Kiểm tra và đánh giá kết quả thực tập của sinh viên, trường Đại học Hùng
Vương rất quan tâm và coi đó là một khâu trọng yếu của quá trình tổ chức thực
tập. Kiểm tra và đánh giá thường xuyên sẽ giúp cho ban chỉ đạo thực tập nói
chung và bộ phận phụ trách nghiệp vụ của trường nói riêng thấy được những ưu
điểm và hạn chế của hoạt động này từ đó có nội dung và biện pháp điều chỉnh kịp thời.
247 trang |
Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hội thảo Công tác thực tập sư phạm của các trường sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những công việc của người giáo viên ở trường phổ
thông. Ở trường phổ thông, người giáo viên phải làm nhiều công việc mà sinh viên
sư phạm không hề được học trong chương trình chính khóa bắt buộc như: thực
hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, sinh hoạt chủ
nhiệm, họp phụ huynh học sinh, phương pháp giáo dục học sinh chưa ngoanMột
vài nội dung trên có trong giáo trình thực tập sư phạm của Phạm Trung Thanh,
nhưng chủ yếu là sinh viên tự nghiên cứu, giảng viên hướng dẫn một vài tiết trong
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
225
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. Đào tạo như thế liệu sinh viên có hình
thành những kỹ năng cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn không? Công thêm
vào đó là năng lực của một số giảng viên ở trường sư phạm còn hạn chế. Việc
giảng dạy các môn nghiệp vụ, theo ý kiến đánh giá của Th.S Đoàn Thị Thanh
Huyền trong một hội thảo toàn quốc: "Cứ truyền thụ, giảng dạy cho SV...nếu
không hầu hết thì cũng đa phần những kiến thức lý thuyết sách vở ít gắn thực tế
đang diễn ra ở trường phổ thông". Do vậy, SV sư phạm chưa hình thành năng lực
sư phạm đáp ứng thực tiễn giáo dục "thiên biến vạn hóa" ở trường phổ thông.
Chương trình, giáo trình, năng lực của người giảng viên còn hạn chế là nguyên
nhân làm nên sự chưa thống nhất trong đánh giá sinh viên của giảng viên và giáo
viên ở trường phổ thông hiện nay. Học theo kiểu lý thuyết suông, không tập trung
rèn luyện kỹ năng thì có học giỏi hay trung bình cũng ảnh hưởng không nhiều đến
kết quả thực tập sư phạm. Kết quả thực tập có thể là quá trình sinh viên nhập tâm
bắt chước học theo giáo viên phổ thông chứ chưa phải xuất phát từ nền tảng của
một quá trình trang bị của giảng viên trường sư phạm. Cho nên để tạo sự thống
nhất giữa kết quả học tập và thực tập sư phạm ở sinh viên, chúng ta cần phải đổi
mới chương trình, giáo trình thật cụ thể, thiết thực cho thực tiễn trường phổ thông.
Nhà trường sư phạm phải tiến hành nhiều giải pháp để nâng cao kỹ năng nghề
nghiệp cho đội ngũ giảng viên.
Thứ hai là cán bộ quản lý chưa có sư phân công nhiệm vụ thực hiện một
cách hợp lý. Những giảng viên được chọn không phải có bề dầy về chuyên môn,
nghiệp vụ mà chủ yếu là giảng viên bình thường, nhưng do thiếu giờ lao động theo
quy định nên họ được đi hướng dẫn thực tập cho đủ giờ chuẩn. Còn giảng viên dạy
Tâm lý, Giáo dục, Phương pháp dạy học bộ môn thì ít khi được đi hướng dẫn thực
tập do họ dạy tăng giờ nhiều. Một vài năm qua, một số trường sư phạm giao quyền
tư chủ cho sinh viên. Sinh viên làm trưởng đoàn thực tập. Giảng viên trường sư
phạm không tham gia hướng dẫn thực tập sư phạm nữa. Cách làm này cũng có
nhiều điểm tốt như phát huy tối đa tính độc lập, tự chủ của sinh viên nhưng làm
cho trường sư phạm càng rời xa hơn thực tiễn phổ thông. Giảng viên trường sư
phạm thiếu hiểu biết, trải nghiệm thực tiễn phổ thông nên việc đào tạo của họ khó
thiết thực. Từ đó dẫn đến thực trạng, giảng viên trường sư phạm hướng dẫn một
đường, sinh viên về trường phổ thông làm một nẻo. Họ không vận dụng được
những điều đã học vào thực tiễn. Vì lẽ đó, giảng viên trường sư phạm phải tham
gia hướng dẫn thực tập nhằm gắn trường sư phạm, người giảng viên với thực tiễn
phổ thông. Giảng viên dạy bộ môn giỏi, giảng viên dạy Phương pháp dạy học bộ
môn hướng dẫn thực tập giảng dạy. Giảng viên khoa Tâm lý, giáo dục hướng dẫn
thực tập làm công tác của người giáo viên chủ nhiệm. Tiết dạy, hoạt động giáo dục
cuối cùng của sinh viên phải có giảng viên trường sư phạm dự giờ với giáo viên ở
trường phổ thông và cùng đánh giá rút kinh nghiệm và cho điểm sinh viên. Điểm
này được nhân hệ số cao so với số tiết còn lại theo quy định. Qua quá trình đó,
chẳng những tạo nên sư thống nhất giữa trường sư phạm và trường phổ thông
trong việc đánh giá đúng sinh viên mà còn giúp giảng viên học được rất nhiều từ
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
226
thực tiễn, thấy rõ hiệu quả thực tế sản phẩm đào tạo của mình và biết phải làm gì
để đào tạo thiết thực hơn.
Thứ ba là việc đánh giá thực tập chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, chưa có
những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá khoa học. Hiện nay trong các văn bản hướng
dẫn thực tập, chủ yếu nêu cái cần đánh giá và công thức đánh giá. Về hướng dẫn
đánh giá thực tập sư phạm, tác giả Nguyễn Trung Thanh có trình bày rất cụ thể
trong giáo trình thực tập sư phạm. Nhưng nhưữ ng nội dung nằm trong sự hiểu biết
của sinh và giảng viên, giáo viên ở trường phổ thông chưa biết đến. Hầu như mỗi
trường sư phạm đều có hướng dẫn thực hiện đánh giá thực tập riêng. Một số
trường ngoài văn bản hướng dẫn chung, có kèm theo bản tiêu chí đánh giá tiết dạy.
Còn riêng về công tác chủ nhiệm thì chưa có hệ tiêu chí đánh giá cụ thể. Vì chưa
có hệ tiêu chí đánh giá cụ thể nên giáo viên phổ thông khó tránh khỏi đánh giá chủ
quan. Đánh giá có khi phụ thuộc cảm xúc, tình cảm vì sự nhiệt tình tích cực sự cầu
tiến học hỏi của sinh viên nhiều hơn là đánh giá hiệu quả hoạt động dạy học, giáo
dục. Mặc dù mỗi sinh viên có một năng lực nhưng em nào cũng nhiệt tình, tích
cực nên đều được giáo viên phổ thông đánh giá kết quả thực tập xuất sắc. Cho nên
xây dựng văn bản hướng dẫn đánh giá thực tập cụ thể, có hệ tiêu chí đánh giá
khoa học cũng là giải pháp giúp cho việc đánh giá đúng thực chất kết quả thự tập
sư phạm.
Thứ tư là giáo viên phổ thông chỉ căn cứ vào một số hoạt động nhất thời
nên dẫn đến đánh giá kết quả thực tập không thống nhất với trường sư phạm. Vì lẽ
đó, mỗi sinh viên trường sư phạm phải có sổ tay sinh viên hay hồ sơ ghi lại toàn
bộ kết quả của quá trình học tập, rèn luyện ở trường sư phạm trước khi đi thực tập.
Kết quả học tập, rèn luyện này phải được giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm
phổ thông biết. Muốn đánh giá đúng sinh viên là cả quá trình. Kết quả học tập, rèn
luyện của sinh viên ở trường sư phạm là nền tảng cho kết quả thực tập sư phạm ở
trường phổ thông nếu trường sư phạm thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của mình.
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
227
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TỔ CHỨC THỰC TẬP SƯ PHẠM
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG - TỈNH PHÚ THỌ
Vũ Kim Tường
Đại học Hùng Vương
1.Đặt vấn đề:
Quá trình rèn nghề cho sinh viên trong nhà trường sư phạm được thực hiện
bao gồm : Bộ môn Tâm lý- Giáo dục; Phương pháp giảng dạy bộ môn( giáo học
pháp); Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên và Tổ chức thực tập sư phạm.
Thực tập sư phạm là đỉnh cao của quá trình rèn luyện nghề nghiệp ở nhà trường
sư phạm. Đây là giai đoạn sinh viên được vận dụng những kiến thức, kỹ năng sư
phạm một cách tổng hợp; được tiếp xúc với thực tiễn giáo dục phổ thông; được
trực tiếp thực hiện những công việc giảng dạy và giáo dục của người thày giáo,
thông qua đó hình thành tình cảm nghề nghiệp cho sinh viên. Việc tổ chức tốt
công tác thực tập sư phạm sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
của nhà trường sư phạm.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế thị trường đã và đang tác
động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục thì các hình
thức tổ chức thực tập sư phạm trước đây có nhiều ý kiến là không phù hợp . Chẳng
hạn : Trước đây quy mô đào tạo vừa phải, thời gian đào tạo thống nhất, các
trường có đủ điều kiện để cử giảng viên đi hướng dẫn sinh viên thực tập. Còn hiện
nay, quy mô và các loại hình đào tạo ở các nhà trường sư phạm ngày càng được
mở rộng, số lượng sinh viên ngày càng lớn, thời điểm đào tạo không đồng nhất,
các nhà trường không đủ giảng viên để cử đi hướng dẫn sinh viên thực tập, do đó
sinh viên gặp rất nhiều khó khăn và kết quả thực tập đánh giá chưa được chặt chẽ.
Nhiều trường, kết quả thực tập của sinh rất cao không phản ánh đúng thực tế (
100% khá- giỏi).
Trường Đại học Hùng Vương được thành lập vào ngày 29/ 04/ 2003 theo
quyết định số 81/ 2003/QĐ- ttg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở trường Cao
đẳng Sư phạm Phú Thọ. Một nhà trường có bề dày truyền thống hơn 40 năm về
công tác đào tạo giáo viên. Trong quá trình đào tạo của mình, nhà trường rất chú
trọng tổ chức công tác rèn nghề cho sinh viên, đặc biệt là tổ chức thực tập sư phạm
và coi đây là biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo
của mình.
2. Khái quát về công tác Thực tập sư phạm:
2.1 Khái niệm về TTSP.
Thực tập: Là tập làm trong thực tế để áp dụng và củng cổ kiến thức lý thuyết,
hình thành kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp .
Ví dụ : Sinh viên trường Đại học Y khoa thực tập trong các bệnh viên, tập
làm các công việc của hộ lý, y tá, y sỹ và bác sỹ như chăm sóc bệnh nhân, cho
bệnh nhân uống thuốc, tiêm, khám bệnh...thông qua các hoạt động thực tế để
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
228
người sinh viên củng cổ kiến thức, hình thành kỹ năng và rèn luyện các phẩm chất
nghề nghiệp.
Thực tập sư phạm: Là một hoạt động vận dụng tri thức khoa học chuyên môn,
kỹ năng sư phạm về giảng dạy và giáo dục học sinh vào thực tiễn nhà trường phổ
thông .
Thực tập sư phạm ở các nhà trường sư phạm thường chia làm hai giai đoạn: Thực
tập 1 và thực tập 2.
+ Thực tập 1: ( Kiến tập sư phạm) thường tiến hành từ 2 đến 4 tuần cho sinh
viên năm thứ 2 hệ CĐSP và năm thứ 3 hệ ĐHSP. Là giai đoạn tập cơ bản những
kỹ năng sư phạm như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày bảng, kỹ năng tìm
hiểu học sinh, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng soạn giảng... trước khi sinh viên đi
thực tập tốt nghiệp. Giai đoạn này đòi hỏi sinh viên phải tập đúng, chính xác các
kỹ năng dạy học và giáo dục.
+ Thực tập 2: ( Thực tập tốt nghiệp) là giai đoạn luyện tập , củng cố và hoàn
thiện các bước lên lớp cơ bản và vận dụng những kiến thức chuyên môn, những kỹ
năng giảng dạy và giáo dục cơ bản vào từng bài học, từng tình huống giáo dục cụ
thể. Thực tập 2 giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống hoá, rèn luyện những kỹ
năng, kỹ xảo và giải quyết độc lập những nhiệm vụ ngang tầm với yêu cầu đặt ra
cho một giáo viên.
2.2 Nội dung TTSP:
Trong quá trình TTSP, sinh viên thường tập luyện các nội dung:
+Tìm hiểu thực tế giáo dục.
+ Thực tập công tác chủ nhiệm lớp.
+ Thực tập giảng dạy.
+ Viết báo cáo thu hoạch hoặc đề tài khoa học giáo dục:
2.3 Các hình thức tổ chức thực tập cho sinh viên :
Việc tổ chức TTSP cho sinh viên hiện nay thường có hai hình thức : Tổ chức
đoàn TTSP có giáo viên hướng dẫn và hình thức gửi thẳng sinh viên về các cơ sở
giáo dục để thực tập.
+ Hình thức thứ nhất: Đây là hình thức tổ chức cho sinh viên đi thực tập có
giáo viên có kinh nghiệm của trường sư phạm đi hướng dẫn làm trưởng đoàn.
Hình thức này rất tiện cho công tác quản lý sinh viên. Mọi khó khăn của sinh viên
trong quá trình thực tập được giải quyết kịp thời và là chỗ dựa tinh thần cho cả
đoàn thực tập; là điều kiện tốt để xây dựng mối quan hệ giữa trường sư phạm và
cơ sở giáo dục ...
Tuy nhiên, hình thức trên đòi hỏi các trường sư phạm phải có đủ đội ngũ giáo
viên và quy mô đào tạo vừa phải. Bởi vậy, trong giai đoạn hịên nay các trường sư
phạm chủ yếu tổ chức cho sinh viên đi thực tập theo hình thức thứ hai.
+ Hình thức thứ hai: Đây là hình thức sinh viên được gửi thẳng về các
trường phổ thông không có giảng viên của trường sư phạm cử đi hướng dẫn. Hình
thức này có thể khắc phục được khó khăn của hình thức thứ nhất, song đòi hỏi
sinh viên phải có ý thức tự giác, có khả năng tự quản và tinh thần trách nhiệm rất
cao. Hình thức này là điều kiện để phát huy vai trò hoạt động độc lập, tự chủ và
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
229
sáng tạo của sinh viên trong quá trình thực tập. Nhưng đây cũng là hình thức thực
tập mà sinh viên gặp rất nhiều khó khăn, nếu không được chuẩn tốt về mọi mặt
trước khi đi thực tập.
3. Một số hình thức và biện pháp tổ chức thực tập sư phạm ở trường Đại học
Hùng Vương.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả thực tập sư phạm cho sinh viên, trường
Đại học Hùng Vương đã làm tốt các công việc sau đây:
3.1 Tổ chức tốt công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên.
Tổ chức tốt công tác nghiệp vụ sư phạm chính là điều kiện để sinh thực tập một
cách tích cực và hiệu quả. Trong quá trình tổ chức nghiệp vụ sư phạm, trường Đại
học Hùng Vương thường tập trung giải quyết tốt các vấn đề:
+ Một là: Căn cứ vào phân phối chương trình của Bộ giáo dục & đào tạo và
biên chế năm học của nhà trường để thực hiện chương trình rèn luyện nghiệp vụ.
Cụ thể:
- Rèn kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi( lứa tuổi trẻ mầm non cho
ngành sư phạm mẫu giáo, lứa tuổi học sinh Tiểu học cho ngành sư phạm Tiểu học
và lứa tuổi học sinh trung học cơ sở cho ngành sư phạm cấp 2). Được thực hiện từ
năm thứ nhất đến khi học xong phân môn Tâm lý học.
- Rèn kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học: Thực hiện cho sinh viên sau khi
học xong phần lý luận dạy học và phương pháp dạy học bộ môn( học xong kỳ III).
- Rèn kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục: Thực hiện cho sinh viên sau khi
học xong phần lý luận giáo dục( học kỳ IV).
- Giai đoạn năm thứ 3 và năm thứ 4: Thực hiện rèn luyện kỹ năng sư phạm
tổng hợp trên cơ sở hướng dẫn của giảng viên và sự tích cực của sinh viên.
+ Hai là: Việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cần phải dựa vào
đặc thù hoạt động của từng chuyên ngành đào tạo. Ví dụ :
- Đối với các ban đào tạo giáo viên các môn xã hội và giáo viên Tiểu học
ngoài việc rèn luyện các kỹ năng cơ bản chúng tôi còn đi sâu, chú trọng thêm việc
rèn luyện kỹ năng: đọc diễn cảm, kể chuyện, ngâm thơ, viết chữ...
- Đối với ban đào tạo giáo viên Mần non chúng tôi đi sâu vào rèn các kỹ
năng: Tổ chức các loại trò chơi, trang trí lớp học...
- Đối với ban đào tạo giáo viên dạy Mỹ thuật rèn chú trọng thâm nhập thực
tế, kỹ năng quan sát, kỹ năng pha màu, kỹ năng phối cảnh...
- Đối với ban đào tạo giáo viên Âm nhạc rèn luyện kỹ năng trình bày, biểu
diễn một tác phẩm nghệ thuật...
- Đối với ban đào tạo giáo viên dạy Ngoại ngữ rèn luyện kỹ năng đọc, nghe,
nói, viết...
- Đối với ban đào tạo giáo viên dạy Thể dục, thể thao rèn luyện khả năng
di chuyển: Nhanh, mạnh, khéo, khoẻ và kỹ năng thi đấu các môn thể thao...
+ Ba là: Tổ chức Hội thi nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. Trường Đại học
Hùng Vương thường tổ chức cho sinh viên trước khi đi thực tập 1 và thực tập 2.
Nội dung thi nghiệp vụ trước khi sinh viên đi thực tập 1 tập trung vào : ứng xử sư
phạm, hiểu biết sư phạm, thi viết bảng, đọc diễn cảm và thi năng khiếu. Nội dung
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
230
thi nghiệp vụ cho sinh viên trước khi đi thực tập 2 tập trung vào: soạn giáo án và
thi giảng. Thông qua hội thi nhà trường đánh giá và rút kinh nghiệm công tác rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên đồng thời kích thích, động viên phong trào
sinh viên thi đua rèn luyện tay nghề và tạo điều kiện để sinh viên thực tập tốt.
3.2 Thống nhất kế hoạch thực tập từ trường sư phạm tới các cơ quan quản lý
giáo dục và các cơ sở giáo dục nơi tiếp nhận sinh viên thực tập.
Để tổ chức tốt công tác thực tập sư phạm, trường Đại học Hùng Vương hàng
năm đã chủ động:
- Mở hội nghị triển khai kế hoạch thực tập năm học với các đơn vị giáo dục
( Sở giáo dục & đào tạo, phòng giáo dục & đào tạo và lãnh đạo của các nhà trường
phổ thông).
- Lựa chọn một số đơn vị giáo dục có cơ sở vật chất tốt và đội ngũ giáo
viên giầu kinh nghiệm giáo dục làm trường thực hành và địa điểm thực tập
thường xuyên cho nhà trường.
- Trước khi sinh viên đi thực tập sư phạm, Nhà trường cử cán bộ xuống
từng trường phổ thông để thống nhất lại lần cuối về kế hoạch, nội dung, thời gian
và cách đánh giá thực tập cho sinh viên.
3.3 Xây dựng hệ thống văn bản và hồ sơ hướng dẫn thực tập.
Để giúp cho ban chỉ đạo, giáo viên hướng dẫn ở các trường và sinh viên thực
tập thuận lợi, trường Đại học Hùng Vương chú trọng cụ thể hoá quy chế thực tập
của Bộ giáo dục & đào tạo thành các văn bản hướng dẫn chi tiết như:
- Các loại văn bản hướng dẫn về mục tiêu, yêu cầu, nội dung thực tập, nội
dung và tiêu chí đánh giá, xếp loại thực tập.
- Các loại văn bản qui định về trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền lợi của: Ban
chỉ đạo Đại học Hùng Vương, ban chỉ đạo thực tập cấp tỉnh, ban chỉ đạo các
trường, giáo viên hướng dẫn, trưởng đoàn thực tập là sinh viên và từng sinh viên
đi thực tập.
- Các loại văn bản hướng dẫn sinh viên thực tập ( mẫu giáo án, mẫu kế
hoạch chủ nhiệm, mẫu dự giờ, mẫu thu hoạch cá nhân...).
- Các loại phiếu đánh giá thực tập ( phiếu đánh giá chủ nhiệm, phiếu đánh
giá giảng dạy, phiếu nhận xét thực tập , mẫu bảng điểm tổng hợp thực tập, mẫu
báo cáo tổng kết thực tập...).
- Xây dựng và hoàn thiện 1 hệ thống văn bản về việc RLNVSP – TTSP cho
từng ban, từng hệ đào tạo.
3.4 Công tác tổ chức thực tập.
Để giúp sinh viên thực tập đạt kết quả tốt, trường Đại học Hùng Vương tập trung
giải quyết các vấn đề:
+ Tổ chức và biên chế các đoàn thực tập:
- Lựa chọn những sinh viên có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm
cao và có kết quả học tập tốt làm trưởng đoàn thực tập.
- Việc phân đoàn thực tập, nhà trường rất chú trọng chất lượng và số lượng
đồng đều của sinh viên giữa các đoàn thực tập. Ưu tiên cho những sinh viên có gia
đình ở gần nơi thực tập để giảm thiểu khó khăn trong quá trình thực tập.
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
231
+ Trước khi sinh viên đi thực tập được nhà trường phổ biến rõ mục đích,
yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, kế hoạch, thời gian và địa điểm thực tập tới từng
sinh viên.
+ Những địa điểm thực tập cách trường Đại học Hùng Vương quá 30 km
được nhà trường tổ chức xe đưa, đón sinh viên.
+ Trong quá trình sinh viên thực tập, bộ phận phụ trách nghiệp vụ của
trường thường xuyên liên lạc với các cơ sở thực tập để nắm bắt tình hình và giải
quyết vướng mắc khi cần thiết.
+ Đối với giáo viên hướng dẫn thực tập phải lựa chọn những người xứng
đáng là tấm gương mẫu mực về chuyên môn và đạo đức cho sinh viên noi theo.
+ Mọi kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ cho thực tập đều được đáp ứng kịp
thời.
3.5 Kiểm tra và đánh giá thực tập.
Kiểm tra và đánh giá kết quả thực tập của sinh viên, trường Đại học Hùng
Vương rất quan tâm và coi đó là một khâu trọng yếu của quá trình tổ chức thực
tập. Kiểm tra và đánh giá thường xuyên sẽ giúp cho ban chỉ đạo thực tập nói
chung và bộ phận phụ trách nghiệp vụ của trường nói riêng thấy được những ưu
điểm và hạn chế của hoạt động này từ đó có nội dung và biện pháp điều chỉnh kịp
thời.
Nội dung kiểm tra, đánh giá tập trung vào : Việc chấp hành ý thức tổ chức
kỷ luật của sinh viên trong quá trình thực tập; Kiểm tra nội dung thực tập giảng
dạy, nội dung làm công tác chủ nhiệm, tiến độ thâm nhập thực tiễn giáo dục của
sinh viên; Kiểm tra những điều kiện và tiến độ thực tập của sinh viên.
Hình thức kiểm tra: Việc kiểm tra thực tập được tiến hành vào khoảng thời
gian giữa đợt thực tập thông qua các hoạt động: Họp với ban chỉ đạo các trường
nghe báo cáo và trao đổi kinh nghiệm; dự giờ của sinh viên; Gặp mặt với sinh
viên.
3.6 Tổng kết thực tập.
Sau mỗi đợt thực tập, trường Đại học Hùng Vương đều tiến hành tổng kết.
Thành phần của Hội nghị tổng kết bao gồm: Ban chỉ đạo thực tập, lãnh đạo các
phòng, khoa đào tạo có liên quan và các trưởng đoàn sinh viên. Trong Hội nghị
các ý kiến thẳng thắn chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của đợt thực tập cùng với
những biện pháp khắc phục. Đây là Hội nghị rất quan trọng, thông qua nó việc tổ
chức thực tập hàng năm được đổi mới và liên tục phát triển đáp ứng yêu cầu của
thực tế của công tác thực tập hiện nay.
4. Những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm.
4.1 Kết quả đạt được.
Sản phẩm đào tạo của trường Đại học Hùng Vương là những giáo viên ở các
ngành học từ Mầm non, Tiểu học đến THCS đều có phẩm chất đạo đức, chính trị
tốt và năng lực chuyên môn vững đáp ứng với yêu cầu phát triển của sự nghiệp
giáo dục trên phạm vi cả nước và trên quê hương đất Tổ.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có nghiệp vụ sư phạm, tay nghề vững vàng.
Nhiều sinh viên ra trường sớm trở thành giáo viên dạy giỏi của huyện, tỉnh, được
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
232
sự tín nhiệm của nhân dân, của các cấp, các ngành trong và ngoài tỉnh. Sinh viên
khoa ngoại ngữ tốt nghiệp xuất sắc, được sự đánh giá và kiểm tra lại của các
chuyên gia nước ngoài, một số em đạt tiêu chuẩn cao và được giữ lại ở trường làm
công tác giảng dạy. Sinh viên các khoa Nhạc, Hoạ, Thể dục đã gây được ấn tượng
tốt đẹp trong nhà trường cũng như trong các phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao
trong và ngoài tỉnh.
4.2 Bài học kinh nghịêm.
+ Để tổ chức tốt hoạt động nghiệp vụ nói chung và thực tập sư phạm nói
riêng cần có sự thống nhất từ lãnh đạo trường đến ban lãnh đạo các khoa, các
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể trong trường.
+ Lựa chọn các giáo viên có năng lực điều khiển, tổ chức rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm cho sinh viên.
+ Xây dựng một chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
phù hợp với điều kiện và đặc điểm của trường Đại học Hùng Vương vừa linh hoạt,
sáng tạo và đúng với chương trình.
+ Chuẩn bị tốt các kỹ năng sư phạm cho sinh viên trước khi đi thực tập.
Việc rèn luyện các kỹ năng sư phạm cho sinh viên theo phương châm chỉ đạo :
Yếu khâu nào rèn khâu ấy, yếu kỹ năng nào rèn kỹ năng đó. Sinh viên chỉ rèn
luyện kỹ năng nào đó trên cơ sở phải hiểu được nội dung, yêu cầu và phương
pháp rèn luyện.
+ Tiến hành lựa chọn trường thực hành và thiết lập mối quan hệ vững chắc
giữa trường sư phạm và các trường thực hành. Chúng tôi đã lựa chọn các trường
thực hành có truyền thống giáo dục đào tạo chất lượng cao nằm gần nhà trường và
hàng năm mở Hội nghị mời đại diện các trường thực hành để thống nhất triển
khai, chỉ đạo quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên.
+ Cụ thể hoá hệ thống văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực tập rõ ràng, tỉ mỉ,
đâỳ đủ và đúng với quy chế thực hành, thực tập do Bộ giáo dục & đào tạo ban
hành .
+ Tổ chức tốt công tác thực tập sư phạm , có kế hoạch cụ thể, xây dựng
mạng lưới các trường đưa sinh viên đi thực tập ổn định, phối hợp chặt chẽ giữa
trường sư phạm và Sở giáo duc & đào tạo, phòng giáo dục & đào tạo và các
trường phổ thông để chỉ đạo chặt chẽ cho sinh viên thực hiện các nhiệm vụ thực
tập sư phạm.
+ Có cơ chế tài chính linh hoạt và đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế của thực
tập.
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
233
Tài liệu tham khảo
1. Đảng cộng sản Việt Nam, nghị quyết Hội nghị lần 2 – BCHTư Đảng khoá
VIII, NXB Chính trị quốc gia, 1996.
2. Hà Nhật Thăng, Lê Tiến Hùng, Tổ chức hoạt động giáo dục trong trường
trung học, Tài liệu dùng trong các trường ĐHSP và CĐSP, Hà Nội 1995.
3. Chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên( Đào tạo giáo viên
Cao đẳng sư phạm Tiểu học), Vụ giáo viên, Hà Nội, 1996.
4. Quy chế( theo quyết định số 36 .../2003/QĐ- BGD&ĐT ngày1/8/2003) thực
hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo giáo
viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy.
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
234
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM
ÂM NHẠC TẠI KHOA ÂM NHẠC TRƯỜNG CĐSP TW NHA
TRANG NĂM HỌC 2006 - 2007
Lê Thị Minh Xuân
Phó trưởng khoa Âm nhạc – Trường CĐSP TW – Nha Trang
Công tác TTSP của khoa Âm nhạc – Trường CĐSP TW – Nha Trang trong
những năm gần đây đã và đang ngày càng hòan thiện, các nội dung công tác
chuyên môn, kế họach thực tập đã được khoa chuẩn bị và có kế họach thực hiện
ngày càng bám sát với yêu cầu chỉ đạo chung của nhà trường , sát với thực tiễn
giáo dục tại các trường tiểu học và THCS hiện nay. Nội dung công tác TTSP đã có
những bước hoàn chỉnh căn bản về chất lượng, tạo được uy tín đối với các cơ sở
và sự tin tưởng của sinh viên đối với nhà trường. Năm học 2006 – 2007, thực hiện
kế hoạch đào tạo, khoa Âm nhạc đã tổ chức cho sinh viên khóa 10,11 - Hệ CĐSP
Âm nhạc chính quy, khóa 1 – hệ trung cấp sư phạm chính quy và tại chức hệ
CĐSP âm nhạc khóa 3,4 đi TTSP với phương châm : Thực tập toàn diện, tạo sự
chủ động cho sinh viên nắm bắt, học tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn giáo
dục tại cơ sở thực tập, kết hợp phát huy tối đa vai trò của giáo viên hướng dẫn
trường sư phạm và đội ngũ giáo viên tham gia hướng dẫn của cơ sở TTSP.
Nội dung thực tập
TT
giai
đoạn
Tìm
hiểu
thực tiễn
hoạt
động
giáo dục
của cơ
sở
Kiến
tập
giảng
dạy
(KTGD
)
Thực tập giảng
dạy (TTGD)
Công tác
ngoại
khóa
(NK)
Công tác
chủ nhiệm
(CN)
Bài
tập thu
hoạch
(BTT
H)
( Hệ
số 1)
Điểm
TTSP
Giai
đoạn
1
(4
tuần)
Nghe 04
báo cáo
- Dự giờ
03 tiết
- Ghi
chép sổ
dự giờ
- Dạy 03 tiết
trong đó:
Tiết 01 tập
giảng
Tiết 02 hệ
số 1
Tiết 03 hệ
số 2
- NK
CM
-
NKCTĐ
- SNĐ
- Xây dựng
k.h CN
- Thực hiện
1 tiết s/hoạt
lớp
Viết
BTTH
KTGD+
(TTGDx
3)+NK+
CN+BT
TH
7
Giai
đoạn
2
( 5
tuần)
Nghe 02
báo cáo
- Dự giờ
01 tiết
- Ghi
chép sổ
dự giờ
- Dạy 05 tiết
trong đó :
Tiết 01 tập giảng
Tiết 2,3,4 hệ số 1
Tiết 5 hệ số 2
- NK
CM
- NK
CTĐOÀ
N - ĐỘI
- Xây dựng
k.h CN
- Thực hiện
1 tiết s/hoạt
lớp
/ (TTGDx
3) + NK
+ CN
5
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
235
Qua thực tế của đợt TTSP vừa qua chúng tôi có những tổng kết và đánh giá như
sau:
I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG:
1.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban giám hiệu, Ban chỉ đạo thực tập, các phòng –
khoa trong nhà trường sư phạm, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đoàn về kế
hoạch , nội dung chuyên môn, kinh phí thực tập.
- Các cơ sở thực tập đều đóng trên địa bàn Thành phố Nha Trang, có cơ sở vật
chất tương đối đầy đủ, có đội ngũ giáo viên lâu năm giàu kinh nghiệm trong công
tác giảng dạy, đặc biệt so với những năm trước, năm học này các giáo viên chuyên
trách Âm nhạc đã được kịp thời bổ sung và ngày một nâng cao chất lượng, hầu
hết giáo viên chuyên trách ở cơ sở đều nhiệt tình, yêu nghề, có sự đầu tư về
chuyên môn cho các tiết dạy mẫu. Đây chính là những điều kiện thuận lợi đáp ứng
tốt yêu cầu thực tập.
- Sinh viên có ý thức học tập, tinh thần tự giác, ham học hỏi, nhận thức rõ được
nhiệm vụ và tầm quan trọng của đợt thực tập, có ý thức chấp hành tốt mọi nội qui,
qui chế của đoàn và của cơ sở.
- Được sự nhất trí tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất , kế hoạch kiến tập
và sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí trong Ban Giám Hiệu nhà trường, các
đồng chí giáo viên chuyên trách, giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh ở cơ sở
đã nhiệt tình giúp đỡ các đoàn hoàn thành nhiệm vụ.
2. Khó khăn:
- Sinh viên thực tập giai đoạn 1 ( N11, TCN4) lần đầu tiếp cận với cơ sở nên có
nhiều bỡ ngỡ, rụt rè, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, công việc triển khai còn chậm,
thiếu tự tin.
- Một số cơ sở thực tập cách xa trường, phương tiện đi lại hạn chế, thời tiết nắng
nóng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của sinh viên và tiến độ công việc nơi cơ sở.
- Lực lượng giáo viên của khoa tham gia hướng dẫn mỏng, kiêm nhiệm nhiều
công việc, số giáo viên trẻ tương đối rảnh rỗi thì chưa có kinh nghiệm nên chưa
được khoa phân công hướng dẫn TT, chủ yếu đi dự giờ, học việc.
- Các đồng chí giáo viên vừa tham gia hướng dẫn nhiều đoàn, vừa phải đảm bảo
công tác ở trường nên còn hạn chế về thời gian để theo dõi và hướng dẫn sinh viên.
- Một vài cơ sở còn lạm dụng việc sử dụng sinh viên vào những công việc ngoài
nội dung thực tập.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên chuyên trách ở các cơ sở không
đồng đều. Chưa tạo được niềm tin đối với sinh viên khi xuống TT tại cơ sở.
II/ ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN:
1.Đánh giá về ý thức thực hiện của giáo viên và sinh viên của Khoa :
*Ý thức thực hiện của giáo viên :
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
236
Đa số các đồng chí giáo viên trong khoa đều có kinh nghiệm trong việc tổ
chức, hướng dẫn các đoàn thực tập, có tinh phần phối hợp trong công tác chuyên
môn, nhiệt tình đối với sinh viên.
Trong quá trình hướng dẫn tuy có nhiều cố gắng song do kiêm nhiệm
hướng dẫn nhiều đoàn thực tập, phải thực hiện tiến độ dạy tại trường và tham gia
nhiều họat động khác nên chưa dành nhiều thời gian đầu tư cho hướng dẫn sinh
viên TT
* Ý thức thực hiện của sinh viên :
Ý thức chấp hành nội qui, qui chế thực tập và thực hiện của sinh viên tương
đối tốt, phần lớn các em có ý thức rèn luyện bản thân, có tác phong sư phạm
gương mẫu, có mối quan hệ giao tiếp sư phạm tốt với giáo viên, học sinh nơi đoàn
thực tập.
Được sự quan tâm, động viên của BCĐ thực tập, của Khoa và giáo viên
hướng dẫn nên các em đã hòan thành tương đối tốt các nội dung yêu cầu của đợt
thực tập. Không có sinh viên nào vi phạm kỷ luật hoặc bị đình chỉ TTSP. Kết quả
xếp loại rèn luyện TTSP:
Xếp loại Lớp Số
SV
TTGĐ
Tốt % Khá % TB % Yếu
kém
%
N10 53 2 49 92,5 04 7,5 0 0 0 0
N11 49 1 48 98 01 2 0 0 0 0
TC1 39 2 37 94,88 01 2,56 01 2,56 0 0
TCN3 23 2 23 100 0 0 0 0 0 0
TCN4 23 1 19 82,6 4 17,4 0 0 0 0
2. Hoạt động giảng dạy :
*Ưu điểm: Quá trình thực tập nhìn chung chất lượng giảng dạy của sinh viên
đảm bảo, đã có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo, khả năng phối hợp giữa sử
dụng đồ dùng dạy học – viết bảng – phân tích, làm mẫu, minh họa hợp lý nên đã
giúp học sinh dễ theo dõi và tìm hiểu nội dung bài dạy, biết sưu tầm thêm các
tranh ảnh và xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm để dẫn dắt, củng cố khắc sâu nội
dung bài giảng cho học sinh. Nhiều tiết dạy sinh viên thể hiện rất sinh động vận
dụng được các quan điểm đổi mới giáo dục, phát huy được tính tích cực của học
sinh, khai thác sâu được nội dung bài giảng , linh họat trong việc vận dụng các
phương pháp, các hình thức tổ chức giảng dạy các loại tiết, biết vận dụng cơ sở lý
luận vào thực tiễn giảng dạy, thể hiện được ý thức học tập và tác phong của một
người giáo viên sư phạm như các em : Phạm Hoàng Kim Quyên, Nguyễn Việt
Chánh, Trần Thị Bích Ngân
*Hạn chế : Bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số hạn chế sau: Một số bài
xác định mục tiêu còn chưa thật cụ thể , rõ ràng. Trong phương pháp hướng dẫn
chưa phối hợp, làm rõ hoạt động của thầy và trò, điều này thường gặp khi sinh
viên tổ chức tiết dạy. Quá trình giảng dạy nhiều em mới chỉ dừng lại ở hướng dẫn
quá trình tiến hành các bước chứ chưa đi sâu phân tích cách thực hiện từng bước
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
237
cụ thể, chưa xác định và làm rõ những nội dung khó, trọng tâm, xử lý tình huống
còn chưa linh hoạt. Đồ dùng dạy học còn ít, chưa đẹp, phân bố thời gian tiết học
còn chưa hợp lý, thời gian dành cho thực hành của học sinh còn ít, chưa chú ý bao
quát lớp và sửa sai cho học sinh. Ngôn ngữ diễn đạt còn chưa rõ, hệ thống câu
hỏi chưa theo đúng trình tự, nhiều em còn hạn chế do ngôn ngữ địa phương hoặc
nói nhỏ , thiếu tự tin trước học sinh .
Xếp loại Lớp Số
SV
TTGĐ
Giỏi % Khá % TBK % TB %
N10 53 2 16 30 28 53 9 17 0 0
N11 49 1 17 34,7 26 53,1 6 12,2 0 0
TC1 39 2 0 0 20 51,25 18 46,15 01 2,65
TCN3 23 2 12 52,2 11 47,8 0 0 0 0
TCN4 23 1 2 8,7 13 56,5 8 34,8 0 0
3. Hoạt động ngoại khóa :
Quá trình thực tập cả 2 giai đoạn đều ở tháng cao điểm (như kỷ niệm ngày
2/4, 26/3, một số trường đón nhận trường chuẩn quốc gia, thi hội khỏe phù
đổng).Thực hiện kế hoạch của cơ sở, sinh viên đã tổ chức thực hiện một số hoạt
động ngoại khóa phù hợp với chuyên ngành đã học và kế hoạch chung của cơ sở
thực tập, tạo được phong trào hoạt động sôi nổi trong học sinh như, tập nghi thức
Đội, các bài múa truyền thống, dàn dựng chương trình văn nghệ..
Tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa của sinh viên còn mang
tính phong trào, chưa xuất phát từ mục đích – yêu cầu của hoạt động, nhiều họat
động khi tổ chức sinh viên phải tự “gia công “làm lấy mà “công sức “ của học sinh
thể hiện không nhiều, chưa trở thành một hoạt động phong trào để củng cố bổ
sung kiến thức cho các hoạt động học tập chính khóa .
Xếp loại Lớp Số
SV
TTGĐ
Xsắc % Giỏi % Khá % TBK %
N10 53 2 26 49 27 51 0 0 0 0
N11 49 1 28 57,1 20 40,8 01 2 0 0
TC1 39 2 12 30,77 25 64,10 02 5,13 0 0
TCN3 23 2 0 0 12 52,2 11 47,8 0 0
TCN4 23 1 09 39,1 14 60,9 0 0 0 0
4. Công tác chủ nhiệm :
Công tác chủ nhiệm cũng là một hoạt động được sinh viên chú trọng. Việc
lập kế hoạch chủ nhiệm, tổ chức các tiết sinh hoạt lớp và hoạt động ngoài giờ lên
lớp, thực hiện các nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm . đã được sv chú
trọng đầu tư. Quá trình thực hiện sinh viên đã nắm được cách xây dựng và lập kế
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
238
hoạch phù hợp với hoạt động chung của toàn trường, có chú ý tới đặc điểm riêng
của từng lớp học, phương pháp tổ chức các tiết sinh hoạt lớp, các tiết hoạt động
ngoài giờ lên lớp đảm bảo, phù hợp với các yêu cầu đặt ra, xử lý các trường hợp vi
phạm của học sinh phù hợp nguyên tắc giáo dục. Gây được lòng tin, tình cảm đối
với giáo viên và học sinh.
Tuy vậy, công tác chủ nhiệm của sinh viên cũng còn những mặt hạn chế
như :kế hoạch của các em còn chưa thật cụ thể, nội dung còn chưa được phong
phú , chưa dự kiến được các tình huống nên khi tổ chức thực hiện nhiều em còn
lúng túng.
Xếp loại Lớp Số
SV
TTGĐ
Xsắc % Giỏi % Khá % TBK %
N10 53 2 37 70 13 24,3 02 3,8 01 1,9
N11 49 1 31 63,3 15 30,6 03 6,1 0 0
TC1 39 2 16 41,8 22 56,41 01 2,56 0 0
TCN3 23 2 11 47,8 10 43,5 2 8,7 0 0
TCN4 23 1 12 52,2 10 43,5 01 4,3 0 0
5- Bài tập thu hoạch (khóa 11& TCN4) :
- Nội dung yêu cầu của bài tập thu hoạch sát mục tiêu, phù hợp với trình độ của
sinh viên.
- Một số sinh viên ý thức được nhiệm vụ nên chất lượng bài viết nhìn chung đạt
yêu cầu, có bài có sự đầu tư thoả đáng, bên cạnh đó vẫn còn có một số bài viết còn
sơ sài. Phân tích lập luận chưa rõ ràng, nội dung đưa ra còn mang tính liệt kê, chưa
có hệ thống, văn phong diễn đạt còn lủng củng; chưa nhận thức rõ yêu cầu của bài
tập nên chưa dành thời gian thích đáng cho việc nghiên cứu vấn đề
Xếp loại Lớp Số
SV
TTGĐ
Giỏi % Khá % TBK % TB %
N11 49 1 01 2 18 36,7 25 51 5 10,2
TCN4 23 1 0 0 3 13 10 43,5 10 43,5
TCN3 23 2 0 0 10 43,5 13 56,5 0 0
6. Kết quả TTSP Toàn khoá:
Xếp loại Lớp Số
SV
TTGĐ
Xsắc % Giỏi % Khá % TBk %
N10 53 2 3 5,7 35 66 14 26,4 01 1,9
N11 49 1 0 0 17 34,7 32 65,3 0 0
TC1 39 2 0 0 9 23,8 18 76,92 0 0
TCN3 23 2 0 0 12 52,2 11 47,8 0 0
TCN4 23 1 0 0 01 4,3 20 8,7 02 8,7
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
239
III/ NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT :
1- Đánh giá về công tác phối hợp giữa trường sư phạm và cơ sở thực tập:
+Về công tác tổ chức – chỉ đạo tại các đoàn thực tập:
Qua thời gian thực tập tại cơ sở chúng tôi nhận thấy BCĐTTSP cấp cơ sở
chưa chỉ đạo sát sao các nội dung công tác TTSP, chưa phổ biến cho giáo viên của
cơ sở tham gia hướng dẫn sinh viên nên quá trình tổ chức thực hiện giáo viên
hướng dẫn cơ sở còn nhiều lúng túng, nhiều cơ sở còn đưa ra các yêu cầu đối với
sinh viên chưa hợp lý (đi sớm, ở lại đến hết giờ), hoặc “tận dụng “ tối đa sinh
viên vào các hoạt động riêng của cơ sở.
Việc tổ chức họp đoàn, rút kinh nghiệm chung cho sinh viên về nội dung
chuyên môn công tác TTSP của giáo viên hướng dẫn trường sư phạm thực hiện
còn chưa đều.
+Công tác phối hợp :
Điểm tích cực của công tác TTSP năm học này là đã có sự phối hợp chặt
chẽ, phân cấp trách nhiệm cụ thể cho từng đối tượng tham gia hướng dẫn sinh viên
thực tập. Công tác tập huấn cho các cơ sở và cho giáo viên hướng dẫn làm tương
đối tốt nên đã tạo sự tin tưởng cho giáo viên hướng dẫn đặc biệt là giáo viên cơ sở
trong việc chủ động hướng dẫn sinh viên thực hiện các nội dung công tác thực tập
đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên trường sư phạm có thời gian làm tốt công tác
quản lý đoàn và theo dõi chung.
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TTGĐ
GV trường SP GV chuyên trách
cơ sở
GV tổng phụ
trách đội
GV chủ
nhiệm
GĐ1
4 tuần
- Chịu trách nhiệm về
nhiệm vụ được phân
công, nghiêm túc thực
hiện kế hoạch, các nội
dung, yêu cầu cụ thể của
đợt thực tập.
- Phối hợp cùng GV
trưởng đoàn, với tổ bộ
môn ở cơ sở thực tập
thống nhất yêu cầu nội
dung thực tập, hướng
dẫn SV lập kế hoạch
công tác, dự các buổi
sinh hoạt đoàn.
- Hướng dẫn SV soạn
giáo án 03 tiết dự giờ
dạy mẫu.
- Thực hiện 03
tiết dạy mẫu cho
SV dự giờ.
- Hướng dẫn SV
soạn giáo án, làm
đồ dùng dạy học
tiết 1,2 và 3.
- Tham gia chấm
thí điểm ( 1 tiết)
- Đánh giá điểm
TTGD ( 3
tiết/SV).
- Hướng dẫn SV
lập kế họach và
thực hiện nội
dung NKCM
- Phối hợp cùng
- Tổ chức buổi
sinh hoạt mẫu
công tác Đội,
Sao nhi đồng
cho SV tham
dự.
- Hướng dẫn
SV lập kế
họach và thực
hiện công tác
Đội, Sao nhi
đồng .
- Đánh giá
điểm ngoại
khóa công tác
Đội, Sao nhi
đồng
- Hướng
dẫn SV làm
quen với
các công
việc trong
công tác
chủ nhiệm.
- Duyệt kế
hoạch chủ
nhiệm của
SV.
- Phân công
nhiệm vụ
cụ thể cho
SV.
- Tổ chức
các tiết sinh
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
240
- Đánh giá điểm KTGD:
Điểm giáo án và điểm
sổ dự giờ.
- Tham dự chấm thí
điểm 1 tiết
- Hướng dẫn và đánh
giá điểm Bài tập thu
hoạch.
BCĐ cơ sở thực
tập lập kế họach
giảng dạy cho
SV .
- Đóng góp ý
kiến với BCĐ
thực tập cơ sở
trong việc xếp
loại rèn luyện của
SV .
- Đóng góp ý
kiến về xếp
loại rèn luyện
của SV.
hoạt lớp
mẫu cho
SV dự.
- Đánh giá
điểm công
tác chủ
nhiệm:
điểm kế
hoạch và
điểm tiết
sinh hoạt
lớp.
- Đóng góp
ý kiến về
xếp loại rèn
luyện của
SV.
GĐ2
5 tuần
- Chịu trách nhiệm về
nhiệm vụ được phân
công, nghiêm túc thực
hiện kế hoạch, các nội
dung, yêu cầu cụ thể của
đợt thực tập.
- Phối hợp cùng GV
trưởng đoàn, với tổ bộ
môn ở cơ sở thực tập
thống nhất yêu cầu nội
dung thực tập, hướng
dẫn SV lập kế hoạch
công tác, soạn bài,
chuẩn bị đồ dùng dạy
học, dự giờ giảng tập,
dự các buổi đánh giá rút
kinh nghiệm, các buổi
sinh hoạt đoàn.
- Hướng dẫn sinh viên
soạn giáo án tiết dự giờ
và tiết 5
- Tham dự chấm thí
điểm (1 tiết)
- Đánh giá điểm tiết thứ
- Thực hiện 01
tiết dạy mẫu cho
SV dự giờ.
- Hướng dẫn SV
soạn giáo án, làm
đồ dùng dạy học
tiết 1,2,3,4.
- Dự giờ rút kinh
nghiệm các tiết
dạy cho SV và
tòan nhóm dự.
- Phối hợp GV
trường sư phạm
đánh giá điểm
TTGD ( 5tiết/
SV)
- Phối hợp cùng
BCĐ cơ sở thực
tập lập kế họach
giảng dạy cho
SV .
- Phối hợp GV
trường Sư phạm
hướng dẫn SV
lập kế hoạch và
- Tổ chức buổi
sinh hoạt mẫu
công tác Đội,
Sao nhi đồng
cho SV tham
dự.
- Hướng dẫn
SV lập kế
họach và thực
hiện công tác
Đội, Sao nhi
đồng .
- Đánh giá
điểm ngoại
khóa công tác
Đội, Sao nhi
đồng
- Đóng góp ý
kiến về xếp
loại rèn luyện
của SV.
- Hướng
dẫn SV làm
quen với
các công
việc trong
công tác
chủ nhiệm.
- Duyệt kế
hoạch chủ
nhiệm của
SV.
- Phân công
nhiệm vụ
cụ thể cho
SV.
- Tổ chức
các tiết sinh
hoạt lớp
mẫu cho
SV dự.
- Đánh giá
điểm công
tác chủ
nhiệm.
( Điểm kế
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
241
2 và tiết thứ 5
- Hướng dẫn SV lập kế
họach và thực hiện công
tác ngọai khóa chuyên
môn.
- Đánh giá điểm ngoại
khóa chuyên môn.
thực hiện công
tác NKCM
- Đóng góp ý
kiến với BCĐ
thực tập cơ sở
trong việc xếp
loại rèn luyện của
SV .
hoạch và
điểm tiết
sinh hoạt
lớp)
- Đóng góp
ý kiến về
xếp loại rèn
luyện của
SV.
Việc phân cấp trách nhiệm như trên cũng là điều kiện để các đoàn làm tốt
công tác kiểm tra việc thực hiện của các thành viên tham gia, hạn chế sự chồng
chéo và phát huy được khả năng hướng dẫn của giáo viên cơ sở thực tập.
GV cần sắp xếp thời gian sao cho khoa học để có thể bám cơ sở, bám đoàn,
thể hiện rõ vai trò là người hướng dẫn sinh viên, tạo niềm tin cũng như là chỗ dựa
tinh thần cho các em trong suốt quá trình thực tập ở cơ sở.
+Việc tổ chức đánh giá và cho điểm :
Việc đánh giá, cho điểm vừa qua ở các đoàn còn chưa phản ánh sát năng
lực của sinh viên, cách ghi phiếu đánh giá chưa phù hợp (nhất là của giáo viên cơ
sở: ghi hạn chế nhiều, sai phạm nhiều nhưng điểm vẫn cao.) vì vậy:
Cần sự nỗ lực hơn nữa của các đồng chí giáo viên hướng dẫn trường sư
phạm trong việc thống nhất nội dung chuyên môn, thống nhất quan điểm đánh giá
và có sự kiểm tra, phối hợp thường xuyên cùng BCĐ thực tập cơ sở về qui trình
đánh giá, cách ghi phiếu đánh giá mà không nên hiểu theo nghĩa “khoán“ cho giáo
viên hướng dẫn của cơ sở.
Việc đánh giá hiệu quả công tác chủ nhiệm, ngọai khóa công tác Đoàn-Đội
còn gặp nhiều khó khăn, nhiều giáo viên cơ sở cho điểm theo “cảm tình “ , theo
“công việc” và mức độ “ vất vả” chứ chưa thật nghiêm túc đứng trên yêu cầu của
chất lượng nên việc đánh giá chưa thật chính xác.
- Giáo viên hướng dẫn cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc khi đánh giá
kết quả thực tập của sinh viên (Ghi phiếu đầy đủ, chính xác, cho điểm tương quan),
nhận xét đánh giá của giáo viên đối với sinh viên cần quan tâm tới việc thể hiện rõ
các kỹ năng mà sinh viên đã và chưa đạt được.
2- Về phía tổ chức, quản lý đào tạo tại trường :
Ngoài việc trang bị cho SV kiến thức về chuyên môn sâu, các bộ môn trong
trường sư phạm cần quan tâm phối hợp cho sinh viên một số kỹ năng như: Kỹ
năng tổ chức trò chơi, kỹ năng sinh hoạt đội, viết bảng vv.
Để quá trình rèn luyện các kỹ năng thực hành sư phạm tại trường được tốt
đề nghị nhà trường xem xét trang bị một phòng thực hành giảng tập để sinh viên
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
242
có điều kiện thường xuyên được rèn luyện về môn nghiệp vụ cho sát với yêu cầu
thực tiễn và nâng cao năng lực sư phạm.
Đưa thêm các nội dung hiểu biết, các tình huống sư phạm ở cả 2 bậc học
vào trong các hội thi NVSP cấp lớp, cấp khoa nhằm rèn luyện, nâng cao khả năng
ứng xử, khả năng diễn đạt cho sinh viên, góp phần rèn luyện cho sinh viên những
phẩm chất, tác phong , năng lực cần thiết của một người giáo viên sư phạm .
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
243
MỤC LỤC
.
1. Lời giới thiệu...Trang 1
2. Thực tập sư phạm chuyên ngành giáo dục đặc biệt - tầm quan trọng và thực
trạng tổ chức – TS. Nguyễn Thị Kim Anh ...Trang 3
3. Bàn về chuẩn đánh giá hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên – ThS.
Nguyễn Thị Hoàng Anh..Trang 9
4. Trường thực hành trong trường đại học sư phạm - Thực trạng và giải pháp –
TS Nguyễn Thị Ảnh ...Trang 16
5. Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm: Vài suy nghĩ về
thực trạng và giải pháp – TS. Võ Văn Chương .Trang 20
6. Tổ chức hướng dẫn thực tập sư phạm ở trường đại học An Giang – ThS.
Nguyễn Thị Cúc Trang 27
7. Bàn thêm về công tác thực tập sư phạm của các trường sư phạm – TS. Tôn
Thất Dụng..Trang 30
8. Mấy ý kiến trao đổi về công tác thực tập sư phạm ở trường cao đẳng sư
phạm – ThS. Nguyễn Văn Đằng ...Trang 36
9. Vấn đề người đánh giá trong đánh giá sinh viên thực tập sư phạm – ThS. Lê
Tấn Huỳnh Cẩm Giang Trang 40
10. Một số vấn đề đổi mới quản lý thực tập sư phạm – Hoàng Ngân Hà
..Trang 43
11. Thực tập sư phạm trong quy trình đào tạo giáo viên theo chế độ tín chỉ - TS.
Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 46
12. Đánh giá hoạt động thực tập sư phạm theo quyết định số 36/2003/QĐ-
BGD& ĐT – ThS. Hồ Cảnh Hạnh ..Trang 51
13. Những vấn đề đặt ra cho công tác thực tập sư phạm – Trương Hồng Hòa
.Trang 56
14. Một vài suy nghĩ về công tác thực tập sư phạm tập trung từ thực trạng ở
trường CĐSP Vĩnh Long – Đinh Hoàng Hòa Trang 60
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
244
15. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực tập sư phạm tại trường
Đại học Hà Tĩnh – PGS.TS Đào Xuân Hợi, ThS. Nguyễn Thị Hương Giang,
TS. Cao Thành Lê Trang 64
16. Thực tập sư phạm trong một xã hội công nghệ thông tin – không theo đoàn
và không định thời gian - tại sao không? – PGS-TS Nguyễn Kim Hồng
..Trang 68
17. Vai trò của công tác thực tập sư phạm trong quá trình đào tạo sinh viên sư
phạm – TS. Nguyễn Khắc Huấn ...Trang 70
18. Hoạt động thực tập sư phạm ở trường CĐSP Nghệ An – Lê Nguyên Hùng
...Trang 75
19. Thực tập sư phạm trong những lời giải cho bài toán của chất lượng đào tạo
giáo viên hiện nay – TS. Kiều Thế Hưng ..Trang 80
20. Những khó khăn trong công tác thực tập giáo dục ở trường trung học phổ
thông của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh – TS.
Trần Thị Hương. ..Trang 84
21. Cải tiến đánh giá thực tập sư phạm một việc cần quan tâm trong đảm bảo
chất lượng đào tạo giáo viên – ThS. La Hồng Huy
...Trang 89
22. Một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tổ chức thực tập sư phạm cho sinh
viên khoa giáo dục mầm non trường CĐSP Trung ương Nha Trang – ThS.
Nguyễn Tuyết Lan ....Trang 92
23. Thiết kế lại quy trình công tác thực tập sư phạm theo hướng “học nghề, tác
nghiệp linh hoạt” đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, mầm non
trong cảnh hội nhập – ThS. Phạm Văn Luân ..Trang 96
24. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thực tập sư phạm ở
trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc – ThS. Nguyễn Thị Lý
.Trang 102
25. Rèn luyện kỹ năng sư phạm để nâng cao chất lượng thực tập sư phạm – ThS.
Hà Thị Mai .Trang 109
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
245
26. Cần bổ sung kỹ năng tương tác với trẻ mầm non trong hoạt động thực hành
của sinh viên – ThS. Hoàng Mai Trang 116
27. Khó khăn tâm lý của sinh viên trong giao tiếp với học sinh khi thực tập sư
phạm ở trường phổ thông – TS. Trần Thị Thu Mai
.Trang 119
28. Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho sinh viên sư
phạm ngành kỹ thuật nông lâm - Đại học sư phạm Huế - TS. Văn Thị Thanh
Nhung .Trang 121
29. Tổ chức tốt công tác tập giảng cho sinh viên - một biện pháp hữu hiệu góp
phần nâng cao chất lượng thực tập sư phạm – ThS. Đào Thị Mộng Ngọc
.Trang 128
30. Sự kết hợp giữa giảng viên trường sư phạm, giáo sinh và giáo viên hướng
dẫn trong quá trình thực tập sư phạm – TS. Trương Thị Tuyết Nương
.Trang 131
31. Từ hiện trạng công tác đào tạo nghiệp vụ giáo viên đến hiện trạng thực tập
sư phạm của giáo sinh – TS. Nguyễn Kim Oanh Trang 136
32. Kết quả thực tập sư phạm - Một tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy và
học tập - Nguyễn Thuận Quý ..Trang 144
33. Thực tập sư phạm nhìn từ góc độ người đi thực tập – Nguyễn Phước Tài
.Trang 147
34. Tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên sư phạm theo hướng thực hành
thường xuyên – PGS.TS Trần Quốc Thành ...Trang 151
35. Thực tập sư phạm – bài toán còn nhiều ẩn số - ThS. Trần Đình Thích
Trang 156
36. Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thực tập sư phạm – TS.
Đoàn Trọng Thiều .Trang 162
37. Để giúp sinh viên ngành sư phạm mầm non thực hiện kỳ thực tập sư phạm
có chất lượng - Nguyễn Thị Thu .Trang 166
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
246
38. Khuôn mẫu và sáng tạo trong thực tập giảng dạy môn Văn học ở trường
trung học phổ thông - TS Lê Ngọc Thúy ...Trang 173
39. Một số định hướng trong cách soạn giáo án môn Tiếng Việt – TS Phan Thị
Minh Thúy .Trang 177
40. Một số giải pháp đổi mới hoạt động thực tập sư phạm tại trường ĐHSP
Thành phố Hồ Chí Minh – PGS.TS. Lê Văn Tiến .Trang 182
41. Nhận định công tác thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên
ngành sư phạm kỹ thuật nông nghiệp trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh – ThS. Phạm Quỳnh Trang ..Trang 189
42. Quy trình tổ chức và quản lý công tác thực tập sư phạm trong các trường sư
phạm – ThS. Lê Xuân Trường Trang 195
43. Nghiệp vụ sư phạm của sinh viên khoa giáo dục tiểu học: thực trạng, triển
vọng và giải pháp – TS. Bùi Thanh Truyền Trang 199
44. Quy trình thực tập sư phạm:Những vấn đề và giải pháp (hay “bệnh sử” và
mấy liều thuốc đắng cho TTSP hiện nay) – TS. Trần Anh TuấnTrang 206
45. Vấn đề thực tập sư phạm ở trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An – ThS.
Phan Xuân Tuấn..Trang 213
46. Làm thế nào để tăng hiệu quả cho dạy và học môn nghiệp vụ sư phạm? ThS.
Đoàn Thị Thanh Tuyền ...Trang 219
47. Thực trạng đánh giá kết quả thực tập của sinh viên sư phạm – NCS. Huỳnh
Mộng Tuyền Trang 223
48. Một số ý kiến về tổ chức thực tập sư phạm ở trường đại học Hùng Vương
tỉnh Phú Thọ - Vũ Kim Tường Trang 227
49. Một số vấn đề về công tác thực tập sư phạm âm nhạc tại khoa âm nhạc
trường CĐSP TW Nha Trang năm học 2006-2007 – Lê Thị Minh Xuân
.Trang 234
50. Mục lục...Trang 243
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm
247
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHUNG
PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU
Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục
BIÊN TẬP NỘI DUNG VÀ BẢN THẢO
TS. ĐOÀN TRỌNG THIỀU
TS. TRẦN THỊ THU MAI
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC
HOÀNG LONG
VÕ THỊ TÍCH
PHẠM THỊ THU THỦY
Địa chỉ: Trung tâm Phát triển Nghiệp vụ Sư phạm –
Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường ĐHSP TP. HCM
280 An Dương Vương, Quận 5, TP.HCM. Tel: 08.8398257
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_yeu_thuc_tap_su_pham_8993.pdf