4.4.1 Pha sáng trong quang hợp
Trong thế giới sinh vật thì quang hợp là một quá trình cơ bản.
Thông qua quang hợp mà năng lượng của ánh sáng mặt trời chiếu xuống được biến thành năng lượng hoá học. Hầu hết sinh vật của hành tinh chúng ta sống trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ năng lượng ánh
sáng mặt trời. Như vậy năng lượng được tích luỹ là ở dạng năng lượng hoá học.
Phản ứng tổng quát của quá trình quang hợp thường được biểu diễn bằng phương trình sau, mặc dù nó thể hiện không hoàn toàn đầy đủ.
6CO2 + 6H2O + Năng lượng C6H12O6
+ 6O2
Ở quá trình quang hợp nhờ năng lượng ánh sáng mặt
trời mà
đường được tạo thành và quang hợp ở thực vật đã gắn
liền với việc
giải phóng oxy.
13 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2671 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoá sinh quang hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoá sinh quang hợp
4.4.1 Pha sáng trong quang hợp
Trong thế giới sinh vật thì quang hợp là một quá trình
cơ bản.
Thông qua quang hợp mà năng lượng của ánh sáng
mặt trời chiếu
xuống được biến thành năng lượng hoá học. Hầu hết
sinh vật của
hành tinh chúng ta sống trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ
năng lượng ánh
sáng mặt trời. Như vậy năng lượng được tích luỹ là ở
dạng năng
lượng hoá học.
Phản ứng tổng quát của quá trình quang hợp thường
được biểu
diễn bằng phương trình sau, mặc dù nó thể hiện
không hoàn toàn
đầy đủ.
6CO2 + 6H2O + Năng lượng C6H12O6
+ 6O2
Ở quá trình quang hợp nhờ năng lượng ánh sáng mặt
trời mà
đường được tạo thành và quang hợp ở thực vật đã gắn
liền với việc
giải phóng oxy.
Quá trình quang hợp được chia làm hai giai đoạn:
- Phản ứng sáng
- Sự đồng hoá CO2
Giai đoạn thứ nhất là quá trình chuyển năng lượng
ánh sáng
thành năng lượng hoá học.
Giai đoạn thứ hai là tạo ra dạng năng lượng hoá học
bền vững
và dễ dự trữ hơn.
Ánh sáng cần cho quá trình quang hợp được tiếp
nhận bởi hai
nhóm sắc tố: chlorophyll và carotenoid. Ở một số
sinh vật bậc thấp
hơn còn có phycobillin. Cấu trúc cơ bản của diệp lục
là vòng
porphyrin, được tạo nên từ 4 vòng pyrrol riêng lẽ
(hình 4.3). Ở trung
tâm của vòng có một nguyên tử Mg liên kết với các
nguyên tử nitơ
bởi hai liên kết đồng hoá trị và hai liên kết phối trí.
Nguyên tử Mg
có thể được tách ra khi có tác động của axit loãng.
Phân tử diệp lục
không chứa Mg được gọi là pheophytin cũng có một
vai trò quan
trọng trong phản ứng sáng quang hợp. Chuỗi bên của
phân tử diệp
lục có tính kỵ nước và nhờ vậy mà toàn bộ phân tử có
đặc tính kỵ
nước. Người ta biết những loại chlorophyll khác
nhau: chlorophyll a,
chlorophyll b và chlorophyll vi khuẩn. Sự khác nhau
của những loại
69
này là do sự khác nhau của các chuỗi bên. Ở
chlorophyll b có nhóm
aldehyde, như hình 4.3, được thay thế bằng nhóm
methyl ở
chlorophyll a. Điều thú vị hơn là chuỗi bên dài kỵ
nước được tạo nên
từ các dẫn xuất isopren. Ở chlorophyll a và b chuỗi
bên là một
phytol (rượu) liên kết ester với một chuỗi bên của
vòng porphyrine.
Ở một số vi khuẩn chlorophyll chứa một farnesol
(alkohol) được liên
kết ester với chuỗi bên của vòng.
Điều có ý nghĩa đặc biệt hơn là những liên kết đôi
liên hợp
trong vòng porphyrine. Chúng có khả năng hấp thu
ánh sáng và vì
vậy những liên đôi này là yếu tố quan trọng của
chlorophyll. Những
liên kết liên hợp của carotenoide cũng hấp thu ánh
sáng. Các chất
thuộc nhóm carotenoide có màu vàng đến màu đỏ da
cam, thấy rõ ở
lá cây vào mùa thu, lúc này diệp lục bị phân huỷ nên
không còn che
phủ sắc tố carotenoid.
Để hiểu hơn về quá trình quang hợp chúng ta phải đề
cập đến
cơ quan mà ở đó quang hợp xảy ra, đó là lục lạp. Lục
lạp có hình
tròn đến hình bầu dục, có đường kính khoảng 10 m.
Nó được bao
quanh bởi màng trong và màng ngoài, những màng
này có ý nghĩa
đối với việc đi vào và đi ra của các chất. Màng trong
của lục lạp
được tạo nên từ hệ thống màng kéo dãn, ở một số vị
trí có dạng xếp
chồng lên nhau.
Những màng này xuất hiện dưới kính hiển vi điện tử
như
những túi dẹt. Vì vậy người ta gọi chúng là thylacoid.
Màng
thylacoid bao quanh một không gian bên trong gọi là
cơ chất của lạp
và tạo nên sự ngăn cách giữa bên trong thylacoid với
môi trường
ngoài. Sự phân cách giữa bên trong thylacoid với
stroma là cần thiết
cho phản ứng sáng của quang hợp. Ở một số vị trí có
nhiều thylacoid
xếp lên nhau thành chồng rất dày. Chúng xuất hiện
dưới kính hiển vi
như những hạt (grana), vì vậy người ta gọi chúng là
grana-thylacoid.
Chúng được nối kết với những thylacoid riêng lẽ như
màng kép
xuyên qua cơ chất lục lạp. Chúng được gọi là stroma-
thylacoid (hình
4.4).
Màng thylacoid là nơi mà ánh sáng được tiếp nhận
bởi các sắc
đã mô tả ở trên và nhờ các hệ thống oxy hoá khử
khác nhau mà
năng lượng ánh sáng mặt trời được biến đổi thành
năng lượng hoá
học và thẩm thấu. Quá trình này phức tạp và chưa
được giải thích
tiết.
Màng thylacoid chứa ba cấu thành siêu phân tử,
chúng chiếm
toàn bộ bề rộng của màng và là thành phần quan
trọng của chuỗi vận
chuyển điện tử trong quang hợp. Ba phức hệ đó là hệ
thống quang
hoá I, hệ thống quang hoá II và phức hệ cytochrome
b/f (hình 4.5).
Hệ thống quang hoá là vị trí chứa các sắc tố hấp thụ
ánh sáng
(những anten). Hệ thống quang hoá I chứa ít nhất là
13 loại protein
khác nhau, khoảng 200 phân tử diệp lục, một số
lượng carotenoid
chưa biết và ba phức hệ Fe-S. Những polypeptide kết
hợp và định
hướng các phân tử chlorophyll và carotenoid.
Hệ thống quang hoá II chứa ít nhất 11 phân tử
polypeptide
khác nhau, khoảng 200 phân tử diệp lục a và 100
phân tử diệp lục b,
hai phân tử pheophytin, quinon, 4 Mn cũng như Ca
và chlorid. Cả
hai hệ thống tiếp nhận ánh sáng và chuyển hoá chúng
trong sự vận
chuyển điện tử.
Hệ thống quang hoá II còn có nhiệm vụ là tách điện
tử ra từ
H2O, như vậy là oxy hoá H2O. Sự oxy hoá này là
quá trình phức
tạp, gồm 4 bước (mỗi bước 1e- được vận chuyển và ở
đây có sự
tham gia của Mn với sự thay đổi hoá trị).
2H2O 4e- + 4H+ + O2.
Quá trình tách nước trong quang hợp được gọi là
quang phân
ly nước, nó giải phóng ra O2 và đặc trưng cho quang
hợp ở sinh vật
nhân chuẩn.
Hệ thống quang hoá I và II không chỉ chứa sắc tố tiếp
nhận ánh
sáng mà mỗi hệ thống còn chứa một phân tử diệp lục
hoàn toàn đặc
biệt thể hiện ở vị trí của nó, phân tử diệp lục này khi
tiếp nhận ánh
sáng có khả năng bắn ra 1 điện tử. Quá trình này như
là sự khởi đầu
cho sự vận chuyển điện tử trong quang hợp. Phân tử
diệp lục đặc
biệt của hệ thống quang hoá I hấp thu cực đại ánh
sáng có bước sóng
700 nm. Vì vậy gọi là P700 (Pigment 700) và phân tử
diệp lục đặc
biệt của hệ thống quang hoá II hấp thu cực đại ở 682
nm.
Để bắn ra 1 điện tử thì phân tử diệp lục cần năng
lượng. Năng
lượng được hấp thụ ở dạng năng lượng ánh sáng từ
những sắc tố
khác (chlorophyll và carotenoid) của mỗi hệ thống
quang hoá và
được chuyển đến P682 cũng như P700 qua sự cộng
hưởng điện tử.
Bằng cách này hai hệ thống quang hoá tạo ra một sự
vận chuyển
điện tử khi có ánh sáng, sự vận chuyển điện tử này đi
từ H2O như là
nguồn điện tử, qua hệ thống quang hoá II,
plastochinone, phức hệ
cytochrom b/f, plastocianin đến hệ thống quang hoá I
và cuối cùng
đến NADP+ và nó được khử thành NADPH.
NADP+ + H+ + 2e- NADPH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoá sinh quang hợp.pdf