cái cớ để cửa hàng từ
chối bảo hành cho bạn (tùy vào chế độ chăm sóc khách
hàng của từng công ty, người viết không khẳng định điều
này).
Memory Voltage: Điện thế cung cấp cho bộ nhớ GDDR.
PPL Voltage: Còn có tên gọi khác là VDDC – điện thế
cổng PCI-Express cung cấp cho card đồ họa
Có rất ít card đồ họa cho phép tăng 2 điện thế này (các bản
đặc biệt chuyên phục vụ ép xung). Bản thân người viết
cũng chưa từng được tiếp xúc trực tiếp với các phiên bản
này bao giờ nên sẽ không đề cập đến chúng.
Fan Speed: Tốc độ quay của quạt tản nhiệt, có đơn vị là
vòng/phút, nhưng được hiển thị ở đây là phần trăm của tốc
độ tối đa. Trong quá trình hoạt động, tùy vào nhiệt độ của
card đồ họa mà tốc độ quạt sẽ tự động thay đổi (thay đổi
thế nào thì tùy vào bios). Nếu không hài lòng với thiết lập
mặc định này, bạn có thể tùy chỉnh lại theo ý mình, người
viết sẽ giới thiệu cách làm ở phần sau bài viết.
Profile: Nếu có nhu cầu chuyển đổi qua lại các giá trị xung
và điện thế, tính năng save profile sẽ giúp ích rất nhiều.
Theo kinh nghiệm của người viết, nên tạo ít nhất 3 profile:
profile mặc định, profile chạy hàng ngày và profile ép xung
tối đa. Bạn chỉ việc điều chỉnh thông số cần lưu và nhấn
save, sau đó chọn ô nhớ (1 đến 5). Chú ý khóa mục này lại
sau khi lưu đề phòng kick nhầm.
Apply overclocking at system startup: Cho phép máy khởi
động cùng với mức ép xung và điện thế hiện tại. Trước khi
tick vào tùy chọn này, bạn nên chắc chắn rằng mức xung và
điện thế đó hoạt động ổn định. Các tiêu chí đánh giá về sự
hoạt động ổn định sẽ được nhắc đến sau.
Các tính năng mở rộng đáng chú ý trong mục Settings
Tab General
Tick các lựa chọn sau:
Start with Windows: Khởi động cùng Windows
Start minimized: Ẩn dưới thanh công cụ khi khởi động.
Unlock voltage control và Force constant voltage: Cho
phép điều chỉnh điện thế trong quá trình ép xung.
Unlock voltage monitoring: Cho phép theo dõi giá trị điện
thế (người viết cho rằng mục này là không cần thiết).
Nếu sau khi đã tick Unlock voltage control và Force
constant voltage mà vẫn không thể thay đổi giá trị Core
voltage thì xin chia buồn, chiếc card của bạn không cho
phép ép xung. Nếu thực sự hào hứng và đủ tự tin, bạn đọc
có thể tự tìm hiểu về Flash Bios để mở khả năng ép xung
cho card đồ họa đang sử dụng.
Tab Fan
Nếu cảm thấy auto Fan của mặc định làm việc không hiệu
quả hoặc quá ồn, bạn có thể điều chỉnh tốc độ quạt theo ý
muốn. Có một số card đồ họa đời cũ hoặc cấp thấp bios
không cho phép làm điều này. Do mỗi chiếc card có nhiệt
độ và độ ồn khác nhau, nên phần này bạn đọc nên tự thử
nghiệm và tự đề ra phương án tốt nhất cho mình.
Tab Monitoring
Đây là phần cho phép lựa chọn các thông số mà bạn sẽ cần
phải theo dõi khi tiến hành ép xung như nhiệt độ, bộ nhớ sử
dụng, tốc độ quạt… trên đồ thị, trong đó quan trọng nhất và
nhất quyết phải có là nhiệt độ, các yếu tố khác có thể tùy
quan tâm của mỗi người mà tinh chỉnh khác nhau.
Nếu muốn theo dõi thông số nào trên đồ thị, bạn tick chọn
“V” cho thông số đó.
Show in On-Screen Display: Hiển thị thông số trên màn
hình game. Bạn không nên cho phép quá nhiều thông số
hiển thị trên màn hình game, bởi việc theo dõi một lúc quá
nhiều thông số sẽ gây phân tâm và rối mắt. Theo kinh
nghiệm của người viết, có các mục quan trọng nhất nên
theo dõi là nhiệt độ (GPU temperature), mức hoạt động
(GPU usage) và số khung hình/s (Framerate). Ngoài ra còn
một mục nữa cũng nên theo dõi là xung nhân (Core clock),
lý do cần theo dõi xung nhân người viết sẽ trình bày ở phần
sau.
Hãy chú ý vào góc trên cùng bên phải bức ảnh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hướng dẫn ép xung card đồ họa bằng phần mềm (Phần 1).pdf