Hội đồng nhân dân

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ  HP 1946  Điều 58: Ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có Hội đồng nhân dân do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra.Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã hay xã cử ra Uỷ ban hành chính.  Điều 59: Hội đồng nhân dân quyết nghị về những vấn đề thuộc địa phương mình. Những nghị quyết ấy không được trái với chỉ thị của các cấp trên.  HP 1959  Điều 80: Hội đồng Nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Hội đồng Nhân dân các cấp do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương  Điều 92: Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Hành chính ở các khu vực tự trị phải căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản về tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Hành chính các cấp quy định ở trên.  HP 1980  Điều 114: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên.  HP1992  Điều 119: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

doc17 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2346 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội đồng nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 1. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HP 1946 Điều 58: Ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có Hội đồng nhân dân do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra.Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã hay xã cử ra Uỷ ban hành chính. Điều 59: Hội đồng nhân dân quyết nghị về những vấn đề thuộc địa phương mình. Những nghị quyết ấy không được trái với chỉ thị của các cấp trên. HP 1959 Điều 80: Hội đồng Nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Hội đồng Nhân dân các cấp do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương Điều 92: Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Hành chính ở các khu vực tự trị phải căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản về tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Hành chính các cấp quy định ở trên. HP 1980 Điều 114: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên. HP1992 Điều 119: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. HP 1946 mới chỉ quy định về cách thức thành lập và nhiệm vụ cơ bản, chưa quy định một vị trí pháp lý cụ thể của HĐND. HP1959 HĐND được coi là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương nhưng chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương. HP 1959 dành riêng 1 phần trong chương VII về Hội đồng nhân dân và UB hành chính địa phương để quy định về HDND và UB hành chính ở khu vực tự trị. (Chính sách lập khu vực tự trị của các dân tộc ở những vùng có điều kiện theo nghị quyết của Quốc hội, ngày 29 tháng 4 năm 1955 HP 80 HDND được quy định thêm việc phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan cấp trên HP 92 HDND không thay đổi nhiều so với 80 chỉ cụ thể hóa thêm tính đại diện của HDND cho nhân dân (đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân) è Theo HP 1992: Hội đồng nhân dân Cơ quan đại biểu của nhân dân: Do nhân dân bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc phổ thông bình đẳng trực tiếp và bỏ phiếu kín. Là cơ quan gần gũi nhân dân, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm vững đặc điểm địa phương. Mang tính chất quần chúng, bao gồm đại biểu của mọi tầng lớp nhân dân, dân tộc, tôn giáo… à Khác các nước tư sản HĐND địa phương không thuộc cơ quan đại biểu của dân, chỉ có Quốc hội mới đại diện cho nhân dân Cơ quan quyền lực nhà nước: thay mặt nhân dân địa phương sử dụng quyền lực nhà nước trong địa phương của mình Mối quan hệ với các cơ quan: Với các cơ quan chủ quản cấp trên: HĐND và UBND thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo HP, luật và các văn bản của cơ quan NN cấp trên (điều 3) HĐND chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của UB Thường vụ Quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan NN cấp trên theo quy định của UB thường vụ Quốc hội. (Điều 7) Theo luật tổ chức CP, TTCP có quyền: Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của HDND tỉnh, thành phố trực thuộc TW trái với HP, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị UBTVQH bãi bỏ. Những nghị quyết về các vấn đề mà pháp luật quy định thuộc quyền phê chuẩn của cấp trên thì trước khi ban hành phải được cấp trên phê chuẩn (Điều 10) Với UBND cùng cấp: UBND do H ĐND bầu, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và các cơ quan NN cấp trên (Điều 2) à khác với các nước tư sản HĐND không bầu ra các cơ quan này mà do Chính phủ bổ nhiệm. UBND chịu trách nhiệm chấp hành nghị quyết của HĐND cùng cấp (điều 2) Các quyết định của UBND nếu không thích đáng, HDND có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ. UBND có trách nhiệm báo cáo và cung cấp các tài liệu liên quan khi có sự yêu cầu của HDND Với các cơ quan cấp dưới Giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Hội đồng nhân dân này làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân. Nghị quyết giải tán đó phải được sự phê chuẩn của Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp trước khi thi hành. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp phải được sự phê chuẩn của Hội đồng Nhà nước trước khi thi hành Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp dưới; sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp Với các cơ quan khác HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, Viện KSND cùng cấp, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan NN, tổ chức kinh tế, tổ chức XH, đơn vị vũ trang…( Điều 1) Việc giám sát được quy định cụ thể trong chương 3 Luật tổ chức HĐND và UBND. Ví dụ điều 58: HĐND giám sát thông qua các hoạt động sau đây: + Xem xét báo cáo công tác của thường trực HĐND,UBND,TAND,Viện KSND cùng cấp + Xem xét việc trả lời chất vấn của chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Viện trưởng viện KSND, chánh án tòa án nhân dân cùng cấp + Xem xét văn bản QPPL của UBND cùng cấp nghị quyết của HDND cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có dấu hiệu trái với HP, luật, Nghị quyết của QH, pháp lệnh nghị quyết của UBTV Quốc hội, văn bản QPPL của cơ quan NN cấp trên và nghị quyết của HDND cùng cấp + Thành lập đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết + Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HDND bầu Trong hoạt động của mình HDND phối hợp chặt chẽ với Ban thường trực UB MTTQ và các tổ chức thành viên của mặt trận các tổ chức xã hội khác chăm lo bảo vệ lợi ích của nhân dân. (Điều 9) Mỗi năm hai lần vào giữa năm và cuối năm, Thường trực Hội đồng nhân dân thông báo bằng văn bản đến Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về tình hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp mình, nêu những kiến nghị với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đại diện Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được mời dự kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân để thông báo về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền, về những ý kiến, kiến nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp. 2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân cùng với Quốc hội hợp thành hệ thống cơ quan nhà nước và là gốc của chính quyền nhân dân. Các cơ quan nhà nước khác đều do Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành lập. Khác với Quốc hội là cơ quan thay mặt toàn thể nhân dân cả nước, sử dụng quyền lực trên phạm vi toàn quốc, Hội đồng nhân dân thay mặt nhân dân địa phương sử dụng quyền lực nhà nước trong phạm vi địa phương mình. Hội đồng nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau đây: - Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) - Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) - Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) 2.1. CHỨC NĂNG Căn cứ vào những quy định của HP và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, có thể thấy 3 chức năng cơ bản nhất của Hội đồng nhân dân: Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, như quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát triển tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, không ngừng cải hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Bảo đảm thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương ở địa phương. Thực hiện các quyền giám sát đối với các hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở các địa phương, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hộ đồng nhân dân. Các chức năng của Hội đồng nhân dân được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ và quyền hạn. 2.2. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN 2.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế Quyết định quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về: phát triển kinh tế- xã hội, sử dụng đất đai, phát triển ngành, xây dựng và phát triển đô thị, nông thôn trong phạm vi quản lý. Quyết.định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới và cơ chế khuyến khích phát triển các ngành sản xuất, chuyển đồi cơ cấu kinh tế và phát triển các thành phần kinh tế ở địa phương. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán, thu chi ngân sách địa phương và phàn bổ dự toán ngân sách cấp thành phố; phê chuẩn quyết toán và điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương,..quyết định các chủ trương, biện pháp triền khai và giám sát việc thực hiện ngân sách địa phương; Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở đa phương theo quy định của Luật ngân sách; quyết định thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn theo quy định của Pháp luật, quyết định phương án quản lý, phát triển, sử dụng nguồn nhân lực ở địa phương và các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại. 2. 2.2. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin, TDTT. Quyết định chủ trương và biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, văn hóa thông tin, TDTT, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động, thực hiện phân bổ dân cư, tổ chức đời sống và quản lý dân cư. Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy nghề, mạng lưới khám chữa bệnh; Quyết định các biện pháp đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện cho các hoạt động giáo dục và.đào tạo, văn hóa thông tin, TDTT, các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở địa phương; biện pháp giáo dục, bảo vệ, chăm sóc thanh thiếu niên và nhi đồng, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giáo dục truyền thống đạo đức, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; các biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; các biện  pháp thực hiện chế độ chính sách đốt với các đối tượng thuộcdiện chính sách xã hội. 2.2.3. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường. Quyết định các chủ trương và biện pháp phát triển khoa học, công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống; các biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, nguồn nước và tài nguyên trong lòng đất; các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai; các biện pháp thực hiện những quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm tại địa phương. 2.2.4. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội. Quyết định các biện pháp thực hiện kết hợp quốc phòng; an ninh với kinh tế và xây dựng lực lượng dự bị động viên ở địa phương; các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, đảm bảo an toàn xã hội, phòng và chống tội phạm và các hnahf vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn. 2.2.5.Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo. Quyết định biệ pháp thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trícuar đồng bào các dân tộc thiểu sô, bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng giưa các dân tộc, tăng cường đoàn kết toàn dân và tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phương. Quyết định biện pháp thực hiện chính sách tôn giáo, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật; bảo đảm quyền tự dotins ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân ở địa phương theo quy định của pháp luật. 2.2.6. Trong lĩnh vực thi hành pháp luật. Quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương. Quyết định biện pháp bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân. Quyết định biện pháp bảo vệ tài sản, lợi ích của nhà nước, bảo hộ tài sản của cơ quan , tổ chức, cac nhân ở địa phương. Quyết dịnh biện pháp bảo đảm việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật. 2.2.7. Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên Thường trực HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND, Trưởng, phó và ủy viên các ban của HĐND, Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân cùng cấp; bãi nhiệm đại biểu HĐND và chấp nhận việc đại biểu HĐND xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu; Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu. Phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn của UBND cấp thành phố, quận, huyện; quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp; quyết định tổng biên chế sự  sự nghiệp ở phương; thông qua tổng biên chế hành chính của địa phương trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định chính sách thu hút và một số chế độ khuyến khích đối với cán bộ công chức trên địa bàn phù...hợp với yêu cầu và khả năng ngân sách địa phương; quyết định số lượng và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn trên cơ sở hướng dẫn của Chính phủ. Thông qua đề  án  thành  lập  mới , nhập , chia và điều chỉnh địa giới hành chính để đề nghị cấp trên quyết định; quyết định đặt tên, đổi tên đường phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa phương theo quy định của pháp luật; Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của UBND cùng cấp, Nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp quận, huyện. Giải tán HĐND cấp huyện và phê chuẩn Nghị quyết của HĐND cấp huyện về việc giải tán HĐND cấp xã trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật. 3. THÍ ĐIỂM BỎ HỘI ĐỒNG QUẬN, HUYỆN, PHƯỜNG Theo Nghị quyết số 26 ngày 15/11/2008 của Quốc hội về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, từ ngày 25 tháng 4 năm 2009, việc thí điểm việc không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường đã được tiến hành tại 67 huyện, 32 quận và 483 phường thuộc 10 tỉnh, thành trong cả nước bao gồm: Lào Cai, Vĩnh Phúc, TP Hải Phòng, Nam Định, Quảng Trị, TP Đà Nẵng, Phú Yên, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang. Đây là một chủ trương mới và táo bạo, nhận được sự ủng hộ của đa số đại biểu Quốc hội, tuy nhiên cũng còn tồn tại một số quan ngại. Vậy tại sao lại phải thí điểm bỏ hội đồng nhân dân quận, huyện, phường? Liệu đây có phải một chủ trương đúng đắn? Tại sao phải thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường * Hoạt động của HĐND cấp huyện, phường trong thời gian qua đã khẳng định được vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; thay mặt cho nhân dân thực hiện chức năng chủ yếu là quyết định những vấn đề KT-XH lớn ở địa phương và giám sát theo quy định của pháp luật. Sự hiện diện của HĐND địa phương trong hệ thống chính trị đã góp phần bảo đảm sự cân bằng cần thiết trong mối quan hệ giữa quyền lực và trách nhiệm của các cơ quan quản lý điều hành, cũng như hoạt động của các cơ quan tư pháp ở địa phương. Tuy nhiên, hiệu quả làm việc của HĐND quận, huyện, xã cũng bộc lộ rất nhiều hạn chế. Một người dân hiện có 4 người đại diện: đại biểu HĐND cấp xã, huyện, tỉnh, thành phố và đại biểu Quốc hội. Về hình thức, có nhiều người đại diện là tốt nhưng quá nhiều cấp đại diện lại dẫn đến bộ máy quá bộ máy cồng kềnh, tốn kém vật chất và thời gian, hiệu quả thấp vì phải chờ bàn ở HĐND cả 3 cấp. Có quá nhiều cơ quan giám sát thì trách nhiệm không rõ ràng. VD: dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè ( tp. Hồ Chí Minh) bị chậm trễ. Cả biểu Quốc hội giám sát, đại biểu TP, đại biểu quận, phường cùng giám sát .. nhưng vẫn không khắc phục được sai sót. Việc sử dụng cán bộ bị lãng phí. Có lúc hoạt động của HĐND quận, huyện, phường giống như một tổ chức xã hội, vì tính pháp lý không được quy định đầy đủ; các quy định còn chung chung, mang tính định hướng. Đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm và gần 2/3 đại biểu giữ một chức vụ chính quyền dẫn đến tình trạng họ tự giám sát hoạt động của chính mình => không đảm bảo khách quan. Quy trình thông qua các quyết sách phải trải qua nhiều khâu rườm rà. Ví dụ: - việc quyết ngân sách hàng năm. Quy trình là sau khi ngân sách tỉnh, thành phố đã được HĐND tỉnh, thành phố thông qua, đưa xuống quận, HĐND quận phải tổ chức họp để thông qua. Sau đó tiếp tục xuống phường họp HĐND để thông qua. Trong khi đó, những con số này đã được cấp tỉnh, thành phố phân bổ, chỉ định hết rồi nhưng vẫn cứ phải họp HĐND quận, phường trước ngày 31-12 hàng năm để cho đủ thủ tục. - Đa số Nghị quyết, chương trình của HĐND cấp huyện, cấp xã là cụ thể hóa nghị quyết của UBND tỉnh, thành phố. * HĐND cấp quận, huyện Mô hình chính quyền địa phương ở huyện chỉ có Ủy ban hành chính nay là UBND cũng được thực hiện từ năm 1945 đến năm 1962, nghĩa là có thời gian khá dài, nước ta cũng đã trải qua mô hình chính quyền địa phương không có HĐND cấp huyện. (Mô hình HĐND cấp huyện mới tồn tại khoảng 46 năm kể từ khi Chủ tịch Nước ban hành lệnh công bố Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 10.11.1962.) Cấp huyện là trung gian giữa cấp tỉnh và xã, là cấp nhận việc ở trên truyền xuống cấp xã => không gắn với cộng đồng, chỉ có chức năng cầu nối, truyền đạt lại chủ trương của cấp tỉnh, thành phố để cấp xã, phường thực hiện => tổ chức càng tinh gọn càng năng động, hiệu quả. Thực tế hiện nay, HĐND cấp huyện chỉ có ba đại biểu chuyên trách, còn lại là kiêm nhiệm nên ít đại biểu có nhiệt huyết. Nếu bỏ HĐND cấp quận, huyện thì việc sắp xếp nhân sự cũng không gặp khó khăn gì. Có địa phương như huyện đảo Hoàng Sa, việc tồn tại 1 HĐND cấp quận, huyện hoàn toàn là việc không cần thiết. => Bỏ HĐND cấp quận, huyện là phù hợp. * HĐND cấp xã, phường Xã là một đơn vị mang tính tự nhiên, có truyền thống lâu đời, ở đó người dân gắn với chính quyền, dân được bàn và quyết những việc của họ. Ở xã cần phải tăng cường nhiều hình thức để dân trực tiếp làm chủ, phải đa dạng hóa hình thức làm chủ. => Không thể bỏ HĐND cấp xã. Bỏ HĐND cấp phường vì: Phường là một đơn vị nhân tạo ở thành phố không gắn với kết cấu dân cư như xã. Kết cấu dân cư, kinh tế ở phường hoàn toàn khác với của xã. Xã là một đơn vị kinh tế khá độc lập, người xã nào sản xuất ở đó, gắn ngay với lợi ích ở đó, chứ người phường này có thể làm ở phường kia, phường chỉ là nơi người ta cư trú sau giờ làm việc, còn hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa nhiều khi diễn ra ngoài phường. Nếu ở nông thôn, phát huy vai trò tự quản của cộng đồng làng-xã là trọng tâm thì ở đô thị lại lấy củng cố quản lý thống nhất, tập trung toàn thể khối đô thị làm đích ngắm. Tính chất kinh tế ở phường là lệ thuộc. Trong một đô thị, toàn bộ kết cấu hạ tầng cơ sở và hạ tầng kinh tế, văn hóa là thống nhất, liên thông từ trên xuống. => Công việc ở cấp phường chỉ mang tính đảm bảo trật tự, an toàn ở địa phương. Khi đã bỏ HĐND phường, cử tri vẫn có thể phản ánh ý kiến của mình thông qua hệ thống đại biểu HĐND cấp TP. Vì số lượng đại biểu HĐND TP được bố trí theo mật độ dân cư, cử tri vẫn tiếp cận để phản ánh được. * Duy trì HĐND cấp tỉnh, thành phố, thị xã thuộc tỉnh và HĐND cấp thị trấn HĐND cấp tỉnh, thành phố - cấp đầu tiên của chính quyền địa phương - đại diện cho một tỉnh với đặc thù, truyền thống, văn hóa, đặc thù kinh tế riêng. Đây là một thực thể pháp lý có tính tự nhiên, hình thành lâu đời, do đó, cấp tỉnh phải có chính quyền hoàn thiện, bao gồm cả UBND và HĐND. => Không thể bỏ HĐND cấp tỉnh, thành phố. HĐND thị xã thuộc tỉnh là những đơn vị hành chính có tính độc lập tương đối cao nên cần tiếp tục duy trì. Cấp thị trấn có đặc điểm vừa là đô thị, vừa có nông thôn, tức là có đặc thù riêng nên cũng cần giữ HĐND. 3.2. Lợi ích từ việc thí điểm bỏ HĐND cấp quận, huyện, phường Chính quyền thống nhất, tinh giản, xuyên suốt, đồng bộ, có sự phối hợp cao, tránh được sự cắt khúc trong quản lý đô thị. Tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của UBND cùng cấp. Khi đó các cơ quan hành chính thật sự chủ động trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các cơ quan này, nhất là ở cấp huyện, cấp xã; tăng tính tự chịu trách nhiệm của tập thể, cá nhân của cơ quan hành chính, tránh được tình trạng UBND cấp huyện, cấp xã chỉ đơn thuần thực hiện nghị quyết của HĐND cùng cấp và khi xảy ra sai phạm rất khó quy trách nhiệm cho họ. Có thêm đội ngũ cán bộ mới để bố trí lại, có thêm lực lượng để làm. Không phải thông qua hội họp như trước, một số nội dung được quyết định trực tiếp từ chính quyền địa phương, thời gian giải quyết sẽ nhanh hơn trước đây Tạo thêm kinh nghiệm thực tiễn cho việc nghiên cứu tổ chức lại chính quyền địa phương theo hướng giảm cấp trung gian, tinh gọn bộ máy và đặc biệt khắc phục sự trùng lặp về nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan. 3.3. Những vấn đề có thể gặp phải khi thí điểm bỏ HĐND quận, huyện, phường và một số phương hướng khắc phục Quá trình hoạt động HĐND các cấp cũng có nhiều tác dụng nên không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò của HĐND cấp quận, phường. Nội dung mà đề án nêu ra mặc dù thí điểm để rút kinh nghiệm nhưng lại chưa phù hợp Hiến pháp, chưa kể là thực hiện sẽ ảnh hưởng tới hàng loạt quan hệ pháp luật giữa các cơ quan, tổ chức ở địa phương. VD: Theo điều 123 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, UBND do HĐND địa phương bầu…=> việc thực hiện thí điểm bỏ HĐND quận, huyện, phường sẽ trái với quy định của Hiến pháp. Tuy nhiên, đây là thực tế cuộc sống đặt ra, việc thực hiện thí điểm đề án chính là xử lý các vấn đề mà cuộc sống đặt ra nên cần thiết phải ủng hộ. Khi thí điểm bỏ HĐND cấp huyện, quyền và nhiệm vụ của HĐND sẽ chuyển giao cho UBND tỉnh, hay HĐND tỉnh hoặc phân cấp cho HĐND xã. => HĐND tỉnh sẽ phải quán xuyến nhiều hơn nhưng vấn đề là hoạt động chủ yếu của HĐND là tại 2 Kỳ họp một năm. Muốn giám sát thường xuyên thì phải tiến hành vào thời gian giữa 2 Kỳ họp. Nhưng theo Luật thì Thường trực HĐND không phải là một cơ quan, không được trao quyền đầy đủ và cũng chỉ hoạt động theo nhiệm kỳ thôi. Trong điều kiện hiện nay thì HĐND tỉnh không đủ sức để với xuống tận xã, phường được. è Khắc phục: HĐND tỉnh, thành phố cần phải có cán bộ toàn thời gian để chuyên tâm làm việc chứ không phải kiêm nhiệm quá nhiều thứ như hiện nay. Theo quy định hiện hành, HĐND huyện có nhiệm vụ chủ yếu là: phân bổ thu chi ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển KT – XH hàng năm của huyện, …. Thực tế thì hầu hết chức năng quyết định này của HĐND huyện được thực hiện trên cơ sở căn cứ các quyết định của UBND tỉnh. => khi bỏ HĐND huyện thì những việc này phải được giao lại cho UBND tỉnh và UBND tỉnh sẽ thực hiện phân cấp cho UBND huyện theo quy định của pháp luật hoặc theo thẩm quyền. => sức ép và gánh nặng trách nhiệm sẽ đặt trên vai UBND tỉnh, đứng đầu là Chủ tịch UBND tỉnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHội đồng nhân dân.doc