+ Xây dựng mạng lưới liên kết đào tạo
truyền bá kinh nghiệm trong hoạt động du
lịch để tăng cường năng lực cho nguồn lực
cán bộ phục vụ du lịch, như tổ chức hội nghị
về kinh nghiệm nâng cao năng lực cho cán
bộ du lịch của các trường ĐH, CĐ, các nhà
quản lý du lịch trên địa bàn các tỉnh Nam
Trung bộ để rút kinh nghiệm và nhìn lại
thực trạng hoạt động du lịch của địa phương
mình, đơn vị mình.
+ Tổ chức các hội thi cán bộ du lịch
giỏi để vừa động viên nhân rộng các gương
điển hình, các cá nhân có những kinh
nghiệm, có những thành tích trong hoạt
động du lịch, vừa là dịp để mọi cán bộ phục
vụ trong lĩnh vực này ngẫm nghĩ và điều
chỉnh lại mình.
Tóm lại, hoạt động du lịch là một lĩnh
vực đòi hỏi sự kết hợp rất nhiều các hoạt động
xã hội, trong đó vai trò nguồn nhân lực phục
vụ trong lĩnh vực này, kể cả nguồn nhân lực
trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch và
cả nguồn nhân lực của toàn xã hội. Vì vậy,
đầu tư cho du lịch trước hết là đầu tư phát
triển nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực
này. Phải thực sự ưu tiên phát triển nguồn
nhân lực bên cạnh việc bảo tồn, phát huy các
di sản văn hóa và danh thắng, nếu muốn giữ
gìn sự phát triển du lịch bền vững. Có như
vậy, du khách đến du lịch một địa phương
trên địa bàn các tỉnh Nam Trung bộ không
chỉ đam mê thích thú với văn hóa và thiên
nhiên cảnh vật nơi đây, mà còn hài lòng với
lối ứng xử chuyên nghiệp của những người
trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Và như vậy, mới tạo điều kiện cho du lịch
phát triển bền vững, góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
các tỉnh Nam Trung bộ nói riêng và cả nước
nói chung
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động du lịch và giải pháp tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÑAÏI HOÏC ÑOÂNG AÙ
Soá 04-201188
TrAO ÑOåI
Nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách để
giúp các tỉnh Nam Trung bộ vừa bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của
mình vừa thúc đẩy các hoạt động phát triển
du lịch trên địa bàn miền Trung. Phát triển
du lịch được Nghị quyết Đại hội VIII của
Đảng nêu rõ là “...
một hướng chiến
lược quan trọng
trong đường lối
phát triển kinh
tế - xã hội nhằm
phát triển Công
nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất
nước”.
Về phía chủ
quan, lãnh đạo các
tỉnh Nam Trung bộ
và nhân dân nơi đây đã xác định được tầm
quan trọng đặc biệt của việc phát triển du
lịch để vừa tăng thu nhập, phát triển ngành
nghề kinh tế vừa tạo công ăn việc làm cho
người dân địa phương. Bởi vậy trong thời
gian qua, du lịch các tỉnh Nam Trung bộ đã
đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Du
khách biết nhiều đến các di sản văn hoá ở
khu vực này, như:
- Văn hoá tiền sử, sơ sử trên đất Nam
Trung bộ với hệ thống các di tích tiền Sa
Huỳnh, như Bàu Dũ, với loại hình “Cồn sò
điệp”, Bàu Trám, bãi Ông và các di tích thời
đại Sa Huỳnh ở Quảng Nam, như Tam Mỹ,
Tam Giang, Gò Đình, Đồi Vang,... Đặc biệt
là di chỉ khảo cổ học Sa Huỳnh ở Quảng
Ngãi và các di chỉ khảo cổ cùng thời ở Bình
Định, Phú Yên, như di chỉ Cồn Đình, Gò Ốc,
Giồng Đồn, Hòn Một...Tất cả những điều đó
minh chứng sự hội tụ văn hoá tiền Sa Huỳnh
- Sa Huỳnh - tiền Chămpa trên mảnh đất này
từ thời tiền, sơ sử.
- Văn hoá
Chămpa với đầy
đủ những di tích
và huyền thoại
của nó, như khu
đền thờ Mỹ Sơn,
di tích Trà Kiệu,
Phật viện Đồng
Dương, nhóm
tháp Khương Mỹ,
Chiêm Đàn, Bằng
An... ở Quảng Nam;
thành Châu Sa, thành Cổ Lũy, thành Bàn Cờ
và nhiều các loại tượng Chàm, bia ký Chàm
ở Quảng Ngãi; các đền tháp, thành luỹ ở
Phú Yên, như tháp Nhạn, tháp Đông Tác,
tháp Núi Bà, thành Hồ,... Đền, tháp, thành
lũy Chăm không to lớn, đồ sộ như đền tháp
Ấn Độ, Khơme, nhưng không kém phần uy
linh, đường bệ, “ kiến trúc Chăm có những
nét đặc sắc riêng về chất liệu và kỹ thuật
xây dựng: tháp Chăm được xây bằng những
viên gạch lớn với lớp vữa kết dính rất mỏng,
tưởng chừng không có mạch hồ”(1). Đó được
coi là những sắc thái kiến trúc độc đáo của
một nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Chăm.
PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh*
(*) Phụ trách khoa Du lịch Đại học Đông Á
(1) Sở VHTT Quảng Nam (2006), tr.212
TrAO ÑOåI
ÑAÏI HOÏC ÑOÂNG AÙ
Soá 04-2011 89
- Văn hoá dấu tích lịch sử - cách
mạng vô cùng phong phú và đa dạng của
miền Trung với hệ thống thành luỹ, dinh
trấn, hoàng thành, kinh thành từ thời các
chúa Nguyễn và triều Nguyễn, như khu di
tích Trường Lũy được xây dựng từ thế kỷ
XVII, có chiều dài khoảng 130km, kéo dài
từ huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đến huyện
An Lão (tỉnh Bình Định), Phủ đường Tam
Kỳ, Nghĩa Trũng viên ở Quảng Nam; lăng
mộ, nhà lưu niệm các danh nhân văn hóa,
các chí sĩ yêu nước, như lăng mộ và đền thờ
Nguyễn Hữu Cảnh, Trần Khánh Dư, Trần
Quý Cáp, Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh,
Huỳnh Thúc Kháng,... ở Quảng Nam; mộ và
đền thờ của Lương Văn Chánh, Lê Thành
Phương ở Phú Yên... Đó là hệ thống cảng thị
và phố thị cổ ở Hội An, Nước Mặn ở Bình
Định... Đó là hệ thống di tích lịch sử cách
mạng vô cùng phong phú và đa dạng, như
di tích núi Chùa, chùa Hang, nhà lao Hội
An, Thông Đăng, di tích các vụ thảm sát
Sơn - Cẩm - Hà, Vĩnh Trinh, Thủy Bồ, Bình
Dương, khu di tích nước Oa, địa đạo Phú An,
Kỳ Anh, chiến thắng Núi Thành ở Quảng
Nam, vụ thảm sát Sơn Mỹ ở Quảng Ngãi, vụ
thảm sát ở Bình Sơn, Tây Sơn ở Bình Định,
vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh, địa đạo
Gò Thì Thùng, di tích lịch sử - văn hóa quốc
gia Vũng Rô ở Phú Yên,...
Ngoài các di tích văn hoá nói trên,
Nam Trung bộ còn lưu giữ nhiều di sản văn
hoá vật thể, phi vật thể và cảnh quan sinh
thái tự nhiên thơ mộng, trữ tình, như:
- Văn hoá sinh thái vùng miền đa dạng
với một Nam Trung bộ của bờ biển và đầm
phá, của đồng bằng ven sông, của đồi bãi
và núi rừng; GS. Trần Quốc Vượng khi
nói về xứ Quảng, đã viết: “Dưới cái nhìn
địa - văn hóa, xứ Quảng là một đa phức thể
(multiplex) văn hóa săn - hái - nương rẫy -
khai thác vàng (Bồng Miêu và vùng xung
quanh), ngọc - khoáng sản, lâm sản ở vùng
cao, văn hóa trồng trọt và chăn nuôi ở vùng
đồng bằng, văn hóa chài cá, buôn bán, chế
tạo thủy tinh ở vùng biển”(1). Và xứ Quảng
trong nền cảnh chung của Nam Trung bộ là
như vậy.
- Văn hoá tộc người với những nét đặc
trưng rất phong phú và đa dạng. Nơi đây lưu
giữ nhiều nét bản sắc văn hoá các tộc người
nói ngôn ngữ Việt - Mường, Hán - Hoa, Môn
- Khơme, Nam Đảo. Nét đặc sắc văn hoá tộc
người ở đây là tính đa dạng và độc đáo về
loại hình, như loại hình kinh tế - văn hoá hái
lượm săn bắn và nương rẫy ở vùng núi cao
của người Cơtu, người Bana, Êđê, Xêđăng,
Kor, văn hóa nương rẫy và ruộng nước vùng
gò đồi bán sơn địa của người Hrê, người
Chăm Hroi, văn hóa nông nghiệp dùng cày
của người Việt ở vùng đồng bằng duyên hải
mà cho đến nay còn lưu giữ rất nhiều những
yếu tố truyền thống, như nhà rường, trang
phục áo dài khăn đóng, cấu trúc dòng họ,
giáp, phe, đền, miếu, đình, chùa...
- Sinh thái tự nhiên thơ mộng, trữ tình,
như bãi biển Sơn Trà - Điện Ngọc, núi Bà
Nà, Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng, Cù Lao
Chàm ở Quảng Nam...
(1) Sở VHTT Quảng Nam (2006), tr.37
ÑAÏI HOÏC ÑOÂNG AÙ
Soá 04-201190
TrAO ÑOåI
Rõ ràng trên mảnh đất Nam Trung bộ
chứa đựng rất nhiều danh thắng và giá trị văn
hoá đặc trưng; nhiều danh thắng và giá trị
văn hoá trong số đó đã được khai thác hiệu
quả vào hoạt động du lịch, như bãi biển Sơn
trà, núi Bà Nà, thánh địa Mỹ Sơn, phố thị Hội
An,... Có những giá trị văn hoá đang ở dạng
tiềm năng du lịch, như hoạt động lễ hội, làng
văn hóa sinh thái, văn hoá tộc người...Tuy
nhiên ở mỗi địa phương, thế mạnh về tiềm
năng du lịch có sự khác nhau. Đà Nẵng có
thế mạnh về dịch vụ du lịch, về du lịch sinh
thái biển, văn hoá làng nghề, văn hoá Chăm,
văn hoá đình chùa, như bãi biển Sơn Trà,
nghề chạm khắc đá, bảo tàng Chàm; Quảng
Nam có thế mạnh về du lịch văn hoá lịch sử
với di sản văn hoá thế giới Hội An và Mỹ
Sơn; Quảng Ngãi là văn hóa tộc người thiểu
số Chăm Hroi, Bana, Kor, du lịch Trường
Lũy, du lịch chứng tích tội ác chiến tranh
Sơn Mỹ và du lịch khu công nghiệp lọc dầu
Dung Quất; Bình Định là du lịch quê hương
Nhà Tây Sơn và bảo tàng Quang Trung; Phú
Yên lại có thế mạnh là du lịch sinh thái biển,
du lịch danh thắng (đầm Ô Loan, thắng cảnh
gành Đá Đĩa, vũng Rô), di tích lịch sử văn
hóa và lịch sử cách mạng (tháp Nhạn, thành
Hồ, Cổ Thành, địa đạo gò Thì Thùng...).
Thế mạnh văn hóa đó kết hợp với
những chính sách ưu tiên hợp lý của các tổ
chức chính quyền trên địa bàn của các tỉnh
Nam Trung bộ và sự quan tâm của thế giới
về các di sản văn hóa tiêu biểu trên vùng
đất này... Tất cả những điều đó đã thúc đẩy
du lịch các tỉnh Nam Trung bộ phát triển.
Chính du lịch nơi đây đã tạo nên một nguồn
thu đáng kể và cung cấp việc làm cho một số
lượng đông đảo người dân địa phương. Theo
bà Võ Thị Thắng, nguyên Tổng cục trưởng
Tổng cục du lịch Việt Nam, du lịch luôn đạt
10% tổng GDP và cung cấp việc làm cho
khoảng 10,7% lực lượng lao động ở nước
ta(1), thì du lịch các tỉnh Nam Trung bộ tổng
thu nhập và cung cấp việc làm cho người lao
động không dưới những con số đó.
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch của
một địa phương điều quan trọng hàng đầu là
phải hoạch định một chiến lược phát triển
du lịch bền vững. Muốn làm được điều đó,
chúng ta cần phải chú trọng đến môi trường
xã hội thân thiện, sản phẩm văn hóa phục
vụ du lịch đa dạng, môi trường thiên nhiên
và sản phẩm thiên nhiên phục vụ du lịch
thơ mộng, hữu tình và không thể thiếu nhân
tố nguồn lực con người phục vụ trong lĩnh
vực du lịch. Bởi vậy muốn phát triển bền
vững du lịch, chúng ta phải tính đến đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực này,
vì nếu thiếu nhân tố đó thì dù có nhiều sản
phẩm văn hóa, có nhiều di sản văn hóa được
thế giới công nhận, và dù thiên nhiên có thơ
mộng hữu tình đến đâu thì du lịch vẫn không
thể phát triển một cách bền vững được, ví
như một số khách du lịch nước ngoài than
phiền về việc họ bị “chặt chém”, bị biến
thành “bò sữa”, bị “đối xử thiếu văn hóa” “vì
chèo kéo, chụp ảnh, mua quà lưu niệm” và
“việc làm dối, xây dựng kịch bản thiên lệch
về văn hóa truyền thống”(2). Việc không đào
(1) Võ Thị Thắng (1998), tr. 16
(2) Trần Diễm Thúy (2010), tr 22
TrAO ÑOåI
ÑAÏI HOÏC ÑOÂNG AÙ
Soá 04-2011 91
tạo một cách bài bản đội ngũ làm công tác
du lịch và việc thiếu sự truyền bá, giáo dục
văn hóa cho người dân địa phương đã làm
cho bộ mặt của du lịch bị kệch cỡm, nhiễu
loạn. Vì vậy muốn phát triển du lịch vấn đề
trước nhất là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
trong lĩnh vực này.
Phải nói rằng trong những năm gần
đây, việc đào tạo và thu hút nguồn nhân lực
phục vụ du lịch ở tỉnh Nam Trung bộ đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Trước hết, phải
thấy rằng trên địa bàn của tỉnh và khu vực
miền Trung đã có nhiều trường đại học quan
tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch:
ĐH Đông Á, ĐH Quảng Nam, ĐH Phan Chu
Trinh, ĐH Sư phạm Đà Nẵng, ĐH Huế, ĐH
Duy Tân, ĐH Phú Xuân đã mở các chuyên
ngành Du lịch, đào tạo những sinh viên có
kiến thức về văn hóa, về nghiệp vụ du lịch.
Cũng cần phải nói thêm là lãnh đạo các sở
ban ngành của các tỉnh Nam Trung bộ đã có
những quan tâm tích cực đến việc phát triển
du lịch nói chung và đạo tạo cán bộ phục vụ
du lịch nói riêng, nên nhìn chung nguồn lực
hoạt động trong lĩnh vực này đã đáp ứng cơ
bản yêu cầu phức tạp của môi trường ngành
công nghiệp không khói. Nhiều cán bộ đã
từng bước đi vào chuyên môn hóa các lĩnh
vực du lịch khác nhau, như chuyên môn hóa
hướng dẫn viên du lịch, lữ hành du lịch, lễ
tân, nhà hàng, buồng, bàn, bar...
Tuy nhiên, việc đào tạo đội ngũ làm
công tác du lịch ở các tỉnh Nam Trung bộ
nói riêng và cả nước nói chung còn đang gặp
nhiều bất cập, nguồn nhân lực phục vụ lĩnh
vực này không đạt được kết quả như mong
đợi. Bởi vì đội ngũ cán bộ làm công tác du
lịch không chỉ có trình độ văn hóa, sự hiểu
biết sâu rộng về đất nước, con người Việt
Nam, khu vực và thế giới mà còn cần có
những nghiệp vụ, thao tác cần thiết về các
lĩnh vực phục vụ du lịch; thiếu một trong
những yếu tố đó, nguồn lực sẽ không đáp
ứng được nhu cầu phát triển du lịch bền
vững. Theo chúng tôi, đội ngũ cán bộ làm
công tác du lịch ở nhiều địa phương trong
đó có các tỉnh Nam Trung bộ đang tồn tại
những hạn chế sau đây:
- Thiếu những hiểu biết cần thiết về
nghiệp vụ du lịch; đó là những những thao
tác, kỹ năng hợp lý nhằm đáp ứng các nhu
cầu trong hoạt động du lịch, như nghiệp vụ
lữ hành, hướng dẫn, nghiệp vụ lễ tân, khách
sạn, nhà hàng... Việc đào tạo một đội ngũ
cán bộ phục vụ du lịch không chỉ có những
kiến thức nghiệp vụ được học trong các
trường ĐH, CĐ mà còn phải có sự liên kết
thực hành ở các doanh nghiệp, công ty ngoài
xã hội; ngược lại, chỉ có những kiến thức
thực hành ngoài công ty xí nghiệp mà không
được đào tạo qua các trường lớp du lịch thì
sẽ mất căn bản, vì chỉ nắm được những thao
tác du lịch cụ thể, riêng lẻ mà thiếu nền tảng
của một người làm công tác du lịch. Thực
tế, có một số cán bộ hoạt động trong lĩnh
vực này không qua những trường lớp đào tạo
du lịch mà chỉ tiếp nhận các tri thức nghiệp
vụ qua thực hành ở các khách sạn nhà hàng;
hơn nữa “các kỹ năng thực hiện công việc cụ
thể ở từng bộ phận trong doanh nghiệp du
lịch còn mơ hồ,... giao tiếp bằng ngoại ngữ,
ÑAÏI HOÏC ÑOÂNG AÙ
Soá 04-201192
TrAO ÑOåI
quản lý nhân sự, maketting và bán hàng, tài
chính kế toán còn lúng túng”(1).
- Thiếu đào tạo các cán bộ chuyên
nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau của hoạt
động du lịch; trong đào tạo ở các trường,
thường chỉ truyền đạt cho sinh viên những
kiến thức chung về văn hóa và nghiệp vụ
phục vụ du lịch, thiếu đào tạo chuyên sâu
các chuyên ngành để hình thành đội ngũ
cán bộ chuyên môn hóa công việc phục vụ
du lịch của mình. Vì vậy ở các trường cần
phải có chương trình đào tạo chuyên sâu các
chuyên ngành khác nhau, như hướng dẫn
viên du lịch, marketing du lịch, lữ hành du
lịch, lễ tân khách sạn,...
- Thiếu việc tuyên truyền quảng bá
công tác xã hội hóa du lịch về tận các địa
phương để hình thành một đội ngũ những
người làm công tác du lịch sâu rộng trong
toàn dân, cả những người dân trực tiếp tham
gia hoạt động du lịch, như dẫn đường, sản
xuất các mặt hàng phục vụ du lịch mua sắm,
lĩnh vực du lịch tại nhà, du lịch cộng đồng...
để mỗi người dân trở thành một cán bộ phục
vụ du lịch. Bởi vậy công tác đào tạo cán bộ
phục vụ cho du lịch cũng cần phải tính đến
một đội ngũ chuyên môn hóa quảng bá các
hoạt động du lịch cho cộng đồng xã hội.
- Một điểm yếu của đội ngũ cán bộ
phục vụ du lịch là khả năng hiểu biết văn hóa
địa phương, khả năng chủ động tìm tòi sáng
tạo những cái mới trong sản phẩm du lịch,
trong khai thác lữ hành du lịch, trong hướng
dẫn viên du lịch, trong lễ tân khách sạn nhà
hàng. Họ thường phục vụ cho khách du lịch
theo khuôn mẫu đã định sẵn, như bài hướng
dẫn cho du khách đến một di tích lịch sử thì
từ năm này sang năm khác đều không thay
đổi, một tour du lịch được khai thác năm này
sang năm khác không có gì mới, những mặt
hàng lưu niệm, những món ăn ở nhà hàng
khách sạn dường như cứ thế mà tồn tại.
- Tiềm năng du lịch văn hóa của Nam
Trung bộ rất phong phú nhưng việc quy
hoạch, thiết kế và quảng bá để biến tiềm năng
thành sản phẩm du lịch chưa được chúng ta
thực hiện thật hiệu quả. Từ trước đến nay có
không ít những tổ chức và cá nhân hoạt động
trong lĩnh vực du lịch chỉ tập trung khai thác
các tour du lịch đã định sẵn, và các công ty
du lịch lữ hành quảng bá, khai thác các tour
du lịch chồng chéo lên nhau. Việc mở rộng
các loại hình du lịch văn hóa sinh thái núi,
văn hóa sinh thái đồng bằng, du lịch văn hóa
tộc người thiểu số ở vùng rừng núi, du lịch
cộng đồng, du lịch home stay, du lịch mạo
hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch hội nghị, du
lịch thể thao... chưa được quan tâm và đầu tư
quy hoạch, thiết kế. Bởi vậy các tour du lịch
hiện nay ở Nam Trung bộ như những món ăn
định sẵn, đã đến lúc bão hòa “nhàm chán”,
trong khi đó những tour du lịch mới lạ dường
như vẫn chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng.
- Sự liên kết hợp tác trong hoạt động du
lịch của các tổ chức, các công ty du lịch, lữ
hành ở các tỉnh Nam Trung bộ chưa được bền
chặt; hiện nay đang tồn tại một hiện tượng
cạnh tranh du lịch thiếu lành mạnh giữa các
(1) Nguyễn Văn Mạnh (2007), tr. 8
TrAO ÑOåI
ÑAÏI HOÏC ÑOÂNG AÙ
Soá 04-2011 93
địa phương trong khu vực; các công ty du
lịch trong khu vực hoạt động riêng lẻ, thiếu
tính thống nhất và liên kết. Điều này đã được
ông Yoshiaki Noguchi phát biểu tại hội thảo
“Miền Trung, điểm đến với du khách Nhật
Bản” tổ chức tại Hội An ngày 15/05/2010
đại ý: Tại Việt Nam, du lịch Huế, Hội An,
Mỹ Sơn được coi là những vùng riêng biệt,
theo ông, tất cả đều nằm trong một Concept
du lịch “Đặc trưng du lịch vùng” với sự
phối hợp chặt chẽ của các công ty du lịch để
truyền đạt sức hút của vùng du lịch này đến
du khách .
- Cuối cùng, một điểm yếu cũng cần
phải đề cập đến ở đây trong hoạt động đào
tạo nguồn nhân lực cho du lịch là việc thiếu
tổ chức thường xuyên và thậm chí là không
tổ chức các hội thảo, các hội thi liên quan đến
lĩnh vực du lịch để truyển đạt kinh nghiệm
cho nhau, thấy được những điểm mạnh và
yếu của các tổ chức phục vụ du lịch, tuyên
dương những gương điển hình. Vì vậy, hoạt
động của cán bộ trong lĩnh vực này thiếu cọ
xát, sáng tạo; điều đó đã tạo nên một sức ỳ,
tính bảo thủ trong hoạt động phục vụ du lịch
của mình.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên,
thiết nghĩ chúng ta cần có những giải pháp
hữu hiệu nhằm nâng cao việc đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh
Nam Trung bộ nói riêng và cả nước nói
chung; những giải pháp đó là:
+ Tập trung mọi nguồn lực của nhà
nước và nhân dân, đồng thời tranh thủ sự hỗ
trợ của các tổ chức trên thế giới để tăng cường
công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
cho du lịch. Các trường ĐH trên địa bàn của
các tỉnh Nam Trung bộ cần phải chú trọng
kết hợp đào tạo văn hóa phục vụ du lịch và
các nghiệp vụ cần thiết, tăng cường sự kết
hợp giữa nhà trường mà trực tiếp là sinh viên
ngành du lịch với các doanh nghiệp, các
công ty hoạt động du lịch trên địa bàn, để
vừa hướng nghiệp cho sinh viên vừa kết hợp
lý luận và thực tiễn nhằm đào tạo một đội
ngũ cán bộ vừa nắm vững các kiến thức văn
hóa vừa có kỹ năng nghiệp vụ phục vụ cho
du lịch; ngành học này nên có một thời gian
học cơ sở chung và sau đó chia thành các
phân ban chuyên ngành, như chuyên ngành
hướng dẫn viên du lịch, marketing du lịch,
lữ hành du lịch...
+ Thường xuyên mở các lớp tập huấn
nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đang
công tác trong các tổ chức liên quan đến lĩnh
vực du lịch để đào tạo lại, tập huấn nâng cao
trình độ cho đội ngũ cán bộ và cấp chứng chỉ
cần thiết. Theo đó, các tổ chức quản lý du
lịch của các tỉnh cần có những quy định chế
tài về việc các cán bộ phải có những chứng
chỉ du lịch cần thiết mới được quyền hoạt
động trong các lĩnh vực này.
+ Thường xuyên tổ chức tuyên truyền
bằng những hình thức lồng ghép vào các
chương trình quảng cáo, các sinh hoạt đoàn
đội, các tiết học ngoại khóa của học sinh các
trường phổ thông và bằng các phương tiện
thông tin hiện đại, như chương trình phát
thanh truyền hình địa phương để lồng ghép
các nội dung tuyên truyền văn hóa, giáo dục
ý thức coi trọng văn hóa phục vụ du lịch cho
ÑAÏI HOÏC ÑOÂNG AÙ
Soá 04-201194
TrAO ÑOåI
người dân, nhằm “...qua du lịch mọi người
hiểu nhau hơn, đoàn kết với nhau hơn, thân
thiện với nhau hơn, để cố kết hình thành một
cộng đồng du lịch”(1).
+ Xây dựng mạng lưới liên kết đào tạo
truyền bá kinh nghiệm trong hoạt động du
lịch để tăng cường năng lực cho nguồn lực
cán bộ phục vụ du lịch, như tổ chức hội nghị
về kinh nghiệm nâng cao năng lực cho cán
bộ du lịch của các trường ĐH, CĐ, các nhà
quản lý du lịch trên địa bàn các tỉnh Nam
Trung bộ để rút kinh nghiệm và nhìn lại
thực trạng hoạt động du lịch của địa phương
mình, đơn vị mình.
+ Tổ chức các hội thi cán bộ du lịch
giỏi để vừa động viên nhân rộng các gương
điển hình, các cá nhân có những kinh
nghiệm, có những thành tích trong hoạt
động du lịch, vừa là dịp để mọi cán bộ phục
vụ trong lĩnh vực này ngẫm nghĩ và điều
chỉnh lại mình.
Tóm lại, hoạt động du lịch là một lĩnh
vực đòi hỏi sự kết hợp rất nhiều các hoạt động
xã hội, trong đó vai trò nguồn nhân lực phục
vụ trong lĩnh vực này, kể cả nguồn nhân lực
trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch và
cả nguồn nhân lực của toàn xã hội. Vì vậy,
đầu tư cho du lịch trước hết là đầu tư phát
triển nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực
này. Phải thực sự ưu tiên phát triển nguồn
nhân lực bên cạnh việc bảo tồn, phát huy các
di sản văn hóa và danh thắng, nếu muốn giữ
gìn sự phát triển du lịch bền vững. Có như
vậy, du khách đến du lịch một địa phương
trên địa bàn các tỉnh Nam Trung bộ không
chỉ đam mê thích thú với văn hóa và thiên
nhiên cảnh vật nơi đây, mà còn hài lòng với
lối ứng xử chuyên nghiệp của những người
trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Và như vậy, mới tạo điều kiện cho du lịch
phát triển bền vững, góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
các tỉnh Nam Trung bộ nói riêng và cả nước
nói chung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Mạnh (2007), “Đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học cho ngành du lịch”,
Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11
[2] Sở VHTT Quảng Nam (2006), Di tích và danh thắng Quảng Nam, tr.212
[3] Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội, tr 141
[4] Võ Thị Thắng (1998), “Văn hóa và du lịch văn hóa”, Tạp chí Cộng sản, số 11.
[5] Trương Điện Thắng (2010), “Người làm du lịch càng phải thể hiện tình yêu dân tộc
mình”, báo Thanh Niên ngày 16.5
[6] Trần Diễm Thúy (2010), Văn hóa du lịch, NXB Văn hóa Thông tin, tr 22.
(1) Trương Điện Thắng (2010), tr. 4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- y_hoat_dong_du_lich_4816_1998109.pdf