Hóa học và chuyển hoá glucid
HÓA HỌC VÀ CHUYỂN HOÁ GLUCID Mục tiêu: 1. Định nghĩa, phân loại và nêu được vai trò của gluxid 2. Vẽ được cấu tạo và nêu được một số tính chất của các loại . 3. Vẽ và trình bày được các sơ đồ của các quá trình tiêu hóa và hấp thụ, thoái hóa và tổng hợp ở tế bàovi mô của glucid trong cơ thể. 4. Giải thích được cơ chế phản ứng và nêu được ý nghĩa của từng chu trình chuyển hóa glucid. 5. Giải thích được các cơ chế điều hòa liên quan đến rối loạn chuyển hóa glucid đặc biệt là trong bệnh đái đường tụy. 6. Trình bày được quá trình chuyển hóa của ethanol trong cơ thể và sự rối loạn chuyển hóa và bệnh do rượu gây ra. PHẦN 1 HOÁ HỌC GLUCID 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Định nghĩa: Glucid là một chất hữu cơ, có một hoặc nhiều monosaccarid (hoặc dẫn xuất của monosaccarid). Monosaccarid được cấu tạo bỡi các nguyên tố C, H, O, ngoài ra còn có chứa các nguyên tố khác trong các glucid tạp. 1.2. Phân loại: gồm 3 loại. - Monosaccarid (Ose hay đơn đường) là đơn vị cấu tạo của glucid, không bị thủy phân. Ví dụ: Glucose, fructose, galactose, ribose . - Oligosaccarid: phân tử gồm từ 2 đến 10 monosaccarid, nối với nhau bằng liên kết glucosid. Quan trọng nhất là các Disaccarid. Ví dụ: Saccarose, maltose, lactose. - Polysaccarid: gồm nhiều monosaccarid và được chia làm 2 loại: * Polysaccarid thuần: gồm nhiều monosaccarid cùng loại nối với nhau bằng liên kết glucosid. Ví dụ: tinh bột, glycogen, cellulose. * Polysaccarid tạp: gồm các monosaccarid thuộc những loại khác nhau, dẫn xuất của các monosaccarid và một số chất khác. Ví dụ: glycolipid, Glycoprotein . 1.3. Vai trò của glucid 1.3.1. Ở động vật: Glucid chiếm 20% trọng lượng khô của cơ thể. Có vai trò: - Chủ yếu là cung cấp năng lượng cho cơ thể. - Ngoài ra còn tham gia cấu tạo tế bào và các thành phần trong cơ thể như acid nucleic, glycoprotein, glycolipid.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hóa học và chuyển hoá glucid.doc