Hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - Góc nhìn từ ngành dịch vụ logistics Thái Lan và vận dụng kinh nghiệm phát triển logistics tại Việt Nam

Sự hình thành của AEC 2015 vừa là mục tiêu và động lực đối với việc hoàn thiện sự tổ chức về dòng hàng hóa, bảo quản, vận chuyển và truyền tải thông tin liên quan thông qua các hợp đồng cung cấp dịch vụ Logistics. Tại Thái Lan, các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp nội địa để trở thành nhà cung cấp dịch vụ cho các nhà sản xuất quốc tế. Ngoài việc hỗ trợ bằng hệ thống chính sách, Chính phủ Thái Lan còn chủ động đầu tư mạnh cho hạ tầng Logistics. Chính phủ cũng duy trì hệ thống giám sát và đánh giá liên tục hiệu quả Logistics quốc gia. Tại Việt Nam lĩnh vực Logistics sản xuất và phân phối mang lại nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt đối với các hoạt động liên quan tới GTVT, ví dụ như, các tập đoàn sản xuất điện tử sản xuất và lắp ráp điện thoại Smartphone tại đây để kịp thời và phân phối chính xác qua đường hàng không tới các khách hàng ở thị trường Mỹ và Châu Âu. Việc thực hiện có kết quả Lộ trình hội nhập logistics với những biện pháp cụ thể nêu trên sẽ giúp Việt Nam phát triển ngành dịch vụ Logistics tiến kịp với các nước trong khu vực, góp phần xây dựng ASEAN thành một trung tâm dịch vụ logistics toàn cầu, thúc đẩy việc hình thành thị trường chung ASEAN vào năm 2015.

pdf13 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - Góc nhìn từ ngành dịch vụ logistics Thái Lan và vận dụng kinh nghiệm phát triển logistics tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN - GÓC NHÌN TỪ NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS THÁI LAN VÀ VẬN DỤNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI VIỆT NAM TS. Phạm HùngTiến Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN Tóm tắt Năm 2016 các nhà lãnh đạo ASEAN nhất trí xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 (AEC) dựa trên kế hoạch kết nối 12 lĩnh vực ưu tiên mà ASEAN đã có lợi thế cạnh tranh, bao gồm nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, cao-su, ô-tô, giày dép, du lịch, vận tải hàng không, Logistics v.v. Phát triển dịch vụ Logistics luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Bài viết này phân tích vai tròcủa ngành dịch vụ Logistics tại Thái Lan trong quá trình xây dựng AEC 2015 và vận dụng kinh nghiệm phát triển ngành này tại Việt Nam. Từ khóa: ASEAN, AEC, logistics, Thái Lan, Việt Nam Abstract In 2006, ASEAN Economic Ministers decided Logistics Sector as the twelfth Priority Sector in ASEANfor accelerated economic integration. The Roadmap for the Integration of Logistics Services contains specific measures which are aiming to (1) Create an ASEAN single market by 2015 by strengthening ASEAN economic integration through liberalisation and facilitation measures in the area of logistics servicesand (2) Support the establishment and enhance the competitiveness of anASEAN production base. This paper analyses the role and expansion of logistics in Thailand in the process of AEC’s establishment. Lessons for Vietnam are also drawn to develop this industry. Key words: ASEAN, AEC, logistics, Thailand, Vietnam 1. Xu hướng hội nhập hoạt động Logistics khu vực ASEAN Khái niệm Logistics1 bao gồm toàn bộ các hoạt động, thông qua đó mà việc giao nhận hàng hóa được diễn ra theo thời gian và địa điểm. Quản trị Logistics là việc hoạch định, quản lý, thực hịên hoặc kiểm soát quá trình cung cấp sản phẩm có liên quan nhằm thoả mãn về số lượng, chủng loại, và các yếu tố chi phối sản phẩm. Thông qua sự phối hợp của những hoạt động trên mà hình thành nên dòng sản phẩm, với mục tiêu kết nối một cách hiệu quả nhất giữa điểm cung ứng và điểm tiếp nhận. Xu hướng hội nhập khu vực và toàn cầu hóa là điều tất yếu cho sự phát triển của mọi quốc gia. Khu vực ASEAN đang tiến tới việc hội nhập trên nhiều lĩnh vực, một trong số đó là các các hoạt động Logistics. Các quốc gia ASEAN đánh giá cao vai trò của các hoạt động Logistics đối với hoạt động thương mại và GDP thông qua hai yếu tố căn bản 1 Hans-Ch. Pfohl (2010), tr. 12 2 là:Tác động của chi phí vận tải đối với thương mại và GDP; cũng như tác động của các cảng kém hiệu quả đối với GDP2. (1) Tác động của chi phí vận tải đối với thương mại và GDP - Tăng 10% chi phí vận tải sẽ làm giảm kim ngạch thương mại 20% - Tăng gấp đôi chi phí vận tải sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng GDP 0,5% (2) Tác động hiệu quả của các cảng đối với GDP - Các cảng hoạt động không đạt hiệu quả tương đương việc tăng khoảng cách lên 60% - Mỗi ngày lưu bãi kéo dài cho một lô hàng có nghĩa rằng "thêm" khoảng cách kinh tế70 km cho mỗi ngày. - Tăng những cải tiến hiệu quả lên 0,55% tại các cảng sẽ có tác động lên GDP tương đương vớităng 5,5% những cải tiến hiệu quả trong Hải quan (thuế nhập khẩu) hay 3,3% những cải tiến hiệu quả trong thương mại điện tử . - Sự giảm thiểu các cảng kém hiệu quả, có thể đem lại tăng trưởng GDP 0,47 %. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao thông vận tải trong khu vực ASEAN bao gồm:Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa, hành khách quá cảnh; Giao thông vận tải đa phương thức; và các hoạt động vận tải liên quốc gia.Cụ thể như sau: (1) Tạo điều kiện thuân lợi cho hàng hóa, hành khách quá cảnh Cơ chế: - Hợp lý hóa, đơn giản hóa, hài hòa tài liệu, thủ tục, kiểm tra ở cấp quốc gia và giữa các nước láng giềng. - Phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan chức năng và lĩnh vực kinh doanh. Trên thực tế, khu vực ASEAN đã triển khai Hiệp định ASEAN về việc tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh (ký kết năm 1998 tại Hà Nội), bao gồm3: - Nghị định thư số 1: Thực hiên thiết kế các tuyến đường giao thông vận tải và các trang thiết bị cần thiết cho vận tải quá cảnh (Giao thông vận tải thuận lợi) - đã ký kết năm 2007. - Nghị định thư số 3: Các loại và số lượng của đường dành cho các phương tiện đi lại - đã ký vào năm 1999. - Nghị định thư số 4: Các yêu cầu kỹ thuật của xe - đã ký kết năm 1999. - Nghị định thư số 5: Đề án ASEAN về bảo hiểm xe ô tô bắt buộc (Bảo hiểm, Bộ Tài chính) - đã ký năm 2001. - Nghị định thư số 8: Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật (Nông nghiệp) - đã ký vào năm 2000. - Nghị định thư số 9: Hàng hóa nguy hiểm - đã ký vào năm 2002. Bên cạnh đó,còn có 3 nghị định thư đáng chú ý nhất đó là nghị định thư số 2, 6 và 7: - Nghị định thư số 2: Thực hiện thiết kế các đồn biên phòng (Hải quan). 2 The World Bank 2014: Efficient Logistics A Key to Vietnam’s competitiveness 3 3 - Nghị định thư số 6: hệ thống đường sắt ở khu vực biên giới và Trạm trao đổi. - Nghị định thư sô 7: Hệ thống Hải quan quá cảnh (Hải quan). (2) Giao thông vận tải đa phương thức Triển khai các Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức (đã ký năm 2005 tại Viêng Chăn của Lào). Các quốc gia xác định và phát triển mạng lưới hành lang logistics vận tải, đề ra các yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng cần thiết nhằm hỗ trợ việc cải thiện mạng lưới vận tải nội địa với vận tải biển qua đó cải thiện sự liên kết giữa các cửa ngõ logistics của ASEAN với nhau (bắt đầu thực hiện năm 2007). Ngoài ra cũng xúc tiến việc sử dụng các thuật ngữ và các thực tiễn liên quan tới vận tải đa phương thức, trong đó có INCOTERMS. Có thể nói, năng lực quốc gia về Logistics là chìa khoá cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Hoạt động vận tải, đặc biệt là vận tải đa phương thức, đóng một vai trò quan trọng các hoạt động Logistics. (3) Các hoạt động vận tải liên quốc gia Vận tải liên quốc gia là hoạt động vận chuyển người và hàng hóa qua lãnh thổ của ít nhất hai Bên ký kết, điểm bắt đầu và kết thúc hành trình không nằm trên lãnh thổ của một Bên ký kết. Hiện tại có đến 98% số sản phẩm sản xuất trong ASEAN được xuất khẩu miễn thuế sang các nước khác trong khối. Cho đến khi hình thành AEC, các thủ tục nhập khẩu sẽ tiếp tục được đơn giản hóa. Nhằm đặt mục tiêu này, bên cạnh việc triển khai những dự án siêu lớn về hạ tầng vận tải và giao thông, các quốc gia sẽ cùng nhau phát triển mạng lưới Logistics liên kết. 2. Giao thông vận tải trong lộ trình hội nhập các dịch vụ LogisticsASEAN Lộ trình này cung cấp hành động cụ thể cần theo đuổi để đạt được hội nhập sâu hơn và nâng cao tầm quan trọng của dịch vụLogistics trong ASEAN gắn với việc triển khai thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp, trong đó bao gồm: Tăng cường khả năng cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics ASEAN thông qua các dịch vụ thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động Logistics; Tăng cường năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics ASEAN; và Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đa phương thức. Kết luận của Hiệp định Giao thông vận tải ASEAN giúp hướng tới thực hiện đầy đủ cáclộ trình dịch vụ Logistics đã được ký kết tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 39 họp tại Manila, Philippines vào ngày 24 tháng 8 năm 2007. (1) Mục tiêu chính của lộ trình Logistics ASEAN - Tạo ra một thị trường chung ASEAN vào năm 2015 bằng cách tăng cường hội nhập kinh tế ASEAN thông qua tự do hóa và thuận lợi hóa các biện pháp trong lĩnh vực dịch vụ Logistics. - Hỗ trợ thành lập và nâng cao khả năng cạnh tranh của ASEAN thông qua việc tạo ra một môi trường Logistics liên kết ASEAN. (2) Các chính sách chủ chốt của lộ trình Logistics ASEAN - Khuyến khích hội nhập của hệ thống Logistics quốc gia trong ASEAN (bằng cách tăng thông tin liên lạc ở cấp khu vực và xác định các hoạt động trong 4 lĩnh vực Logistics để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lưu thông thương mại giữa các nước thành viên ASEAN). - Khuyến khích tiến trình tự do hóa các dịch vụ Logistics (để làm cho các dịch vụ Logistics có thể đáp ứng các cơ hội sẵn có khi hội nhập ASEAN và gia tăng sức cạnh tranh tốt hơn). - Tạo điều thuận lợi cho thương mại, Logistics và đầu tư (để xác định các phương tiện cần thiết, cải thiện cơ sở vật chất cho Logistics và các ưu tiên cho đầu tư). - Xây dựng năng lực Logistics khu vực ASEAN (bằng cách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, và một môi trường thuận lợi để phát triển ngành). - Khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ Logistics ASEAN (bằng cách xác định họ và cung cấp các kênh có sự tham gia nhiều hơn của họ trong lĩnh vực này). - Tăng cường năng lực vận tải đa phương thức (đặc biệt là vận chuyển container). (3) Các biện pháp liên quan đến giao thông vận tải trong lộ trình Logistics ASEAN Mỗi quốc gia thành viên ASEAN sẽ nỗ lực để đạt được tự do hóa đáng kể các dịch vụ Logistics trong các lĩnh vực sau: - Dịch vụ vận tải biển (Giao thông vận tải hàng hóa quốc tế bao gồm vận tải nội địa). - Dịch vụ vận tải hàng không (Tự do hóa dịch vụ vận tải hàng không như đã nêu trong biên bản ghi nhớ ASEAN về Dịch vụ Hàng không vận chuyển hàng hóa (2002)). - Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt (dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt quốc tế). - Dịch vụ vận tải đường bộ vận chuyển hàng hóa (dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ quốc tế). Nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics ASEAN thông qua thương mại (bao gồm việc đơn giản hóa thủ tục) và Logistics (Tạo điều kiện thuân lợi cho giao thông vận tải): - Thúc đẩy phát triển ứng dụng các công nghệ phù hợp cho các hệ thống thông tin tiên tiến, giúp thông tin được chia sẻ giữa các cơ quan chính phủ, các chủ hàng và ngành công nghiệp, trong việc thúc đẩy các sáng kiến bảo đảm an toàn chuỗi cung ứng. - Tăng cường an ninh giao thông và an toàn trong mạng lưới chuỗi việc cung ứng khu vực, thông qua các sáng kiến xây dựng năng lực, kỹ thuật mạng, và thường xuyên trao đổi công nghệ có liên quan, kĩ thuật thực hành tốt nhất và thông tin. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động Logistics: - Kết luận và ký kết Hiệp định khung ASEAN về việc tạo thuận lợi cho vận tải đa quốcgia. - Đồng thực hiện hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh và hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức, để thúc đẩy hiệu 5 quả vận chuyển hàng hóa từ điểm đầu tới điểm cuối, tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa qua biên giới. - Cải thiện cơ sở hạ tầng và các dịch vụ mạng vận tải đường bộ để đạt được liên kết nối tốt hơn, khả năng hoạt động tương tác với các cửa ngõ hàng hải và vận tải hàng không ở mức quốc gia, khu vực và quốc tế. - Tăng cường các dịch vụ vận tải biển và vận chuyển trong nội khối ASEAN. - Thiết lập sự cho phép và môi trường chính sách để tăng sự tham gia của khu vực tư nhân và cải thiện quan hệ đối tác công-tư trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Logistics; cung cấp và hoạt động các thiết bị và dịch vụ Logistics. Mở rộng khả năng của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics ASEAN: - Thông qua thực hành tốt nhất trong việc cung cấp các dịch vụ Logistics và hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong lĩnh vực này, bao gồm cả việc hình thành mạng lưới các DNVVN. - Thúc đẩy hợp tác khu vực để hỗ trợ các nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam, đặc biệt là các nước kém phát triển trong ASEAN. - Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu của ASEAN về các nhà cung cấp dịch vụ Logistics nhằm tăng cường sự phát triển của các hoạt động trong mạng lưới. Phát triển nguồn nhân lực: - Phát triển nâng cao kỹ năng và xây dựng năng lực thông qua liên kết đào tạo chung và tổ chức hội thảo. - Khuyến khích sự phát triển của hệ thống chứng nhận kỹ năng quốc gia về cung cấp dịch vụ Logistics. - Khuyến khích phát triển một chương trình đào tạochung của ASEAN về quản lý Logistics. - Khuyến khích việc thành lập trung tâm đào tạo quốc gia hoặc tiểu khu vực. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và đầu tư cho vận tải đa phương thức: - Xác định và phát triển mạng lưới hành lang Logistics ASEAN, xây dựng các yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết, hỗ trợ cải thiện mạng lưới giao thông nội địa, các mối liên kết kết nối giữa các phương thức vận tải, chuẩn hóa cơ sở hạ tầng vận tải biển, vận tải nội địa và tăng cường kết nối các cổng thông tinLogistics ASEAN. - Thúc đẩy việc sử dụng các điều kiện thương mại và thực tiễn liên quan đến vận tải đa phương thức, bao gồm các điều khoản thương mại quốc tế (INCOTERMS). (4) Một số thách thức Phân mảnh thị trường và thị trường có quy mô nhỏ: - Dịch vụ Logistics còn nghèo nàn. - Chất lượng vận tải đường bộ còn thấp. - Cơ sở hạ tầng cảng nghèo. - Mạng lưới vận chuyển chưa tối ưu. - Cơ sở vật chất cho ngành đường sắt và đường còn thiếu thốn. - Cơ sở vật chất cho kho bãi thủ thiếu thốn. 6 Chi phí Logistics trong ASEAN là khoảng hai lần cao như ở Mỹ hay ở châu Âu.Dịch vụ Logistics trong ASEAN có nhiều hạng mục để cải thiện.Nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics trong khu vực ASEAN, bao gồm giảm chi phí Logistics và thời gian, là rất quan trọng để thúc đẩy hơn nữa đầu tư trong khu vực cũng như hội nhập kinh tế trong ASEAN. 3. AEC 2015 - Góc nhìn từ ngành dịch vụ Logistics Thái Lan Nhờ vào lợi thế vị trí địa lý chiến lược, Thái Lan đặt mục tiêu phát triểntrở thành điểm trung chuyển Logistics trong khu vực. Triển vọng kế hoạch này ngày càng được củng cố thêm bởi việc tăng cường thương mại biên mậu tại tiểu vùng Mekong lớn GMS4, cũng như việc thực thi cộng đồng kinh tế ASEAN Economic Community (AEC) từ năm 2016. Ngành dịch vụ Logistics được hỗ trợ đáng kể từ kết quả gia tăng sản lượng nhanh chóng của ngành công nghiệp, và kế hoạch xây dựng các tuyến giao thông hành lang trong khu vực (xem Bảng 1). Bên cạnh đó, trong tương lai các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng trở thành khách hàng mục tiêu của các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba (3PL). Bảng 1: Các trung tâm Logistics quan trọng nhất tại Thái Lan năm 2013 Trung tâm/Khu dịch vụ Logistics Chức năng Suvarnabhumi Airport Sân bay quốc tế của trung tâm thủ đô Bangkok Klong Toey-Port Cảng chính của Bangkok với công suất 1,4 triệu TEU 5/năm Laem Chabang Port Cảng biển lớn nhất Thái Lan với công suất trung chuyển 6,5 triệu TEU phía Đông nam Bangkok Chieng Saen Port Cảng chính khu vực miền Bắc Thái Lan tại tỉnh Chiang Rai phục vụ giao dịch thương mại với Trung Quốc Kantang Port Cảng chính khu vực miền Nam Thái Lan tại tỉnh Trang phục vụ giao dịch thương mại với Malaysia Ayuthaya Port and ICD Cảng trung chuyển và cảng Container nội địa đối với hàng nông sản tại khu vực trung tâm Nguồn: Marine Department Theo nhận định của các nhà đầu tư quốc tế, cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ góp phần củng cố thêm vai trò của Thái Lan là cứ điểm sản xuất trung tâm của khu vực đối với nhiều sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Cơ hội này bắt nguồn từ việc xuất hiện các ngành công nghiệp có năng lực cạnh tranh cao như: Chế tạo xe hơi, Thực phẩm, Hóa dầu, Điện tử và Ngành nhựa. Dưới sự bảo trợ của ngân hàng phát triển Châu Á ADB, các quốc gia thuộc GMS đã hoàn thành việc xây dựng khung chiến lược mới giai đoạn 2012- 2022, với việc xác định phương thức phát triển tổng thể dựa trên 3 trục hành lang chính là: Đông-Tây; Bắc-Nam; và Nam-Nam. Các lĩnh vực được ưu tiên phát triển bao gồm Năng lượng, Viễn thông, Cơ sở hạ tầng giao thông và Đơn giản hóa giao dịch biên mậu. Cán cân thương mại của Thái Lan ngày càng bị thâm hụt trong những năm gần đây. Trong năm 2013, giá trị nhập khẩu đạt 251 tỷ $ so với giá trị xuất khẩu là 228 tỷ $, qua đó giá trị thâm hụt thương mại tăng lên 8% đạt 22 tỷ $. Một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối 4 Greater Mekong Subregion 5 TEU (viết tắt của twenty-foot equivalent units) là đơn vị đo của hàng hóa được container hóa tương đương với một container tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích) 7 với phát triển lưu thông hàng hóa trong 5 năm vừa qua, đó là Trung Quốc đã nhanh chóng vươn lên vị trí thứ hai, áp sát quốc gia cung cấp truyền thống lớn nhất là Nhật Bản. Trong khi thị phần nhập khẩu từ Nhật Bản giai đoạn 2009 - 2013 giảm từ 19% xuống 16%, thì thị phần từ Trung Quốc đã tăng từ 13% lên 15%. Trong khối ASEAN, Malaysia là quốc gia có trao đổi ngoại thương lớn nhất với Thái Lan. Hội đồng thương mại Thái Lan Board of Trade dự báo rằng, thương mại biên giới (Cross-border Trade) với các quốc gia láng giềng Malaysia, Myanmar, Laos và Cambodia trong năm 2014 sẽ tiếp tục tăng 7%, như vậy mức tăng trưởng này sẽ cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu của đất nước. Giá trị kim ngạch trao đổi thương mại biên giới năm 2013 đã đạt xấp xỉ 30 tỷ $, chiếm khoảng 70% toàn bộ giá trị kim ngạch ngoại thương với bốn quốc gia láng giềng này. Nhằm tạo động lực thúc đẩy, phòng Thương mại Thai Chamber of Commerce đưa ra khuyến nghị rằng, cho phép khu vực tư nhân được xây dựng các điểm kiểm soát biên giới, bao gồm việc xây dựng các đường giao thông biên giới và chuyển đổi 10 điểm kiểm soát tạm thời thành các điểm kiểm soát thường xuyên. Hiện tại đang tồn tại 34 cửa khẩu thường xuyên. Ví dụ điển hình cho việc bùng nổ giao dịch thương mại là Tập đoàn SAHA - doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng lớn nhất nước. Cho đến khi cộng động kinh tế AEC được thực thi, Tập đoàn SAHA dự kiến sẽ đầu tư thêm khoảng 2 tỷ Baht/B - tương đương 45 triệu Euro (1 Euro = 44,3 B) mở rộng công suất. Thông qua đó, thị phần doanh thu trong khu vực trong 10 năm tới sẽ tăng ở mức hiện tại là 10% lên 50%. Myanmar được coi là một thị trường đầy tiềm năng, tại đây SAHA đã thành lập chung một liên doanh thương mại với tên gọi là Tiger Distribution &Logistics. Hiệp hội Vận chuyển và Giao nhận quốc tế Thai International Freight Forwarders Association đánh giá doanh thu từ ngành dịch vụLogistics đã đạt xấp xỉ 30 tỷ $, trong đó theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Solidiance thì giá trị gia tăng đạt khoảng 9 tỷ $. Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics (LSP) là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với chất lượng dịch vụ cao và hướng tới mục tiêu lợi nhuận nhóm (xem Bảng 2). Các doanh nghiệp Logistics Thái Lan còn thua kém về công nghệ, tổ chức mạng lưới Logistics, vốn và Know-how. Hệ quả là, trong 5 năm vừa qua các công ty đa quốc gia LSP đã tăng mức doanh thu đạt 72%, và trong cùng thời kỳ này thì doanh thu của các doanh nghiệp nội địa chỉ tăng tương ứng là 2,7%. Một xu hướng rõ nét hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất là việc thuê ngoài các dịch vụ vận tải và đội xe từ các nhà cung cấp dịch vụ Logistics 3 PL. Nhà cung cấp dịch vụ Logistics lớn nhất tại Thái Lan là công ty DHL, tháng 6/2013 công ty này đã công bố kế hoạch tổng đầu tư là 140 triệu Euro đến năm 2015 tại khu vực Đông Nam Á, trong đó riêng tại Thái Lan là 50 triệu Euro. Các công ty lớn tiếp theo gồm Linfox, Schenker và công ty nội địa EGL - Eternity Grand Logistics với 450 phương tiện vận tải. Năm 2011 công ty 3PL lớn nhất của Nhật Bản là Hitachi Transport System đã mua lại EGL với mức giá 20 triệu $. Các nhà cung cấp dịch vụ tiếp theo có sở hữu đội xe vận tải và phục vụ vận chuyển đối với thương mại biên giới là TNT Logistics chuyên về chuyển phát nhanh hàng hóa công nghệ cao, CEVA Logistics, Kerry Logistics, Yusen Logistics và Nippon Express. Dẫn đầu trong số các doanh nghiệp sở hữu khu dịch vụ Logistics phải kể đến công ty Hemaraj Land & Development với hai khu công nghiệp quy mô lớn lớn. Khu thứ nhất có vị trí giữa cảng Laem Chabang Port và Khu công nghiệp Hemaraj Eastern Seaboard với tổng diện tích 45 ha, trong đó diện tích kho bãi là 128.000 m2 và mức đầu tư là 32 triệu $. Gần 1/3 diện tích trong khu công nghiệp này được thuê bởi công ty Hi-Tech 8 Nittsu - Một liên doanh giữa Thai Industrial Eastate Corporation và Nippon Express Japan. Khu công nghiệp thứ hai với tổng diện tích 15 ha và 80.000 m2 diện tích kho bãi có mức đầu tư khoảng 24 triệu $ nằm ngay tại khu công nghiệp Hermaraj. Bảng 2: Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics quan trọng nhất tại Thái Lan Nhà cung cấp Trụ sở công ty Internet BMT Pacific Bangkok, Samut Prakan www.bmtp.co.th NCL International Logistics Bangkok www.nclthailand.com V-Serve Logistics Bangkok, Samut Prakan www.v-serveLogistics.com Agility Bangkok, Suvarnabhumi Airport, Chonburi www.agility.com JWD InfoLogistics Bangkok Chonburi www.jwd-Logistics.com Leo Global Logistics Bangkok, Suvarnabhumi Airport, Chonburi www.leoglobalLogistics.com Schenker (Thai) Bangkok, Chonburi, Chiangmai, Songkla www.schenker.co.th Fedex Bangkok, Chonburi, Chiangmai, Phuket www.fedex.com DHL Global Forwarding Bangkok, Don Muang Airport, Chonburi, Chiangmai www.dhl.co.th TNT Bangkok, Suvarnabhumi Airport, Chiangmai, Phuket www.tnt.com Maersk Thailand Bangkok, Chonburi, Songkla www.maerskline.com Fair & Easy Makkasan, Ratchathevee www.fairandeasy.co.th Nguồn: Department of Export Promotion Một bước phát triển lịch sử trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông chính là việc xây dựng hệ thống đường sắt với đường ray kép. Theo quy hoạch của Bộ Giao thông Thái Lan sẽ hình thành 6 tuyến đường có tổng chiều dài là 1.364 km, với mức đầu tư 900 tỷ B. Một phần trong tuyến đường quan trọng dài 118 km kết nối giữa thủ đô Bangkok với cảng Laem Chabang Port, với mức đầu tư 4,1 tỷ B.đã được khánh thành trong năm 2012. Thông qua đó cảng Container nội địa Lat Krabang Container Depot tại Bangkok đã 9 tăng gấp đôi công suất trung chuyển đạt 800.000 Container/năm. Người Thái đã lên kế hoạch mở rộng năng lực bốc xếp cảng Laem Chabang Port từ hiện nay 10,5 triệu TEU lên 18,8 triệu TEU vào năm 2019, bên cạnh đó là 2,6 triệu tấn hàng hóa và 1,9 triệu xe hơi sẽ vận chuyển thông qua cảng.Những dự án xây dựng lớn tiếp theo sẽ là giai đoạn mở rộng lần 2 tại sân bay Suvarnabhumi và Don Mueang. Trên bảng xếp hạng đánh giá năng lực Logistics Performance Index của Ngân hàng Thế giới năm 20146, Thái Lan xếp hạng thứ 35 - giống như năm 2010 trong tổng số 160 quốc gia, xếp sau thứ tự lần lượt các quốc gia khác Singapore (5); Hongkong-Trung Quốc (15); Đài Loan (19); Hàn Quốc (21), và Malaysia (25), như vậy so với năm 2013 đã tăng 4 bậc xếp hạng. Kết quả xếp hạng đánh giá trên không thật phù hợp với chỉ số Index “Ease of Doing Business”, theo đó Thái Lan được xếp hạng ở mức khá tốt thứ 18. Tuy nhiên, ở tiêu chí đánh giá về “Thương mại biên giới” Thái Lan xếp hạng thứ 24. Dưới góc độ tổng chi phí Logistics, chỉ trong vòng 5 năm Thái Lan đã cải thiện mức tỷ trọng từ 18% xuống 15% tổng sản phẩm nội địa, tuy nhiên vẫn cao hơn so với Malaysia (13%), hay Singapore (8%). Nhiều giải pháp từ phía Chính phủ đã tác động nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh - trong đó, phải kể đến việc triển khai mạng lưới Logistics điện tử E-Logistics; Thủ tục hải quan điện tử tại các cửa khẩu vùng GMS; và việc thiết lập Trung tâm dịch vụ xuất khẩu một cửa “One Stop Export Service Center” - là một đơn vị liênkết của 14 tổ chức liên đới tới hoạt động xuất khẩu nhằm đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục xuất khẩu. Một trong những nguyên nhân chính làm cho tổng mức chi phí còn chiếm tỷ trọng khá cao là do phần lớn vận chuyển hàng hóa đều thông qua đường bộ - chiếm tỷ lệ 83% so với đường sắt chiếm tỷ lệ 2%. Theo đánh giá chung, tổng chi phí Logistics tại Thái Lan là xấp xỉ 58 tỷ $, bao gồm chi phí giao thông có tỷ lệ 49%, so với chi phí kho bãi 42% và các chi phí hoạt động Logistics khác7 là 9%. Nhằm chuyển đổi phương thức vận tải theo hướng tăng tỷ trọng vận tải đường sắt và giảm tỷ trọng vận tải đường bộ trong dài hạn, các chuyên gia đề xuất giải pháp trước mắt là thiết lập các trạm trung chuyển đa phương thức tại các nút vận chuyển chiến lược, với các trang thiết bị hiện đại nhằm rút ngắn thời gian trung chuyển Container. Ngay cả các phương tiện cơ giới cũng cần phải được đổi mới theo hướng chuẩn hóa - ví dụ như lắp đặt chế độ vận hành thông minh, tối ưu hóa cung đường với hỗ trợ hệ thống định vị GPS, hoặc ứng dụng các công nghệ vận chuyển mới như giá xếp kệ hàng nhiều lớp v.v. Để duy trì được năng lực cạnh tranh cao của ngành công nghiệp Thái Lan phải kể tới đóng góp của chiến lược Logisticsđịnh hướng sản xuất tinh gọn thông qua mô hình quản trị cung ứng nhanh chóng “Just-in-time”. Nhưng điều này cũng tiềm ẩn những nguy cơ, như trận lụt lịch sử mùa thu năm 2011 làm cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn và đình trệ việc sản xuất. Bài học rút ra dưới góc độ Logistics là việc phát triển một chiến lược mới nhằm phòng ngừa rủi ro. Nó bao hàm một giải pháp tổng thể, gồm tạm thời di rời máy móc thiết bị tới các khu vực an toàn hơn trước mưa lũ, thay đổi các nhà cung cấp linh kiện, thay thế bằng hàng hóa nhập khẩu, tăng lượng hàng dự trữ, hay như phân bổ phi tập trung các địa điểm nhà xưởng. Với mục tiêu tăng cường phối hợp hoạt động kinh doanh với các quốc gia láng giềng, Ủy ban quản lý bất động sản công nghiệp Thái Lan Industrial Estate Authority of 6Tổng hợp từ LPI Report (2010-2014), World Bank 7 Chi phí Logisstics trong sản xuất, chi phí giải quyết đơn hàng, và chi phí dịch vụ khách hàng 10 Thailand (IEAT) đã mời gọi các nhà đầu tư cá nhân tại tổng số 13 Khu công nghiệp với diện tích 4.800 ha., tổng số vốn đầu tư vào khoảng 300 tỷ B. Đa số các địa điểm triển khai nằm tại vùng phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông, ngoài ra cũng dự kiến xây dựng một khu dịch vụ Logistics nằm ở biên giới với Lào tại thành phố Chiang Rai. Cho đến thời điểm năm 2014, IEAT đã cấp 48 Giấy phép cho khu công nghiệp, trong đó 36 khu công nghiệp đã hoạt động và 12 khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng; 11 khu công nghiệp nằm dưới sự giám sát trực tiếp của IEAT. Nhóm các nhà đầu tư tư nhân tiềm năng với năng lực tài chính và kinh nghiệm gồm công ty Nava Nakorn và Thai Industrial Estate. Chính phủ Thái Lan đang khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào các dịch vụ logistics tích hợp song song với quản lý có hiệu quả sản xuất và chuỗi cung ứng sản phẩm. Trong đó đặc biệt khuyến khích đầu tư vào công nghệ thông tin để thực hiện quản lý và kiểm soát các hoạt động logistics. Tóm lại, sự quan tâm của Chính phủ được đánh giá là một trong những lợi thế của Logistics Thái Lan. Những chuyển biến tích cực trong hệ thống chính sách và môi trường Logistics Thái Lan thời gian qua cho thấy sự linh hoạt và quan tâm rất nghiêm túc trong việc đẩy mạnh Logistics của Chính phủ. Ngoài việc hỗ trợ bằng hệ thống chính sách, Chính phủ Thái Lan còn chủ động đầu tư mạnh cho hạ tầng Logistics. Chính phủ cũng duy trì hệ thống giám sát và đánh giá liên tục hiệu quả Logistics quốc gia. Tuy nhiên, những kết quả vẫn còn hạn chế,vị trí 35/155 hiện nay của Thái Lan cho thấy năng lực Logistics Thái Lan mới thuộc nhóm trung bình khá. Trong tương lai, nếu Thái Lan không có những biện pháp tích cực và hiệu quả hơn nữa để nâng cao năng lực hệ thống Logistics thì trình độ Logistics của Thái Lan có thểtụt bậc, làm suy giảm sức cạnh tranh sản xuất và tăng trưởng thương mại. 4. Vận dụng kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics tại Việt Nam Thị trường dịch vụ Logistics Việt Nam còn kém phát triển8, chất lượng dịch vụ Logistics thấp nhưng mức chi phí Logistics lại rất cao - chiếm khoảng 25% GDP (so với các nước phát triển chỉ từ 9% đến 15%) trong đó chi phí vận tải chiếm 30% đến 40% giá thành sản phẩm (tỉ lệ này là 15% ở các nước phát triển). Mức chi phí cho các hoạt động Logistics trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và thị phần Logistics của các doanh nghiệp Việt Nam, tác động cũng không nhỏ đến sản xuất và lưu thông hàng hóa và tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy vậy, Logistics được xác định là một lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng, cần phát triển có trọng điểm tại những địa phương có lợi thế về liên kết giao thông. Định hướngchung là hình thành dịch vụ trọn gói 3PL, phát triển Logistics điện tử cùng với thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả và thân thiện. Cùng với việc xác định mục tiêu tổng thể phát triển ngành dịch vụ thì mục tiêu phát triển cụ thể cũng được đề ra, như là: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 khu vực dịch vụ đạt 7,8- 8,5%/năm, với quy mô khoảng 41-42% GDP toàn nền kinh tế; giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 8,0-8,5%/năm với quy mô khoảng 42-43% GDP toàn nền kinh tế. Trong đó tốc độ tăng trưởng thị trường Logistics đạt 20-25% năm. Tổng giá trị thị trường dịch vụ Logistics dự báo chiếm 10% GDP vào năm 2020. Tỉ lệ thuê ngoài logistics (Outsourcing Logistics) đến năm 2020 là 40%. Theo như lộ trình hội nhập các lĩnh vực hoạt động dịch vụ Logistics, Chính phủ và các Bộ, ngành quản lý đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận 8Theo đánh giá bằng hệ thống chỉ số LPI của WB Việt Nam xếp hạng thứ 53/155 - thuộc nhóm trung bình 11 tải(GTVT), cảng biển, xuất nhập khẩu, hải quan, thuế v.v. Trong đó đặc biệt các quy hoạch về GTVT, cảng biển, vận tải biển, vận tải đường bộ, đường thủy, các cảng cạn, khu công nghiệp Logistics đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Cụ thể là, để điều chỉnh các hoạt động Logistics liên quan đến dịch vụ GTVT có Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa Việt Nam và Luật Đường sắt Việt Nam, và có các Nghị định có liên quan, trong đó nổi bật là Nghị định về Vận tải đa phương thức só 87/NĐ-CP ngày 19/10/2009 và 89/2011/NĐ-CP ngày 10/10/2011. Ngoài ra, còn có các điều ước quốc tế về GTVT mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, như các các cam kêt trong WTO, Hiệp định ASEAN, Hiệp định GMS mở rộng, hiệp định song biên và đa biên với các nước láng giềng trong lĩnh vực vận tải đa phương thưc, vận tải quá cảnh, và vận tải qua biên giới. Trong phân loại các ngành/phân ngành dịch vụ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không có khái niệm dịch vụ logistics. Các hoạt động logistics cụ thể thực tế nằm trong các phân ngành dịch vụ hỗ trợ vận tải, thuộc ngành dịch vụ vận tải. Gia nhập WTO, liên quan đến dịch vụ logistics, Việt Nam đã cam kết mở cửa các phân ngành như sau: dịch vụ xếp dỡ container; dịch vụ thông quan; dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa; các dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng (bao gồm các hoạt động kiểm tra vận đơn; dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa; giám định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; giám định hàng hóa; dịch vụ nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải). Theo các cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết cho phía nước ngoài được thiết lập các doanh nghiệp liên doanh, với tỷ lệ góp vốn 49-51% trong các dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi v.v. Từ ngày 7/1/2014, tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài đã tăng lên 100%. Trên thực tế các hành lang pháp lý nêu trên đã có tác động tích cực đến phát triển thị trường dịch vụ logistics. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý cần hoàn thiện và thực hiện đầy đủ các luật và văn bản dưới luật của ngànhGTVT. Các Hiệp định và cam kết này cần được phổ biến và hướng dẫn kip thời tới các doanh nghiệp GTVT và các nhà cung cấp dịch vụ Logistics của Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động ở nước ta. Nghị định về vận tải đa phương thức cũng cần được xem xét sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh doanh vận tải hiện nay. Các chính sách phát triển vận tải và kết cấu hạ tầng GTVT cần có ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp vận tải và cung cấp dịch vụ logisticss. Việc thường xuyên kiểm tra sau cấp phép, nổi bật là vận tải đa phương thức, cần được tiến hành nghiêm túc. Tựu chung lại, dựa trên những kinh nghiệm của Thái Lan và thực trạng phát triển tại Việt Nam,để thúc đẩy ngành Logistics, đặc biệt là dịch vụ giao thông vận tải cần thực hiện bổ sung các giải pháp chính sau đây: - Khuyến khích áp dụng dữ liệu và chứng từ thương mại tiêu chuẩn hóa, chứng từ điện tử khi làm thủ tục thông quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như mô hình dữ liệu của tổ chức Hải quan thế giới; - Xúc tiến việc sử dụng nhận dạng bằng tần số radio để tạo thuận lợi cho việc sữ dụng nó giữa các nước trong thương mại và hải quan cũng như phát hiện hàng hóa. Tạo thuận lợi cho giao dịch điện tử qua biên giới, chia sẻ thông tin, thanh toán và chữ ký bằng điện tử. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng và phát triển các hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng liên kết trong ASEAN nhằm tạo nên sự gắn kết các giải pháp đặt kế hoạch, hệ thống lưu giữ, lấy hàng hóa bằng phương tiện không dây; 12 - Tăng cường sự minh bạch hóa các quy định trong nước về Logistics bằng cách công bố đúng lúc các quy định về đầu tư, các tiêu chí cấp phép, các quyết định cấp phép của Chính phủ và tạo thuận lợi cho việc lấy ý kiến của khu vực tư nhân trong quá trình hoạch định chính sách ngành. Tạo dựng môi trường chính sách có hiệu quả nhằm tăng cường việc tham gia của khu vực tư nhân và/hoặc hợp tác công - tư trong việc phát triển kết cấu hạ tầng logistics; - Thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh và Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức, xúc tiến có hiệu quả việc vận chuyển việc hàng hóa từ cửa-đến-cửa và tạo thuận lợi cho vận tải qua biên giới. Cải thiện kết cấu hạ tầng mạng lưới vận tải trên bộ và các dịch vụ nhằm đạt được sự kết nối với nhau tốt hơn, liên thông hoạt động và liên kết các phương thức vận tải với các cửa ngõ vận tải hàng không, hàng hải của quốc gia, khu vực và thế giới; tăng cường các dịch vụ vận tải biển nội khối ASEAN. Kết luận Sự hình thành của AEC 2015 vừa là mục tiêu và động lực đối với việc hoàn thiện sự tổ chức về dòng hàng hóa, bảo quản, vận chuyển và truyền tải thông tin liên quan thông qua các hợp đồng cung cấp dịch vụ Logistics. Tại Thái Lan, các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp nội địa để trở thành nhà cung cấp dịch vụ cho các nhà sản xuất quốc tế. Ngoài việc hỗ trợ bằng hệ thống chính sách, Chính phủ Thái Lan còn chủ động đầu tư mạnh cho hạ tầng Logistics. Chính phủ cũng duy trì hệ thống giám sát và đánh giá liên tục hiệu quả Logistics quốc gia. Tại Việt Nam lĩnh vực Logistics sản xuất và phân phối mang lại nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt đối với các hoạt động liên quan tới GTVT, ví dụ như, các tập đoàn sản xuất điện tử sản xuất và lắp ráp điện thoại Smartphone tại đây để kịp thời và phân phối chính xác qua đường hàng không tới các khách hàng ở thị trường Mỹ và Châu Âu. Việc thực hiện có kết quả Lộ trình hội nhập logistics với những biện pháp cụ thể nêu trên sẽ giúp Việt Nam phát triển ngành dịch vụ Logistics tiến kịp với các nước trong khu vực, góp phần xây dựng ASEAN thành một trung tâm dịch vụ logistics toàn cầu, thúc đẩy việc hình thành thị trường chung ASEAN vào năm 2015. 13 Tài liệu tham khảo: 1. Asien Kurier 12/2013 vom 1. Dezember 2013 2. Đoàn Thị Hồng Vân/Phạm Mỹ Lệ: Phát triển Logistics những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 8 (18), tháng 01-02/2013 3. Hans-Ch. Pfohl: Logistiksysteme: Betriebswirtschaftliche Grundlagen (German), 2010 4. community/category/logistics-services 5. Logi 6. 7. aec-development-thailand.html 8. The World Bank 2014: Efficient Logistics A Key to Vietnam’s competitiveness

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpham_hung_tien_8833.pdf
Tài liệu liên quan