Tuyển chọn các chủng xạ khuẩn có hoạt
tính kháng sinh cao
Căn cứ từ các kết quả kiểm tra sơ bộ về
HTKS ở trên, chúng tôi chọn ra 10 chủng có
hoạt tính cao, hoạt phổ rộng để tiếp tục sàng
lọc. Các chủng này đƣợc nuôi lắc trong môi
trƣờng Gause I dịch thể và kiểm tra HTKS
của dịch lên men bằng phƣơng pháp đục lỗ.
Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 5.
Kết quả trên cho thấy phần lớn các chủng lựa
chọn đều vẫn giữ đƣợc hoạt tính khi chuyển
từ môi trƣờng thạch sang môi trƣờng dịch thể.
Hoạt tính của các chủng tƣơng đối ổn định.
Tuy nhiên tất cả các chủng đều không có hoạt
tính với nấm Aspergillus niger VTCCF-001.
Có 5 chủng có hoạt tính mạnh nhất, có khả
năng ức chế đƣợc với 6 trong 7 chủng VSV
kiểm định: TC13.1, TC13.2, TC12.1, HT
17.8, HT 19.1 (hình 4).
Với hƣớng nghiên cứu tuyển chọn ra các
chủng có HTKS cao, có hoạt phổ rộng và đặc
biệt là có hoạt tính kháng nấm gây bệnh thực
vật, 5 chủng trên đƣợc lựa chọn để tiếp tục
nghiên cứu
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt tính kháng sinh của xạ khuẩn trong đất tại các khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Thị Tuyến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 153 - 158
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 153
HOẠT TÍNH KHÁNG SINH CỦA XẠ KHUẨN TRONG ĐẤT
TẠI CÁC KHU VỰC CÓ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Đỗ Thị Tuyến, Lương Thị Hương Giang, Đào Thị Hằng
Nguyễn Thị Hương Liên, Vi Thị Đoan Chính*
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Từ 40 mẫu đất thu ở các địa điểm khác nhau tại các khu vực đang chịu ảnh hƣởng của hoạt động
khai thác khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên, đã phân lập đƣợc 162 chủng xạ khuẩn thuộc chi
Streptomyces. Qua kiểm tra hoạt tính kháng sinh (HTKS) của các chủng xạ khuẩn phân lập đƣợc,
có 82 chủng (chiếm 50,62%) có hoạt tính kháng các vi sinh vật (VSV) kiểm định. Trong số đó, số
chủng có hoạt tính kháng vi khuẩn Gram (+) là cao nhất – có 61 chủng (chiếm 74,39%), có 58
chủng (chiếm 70,73%) có hoạt tính kháng nấm và thấp nhất là số chủng có hoạt tính kháng vi
khuẩn Gram (-) chỉ có 37 chủng (chiếm 45,12%). Đặc biệt, có 31 chủng (chiếm 37,8%) có hoạt
tính với cả 2 nhóm vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), có 20 chủng (chiếm 24,39%) có hoạt tính với
cả 3 nhóm vi khuẩn Gram (+), vi khuẩn Gram (-) và nấm mốc.
Với mục đích tuyển chọn đƣợc các chủng có hoạt tính kháng nấm, chúng tôi đã lựa chọn ra 5
chủng có hoạt tính mạnh nhất để tiếp tục nghiên cứu là TC13.1, TC13.2, TC12.1, HT17.8 và
HT17.9.
Từ khóa: chất kháng sinh, chủng, khuẩn ty, hoạt tính kháng sinh, xạ khuẩn.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất kháng sinh (CKS) ngày nay đã và đang
đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Ngoài mục đích y học, CKS còn
đƣợc sử dụng trong chăn nuôi, thú y và đặc
biệt là trong công tác bảo vệ thực vật để giảm
dần việc sử dụng các loại thuốc hóa học. Song,
việc sử dụng CKS càng rộng rãi bao nhiêu thì
nguy cơ làm xuất hiện của các vi sinh vật
kháng thuốc lại càng tăng lên bấy nhiêu. Điều
này khiến cho các CKS thƣờng dùng không
còn tác dụng nữa. Chính vì vậy, những nghiên
cứu để tìm kiếm phát hiện ra các CKS mới từ
tự nhiên luôn là một yêu cầu cấp thiết và có ý
nghĩa thiết thực. Trong số các đối tƣợng để tìm
kiếm CKS thì xạ khuẩn là đối tƣợng luôn đƣợc
chú ý nhiều nhất vì có tới 70% số chủng xạ
khuẩn có khả năng sinh CKS.
Thái Nguyên là một tỉnh rất giàu tiềm năng về
nông, lâm nghiệp nên có hệ VSV khá phong
Tel: 0987 123606, Email: vichinh57@gmail.com
phú. Đồng thời, Thái Nguyên cũng nằm trong
vùng sinh khoáng, có nhiều loại hình khoáng
sản phân bố tập trung. Các hoạt động khai
thác khoáng sản đã có những tác động đáng
kể đến môi trƣờng đất, nƣớc và qua đó, rất có
thể sẽ ảnh hƣởng đến hệ VSV đất ở những
khu vực này mà hiện vẫn chƣa đƣợc nghiên
cứu. Trong bài báo này, chúng tôi thông báo
một số kết quả bƣớc đầu khảo sát và đánh giá
hoạt tính sinh học của nhóm xạ khuẩn ở trong
đất tại các khu vực đang chịu ảnh hƣởng của
hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu
- 40 mẫu đất lấy từ các địa điểm khác nhau ở 2
khu vực núi Pháo, Hà Thƣợng, Đại Từ và Mỏ
sắt Trại Cau, Đồng Hỷ thuộc tỉnh Thái
Nguyên. Đây là những khu vực đã và đang có
các hoạt động khai thác khoáng sản nhiều năm.
Đỗ Thị Tuyến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 153 - 158
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 154
- 7 chủng VSV kiểm định: Escherichia coli
VTCC-B-883, Pseudomonas aeruginosa
VTCC-B-481, Bacillus subtilis VTCC-B-888,
Fusarium oxysporum VTCCF-1301,
Aspergillus niger VTCCF-001, Fusarium
solani VTCCF-1302 do Viện Bảo tàng giống
chuẩn vi sinh vật cung cấp; Staphylococcus
aureus ATCC 25923 do Viện Kiểm Nghiệm –
Bộ Y tế cung cấp.
- Các môi trƣờng: Gause I để phân lập và
nuôi cấy xạ khuẩn; môi trƣờng MPA và PDA
để nuôi các chủng VSV kiểm định.
Phương pháp nghiên cứu
- Thu mẫu đất, xác định pH của đất và phân
lập xạ khuẩn [2].
- Xác định màu sắc của hệ khuẩn ty [5].
- Xác định hoạt tính kháng sinh (HTKS) theo
phƣơng pháp thỏi thạch để sơ tuyển xạ khuẩn
và phƣơng pháp đục lỗ để sàng lọc xạ khuẩn.
- Xạ khuẩn được lên men trên máy lắc tròn 220
vòng/ phút, thời gian lên men 120 giờ ở 28oC.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Hoạt tính kháng sinh của xạ khuẩn
Từ 40 mẫu đất lấy từ các địa điểm khác nhau
tại các khu vực đang chịu ảnh hƣởng của
hoạt động khai khoáng ở tỉnh Thái Nguyên,
chúng tôi đã phân lập và thuần khiết đƣợc
162 chủng xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces.
Số lƣợng và sự phân bố của xạ khuẩn đƣợc
trình bày trên bảng 1.
Kết quả bảng 1 cho thấy số lƣợng xạ khuẩn
trong các mẫu đất là khá phong phú và phụ
thuộc nhiều vào đặc điểm, tính chất của từng
loại đất. Số lƣợng xạ khuẩn gặp nhiều nhất ở
các loại đất trồng màu (12,07 x 106 CFU/g) và
đất vƣờn (10 x 106 CFU/g). Kết quả này hoàn
toàn phù hợp với đặc điểm sinh học của xạ
khuẩn và đặc điểm canh tác đất tại những khu
vực lấy mẫu. Xạ khuẩn thƣờng phân bố nhiều
ở các loại đất tơi xốp, thoáng khí, giàu chất
hữu cơ, có pH trung tính và độ ẩm thích hợp.
Bảng 1. Số lƣợng và sự phân bố xạ khuẩn trong đất
Loại đất
lấy mẫu
Số lượng mẫu
pH
của đất
Số lượng XK/g
(CFU/g)
Số chủng XK
phân lập
Đất trồng chè 7 4,12 1.7 x 106 11
Đất trồng keo 9 5,53 5,3 x 106 26
Đất trồng màu 7 7,22 12,07 x 106 44
Đất trồng lúa 5 6,70 4,2 x 106 11
Đất vƣờn 5 7,30 10 x 106 55
Đất đồi trọc 7 4,15 3,6 x 106 15
Tổng cộng 40 162
Bảng 2. Số lƣợng và tỷ lệ các chủng xạ khuẩn có HTKS phân theo nhóm màu
TT
XK phân
theo nhóm
màu
XK phân lập được XK có HTKS Tỷ lệ XK có HTKS
so với tổng số chủng
phân lập được (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Xám 83 51,23 38 46,34 23,46
2 Trắng 39 24,07 22 26,83 13,58
3 Xanh 13 8,02 4 4,88 2,47
4 Nâu 12 7,41 6 7,32 3,70
5 Hồng 9 5,56 7 8,54 4,32
Đỗ Thị Tuyến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 153 - 158
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 155
6 Tím 4 2,47 3 3,66 1,85
7 Vàng 2 1,23 2 2,44 1,23
Tổng 162 100 82 100 50,62
Đất trồng màu và đất vƣờn thƣờng xuyên
đƣợc cuốc xới, bổ sung nguồn phân bón hữu
cơ và vô cơ, có pH trung tính, đó là các điều
kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của xạ
khuẩn. Ngƣợc lại, những loại đất nghèo dinh
dƣỡng và đặc biệt là có pH quá cao hay quá
thấp, xạ khuẩn phân bố rất ít. Theo kết quả
nghiên cứu, đất chịu ảnh hƣởng của các hoạt
động khai thác thiếc ở khu vực núi Pháo hay
khai thác quặng sắt ở Trại Cau đều thuộc loại
đất chua [3], vì vậy không thích hợp cho xạ
khuẩn phát triển. Tuy nhiên, những nơi có
hoạt động sản xuất của con ngƣời, pH có thể
đƣợc cải thiện.
Màu sắc của hệ khuẩn ty xạ khuẩn cũng rất
đa dạng. Chúng tôi nhận đƣợc 7 nhóm màu.
Số lƣợng và tỷ lệ các nhóm màu rất khác
nhau đƣợc thể hiện trên bảng 2.
Hình 1. Tỷ lệ xạ khuẩn có HTKS phân theo nhóm màu
Nhƣ thƣờng lệ, xạ khuẩn thuộc 2 nhóm xám
và trắng vẫn chiếm ƣu thế. Tỷ lệ xạ khuẩn
thuộc nhóm xám chiếm 51,23%, tiếp theo là
nhóm trắng chiếm 24,07%, các nhóm màu
còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp.
Tỷ lệ các chủng xạ khuẩn có HTKS tƣơng đối
cao, có 82 trong tổng số 162 chủng đƣợc
kiểm tra, chiếm 50,62%. So sánh với các kết
quả đã công bố [1,2,3,4], đây là một tỷ lệ khá
cao. Điều này đã chứng tỏ số lƣợng xạ khuẩn
có khả năng sinh CKS ở các khu vực có hoạt
động khai thác khoáng sản không những
không thấp mà có phần còn cao hơn so với
nhiều khu vực khác ở Thái Nguyên [1,2].
Kết quả trên bảng 2 và hình 1 còn cho thấy tỷ
lệ xạ khuẩn có HTKS cũng rất khác nhau giữa
các nhóm màu. Nhóm màu xám có số lƣợng
chủng nhiều nhất đồng thời cũng có tỷ lệ
chủng có HTKS cao nhất (chiếm 46,34%).
Tuy nhiên, nếu xét riêng từng nhóm màu, các
nhóm màu vàng, tím và hồng, mặc dù số
lƣợng chủng ít nhƣng tỷ lệ chủng có HTKS
lại rất cao. Đây là kết quả đáng lƣu ý.
Phổ kháng sinh của các chủng xạ khuẩn
phân lập
Kiểm tra khả năng ức chế các nhóm VSV
kiểm định, kết quả thể hiện trên bảng 3 và
hình 2 đã cho thấy tính đối kháng của các
chủng xạ khuẩn với các VSV kiểm định rất
khác nhau. Trong tổng số 82 chủng có HTKS,
nhƣ thƣờng lệ, số chủng có khả năng kháng vi
khuẩn Gram (+) là cao nhất, có 61 chủng -
chiếm 74,39%, tiếp theo là kháng nấm mốc,
có 58 chủng - chiếm 70,73% và thấp nhất là
kháng vi khuẩn Gram (-), chỉ có 37 chủng -
chiếm 45,12%. Đặc biệt, trong số này có 31
chủng - chiếm 37,8% có khả năng kháng
đƣợc cả 2 nhóm vi khuẩn Gram (+) và Gram
(-), có 20 chủng - chiếm 24,39% kháng đƣợc
cả 3 nhóm vi khuẩn Gram (+), Gram (-) và
nấm mốc.
Bảng 3. Tính đối kháng của xạ khuẩn với các nhóm VSV kiểm định
Xạ khuẩn có HT
với VK Gr(+)
Xạ khuẩn có HT
với VK Gr(-)
Xạ khuẩn có HT
với nấm mốc
Xạ khuẩn có HT
với cả 2 nhóm
VK Gr(+) và Gr(-
Xạ khuẩn có HT với cả
3 nhómVK Gr(+), Gr(-)
và nấm mốc
Đỗ Thị Tuyến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 153 - 158
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 156
)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ (%)
61 74,39 37 45,12 58 70,73 31 37,80 20 24,39
Hình 2. Tỷ lệ các chủng XK có HT với các nhóm
VSV kiểm định
Số lƣợng và tỷ lệ các chủng xạ khuẩn có hoạt
tính với mỗi VSV kiểm định có sự khác nhau
và đƣợc thể hiện trên bảng 4 và hình 3. Trong
số 7 chủng VSV kiểm định, số chủng có hoạt
tính với Staphylococcus aureus chiếm tỷ lệ
cao nhất (54 chủng - chiếm 65,85%) và thấp
nhất là kháng nấm Fusarium solani (chỉ có
22 chủng - chiếm 26,83%).
Hình 3. Tỷ lệ các chủng XK có HT với các VSV
kiểm định
1: Staphylococcus aureus ATCC 25923
2: Bacillus subtilis VTCC-B-888
3: Escherichia coli VTCC-B-883
4: Pseudomonas aeruginosa VTCC-B-481
5: Fusarium oxysporum VTCCF-1301
6: Fusarium solani VTCCF-1302
7: Aspergillus niger VTCCF-001
Bảng 4. Tỷ lệ các chủng XK có HT với các VSV kiểm định
Vi sinh vật kiểm định
Chủng XK có HTKS
Số lượng Tỷ lệ (%)
Vi khuẩn Gr(+)
Staphylococcus aureus ATCC 25923 54 65,85
Bacillus subtilis VTCC-B-888 45 54,88
Vi khuẩn Gr(+)
Escherichia coli VTCC-B-883 32 39,02
Pseudomonas aeruginosa VTCC-B-481 22 26.83
Nấm mốc
Fusarium oxysporum VTCCF-1301 42 51,22
Fusarium solani VTCCF-1302 22 26,83
Aspergillus niger VTCCF-001 32 39,02
Bảng 5. HTKS của 10 chủng xạ khuẩn tuyển chọn
Ký hiệu
chủng
Hoạt tính kháng sinh (D-d, mmm)
E.coli
VTCC-B-883
P. aeruginosa
VTCC-B-481
B. subtilis
VTCC-B-
888
S. aureus
ATCC
25923
F. oxysporum
VTCCF-1301
F. solani
VTCCF-
1302
A.niger
VTCCF-
001
TC 13.1 24,5 ± 0,5 28,3 ± 0,4 23,5 ± 0,5 22,6 ± 0,5 26,4 ± 0,5 25,9 ± 0,3 -
TC 13.2 26,4 ± 0,5 29,8 ± 0,4 24,2 ± 0,3 24,5 ± 0,5 24,8 ± 0,3 26,0 ± 0,5 -
TC 15.9 27,2 ± 0,3 27,3 ± 0,4 15,7 ± 0,5 11,2 ± 0,3 18,9 ± 0,4 12,1 ± 0,4 -
TC 12.1 26,3 ± 0,6 20,7 ± 0,3 20,7 ± 0,3 27,1 ± 0,4 25,1 ± 0,4 24,6 ± 0,5 -
74.39%
45.12%
70.73%
37.8%
24.39%
0
10
20
30
40
50
60
70
80
T
ỷ
l
ệ
ch
ủ
n
g
c
ó
H
T
K
S
(%
)
VK
G+
VK
G-
NÊm mèc VK
G+ vµ G-
NÊm mèc
VK G+ vµ
G-
Nhóm VSV kiểm định
Đỗ Thị Tuyến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 153 - 158
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 157
TC 16.12 10,8 ± 0,3 8,9 ± 0,4 10,8 ± 0,3 13,1 ± 0,4 15,4 ± 0,5 16,5 ± 0,5 -
HT 17.8 10,2 ± 0,1 11,2 ± 0,1 10,2 ± 0,2 10,2 ± 0,1 15,1 ± 0,1 16,8 ± 0,7 -
HT 19.1 20,8 ± 0,7 20,5 ± 0,5 17,2 ± 0,3 15,2 ± 0,2 23,8 ± 0,7 27,8 ± 0,7 -
HT 12.2 12,2 ± 0,2 15,3 ± 0,5 11,2 ± 0,1 15,4 ± 0,3 17,5 ± 0,5 11,2 ± 0,1 -
HT 19.2 10,3 ± 0,3 10,2 ± 0,2 - 13,2 ± 0,1 5,0 ± 0,4 15,2 ± 0,2 -
HT 17.18 15,3 ± 0,3 6,0 ± 0,7 15,3 ± 0,3 - - 9,2 ± 0,1 -
Hình 4. Khả năng ức chế VSV kiểm định của một số chủng xạ khuẩn
1: TC16.12; 2: TC15.9; 3: TC13.1; 4: TC13.2; 5: TC12.1;
6: HT 19.1; 7: HT 17.8; 8: HT 17.18
Tuyển chọn các chủng xạ khuẩn có hoạt
tính kháng sinh cao
Căn cứ từ các kết quả kiểm tra sơ bộ về
HTKS ở trên, chúng tôi chọn ra 10 chủng có
hoạt tính cao, hoạt phổ rộng để tiếp tục sàng
lọc. Các chủng này đƣợc nuôi lắc trong môi
trƣờng Gause I dịch thể và kiểm tra HTKS
của dịch lên men bằng phƣơng pháp đục lỗ.
Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 5.
Kết quả trên cho thấy phần lớn các chủng lựa
chọn đều vẫn giữ đƣợc hoạt tính khi chuyển
từ môi trƣờng thạch sang môi trƣờng dịch thể.
Hoạt tính của các chủng tƣơng đối ổn định.
Tuy nhiên tất cả các chủng đều không có hoạt
tính với nấm Aspergillus niger VTCCF-001.
Có 5 chủng có hoạt tính mạnh nhất, có khả
năng ức chế đƣợc với 6 trong 7 chủng VSV
kiểm định: TC13.1, TC13.2, TC12.1, HT
17.8, HT 19.1 (hình 4).
Với hƣớng nghiên cứu tuyển chọn ra các
chủng có HTKS cao, có hoạt phổ rộng và đặc
biệt là có hoạt tính kháng nấm gây bệnh thực
vật, 5 chủng trên đƣợc lựa chọn để tiếp tục
nghiên cứu.
KẾT LUẬN
1. Số lƣợng xạ khuẩn phân bố ở trong đất tại
khu vực núi Pháo, Đại Từ và mỏ sắt Trại Cau,
Đồng Hỷ, Thái Nguyên dao động trong khoảng
từ 1,7 x 106 đến 12,07 x 106 CFU/g đất.
2. Đã phân lập và thuần khiết đƣợc 162 chủng
xạ khuẩn từ 40 mẫu đất thu tại một số khu
vực đất bị nhiễm quặng của tỉnh Thái
Nguyên, trong đó có 82 chủng có hoạt tính
kháng sinh (chiếm 50,62%), 61 chủng
(74,39%) kháng vi khuẩn Gram (+), 58 chủng
(70,73%) kháng nấm mốc, 37 chủng
(45,12%) kháng vi khuẩn Gram (-), 31 chủng
(37,8%) cả 2 nhóm vi khuẩn kiểm định G+ và
Đỗ Thị Tuyến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 153 - 158
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 158
G-, 20 chủng (24,39%) kháng cả vi khuẩn (+), vi
khuẩn Gram (-) và nấm mốc.
3. Đã tuyển chọn ra 5 chủng xạ khuẩn TC 12.1,
TC 13.1, TC 13.2, HT 19.1, HT17.8 có hoạt tính
kháng nấm mạnh (F. oxysporum VTCCF-1301và
F. solani VTCCF-1302) sử dụng cho các nghiên
cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vi Thị Đoan Chính (2011), Tuyển chọn và
nghiên cứu xạ khuẩn có khả năng đối kháng với một
số chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện. Báo
cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ.
Mã số: B2009-TN07-02.
[2]. Vi Thị Đoan Chính, Trịnh Ngọc Hoàng, Trịnh
Đình Khá, Vũ Thị Lan (2007), Nghiên cứu sự phân
bố của xạ khuẩn sinh chất kháng sinh phân lập từ đất
Thái Nguyên. Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc
NCCB trong khoa học sự sống. Tr.433 – 437.
[3]. Lê Đức, Nguyễn Quốc Việt (2007), Tác động của
hoạt động khai thác khoáng sản tại Đại Từ, Đồng Hỷ,
Thái Nguyên đến môi trường khu vực. Hội tháo KH
Quốc gia “Những vấn đề môi trƣờng và phát triển bền
vững vùng đông bắc. Tr.153 – 159.
[4]. Nguyễn Lân Dũng, Phạm Thị Trân Châu,
Nguyễn Thanh Hiền, Lê đình Lƣơng, Đoàn Xuân
Mƣợu, Phạm Văn Ty (1978), Một số phương pháp
nghiên cứu vi sinh vật học, Tập III, Nxb KH&CN, Hà
Nội.
[5]. Bùi Thị Việt Hà, 2006, Nghiên cứu xạ khuẩn
thuộc chi Streptomyces sinh chất kháng sinh chống
nấm gây bệnh thực vật ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ
sinh học, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Huỳnh Minh Quyên (2011), Điều tra
nghiên cứu một số hoạt chất có khả năng kháng vi
sinh vật và kháng dòng tế bào ung thƣ từ tế bào xạ
khuẩn. Báo cáo tổng kết đề tài KH&CN cấp ĐH
Quốc gia. Mã số 09.48. Hà Nội.
SUMMARY
ANTIBIOTIC ACTIVITY OF SOME ACTINOMYCETES ISOLATED FROM SOIL WITH
MINING OPERATIONS
Do Thi Tuyen, Dao Thi Hang, Luong Thi Huong Giang,
Nguyen Thi Huong Lien, Vi Thi Đoan Chinh
College of Sciences – TNU
A total of 162 actinomycete strains of the genus Streptomyces were isolated and pured from 40 soil samples
collected from Thai Nguyen province. These isolates were then examined antibiotic activities by agar streak
method against Gram-positive (Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus), Gram-negative (Escherichia coli,
Pseudomonas aeruginosa ,) bacteria and fungi (Fusarium oxysporum, Aspergillus niger, Fusarium solani).
Results indicated that 82 isolates exhibited antibiotic activity (50,62%). Among them, 61 strains (74,39%)
possessed antibiotic activity against Gram positivie bacteria, 37 strains (45,12%) – against Gram negative bacteria,
58 strains (70,73%) – against fungi. In particular, there are 31 strains (37.8%) against both Gram (+) and Gram (-)
bacteria, 20 strains (representing 24.39%) against all three groups of Gram (+), Gram (-) bacteria and fungi.
Five strains signed as TC 12.1, TC 13.1, TC 13.2, HT 19.1, HT 17.8 and HT 12.2 with high active against fungi
were selected for further investigation.
Key words: antibiotic, strains, mycelium, antibiotic activity, actinomycetes.
Tel: 0987 123606, Email: vichinh57@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32875_36710_2482012143318hoattinhkhangsinh_8744_2052641.pdf