Hoạt động nuôi tôm tập trung và chất lượng môi trường nước nuôi tôm tại xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

- Hoạt động nuôi tôm đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp, tích cực và tiêu cực lên đời sống cũng như môi trường tự nhiên của xã Hải Đông - Kỹ thuật nuôi tôm chân trắng ở xã Hải Đông cho năng suất, sản lượng tương đối cao. Tuy nhiên các tác động đến môi trường nước từ hoạt động nuôi tôm cũng không nhỏ. Chất lượng môi trường nước trong đầm nuôi tôm có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ, với hàm lượng TSS vượt TCCP 295,2 lần, COD vượt TCCP 75,25 lần, NH4+ vượt TCCP 62,5 lần. Nước thải từ hoạt động nuôi tôm cũng bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng TSS vượt TCCP 20,77 lần, COD vượt TCCP 8,73 lần, BOD vượt TCCP 7,88 lần, NH4+ vượt TCCP 58,8 lần.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động nuôi tôm tập trung và chất lượng môi trường nước nuôi tôm tại xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặng Thị Hồng Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 31 - 35 31 HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM TẬP TRUNG VÀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI TÔM TẠI XÃ HẢI ĐÔNG, HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH Đặng Thị Hồng Phương1*, Hà Anh Tuấn2 1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Tìm hiểu hoạt động nuôi tôm tập trung tại xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cho thấy đây là hoạt động có tác động đáng kể không những đến kinh tế địa phương mà còn đến chất lượng môi trường nước. Hơn 40% thu nhập của xã Hải Đông là từ nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh, tự phát các đầm nuôi tôm đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy đến chất lượng môi trường sống của người dân địa phương. Chất lượng môi trường nước tại các đầm nuôi tôm, kênh tiếp nhận nước thải từ đầm tôm đã bị ô nhiễm. Trong các đầm tôm, hàm lượng TSS vượt TCCP 295,2 lần, COD vượt TCCP 75,25 lần, NH4+ vượt TCCP 62,5 lần. Nước thải từ hoạt động nuôi tôm cũng bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng TSS vượt TCCP 20,77 lần, COD vượt TCCP 8,73 lần, BOD vượt TCCP 7,88 lần, NH4+ vượt TCCP 58,8 lần. Từ khóa: môi trường nước, nuôi tôm tập trung, ô nhiễm nước, nước thải, ô nhiễm hữu cơ. ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong những năm gần đây, nuôi tôm ở Việt Nam đã phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người dân ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua xuất khẩu. Cũng giống phần lớn các nước khác trên thế giới, hơn 80% sản lượng tôm ở Việt Nam là từ nguồn tôm nuôi công nghiệp với các giống tôm chính như tôm sú, tôm thẻ, tôm thẻ đỏ đuôi [1]. Tuy nhiên, hoạt động nuôi tôm tập trung cũng góp một phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Ước tính mỗi năm, ngành nuôi trồng thủy trên toàn thế giới đã thải ra môi trường nước xấp xỉ 3 triệu tấn bùn ở dạng chất thải hữu cơ gần như chưa được xử lý. Mầm bệnh từ các ao nuôi cũng đã đi theo nguồn thải này ra hệ thống sông rạch làm chất lượng nhiều vùng nước suy giảm nặng nề. [2] Với đường bờ biển dài 9km, xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có đường bờ biển dài 9km, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện người dân trong xã có 4 nghề chính là chăn * Tel: 0976177083, Email: hongphuong83@gmail.com nuôi gia súc - gia cầm, làm muối, trồng lúa và khai thác, nuôi trồng thủy sản [5]. Trong đó khai thác và nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại giá trị kinh tế cao nhất, chiếm hơn 40% tổng thu nhập của toàn xã. Toàn xã hiện có 2370 hộ, trong đó có 97 hộ nuôi tôm [4]. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh, tự phát, không theo quy hoạch nên các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy, dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm và đánh giá các tác động đến môi trường nước của hoạt động nuôi tôm tập trung tại xã Hải Đông, Hải Hậu, Nam Định. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Quy trình nuôi tôm tập trung, môi trường nước tại khu vực nuôi tôm tập trung Nội dung nghiên cứu - Điều tra, khảo sát quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã - Đánh giá các tác động đến môi trường nước của hoạt động nuôi tôm - Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đặng Thị Hồng Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 31 - 35 32 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp toàn bộ hộ nuôi tôm trong xã. - Phương pháp khảo sát thực địa - Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm: Phân tích các chỉ tiêu: pH, BOD, COD, TSS, NH4+, T-N, T-P, coliform theo các TCVN hiện hành. - Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm Excel xử lý số liệu phân tích KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Vài nét về quy trình, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Hải Đông * Qui trình nuôi tôm thẻ chân trắng có thể được tóm lược qua 3 bước sau: - Bước 1: Cải tạo ao. Sau mỗi vụ nuôi, cải tạo lại ao đầm nhằm loại bỏ các chất thải tồn lưu ra khu vực ao chứa chất thải, gia cố mái bờ xử lý triệt để rò rỉ nước. Tại Hải Đông, các ao nuôi đều được sử dụng hóa chất và nuôi nhiều vụ liên tục nên đáy ao được cày xới, phơi khô sau đó lọc nước ngâm đáy ao khoảng 3 - 5 ngày và phơi đáy cho đến khi nứt nẻ. Qua điều tra và quan sát thực tế cho thấy hầu hết các hộ đều bón vôi để cải tạo đáy ao. - Bước 2. Chọn và thả giống + Khi chọn giống cần áp dụng các bước sau: Chọn bằng cảm quan qua các đặc điểm như: Kích cỡ, màu sáng, sắc tố thể hiện rõ, đôi râu khép lại, các đốt bụng thon, dài, cơ bụng căng đầy, thịt đầy vỏ, đầu và thân cân đối. Tôm bơi ngược dòng nước, bám vào thành bể tốt. Phản xạ tốt khi gõ vào dụng cụ chứa. Phụ bộ tôm hoàn chỉnh, không có ký sinh trùng bám. Đường ruột đầy thức ăn, không bệnh phát sáng. Sốc formol: Trước khi xét nghiệm nên sốc formol 70 - 100 ppm, thời gian 30 phút, hoặc sốc độ mặn bằng cách giảm đột ngột độ mặn xuống 50%, nếu tỉ lệ chết < 10% là đạt yêu cầu. Chọn qua xét nghiệm để phát hiện, loại bỏ mẫu tôm yếu, nhiễm virus đốm trắng, đầu vàng, v.v. + Thả giống đúng kỹ thuật: Trước khi thả giống nên ngâm các bọc chứa tôm giống trong nước ao khoảng 15 phút để cân bằng nhiệt độ giữa nước trong bọc chứa tôm giống và nước ao nuôi. Thả tôm vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất. Kích thước tôm giống thả: Đối với tôm thẻ chân trắng tốt nhất khi đạt kích cỡ Post 10 - 12. Mật độ thả: Tùy vào điều kiện kinh tế, mức đầu tư và kỹ thuật của từng hộ. Đối với tôm thẻ chân trắng là từ 50 - 100 con/m2. Tại Hải Đông, qua điều tra hầu hết các hộ đều thả với mật độ 90 con/m2. - Bước 3: Chăm sóc và quản lý Hiệu quả kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn, cách cho ăn, sử dụng thuốc thú y thủy sản phòng ngừa bệnh, các chất khoáng vi lượng Cần cho tôm ăn bằng thức ăn công nghiệp ngay sau khi thả giống, thức ăn phải đảm bảo chất lượng, số lượng, cỡ mồi phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Khi nuôi tôm ở mật độ dày, nhất là trong nuôi tôm thẻ chân trắng thì tất cả các hệ thống sinh thái của môi trường nước đều thay đổi hoàn toàn so với những điều kiện sống ngoài tự nhiên. Rất nhiều diễn biến phức tạp và sự cố xảy ra hàng ngày, hàng giờ. Dùng vi sinh đúng liều lượng sẽ giúp cân bằng hệ sinh thái, kích thích vi sinh vật có lợi lấn át vi sinh vật có hại gây bệnh cho tôm, tiết kiệm chi phí và ao nuôi luôn ổn định, an toàn trong suốt quá trình nuôi. Hệ thống quạt nước, hỗ trợ oxy trong ao nuôi là không thể thiếu, nhất là đối với nuôi tôm thẻ chân trắng. tùy diện tích ao nuôi, mật độ nuôi mà bố trí cho hợp lí. Trong quá trình nuôi đặc biệt chú ý vào thời điểm 19 -21 giờ, thời điểm này oxy trong nước ao giảm dần và 01 - 05 giờ sáng là thời điểm oxy thấp nhất. Vào những ngày thời tiết thay đổi nắng - mưa, bão, v.v. Cần phải vận hành hệ thống này với tốc độ trung bình 80 - 90 vòng/phút. * Kỹ thuật nuôi: Một số lưu ý về kỹ thuật khi nuôi tôm thẻ chân trắng như sau: - Đảm bảo mực nước ao nuôi từ 1,5 - 2m. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đặng Thị Hồng Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 31 - 35 33 - Có ao trữ, ao lắng và hệ thống cấp thoát nước đáp ứng yêu cầu xả mùn, bã đáy ao. - Có hệ thống quạt nước, đảm bảo từ tháng thứ 2 thời gian quạt nước là 24/24h. - Về con giống: Chỉ nuôi mật độ cao khi chọn được con giống sạch bệnh. Đánh giá chất lượng môi trường nước tại khu vực nuôi tôm xã Hải Đông - Chất lượng nguồn nước cấp cho hoạt động nuôi tôm Theo kết quả điều tra cho thấy 100% các hộ nuôi tôm tại xã Hải Đông đều lấy nước từ sông tưới dẫn từ biển về để phục vụ cho hoạt động nuôi tôm. Chất lượng nước cấp cho hoạt động nuôi tôm được thể hiện ở bảng 1. Các thông số cơ bản đều nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên, hàm lượng amoni trong nước ở kênh tưới vượt TCCP đến 18,1 lần. Do vậy, công tác cải tạo ao, khử trùng nước trước khi nuôi tôm là rất quan trọng. - Chất lượng nước trong đầm ao nuôi tôm Các đầm tôm trên địa bàn xã hầu hết có diện tích, độ tuổi, loại tôm, và các điều kiện canh tác tương tự nhau. Do vậy, nghiên cứu này tiến hành lấy mẫu nước của 1 đầm tôm để đánh giá. Mẫu nước nuôi tôm được lấy trong đầm tôm nhà ông Nguyễn Văn Hiện xóm Xuân Hà - xã Hải Đông - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định. Thời gian lấy mẫu: 15h15’ ngày 29/3/2013. Diện tích đầm nuôi: 3860 m2. Độ tuổi của tôm: 4 tháng 15 ngày. Mật độ: 85 con/m2. Qua bảng 2 ta thấy, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong đó, hàm lượng TSS vượt TCCP tới 295,2 lần. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn tăng cường thông qua việc bổ sung thức ăn trong quá trình nuôi làm tăng lượng chất thải trong hệ thống. Cùng với nguồn thức ăn dư thừa cộng với các chất bài tiết làm tăng thêm hàm lượng chất rắn lơ lửng. Đó cũng là lý do làm cho các thông số COD, BOD, tổng N, tổng P đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Qua điều tra, phỏng vấn, các hộ nuôi tôm cho biết, công tác vệ sinh nước trong đầm ao rất được chú trọng. Tuy nhiên, chỉ số Coliform trong đầm tôm vẫn vượt TCCP 1,67 lần. Bảng 1: Đặc điểm nước cấp phục vụ cho nuôi tôm STT Thông số Đơn vị Giới hạn cho phép (Theo thông tư 33/2011/TT- BNN&PTNT) Kết quả mẫu 1 Nhiệt độ 0C 20 - 30 29 2 Độ mặn S0/00 18 - 30 24 3 pH 6,5 - 8,5 8,2 4 Amoni Mg/l 0,5 9,05 Bảng 2: Chất lượng môi trường nước trong đầm nuôi tôm STT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 10:2008 BTNMT 1 pH 7,09 6,5 - 8,5 2 TSS Mg/l 14.760 50 3 COD Mg/l 225,76 3 4 BOD Mg/l 123,43 - 5 DO Mg/l 7,26 ≥ 5 6 NH4+ Mg/l 6,25 0,1 7 Tổng N Mg/l 25,90 - 8 Tổng P Mg/l 1,27 - 9 Coliform MPN/100ml 16,72.102 1000 Dấu (-) biểu thị không có giá trị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đặng Thị Hồng Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 31 - 35 34 - Chất lượng nước thải từ các đầm nuôi tôm Nước thải trong đầm nuôi tôm được thải tập trung và trực tiếp ra kênh thải chung. Tiến hành lấy mẫu nước thải tại kênh thải chung, cách đầm nuôi tôm 20m đêm phân tích. Kết quả đánh giá chất lượng nước thải từ các đầm nuôi tôm được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3: Đặc điểm nguồn nước thải từ hoạt động nuôi tôm STT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 08:2011 BTNMT 1 pH 9,00 6,5 - 8,5 2 TSS Mg/l 622,97 30 3 COD Mg/l 130,96 15 4 BOD5 Mg/l 47,25 6 5 DO Mg/l 6,90 ≥5 6 NH4+ Mg/l 11,76 0,2 7 Tổng N Mg/l 35,36 - 8 Tổng P Mg/l 1,95 - 9 Coliform MPN/100ml 22,4.102 5000 Qua bảng kết quả phân tích cho thấy hầu hết các thông số đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Một số thông số môi trường tại kênh tiếp nhận nước thải chung có giá trị cao hơn giá trị của mẫu nước trong đầm như NH4+, tổng N, tổng P, Coliform. Nguyên nhân có thể do ngoài chất chất thải của hoạt động nuôi tôm, kênh thải chứa cả nguồn nước thải của các hoạt động khác như làm muối, chăn nuôi, v.v. Một số thông số khác tuy có nồng độ thấp hơn nồng độ trong đầm nuôi tôm như nhưng vẫn vượt TCCP khá cao. Cụ thể, TSS vượt TCCP 20,8 lần; COD, BOD vượt TCCP lần lượt là 8,73 và 7,88 lần. Như vậy, hoạt động nuôi tôm đã có tác động rất lớn đến môi trường nước ở địa phương. Các kết quả phân tích cho thấy, nước trong đầm tôm và kênh nhận nước thải đều bị ô nhiễm hữu cơ. Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước * Giải pháp về quản lý, chính sách - Quy hoạch vùng nuôi hợp lý - Khuyến khích nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để giải quyết vấn đề chất thải và dịch bệnh trong nuôi tôm. - Bố trí vùng đệm nhằm duy trì trạng thái cân bằng có thể chấp nhận được giữa các khu rừng ngập mặn và khu nuôi tôm. * Giải pháp về công nghệ - Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học: Một số chế phẩm vi sinh thường dùng để cải thiện môi trường nước ao nuôi tôm, cá như Super VS, BRF-2 quakit, v.v. Xây dựng các hồ sinh học, hệ thống đất ngập nước, v.v. [3] - Tái sử dụng nguồn nước nuôi tôm để hạn chế thải ra ra vùng ven bờ (chỉ sử dụng cho mô hình nuôi cỡ nhỏ). - Hạn chế sử dụng thuốc, hoá chất và đúng quy định. Để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững người nuôi tôm ngoài áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi còn cần phải quan tâm và chú trọng nhiều hơn đến việc sử dụng đúng loại, đúng liều lượng các loại hóa chất, kháng sinh nhằm nâng cao năng suất nuôi và góp phần rất lớn trong việc ổn định môi trường, phòng ngừa dịch bệnh trong vùng nuôi giảm thiểu được những thiệt hại về kinh tế, giữ vững thương hiệu và thị trường đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. KẾT LUẬN - Hoạt động nuôi tôm đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp, tích cực và tiêu cực lên đời sống cũng như môi trường tự nhiên của xã Hải Đông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đặng Thị Hồng Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 31 - 35 35 - Kỹ thuật nuôi tôm chân trắng ở xã Hải Đông cho năng suất, sản lượng tương đối cao. Tuy nhiên các tác động đến môi trường nước từ hoạt động nuôi tôm cũng không nhỏ. Chất lượng môi trường nước trong đầm nuôi tôm có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ, với hàm lượng TSS vượt TCCP 295,2 lần, COD vượt TCCP 75,25 lần, NH4+ vượt TCCP 62,5 lần. Nước thải từ hoạt động nuôi tôm cũng bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng TSS vượt TCCP 20,77 lần, COD vượt TCCP 8,73 lần, BOD vượt TCCP 7,88 lần, NH4+ vượt TCCP 58,8 lần. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quang Linh (2006), Hệ thống và quản lý nuôi trồng thủy sản, Đại học Nông Lâm Huế. 2. Lê Mạnh Tân (2006), Đánh giá các tác động ảnh hưởng tới chất lượng nước vùng nuôi tôm Cần Giờ, Đại học khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia TPHCM. 3. Trịnh Ngọc Tuấn (2005), Nghiên cứu hiện trạng khai thác và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và đề xuất phương pháp xử lí nước thải, Trung tâm nghiên cứu, quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc 4. UBND xã Hải Đông (2012), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. 5. UBND xã Hải Đông (2011), Thuyết minh tổng hợp “Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp xã Hải Đông - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định”. SUMMARY CONCENTRATED SHRIMP FARMING ACTIVITY AND WATER ENVIRONMENT QUALITY IN HAI DONG COMMUNE, HAI HAU DISTRICT, NAM DINH PROVINCE Dang Thi Hong Phuong1*, Ha Anh Tuan2 1College of Agriculture and Forestry – TNU 2Thai Nguyen University The study on concentrated shrimp farming activity in Hai Dong, Hai Hau district, Nam Dinh province indicates that this activity does not only have a significant impact on the local economy but also adversely affect to water environment quality. More than 40% of people’s income in Hai Dong is from vannamei shrimp farming activity. However, the rapid and uncontrolled development of shrimp ponds had great influences on the quality of the living environment of local people. The quality of water in shrimp ponds, canals receiving water from shrimp ponds has been polluted. In the shrimp ponds, concentration of TSS exceed acceptable standards 295.2 times, level of COD exceeds acceptable standards 75.25 times, level of NH4+ exceeds acceptable standards 62.5 times. The quality of sewage from shrimp ponds also has been polluted organic. TSS levels exceed acceptable standards 20.77 times, concentration of COD exceeded the acceptable standard 8.73 times, level of BOD exceeds acceptable standards 7.88 times, level of NH4+ exceeds acceptable standards 58.8 times. Key words: water environment, concentrated shrimp farming, water pollution, waste water, organic pollutants. Ngày nhận bài: 15/5/2013; Ngày phản biện:24/7/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013 Phản biện khoa học: TS. Hà Xuân Linh – Đại học Thái Nguyên * Tel: 0976177083, Email: hongphuong83@gmail.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoat_dong_nuoi_tom_tap_trung_va_chat_luong_moi_truong_nuoc_n.pdf
Tài liệu liên quan