Thế kỷ XXI là thế kỷ của vă n hóa, củ a xã hộ i tri
thứ c và của toàn cầu hóa. Nhiều vấn đề có tính
chất toàn cầu đã và đang đặt ra mà một quốc gia
riêng lẻ không thể giải quyết được: vă n hóa và
phản vă n hóa, đối thoai v ̣ à xung độ t, Tuy vậy,
nhâ n loai đang c ̣ ổ vũ cho sự đa dang v ̣ ă n hóa và
đối thoai v ̣ ă n hóa để xâ y dưng m ̣ ộ t nền vă n hóa –
văn minh vớ i bản sắc phong phú, đa dạng củ a các
dân tộc. Chính vì vậy, hội nhập quốc tế và giao
lưu văn hóa là một xu hướng tất yếu của Việt
Nam trong thời đại ngày nay. Từ nhận thức đến
hành động, chúng ta đã có những chuyển biến tích
cực và đã gặt hái được những thành quả quan
trọng, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra
thế giới, tạo được uy tín trên trường quốc tế.
Không có cách nào khác, chúng ta cần phải xác
định, ngoại giao văn hóa là một “sức mạnh mềm”
hay “quyền lực mềm”, là một trong ba trụ cột
quan trọng (chính trị, kinh tế, văn hóa) trong tiến
trình hội nhập đương đại, góp phần thiết thực vào
việc quảng bá hiệu quả hình ảnh một đất nước
Việt Nam xinh đẹp, thân thiện và giàu tiềm năng
đến bạn bè quốc tế.
7 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa của Việt Nam – từ nhận thức đến hành động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 58 – 64
58
HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA
CỦA VIỆT NAM – TỪ NHẬN THỨC ĐẾN HÀNH ĐỘNG
Võ Văn Thắng1, Nguyễn Thị Ngọc Thơ1, Trần Xuân Hải2
1Trường Đại học An Giang
2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 15/02/2017
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
15/03/2017
Ngày chấp nhận đăng: 04/2017
Title:
International integration and
cultural exchanges in Vietnam:
ideologies and practices
Keywords:
International integration,
culture, culture exchange
Từ khóa:
Hội nhập quốc tế, Văn hóa,
Giao lưu văn hóa
ABSTRACT
Over the past 87 years, on the foundation of Ho Chi Minh's ideology, the
Vietnamese Communist Party has increasingly become aware of the importance
of international integration and cultural exchanges. It is clearly seen that now
there has been numerous ideologies of international integration and cultural
exchanges among people. Within the great policies, guidelines of the Party and
the State, Vietnam’s revolutionary has constantly advanced and the country has
increasingly been developing together with international integration in many
fields.
TÓM TẮT
Trải qua 87 năm, trên nền tảng Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta nhận thức
ngày càng sâu sắc hơn về tầm quan trọng của vấn đề hội nhập quốc tế và giao
lưu văn hóa. Điều đó được thể hiện rõ nét về sự phát triển của những quan
điểm về hội nhập quốc tế nói chung, giao lưu văn hóa nói riêng. Với những
đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cách mạng
Việt Nam không ngừng tiến lên, đất nước ngày càng phát triển, đặc biệt là từng
bước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều mặt.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế
hiện nay, văn hóa càng có vai trò rất quan trọng,
nó trở thành “sức mạnh mềm” trong sức mạnh
tổng hợp quốc gia. Nói cách khác, văn hóa có sức
mạnh riêng nó mà biểu hiện trước hết là khả năng
thâm nhập sâu rộng, đạt được mục tiêu mà các
biện pháp chính trị và quân sự khó có thể đạt
được. Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới
ngày càng chú ý nhiều đến các hoạt động văn hóa,
như đa dạng văn hóa, đối thoại giữa các nền văn
hóa - văn minh, văn hóa hòa bình, Kênh văn
hóa được sử dụng như một phương tiện hiệu quả
hỗ trợ thúc đẩy quan hệ chính trị, an ninh, kinh
tế,... Ở phạm vi toàn cầu, Tổ chức Văn hóa, Khoa
học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) là
trường hợp điển hình của việc tuyên truyền ngoại
giao văn hóa với vai trò trung tâm là điều phối các
hoạt động ngoại giao văn hóa tập thể, bao gồm
193 quốc gia thành viên, có trụ sở chính đặt tại
Thủ đô Pa-ri (Pháp), với hơn 50 văn phòng đại
diện và một số viện, trung tâm trực thuộc đặt khắp
nơi trên thế giới. Ở phạm vi khu vực, Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với mục tiêu
xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội bên cạnh
Cộng đồng An ninh - Chính trị và Cộng đồng
Kinh tế cũng là một trong số đó. Điều này cho
thấy, văn hóa không chỉ đơn thuần phục vụ lợi ích
chính trị như các học giả truyền thống thừa nhận,
mà còn gắn liền với lợi ích quốc gia toàn diện.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 58 – 64
59
Thực tế hội nhập quốc tế với quy mô toàn cầu hóa
hiện nay cho thấy, ngoại giao văn hóa được coi là
một minh chứng tiêu biểu về quyền lực mềm, khả
năng thuyết phục thông qua văn hóa, giá trị và ý
tưởng, đối lập với quyền lực cứng, với sự chinh
phục hoặc cưỡng ép thông qua sức mạnh quân sự
(Josep, 2002).
2. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ HÀNH
ĐỘNG CỦA ĐẢNG TA VỀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA
Đảng ta từ rất sớm đã nhận thức rõ tầm quan trọng
cũng như tính cấp thiết của vấn đề mở rộng giao
lưu, hợp tác, hội nhập quốc tế nhằm chủ động tìm
kiếm cơ hội, đưa đất nước phát triển. Thực tiễn
cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc của nhân dân ta giành được thắng lợi
là kết quả của tư tưởng lãnh đạo đúng đắn, đó là
chủ trương kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh của thời đại và là một trong những nguyên
tắc cơ bản trong đường lối đối ngoại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ sớm có tư
tưởng mở cửa, hội nhập quốc tế. Từ năm 1919,
trên Báo L'Humanite' (Báo Nhân đạo) của Đảng
Cộng sản Pháp, Người đã viết, xét về nguyên tắc,
tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ
nghĩa quốc tế và văn minh chỉ có lợi khi các quan
hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường. Năm
1943, Đề cương văn hóa ra đời. Đây chính là bản
tuyên ngôn chính thức đầu tiên của Đảng ta về
văn hóa - nghệ thuật. Đề cương nêu lên ba nguyên
tắc vận động của văn hóa mới Việt Nam trong giai
đoạn hiện tại là: Dân tộc hóa, khoa học hóa và đại
chúng hóa. Ba nguyên tắc đó là những yêu cầu
khách quan về phương diện văn hóa của cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta trong
điều kiện tiếp xúc với văn hóa Nhật, Pháp lúc bấy
giờ, mở ra hướng phát triển cho nền văn hóa xã
hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao
động Việt Nam.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công,
trong bức thư gửi cho Liên hợp quốc với tư cách
là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Hồ Chủ tịch đã viết: “... Đối với các nước dân
chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách
mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực. Nước Việt
Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của
các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả
các ngành kỹ nghệ của mình; sẵn sàng mở rộng các
cảng, sân bay và đường xá giao thông cho việc
buôn bán và quá cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia
mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh
đạo của Liên hợp quốc. Nước Việt Nam sẵn sàng
ký kết với lực lượng hải quân, lục quân trong
khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp định an
ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến
việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không
quân...” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2002). Tuy nhiên,
do hoàn cảnh khách quan của đất nước trong giai
đoạn chiến tranh giải phóng dân tộc lúc bấy giờ, tư
tưởng của Người chưa được triển khai một cách
đầy đủ. Nhưng chúng ta thấy rằng, những tư tưởng
đó đã tạo tiền đề rất quan trọng cho việc hình thành
chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế nói
riêng và hội nhập quốc tế nói chung của Đảng ta.
Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn
quốc lần thứ nhất được triệu tập tại Hà Nội, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên nhiệm vụ của nền
văn hóa đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta:
“Chúng ta cần biến một nước dốt nát, cực khổ
thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui
hạnh phúc”, “số phận dân ta ở trong tay ta, văn
hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, phải “đem
văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập tự
cường và tự chủ” Đó là những tư tưởng quý
báu, đặt nền tảng cho văn hóa nước ta sau này. Có
thể nói, Hồ Chí Minh luôn suy nghĩ và khát vọng
tiến tới xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa,
mà mục tiêu đã được nêu ra từ Đề cương văn hóa
(năm 1943). Tại Hội nghị Đại biểu những người
tích cực làm công tác văn hóa quần chúng toàn
miền Bắc lần thứ nhất (11/02/1960), Người khẳng
định, để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa thì văn hóa phải có tư tưởng xã hội chủ
nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức. Tất cả
những quan điểm này đã tạo tiền đề cho Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960) đi đến
khẳng định: Phát triển nền văn nghệ mới với nội
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 58 – 64
60
dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. Đây
chính là phương châm mới đã chỉ đạo xây dựng
nền văn hóa, văn nghệ trong suốt 30 năm (từ năm
1957 đến năm 1986).
Năm 1976, đất nước Việt Nam thống nhất, tại Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Đảng ta đã
nhấn mạnh vai trò quan trọng của kinh tế đối
ngoại trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
và khẳng định rằng, nước ta phải kết hợp phát
triển kinh tế trong nước với việc mở rộng quan hệ
kinh tế quốc tế. Với chủ trương này, chúng ta tiến
hành thực thi hợp tác với các nước xã hội chủ
nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ kinh
tế, sau đó, chúng ta thực hiện quan hệ hợp tác
kinh tế với nhiều nước tư bản chủ nghĩa dựa trên
nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
(năm 1986) mở ra một bước ngoặt cho thời kỳ đổi
mới. Quan điểm hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà
nước được Đại hội khẳng định: Muốn kết hợp sức
mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước
ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế;
trước hết và chủ yếu là với Liên Xô, Lào và Căm-
pu-chia, với các nước khác trong cộng đồng xã
hội chủ nghĩa; đồng thời tranh thủ mở mang quan
hệ kinh tế và khoa học - kỹ thuật với các nước thế
giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các
tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên
nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Quan điểm này
đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách trước mắt đưa
đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh
tế, phá thế bao vây cấm vận của chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch, đồng thời tạo cơ sở
cho việc phát triển đường lối mở rộng quan hệ
hợp tác, hội nhập quốc tế sau này.
Thật vậy, đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VII (1991), Đảng ta mở rộng chủ trương hợp tác,
hội nhập quốc tế: “Việt Nam muốn là bạn với tất
cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì
hòa bình, độc lập và phát triển”, dựa trên nguyên
tắc cơ bản trong hội nhập kinh tế là: “mở rộng, đa
dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế đối
ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ
quyền, bình đẳng, cùng có lợi” (Hồ Chí Minh toàn
tập, 2002). Rõ ràng, đây là một bước đột phá
trong quá trình hội nhập quốc tế. Bổ sung và phát
triển chủ trương hội nhập quốc tế ưu tiên trong
lĩnh vực kinh tế, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị ban hành Nghị quyết Trung ương III,
khóa VII ngày 29/6/1992. Theo đó, Nghị quyết
nhấn mạnh, chủ trương mở rộng quan hệ với các
tổ chức quốc tế, trong đó khai thông quan hệ với
các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB),
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), mở rộng
quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực, trước
hết ở châu Á - Thái Bình Dương. Và Bộ Chính trị
đã ban hành Quyết định số 1005 CV/VPTW ngày
22/11/1994 giao cho Chính phủ soạn thảo và gửi
đơn xin gia nhập WTO; theo Quyết định số 493
CV/VPTW ngày 14/6/1996 của Bộ Chính trị,
nước ta đã gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn APEC.
Tiếp theo quan điểm “Việt Nam muốn là bạn của
tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu
vì hòa bình, độc lập và phát triển”, tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc khóa VIII năm 1996, Đảng ta phát
triển thêm một bước, đó là “xây dựng nền kinh tế
mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới”, mở rộng quan hệ quốc tế, hợp
tác song phương và đa phương với các nước, các
tổ chức quốc tế và khu vực, dựa trên nguyên tắc
tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau, bình đẳng cùng có lợi.
Nhận thức sâu hơn về tầm quan trọng về hội nhập
quốc tế khi đất nước bước vào thế kỷ mới – thế kỷ
XXI, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa IX năm
2001, Đảng ta chủ trương: “Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở đa
phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.
Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của
các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì
hòa bình, độc lập và phát triển" (Đảng Cộng sản
Việt Nam, 2001); “Chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa
nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm
bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 58 – 64
61
nghĩa, bảo vệ lợi dân tộc, an ninh quốc gia, giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”
(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001). Đảng ta đã mở
rộng và phát triển chủ trương hội nhập quốc tế
qua việc đa phương hóa, đa dạng hóa hợp tác,
đồng thời nhấn mạnh, Việt Nam không chỉ "sẵn
sàng là bạn" mà còn sẵn sàng “là đối tác tin cậy
của các nước" và "chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế”. Và chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế” đã được Bộ Chính trị cụ thể hóa bằng
Nghị quyết 07-NQ/TW, ngày 27/11/2001.
Để phát triển đường lối, chủ trương quan hệ, hội
nhập quốc tế đã được xây dựng từ các đại hội
trước, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng
4/2006), Đảng ta khẳng định: Chủ động và tích
cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng
hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Trong bối
cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công
nghệ bùng nổ, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI (2011) vừa qua, Đảng ta đã phát triển quan
điểm: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên
các lĩnh vực khác” thành “Chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế”, cụ thể là “Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp
tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;
nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia,
dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
giàu mạnh; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên
có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần
vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội trên thế giới” (Đảng Cộng sản
Việt Nam, 2011). Quan điểm mới này đã thể hiện
tầm nhìn chiến lược toàn diện của Đảng, xác định
rõ bước đi và lộ trình hội nhập của Việt Nam với
khu vực và thế giới. Việt Nam tham gia vào tiến
trình hội nhập khu vực và quốc tế theo tinh thần
phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an
ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,
bảo vệ môi trường. Trong tiến trình hội nhập quốc
tế, đất nước không chỉ chủ động, tích cực hội
nhập riêng ở lĩnh vực kinh tế mà còn mở rộng với
quy mô toàn diện trên ở các lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh,...
Đảng ta cũng lưu ý rằng, trong quá trình hội nhập
quốc tế, chúng ta cần phát huy mọi tiềm năng,
nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, của toàn xã
hội; vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh; vừa
có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó
cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử
lý tính hai mặt của hội nhập tùy theo đối tượng,
vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể. Cần kết hợp
chặt chẽ quá trình hội nhập quốc tế với yêu cầu
giữ vững an ninh, quốc phòng, nhằm củng cố chủ
quyền và an ninh đất nước. Đây chính là biểu hiện
của sự chuyển biến trong nhận thức của Đảng về
hội nhập quốc tế, phản ánh được nhu cầu thực tiễn
cấp bách của sự nghiệp xây dựng đất nước trong
thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hội nhập
quốc tế, ngày 10/4/2013, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 22-
NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Có
thể nói, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Đảng ta
có một nghị quyết riêng với tên gọi “hội nhập
quốc tế”. Mục tiêu của hội nhập quốc tế được
Nghị quyết nêu rõ: “Hội nhập quốc tế phải nhằm
củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các
điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước
nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân;
giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh Việt
Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia,
nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp
phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” (Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, 2013).
Trong phần định hướng chủ yếu trong thời gian
tới, Nghị quyết đã nêu rõ 05 nội dung trong hội
nhập quốc tế trên tất cả lĩnh vực. Điều đáng lưu ý
là trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục – đào
tạo, khoa học – công nghệ, y tế và các lĩnh vực
khác, đất nước ta cần lồng ghép các hoạt động hội
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 58 – 64
62
nhập quốc tế trong quá trình xây dựng và triển
khai chiến lược phát triển các lĩnh vực này. Đẩy
mạnh hợp tác song phương và đa phương về văn
hóa, xã hội, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào
tạo, trước hết là xây dựng cộng đồng văn hóa – xã
hội ASEAN, tập trung vào phát triển nguồn nhân
lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tranh
thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, tiếp thu tri thức,
nhất là tri thức về quản lý và khoa học công nghệ,
tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Tăng
cường quảng bá hình ảnh đất nước và con người
Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Ngày 8/8/2013, tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực
hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về “Xây
dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đã bản sắc văn hóa dân tộc”, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu chỉ đạo.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu xây dựng các kế
hoạch hành động nhằm phát huy nội lực, hội
nhập quốc tế để chủ động hội nhập văn hóa, vừa
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa giữ được
bản sắc văn hóa, làm giàu truyền thống văn hóa
dân tộc từ tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời
có đóng góp tích cực vào kho tàng văn hóa nhân
loại. Như vậy, bên cạnh việc phát triển quan điểm
về hội nhập quốc tế nói chung, Đảng ta đã khẳng
định và đề ra chủ trương hội nhập văn hóa thế giới
hiện nay với nội dung rõ ràng và cụ thể hơn.
Lịch sử Việt Nam chứng minh rằng, hoạt động
ngoại giao, hội nhập quốc tế của dân tộc ta từ xưa
đến nay, không có thời kỳ nào là không in đậm
dấu ấn của văn hóa. Chất văn hóa này được thể
hiện rõ ràng nhất trong tinh thần hòa hiếu của dân
tộc, trong chiến lược “ngoại giao tâm công” của
cha ông ta, trong những câu chuyện về sứ thần
Đại Việt lấy thơ ca để giành thắng lợi trong đối
ngoại (Phạm Gia Khiêm, 2009). Nhận thức được
điều này, trong hoạt động thực tiễn, Đảng và Nhà
nước ta những năm qua đã đẩy mạnh hoạt động
ngoại giao văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước
trong thời kỳ hội nhập ra nước ngoài. Thật vậy,
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 25 năm 2006 và lần
thứ 26 năm 2008 cho thấy, công tác ngoại giao
văn hóa đã khẳng định được chỗ đứng của mình
trong công tác đối ngoại thời kỳ mới, như một
bông hoa năm cánh đầy đặn - biểu tượng của Năm
Ngoại giao Văn hóa 2009: là nhân tố dòng hải lưu
mở đường cho quan hệ giữa ta và một số quốc
gia, là chất xúc tác thúc đẩy ngoại giao chính trị
và ngoại giao kinh tế, là công cụ quảng bá mạnh
mẽ văn hóa Việt Nam, là kênh vận động hiệu quả
cho các di sản của đất nước và là cửa ngõ tiếp thu
có chọn lọc tinh hoa nhân loại (Phạm Gia Khiêm,
2009).
Hàng loạt hoạt động mang dấu ấn đáng nhớ của
ngoại giao văn hóa Việt Nam có thể kể đến, đó là:
Tháng 5/2009, Cù lao Chàm và Vườn quốc gia
Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận là Khu
dự trữ sinh quyển của thế giới. Tháng 6/2009,
Môc̣ Bản triều Nguyêñ của Viêṭ Nam lần đầu tiên
đươc̣ công nhâṇ là Di sản tư liêụ trong chương
trı̀nh Ký ức thời gian. Tiếp sau đó, tháng 3/2010,
82 tấm bia tiến sĩ của các khoa thi dưới triều Lê -
Mạc (1442 - 1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
(Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản
tư liệu thế giới. Đây là những tấm bia tiến sĩ duy
nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ
lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi
trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779) mà
còn ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều
đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài,
do đó có tác động to lớn đối với xã hội đương thời
và hậu thế. Ngày 16/5/2012, Ủy ban UNESCO
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chính thức
ghi danh Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm vào danh
mục Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á
- Thái Bình Dương (lưu giữ và bảo tồn nhiều bộ
ván kinh Phật, kho Mộc bản còn lưu hơn 10 đầu
sách với 3.050 bản khắc). Ngày 14/5/2014, tại Hội
nghị toàn thể lần thứ 6, Chương trình Ký ức thế
giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Châu
bản triều Nguyễn chính thức được ghi danh vào
danh mục Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế
giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của
UNESCO. Tháng 9, tới lượt Quan họ Bắc Ninh và
Ca trù được công nhận là Di sản văn hóa phi vật
thể của nhân loại. Ngày 01/8/2010, Khu di tích
trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 58 – 64
63
Nam chính thức được công nhận là Di sản văn
hóa thế giới. Tháng 10/2013, Việt Nam trúng cử
với số phiếu cao vào Hội đồng Chấp hành
UNESCO nhiệm kỳ 2009 - 2013 và UNESCO
thông qua Nghị quyết tham gia Đại lễ 1.000 năm
Thăng Long. Đặc biệt là, Hội nghị Ủy ban Liên
chính phủ lần thứ 8 về bảo vệ văn hóa di sản phi
vật thể, diễn ra tại thành phố Baku, Cộng hòa
Azerbaijan, từ ngày 2 đến 8/12/2013, UNESCO
đã chính thức công nhận Đờn ca tài tử Nam bộ là
di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Với phương châm “đưa Việt Nam ra thế giới và
thế giới đến với Việt Nam”, các địa phương trên
cả nước đã có nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh
việc quảng bá hình ảnh địa phương mình, nổi bật
là các sự kiện: Đêm Giao lưu văn hóa Quan họ,
Festival Cà phê Buôn Ma Thuột, Festival Biển tại
Nha Trang, Lê ̃ hôị hoa Đà Laṭ, Liên hoan Hát
then Đàn tı́nh taị Bắc Kaṇ, Hôị thảo Cao nguyên
Đá Đồng Văn taị Hà Giang, Festival Huế (với chủ
đề Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, lần
thứ VIII, diễn ra từ ngày 12/4 đến ngày 20/4/2014
đã hội tụ các thành phố Cố đô của Việt Nam và
hơn 30 quốc gia của năm châu lục, là hoạt động
văn hóa đặc biệt trong khuôn khổ diễn đàn giao
lưu văn hóa Đông Á – Mỹ La tinh do Bộ Ngoại
giao Việt Nam đề xướng),
Bên cạnh công tác đào tạo, việc vận động
UNESCO công nhận các di sản văn hóa cũng đạt
được kết quả rất khả quan. Việc đa dạng hóa loại
hình vận động, mở rộng đối tượng vận động đạt
được kết quả quan trọng. Chẳng hạn, việc vận
động các tổ chức tư nhân như New7wonders, các
kênh truyền hình như CNN, BBC, Hãng taxi
London đã hỗ trợ đắc lực các địa phương giới
thiệu hình ảnh, danh lam thắng cảnh và những nét
đặc sắc văn hóa của mỗi vùng miền, góp phần xúc
tiến du lịch, thu hút đầu tư, đóng góp trực tiếp,
thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở các
địa phương có di sản. Điều đáng lưu ý là, chúng ta
đã ban hành được Luật Cơ quan Đại diện Việt
Nam ở nước ngoài, Chỉ thị về việc tăng cường
công tác ngoại giao văn hóa và thành lập Ban Chỉ
đạo Ngoại giao Văn hóa đã tạo ra xung lực mới
cho ngoại giao văn hóa Việt Nam trong tiến trình
hội nhập quốc tế. Theo đó, nhiều hoạt động trong
lĩnh vực này có những đóng góp rất quan trọng
trong công tác ngoại giao, quảng bá hình ảnh đất
nước ra quốc tế: Dự án Dạy tiếng Việt, Cầu truyền
hình Xuân Quê hương, Chương trình Ngày Việt
Nam, Tuần Việt Nam, Trại hè Việt Nam, Gặp gỡ
thanh niên, sinh viên kiều bào đã thu hút người
Việt Nam ở nước ngoài tham gia, góp phần giúp
gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn
hóa dân tộc, làm cầu nối thắt chặt tình cảm gắn bó
giữa các kiều bào hướng về quê hương, nguồn
cội.
Những hoạt động trên đây đã tạo tiền đề quan
trọng cho năm 2010 và tiếp tục gặt hái những
thành công tốt đẹp. Chúng ta đã xây dựng được
Chiến lược Ngoại giao văn hóa Việt Nam đến
2020 (14/02/2011) (Quyết định số 208 của Thủ
tướng Chính phủ, 2013) và xác định rõ nhiệm vụ
trọng tâm của công tác này là triển khai một cách
có hiệu quả các hoạt động phục vụ năm Việt Nam
làm Chủ tịch ASEAN và các lễ kỷ niệm năm
chẵn, năm tròn thiết lập quan hệ ngoại giao với 50
đối tác trên thế giới. Chúng ta tổ chức hơn 10 tuần
văn hóa Việt Nam tại các nước: Pháp, Nga, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Hoạt động này đã làm cho
bạn bè quốc tế hiểu nhiều hơn về bản sắc văn hóa
Việt Nam. Bên cạnh đó, các chương trình nghệ
thuật quốc tế cũng được tổ chức: Toyota classic,
Hennessy hay Đại nhạc hội Việt - Nhật đã tạo
ra được bộ mặt mới, đa dạng trong lĩnh vực văn
hóa, góp phần tạo nên tiếng vang đối với bạn bè
quốc tế. Trong năm 2010, 2011, nhiều di sản văn
hóa của Việt Nam đã được UNESCO công nhận:
Khu Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long
(2010); Di tích Thành nhà Hồ (2011); Hội Gióng
ở đền Phù Đổng và đền Sóc là Di sản phi vật thể
đại diện của nhân loại (2010); 82 Bia Tiến sĩ Văn
Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội là Di sản Tư liệu
Thế giới (2010); hát Xoan Phú Thọ là Di sản văn
hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại
(2011); Vịnh Hạ Long là di sản được UNESCO
vinh danh lần thứ hai trong danh sách bảy kỳ quan
thiên nhiên mới của thế giới. Ngày 23/6/2014, tại
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 58 – 64
64
Doha, với sự đồng thuận tuyệt đối của Ủy ban Di
sản thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An chính
thức trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của
Việt Nam (Việt Nam tính đến nay có 22 di sản thế
giới). Nhận thức tầm quan trọng của việc phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đồng thời
giữ gìn bản sắc tốt đẹp của dân tộc, tại Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta xác định:
“Chủ động hợp tác và giao lưu quốc tế về văn
hoá, quảng bá văn hoá Việt Nam, tiếp nhận có
chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới, đáp ứng yêu
cầu hội nhập và phát triển” (Đảng Cộng sản Việt
Nam, 2016)
3. KẾT LUẬN
Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn hóa, của xa ̃hội tri
thức và của toàn cầu hóa. Nhiều vấn đề có tính
chất toàn cầu đã và đang đặt ra mà một quốc gia
riêng lẻ không thể giải quyết được: văn hóa và
phản văn hóa, đối thoaị và xung đột, Tuy vậy,
nhân loaị đang cổ vũ cho sư ̣đa daṇg văn hóa và
đối thoaị văn hóa để xây dưṇg một nền văn hóa –
văn minh với bản sắc phong phú, đa dạng của các
dân tộc. Chính vì vậy, hội nhập quốc tế và giao
lưu văn hóa là một xu hướng tất yếu của Việt
Nam trong thời đại ngày nay. Từ nhận thức đến
hành động, chúng ta đã có những chuyển biến tích
cực và đã gặt hái được những thành quả quan
trọng, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra
thế giới, tạo được uy tín trên trường quốc tế.
Không có cách nào khác, chúng ta cần phải xác
định, ngoại giao văn hóa là một “sức mạnh mềm”
hay “quyền lực mềm”, là một trong ba trụ cột
quan trọng (chính trị, kinh tế, văn hóa) trong tiến
trình hội nhập đương đại, góp phần thiết thực vào
việc quảng bá hiệu quả hình ảnh một đất nước
Việt Nam xinh đẹp, thân thiện và giàu tiềm năng
đến bạn bè quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Chấp hành Trung ương Đảng. (2013). Nghị
quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội
nhập quốc tế.
Đảng Cộng sản Việt Nam. (1991). Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Hà Nội:
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2001). Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Hà Nội:
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2011). Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội:
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2006). Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội:
Văn phòng Trung ương Đảng.
Hồ Chí Minh. (2002). Toàn tập. Hà Nội: Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia.
Josep S. Nye Jr. (2002): The Paradox of American
Power. Oxford: Oxford University Press.
Phạm Gia Khiêm. (2009). Nguyên Ủy viên Bộ
Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao. Dấu ấn của năm Ngoại
giao Văn hóa 2009. (Truy cập:
ngoai-giao-van-hoa-2009/35176.vnp).
Quyết định số: 208/QĐ-TTg, ngày 14-02-2013
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
chiến lược ngoại giao văn hóa đến 2020.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 06_vo_van_thang_0_5518_2024249.pdf