Hoạt động của Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1965-1968

In the most difficult moments of the war against America, the Central Propaganda Committee’s Department for South Vietnam undertook the mission of “fire holding” and “heat transferring” to the battle of the South of Vietnam. From the requirement of the resistance, the Central Propaganda Committee’s Department for South Vietnam organized many activities on propaganda, training, personnel organization and political fighting movement for the Southerners. The paper presents the activities and achievements in the field of propaganda of the Central Propaganda Committee’s Department for South Vietnam in the 1965-1968 period, and at the same time, confirms the important contribution of this work in the resistance war against American.

pdf9 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động của Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1965-1968, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015 Trang 23 Hoạt động của Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1965-1968  Đỗ Văn Biên Đại học Quốc gia-Thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT: Trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam đã đảm nhận sứ mệnh mệnh khơi dậy, tổ chức và phát huy sức mạnh tinh thần của toàn dân tộc, đấu tranh thực hiện mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ yêu cầu của cuộc kháng chiến, Ban Tuyên huấn Trương ương Cục miền Nam đã tổ chức nhiều hoạt động về công tác tuyên truyền, huấn luyện, tổ chức cán bộ và phong trào đấu tranh chính trị cho nhân dân miền Nam. Bài viết trình bày những hoạt động và thành tựu trong lĩnh vực tuyên huấn của Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1965-1968, đồng thời, khẳng định sự đóng góp quan trọng của công tác này trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ khóa: Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam Đặt vấn đề Hoạt động tuyên huấn trong chiến tranh cách mạng có vai trò quan trọng đối với quá trình lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng. Hoạt động tuyên huấn được ví như là “người liên lạc”, “người thầy giáo”, mang thông tin và truyền đạt đường lối, chủ trương của Đảng đến với quần chúng nhân dân, đồng thời cũng là người chuyển tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến cho Đảng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, vào những thời điểm khó khăn, quyết liệt nhất, hoạt động của Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam (BTHTWC) đã đảm nhận sứ mệnh khơi dậy, tổ chức và phát huy sức mạnh tinh thần của toàn dân tộc, đấu tranh thực hiện mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bằng đường lối phát triển của chiến tranh cách mạng và kinh nghiệm trong những trận đầu đánh Mỹ, BTHTWC có nhiệm vụ truyền đạt, cũng cố niềm tin, ý chí sắt đá quyết đánh của Đảng Lao động Việt Nam đến toàn thể quân dân trong điều kiện tương quan lực lượng ta và địch rất chênh lệch. Đây thật sự là một nhiệm vụ đầy khó khăn và thử thách của công tác tuyên huấn ở miền Nam thời kỳ 1965-1968. Những kinh nghiệm hoạt động của BTHTWC trong thời kì chiến tranh sẽ là những bài học quý để vận dụng vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Quốc gia ở biên giới và hải đảo ngày nay. 1. Hệ thống tổ chức của Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam. Tình hình mới yêu cầu phải củng cố và tổ chức lại Đảng bộ miền Nam đủ năng lực thực hiện những quyết sách ở tầm chiến lược. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay Xứ ủy Nam bộ. Thực hiện chủ trương trên, ngày 23/01/1961, Trung ương Cục miền Nam chính thức thành lập. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, Trung ương Cục tổ chức các cơ quan giúp việc như: SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015 Trang 24 quân sự, an ninh, tuyên huấn, hậu cần tiến hành kiện toàn và tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn nhằm giúp Trung ương Cục chỉ đạo các mảng công tác cách mạng miền Nam. Ngày 23/11/1961, BTHTWC được thành lập. BTHTWC là cơ quan chuyên môn của Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam. BTHTWC có nhiệm vụ tham mưu, nghiên cứu, giúp Trung ương Cục thống nhất chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện về công tác tư tưởng, văn hóa, tuyên truyền, hướng dẫn đường lối của Đảng về cách mạng giải phóng miền Nam và hoà bình thống nhất đất nước. Nguyên phó Chánh văn phòng BTHTWC, Đồng chí Phạm Công Cảnh nói thêm về công tác tuyên huấn: “Hễ chúng làm cái gì bất lợi cho dân thì mình vận động quần chúng đấu tranh, như: vụ mở rộng xa lộ, sân bay Biên Hòa, mình vận động nhân dân không di dời, ngăn không cho chúng làm đường xá, làm sân bay, không cho chúng phát triển thực lực đàn áp cách mạng. Khi Đảng chủ trương phát động các cuộc đấu tranh quân sự, chính trị với địch hoặc chống phản tuyên truyền thì hoạt động tuyên huấn phải biên soạn thành tài liệu, phổ biến cho quân dân biết, tạo thành thế trận tuyên truyền rộng khắp. Trong công tác tuyên huấn, mỗi cán bộ đều phải thực hiện nhuần nhuyễn năm bước công tác: nghiên cứu, tuyên truyền, huấn luyện, tổ chức, tranh đấu”1. Sau thất bại “chiến tranh đặc biệt”, để cứu nguy cho chính quyền Sài Gòn, Mỹ buộc phải đưa quân viễn chinh và chư hầu vào miền Nam và chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Trước diễn tiến đó của tình hình miền Nam, BTHTWC đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và mở cuộc vận động chính trị-tư tưởng cho cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới. Căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ của công tác tuyên huấn, Ban Thường vụ Trung ương Cục đã quyết định củng cố và mở rộng BTHTWC. Đồng 1 Tài liệu ghi âm lời của ông Phạm Công Cảnh, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ban Tuyên huấn TW Cục, ngày 03/1/2011 tại nhà riêng. thời, xác định rõ nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của bộ phận này. Đến đầu năm 1965, Ban Tuyên huấn Trung ương Cục đã hoàn thiện bộ máy tổ chức, con người và trang thiết bị vật chất phục vụ cho hoạt động. Hệ thống tổ chức của BTHTWC gồm: Ban lãnh đạo, các tiểu Ban chuyên môn và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chung. Ban lãnh đạo: Trưởng ban, đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Trưởng ban, đồng chí Trần Bạch Đằng. Các ủy viên: đồng chí Trần Trọng Tân, đồng chí Tô Lâm, đồng chí Cao Văn Sáu, đồng chí Tô Bửu Giám, đồng chí Tân Đức. Các tiểu Ban chuyên môn bao gồm:  Tiểu ban Tuyên truyền  Tiểu ban Huấn học  Tiểu Giáo dục  Tiểu ban Văn nghệ  Tiểu ban Tuyên truyền đối ngoại  Báo Tiền phong  Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc miền Nam  Đài Phát thanh giải phóng  Thông tấn xã Giải phóng Quá trình xây dựng và phát triển BTHTWC thời kì này gắn liền với công lao của đồng chí Trần Bạch Đằng. Với vai trò là Phó Trưởng ban phụ trách toàn bộ công tác tổ chức và hoạt động của Ban, đồng chí đã thể hiện một tư duy sáng tạo trong việc sắp xếp, tổ chức nguồn lực con người. Các bộ phận chuyên môn được gắn kết chặt chẽ, bổ sung cho nhau hình thành nên sức mạnh tổng của BTHTWC trong chiến tranh chống xâm lược trên mặt trận tư tưởng-văn hóa của Mỹ ở miền Nam. 2. Hoạt động của Ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam thời kỳ 1965-1968 Với vai trò là cơ quan chuyên môn của Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam trên mặt trận tư tưởng-văn hóa, hoạt động của BTHTWC rất đa dạng. Căn cứ vào chức năng và nghiệm vụ đã được Trung ương Cục giao, BTHTWC đã tổ chức các mảng hoạt động về đào tạo, huấn luyện, tuyên TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015 Trang 25 truyền, văn hóa giáo dục cho đảng viên, cán bộ và quần chúng nhân dân. 2.1. Hoạt động huấn học Chiến tranh ngày càng khốc liệt, yêu cầu nâng cao trình độ lý luận, trình độ công tác của đảng viên và cán bộ càng trở nên cấp thiết. Hoạt động huấn học có nhiệm vụ làm cho “đảng viên và cán bộ nắm vững phương hướng và đường lối của cách mạng miền Nam, nắm vững phương châm chung và phương châm công tác cụ thể trong từng vùng, biết lãnh đạo toàn diện các mặt công tác quân sự, chính trị, kinh tế theo đúng đường lối của Đảng, nắm vững các chính sách, sách lược và biết làm công tác mặt trận”2 . Để thực hiện nhiệm vụ này, Trường Nguyễn Ái Quốc miền Nam đã được thành lập. Trường đào cán bộ lý luận chính trị tư tưởng cho các cán bộ cấp khu, tỉnh ủy viên, huyện ủy viên; cán bộ chủ chốt các đoàn thể Trung ương Cục, các Ban chuyên môn cấp khu và cán bộ nguồn của khu, tỉnh, huyện. Học viên được trang bị lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối chiến tranh nhân dân, phương pháp hoạt động cách mạng và công tác xây dựng Đảng. Sau khi hoàn thành khóa học, các học viên trở về các cơ quan đoàn thể khu, tỉnh, huyện để tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm cho quân dân ở các địa phương. Nhiều người trong số đó đã thành người trực tiếp đứng lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ, đảng viên nòng cốt trong phong trào đấu tranh ở địa phương. 2.2. Hoạt động tuyên truyền Hoạt động tuyên truyền gồm hai bộ phận chuyên môn là: Tuyên truyền đối nội và Truyên truyền đối ngoại. Hai bộ phận này có mối quan hệ khăng khít và bổ trợ lẫn nhau. Trong hoạt động tuyên truyền, cơ quan Báo chí, Đài phát thanh, Thông tấn xã có vai trò rất quan trọng. Đội ngũ phóng viên, nhà báo tham gia các cuộc hành quân đưa tin chiến thắng của các lực lượng vũ tranh, phong trào đấu tranh của quần chúng. “Trong các đợt cao điểm, phản 2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, tr. 837. ánh kịp thời tin chiến thắng của các lực lượng vũ trang, phong trào 3 mũi giáp công của quần chúng, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cho Đài Phát thanh Giải phóng miền Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, không lúc nào bị gián đoạn”3. Bên cạnh các tờ báo ở vùng căn cứ R như: Báo Nhân dân miền Nam, Tập san Tuyên huấn, Văn nghệ Giải phóng, Tiền phong, Phụ nữ Giải phóng, Văn nghệ Giải phóng quân, Báo Giải phóng, Tập san Báo chí, Lửa thiêng, Tập san Mở đường các khu, tỉnh đều ra các tờ báo, bản tin phục vụ kịp thời quân dân địa phương như: Chiến thắng, Cứu nước, Cứu đạo ở Bến Tre, Ấp Bắc ở Mỹ Tho, Quyết thắng, Quyết tiến ở Long An, Tháp Mười anh dũng ở Kiến Tường, Bảy Núi ở An Giang... Dựa vào nội dung các bản tin chính thức của Thông tấn xã Giải phóng, bộ phận phụ trách soạn đúng và in phát hành Bản tin tiếng Anh (News Bulletin và Bulletin Dineormation, South Viet Nam In Struggle) và Bản tin tiếng Pháp (Sud Viet Nam En Lutte), in các tiểu thuyết, truyện ngắn như “Sống như anh”, “Tổ tiên ta đánh giặc” phát hành ra nước ngoài thông qua cơ quan đại diện ở Campuchia, Paris, Bắc Kinh và qua các phóng viên nước ngoài vào thăm vùng giải phóng, hoặc đưa vào Sài Gòn và ra Hà Nội. Bằng nhiều các hoạt động phong phú, sáng tạo, hoạt động tuyên truyền đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như: cung cấp thông tin, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đến với quần chúng. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng chặt chẽ trong từng hoạt động đấu tranh của nhân dân; phản ánh niềm tin vào chiến thắng, khích lệ tinh thần đấu tranh của quân dân ta trong điều kiện tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho địch; phản ánh tâm tư nguyện vọng và thực tiễn khó khăn của các phong trào tại địa phương để Đảng có quyết sách chỉ đạo kịp thời; phản ánh cuộc đấu tranh sinh động của quân dân, và toàn bộ những tội ác của cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa của Mỹ đã đến với dư luận tiến bộ thế 3 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang (2003), Tuyên huấn Khu 8- Trung Nam bộ 1959-1975, Tài liệu lưu hành nội bộ, tr. 15. SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015 Trang 26 giới, đánh thức lương tri con người. Từ đó, nhiều cuộc đấu tranh, xuống đường biểu tình phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ biểu thị sự ủng hộ cuộc chiến đấu mà nhân dân miền Nam đang thực hiện. 2.3. Hoạt động văn hóa-giáo dục Gắn liền với cuộc xâm lược thực dân mới về chính trị-quân sự, Mỹ thực hiện cuộc xâm lược trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục. Ở miền Nam tràn ngập phim ảnh, báo chí, ti vi Mỹ, sản phẩm Mỹ, v.v.. “Sự xâm nhập vào các cơ quan giáo dục dưới hình thức cố vấn cũng là một hình thức xâm lăng văn hóa thô bạo của người Mỹ ở đây”4. Thực hiện đường lối đấu tranh chống cuộc xâm lược trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục của Trung ương Cục và Mặt trận, hoạt động văn hóa giáo dục trong thời kì này, cùng với các hoạt động chuyên môn khác của BTHTWC đã tổ chức các phong trào đấu tranh chống lại chính sách văn hóa phản động trong vùng giải phóng và các vùng chiếm đóng, đặc biệt là các đô thị lớn ở miền Nam. Nhiều tổ chức chống văn hóa phản động và bảo văn hóa dân tộc như: hội bảo vệ thanh nhiếu nhi, hội bảo vệ nhân phẩm phụ nữ, lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc. Các phong trào đấu tranh như: đòi dạy tiếng Việt ở đại học, “tự trị đại học, phản đối “quân sự hóa”, “đoàn ngũ hóa” học đường .v.v. đã tạo nên một thời kì đấu tranh sôi nổi ở các đô thị miền Nam, làm thất bại âm mưu sử dụng công cụ văn hóa giáo dục kiểu thực dân mới của Mỹ. Trong kháng chiến, bên cạnh việc thực hiện tốt các chính sách về đời sống kinh tế, hoạt động văn hóa-giáo dục ngày càng giữ một vị trí quan trọng đối với cuộc kháng chiến. Hoạt động này đã đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ, phát triển văn hóa xã hội và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân trong vùng giải phóng, đồng thời tích cực 4 Phong Hiền (1984), Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam (khía cạnh về tư tưởng văn hóa 1954-1975), Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, tr. 171. chống lại văn hóa đồi trụy ngoại lai và hàng tâm lý chiến của Mỹ. 2.4. Hoạt động văn nghệ Hoạt động văn nghệ tuyên truyền gắn liền với cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam và quá trình xây dựng đời sống văn hóa của cuộc kháng chiến. Ở đâu có vùng giải phóng thì ở đó có Văn nghệ tuyên tuyền. Trong cuộc chiến đấu, văn nghệ tuyên tuyền đã phát huy được sức mạnh tổng hợp từ thực tiễn hình thành những bông hoa trên tuyến lửa. Để có một tác phẩm hay lay động lòng người, người nghệ sĩ có lúc phải trả bằng máu. Văn nghệ tuyên truyền trở thành một phần hơi thở của cuộc kháng chiến. Trên bước đường đấu tranh gian khổ, hoạt động văn nghệ trở thành nguồn động viên tinh thần cổ vũ quân dân tham gia chiến đấu. Giữ niềm lạc quan và sự tin tưởng tuyệt đối với Đảng và vào sự thắng lợi của cuộc đấu tranh. Văn nghệ đã trở thành một mặt trận thật sự, lực lượng ngày càng được bổ sung chi viện từ miền Bắc, các hạt nhân từ vùng giải phóng. Các tên tuổi như: Lưu Hữu Phước, Hoàng Việt, Xuân Hồng, Trương Bỉnh Tòng, Phạm Minh Tuấn, Phan Huỳnh Điểu, Anh Đức, Lý Văn Sâm, Anh Đức, Nguyễn Hiền, Mai Lộc, Cổ Tấn Long Chân, Trang Phượng, Kỳ Phương, cùng với nhiều văn nghệ sĩ khác hình thành nên đủ các bộ phận của Văn nghệ Giải phóng như: văn học, âm nhạc, điện ảnh, hội họa, ca múa nhạc Văn học có bước chuyển mình mạnh mẽ, nhiều tác phẩm tiêu biểu ra đời, từ thơ ca đến văn xuôi, truyện ngắn, tiều thuyết gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước. Âm nhạc cách mạng càng có nhiều bài hát hay đi làm nức lòng quân dân cả nước. Sân khấu, điện ảnh cũng phát triển vượt bậc. Mỹ thuật được mùa lớn về tranh kí họa, chân dung. Đoàn văn công giải phóng đã có cả dàn hợp xướng với đội ngũ ca sĩ đông đảo. Như vậy cùng với các hoạt động chuyên môn khác của công tác tuyên huấn, hoạt động văn nghệ đã tham gia phục vụ toàn bộ đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào và chiến sĩ miền Nam. Nhiều tác phẩm văn hóa nghệ thuật đã phản ánh đậm nét hơi TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015 Trang 27 thở của nền nghệ thuật cách mạng, những tác phẩm có sức lay động của triệu triệu con tim và là những ánh dương mang niềm tin chiến thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc. 2.5. Hoạt động chiến đấu Bước vào thời kì Chiến tranh cục bộ, Mỹ quyết liệt tổ chức các cuộc hành quân qui mô lớn, dài ngày đánh vào các cứ cách mạng hòng tiêu diệt đầu não kháng chiến ở căn cứ Bắc Tây Ninh. Các cuộc hành quân gây cho ta rất nhiều khó khăn, tổn thất. Trong tình hình đó, Trung ương Cục đã ra Chỉ thị về việc quân sự hóa các cơ quan ngay trong vùng căn cứ. Thực hiện chủ trương của Trung ương Cục về quân sự hóa cơ quan, đoàn thể, Ban Tuyên huấn tổ chức lực lượng chiến đấu tương đương với Huyện đội, được trang bị vũ khí nhẹ như: AK, mìn, sau có thêm súng cối 82 (20 khẩu). Mỗi tiểu Ban đều nghiêm túc thực hiện chủ trương sẵn sàng chiến đấu. Khi có biệt kích, quân địch thì tổ chức chiến đấu ngay tại chỗ. Xây dựng mỗi tiểu ban thành các tổ chiến đấu độc lập. Khi cần thiết phối hợp với ban quân sự hình thành một trận địa vững chắc bảo vệ cơ quan và tiêu diệt sinh lực, làm thất bại âm mưu đánh phá vùng căn cứ cách mạng. Trong quá trình chiến đấu bảo vệ căn cứ, Ban Tuyên huấn đã có 23 cán bộ chiến sĩ được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trao tặng Huy hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ. Hàng trăm cán bộ tuyên huấn đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 3. Những thành tựu của hoạt động Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1965-1968 Hoạt động của Tuyên huấn bao quát hầu như toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội của kháng chiến. Một mặt vừa đảm nhiệm xây dựng toàn bộ đời sống văn hóa tinh thần của cuộc kháng chiến. Đồng thời, tiến hành cuộc đấu tranh chống xâm lược trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa của Mỹ. Bằng trí tuệ tập thể và sự sáng tạo trong thực tiễn, công tác tuyên huấn của Đảng đã được giải bài toán tư tưởng “dám đánh” và xây dựng quyết tâm “đánh thắng” và tiến lên đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ. Trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ, trên trận địa tư tưởng-văn hóa, hoạt động của Ban Tuyên huấn thời kì 1965-1968 đã tạo nên thành tựu to lớn, góp phần vào thắng lợi chung của dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. cho đồng bào chiến sĩ miền Nam. Thứ nhất, hoạt động của Ban Tuyên huấn đã vạch trần âm mưu leo thang chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ trước dư luận trong nước và thế giới Ngày 9/3/1965, hai tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ đến Đà Nẵng mở đầu cho cuộc xâm lược trực tiếp của quân viễn chinh Mỹ và chư hầu ở miền Nam Việt Nam. Mỹ tìm mọi cách đối phó với dư luận nhân dân trong nước Mỹ và dư luận thế giới, bưng bít sự thật về chiến tranh ở Việt Nam, lừa dối nhân dân Mỹ và dư luận thế giới, để tiến hành những bước leo thang chiến tranh. Mỹ đã trắng trợn vi phạm Hiệp định đình chiến về Việt Nam. Mở rộng chiến tranh đồng nghĩa với mưu đồ thống trị miền Nam. Giờ đây, súng đạn Mỹ đang trực tiếp tàn sát nhân dân Việt Nam dù Mỹ luôn ngụy biện cho sự hành động xâm lược là “bảo vệ đồng minh”. Phối hợp với cuộc chiến tranh trên mặt trận quân sự, hoạt động tuyên truyền tập trung vào tố cáo Mỹ và cảnh báo dư luận thế giới về âm mưu nguy hiểm Mỹ leo thang chiến tranh; khẳng định quyết tâm của nhân dân Việt Nam đánh bại hành động chiến tranh của Mỹ; động viên dư luận thế giới lên án Mỹ mở rộng chiến tranh và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Cuộc đấu tranh sôi nổi trên mặt trận tuyên truyền chính trị đã được Ban tuyên huấn chỉ đạo tiểu ban Tuyên truyền đối nội và tiểu ban Tuyên truyền đối ngoại tổ chức các hoạt động vạch trần bộ mặt xâm lược Mỹ cho thế giới và nhân dân cả nước. Hằng ngày, hằng giờ, Thông tấn xã Giải phóng và Đài phát thanh Giải phóng đã phát tin đọc bản tuyên SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015 Trang 28 bố của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra khắp thế giới. Những bằng chứng xác thực về tội ác của lính Mỹ qua các trận càn quét, sự tàn sát man rợ của bom Mỹ đã được các phóng viên, văn nghệ sĩ thu thập phơi bày trước dư luận toàn thế giới. Trước những hành động leo thang chiến tranh trắng trợn của Mỹ, vấn đề Việt Nam ngày càng được dư luận thế giới quan tâm và thường được đề cập rộng rãi tại các hội nghị khu vực và quốc tế. Tại nhiều nước lại bắt đầu hình thành các “Ủy ban ủng hộ Việt Nam”, “Ủy ban đoàn kết với Việt Nam”. “Cuộc đấu tranh chính nghĩa và lập trường hòa bình của Việt Nam cũng đã thức tình lực lượng lượng yêu chuộng hòa bình, công lý nước Mỹ. Người Mỹ tiến bộ dần dần nhận thức được Chính phủ Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc chiến tranh không tuyên bố”5. Ngày càng có nhiều cuộc xuống đường tuần hành của nhân dân tiến bộ thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Ủng hộ cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam cũng chính là bảo vệ lương tri của loài người, nhiều chính khách, trí thức tên tuổi trên thế giới đã bày tỏ sự phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam. Tòa án xét xử tội ác chiến tranh đã được tổ chức theo sáng kiến của nhà bác học Anh Bertrand Russel. Các bằng chứng về tội ác chiến tranh của Mỹ được phanh phui tại các phiên toà này. Mỹ và tay sai ngày càng bị dư luận thế giới cô lập. Thứ hai, hoạt động của Ban Tuyên huấn đã cổ vũ quân dân miền Nam nêu cao quyết tâm kháng chiến Quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam với trang bị kỹ thuật tối tân, tạo nên tình thế mới trên chiến trường miền Nam mà chưa ai có thể hình dung ra được hệ quả của cuộc đụng độ sẽ như thế nào? Bước chuẩn bị cho đánh Mỹ bắt đầu từ đâu? Trong khi đó, tình hình tư tưởng trong cán bộ nhân dân cũng có nhiều chiều hướng phức tạp. Một bộ phận 5 Ngoại giao Việt Nam (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb Chính trị Quốc gia, tr. 196. lạc quan quá mức, một bộ phận đề cao quá sức mạnh Mỹ, một bộ phận an bài chờ thời, v.v.. Trước tình hình mới đòi hỏi cần phải tạo một động lực tinh thần xốc tới đi đến xác định quyết tâm đánh Mỹ. Tuy nhiên, việc xác định định lập trường “đánh Mỹ và dám đánh Mỹ” không đơn giản. Đây là một thách thức đối với hoạt động tuyên huấn để giải quyết những băn khoăn, khúc mắc của cán bộ, đảng viên và quân dân miền Nam khi phải đối đầu với Mỹ. Liệu ta có thể đánh Mỹ được không? Nếu đánh Mỹ thì đánh bằng cách nào? Chiến tranh nhân dân “hai chân, ba mũi” khi tiến hành với quân Mỹ được trang bị kỹ thuật hiện đại, liệu cách đánh tổng hợp này có còn phát huy hiệu quả? Đâu là thế mạnh của ta, đâu là chỗ yếu của Mỹ? Nhiều vấn đề về tư tưởng đặt ra cần phải được mổ xẻ thỏa đáng các yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Từ thực tiễn trên chiến trường, cùng với kinh nghiệm hoạt động tuyên truyền đấu tranh chính trị, hoạt động tuyên huấn đã phân tích, tuyên truyền về những điểm mạnh yếu của quân xâm lược Mỹ. Điểm mạnh của Mỹ là: lực lượng cơ động tăng thêm. Các căn cứ quân sự của chúng được xây dựng ở một số vị trí chiến lược quan trọng. Phương tiện chiến tranh dồi dào và hiện đại. Điểm yếu cốt tử của Mỹ là: tình hình chung trên thế giới hiện nay cũng như tình hình nước Mỹ không cho phép Mỹ sử dụng hết sức mạnh kinh tế và quân sự của chúng vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chỗ yếu cơ bản nhất của địch từ trước đến nay vẫn là chính trị. Tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh làm cho quân đội viễn chinh Mỹ chiến đấu không có lý tưởng. Quân Mỹ không thông thạo địa hình, kém chịu dựng khí hậu nhiệt đới. Về chiến lược, chúng buộc phải phân tán lực lượng trên khắp chiến trường để đối phó với chiến tranh nhân dân của ta nên ngày càng lâm vào thế bị động và thất bại, v.v.. Tư tưởng dám đánh Mỹ đã được thực tiễn chiến trường cũng cố bằng những trận đầu thắng Mỹ như: Núi Thành, Vạn Tường, Chu Lai, Bàu Bàng Từ kinh nghiệm phong phú của quân và dân miền Nam TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015 Trang 29 trong Chiến tranh đặc biệt, bước sang Chiến tranh cục bộ, công tác tuyên huấn đã gắn chặt với nhiệm vụ chính trị, vừa tiến hành giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân thấm nhuần đường lối, chủ trương của Đảng vừa từng bước giải quyết những băn khoăn của đồng bào và chiến sĩ trong cuộc đối đầu trực tiếp với quân Mỹ. Quân dân miền Nam đã xác định quyết tâm đánh Mỹ và niềm tin chiến thắng ngày càng được củng cố vững chắc hơn. Thứ ba, hoạt động của Ban Tuyên huấn đã cổ vũ quân dân miền Nam đánh thắng chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ Trên thế mạnh tiến công, Ban Tuyên huấn tổ chức phát động phong trào thi đua giành danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ” và “Đơn vị anh dũng diệt Mỹ” nhằm đẩy mạnh thế chủ động “tìm ngụy mà đánh, tìm Mỹ mà diệt” của quân dân miền Nam. Ngày 6/5/1965, Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang toàn Miền lần thứ nhất được tổ chức. 150 chiến sĩ thi đua thuộc các đơn vị bộ đội chủ lực, địa phương và dân quân du kích dự đại hội. Đại hội đã tổng kết phong trào thi đua giết giặc lập công, tuyên dương những tấm gương chiến đấu anh dũng, mưu trí sáng tạo tiêu biểu cho phong trào thi đua của quân dân miền Nam. Đồng thời phát động phong trào “Quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ”. Tại Đại hội này, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã đưa ra tư tưởng chỉ đạo: “Cứ đánh Mỹ sẽ tìm ra cách đánh thắng Mỹ”. Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Nguyễn Hữu Thọ nêu rõ: “Đây là Đại hội của tinh thần quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược của toàn quân, toàn dân ta, là mốc son quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của các lực lượng vũ trang giải phóng của ta”6. Đại hội đã tuyên dương 23 cán bộ, chiến sĩ danh hiệu Anh hùng Quân giải phóng, trong đó đó có hai nữ Anh hùng Quân giải phóng tiêu biểu là là đồng chí Tạ Thị Kiều và đồng chí Nguyễn Thị Út (Út Tịch). 6 Ban Chấp hành Đảng bộ Tây Ninh (2010), Căn cứ địa Tây Ninh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (hồi ký), Nxb Chính trị Quốc gia, tr. 367. Đại hội không những động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang thi đua lập công, mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến các vùng giải phóng, vùng tạm chiến, gây lòng tin trong nhân dân, sau lời kêu gọi của Mặt trận đã có 18.834 thanh niên gia nhập Quân giải phóng, tạo nên thế và lực mới của cách mạng trên tuyến đầu đánh Mỹ. Thất bại của cuộc hành quân Junction (Gian- xơn-city) – cuộc hành quân lớn nhất về tập trung lực lượng phương tiện chiến tranh của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam) và cùng với sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, Mỹ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược. Cách mạng miền Nam đang đứng trước triển vọng và thời cơ chiến lược lớn. Trên cơ sở đó Đảng ta quyết tâm “chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định”. Đây là thời cơ chiến lược lớn để tiến hành “tổng công kích, tổng khởi nghĩa”7. Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1năm 1968 đã làm phá sản chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Paris. Gắn liền với cuộc kháng chiến ở miền Nam từ những thời điểm khó khăn nhất, hoạt động của BTHTWC đã động viên vũ khí tinh thần to lớn của quân dân ta khi bước vào cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ. Bằng những hình thức phong phú, sáng tạo, hoạt động của BTHTWC đã giự vững “trận địa tư tưởng” cho cán bộ, đảng viên nêu cao quyết tâm đánh Mỹ. Đồng thời tập hợp ý chí của nhân cả nước và nhân dân thế giới tiến bộ tạo thành sức tổng hợp, góp phần vào thắng lợi chung của kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau nhiều thập kỷ kết thúc chiến tranh, nhìn lại một chặng đường hoạt động của BTHTWC thời kì 1965-1968 chúng ta càng thấy những đóng góp to lớn của hoạt động tuyên huấn đối với cuộc kháng 7 Lê Duẩn (2005), Thư vào Nam, NXB Quân đội nhân dân, tr. 183. SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015 Trang 30 chiến chống Mỹ cứu nước. Những hoạt động vô cùng phong phú của tuyên huấn cách mạng miền Nam trên các lĩnh chính trị - tư tưởng đã cung cấp nhiều kinh nghiệm và bài học thực tiễn quý báu trong hoạt động Tuyên giáo của cách mạng Việt Nam hiện nay. Ngày nay, công tác Tuyên giáo đang đứng trước một bối cảnh quốc tế và trong nước diễn biến vô cùng phong phú, khẩn trương, phức tạp với nhiều đặc điểm mới cần đặc biệt quan tâm. Bối cảnh đó đòi hỏi công tác Tuyên giáo phải tập trung, phát huy cao độ trí tuệ, tâm huyết, kinh nghiệm, khắc phục bằng được những yếu kém, bất cập; không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để tiếp tục giữ vững và mở rộng trận địa tư tưởng và đập tan mọi luận điệu xuyên tạc, âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ sức mạnh dân tộc, đưa sự nghiệp đổi mới phát triển toàn diện, đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống đất nước, tiến tới xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, sánh ngang cùng với các quốc gia khác trên thế giới. Activities of the Central Propaganda Committee’s Department for South Vietnam in the 1965-1968 period  Do Van Bien Vietnam National University-Ho Chi Minh City ABSTRACT: In the most difficult moments of the war against America, the Central Propaganda Committee’s Department for South Vietnam undertook the mission of “fire holding” and “heat transferring” to the battle of the South of Vietnam. From the requirement of the resistance, the Central Propaganda Committee’s Department for South Vietnam organized many activities on propaganda, training, personnel organization and political fighting movement for the Southerners. The paper presents the activities and achievements in the field of propaganda of the Central Propaganda Committee’s Department for South Vietnam in the 1965-1968 period, and at the same time, confirms the important contribution of this work in the resistance war against American. Keywords: the Central Propaganda Committee’s Department for South Vietnam TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Tài liệu ghi âm ông Phạm Công Cảnh, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ban Tuyên huấn TW Cục, ngày 03/1/2011 tại nhà riêng. [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 837(2002). TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015 Trang 31 [3]. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang, Tuyên huấn Khu 8-Trung Nam bộ 1959-1975, Tài liệu lưu hành nội bộ, tr 15(2003). [4]. Phong Hiền, Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam (khía cạnh về tư tưởng văn hóa 1954-1975), Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, tr 171 (1984).Ngoại giao Việt Nam, Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 196 (2002). [5]. Ban Chấp hành Đảng bộ Tây Ninh, Căn cứ địa Tây Ninh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (hồi ký), Nxb Chính trị Quốc gia, tr 367 (2010). [6]. Lê Duẩn, Thư vào Nam, NXB Quân đội nhân dân, trang 183(2005).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf23916_80088_1_pb_9883_2037416.pdf