Không những thế, Hàm Rồng còn là vùng đất
nằm ở vị trí trọng điểm của các con đường trung
chuyển Đông - Tây; Bắc - Nam, dẫu đi ngược, về
xuôi, vào Nam, ra Bắc đều phải qua Hàm Rồng. Ở
vào vị trí ấy, Hàm Rồng có nhiều điều kiện tiếp
nhận các luồng giao thoa, tiếp biến văn hóa, và
trong lịch sử đây là vùng đất chứng kiến bao cảnh
huy hoàng cũng như tang thương trong chiến
tranh từ đầu Công nguyên, Bắc thuộc, Nam - Bắc
triều, chống Pháp, chống Mỹ. Các giai đoạn lịch sử
qua đi đã để lại nơi đây một hệ thống di sản văn
hoá nhiều giá trị, trong khối di sản văn hoá ấy, lễ
hội trong vùng được xem là điển hình và độc đáo
nhất vùng.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội xuân trên vùng đất Hàm Rồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
75
S 1 (46) - 2014 - Di sn vn hoŸ phi vt th
Hàm Rồng, nơi hội tụ linh khí của đất trời, núithì trùng điệp uốn lượn uyển chuyển, sôngMã hùng mạnh chảy qua, dấu vết của biển
mặn mòi vẫn đọng lại đâu đó mà khi đi qua đây ai
cũng cảm nhận thấy biển rất gần. Giữa cái bao la
của “đồng bằng” sông Mã nổi lên một vùng đất với
cảnh quan, sinh thái đa dạng, độc đáo và hiếm có.
Những nơi có địa lý, cảnh quan như Hàm Rồng
thường được xem là rất linh. Chẳng thế mà huyền
thoại đã kể: Cao Biền người Trung Quốc đã từng
muốn đem mả cha mẹ đến táng ở vùng này, rồi
ngay cả người Việt - Tả Ao cũng có mong muốn ấy.
Sang thế kỷ XIX, Long Hạm được chọn khắc vào
Cửu Đỉnh của Huế. Xem ra, Hàm Rồng xứng là một
danh thắng kỳ tú bậc nhất xứ Thanh.
Không những thế, Hàm Rồng còn là vùng đất
nằm ở vị trí trọng điểm của các con đường trung
chuyển Đông - Tây; Bắc - Nam, dẫu đi ngược, về
xuôi, vào Nam, ra Bắc đều phải qua Hàm Rồng. Ở
vào vị trí ấy, Hàm Rồng có nhiều điều kiện tiếp
nhận các luồng giao thoa, tiếp biến văn hóa, và
trong lịch sử đây là vùng đất chứng kiến bao cảnh
huy hoàng cũng như tang thương trong chiến
tranh từ đầu Công nguyên, Bắc thuộc, Nam - Bắc
triều, chống Pháp, chống Mỹ. Các giai đoạn lịch sử
qua đi đã để lại nơi đây một hệ thống di sản văn
hoá nhiều giá trị, trong khối di sản văn hoá ấy, lễ
hội trong vùng được xem là điển hình và độc đáo
nhất vùng.
Giống như nhiều vùng/miền khác trong cả
nước, do đặc trưng trong sản xuất nông nghiệp
nên lễ hội truyền thống ở vùng Hàm Rồng diễn ra
phổ biến vào những khoảng thời gian nông nhàn,
như sau tết Nguyên đán khoảng tháng Giêng và
tháng Hai hoặc vào tháng 7, tháng 8 mùa thu (xuân
thu nhị kỳ). Nhưng lễ hội mùa xuân bao giờ cũng
náo nức lòng người hơn cả. Mùa xuân ở Việt Nam
là mùa đẹp nhất trong năm, mùa hoa lá đâm chồi
nảy lộc, cây cối tốt tươi, tiết trời dần ấm áp, mùa
của lòng người hướng về nguồn cội và nơi mọi
người có thể hòa mình vào tiết xuân, vào không
gian bao la của đất trời tươi mới. Hội xuân như hòa
vào vũ trụ chung ấy với tiếng trống rền vang thúc
giục mọi người, tiếng cười hân hoan của các nam
thanh, nữ tú chơi xuân trong các hội. Trong một bài
viết về mùa xuân đăng trên tạp chí, tác giả Trần
Lâm Biền đã viết: “Lễ hội, nếu như không còn thì
khó mà tưởng tượng nổi, xã thôn như trở về miền
hoang dã, lấy gì để cân bằng cho một năm đầy vất
vả, cho hoà hợp yêu thương và phần nào bản sắc
sẽ dễ tàn phai, làm cạn mòn lòng yêu quê hương,
nguồn cội.”1.
Theo quan niệm của người dân, lễ hội thường
được họ gọi với một từ đơn giản là Hội. Trong đó có
thể hiểu, hội là sự tập hợp một cộng đồng người
của làng, vùng.. để thực hiện những điều về lễ
trong một không gian và thời gian nhất định. Như
vậy, hội không phải là trò chơi, đương nhiên lễ
cũng không phải là cúng bái như chúng ta đã từng
lầm tưởng, mà cúng bái chỉ là một phần rất nhỏ,
HỘI XUÂN
TRÊN VÙNG ĐẤT HÀM RỒNG
NGUYN BÍCH THuhoanangC*
* Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá
76
thuộc một khía cạnh của lễ trong mối ứng xử với
thần linh mà thôi. Trong kho tàng văn hóa của dân
tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là loại hình văn hóa
rất đặc trưng. Lễ hội hầu như có mặt ở khắp mọi
miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng
nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt
Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng
liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó
chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp
nhất của con người, giúp con người nhớ về nguồn
cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống
tốt lành, yên vui.
Lễ hội truyền thống vùng Hàm Rồng có từ thời
xa xưa, gắn liền với việc tập hợp và tổ chức các lực
lượng để chiến đấu với tự nhiên, hoạt động sản
xuất, thể hiện nhu cầu phong phú trong đời sống
tinh thần của người dân. Lễ hội truyền thống mang
sắc thái của nền văn minh nông nghiệp, gắn với tín
ngưỡng dân gian, thần thánh và những người có
công với dân làng, đất nước. Trong mỗi lễ hội còn
lưu giữ lâu dài các tục lệ, dân ca, diễn xướng, trò
diễn dân gian phong phú và độc đáo... Lễ hội là
biểu hiện sinh động nhất, là tổng hợp lịch sử, văn
hóa làng, từ tín ngưỡng, phong tục tập quán của
làng đều được thể hiện trong lễ hội. Có tham gia
các lễ hội xuân trên đất Hàm Rồng mới cảm nhận
hết được giá trị độc đáo, đặc trưng của lễ hội tại
một vùng đất thiêng bậc nhất xứ Thanh, nơi mà
những nét sơ khai vẫn còn đọng lại như gọi chúng
ta tìm về quá khứ xa xăm để nhận thấy hết những
gì lớn lao mà lịch sử cha ông để lại.
Cần nói thêm rằng, yếu tố thương mại cũng
là một lý do quan trọng góp phần bảo tồn các lễ
hội trong vùng. Như đã trình bày, Hàm Rồng ở
vào vị thế đắc địa, là tiền đề cho sự xuất hiện
nhiều bến chợ ven sông, nơi diễn ra giao thương
buôn bán sầm uất, nhộn nhịp, bên cạnh một nền
nông nghiệp phát triển thì song song với nó
thương mại cũng đã xuất hiện tạo đà thúc đẩy
kinh tế trong vùng phát triển. Điều kiện ấy đã
không làm phai nhạt đi các giá trị văn hóa truyền
thống, ngược lại, kinh tế phát triển, người dân
giàu có đã góp thêm cơ hội cho người dân tổ
chức đều đặn các kỳ lễ hội, làm cho lễ hội không
có cơ hội phai mờ hay bị lãng quên theo thời gian
như như đã từng xảy ra ở nhiều địa phương khác.
Việc mở hội ở Hàm Rồng có thể xem là một hiện
tượng mở cửa trời đất để thông linh, đồng thời
cũng là cửa giao lưu trong quan hệ thương mại
quốc tế nổi bật ở xứ Thanh, mà đương thời ở đất
Nguyucthn B˝ch Thuchoahoic: H i xuŽn tr˚n v•ng
t Hšm Rng
H i
n Trn KhŸt ChŽn, “ng Sn, Thanh H‚a - uhoasacnh: TŸc gi
77
Bắc khó chưa thể có.
Mùa xuân về, vùng Hàm Rồng lại bừng lên sức
sống căng tràn với nhiều lễ hội diễn ra cùng thời
điểm nhưng lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
Chúng tôi không có dịp giới thiệu hết các lễ hội
Xuân ở vùng Hàm Rồng, chỉ đưa ra một số lễ hội
điển hình nhất để thấy, vào mùa Xuân vùng Hàm
Rồng bừng lên sức sống trên nền tảng vững chắc
của các giá trị nguồn cội.
Lễ hội còn đọng lại những yếu tố sơ khai nhất
chính là: Lễ hội đền thờ “Thượng ngàn Thiên tiên
công chúa”. Theo truyền thuyết thì ngôi đền này đã
có từ thời thượng cổ, thờ vị thần sinh ra người Lạc
Việt - người Mẹ của Bách Việt. Lễ hội này cũng là
một minh chứng sinh động cho lớp trầm tích văn
hóa thật dày và độc đáo của vùng Hàm Rồng.
Đồng thời, cho thấy dấu vết đầu tiên của tín
ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc Việt Nam. Một giả
thuyết được đưa ra là, tín ngưỡng này đã có từ thời
thượng cổ? Vì theo những cứ liệu hiện còn lưu giữ,
thì đây là một truyền thuyết cổ xưa nhất về nguồn
gốc của người Việt, trong đó gắn hình ảnh Thánh
Mẫu Thượng Ngàn với mẹ tổ tiên của người Lạc
Việt. Nếu xem truyền thuyết “Động Tiên, Động
Rồng”2 có thể thấy, đây là một hiện tượng biến thể
của truyền thuyết lạc Long Quân - Âu Cơ, hoặc
ngược lại truyền thuyết lạc Long Quân - Âu Cơ là
biến thể của truyền thuyết này. Chúng tôi nghiêng
về giả thuyết thứ hai vì: truyền thuyết Lạc Long
Quân - Âu Cơ nói về cội nguồn của người Việt Nam
theo một cặp đôi Tiên - Rồng ra đời vào thời điểm
triết lý âm dương đã rất phát triển và phổ biến,
người Việt cổ đã khai phá vùng châu thổ của các
dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả
và đang trên đường tiến ra biển. Trong khi truyền
thuyết này chỉ nói đến mẹ Tiên, giống như một
người mẹ vũ trụ, vào thời gian mà địa bàn hoạt
động của người Việt cổ còn đang ở vùng rừng núi,
chưa di chuyển xuống khai phá vùng đồng bằng,
ven biển.
Điều đặc biệt, lễ hội “Thượng ngàn Thiên tiên
công chúa” là lễ hội của tất cả các làng trên địa bàn
vùng Hàm Rồng. Thông thường vào các năm Tý,
Mão, Ngọ, Dậu tổ chức đại hội, kéo dài 3 ngày,
thậm chí 5 - 7 ngày nếu năm đó phong đăng hòa
cốc. Nhưng năm còn lại chỉ tổ chức hội lệ kéo dài 1
ngày. Vào ngày hội, chức sắc tất cả các làng phải
rước bát hương các vị thần của làng mình và các lễ
vật về đền thờ của mẫu, các vị thần này sẽ chia làm
hai tốp: nữ thần và nam thần để xếp hàng hai bên
kiệu của Thượng ngàn Thiên tiên công chúa. Các
tôn vị chư thần này xếp theo cấp bậc được phong
từ thượng đẳng thần, trung đẳng thần, hạ đẳng
thần. Ngoài ra, cũng như các lễ hội khác, ngoài
phần tế lễ còn có nhiều trò diễn đặc trưng cho xứ
Thanh như trò Xuân Phả, Tú Huấn, chèo chải, múa
Đèn, múa Tứ Linh, múa Song Hạc, múa Trống... Đây
là một lễ hội rất đặc sắc vừa thể hiện đạo lý uống
nước nhớ nguồn, vừa hàm chứa các tư liệu về một
nền văn hóa lâu đời của Hàm Rồng với các tín
ngưỡng gắn liền với truyền thuyết rất cổ mà chỉ
còn lại ở vùng Hàm Rồng. Tín ngưỡng thờ tổ tiên
dưới dạng một bà Mẹ.
Một lễ hội độc đáo khác: Lễ hội làng Đông Sơn,
thời gian trùng với ngày tết Thanh Minh, đây cũng
là ngày giỗ đức thánh cả Lê Uy nên đã được dân
làng nâng lên thành ngày hội làng. Theo Thần phả
trong đền thì đức thánh cả Lê Uy là tướng nhà Lý,
nhờ tài cao, đức rộng được vua giao trọng trách
cầm quân chống Chiêm Thành đem quân xâm lấn
và đã lập nên nhiều chiến công hiển hách. Trong
một trận chiến, do quân Chiêm quá đông, thế
mạnh, ông bị thương nặng song vẫn phá được
vòng vây, về đến thượng trang Đông Sơn, nay là
làng Đông Sơn, thì hy sinh. Ghi nhớ công lao của
ông, nhân dân đã lập đền thờ và thường xuyên
hương khói.
Ngày hội được tổ chức long trọng, trong tâm
linh của người trong làng vẫn tri ân tiền bối có
công với nước, thiêng liêng tống ách, trừ tai, mang
lại hạnh phúc cho dân. Sự linh thiêng của Ngài đã
được dân địa phương tôn sùng truyền từ đời này
sang đời khác và lan ra khắp vùng. Khi đi qua đền
bất cứ ai cũng đều tự ngả mũ nón, xuống xe, xuống
ngựa. Cũng vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm,
các dòng họ làng Đông Sơn tổ chức tế họ, đây
cũng là điều đặc biệt, cả làng tế họ cùng một ngày
điều đó càng thấy sự gắn bó, đoàn kết của nhân
dân Đông Sơn. Sau này do ngày mùng 3 hội làng
rất nhiều việc, đặc biệt là những năm có Chạ, cả
làng thống nhất tế họ vào mùng 2, để mùng 3 vào
việc làng. Vì thế người làng có câu:
Thanh minh trong tiết tháng Ba,
Mùng hai tế tổ, mùng ba hội làng.
Lễ hội nhân ngày mất của đức thánh cả Lê Uy
mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm không chỉ là
hoạt động văn hóa tưởng nhớ đến các bậc tiền
nhân đã có nhiều công lao trong chống giặc ngoại
S 1 (46) - 2014 - Di sn vn hoŸ phi vt th
78
xâm, mà đây còn là dịp để nhân dân phường Hàm
Rồng và các du khách thập phương tham gia vào
các hoạt động văn hóa truyền thống đầy ý nghĩa.
Mỗi năm vào dịp này, người làng Đông Sơn lại
nô nức chuẩn bị: từ chiều ngày mùng 2 tháng 3 Âm
lịch, người dân trong làng đã tổ chức lễ rước Thành
hoàng làng Trịnh Thế Lợi từ miếu Nhị về đình Nghè
(đền đức thánh Cả) để chuẩn bị lễ tế. Trước đây,
cũng trong đêm mùng 2 này, người dân trong làng
tổ chức mời các đoàn văn công về diễn kịch, mua
vui tại đình Nghè thâu đêm cho đến sáng hôm sau.
Ngày 3 tháng 3 Âm lịch tổ chức lễ tế Thánh chính
thức (ngày này được lấy theo ngày mất của đức
thánh cả Lê Uy) với những mâm cỗ và nghi thức
cúng tế linh đình. Ban tế Thánh: gồm 1 chủ tế, 2 bồi
tế, 4 văn hiến, trong 4 văn hiến cử một vị đọc chúc,
2 bên Đông, Tây xướng. Riêng chủ tế là người có
chức sắc, song thọ, có trai có gái và phải sang, sạch,
đẹp người. Trang phục của chủ tế gồm áo, mũ, hia.
Đến nay, sau khi kết thúc nghi lễ tế Thánh là bắt
đầu khai hội với các hoạt động vui chơi như đánh
cờ, đá bóng, chọi gà hoặc tổ chức hát văn tại đền
Mẫu ngay bên cạnh đình. Kết thúc hội, người dân
trong làng lại rước Thành hoàng làng Trịnh Thế Lợi
từ đình Nghè về lại miếu Nhị.
Có thể nói, hội làng mang tính cộng đồng sâu
sắc, đó là đỉnh cao của sự hòa hợp, đoàn kết vì một
ước nguyện chung cho sự phồn vinh của làng xã.
Hội làng thường được tổ chức thật vui, thật đầm
ấm tình làng nghĩa xóm, điều đó thể hiện qua
những khâu chuẩn bị cho đến lúc tan hội. Có xem
hội làng mới cảm nhận hết ý nghĩa và lòng tự hào
dân tộc với một truyền thống vàng son.
Một lễ hội xuân khác cũng rất nổi tiếng ở vùng
Hàm Rồng, đó chính là Lễ hội đền Lê Bố Vệ. Đền
Lê Bố Vệ được xây dựng năm 1805 thời vua Gia
Long trên đất làng Bố Vệ, gần Cầu Bố (thành phố
Thanh Hóa). Hiện nay có nhiều lí do giải thích việc
vua Gia Long cho xây dựng khu đền này. Gọi là
đền Lê Bố Vệ là để phân biệt với đền Lê làng Cham
trên đất Lam Sơn - Thọ Xuân. Lam Kinh là địa danh
từng diễn ra nhiều lần lễ hội có quy mô lớn mỗi
khi nhà vua và các quan từ Thăng Long về bái yết
sơn lăng. Sau nhiều biến cố lịch sử, Lam Kinh trở
nên đổ nát, hoang phế nên lễ hội làng Cham ngày
càng mai một. Lễ hội đền Lê Bố Vệ được tập trung
thu hút nhiều nơi hướng về. Nơi đây là Thái miếu
thờ các vua Lê, để tưởng nhớ cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn và gần 400 năm dưới chế độ triều Lê - một
thời huy hoàng.
Hằng năm, ở đền Lê Bố Vệ có 2 lễ chính. Lễ hội
xuân diễn ra vào các ngày rằm tháng Giêng. Lễ hội
chính diễn ra vào các ngày 20, 21, 22 tháng Tám
Âm lịch. Về ý nghĩa, lễ hội xuân cầu cho mưa thuận
gió hòa, dân làng no ấm. Lễ hội chính là lễ tưởng
nhớ ngày mất của vua Lê Thái Tổ và Lê Lai.
Về nghi thức tế lễ, hai lễ này đều được tiến hành
các bước giống nhau nhưng quy mô thì lễ hội
chính hơn hẳn. Lễ hội chính xưa kia được tổ chức
quy mô hoành tráng vào các năm Tý, Ngọ, Mão,
Dậu. Cũng vào những năm này, tại kinh đô Huế,
triều đình cũng làm lễ tế Nam Giao (tế trời đất), là
một trong những quốc lễ to nhất trong các triều
đại phong kiến. Các quan tiến hành tế lễ, phải ở
riêng, ăn chay, giữ mình thanh tịnh nhiều ngày
trước. Các nghi thức tế lễ được tiến hành nghiêm
trang, long trọng. Ngày 21 tháng Tám Âm lịch giỗ
Trung Túc vương Lê Lai, dâng lễ vật và đèn nhang.
Tương truyền khi sắp mất, Lê Lợi dặn con cháu và
quần thần tổ chức lễ giỗ Lê Lai trước giỗ mình một
ngày để tri ân người anh hùng liều thân cứu Chúa.
Hằng năm đến ngày này, nhân dân Thái Bằng quê
hương Lê Lai đem lễ vật tới đền Lê Bố Vệ để làm giỗ
Lê Lai. Ngày 22 tháng Tám là ngày đại tế giỗ Lê Lợi,
được tổ chức theo hình thức quốc tế vào các năm
Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Các năm bình thường không tổ
chức đại tế thì dân làng Bố Vệ tổ chức thắp hương
dâng lễ vật cúng giỗ.
Sau khi tế lễ xong tổ chức vui chơi hội hè. Lễ hội
đền Lê Bố Vệ truyền thống có các trò kéo chữ, trò
phá trận và tung cù. Trò kéo chữ diễn ra trên bãi
áng cách đền Lê gần 1km, khi diễn trong tháng
Giêng thì xếp 4 chữ “Thưởng xuân đồng lạc”, còn
nếu chạy chữ trong ngày giỗ tháng tám thì kéo
bốn chữ: “Thiên hạ thái bình”.
Trò phá trận tiếp ngay sau trò kéo chữ. Các con
trò xếp thành hai hàng, một bên là quân ta, một
bên là quân Ngô dàn trận đánh nhau tạo ra không
khí rất sôi động, tưởng nhớ lại các trận đánh của
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Trò tung cù là trò vui có tính thượng võ, thể thao,
nhưng cũng có người cho rằng đây là trò tượng
trưng cho chiến thắng bêu đầu tướng giặc. Cù được
bện bằng rơm bọc giẻ bên ngoài, có phết một lớp
sơn. Trong tiếng trống rộn rã, người đầu trò tung cù
lên, đám đông xông vào hứng cướp và cố gắng ném
lọt vào chiếc giỏ treo trên ngọn tre. Thường quả cù
khá lớn được làm bằng gỗ bọc vải (d = 30 cm). Ngày
Nguyucthn B˝ch Thuchoahoic: H i xuŽn tr˚n v•ng
t Hšm Rng
79
xưa, sau ba hồi trống lớn, ông tiên chỉ tung cù ra sân,
bất kể ai trong làng cũng có thể ra cướp, người ta
tin hạnh phúc sẽ rất lớn trong cả năm với ai cướp
được cù bỏ vào “lỗ cuộc” ngoài nghi môn. Việc thật
khó, trong sự lao xao của sự tranh giành, song, cuối
cùng thì quả cù vẫn nằm trong lỗ. Sau ba lần thì
cuộc cù vượt ra ngoài khu vực di tích, cứ thế kéo dài
tới nửa đêm Theo nhà nghiên cứu di sản văn hoá
Trần Lâm Biền thì: Sự lao xao đầu xuân này (theo
dạng khác) cũng đã xảy ra ở làng Đục Khê và Yến Vĩ
(chùa Hương - Hà Nội), ở đình làng Đồng Kỵ (Từ Sơn
- Bắc Ninh), hội Sóc Sơn (Đông Anh - Hà Nội) và
nhiều nơi khác nữa, mỗi nơi có một cách, song cùng
một nội dung. Người Việt là cư dân nông nghiệp,
thời gian gắn với mùa màng và được tái tạo vào mùa
xuân. Chu trình ấy đồng nhất với cuộc đời và đồng
nhất với các bước đi lịch sử3.
Sự hỗn mang hay hỗn độn thể hiện cái không
có trật tự mang tính đồng nhất, vì tin vào sự đồng
nhất mà mọi tục lệ phải tạo sự “lao xao” trước khi
vào hội, nhờ vậy, xã hội, mùa màng mới theo quy
luật mà diễn biến thuận lợi.
Đắm mình trong lễ hội Xuân Hàm Rồng như
đang quay lại những gì thuộc về lịch sử đã đi qua,
ưu ái để lại trên vùng đất này. Tham gia hội Xuân để
được sống lại cùng lịch sử, để tiếp thêm sức mạnh
cho một chu kỳ hoạt động mới phát triển hơn. Nếu
ai có dịp ghé thăm vùng đất Hàm Rồng xin dừng
chân ghé lại, tham gia vào hội Xuân ở đây để cảm
nhận nét độc đáo, sự nhộn nhịp và một sức lan tỏa
mạnh mẽ đến từng người./.
N.B.T
Chú thích:
1- 3 - Trần Lâm Biền (2011), “Mùa xuân dặm dài trên đất
xứ Thanh”, Tập san Thông tin Khoa học, Trường Cao đẳng Văn
hóa, Nghệ thuật Thanh Hóa (nay là Trường Đại học Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Thanh Hóa), số 10, tr. 13.
2- Truyền thuyết: Động Tiên, Động Rồng
Truyện kể rằng: Từ xa xưa lắm, khi con người còn sống
hoang sơ, trong vùng, có một người đàn ông và một người
đàn bà sống bằng nghề hái lượm, săn bắt. Mỗi người ở một
hang, dần dần ăn ở với nhau và sinh được một đàn con. Khi
con đã khôn lớn, vợ chồng cho con cái ở riêng, của cải chẳng
còn gì ngoài một ít ruộng đất. Họ đem số đất ấy chia cho mỗi
người một mảnh. Để chứng tỏ đám đất đã có chủ, mỗi người
lấy một hòn đá đặt vào giữa khoảng ruộng của mình.
Một hôm ông Trời đi chơi, nhìn xuống hạ giới thấy có
nhiều cục đá nằm rải rác khắp nơi. Trời bèn cho đòi quan Thổ
Địa đến để hỏi. Thổ Địa tâu rằng: “Đó là nhà kia chia đất cho
con, họ đánh dấu phần đất đấy. Mỗi một phần đất là của
một người”.
Trời hỏi: - Nhà ấy có mấy đứa....?
Thổ thần thưa: - Nhà ấy có một trăm con.
Trời giật mình, bảo các quan rằng: “Nhà ấy định cướp ngôi
của ta chăng”. Rồi ra lệnh cho các quan giảm bớt số con, không
để một trăm đứa ở chung một chỗ. Các quan đành lập kế, tách
cậu con út đi nơi khác bằng cách tạo một con sông ở giữa,
đồng thời, biến các cục đá kia thành từng hòn núi. Các phần
đất của từng người bị trời xóa nhòa, mất ranh giới. Các con lại
phải tản đi các nơi tìm đất mới. Do vậy, ngày nay dãy Hàm
Rồng chỉ còn 99 ngọn, còn một ngọn nằm bên kia sông, cho
nên đã có câu:
Chín mươi chín ngọn đứng trông
Còn ngọn núi Nít qua sông chưa về.
Sau này, mỗi người lập thành một làng. Để khỏi quên gốc,
mỗi năm nhớ ngày giỗ mẹ, các làng lại phải gặp nhau một lần
đó là vào ngày mồng 3 tháng 3 hàng năm... Người mẹ được
dân trong vùng tôn là Thượng Ngàn Thánh Mẫu, đền Thượng
Ngàn được thờ tại Đình Hương và cũng từ ngày ấy, nhiều làng
trong vùng, trai gái không lấy được nhau.
Tài liệu tham khảo:
1- Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh
Thanh Hóa (2001), Địa chí Thanh Hóa (lịch sử và địa lý), Nxb. Văn
hóa Thông tin.
2- Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành
phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (2010), Địa chí Thành phố
Thanh Hóa, Nxb. Khoa học xã hội.
3- Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (2010), Địa chí huyện Đông Sơn, Nxb.
Khoa học xã hội.
4- Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện
Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa (2000), Địa chí huyện Thiệu Hóa,
Nxb. Khoa học xã hội.
5- Trịnh Quốc Tuấn (2005), Đi tìm địa chỉ văn hoá (bước đầu
cảm nhận văn hoá xứ Thanh), Nxb. Thanh Hoá.
6 - Lê Tạo (2011), Di sản văn hóa ở Thanh Hóa - nguồn lực
cho phát triển du lịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
7 - Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Thanh Hóa (2002),
Di tích và danh thắng Thanh Hóa, tập 2, Nxb. Thanh Hóa.
8 - Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Thanh Hóa (2000),
Di tích và danh thắng Thanh Hóa, tập 1, Nxb. Thanh Hóa.
9 - Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hoá (2002),
Đất và người xứ Thanh, Nxb. Thanh Hoá.
10 - Nguyễn Quốc Chấn (chủ biên) (2007), Những thắng
tích xứ Thanh, Nxb. Thanh Hóa.
11- Lương Đại Dũng (2009), Làng cổ Đông Sơn, Ban đại
diện Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tại
Thanh Hoá, Thanh Hoá.
S 1 (46) - 2014 - Di sn vn hoŸ phi vt th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4617_hoi_xuan_tren_vung_dat_ham_rong_06_2062630.pdf