Hóa sinh máu và các dịch sinh vật

HÓA SINH MÁU VÀ CÁC DỊCH SINH VẬT Mục tiêu học tập - Trình bày được những tính chất lý hoá của máu, vai trò của máu, chỉ số pH và hệ đệm của máu - Liệt kê được các thành phần hoá học của máu và các chỉ số sinh lý của chúng - Trình bày được tính chất chung và thành phần hóa học của các dịch sinh vật. - Trình bày hiện tượng tràn dịch và phân biệt được dịch thấm dịch tiết. I. HÓA SINH MÁU 1. Đại cương Máu là một thành phần tổ chức của cơ thể. Máu đảm nhiệm các chức năng sau: - Dinh dưỡng: Máu chuyển các chất dinh dưỡng đến các mô - Bài tiết: Máu chuyển các chất cặn bã từ các mô đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài - Hô hấp: Máu đóng vai trò quan trọng trong qua trình hô hấp, đưa oxy từ phổi đến các tế bào đồng thời lấy CO2 từ các tế bào đến phổi và đào thải ra ngoài - Duy trì thăng bằng acid base của cơ thể - Điều hoà thăng bằng nước - Điều hoà thân nhiệt - Tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể nhờ các bạch cầu, kháng thể, lưu thông trong máu - Tham gia vào cơ chế điều hoà các chức phận thông qua các hormon. - Vận chuyển các chất chuyển hoá từ các mô và các cơ quan khác nhau để đổ vào máu. Cùng với bạch huyết, máu là môi trường bên trong của cơ thể Máu chiếm khoảng 1/13 trọng lượng cơ thể người. Máu gồm có huyết tương chiếm 55-60% thể tích máu và huyết cầu chiếm 40-45% thể tích máu gồm hồng cầu, bạch cầu va tiểu cầu. 2. Tính chất lý hoá của máu - Tỉ trọng: Tỉ trọng của máu người thay đổi trong khoảng 1,050 - 1.060, trung bình là 1,056 - Độ nhớt: Gấp 4-6 lần độ nhớt của nước ở 380C, độ nhớt phụ thuộc chủ yếu vào số lượng hồng cầu - Áp suất thẩm thấu: Áp suất thẩm thấu của nước phụ thuộc vào nồng độ tất cả các phân tử hữu cơ và các ion có trong máu chủ, yếu là HCO3-, Cl-, Na+, nhưng chủ yếu là NaCl. Bình thường thay đổi từ 7,2 - 8,1 atmosphe ở 370C 3. PH và hệ thống đệm của máu PH của máu thay đổi trong khoảng 7,30 - 7,42. Trong máu có các hệ thống đệm sau đây: Acid carbonic/bicarbonat, mononatriphosphat/dinatriphosphat, protein/proteinat, hemoglobin hồng cầu 4. Thành phần hoá học của máu: bình thường khá ổn định Huyết cầu: có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu Thành phần của huyết tương gồm: nước 91%, chất khô 9% Các chất khí: O2, CO2 Các chất vô cơ gồm: natri ,kali, calci, magiê, clo, bicarbonat, sulfat, phosphat Ngoài ra còn có các yếu tố vi lượng: I, Cu, Fe, Zn, , chúng ở nhiều dạng ion hoá hoặc kết hợp với protein Một số chất điện giải chính trong huyết thanh: Natri: 144mmol/lít, Clo: 104 mmol/lít, Kali 4,6 mmol/lít, Calci 5mmol/lít

doc13 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3201 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hóa sinh máu và các dịch sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÓA SINH MÁU VÀ CÁC DỊCH SINH VẬT Mục tiêu học tập - Trình bày được những tính chất lý hoá của máu, vai trò của máu, chỉ số pH và hệ đệm của máu - Liệt kê được các thành phần hoá học của máu và các chỉ số sinh lý của chúng - Trình bày được tính chất chung và thành phần hóa học của các dịch sinh vật. - Trình bày hiện tượng tràn dịch và phân biệt được dịch thấm dịch tiết. I. HÓA SINH MÁU 1. Đại cương Máu là một thành phần tổ chức của cơ thể. Máu đảm nhiệm các chức năng sau: - Dinh dưỡng: Máu chuyển các chất dinh dưỡng đến các mô - Bài tiết: Máu chuyển các chất cặn bã từ các mô đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài - Hô hấp: Máu đóng vai trò quan trọng trong qua trình hô hấp, đưa oxy từ phổi đến các tế bào đồng thời lấy CO2 từ các tế bào đến phổi và đào thải ra ngoài - Duy trì thăng bằng acid base của cơ thể - Điều hoà thăng bằng nước - Điều hoà thân nhiệt - Tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể nhờ các bạch cầu, kháng thể, lưu thông trong máu - Tham gia vào cơ chế điều hoà các chức phận thông qua các hormon. - Vận chuyển các chất chuyển hoá từ các mô và các cơ quan khác nhau để đổ vào máu. Cùng với bạch huyết, máu là môi trường bên trong của cơ thể Máu chiếm khoảng 1/13 trọng lượng cơ thể người. Máu gồm có huyết tương chiếm 55-60% thể tích máu và huyết cầu chiếm 40-45% thể tích máu gồm hồng cầu, bạch cầu va tiểu cầu. 2. Tính chất lý hoá của máu - Tỉ trọng: Tỉ trọng của máu người thay đổi trong khoảng 1,050 - 1.060, trung bình là 1,056 - Độ nhớt: Gấp 4-6 lần độ nhớt của nước ở 380C, độ nhớt phụ thuộc chủ yếu vào số lượng hồng cầu - Áp suất thẩm thấu: Áp suất thẩm thấu của nước phụ thuộc vào nồng độ tất cả các phân tử hữu cơ và các ion có trong máu chủ, yếu là HCO3-, Cl-, Na+, nhưng chủ yếu là NaCl. Bình thường thay đổi từ 7,2 - 8,1 atmosphe ở 370C 3. PH và hệ thống đệm của máu PH của máu thay đổi trong khoảng 7,30 - 7,42. Trong máu có các hệ thống đệm sau đây: Acid carbonic/bicarbonat, mononatriphosphat/dinatriphosphat, protein/proteinat, hemoglobin hồng cầu 4. Thành phần hoá học của máu: bình thường khá ổn định Huyết cầu: có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu Thành phần của huyết tương gồm: nước 91%, chất khô 9% Các chất khí: O2, CO2 Các chất vô cơ gồm: natri ,kali, calci, magiê, clo, bicarbonat, sulfat, phosphat… Ngoài ra còn có các yếu tố vi lượng: I, Cu, Fe, Zn,…, chúng ở nhiều dạng ion hoá hoặc kết hợp với protein Một số chất điện giải chính trong huyết thanh: Natri: 144mmol/lít, Clo: 104 mmol/lít, Kali 4,6 mmol/lít, Calci 5mmol/lít Các chất hữu cơ: - Protein: Là thành phần hữu cơ quan trọng nhất của huyết tương người bao gồm: albumin, globulin, fibrinogen. Protein được sản xuất chủ yếu ở gan , hàm lượng protein toàn phần 70 – 80 g/l. Bằng phương phá điện di người ta có thể phân tích protein huyết thanh làm 5 thành phần: albumin, globulin α1, α2, β, γ. - Một số enzym chính: + Amylase: Bình thường : Amylase huyết thanh < 90 U/l * Ở huyết thanh có hai loại isoenzym của amylase : p Amylase : nguồn gốc tụy (p : pancreas) s Amylase : nguồn gốc nước bọt (s : saliva). Ý nghĩa nhất là chẩn đoán viêm tụy cấp, đây là một xét nghiệm cấp cứu, chẩn đoán viêm tụy cấp Amylase huyết thanh tăng gấp ( 3 lần. + Lipase: Bình thường : 0-166 U/l Lipase tổng hợp ở tụy, niêm mạc dà dày, ruột, hồng cầu, bạch cầu. Lipase máu tăng cao trong viêm tụy cấp. + GPT (ALAT), GOT (ASAT) Bình thường : GPT < 49 U/l. GOT < 46 U/l. GPT tăng cao trong viêm gan cấp (ví dụ : viêm gan siêu vi). GOT tăng cao trong viêm gan mãn. + PAL (Phosphatase alcaline): Bình thường : PAL = 100-290 U/l. PAL tăng trong bệnh về gan mật - cơ xương: -Gan mật : viêm gan, vàng da tắc mật -Bệnh Paget, Ung thư (K) xương, K di căn vào xương, nhuyễn xương, loãng xương, còi xương, cường giáp... + g GT (g Glutamin Transferase): tăng cao trong trường hợp ứ mật và viêm gan do rượu. Bình thường : Nam : 10-45 U/l, Nữ : 5 -32 U/l. Các enzym tăng do ứ mật : PAL, ( GT... Các chất nitơ phi protid + Urê huyết thanh: Tổng hợp ở gan và đào thải qua thận. Urê huyết thanh = 2,50 - 7,49 mmol/l Sinh lý : Urê tăng do ăn quá nhiều protein hoặc tăng quá trình thoái hóa protein. Bệnh lý : Tăng trong suy chức năng lọc cầu thận, viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, suy tim, suy thận cấp... Urê giảm : tổn thương gan nặng, chế độ ăn thiếu protid... + Creatinin huyết thanh Creatinin được tạo ra từ creatin tại cơ và đào thải qua thận. Creatinin thay đổi theo khối lượng cơ. Bình thường Creatinin huyết thanh : Nam : 60-120 mmol/l (7-13,5 mg/l). Nữ : 45-106 (mol/l (5-12 mg/l). Creatinin huyết thanh tăng trong bệnh thận : viêm cầu thận cấp, suy thận cấp, mãn, suy tim ứ huyết, to đầu chi... + Acid uric : Bình thường : Acid uric máu : Nam: 180-420 (mol/l (30-70 mg/l). Nữ: 140-360 (mol/l (24-60 mg/l). Tăng trong bệnh Goutte do rối loạn chuyển hóa AN Các chất đường, lipid: + Cholesterol toàn phần: là một trong những chỉ tiêu hóa sinh quan trọng trong đánh giá và theo dõi tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid, nguyên nhân gây bệnh XVĐM. Bình thường: Cholesterol < 200 mg/dl (< 5,17 mmol/l) -Cholesterol tăng: Tăng cholesterol bẩm sinh, tăng cholesterol thứ phát đái đường, hội chứng thận hư, bệnh Goutte, béo phì, XVĐM... -Cholesterol giảm: Suy chức năng gan, ngộ độc gan, xơ gan, +Cholesterol HDL: Bình thường : Nam ( 35 mg/dl (0,9 mmol/l) Nữ ( 45 mg/dl (1,2 mmol/l) + Cholesterol LDL: Yếu tố xấu dễ gây nguy cơ XVĐM. Bình thường : LDL-C < 150mg/dl (< 3,9 mmol/l). Bình thường : Chỉ số CT/HDL-C < 4,5. + Triglycerid : TG máu cao là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành. Bình thường : TG < 150 mg/dl (1,7-2,3 mmol/l) + Glucose : Bình thường : glucose huyết thanh : 3,89-5,84 mmol/l. -Đường huyết tăng : thiếu Insulin, tổn thương tụy như u tụy, K tụy, cắt tụy... Các bệnh nội tiết như hội chứng Cushing, u tủy thượng thận-Đường huyết giảm do thiểu năng gan, xơ gan, K gan, ngộ độc gan do rượu... II. SỮA Sữa là thức ăn chính của trẻ đang bú, ngay sau khi đẻ vài giờ sữa non được tiết ra. Sữa non chứa nhiều protein, caroten hơn so với sữa thường. 1. Tính chất chung Sữa có màu trắng và mùi vị đặc biệt, sữa là một nguồn dịch chứa nhiều hạt mỡ, thay đổi tuỳ theo chế độ ăn. Sữa có nhiều chất hoà tan, tỉ trọng 1,028-1,036. pH=6,56 - 6,95; nước chiếm 87,5% 2. Thành phần hoá học Sữa là thức ăn giàu chất dinh dưỡng . Trong sữa có nhiều protein thuộc 2 nhóm chính: casein và những protein của nhũ dịch (albunmin, globulin) Lipid trong sữa chủ yếu dưới dạng những hạt mỡ bao bọc bởi một màng protein. Khi để yên hoặc ly tâm, lipid nổi lên thành váng sữa. Nếu quấy váng sữa, các giọt mỡ kết hợp lại thành bơ. Glucid trong sữa chủ yếu là lactose, glucose có rất ít trong sữa. Một số vi khuẩn có thể làm lên men lactose. Sữa đã lên men gọi là sữa chua. Sữa chua rất dễ tiêu. III. NƯỚC BỌT 1. Tính chất chung Nước bọt do 3 đôi tuyến tiết ra: Tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến duới lưỡi. Nước bọt là dịch không màu chứa rất ít chất hoà tan. Người trưởng thành lượng nước bọt là 0,8 - 1 lít/24h. 2. Thành phần hoá học Nước bọt chứa 99,5% nước, còn lại la chất hữu cơ, vô cơ, và một số enzym: amylase, maltase, lysozym. Trong bệnh quai bị gây viêm tuyến nước bọt, amylase sẽ tăng trong máu và nước tiểu ở mức vừa phải. IV. DỊCH VỊ 1. Tính chất chung Dịch vị do các ống tuyến ở dạ dày tiết ra, lượng dịch vị từ 1 - 2,5 lít/24h, la loại dịch không màu, tỉ trọng bằng 1,001 - 1,010. Nước chiếm 97-99,4%. 2. Thành phần hoá học Dịch vị có 2 chất chính là: acid clohydric, enzym pepsin. Acid clohydric có 2 dạng: tự do và kết hợp với protein vì có acid clohydric tự do nên pH dịch vị rất acid (1,5 - 2,5) IV. DỊCH NÃO TUỶ 1. Tính chất chung Dịch não tuỷ là lớp dịch ở trong khoang dưới màng nhện, bao bọc xung quanh não thất, trong ống nội tủy. Dịch não tuỷ có tác dụng bảo vệ cho trung ương thần kinh trước các sang chấn. Bình thương dịch não tuỷ trong vắt như nước mưa, tỉ trọng là 1,001 - 1,01, pH=7,3 - 7,4. Ở trẻ sơ sinh dịch nảo tuỷ hơi vàng nhạt nhưng nhanh chóng trở thành trong vắt. Khi bệnh lý, dịch não tủy có thể trong, đục, đỏ, vàng… -Trong: gặp trong các bênh lao, giang mai, màng não, viêm não virut, phản ứng màng não trong sởi, quai bị… -Đục do lẫn mủ, dịch não tủy đục gặp trong viêm não do vi khuẩn do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, não mô cầu). -Đỏ: cần phân biệt với xuất huyết não hay do chọc phải tĩnh mạch xung quanh tuỷ. DNT tủy đỏ trong chảy máu màng não tủy , sang chấn não, viêm màng não, chảy máu não Dịch não tủy vàng: trong vàng da, u tủy, u não… 2. Thành phần hoá học DNT chứa ít protein 0,15 - 0,3g/l, không có fibrinogen Gluco DNT là 50 - 75mg/100ml (2,8 - 4,2 mmol/lít) Natri clorua 120 - 130 mmol/lít Xét nghiệm sinh hoá thường làm là: phản ứng pandy, định lượng protein, glucose V. DỊCH THẤM - DỊCH TIẾT Tràn dịch là một hiện tượng do nguyên nhân cơ học làm cho huyết thanh thấm qua 2 màng vào khoang, hay gặp là dịch màng tim , màng phổi, màng bụng… Tuỳ theo thành phần hoá học mà chia thành 2 loại: 1. Dịch thấm Dịch không có fibrinogen, lượng protein thấp (<25g/l), phản ứng rivalta (-). Hay gặp trong viêm thận, xơ gan, xung huyết, rối loạn tuần hoàn. 2. Dịch tiết Dịch có fibrinogen là loại dịch viêm, lượng protein cao (>25g/l), phản ứng rivalta (+), gặp trong viêm các màng phổi, màng bụng, màng tim.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHóa sinh máu và các dịch sinh vật.doc