PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo con đường xâm nhập của
chất độc vào nhóm dịch hại
Côn trùng và nhện
a) Xâm nhập qua thức ăn.
b) Xâm nhập qua biểu bì.
c) Xâm nhập qua khí quản.
Loài gặm nhắm: a) Vị độc; b)Xông hơi
Cách xâm nhập vào tuyến trùng: Tiếp xúc, Hô hấp.
Xâm nhập vào nấm và vi khuẩn:Tiếp xúc, Xông hơi
Cách xâm nhập vào cỏ dại: Qua rễ, lá, thân.
YSTOOLS DEM
80 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hóa bảo vệ thực vật - Đại cương hóa chất bảo vệ thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI CƯƠNG HÓA CHẤT BẢO VỆTHỰC VẬT
Trình bày: ThS. Lê Cao Lượng
lcluong@yahoo.com
Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Khoa Nông học
Bộ môn Bảo vệ Thực vật
HÓA BẢO VỆ THỰC VẬT
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP
Định nghĩa thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV là những hợp chất hóa học (vô cơ hoặc
hữu cơ), những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi
khuẩn, nấm siêu vi trùng, tuyến trùng) những chất có
nguồn gốc động vật, thực vật được sử dụng để bảo vệ
cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những
sinh vật gây hại như côn trùng, nhện, tuyến trùng,
chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, siêu vi khuẩn,
rong, rêu cỏ, dại (pest)
Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của
chính phủ), thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế
phẩm có tác dụng điều tiết sinh trưởng thực vật, những
chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài
sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP
Định nghĩa thuốc bảo vệ thực vật
Do những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản
(côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng,
nấm, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, rong, rêu cỏ, dại) có
một tên chung là dịch hại (pest), nên ở nhiều nước
thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại (Pesticide).
Cũng theo quy định ở nhiều nước thuốc BVTV bao
gồm các chất làm khô cây hoặc các chất làm rụng lá
cây; được dùng trước ngày thu hoạch cho một số cây
trồng như bông vải, khoai tây để giúp thu hoạch mùa
màng bằng cơ giới có thể tiến hành thuận lợi.
Thế giới cũng quy định thuốc bảo vệ thực vật còn bao
gồm thuốc trừ ruồi, muỗi trong y tế.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP
Chất độc là gì?
Chất độc là chất khi xâm nhập vào cơ thể với lượng
nhỏ cũng có thể gây nên ngộ độc, phá hủy nghiêm
trọng các chức năng của cơ thể hoặc làm cho cơ thể bị
chết. Chất độc còn được định nghĩa là chất gây tác
động xấu khi xâm nhập vào bên trong tế bào sống. Độc
tính (của TBVTV) là khả năng gây tổn hại đến sinh vật
của một hóa chất. Các TBVTV có độc tính khác nhau,
thuốc càng có độc tính cao thì lượng gây độc càng nhỏ.
Tính độc:
Tính độc của một chất là khả năng gây độc của chất đó
đối với cơ thể dịch hại. Tính độc được thể hiện bằng độ
độc. Độ độc của mỗi loại chất độc thay đổi tùy theo đối
tượng bị gây độc.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP
Tuy vậy khái niệm độc mang tính chất quy ước vì có
những chất tuy độc đối với sinh vật này nhưng độc ít
hoặc không độc đối với sinh vật khác. Mặt khác cũng là
một chất mà tùy theo điều kiện và phương pháp sử
dụng mà có thể là chất độc hay không. Độc tính còn
thay đổi theo tuổi và giới tính cũng như trạng thái cơ
thể sinh vật và điều kiện môi trường.
Độc tính của một chất độc là khả năng gây độc của
chất đó đối với cơ thể tính theo liều lượng sử dụng.
Độ độc của một loại chất độc thay đổi tùy theo đối
tượng bị gây độc thể hiện ở những liều lượng khác
nhau.
Tính độc (tt)
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP
Liều lượng là lượng chất độc cần có để gây một tác
động nhất định trên cơ thể sinh vật. Cách để xác định
độ độc là cho các sinh vật thí nghiệm hấp thu một liều
lượng nhất định chất độc và theo dõi diễn tiến kết quả.
Độ độc có thể được xác định dựa trên các chỉ số
LD50 hoặc LC50
Tính độc (tt)
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP
Medium Lethalis Dosis ký hiệu là MLD là liều lượng
gây chết 50% sinh vật thí nghiệm hay còn gọi là liều
lượng gây chết trung bình (hoặc LD50 hoặc ED50 –
Medium Estimated Dosis)
ED50 là ước tính thống kê liều lượng cần thiết của
một chất độc trong môi trường đồng nhất có thể tạo ra
tác động trên 50% các thể của quần thể thí nghiệm.
LD50 (lethal dose) là liều lượng gây chết cho 50% cá
thể sử dụng trong thí nghiệm.. Đơn vị của LD50 là mg
ai/kg (mg chất độc hoạt động (active ingredient) trên
mỗi kg thể trọng của sinh vật thí nghiệm)
Liều lượng và nồng độ gây chết
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP
LC50 (lethal concentration): là nồng độ gây chết trung
bình 50% cá thể thí nghiệm microgram (10-6 gram) trên
mỗi lít không khí hoặc nước.
Trị số tuyệt đối của LD50 và LC50 càng nhỏ thì độ độc
của nó càng cao. Các sinh vật thường dùng trong thí
nghiệm này là: thỏ, chuột bạch, chuột lang, chó, đôi khi
dùng cả khỉ.
Một loại thuốc có LD50 cao chưa chắc là an toàn, liều
lượng bán gây chết của một số thuốc cũng có thể gây
ra các triệu chứng ở da và mắt như: kích ngứa, đau
đầu, ói mửa và các tật bệnh khác.
Liều lượng và nồng độ gây chết
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP
LD50 qua đường miệng (Oral LD50): sử dụng khi
thuốc thâm nhập theo đường tiêu hóa
LD50 qua da (Dermal LD50): sử dụng khi thuốc thâm
nhập qua da do tiếp xúc trực tiếp
LD50 qua đường hô hấp (Inhalation LD50) sử dụng khi
thuốc thâm nhập qua khí quản.
Liều lượng và nồng độ gây chết
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP
Có nhiều quy ước phân loại các chất độc dựa vào LD50 của
chúng như sau:
Nhóm I : Rất độc LD50 < 100mg/kg.
Nhóm II : Độc cao LD50 = 100 - 300 mg/kg.
Nhóm III : Độc vừa: LD50 = 300 - 1000 mg/kg.
Nhóm IV : Độc ít: LD50 > 1000 mg/kg.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP
Có thể chia theo 6 cấp như sau:
I : Đặc biệt độc : LD50 < 1 mg/kg
II : Rất độc : LD50 = 1 - 50 mg/kg
III : Độc cao : LD50 = 50 - 100 mg/kg
IV : Độc vừa : LD50 = 100 -500 mg/kg.
V : Độc ít : LD50 = 500 - 5000mg/kg
VI : Độc không
đáng kể : LD50 = 5000 - 15000 mg/kg
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP
Mức không thấy được hiệu ứng của thuốc (No
Observable Effect Level = NOEL)
Là liều lượng tối đa của một chất độc không tạo ra
được một hiệu ứng thấy rõ rệt ở các động vật thí
nghiệm.
NOEL thường được dùng làm hướng dẫn để lập ra
các mức tiếp xúc tối đa ở người và thiết lập các mức
dư lượng chấp nhận được trên các loại nông sản.
Mức tiếp xúc và mức dư lượng chấp nhận được
được quy định khoảng 100 đến 1000 lần nhỏ hơn
NOEL để có được sự an toàn cần thiết.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP
Trị số ngưỡng giới hạn (Threshold Limit Value =
TLV)
TLV đối với một hóa chất là nồng độ của hóa chất
(tính theo ppm) không tạo ra những ảnh hưởng xấu
cho sinh vật trong một khoảng thời gian nào đó.
TLV thông dụng nhất thường áp dụng cho nông dân
là nồng độ của hóa chất mà nông dân phải chịu đựng
trong vòng 8 giờ mỗi ngày và trong 5 ngày liên tục. Đôi
khi có những trị số TLV ngắn hạn áp dụng cho nông
dân vì công việc phải đi vào vùng xử lý thuốc.
Tính TLV bằng cách cho sinh vật tiếp xúc với những
nồng độ chất độc khác nhau rồi khảo sát và phân tích
các kết quả.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP
Các thuốc có nguồn gốc khác nhau thì tính độc và khả
năng gây độc khác nhau:
* Các thuốc gốc lân có độ độc cấp tính cao nhưng ít
hoặc không tích lũy.
* Các thuốc gốc Clo có độ độc cấp tính không lớn
nhưng tích lũy trong mỡ.
* Các thuốc vô cơ như Cu và S có độ độc kéo dài.
* Các thuốc gốc thảo mộc có độ độc cấp tính cao
nhưng phân giải nhanh.
Thuốc gốc lân thường kiềm hãm enzym cholinesterase
trong khi thuốc gốc Clo tác động lên hệ thần kinh. Có
khi thuốc làm liệt cơ và thần kinh của động vật có
xương sống thì lại không có cùng tác dụng ở côn trùng.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP
Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính của TBVTV
Giai đoạn sinh trưởng của dịch hại
Sự hấp thu TBVTV
- Thuốc tiếp xúc (contact): loại thuốc này đi vào cơ thể
sinh vật xuyên qua lớp cấu tạo phủ ngoài cơ thể (chẳng
hạn như lớp cutin của thực vật, nhóm chân đốt, hoặc da
của các động vật có xương sống).
- Thuốc vị độc (stomach poisons) : để gây độc thuốc
phải được ăn vào, từ đó thuốc thấm qua lớp tế bào lót
của miệng hoặc đường ruột của côn trùng
- Thuốc xông hơi (fumigant): được sinh vật hấp thu
vào qua sự hô hấp hoặc qua các bộ phận thở. hoặc qua
da hoặc lớp biểu bì. Có loại TBVTV có cả ba phương
thức xâm nhập kể trên.
TIÊU CHUẨN CỦA THUỐC BVTV DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP
Có tính độc đối với dịch hại nhưng an toàn đối với
cây trồng (ít nhất là nồng độ thường dùng) và ít chịu
ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh (nhiệt, ẩm, ánh
sáng...)
Tính độc phải đa năng song phải có tính chọn lọc.
Bảo quản, vận chuyển và sử dụng dễ dàng.
An toàn đối với môi trường.
Dễ kết hợp giữa thuốc với nhau hoặc với phân bón.
Màu sắc dễ phân biệt để dễ kiểm tra và bảo đảm an
toàn khi sử dụng.
Giá thành người tiêu dùng chấp nhận được.
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo đối tượng
Phân loại theo con đường xâm nhập
vào cơ thể dịch hại
Phân loại theo nguồn gốc
Phân loại theo con đường xâm nhập
của chất độc vào nhóm dịch hại
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo đối tượng
Diệt côn trùng: Insecticide 542
Diệt vi khuẩn: Bactericide 374
Diệt nấm: Fungicide
Diệt tuyến trùng : Nematicide
Diệt cỏ: Herbicide, Weed killer: 169
Diệt nhện: Acaricide
Diệt Aphid : Aphicide
Diệt ốc sên: Molluscicide
Diệt chuột: Raticide 10
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo con đường xâm nhập
Vị độc (vđ): Dipterex (tx) DDt (tx), 666(tx xh)
Wofatox (tx) ...
Tiếp xúc (tx): Mipcin, Bassa, Dimethoate (ld)
Lưu dẫn (ld): Furadan, Aliette
Xông hơi (xh): Methyl Bromide (CH3Br),
Chloropicrin (CCl3NO2)
Aluminium Phosphide (Al..P)
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Thuốc vô cơ: S, Cu ...
Thuốc thảo mộc: Derris, Nicotine, Neem
Thuốc tổng hợp:
* Nhóm Clo: DDT, 666
* Nhóm Lân: Wofatox Bi-58, Parathion
* Nhóm Carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin
* Nhóm Pyrethroid : Decis, Sherpa, Sumicidine
* Nhóm Insect Growth Regulator (IGR): Nomolt,
Applaud
2,4 D; Oxythioquinox (Morestan): nhện, bệnh, côn trùng
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Nhóm thuốc gốc Clo hữu cơ: (CHC)
Các thuốc CHC dùng để trừ côn trùng.
Do tính tồn lưu quá lâu trong môi trường, khó phân
hủy và tích lũy trong mô mỡ của động vật.. (Cấm:
DDT, Chlordane, Toxaphene, Dieldrin, Aldrin, Endrin)
CHC được chia ra làm 5 nhóm:
(1) DDT và các chất tương tự
(2) BHC (benzen hexachloride : C6H6Cl6 )
(3) Cyclodiens các hợp chất tương tự
(4) Toxaphene và các chất tương tự
(5) Cấu trúc khép kín của Mirex và
Chlordecone.
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Nhóm thuốc gốc Clo hữu cơ: (CHC)
CHC gây độc thần kinh: DDT gây ra sự run rẫy
(tremor, hoặc ataxia=mất đều hòa). Nhẹ co giật
(convulsion). Trái lại lindane, aldrin,dieldrin, endrin,
toxaphene: co giật ngay từ đầu.
Hầu hết các CHC có thể đi xuyên qua da cũng như
qua hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. (DDT hấp thu qua da
kém hơn Dieldrin)
CHC có áp suất hơi thấp nên ít khi có nồng độ
trong không khí cao quá mức cho phép.
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Nhóm thuốc gốc Clo hữu cơ: (CHC)
Thay đổi các tính chất điện cơ thể và của các men
có liên quan đến màng tế bào thần kinh gây ra biến
đổi trong động thái di chuyển của ion Na+ và K+ qua
màng tế bào. Có thể có cả sự nhiễu loạn vận chuyển
chất vôi và hoạt tính của men Ca2+-ATP và men
phosphokinase. Cuối cùng CHC gây chết do sự
dừng hô hấp.
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Nhóm thuốc gốc Lân hữu cơ: (LHC)
Do Lange và von Kreuger tìm ra vào đầu những
năm 1930 (dimethyl và diethyl phosphorofluoridate).
Đến năm 1936, Gerhard Schrader (ông tổ LHC)
chủ trì một dự án nghiên cứu và tìm ra nhiều chất
khác như dimefox, octamethyl pyrophosphoramidate
(schradan) và tetraethyl pyrophosphate (TEPP).
Cuối thế chiến thứ II, chất parathion ra đời và tồn
tại trong hơn 40 năm.
Cho đến nay đã có hàng ngàn chất LHC được tổng
hợp và đánh giá trong số đó đã có khoảng 100 chất
khác nhau được đưa vào thương mại hóa.
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Nhóm thuốc gốc Lân hữu cơ: (LHC)
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Nhóm thuốc gốc Lân hữu cơ: (LHC)
(Organophosphorus) là este
RO O(S)
P
R’ X
- R = methyl hoặc ethyl
- R’ = alkoxy, alkyl, aryl, amino hoặc các amino có
nhóm thế
- X = nhóm có thể tách rời (leaving group)
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Nhóm thuốc gốc Lân hữu cơ: (LHC)
(Organophosphorus) là este
(phổ biến) RO O(S)
P
RO X
- R là methyl hoặc ethyl
- X là chất thế của alkoxy; phenoxy; thioalkyl hoặc các
chất thơm dị nhân.
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Nhóm thuốc gốc Lân hữu cơ: (LHC)
(Organophosphorus)
Cách tác động của thuốc: Độc tính của LHC đối với
côn trùng và người do sự bất hoạt hóa men
acetylcholinesterase (AChE), là một loại men xúc tác
sự thủy phân nhanh chóng chất Acetylcholine(ACh).
Sự bất hoạt xảy ra hoàn toàn khi LHC tác động đến
men và lân hóa nhóm OH của serine tại vị trí hoạt
động của men (theo phương trình).
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Nhóm thuốc gốc Lân hữu cơ: (LHC)
(Organophosphorus)
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các thuốc nhóm Carbamate
Đây là nhóm thuốc được dùng rộng rãi bởi vì thuốc
tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao mà ít tồn lưu trong môi
trường.
Thuốc là dẫn xuất của acid cabamic, có chứa các
nhóm phụ dithiocarbamates và thiocarbamates mang
lưu huỳnh.
Ngoài dạng thuốc trừ sâu còn có thuốc trừ nấm
bệnh, trừ cỏ, trừ ốc sên và trừ tuyến trùng. Đối với
động vật, thuốc carbamate gây tổn thương hệ thần
kinh và một số khác rất độc cho động vật có vú bao
gồm cả con người.
Thuốc nhóm này không tích lũy trong mô mỡ
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các thuốc nhóm Carbamate
Thường không có tính độc vạn năng như thuốc lân
hữu cơ. Nhiều hợp chất trong nhóm tuy có hiệu lực
cao với sâu hại nhưng không có tác dụng trừ nhện
Cơ chế tác động của thuốc trừ sâu carbamat tương
tự như các thuốc trừ sâu lân hữu cơ. Các thuốc
carbamat kìm hãm men cholinesteraza bằng cách
cacbaryl hóa các vị trí hoạt động của toàn men.
Các chất carbamat càng bền, càng ức chế men
cholinesteraza mạnh. Cả lân hữu cơ và carbamat đều
kìm hãm vị trí men tác động, dẫn đến hệ thần kinh
không kiểm soát được, làm mất khả năng phối hợp
giữa các cơ quan, giải phóng quá mức hormon, sinh
vật mất nước và chết.
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các thuốc nhóm Carbamate
Nhưng sự liên kết giữa các thuốc carbamat với
cholinesteraza thường không bền, nên có trường hợp
sâu hại phục hồi được.
Chỉ ức chế được men cholinesteraza khi toàn bộ
phân tử của chúng gắn được lên bề mặt của men.
Các thuốc carbamat an toàn với cây, ít độc đối với
cá hơn các thuốc lân hữu cơ
Không tồn lưu quá lâu trên nông sản và môi trường
sống.
Độ độc của thuốc đối với động vật máu nóng rất
khác nhau, tùy thuộc vào loại thuốc.
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các thuốc nhóm Carbamate
1) Carbofuran: 2,3-dihydro-2,2-dimethyl-7-benzofuranyl
methylcarbamate, tên thương mại là Furadan, Curater
Công thức phân tử: C12H15NO3.
M = 221,25g/mol.
tnc = 151°C.
d = 1,18g/cm3.
Là độc nhất trong nhóm. Triệu chứng ngộ độc: buồn
nôn, đau bụng, tiêu chảy, giảm tầm nhìn Ở liều cao
có thể gây tử vong. Chỉ cần uống 1ml carbofuran cũng
có thể dẫn tới tử vong.
ADI: 0,01mg/kg
trọng lượng cơ
thể
LD50 = 5mg/kg
(chuột)
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các thuốc nhóm Carbamate
2) Carbaryl: 1-naphthyl methylcarbamate (Sevin)
Công thức phân tử C12H11NO2.
M = 201,2g/mol.
ts = 145°C.
d = 1,232g/cm3.
* Tinh thể màu trắng, tan kém trong nước nhưng tan nhiều trong
dung môi phân cực như đimethyl sulfoxide và đimethyl
formaldehyde - gây ung thư đối với con người
ADI: 0,1mg/kg
trọng lượng cơ thể
LD50 = 250 – 850
ppm (chuột); LC50
qua hô hấp 0,005
– 0,023 ppm
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các thuốc nhóm Carbamate
3)Fenobucarb:
2-(1-Methylpropyl) phenol methylcarbamate
Công thức phân tử: C12H 17NO2
M = 207,3g/mol
ts = 32°C
d = 1,035g/cm3
* Tan kém trong nước, tan tốt trong các dung môi
Acetone, Benzene, Toluene, xylene;
ảnh hưởng đến hệ thần kinh, bộ phận sinh sản, gây ung
thư và ngộ độc cấp tính. LD50 trên chuột là 410mg/kg.
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các thuốc nhóm Carbamate
4) Propoxur: 2-isopropoxyphenyl methylcarbamate
• Độc tính cao đối với ruồi, muỗi, gián và bọ chét.
• Có thể xâm nhập vào cơ thể qua hô hấp, qua đường miệng
và qua da. Triệu chứng ngộ độc: buồn nôn, đau bụng, ra mồ
hôi, tăng huyết áp, mắt mờ, mệt mỏi, khó thở. Propoxur gây
ung thư, ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản và hệ thần kinh
trung ương. .
Công thức phân tử:
C11H15NO3
M = 209,2g/mol
ts = 91°C
ADI: 0,02 mg/kg
trọng lượng cơ thể
LD50 chuột 90 – 128
ppm (miệng); 800 –
1000 ppm (da)
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Dư lượng cho phép (MRL) của Carbamate
Quốc gia Đối tượng
Carbofura
n
(mg/kg)
Carbary
l
(mg/kg)
Propoxur
(mg/kg)
Fenobuc
arb
(mg/kg)
Nhật Bản Xoài 0,3 3,0 1,0 0,3
Việt Nam
(Quyết định
46/2007/QĐ-BYT)
Táo, nho, lê 5,0 3,0
Cà chua, cà rôt 0,1 0,05
EU Trái cây 0,1 1 0,05
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các thuốc nhóm Pyrethrin và Pyrethroids
Pyrethrin là thuốc trừ sâu thảo mộc, được tìm thấy trong
hạt của một số loại cây họ cúc như thúy cúc Dalmatia
(Chrysanthemum cinerariaefolium) và cúc Ba Tư (C.
coccineum), một số loài khác thuộc chi này như C.
balsamita và C. marshalli, được trồng ở quy mô thương
mại để sản xuất thuốc trừ sâu.
Pyrethrin I Pyrethrin II
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các thuốc nhóm Pyrethrin và Pyrethroids
Pyrethrin có ưu điểm là ít tồn lưu trong môi trường, dễ bị
phân hủy sinh học hoặc dưới ánh sáng mặt trời, ít độc với
động vật máu nóng.
Các pyrethrin có độc tố thần kinhđối với các loài sâu bọ.
Khi ở lượng ít chúng có tác dụng xua đuổi côn trùng.
Cũng có hại đối với cá, nhưng là ít độc hại hơn đối với
động vật có vú và chim so với nhiều loại thuốc trừ sâu tổng
hợp khác.
Pyrethrin thường sử dụng trừ bọ chét (flea), kiến, gián,
bọ xít hút máu (bed bugs) trong nhà.
Liều LD50 ở chuột là trên 2.000 mg/kg thể trọng.
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các thuốc nhóm Pyrethrin và Pyrethroids
Pyrethroids là thuốc trừ sâu hữu cơ tổng hợp dựa trên
công thức của Pyrethrin. Nên Pyrethroids bền và độc hơn
Pyrethrin.
Allethrin Permethrin
Alpha- cypermethrinFenvalerate
Tên LD50 (ppm)
--------------------------------------------------------------------------------------------
Alllethrin 3,5 (200)
Barthrin (23.600)
Bioallethrin 4 ( 1030)
Bioresmethrin 340 (>8000)
Cismethrin 6,5 (63)
Fenfluthrin 1 (120)
trans-Fluorocyphenothrin 6 (----)
Kadethrin 0,5 (---)
Permethrin >250 (1500)
Phenothrin 372 (>5000)
Pyrethrin I 5 (340)
Pyrethrin II 1 (>600)
Resmethrin 165 (1347)
Tetramethrin 2,3 (>4000)
Cyphenothrin 5 (---)
Fenproponate 2,5 (28)
Flucythrinate --- (67)
Cyfluthrin 5 (---)
Cyhalothrin --- (144)
Cypermethrin 55 (900)
Deltamethrin 2,3 (52)
Fenvalerate 75 (450)
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các nhóm thuốc khác
Trong nhóm này có: kháng sinh, chất chống đông
máu, thuốc gốc thực vật, các chất bụi trơ, vi sinh, dầu
lửa, chất dẫn dụ (pheromone), hormone thực vật và
xà phòng.
Chất kháng sinh: Là vật chất tiết ra từ các vi sinh
vật (nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn), hoặc thực vật có khả
năng tiêu diệt hoặc ức chế các vi sinh vật khác.
Penicilline dùng để trị bệnh nhiễm khuẩn, được ly
trích từ nấm Penicillium sp.
Abamectin: được chiết xuất từ một vi khuẩn
Streptomyces avermitilis.
Emamectin benzoate: Streptomyces sp.
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các nhóm thuốc khác
Các chất thuốc gốc vi sinh vật
Vi khuẩn Bacillus thuringiensis được dùng để tạo ra
các chế phẩm (Dipel, Thuricide, Centari....) tiêu diệt
nhiều côn trùng trong Bộ Cánh vảy.
Vi khuẩn Bacillus subtilis
Vi khuẩn Agrobacterium radiobacter được dùng để
trừ vi khuẩn gây bướu trên nhiều loại cây (thường do
Agrobacterium tumefaciens) gây ra.
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các nhóm thuốc khác
Các chất thuốc gốc vi sinh vật
Nấm trắng Beauveria bassiana được dùng để trừ
một số loài côn trùng.
Nấm xanh Metarhizium anisopliae
Nấm tím Paecilomyces
Nấm Trichoderma sp.
NPV (nuclear polyhedral virus) được dùng để trừ
sâu xanh (Heliothis armigera) và sâu xanh da láng
(Spodoptera exigua).
Rầy nâu bị nhiễm nấm xanh
Sâu xếp lá bị nhiễm nấm xanh Metarhizium
anisopliae
Rầy mềm bị nhiễm nấm xanh Metarhizium anisopliae
Rầy đầu vàng hại mía bị nấm
xanh ký sinh
Bọ dừa bị nhiễm nấm xanh
Nấm trắng (Beauveria
bassiana)
Bọ xít
Sâu ăn tạp
Sâu xếp lá bị nhiễm nấm trắng Beauveria bassiana
Nấm tím (Paecilomyces
sp.)
Bọ xít
nhãn
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các nhóm thuốc khác
Các chất thuốc gốc vi sinh vật
NPV (nuclear polyhedral virus) được dùng để trừ
sâu xanh (Heliothis armigera) và sâu xanh da láng
(Spodoptera exigua). NPV là Virút Nhân Đa Diện: sâu
hoạt động chậm chạp, bỏ ăn, cơ thể phồng lên; da
nhũn dễ đứt, đen sám, lúc chết chân sau dính vào
mô cây, treo lơ lững.
GV (Granulosis Virus = Virút Hạt): sâu hoạt động
chậm chạp, bỏ ăn, cơ thể thắt eo, các đốt phân biệt
rõ ràng; da mềm dai, nhạt màu, chuyển sang trắng
hoặc hơi vàng.
Thể vùi (Oclusion bodies) của virút NPV
qua kính hiển vi điện tử và huỳnh quang
Sâu non bị nhiễm virút NPV
Sâu non bị nhiễm virút GV
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các nhóm thuốc khác
Thuốc gốc thực vật:
-Pyrethrin thúy cúc (Chrysanthemum)
- Rotenone cây thuốc cá
- Matrine cây khổ sâm
- Azadirachtin cây Neem (xoan ở Ấn Độ)
- Sabadilla và hellebore cây họ Huệ
- Ryania một loài thực vật ở Nam Phi
- Nicotine thuốc lá
- Strychnine cây mã tiền ở Ấn Độ, Srilanka,
Úc và Đông Dương
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các nhóm thuốc khác
Pheromones
Nhiều loài côn trùng dựa vào pheromone để xác
định vị trí của “bạn tình”.
Các loại pheromones côn trùng nhân tạo được
dùng trong phòng trừ dịch hại để giám sát sinh hoạt
của côn trùng cũng như định thời gian sử dụng các
loại thuốc.
Các loại pheromone thường được dùng chung với
bẫy dính và có một vai trò quan trọng trong việc giám
sát hoạt động của côn trùng trong những chương
trình phòng trừ dịch hại tổng hợp và để giám sát tính
kháng thuốc của côn trùng.
Bẫy dẫn dụ pheromone
(Jianet, Flykill 95 EC)
HIỆU QUẢ CỦA Flykil 95 EC
BẨY
LỒNG
ĐÈN
Fruit flies and their control in the Mekong Delta
of Vietnam
Tran Van Hai1, Le Quoc Dien2, Nguyen Van Hoa2, Nguyen Minh Chau2, Vijay3
1)Department of Plant Protection, College of Agriculture & Applied Biology, Can Tho
University, Vietnam
2)Southern of Fruit Research Institute, Vietnam (SOFRI)
3)Griffith University, Australia.
E-mail: tvhai@ctu.edu.vn
Barbados cherryDragon fruit
Viên chứa 1 mg pheromone
Cách đặt bẫy
Bẫy dính trên vườn ổi
Bướm họ Noctuidae vào bẫy
Bẫy dính pheromone trên rau
Bẫy dây treo
Mồi pheromone
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các nhóm thuốc khác
Các chất điều hòa sinh trưởng côn trùng:
(Insect Growth Regulator = IGR)
Các IGR này hiện nay được tổng hợp nhân tạo để bắt
chước hoặc ngăn trở tác động của các hormone tự
nhiên.
Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang
tuổi lớn hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất
sớm.
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các nhóm thuốc khác
Các chất điều hòa sinh trưởng và kích thích tố
sinh trưởng thực vật
NAA (Naphthyl Acetic Acid): kích thích đậu hoa
quả, trái lớn (10ml/ bình 10 lít) (III)
Gibberellic Acid (GA3): kích thích nẩy mầm, phát
triển thân lá cành. (III)
Cytokinin (Zeatin): chất điều hòa sinh trưởng được
tổng hợp trong cây, kích thích sự phân chia và tăng
trưởng tế bào, phân hóa chồi, kìm hãm sự hóa già
(IV) thường được ủ với hạt giống, phun hoặc tưới
gốc.
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các nhóm thuốc khác
Chất chống đông máu:
Chất này làm thay đổi tiến trình đông máu của
động vật có vú làm chúng chết đi vì mất máu.
Chất chống đông máu thường được dùng để trừ
chuột và các động vật gặm nhấm khác.
Thường động vật phải ăn vào chất chống đông
máu nhiều ngày trước khi chất độc tích lũy đủ để
phát triệu chứng. Có một số chất chống đông máu
khác có hiệu lực ngay sau một liều duy nhất.
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các nhóm thuốc khác
Các bột trơ:
Còn được gọi là hạt gây rụng hoặc hạt thấm nước,
ở dạng bột mịn, thường có độc tính thấp.
Trừ côn trùng hoặc nhóm động vật không xương
sống khác.
Giết theo cơ chế lý học, hạt có thể gây trầy xướt
lớp sáp bao phủ cơ thể côn trùng mất nước, hoặc
có thể hấp thụ chất sáp trên da côn trùng.
Khi bị ướt, các loại hạt trơ mất tác dụng
Ví dụ: đất điatom, silica gel, bột acid boric.
Độc khi nuốt hoặc hít phải
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các nhóm thuốc khác
Các loại dầu hỏa
Nhiều loại dầu tinh lọc được dùng để diệt côn trùng
và nhện cũng như trứng của chúng.
Bằng cách làm chúng bị ngạt thở.
Một số dầu lọc thô được dùng làm thuốc diệt cỏ
không chuyên biệt bằng cách phá hủy màng tế bào.
Được phối chế với các chất gây huyền phù và các
chất trơ khác để cải thiện khả năng hòa tan trong
nước.
Ví dụ: Citrole 96.3EC; Dầu khoáng DS 98.8 EC trừ
rệp muội, rệp sáp, nhện đỏ, sâu vẽ bùa/ cây có múi
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo nguồn gốc
Các nhóm thuốc khác
Xà bông
Một số côn trùng, mites, rong rêu, nấm mốc, và địa y.
Xà bông cản trở sự biến dưỡng tế bào của côn trùng.
Xà bông có hiệu lực nhất đối với những côn trùng có
thân mềm như rầy mềm, rệp vảy, ấu trùng.
Không độc đối với động vật có xương sống, kể cả
người.
PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ DỊCH HẠI
Phân loại theo con đường xâm nhập của
chất độc vào nhóm dịch hại
Côn trùng và nhện
a) Xâm nhập qua thức ăn.
b) Xâm nhập qua biểu bì.
c) Xâm nhập qua khí quản.
Loài gặm nhắm: a) Vị độc; b)Xông hơi
Cách xâm nhập vào tuyến trùng: Tiếp xúc, Hô hấp.
Xâm nhập vào nấm và vi khuẩn:Tiếp xúc, Xông hơi
Cách xâm nhập vào cỏ dại: Qua rễ, lá, thân.
TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT ĐỘC TRÊN HỆ SINH THÁI
Ảnh hưởng tới quần thể sinh vật: tăng loài này và
giảm loài kia
Tiêu diệt số lượng lớn thiên địch
VD: Dùng thuốc trừ nấm làm tăng sâu: dùng
Bordeaux trừ bệnh loét cam lại làm cho dân số rệp
nhớt tăng lên (Bordeaux tiêu diệt các nấm ký sinh
trên rệp nhớt Icerya purchasi do đó dân số chúng
tăng lên).
Diệt côn trùng thụ phấn ảnh hưởng tới năng suất
cây trồng.
Ảnh hưởng đến ngành nuôi ong mật.
Ảnh hưởng đến ngành thủy sản
Ảnh hưởng đến sức sống của chim và thú hoang.
Ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật đất
Cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baigiangdaicuonghoachatbaovethucvat_5336.pdf