Học tập hiệu quả ở đại học theo học chế tín chỉ

Xem sơ lại nội dung và ghi chép của môn học vừa học xong để gợi nhớ và bổ sung, điều chỉnh nếu ghi chép thiếu, sai. - Tham khảo thêm tài liệu và học kỹ bài cho môn học kế tiếp (ghi ra những thắc mắc, chưa rõ cần hỏi thêm giảng viên, nếu có). - Làm bài tập (giảng viên cho hoặc bài tập có trong giáo trình, tài liệu tham khảo). - Đọc, chuẩn bị bài mới (ghi ra những điểm quan trọng, khó hiểu, cần hiểu sâu hơn, cần chú ý nghe giảng hoặc nêu ra với giảng viên, nêu ra trong thảo luận chung cả lớp hay thảo luận ở nhóm nhỏ, ). Nói về cách học, nhiều tài liệu hướng dẫn sinh viên nên đọc toàn bộ bài trong giáo trình chính kết hợp với phần ghi chép khi dự giờ và các ghi nhận được khi đọc thêm tài liệu tham khảo vài ba lần để hiểu sơ bộ nội dung bài. Sau đó lập dàn bài chi tiết cho bài học: Ghi ra từng phần nội dung chính (có tiêu đề). Tiếp theo ghi các nội dung nhỏ trong mỗi phần theo cách ghi cô đọng và lưu ý gạch dưới hoặc hi-light các nội dung quan trọng. Các bạn dùng dàn bài chi tiết này để học theo cách thông thường: xếp bài lại tự nhẩm nội dung, ghi lại, chỗ nào không nhớ mở ra xem, làm như thế cho đến khi nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học tập hiệu quả ở đại học theo học chế tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC TẬP HIỆU QUẢ Ở ĐẠI HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ ThS. Đỗ Văn Bình Khoa Giáo dục Đại cương Từ năm học 2009-2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã chỉ thị các trường Cao đẳng-Đại học (CĐĐH) phải chuyển từ đào tạo theo niên chế sang tín chỉ. Cho đến nay gần như toàn bộ các trường CĐĐH trên cả nước đã và đang thực hiện chủ trương này. Việc đào tạo theo học chế tín chỉ có rất nhiều thay đổi so với đào tạo theo niên chế/học phần mà các trường CĐĐH ở nước ta đã áp dụng từ nhiều năm trước đây: thay đổi từ triết lý/tôn chỉ giáo dục, chương trình đào tạo đến phương pháp dạy-học, cách đánh giá, quản lý/tổ chức dạy và học, phương tiện học tập, Sự chuyển đổi này gần như mới khởi đầu nhưng ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của các trường CĐĐH, đây là việc lớn đòi hỏi sự quyết tâm, thời gian, các điều kiện về nhân sự, tài chánh, phương tiện, vì vậy rất cần được bàn luận, chia sẻ sâu rộng để thực hiện hiệu quả. Riêng đối với sinh viên, khi bước vào CĐĐH đa số các em đều ngỡ ngàng, lạ lẫm về nhiều thứ, trong đó cách học tập là yếu tố quan trọng giúp sinh viên học tập hiệu quả vì cách học ở CĐĐH khác với cách học ở phổ thông mà các em đã quen hơn chục năm. Vì vậy việc nhà trường giảng dạy, hỗ trợ, hướng dẫn cách thức học tập cho sinh viên năm thứ nhất là vô cùng cần thiết. Nhằm mục tiêu đó tác giả bài này xin chia sẻ một số ý kiến nhằm giúp sinh viên học tập hiệu quả ở CĐĐH theo học chế tín chỉ. 1. Vai trò chủ động, tự học của sinh viên ở CĐĐH Ở bậc phổ thông, học sinh phải tuân thủ nghiêm khắc thời khoá biểu học tập, hiện diện đầy đủ trong một lớp học có cố định khoảng 50 học sinh, nghe giảng, học bài, làm bài kiểm tra, thi, theo yêu cầu của giáo viên và nhà trường. Học sinh tiếp thu kiến thức của giáo viên truyền đạt một cách gần như hoàn toàn thụ động. Học ở CĐĐH là tự học: Việc dự giờ, ghi chép, tham gia các hoạt động học tập trong lớp, các phong trào văn thể mỹ, do chính sinh viên tự quyết định. Trong học tập người thầy giữ vai trò chỉ cho sinh viên hướng đi, hướng tiếp cận vấn đề. Vì vậy ở CĐĐH đòi hỏi sinh viên phải có sự tập trung cao độ, tìm cách chắt lọc, lựa chọn trong quá trình ghi chép vì không hẳn ghi đủ ý thầy là thi được điểm cao mà cần tìm hiểu thêm qua các buổi thảo luận nhóm, qua bạn bè, qua các sách/tài liệu khác ở thư viện, websites, 2. Ý chí và quyết tâm học của sinh viên Điều đầu tiên tôi muốn lưu ý sinh viên là các bạn cần có quyết tâm học tập hiệu quả ngay từ những ngày đầu tiên vào CĐĐH. Theo tôi, điều này quan trọng hàng đầu vì kinh nghiệm cho thấy nhiều sinh viên sau một quá trình dài phấn đấu vất vả để đậu vào CĐĐH, khi đã đạt được mục tiêu này rồi nhiều bạn tỏ ra lơ là việc học vì có tâm lý nghỉ ngơi, thư dãn, thư thả hãy lo học tiếp cũng không muộn vì thời gian học CĐĐH còn dài,... Kết quả là đa số các bạn này có điểm học tập thấp, nợ nhiều môn học từ năm đầu tiên. Kết quả này đã dẫn đến tình trạng ở các năm sau các bạn luôn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, căng thẳng, chán học, học cho qua, và đến năm cuối không ít bạn không được nhận bằng hoặc không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp. 3. Đề ra mục tiêu và lập kế hoạch học tập Ý chí và quyết tâm học tập tốt của các bạn cần được thể hiện cụ thể và khoa học thông qua việc đề ra mục tiêu đạt được cho từng môn học, học kỳ. Thí dụ: đạt từ điểm B trở lên chẳng hạn. Và để đạt được mục tiêu đề ra các bạn phải tổ chức, sắp xếp việc học một cách khoa học: Lập thời khoá biểu học tập hằng ngày, tuần và tháng dựa trên lịch học của trường. Thí dụ: ngoài giờ lên lớp và làm các việc đáp ứng nhu cầu đời sống (đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, giải trí,) thì giờ nào ôn bài, làm bài, chuẩn bị bài mới, đọc thêm tài liệu tham khảo, đi thư viện, tham gia các công tác phong trào của lớp, của trường, 4. Học ở trường 4.1. Dự giờ đầy đủ và tập trung lắng nghe Việc điểm danh ở ĐHCĐ được thực hiện bằng nhiều hình thức và cũng được chấm điểm (chuyên cần) dù cách làm không quá nghiêm khắc như ở phổ thông. Dù vậy sinh viên đừng chủ quan mà đến trễ hoặc bỏ giờ vì lời giảng, bài tập mà giảng viên cho trong lớp là gợi mở, hướng dẫn quan trọng để sinh viên tự học sau đó. Trong giờ học sinh viên cần tập trung lắng nghe giảng, tích cực tham gia ý kiến xây dựng bài. Dù đa số sinh viên đã có kinh nghiệm tập trung lắng nghe khi học nhiều năm ở phổ thông nhưng khi lên CĐĐH các bạn cần quan tâm rèn luyện thêm kỹ năng này vì bối cảnh lớp học ở đại học dễ bị chi phối, khó tập trung hơn: lớp đông sinh viên, ai muốn ngồi đâu tuỳ ý, giảng viên ít có điều kiện lưu ý đến từng sinh viên, sinh viên khá tự do trong việc sử dụng tài liệu, phương tiện IT hiện đại, Để thuận lợi cho việc tập trung lắng nghe các bạn nên đến lớp sớm để chọn chỗ ngồi ở trên, gần giảng viên, gần bảng, 4.2. Ghi chép Ở phổ thông, phần lớn việc ghi chép được thực hiện theo cách thầy đọc hoặc ghi trên bảng để trò chép. Ở CĐĐH sinh viên hoàn toàn tự chủ trong ghi chép. Vì vậy sinh viên phải luyện cách ghi chép: cần viết nhanh hơn; dùng nhiều chữ viết tắt hơn; chỉ ghi chép những gì mà sinh viên chưa biết, ghi những điều quan trọng mà sách không có, nếu có thể nên dùng bút màu (bút hi-light) để làm nổi bật những điều sinh viên cho là quan trọng, cần lưu ý, 4.3. Tích cực có ý kiến trong thảo luận nhóm, nhận thuyết trình Phương pháp dạy theo học chế tín chỉ có mục tiêu giúp sinh viên phân tích, mổ xẻ vấn đề để hiểu sâu, rộng, để học thêm ở bạn, dễ nhớ lâu, rèn luyện kỹ năng nói, thuyết trình trước đám đông, nên hầu hết giờ giảng của GV đều có tổ chức xen kẽ các buổi thảo luận, làm bài thuyết trình theo nhóm. Đây là những kỹ năng rất quan trọng mà sinh viên cần rèn luyện để sử dụng khi ra trường đi làm. Thế nhưng, thường đa số sinh viên quen cách học ở phổ thông nên rất e dè khi phải phát biểu, né tránh khi được phân công báo cáo, thuyết trình bài trước lớp. Thái độ này rất bất lợi cho sinh viên không những khi ra trường mà ngay khi còn học ở đại học vì sự tham gia tích cực các hoạt động này bên cạnh các lợi ích nêu trên GV còn đánh giá, chấm điểm sinh viên, dù điểm này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng điểm môn học. Vì vậy sinh viên cần rèn luyện để đủ mạnh dạn tích cực tham gia ý kiến trong thảo luận nhóm cũng như thuyết trình. Ở trường Đại học Văn Hiến, ngoài việc yêu cầu giảng viên sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực trong lớp, nhà trường còn giao nhiệm vụ cho Trung tâm Hỗ trợ sinh viên & Quan hệ doanh nghiệp và Đoàn-Hội tổ chức các lớp tập huấn, các phong trào để rèn luyện thêm một số kỹ năng cần thiết cho học tập và làm việc (sau này) cho sinh viên. Sinh viên cần theo dõi, nắm bắt thông tin để tham gia các hoạt động bổ ích này. 5. Tự học ở nhà 5.1. Học, làm bài và chuẩn bị bài mới Trong dạy-học theo học chế tín chỉ, Bộ GDĐT quy định mỗi tín chỉ (15 tiết) học trên lớp sinh viên phải tự học ở nhà 30 tiết. Để tạo thành nề nếp, thói quen, ngay từ năm thứ nhất sinh viên cần sắp xếp và tuân thủ lịch tự học sau: - Xem sơ lại nội dung và ghi chép của môn học vừa học xong để gợi nhớ và bổ sung, điều chỉnh nếu ghi chép thiếu, sai. - Tham khảo thêm tài liệu và học kỹ bài cho môn học kế tiếp (ghi ra những thắc mắc, chưa rõ cần hỏi thêm giảng viên, nếu có). - Làm bài tập (giảng viên cho hoặc bài tập có trong giáo trình, tài liệu tham khảo). - Đọc, chuẩn bị bài mới (ghi ra những điểm quan trọng, khó hiểu, cần hiểu sâu hơn, cần chú ý nghe giảng hoặc nêu ra với giảng viên, nêu ra trong thảo luận chung cả lớp hay thảo luận ở nhóm nhỏ,). Nói về cách học, nhiều tài liệu hướng dẫn sinh viên nên đọc toàn bộ bài trong giáo trình chính kết hợp với phần ghi chép khi dự giờ và các ghi nhận được khi đọc thêm tài liệu tham khảo vài ba lần để hiểu sơ bộ nội dung bài. Sau đó lập dàn bài chi tiết cho bài học: Ghi ra từng phần nội dung chính (có tiêu đề). Tiếp theo ghi các nội dung nhỏ trong mỗi phần theo cách ghi cô đọng và lưu ý gạch dưới hoặc hi-light các nội dung quan trọng. Các bạn dùng dàn bài chi tiết này để học theo cách thông thường: xếp bài lại tự nhẩm nội dung, ghi lại, chỗ nào không nhớ mở ra xem, làm như thế cho đến khi nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác. Một điều quan trọng sinh viên cần lưu ý: khi học, làm bài sinh viên phải giữ đầu óc ở trạng thái thư thái, bình thường. Khi bị căng thẳng, âu lo, đầu óc không thể tập trung thì dù sinh viên có cố gắng cao độ cũng khó lòng đạt kết quả tốt. Các bạn cần học thêm cách giải stress để vượt qua những lúc căng thẳng này (có nhiều thông tin trên mạng). 5.2. Tìm tài liệu để tự học thêm Để đáp ứng yêu cầu giúp sinh viên tự học sâu, rộng các môn, theo quy định của Bộ GDĐT mỗi môn học đều phải có đề cương, trong đề cương cần xác định rõ giáo trình chính và danh sách một số sách để sinh viên tham khảo thêm (TLTK). Mong đợi của các nhà giáo dục là thế, thế nhưng trong thực tế hiện nay đa số sinh viên chỉ bám vào giáo trình chính để học, ít khi tham khảo thêm sách, tài liệu tham khảo. Chỉ học như thế khó có thể có kiến thức sâu rộng như một số nhà giáo dục đã nhận xét: Chính cách học này mà nhiều sinh viên Việt Nam du học bị đuối sức dần khi học lên cao. Vì vậy, ngoài việc bám vào giáo trình chính sinh viên cần tham khảo thêm sách, tài liệu từ nhiều nguồn như thư viện, internet, bạn bè, Biện minh cho việc ít đi thư viện, ít đọc thêm tài liệu tham khảo, nhiều sinh viên cho là các bạn phải học nhiều môn học trong một học kỳ, thế nên chỉ mới học theo giáo trình chính đã học không xuể!!! Để giải biện minh này, tôi xin nói rõ thêm cụm từ “tham khảo thêm tài liệu” không có nghĩa đọc hết sách tham khảo như đọc, học giáo trình chính mà chủ yếu tìm trong tài liệu tham khảo những nội dung mà sinh viên chưa rõ, nội dung khác với giáo trình hoặc nội dung sinh viên cảm thấy hấp dẫn, lý thú, bổ ích, (tương tự như ở phổ thông học sinh tham khảo thêm sách để tìm thêm đáp án, cách giải bài mới,). Nếu làm như thế tôi tin là sinh viên có thể làm được và chắc chắn hiểu biết của sinh viên sẽ sâu rộng hơn. 5.3. Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm Để bảo đảm mục tiêu và các cách học tập mà các bạn áp dụng đạt kết quả tốt và lâu dài, các bạn cần thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm (hằng tuần, hằng tháng, cuối mỗi học kỳ) xem những gì các bạn đề ra đã được thực hiện như thế nào? Kết quả ra sao? Điều gì hay cần phát huy? Điều gì hạn chế cần điều chỉnh/thay đổi?... Thường nhiều sinh viên lơ là công việc đánh giá rút kinh nghiệm này, từ đó dần dà sự quyết tâm và các kế hoạch các bạn đề ra ban đầu bị phai nhạt, việc học tập được thực hiện theo “tuỳ hứng” hoặc bị các nhu cầu, sở thích khác lấn áp, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Trên đây là một số chia sẻ để các bạn sinh viên tham khảo và linh hoạt áp dụng cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện riêng của mỗi bạn. Chúc các bạn thành công.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_hoc_tap_hieu_qua_o_dai_hoc_theo_hoc_che_tin_chi_4797.pdf