IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu hoạ t tí nh probiotic của 4
chủ ng Bacillus (B3.7.1, B3.7.4, B3.10.1, B3.10.2)
phân lập từ tôm hù m bông chỉ ra rằng cả 4 chủng
đề u có hoạ t tí nh khá ng khuẩ n đối với Vibrio spp.
và 3 chủng trong đó (ngoại trừ B3.7.1) có khả năng
sinh protease ngoại bào. Trong số 4 chủng nghiên
cứu, chủng B3.10.2 cho thấy vừa có khả năng sinh
3. Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy thích hợp của
chủng B3.10.2
3.1. Ảnh hưởng của nguồn cacbon đến sinh trưởng
Kết quả từ hình 3 cho thấy sau 3 giờ nuôi
trên các nguồn cacbon khác nhau (glucose, rỉ
đường, tinh bột bắp, tinh bột sắn) thì ảnh hưởng
khác nhau đến sự sinh trưởng của chủng B3.10.2.
Nguồn cacbon từ rỉ đường cho kết quả sinh trưởng
cao nhất, cho nên có thể thay thế thành phần
glucose để làm môi trường nuôi cấy của chủng
probiotic này mà vẫn đảm bảo khả năng sinh
trưởng của chúng. Khi sử dụng rỉ đường giúp hạ
giá thành môi trường nuôi cấy chủng probiotic,
từ đó hạ giá thành sản xuất. Sử dụng nguồn rỉ
đường cũng giúp giải quyết khâu tiêu thụ phế
phẩm từ ngành sản xuất đường.
Hình 3. Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến sinh trưởng của chủng B3.
protease vừa có khả năng kháng khuẩn mạnh nhất với Vibrio owensii DY05 (tác nhân gây bệnh trên tôm hùm
bông). Dựa trên các đặc điểm về kiểu gen và kiểu hình, chủng B3.10.2 đã được định danh là Bacillus pumilis.
Điều kiện nuôi cấy thích hợp cho sinh trưởng của chủng B3.10.2 là trong môi trườ ng TSB cải tiến chứ a rỉ đườ ng
là nguồn cacbon, pepton là nguồn nitơ, nồ ng độ muố i 1-3%, pH 8, và ở nhiệ t độ 34 - 37oC.
2. Kiến nghị
Điều kiện sinh trưởng của chủng B3.10.2 phù hợp tốt trong sản xuất công nghiệp chế phẩm và ứng dụng
chế phẩm ngoài biển, nên có thể đưa vào sản xuất thử nghiệm chế phẩm probiotic và thử nghiệm in vivo hiệu
quả probiotic trên tôm hùm và các đối tượng thủy sản khác.
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt tính probiotic, đặc điểm phân loại và điều kiện nuôi thích hợp của chủng bacillus pumilus B3.10.2 phân lập từ tôm hùm bông - Trần Vũ Đình Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 177
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
HOẠ T TÍ NH PROBIOTIC, ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀ U KIỆ N
NUÔI THÍ CH HỢ P CỦA CHỦ NG BACILLUS PUMILUS B3.10.2
PHÂN LẬP TỪ TÔM HÙ M BÔNG
THE PROBIOTIC ACTIVITY, IDENTIFICATION AND APPROPRIATE CULTURE
CONDITIONS OF BACILLUS PUMILUS B3.10.2 ISOLATED
FROM THE ORNATE SPINY LOBSTER
Trần Vũ Đình Nguyên1, Nguyễn Văn Duy2, Vũ Ngọc Bội3
Ngày nhận bài: 30/11/2012; Ngày phản biệ n thông qua: 15/7/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014
TÓM TẮT
Vấ n đề dị ch bệ nh do vi sinh vậ t gây ra trong nhữ ng năm gầ n đây gây thiệt hại nặng nề đế n nghề nuôi trồng thủy sản.
Việ c sử dụ ng cá c chế phẩ m probiotic để kiể m soá t tác nhân gây bệ nh đượ c xem là mộ t hướ ng thay thế cho điề u trị khá ng
sinh truyền thống. Mụ c tiêu củ a nghiên cứ u này là xác định hoạ t tí nh probiotic, định danh và nghiên cứu điề u kiệ n nuôi cấ y
thí ch hợ p của chủng probiotic tiềm năng trong số 4 chủng Bacillus (B3.7.1, B3.7.4, B3.10.1, B3.10.2) phân lập từ tôm hù m
bông (Panulirus ornatus). Kế t quả cho thấ y cả 4 chủng đề u có hoạ t tí nh khá ng khuẩ n và 3 chủng trong đó (B3.7.4, B3.10.1,
B3.10.2) có khả năng sinh protease ngoại bào. Chủng B3.10.2 đã được định danh là Bacillus pumilus có khả năng kháng
khuẩn mạnh nhất với chủng Vibrio owensii DY05 mới được chứng minh gây bệnh nguy hiểm trên tôm hùm bông. Điều kiện
nuôi cấy thích hợp cho sinh trưởng của chủng này là môi trườ ng TSB cải tiến chứ a rỉ đườ ng là nguồn cacbon, pepton là
nguồn nitơ, nồ ng độ muố i 1-3%, pH 8, và ở nhiệ t độ 34-37oC. Kết quả này đóng góp cơ sở khoa học trong xây dựng quy
trình sản xuất chế phẩm probiotic ở mức độ công nghiệp và mở ra tiềm năng ứng dụng của chủng này trong nuôi trồng hải
sản nói chung và nuôi tôm hùm nói riêng.
Từ khóa: Bacillus, Bacillus pumilus, Panulirus ornatus, Probiotic, Protease
ABSTRACT
The disease problems due to microbial infection in recent years caused a heavy loss in aquaculture. The use of
probiotics to control pathogens is suggested to replace of traditional antibiotic treatment. The aim of the study is to
assess the probiotic activity, identifi cation and the appropriate culture conditions of the potential probiotic strain out of four
Bacillus isolates from the ornate spiny lobster (Panulirus ornatus). The results showed that all these four strains were found
to have their antibacterial activity and three of them (B3.7.4, B3.10.1, B3.10.2) expressed extracellular protease activity.
The strain B3.10.2 was identifi ed as Bacillus pumilus with the strongest inhibitory effect against Vibrio owensii DY05, a
serious pathogen causing epizootics in the ornate spiny lobster. The appropriate culture conditions for the growth of this
strain include the modifi ed TSB medium with molasses as a carbon source, peptone as a nitrogen source, salinity from 1
to 3%, pH at 8, and the temperature of 34-37oC. The research contributes into the development of the protocol for probiotic
production in industry scale and opens the potential applications of this probiotic strain for marine aquaculture in general
and lobster culture in particular.
Keywords: Bacillus, Bacillus pumilus, Panulirus ornatus, Probiotics, Protease
1 Trần Vũ Đình Nguyên: Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2010 – Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Nguyễn Văn Duy, 3 TS. Vũ Ngọc Bội: Viện Công nghệ sinh học và Môi trường – Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Việt Nam được bắt
đầu từ năm 1992, và phát triển nhanh đến năm 2000
với đối tượng nuôi chính, quan trọng là tôm hùm bông
(Panulirus ornatus). Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hùm
lồng đã chịu tổn thất kinh tế nặng nề khi dịch bệnh
xuất hiện và có xu hướng giảm sút cả về năng suất và
sản lượng trong những năm gần đây (Lại Văn Hùng,
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
178 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Lê Anh Tuấn, 2009). Các nghiên cứu về bệnh trên
giáp xác nói chung và trên tôm hùm nói riêng, cho
thấy một trong những tác nhân gây bệnh chính
và nguy hiểm nhất là các vi khuẩn Vibrio bao gồm
V. parahaemolyticus, V. harveyi, V. anguillarum,
V. alginolyticus, (Webster et al., 2006; Raissy et al.,
2011). Chúng thường là những tác nhân gây bệnh cơ
hội, có thể gây chết từ rải rác đến hàng loạt (Shields,
2011). Chủng vi khuẩn Vibrio owensii DY05 mới
đây đã được phân lập từ một số động vật giáp xác
(Cano-Gómez et al., 2010) và được chứng minh là
tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên tôm hùm bông
(Panulirus ornatus) giai đoạn ấu trùng nuôi tại
Australia (Goulden et al., 2012) và giai đoạn con non
ở Việt Nam (Nguyễn Thị Thanh Xuân và cs, 2013).
Võ Văn Nha (2004) khi nghiên cứu một số
bệnh thường gặp trên tôm hùm bông tại vùng biển
Khánh Hòa và Phú Yên đã phát hiện trên tôm hùm
bị bệnh đỏ thân có mặt của nhiều vi khuẩn thuộc chi
Vibrio mà trong đó chủ yếu là V. parahaemolyticus.
Trên tôm nước lợ, hội chứng hoại tử gan tụy cấp
đã xuất hiện tại các vùng nuôi tôm ở đồng bằng
sông Cửu Long từ năm 2010, sau đó lan ra miền
Trung và một số tỉnh ven biển phía Bắc. Theo báo
cáo của Vụ Nuôi trồng thủy sản (2012), sự hiện diện
của vi khuẩn Vibrio và phage dẫn đến chết sớm và
hội chứng hoại tử gan tụy ở tôm nuôi. Trong đó,
53,8% mẫu tôm giống thu ở các trại giống khu
vực miền Trung nhiễm Vibrio, phổ biến là các loài
V. parahaemolyticus, V. harveyi và V. vulnifi cus.
Để phòng trừ dịch bệnh do vi khuẩn gây ra, sử
dụng kháng sinh vẫn là biện pháp chính. Tuy nhiên,
việc sử dụng kháng sinh quá liều đã làm giảm hiệu
quả chữa bệnh trong nuôi trồng thủy sản, làm ô nhiễm
môi trường nuôi và gây ảnh hưởng lớn đến chất
lượng sản phẩm do việc tồn dư kháng sinh, hay tạo
ra các chủng kháng kháng sinh (Zhou et al., 2009).
Các plasmid mã hóa cho các gen kháng kháng sinh
cũng có thể truyền từ vi sinh vật gây bệnh ở thủy sản
sang các vi sinh vật gây bệnh cho động vật và người
(Sahu et al., 2008). Chẳng hạn, vụ dịch tiêu chảy lớn
do vi khuẩn Vibrio cholera gây ra ở Ecuador từ năm
1991-1994 đã bắt đầu từ các ngư dân nuôi tôm. Ban
đầu các chủng vi khuẩn Vibrio gây bệnh cho tôm và
không gây bệnh ở người nhưng sau đó do cơ chế
chuyển gen ngang của các gen kháng kháng sinh
trên plasmid mà các chủng này đã gây ra dịch bệnh
lớn trên người (Weber et al., 1994).
Do đó việc sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc
vi khuẩn có lợi nhằm kiểm soát mầm bệnh đang ngày
càng được xem như là một giải pháp thay thế cho
điều trị kháng sinh (Sahu et al., 2008). Chế phẩm
probiotic là tập hợp một hoặc nhiều chủng vi khuẩn
sống, được bổ sung vào thức ăn nhằm tác động
tích cực đến sức khỏe vật nuôi, bao gồm khả năng
ức chế các vi khuẩn gây hại, kích thích hệ tiêu hóa
đường ruột thông qua hoạt động của các enzyme
thủy phân (protease, amylase,), hoặc tăng cường
đáp ứng miễn dịch (Zhou et al., 2009). Cá c chế phẩ m
sinh họ c hiệ n nay thườ ng chứ a cá c chủ ng có lợ i như:
Lactobacilus spp., Bacillus spp., nấm men, Trong
đó sử dụ ng chủ ng Bacillus trong nuôi trồ ng thủ y
sả n hiệ n là mộ t hướ ng rấ t đượ c quan tâm nghiên
cứ u (Ravi el al., 2007). Tất cả các loài Bacillus đều
có khả năng phân giải hợp chất hữu cơ chứa nitơ
(như protein) khá mạnh nhờ sinh ra protease ngoại
bào. Ngoài các enzym trên, các vi khuẩn còn có
khả năng sinh ra các chất có hoạt tính kháng khuẩn
như insulin và subtilin từ B. subtilis, bacteriocin từ
B. licheniformis, (Hill et al., 2009).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 4
chủng vi khuẩn phân lập từ ruột tôm hùm bông (đã
khảo sát sơ bộ hoạt tính kháng khuẩn) để xác định
hoạt tính probiotic in vitro và điều kiện nuôi cấy thích
hợp của chúng nhằm sản xuất chế phẩm vi sinh
phục vụ nuôi tôm hùm và các đối tượng nuôi hải
sản khác.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Chủng vi sinh vật
Các chủng vi khuẩn probiotic tiềm năng
Bacillus spp. (B3.10.1, B3.10.2, B3.7.1, B3.7.4)
phân lập từ ruột tôm hùm bông, chủng chuẩn sinh
protease Bacillus sp. L5’, và các chủng vi sinh vật
chỉ thị Vibrio spp. (V1.1 và V3.3) được lấy từ bộ
sưu tập vi sinh vật của Viện Công nghệ sinh học
và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang. Chủng
Vibrio owensii DY05 là chủng vi khuẩn đã được
chứng minh gây bệnh trên ấu trùng tôm hùm bông
(Goulden et al., 2012a), được cung cấp từ Viện Hải
dương học Australia (AIMS). Các chủng probiotic
tiềm năng và chủng chỉ thị được nuôi cấy trên môi
trường TSB (Tryptic Soy Borth) (HiMedia, Ấn Độ), có
bổ sung 1,5% NaCl và bảo quản trong 20% glycerol
ở -800C theo mô tả của Trần Linh Thước (2007).
2. Xác định hoạt tính sinh protease ngoại bào
Hoạt tính sinh protease ngoại bào được xá c đị nh
theo phương pháp đo đường kính phân giải casein.
Vi khuẩn được nuôi cấy lắc 180 vòng/phút ở 300C
trong môi trường dịch thể TSB, sau 24h tiến hành ly
tâm dịch nuôi cấy với tốc độ 8000 vòng/phút trong 15
phút, thu dịch và nhỏ vào lỗ thạch đã khoan trên đĩa
petri chứa môi trường cơ chất có casein; Để vào tủ
ấm 300C trong 24 giờ; Đo đường kính vòng phân giải
casein. Hoạt tính enzyme được xác định theo công
thức: D-d, trong đó D là đường kính vòng phân giải
+ đường kính lỗ khoan, và d là đường kính lỗ khoan.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 179
3. Xác định hoạt tính kháng khuẩn
Hoạt tính kháng khuẩn được xác định bằng
phương pháp khuếch tán trên thạch đĩa. Các chủng
vi khuẩn đã phân lập được nuôi cấy trong môi trường
TSB, bổ sung 1,5% NaCl, trong 14-16 giờ. Sau đó dịch
nuôi cấy ở mật độ tế bào khoảng 105 CFU/ml được ly
tâm ở 6000 vòng/phút trong 30 phút ở 40C, thu dịch
nổi. Lấy 80 μl dung dịch này nhỏ vào mỗi giếng của
đĩa thạch đã trang đều vi khuẩn chỉ thị (Vibrio sp. V1.1
hoặc Vibrio sp. V3.3) sau khi nuôi trên môi trường TSB
tới mật độ 104 CFU/ml. Sử dụng methylene blue 0,4%
làm chất chỉ thị màu trước khi đổ đĩa để tăng độ tương
phản của vòng kháng khuẩn. Sau đó, đĩa được ủ ở
370C trong 24-48 giờ và xác định đường kính vòng
kháng khuẩn (Ravi et al., 2007).
4. Xác định điều kiện nuôi cấy thích hợp cho
sinh trưởng
Các chủng vi khuẩn nghiên cứu được nuôi
trên môi trường TSB tại pH 7,3 ở nhiệt độ 37oC. Để
xác định điều kiện nuôi cấy thích hợp, lần lượt các
thông số: nguồn cacbon (glucose, rỉ đường, tinh bột
bắp, tinh bột sắn), nguồn nitơ (bột mì, amoni sulfat,
pepton), nồng độ muối (0%, 1%, 2%, 3%, 4%, 5%),
pH môi trường (pH 5, 6, 7, 8, 9) và nhiệt độ (28, 31,
34, 37, 40 (oC)) được thay đổi trong khi các thông số
còn lại được cố định và cải tiến dần. Sau 3 giờ nuôi,
khả năng sinh trưởng của vi khuẩn được xác định
bằng phép đo mật độ quang của dịch nuôi tại bước
sóng 540 nm (OD540) trên máy đo quang phổ Cary
100 Bio (Varian, Mỹ).
5. Định danh vi khuẩn Bacillus
Vi khuẩn Bacillus được định danh bằng cách
kết hợp giải trình tự đoạn gen 16S rDNA và sử dụng
bộ kít hóa sinh API 50CHB (BioMérieux, Pháp) dựa
trên 49 phản ứng lên men đường và 12 thử nghiệm
hoạt tính enzyme theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Kết quả thử nghiệm hóa sinh được phân tích bằng
phần mềm ApiWeb (BioMérieux, Pháp).
Nhằm tách chiết DNA, dịch nuôi cấy vi khuẩn
được ly tâm ở 13.000 vòng/phút trong 2 phút ở
40C để thu tế bào (Luan et al., 2007). DNA tổng số
được tách chiết bằng bộ kit Wizard® SV Genomic
DNA System (Promega) theo hướng dẫn của nhà
sản xuất và sau đó bảo quản ở -200C. Đoạn gen
16S rDNA của vi khuẩn được khuếch đại bằng kỹ
thuật PCR sử dụng cặp mồi tương ứng được tổng
hợp bởi IDT (Mỹ) có trình tự như sau: 16S-27F
5’-AGA GTT TGA TCC TGG CTC AG 3’ và
16S-1492R 5’ACG GCT ACC TTG TTA CGA CT-3’
(Luan et al., 2007). Phản ứng PCR được tiến hành
trong tổng thể tích 50 µl với các thành phần ở nồng
độ cuối cùng như sau: DNA (2-20 ng), mỗi mồi
(0,1 µM), dNTP (0,1 mM mỗi loại), MgCl2 (2 mM),
Taq polymerase (1,25 U) và đệm Tag (1X). Chu kì
nhiệt của phản ứng bao gồm biến tính ban đầu ở
940C trong 3 phút; 35 chu kì của 940C trong 1 phút,
500C trong 1 phút và 720C trong 1 phút; và cuối cùng
kết thúc ở 720C trong 7 phút. Sản phẩm PCR được
điện di trên gel agarose 1-1,5% trong đệm TBE
0,5X, sau đó được nhuộm với ethidium bromide và
đọc kết quả trên máy chụp ảnh gel (Biorad).
Sản phẩm PCR được tinh sạch bằng bộ kit
PCR clean up system (Promega) theo hướng dẫn
của nhà sản xuất và sử dụng làm khuôn trực tiếp
cho phản ứng tiền giải trình tự theo nguyên tắc
dye-labelled dideoxy terminator (Big Dye Terminator
v.3.1, Applied Biosystems) với các cặp mồi
16S-27F/16S-1492R theo chương trình nhiệt như
sau: 960C trong 20 giây, 500C trong 20 giây và 600C
trong 4 phút. Sản phẩm phản ứng được phân tích
trên máy phân tích trình tự tự động ABI Prism 3700
DNA Analyser (Applied Biosystems). Các trình tự
được phân tích, chỉnh sửa bằng phần mềm BioEdit
7.1.3.0 và Genious Pro 5.5.7, và được so sánh với
các trình tự tương đồng trên Genbank bằng chương
trình BLAST (www.ncbi.nlm.nih.gov/blast/).
6. Xử lý thống kê
Các thí nghiệm xác định điều kiện nuôi cấy thích
hợp được lặp lại ít nhất 3 lần. Các số liệu được xử
lý thống kê bằng phân tích ANOVA trên phần mềm
Microsoft EXCEL 2007.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Xác định hoạt tính probiotic của các chủng
nghiên cứu
1.1. Xác định hoạt tính sinh protease ngoại bào
Kết quả từ bảng 1 và hình 1 cho thấy có 3/4
chủng probiotic nghiên cứu (B3.7.4, B3.10.1,
B3.10.2) có khả năng sinh protease ngoại bào.
Trong đó chủng B3.7.4 sinh protease mạnh nhất
(đường kính vòng phân giải casein > 20 mm) và
mạnh hơn so với chủng L5’ là chủng chuẩn có khả
năng sinh protease mạ nh đã đượ c nghiên cứ u tạ i
Việ n Công nghệ sinh họ c và Môi trường - Trườ ng
Đạ i họ c Nha Trang.
Kết quả nghiên cứu này tương tự với một nghiên
cứu gần đây của Liu và cộng sự (2009) về chủng vi
khuẩn Bacillus subtilis E20 có khả năng sinh protease
mạnh. Chủng này đã được thử nghiệm bổ sung
vào thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus
vannamei). Kết quả cho thấy tôm có bổ sung
probiotic tiết ra enzyme tiêu hóa nhiều hơn do
được hỗ trợ bởi hoạt động sinh protease của chủng
probiotic so với tôm không được bổ sung probiotic,
do vậy tôm có bổ sung probiotic đã tăng trưởng
nhanh hơn (Liu et al., 2009).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
180 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Hì nh 1. Vòng phân giải casein từ dịch nuôi sau ly tâm củ a cá c chủ ng nghiên cứ u
Bả ng 1. Hoạ t tí nh sinh protease ngoại bà o
củ a cá c chủ ng nghiên cứ u
STT Chủng probiotic Đường kính vòng phân giải casein (D-d, mm)
1 B3.10.1 16
2 B3.10.2 16
3 B3.7.1 -
4 B3.7.4 21
5 L5’ 18
1.2. Xác định hoạt tính kháng khuẩn
Kết quả từ bảng 2 và hình 2 cho thấy các chủng
probiotic nghiên cứu sau khi nuôi trên môi trường
TSB đều có hoạt tính kháng khuẩn đối với chủng
V1.1, V3.3 và DY05. Trong đó chủng probiotic
B3.7.4 có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất với cả
hai chủng V1.1 và V3.3 còn chủng B3.10.2 có hoạt
tính kháng khuẩn mạnh nhất với chủng DY05.
Vibrio owensii là loài vi khuẩn mới được công
bố gần đây (Cano-Gómez et al., 2010) và chủng
V. owensii DY05 đã được chỉ ra là tác nhân gây
bệnh nguy hiểm trên tôm hùm bông trong giai đoạn
ấu trùng ở Australia (Goulden et al., 2012a) và con
non ở Việt Nam (Nguyễn Thị Thanh Xuân và cs,
2013). Trong một nghiên cứu mới đây, Goulden và
cs (2012b) đã tuyển chọn được các chủng probiotic
(Vibrio sp. PP05 và Pseudoalteromonas sp. PP107)
có hoạt tính kháng khuẩn mạnh với chủng DY05 và
cho thấy chúng có khả năng bảo vệ ấu trùng tôm
hùm bông sau khi lây nhiễm với DY05. Trong nghiên
cứu này, các chủng probiotic, nhất là chủng B3.10.2,
cũng có khả năng kháng mạnh với DY05 trong điều
kiện in vitro. Do vậy, cần tiếp tục có những thử
nghiệm in vivo để đánh giá hiệu quả của các chủng
probiotic tiềm năng này trên tôm hùm bông.
Hình 2. Vòng kháng khuẩn của các chủng probiotic nghiên cứu với chủng V3.3
Bảng 2. Hoạt tính kháng khuẩn của các chủng
probiotic nghiên cứu
STT Chủng probiotic
Đường kính vòng kháng khuẩn (D-d, mm)
Vibrio sp. V1.1 Vibrio sp. V3.3 Vibrio owensii DY05
1 B3.7.4 10 15 10
2 B3.7.1 10 7 15
3 B3.10.1 8 10 15
4 B3.10.2 9 13 29
2. Định danh chủng B3.10.2
Chủng B3.10.2 có khả năng kháng khuẩn mạnh
nhất với chủng DY05, đồng thời có khả năng sinh
protease ngoại bào tốt, nên đã được lựa chọn trước
tiên để định danh nhằm kiểm tra tính an toàn của
chủng. Việc định danh chủng B3.10.2 bằng cách
sử dụng kết hợp cả hai phương pháp: dựa trên đặc
điểm kiểu gen (trình tự đoạn gen 16S rDNA) và kiểu
hình (khả năng lên men đường và hoạt tính sinh
enzyme).
Kết quả giải trình tự 2 chiều đoạn gen 16S
rDNA của chủng B3.10.2 đã thu được đoạn trình tự
dài 1066 bp. Trình tự này đã được gửi lưu trữ trên
Ngân hàng gen thế giới (GenBank) với mã số gen
là KC894663. Kết quả phân tích BLAST từ bảng 3
cho thấy, trình tự đoạn gen 16S rDNA của chủng
B3.10.2 tương đồng 100% với một số chủng của
loài Bacillus pumilus (các chủng T246, Nsic-2, V1,
B12), B. altitudinis chủng T86, 100% với các chủng
chuẩn (type strain) của các loài B. stratosphericus,
B. aerophilus, B. altitudinis, và 99,6% với các chủng
chuẩn của các loài B. pumilus và B. safensis.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 181
Bảng 3. So sánh trình tự đoạn gen 16S rDNA của chủng B3.10.2 với các trình tự tương đồng
cao nhất trên GenBank bằng phương pháp BLAST
Mã số gen Chủng vi khuẩn Tỉ lệ che phủ Mức ý nghĩa Độ tương đồng
KC764989 Bacillus pumilus T246 100% 0,0 100%
KC764971 Bacillus altitudinis T86 100% 0,0 100%
KC568200 Bacillus pumilus Nsic-2 100% 0,0 100%
KC492092 Bacillus pumilus V1 100% 0,0 100%
KC596004 Bacillus pumilus B12 100% 0,0 100%
NR042336 Bacillus stratosphericus 41KFT 100% 0,0 100%
NR042339 Bacillus aerophilus 28KT 100% 0,0 100%
NR042337 Bacillus altitudinis 41KF2bT 100% 0,0 100%
NR041794 Bacillus safensis FO-036bT 100% 0,0 99,6%
NR043242 Bacillus pumilus ATCC 7061T 100% 0,0 99,6%
T: kí hiệu chủng chuẩn của loài (type strain)
Kết quả phân tích kiểu hình dựa trên 49 phản
ứng lên men đường và 12 thử nghiệm hoạt tính
enzyme của chủng B3.10.2 đã xác nhận kết quả phân
tích kiểu gen nói trên, trong đó những đặc điểm khác
biệt về đặc điểm hóa sinh của chủng này so với 5 loài
gần gũi về trình tự gen 16S rDNA đã được chỉ ra trong
bảng 4. Phân tích trên phần mềm Apiweb (BioMérieux,
Pháp) cho thấy chủng B3.10.2 được định danh là
Bacillus pumilus với %ID = 99,9 và T = 0,49. Loài
vi khuẩn này được coi là an toàn cho người và động
vật. Chẳng hạn, chủng Bacillus pumilus GB34 đã
được cấp phép sử dụng trong chế phẩm kháng nấm
Rhizoctonia và Fusarium hại cây trồng, trong khi
đó một chủng B. pumilus khác phân lập từ tôm sú
(Penaeus monodon) đã cho thấy có tính chịu mặn
tốt và khả năng ức chế mạnh sinh trưởng của một
số vi khuẩn biển gây bệnh như Vibrio alginolyticus,
V. mimicus và V. harveyi (Hill et al., 2009).
Bảng 4. Đặc điểm hóa sinh khác biệt của chủng B3.10.2 so với các loài Bacillus gần gũi nhất
TT Phản ứng Cơ chất Chủng B3.10.2
Bacillus
pumilus B. safensis
B.
altitudinis
B.
aerophilus
B. strato-
sphericus
Tài liệu Nghiên cứu này Dữ liệu API Satomi et al.,2006
Shivaji et al.,
2006
Shivaji et al.,
2006
Shivaji et al.,
2006
A. Các phản ứng lên men đường
GLY Glycerol w +/- +
DARA D-arabinose - - + + +
SBE L-sorbose - - + + +
RHA L-rhamnose - - + + +
DUL Dulcitol - - + - +
INO Inositol - - + + - +
SOR D-sorbitol - - + + -
MDG Methyl-b-D-gluco-
pyranoside
- +/- +
NAG N-acetyl glucos-
amine
w +/- - - -
CEL D-cellobiose + + + - +
MAL D-maltose - +/- + + +
MEL D-melibiose - - +
TRE D-trehalose + + + -
INU Inulin - - + + +
RAF D-raffi nose - - + - + +
XLT Xylitol - - + -
TUR D-turanose - +/- +
B. Các hoạt tính enzyme
ADH L-arginine - - + -
CIT Trisodium citrate w +/- - + -
URE Urea - - - +
VP Sodium pyruvate - + -
GEL Gelatin w + + + +
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
182 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
3.2. Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến sinh trưởng
Chủng probiotic tiềm năng B3.10.2 còn được
nuôi ở các nguồn nitơ khác nhau (bột đậu nành,
amoni sulfat, pepton và sau 3 giờ được thu mẫu
đo ở mật độ quang OD540 để xác định mật độ tế
bào. Kết quả từ hình 3 cho thấy, từ các nguồn nitơ
khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sự sinh
trưởng của chủng probiotic nghiên cứu. Đồng thời,
thí nghiệm này còn cho thấy trong số các nguồn nitơ
thử nghiệm, pepton là nguồn nitơ thích hợp nhất
cho sinh trưởng của chủng B3.10.2.
3.3. Ảnh hưởng của nồng độ muối đến sinh trưởng
Kết quả xác định ảnh hưởng của nồng độ muối
NaCl đến sinh trưởng của chủng nghiên cứu từ hình 3
cho thấy chủng B3.10.2 có khả năng sinh trưởng tốt
ở các nồng độ muối từ 1 đến 3%. Tạ i nồng độ muối
1% thì chủng sinh trưởng mạnh nhất. Khi nồng độ
muối tăng lên thì ức chế khả năng sinh trưởng của
chủng nghiên cứu làm cho tốc độ sinh trưởng chậm
lại. Kết quả này cũng cho thấy tiềm năng ứng dụng
của chủng này trong nuôi nước lợ, mặn (tôm hùm,
tôm sú, tôm hùm,) vì chúng có khả năng chịu
được môi trường có nồng độ muối cao. Đồng thời,
chủng B3.10.2 vẫn sống được ở nồng độ muối 0%
(nước ngọt) cho thấy khả năng thích ứng rộng với
nồng độ muối của chủng nghiên cứu.
3.4. Ảnh hưởng của pH môi trường đến sinh trưởng
Kết quả từ hình 3 cho thấy pH môi trường
có ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng của chủng
B3.10.2. Sau 3 giờ nuôi cấ y, chủng nghiên cứu sinh
trưởng mạnh nhất trên môi trường có pH 8. Tại
những khoảng pH lân cận (pH 6-9), chủng nghiên
cứu vẫn sinh trưởng khá tốt. Điều này cho thấy khả
năng ứng dụng rộng rãi của chủng probiotic khi phát
triển được ở điều kiện pH khác nhau. Tuy nhiên,
chủng B3.10.2 bị ức chế mạnh khi nuôi trên môi
trường có độ acid cao (pH 5).
3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng
Kết quả từ hình 3 chỉ ra rằng trong khoảng nhiệt
độ nghiên cứu từ 280 đế n 400C, nhiệt độ không ảnh
hưởng lớn đến sinh trưởng của chủng B3.10.2 (mật
độ tế bào (OD540) chỉ dao động từ 1,9-2,2 sau 3 giờ
nuôi). Chủ ng B3.10.2 sinh trưởng tố t nhấ t ở 340C.
Điề u nà y rấ t thuậ n lợ i cho việ c nuôi cấy sản xuất chế
phẩ m probiotic ở điề u kiệ n nhiệ t độ phò ng, giú p hạ giá
thà nh, giả m chi phí sả n xuấ t ở mức độ công nghiệp.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu hoạ t tí nh probiotic của 4
chủ ng Bacillus (B3.7.1, B3.7.4, B3.10.1, B3.10.2)
phân lập từ tôm hù m bông chỉ ra rằng cả 4 chủng
đề u có hoạ t tí nh khá ng khuẩ n đối với Vibrio spp.
và 3 chủng trong đó (ngoại trừ B3.7.1) có khả năng
sinh protease ngoại bào. Trong số 4 chủng nghiên
cứu, chủng B3.10.2 cho thấy vừa có khả năng sinh
3. Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy thích hợp của
chủng B3.10.2
3.1. Ảnh hưởng của nguồn cacbon đến sinh trưởng
Kết quả từ hình 3 cho thấy sau 3 giờ nuôi
trên các nguồn cacbon khác nhau (glucose, rỉ
đường, tinh bột bắp, tinh bột sắn) thì ảnh hưởng
khác nhau đến sự sinh trưởng của chủng B3.10.2.
Nguồn cacbon từ rỉ đường cho kết quả sinh trưởng
cao nhất, cho nên có thể thay thế thành phần
glucose để làm môi trường nuôi cấy của chủng
probiotic này mà vẫn đảm bảo khả năng sinh
trưởng của chúng. Khi sử dụng rỉ đường giúp hạ
giá thành môi trường nuôi cấy chủng probiotic,
từ đó hạ giá thành sản xuất. Sử dụng nguồn rỉ
đường cũng giúp giải quyết khâu tiêu thụ phế
phẩm từ ngành sản xuất đường.
Hình 3. Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến sinh trưởng của chủng B3.10.2
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 183
protease vừa có khả năng kháng khuẩn mạnh nhất với Vibrio owensii DY05 (tác nhân gây bệnh trên tôm hùm
bông). Dựa trên các đặc điểm về kiểu gen và kiểu hình, chủng B3.10.2 đã được định danh là Bacillus pumilis.
Điều kiện nuôi cấy thích hợp cho sinh trưởng của chủng B3.10.2 là trong môi trườ ng TSB cải tiến chứ a rỉ đườ ng
là nguồn cacbon, pepton là nguồn nitơ, nồ ng độ muố i 1-3%, pH 8, và ở nhiệ t độ 34 - 37oC.
2. Kiến nghị
Điều kiện sinh trưởng của chủng B3.10.2 phù hợp tốt trong sản xuất công nghiệp chế phẩm và ứng dụng
chế phẩm ngoài biển, nên có thể đưa vào sản xuất thử nghiệm chế phẩm probiotic và thử nghiệm in vivo hiệu
quả probiotic trên tôm hùm và các đối tượng thủy sản khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Võ Văn Nha, 2004. Kết quả bước đầu nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi lồng tại
vùng biển Phú Yên, Khánh Hòa. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984 – 2004). NXB Nông nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh: 487-493.
2. Trần Linh Thước, 2007. Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. NXB Giáo dục. Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Thanh Xuân, Phạm Thu Thủy, Lone Hoj, Nguyễn Văn Duy, 2013. Cảm nhiễm tôm hùm bông (Panulirus ornatus)
giai đoạn con non với vi khuẩn Vibrio owensii DY05. Báo cáo Hội thảo khoa học trẻ ngành thủy sản lần thứ IV, 6-7/6/2013.
Trường Đại học Nông Lâm. TP. Hồ Chí Minh.
4. Vụ Nuôi trồng thủy sản, 2012. Hội chứng hoại tử gan tụy cấp ở tôm nuôi nước lợ: nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa.
Website: stenet.gov.vn/thong-tin-huu-ich/thong-tin-thong-ke/thong-tin/hoi-chung-hoai-tu-gan-tuy-cap-o-tom-
nuoi-nuoc-lo-nguyen-nhan-va-giai-phap-phong-ngua/.
Tiếng Anh
5. Cano-Gómez A, Gou lden EF, Owens L, Høj L, 2010. Vibrio owensii sp. nov., isolated from cultured crustaceans in Australia.
FEMS Microbiol Lett, 302 (2): 175-81.
6. Goulden EF, Hall MR, Bourne DG, Pereg LL, Hoj L, 2012a. Pathogenicity and infection cycle of Vibrio owensii in
larviculture of the ornate spiny lobster (Panulirus ornatus). Appl Environ Microbiol, 78(8): 2841-9.
7. Goulden EF, Hall MR, Pereg LL, Hoj L, 2012b. Identifi cation of an antagonistic probiotic combination protecting ornate
spiny lobster (Panulirus ornatus) larvae against Vibrio owensii infection. PLoS One, 7 (7): e39667.
8. Hill J E, Baiano JCF, Barnes AC, 2009. Isolation of a novel strain of Bacillus pumilus from penaeid shrimp that is inhibitory
against marine pathogens. J Fish Dis, 32 (12): 1007–1016.
9. Liu CH, Chiu CS, Ho PL, Wang SW, 2009. Improvement in the growth performance of white shrimp, Litopenaeus vannamei,
by a protease-producing probiotic, Bacillus subtilis E20, from natto. J Appl Microbiol, 107 (3): 1031-41.
10. Ravi AV, Musthafa KS, Jegathammbal G, Kathiresan K and Pandian SK, 2007. Screening and evaluation of probiotics as a
biocontrol agent against pathogenic Vibrios in marine aquaculture. Lett Appl Microbiol, 45: 219-223.
11. Sahu M, Swarnakumar N, Sivakumar K, Thangaradjou T, Kannan L, 2008. Probiotics in aquaculture: importance and future
perspectives. Ind J Microbiol, 48: 299–308.
12. Zhou Q, Li K, Jun X, Bo L, 2009. Role and functions of benefi cial microorganisms in sustainable aquaculture. Bioresource
Technol, 100: 3780–3786.
13. Weber JT, Mintz ED, Canizares R, Semiglia A, Gomez I, Sempertegui R, Davila A, Greene KD, Puhr ND, Cameron DN,
Tenover FC, Barrett TJ, Bean NH, Ivey C, Tauxe RV and Blake PA, 1994. Epidemia cholera in Ecuador: multidrug resistance
and transmission by water and seafood. Epidemiol Infect, 112: 1-11.
14. Webster N S, Bourne D G and Hall M, 2006. Vibrionaceae infection in phyllosomas of the tropical rock lobster Panulirus
ornatus as detected by fl uorescence in situ hybridization. Aquaculture, 255: 173-178.
15. Shields J D, 2011. Diseases of spiny lobsters: a review. J Invertebr Pathol, 106 (1): 79-91.
16. Raissy M, Momtaz H, Moumeni M, Ansari M and Rahimi E, 2011. Molecular detection of Vibrio spp. in lobster hemolymph.
Afr J Microbiol Res, 5 (13): 1697 - 1700.
17. Lai Van Hung and Le Anh Tuan, 2009. Lobster seacage culture in Vietnam. In: Williams K.C. (ed.), Spiny lobster aquaculture
in the Asia–Pacifi c region. Proceedings of an international symposium held at Nha Trang, Vietnam, 9–10 December 2008.
ACIAR Proceedings No. 132. Australian Centre for International Agricultural Research: Canberra. 162 pp.
18. Luan XY, Chen JX, Zhang XH, Jia JT, Sun FR, Li Y, 2007. Comparison of different primers for rapid detection of Vibrio
parahaemolyticus using the polymerase chain reaction. Lett Appl Microbiol, 44 (3): 242-7.
19. Satomi M, La Duc MT, Venkateswaran K, 2006. Bacillus safensis sp. nov., isolated from spacecraft and assembly-facility
surfaces. Int J Syst Evol Microbiol, 56 (Pt 8):1735-40.
20. Shivaji S, Chaturvedi P, Suresh K, Reddy GS, Dutt CB, Wainwright M, Narlikar JV, Bhargava PM, 2006. Bacillus aerius sp.
nov., Bacillus aerophilus sp. nov., Bacillus stratosphericus sp. nov. and Bacillus altitudinis sp. nov., isolated from cryogenic
tubes used for collecting air samples from high altitudes. Int J Syst Evol Microbiol, 56 (Pt 7): 1465-73.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_1_2014_30_tran_vu_dinh_nguyen_4691_2024521.pdf