Hình tượng sông Hương

Hình tượng sông Hương 1. Dòng sông xinh đẹp và đa cảm 1.1. Vẻ đẹp đa dạng và đầy quyến rũ + Luôn được nhìn nhận và khẳng định trong mối quan hệ với không gian địa lí. Dường như chính sự phong phú của đặc điểm địa lí ở vùng đất mà sông Hương đi qua đã góp phần hình thành nên vẻ đẹp của dòng sông. Vì vậy để thấy được vẻ đẹp phong phú của sông Hương cần xem xét nó trong sự gắn bó với không gian, với địa hình và cảnh thiên nhiên trong từng khoảng thời gian cụ thể + Không gian núi rừng Trường Sơn - Đặc điểm và cấu trúc địa lí: vô cùng phong phú với bóng cây đại ngàn, ghềnh thác, vực sâu, dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng Tất cả tạo nên một môi trường để thử thách, rèn luyện và hình thành tính cách, tâm hồn cho sông Hương. - Đặc điểm của sông Hương trong môi trường địa lí ấy: dòng chảy khi rầm rộ, khi mãnh liệt, khi cuộn xoáy, khi lại dịu dàng và say đắm. Phần hồn riêng của sông được bộc lộ trong hành trình và qua đặc điểm dòng chảy là phần hồn của một con người đã trải qua cả một quá trình trưởng thành từ con gái trở thành bà mẹ: vừa mang sức sống mãnh liệt và hoang dại, vừa có diện mạo dịu dàng trí tuệ, vừa có tâm hồn trong sáng thẳm sâu lại vừa dạt dào một khát vọng tự do. + Không gian châu thổ vùng Châu Hoá - Đặc điểm địa lí: là sự chuyển tiếp từ vùng đồi núi sang vùng đồng bằng nên rất đa dạng về địa hình: có vực sâu, có đồi núi trùng điệp, có thềm đất bãi, có vùng lăng tẩm giữa mây trời và rừng thông. - Đặc điểm của dòng sông: Như một người con gái đẹp vừa tỉnh giấc mộng đã bộc lộ tính cách riêng, tâm hồn riêng- chuyển dòng liên tục, uốn khúc quanh co để tự tìm kiếm và bộc lộ vẻ đẹp riêng của nó. Dòng chảy của sông phẳng lặng, hiền hoà, trầm mặc “như triết lí, như cổ thi”, sắc nước của sông xanh thẳm khi qua lòng vực, phản chiếu màu sắc của đồi núi, mây trời khi qua những quả đồi “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”, hình thế của sông thay đổi theo hình thế của địa hình, lúc uốn khúc quanh co, lúc lại mềm như tấm lụa. + Không gian kinh thành Huế: - Đặc điểm địa lí: Huế trong tổng thể là một đô thị cổ nằm suốt dọc 2 bờ sông-nhiều biền bãi, nhiều cồn đảo và những nhánh sông đào mang nước sông Hương toả đi khắp đô thị. - Đặc điểm của sông: càng trở nên mềm mại, gợi cảm và đa cảm hơn. Dòng chảy hiền hoà, chậm rãi và yên tĩnh như mặt nước hồ. Diện mạo vô cùng xinh đẹp, lộng lẫy với trăm nghìn ánh hoa đăng. Tâm hồn đa cảm: vừa vui tươi khi gặp vùng biễn bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, vừa hiền hoà trong những đường cong qua vùng không gian nhiều cồn đảo, vừa ngập ngừng muốn đi muốn ở khi gặp được nét riêng văn hoá Huế, vừa sâu lắng trong những khúc nhạc đêm khuya, vừa mơ màng lưu luyến khi phải rời xa thành phố, vừa vương vấn quyến luyến đến độ phải tạo nên 1 khúc quanh để vòng lại thành phố thân thương .

docx26 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hình tượng sông Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình, sống trọn vẹn đời sống và khẳng định mạnh mẽ bản lĩnh và lý tưởng của nóPhân tích " Nhừng đường VB của ta... đèo De, núi Hồng" Đoạn thơ mang âm hưởng hùng tráng , ngôn ngữ mạnh mẽ , nhịp thơ dồn dập đã tạo cho đoạn thơ vừa có cảm hứng sử thi , vừa có cảm hứng lãng mạn để nói về VB ra quân: " Những đường vb của ta  Đêm rầm rập như là đất rung " Việt Bắc ra quân trong đêm với khí thế đất chuyển trời rung . Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh kết hợp với các từ láy liên tiếp " đêm đêm ", rầm rập " nhà thơ đã diễn tả khí thế dũng mãnh trên các con đường ra trận của đoàn quân . Chỉ với hai câu thơ, Tố Hữu đã cho người đọc có cảm giác như đất đang rung chuyển sụp lỡ dưới chân của các chiến sĩ . Một cuộc ra quân vĩ đại từ khắp các nẻo đường VB . Cuộc hành quân ấy như những bước chân thần tốc . Và đoàn quân dần hiện ra trong hai câu thơ tiếp theo  " Quân đi điệp điệp trùng trùng  Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan" Đoàn quân đi thật đẹp và dài đến vô tận . Đẹp từ trong đội ngũ và đẹp ở cả sức mạnh . Lại một lần nữa nhà thơ sử dụng thành công các từ láy . Một cụm từ "điệp điệp trùng trùng " dù rất ngắn nhưng cũng đủ để nhà thơ vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh về cảnh ra quân , vềnhững đoàn quân dài đến vô tận . Hai câu thơ ko chỉ đẹp ở cách sự dụng từ láy mà những hìnhảnh thơ Tố Hữu sử dụng cũng khắc họa rất thành công vẻ đẹp của cuộc hành quân trong đêm . Đó chính là hình ảnh " ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan ". .Đoàn quân đi trên núi cao , đầu súng như chạm mây trời . Hình ảnh ánh sao như rất gần gũi quen thuộc với chiếc mũ nam của người lính ,lại như lý tưởng rực sáng trên đầu mũi súng . Một hình ảnh thơ vừa hiện thưc lại vừa lãng mạn gợi cho người đọc nhiều liên tưởng về anh bộ đội cụ Hồ …Trên những con đường VBtrong đêm ra quân , ta ko chỉ bắt gặp hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ bước đi hùng tráng trong đêm mà còn có cả hình ảnh những đoàn dân công ra trận đi tải lương , tải đạn phục vụtiền tuyến . “ Dân công đỏ đuốc từng đoàn – Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay” Hình ảnh đoàn dân công nườm nượp đi trong ánh đuốc là một hiện thực . Trong chiến tranh , nhân dân ta lấy ngày làm đêm , lấy đêm làm ngày . Bởi thế nên giữa đêm VB ra quân , cạnh những đoàn quân đi , ta mới thấy hình ảnh "dân công đỏ đuốc từng đoàn " . Họ cũng nhưnhững người lính , hăng hái ra trận , hăng hái lên đường . Giữa cái cảnh hào hùng ấy , hình ảnh"muôn tàn lửa bay "gợi cho ta một vẻ đẹp gì đó rất lãng mạn . Ta có cảm giác con đường ra trận như một đêm đèn hoa đăng rực rở . Những tàn lửa bay ra từ những bó đuốc rơi xuống mặt đất thực sự đã làm cho con đường ra trận thêm lung linh , thêm đẹp . + Không chỉ sử dụng các hình ảnh , các từ láy , cách nói cuòng điệu trong câu thơ "bước chân nát đá” đã diễn tả sức mạnh của lòng quyết tâm từ hàn vạn con người . Họ sẵn sàng đạp đổmọi chông gai để đi đến chiến thắng.  Hai câu tiếp theo là hình ảnh của những đoàn xe cơ giới , xe tăng , xe tải chở lính , chở lương thực vũ khí ào ào ra trận .  " Nghìn đêm thăm thẳm sương dày + Đây là hình ảnh vừa thực nhưng cũng rất lãng mạn . Bỏ đằng sau cái nghĩa thực của cuộc hành quân xuyên rừng vượt núi , xuyên qua đêm tối sương dày thăm thẳm thì nghĩa bóng về hìnhảnh ngày mai lại thật lạc quan phơi phới “ đèn pha bật sáng như ngày mai lên " + Nghệ thuật so sánh lại được nhà thơ sử dụng thật thành công . Hình ảnh đèn pha bật sáng được ví như mặt trời mọc " như ngày mai lên ".Như vậy , ngày mai đến từ trong đêm thăm thẳm nhờ có đèn pha bật sáng , nhờ có sức mạnh của con người cộng với lý tương cao đẹp : chiến đấu vì nhân dân , vì đất nước . Bởi vì họ cầm chắc chiến thắng trong tay ngay từ lúc mới xuất quân nên chiến thắng tất nhiên sẽ thuộc về họ . Trong 4 câu thơ còn lại,”Tin vui chiến thắng…núi Hồng”tác giả đã liệt kê một loạt 8 địa danh , kết hợp với điệp từ vui , nhịp thơnhan , mạnh , dồn dập bộc lộ 1 cách sâu sắc niềm sung sướng về chiến thắng của dân tộc . Chiến thắng ấy trải dài khắp mọi miền Tổ quốc tạo nên ngày hội chiến thắng của toàn thể dân tộc ta . Đoạn thơ 12 câu diễn tả khí thế hào hùng sục sôi của Việt Bắc kháng chiến . Qua đó , đoạn thơbộc lộ niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ về về sức mạnh đoàn kết vĩ đại của dan tộc . Đoạn thơcó âm điệu sôi nổi , dồn dập , mạnh mẽ , sử dụng nhiều hình ảnh phóng đại , là đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu . Các vị la hán chùa Tây Phương Tác giả  Nhà thơ Huy Cận sinh năm 1913 tại Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của “Thơ mới” với tập “Lửa Thiêng” (1940). Sau Cách mạng tháng Tám vừa làm cán bộ lãnh đạo Văn hoá – Văn nghệ, vừa làm thơ. Tác phẩm có: “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958), “Đất nở hoa” (1960), “Bài thơ cuộc đời” (1963), “Những năm sáu mươi” (1968), “Chiến trường gần đến chiến trường xa” (1973),… Thơ Huy Cận trước Cách mạng chất chứa nỗi vạn cổ sầu, sau năm 1945 dào dạt tình đời và niềm vui bát ngát. Thơ ông giàu nhạc điệu, hàm súc cổ điển và có màu sắc suy tưởng, triết lý. Xuất xứ  1. Bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” được Huy Cận viết vào năm 1960, được in trong tập “Bài thơ cuộc đời” (1963). 2. Chùa Tây Phương là một chùa cổ đẹp nổi tiếng ở huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây. Có thuyết cho rằng chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. (Sách Văn 12). Lại có thuyết khẳng định: Chùa Tây Phương được xây dựng khá lâu đời. Năm 1554, chùa được trùng tu. Năm 1660, chúa Trịnh Tạc đến thăm và cho sửa sang lại, chùa càng đẹp hơn, quy mô hơn. Đến đời Tây Sơn, chùa lại được trùng tu một lần nữa và đúc chuông “Tây Phương cổ tự” (theo Nguyễn Phi Hoành). 3. Chùa Tây Phương có rất nhiều tượng cổ. Tượng Rahula và tượng Tuyết Sơn là 2 pho tượng to nhất và đẹp nhất ở chùa này. Ngoài ra còn có nhóm tượng 18 vị La Hán là những vị tu hành đắc đạo, đạt đến sự yên tĩnh vĩnh hằng – cõi Niết Bàn. Có sách Phật khác gọi là tượng Bồ Tát. Cảm hứng chủ đạo  Ngắm nhìn các pho tượng La Hán chùa Tây Phương – công trình mĩ thuật tuyệt diệu Huy Cận lòng vấn vương về nỗi đau đời khát vọng cứu đời của người xưa. Trong niềm vui đổi đời, nhà thơ vô cùng cảm thông với ông cha những thế kỷ trước, càng tin tưởng tự hào về chế độ mới sẽ mang lại hạnh phúc cho toàn dân. Bố cục 1. Tám khổ thơ đầu: đặc tả và cảm nhận về các pho tượng La Hán. 2. Năm khổ thơ tiếp theo: nỗi đau đời và bế tắc của người xưa. Sự cảm thông của nhà thơ. 3. Hai khổ thơ cuối: niềm tin vui và tự hào của tác giả về chế độ mới… Những vần thơ trong trí nhớ Cảm hứng nhân đạo bao trùm toàn bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương”. Những ý tưởng sâu sắc, những hình tượng độc đáo, ngôn ngữ thơ đặc sắc về mặt tạo hình – làm nên giá trị nhân văn bài thơ. Tuy vậy, người đọc vì nhiều lý do riêng, rất thích 8 khổ thơ đầu. 1. Đến thăm chùa Tây Phương, lúc trở về nhà thơ vấn vương vì sao xứ Phật vốn từ bi “mà sao ai nấy mặt đau thương”? Huy Cận chỉ đặc tả 3 pho tượng trong nhóm tượng La Hán để trả lời cho câu hỏi ấy. - Pho tượng La Hán thứ nhất là hiện thân của sự tích diệt đến khô gầy. Chân với tay chỉ còn lại “xương trần”. Tấm thân gầy như đã bị “thiêu đốt”. Mắt sâu thành “vòm” với cái nhìn “trầm ngêm đau khổ?”. Dáng ngồi tĩnh tọa bất động qua mấy ngàn năm: “Đây vị xương trần chân với tay Có chí thiêu đốt tấm thân gầy Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt Tự bấy ngồi y cho đến nay”. Pho tượng La Hán thứ hai như chứa đựng biết bao vật vã, dằn vặt, đau khổ. Mắt thì “giương”, mày thì “nhíu xệch”. Trán như đang “nổi sóng biển luân hồi” vô cùng vô tận. Môi cong lên “chua chát”. Tâm hồn khô héo. Bàn tay “gân vặn”, mạch máu thì “sôi” lên. Các chi tiết nghệ thuật, những nét khắc, nét chạm bằng ngôn ngữ đã gợi tả vẻ dữ dội đầy ấn tượng: về một chân tu khổ hạnh: “Có vị mắt giương, mày nhíu xệch Trán như nổi sóng biển luân hồi Môi cong chua chát tâm hồn héo Gân vặn bàn tay mạch máu sôi” Pho tượng La Hán thứ ba rất dị hình. Ngồi trong tư thế “chân tay co xếp lại” chẳng khác nào chiếc thai non “tròn xoe”. Đôi tai rất kì dị “rộng dài ngang gối”. Vị tu hành này như suốt đời “nghe đủ chuyện buồn” của chúng sinh: “Có vị chân tay co xếp lại Tròn xoe tựa thể chiếc thai non Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn” Các khổ thơ 5, 6, 7, 8 tả khái quát nhóm tượng La Hán. Đời nhân loại đầy “giông bão” như một vực thẳm “bóng tối đùn ra trận gió đen”. Tượng vẫn ngồi lặng yên trong dòng chảy thời gian. Các vị tu hành xa xưa như đang “vật vã” đi tìm phép nhiệm màu để giải thoát chúng sinh? Khổ thơ thứ 7 nói thật sâu sự bế tắc của Phật, bởi lẽ “Đời là bể khổ” (?) “Mặt cúi, mặt nghiêng mặt ngoảnh sau Quay theo tám hướng hỏi trời sâu Một câu hỏi lớn. Không lời đáp Cho đến bây giờ mặt vẫn chau” “Không lời đáp” bởi lẽ chúng nhân trong “đêm trường dạ” của xã hội phong kiến vẫn quằn quại đau thương cực khổ. Tóm lại, phần đầu bài thơ rất đặc sắc. Nghệ thuật tả các pho tượng rất biến hoá, nét vẽ, nét tạc nào cũng sống động và có hồn. Tượng La Hán là những tĩnh vật, nhưng tượng nào cũng được tả trong những tư thế và cử chỉ khác nhau, với một cõi tâm linh sâu thẳm. Các vị La Hán như đi tìm phép nhiệm màu cứu nhân độ thế, đang vật vã trong bế tắc. Nhà thơ không chỉ phản ánh một xã hội quằn quại đau khổ trong những biến động và bế tắc không tìm được lối ra mà còn thể hiện một tinh thần nhân đạo đáng quý, trân trọng và cảm thông với người xưa. 2. Phần thứ hai là tiếng nói cảm thông vô cũng chân thành và cảm động. Đây là một khổ thơ hay rất đáng nhớ thể hiện cái “tâm” của Huy Cận: “Cha ông năm tháng đè lưng nặng Những bạn đương thời của Nguyễn Du Nung nấu tâm can, vò võ trán Đau đời có cứu được đời đâu!” 3. Phần thứ ba, nói về sự đổi đời của nhân dân ta trong chế độ mới tươi đẹp. Hai câu cuối giàu ý vị và chất thơ: “Những bước mất đi trong thớ gỗ Về đây, tươi vạn dặm đường xuân” Bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” là một bài thơ độc đáo về đề tài, đặc sắc ở ngôn ngữ miêu tả giàu hình tượng. Sự tưởng tượng kỳ diệu và cái tâm nhân hậu của Huy Cận đã tạo nên giá trị nhân bản của bài thơ, đem đến cho người đọc nhiều thú vị và suy tưởng về lẽ đời. Bình giảng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Có những ngày tháng không thể quên, cái gian khổ ác liệt không thể quên, cả cái hào hùng lãng mạn cũng không thể quên. May mắn thay, giữa những ngày tháng không thể quên ấy, lại có những bài thơ không thể quên, như Tây Tiến của Quang Dũng. Thật ra số phận của Tây Tiến cũng khá truân chuyên. Đã có lúc Tây Tiến được trích dẫn như một dẫn chứng để phê phán cái xu hướng gọi là “tiểu tư sản” trong thơ kháng chiến, một “đối chứng” để khẳng định những gì nên có trong thơ mới. Nhưng rồi Tây Tiến cuối cùng được nhớ lại như một kỷ niệm đẹp của kháng chiến, một tiếng thơ bi tráng của một nền thơ. Thành công đầu tiên của Quang Dũng là đã cọn cho bài thơ một thể thơ rất hợp: thể bảy chữ; nhưng không phải bảy chữ Đường luật mà là bảy chữ thể hành; mỗi đoạn thơ ăn theo một vần bằng, cứ một câu vần bằng lại một câu vần trắc. Điệu thơ ấy, cách ăn vần ấy, tạo cho bài thơ một nhạc điệu vừa cổ kính nghiêm trang, vừa phóng khoáng bay bổng, vừa trùng điệp như trải ra vô tận, điệu thơ ấy, lại cộng với cách dùng từ hơi cổ kính một chút của Quang Dũng, khiến cho bài thơ ngay khi vừa đọc lên, đã có một không khí vừa man mác bâng khuâng vừa lãng mạn hào hùng. Nếu Quang Dũng sử dụng một thể thơ khác kể cả thất ngôn tứ tuyệt trường thiên như ở “Mắt người Sơn Tây”, điệu thơ sẽ khác đi, không khí bài thơ cũng sẽ khác đi, sẽ buồn hơn, và sẽ không còn là Tây Tiến nữa. Nhưng đây không phải là vấn đề lựa chọn. Cảm hứng nghệ thuật của Quang Dũng, nhu cầu bên trong của nhà thơ, đã tìm đúng cái dạng hình phải có cho sự thổ lộ của mình, để cho Tây Tiến ra đời và cuộc sống đời đầy thăng trầm nhưng mãnh liệt của nó. Hình như có lúc nhan đề bài thơ gồm những ba chữ kia: Nhớ Tây Tiến. Cái nhan đề hơi thừa nhưng lại rõ nghĩa. Tây Tiến là một cảm hứng bắt nguồn từ kỷ niệm, kỷ niệm về một đoạn đời chiến đấu, về một miền đất, kỷ niệm về những người đồng đội, cả những kỷ niệm khó quên về chính mình. Trong đời có những lúc nào đò, kỷ niệm bỗng sống dậy với những đường nét và sắc màu nóng bỏng để gợi lên những cảm xúc và hoài niệm vô tận. Kỷ niệm về Tây Tiến, về cuộc hành quân tiến về tây đánh giặc bên kia biên giới Việt Lào, đã bắt đầu như thế. Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi. Nhớ chơi vơi! Hai tiếng chơi vơi dùng ở đây thì thật là đắc địa. Nhớ chơi vơi là nỗi nhớ không có hình, không có lượng, hình như nhẹ tênh tênh mà nặng vô cùng, bỏi không đo nó được, không cân nó được, chỉ biết nó lửng lơ, đầy ắp, mênh mông, nó ám ảnh tâm trí mình, nó da diết thương nhớ vô cùng. Nhớ chơi vơi, ít ai nói như thế, hình như trong ca dao cũng có và chỉ có một lần nỗi nhớ như thế xuất hiện: Ra về nhớ bạn chơi vơi… Trong bài thơ Quang Dũng, hai tiếng chơi vơi này lại ăn vần với tiếng “ơi” ở câu trên, nên càng bộc lộ hết sắc thái ngữ nghĩa và sức khơi gợi của chúng, càng trở nên như một tiếng vang tức thời bật lên từ cõi nhớ: nhớ Tây Tiến - nhớ ngay về rừng núi. Ấn tượng sâu đậm nhất về Tây Tiến là ấn tượng về rừng núi. Cả một đoạn thơ bắt đầu gồm 14 câu đều dành cho kỷ niệm về rừng núi một vùng bát ngát miền Tây, một vùng biên giới Việt Lào. Mà rừng núi mới dữ dội, khắc nghiệt làm sao: núi cao, dốc thẳm, sương dày, mưa mịt mù trời đất, thác gầm, cọp dữ… Miền Tây, ấy là nơi ngự trị của vẻ thâm u, hoang dã, những thách thức gớm ghê đặt ra trước con người; thiên nhiên ở đây luôn là một mối đe doạ, một sức mạnh sẵn sàng vồ lấy con người, nuốt chửng con người. Ta chớ quên rằng, vào cái mùa xuân Tây Tiến ấy, những người lính Tây Tiến như Quang Dũng chỉ vừa mới ra đi từ một mái trường hoặc một góc phố nào đó của Hà Nội – Thăng Long, nơi có Hồ Gươm, Tháp Bút, Tháp Nghiêng, có liễu Hồ Tây, có ba mươi sáu phố phường, có cả những cuộc chiến đấu trên chiến luỹ ácliệt mà vẫn pha nét hào hoa… ấn tượng trước miền Tây vì thế càng ghê gớm. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Từng chi tiết: sương, dốc, mây, mưa… đều được Quang Dũng đưa ra với ấn tượng mạnh nhất của nó. Sương thì dày đến “lấp” cả đoàn quan, dốc thì đã “khúc khuỷu” lại “thăm thẳm”, đã “nghìn thước lên cao” lại “nghìn thước xuống”, “cồn mây” thì heo hút và cao đến “súng ngửi trời”, mưa đến mức những ngôi nhà như bồng bềnh trên biển khơi… Những từ địa danh Sài Khao, MườngLát, Pha Luông, Mường Hịch xa lạ càng làm tăng cái ấn tượng xa ngái, hoang sơ lên một bậc nữa. Đọc mấy câu thơ sau đây: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống tự nhiên thấy rợn ngợp cả người, cứ như khi đọc mấy câu thơi trong “Thục đạo nan” của Lý Bạch: Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên! (Đường xứ Thục khó đi, khó hơn cả lên trời xanh) Hoặc như khi đọc “Chinh phụ ngâm” mà đến câu: Hình khe thế núi gần xa Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao… Tây Tiến là một cuộc hành quân cực kỳ gian khổ, gian khổ đến độ: Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người. Gian khổ tưởng như đã vượt lên trên giới hạn chịu đựng của con người. Những người gục xuống trên đường đi, gục xuống khi chân còn đi; chỉ khi “không bước nữa”, không thể bước nữa mới “gục lên súng mũ”, và thế là “bỏ quên đời” chứ không phải nằm xuống, ngã xuống. Cái ý thơ này dẫu buồn mà vẫn không bi đát, bởi vì con người ở đây vẫn vượt lên mình, dẫu không áp đảo được khó khăn nhưng không khuất phục, và cho đến khi chết, vẫn chết trong cuộc hành trình. Thật là một hình ảnh vừa bi vừa hùng. Nó đúng với cái không khí thời đại của đấtnước đang bước vào một cuộc chiến đấu mà mỗi người chỉ có hai tay không và một tấm lòng, phải đương đầu với súng đạn bom pháo của một bầy giặc mạnh, chiến đấu cho một lời thề thiêng liêng: “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Mỗi cuộc ra đi đều không hẹn ngày về, giống như lời một bài hát rất thịnh hành ngày đó: Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi Là có sá chi đâu ngày trở về… Đừng đưa những tiêu chuẩn tinh thần lạc quan cách mạng hay gì gì đó của những năm sau này mà đo đạc hay phê phán tinh thần của lớp người ngày ấy. Bởi vì ở họ, ở mỗi người chiến sĩ lên đường ngày ấy, đều có một hình ảnh và một tâm trạng của Kinh Kha sang Tần: Phong tiêu tiêu hề dịch thuỷ hàn Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn (Gió hiu hắt chừ, sông Dịch lạnh tê Tráng sĩ một đi chừ, chẳng trở về) Ôi, cái lãng mạn đẹp đẽ của một thời! Đừng gọi đó là anh hùng cá nhân. Anh hùng thì có nhưng cá nhân thì không, bởi cái anh hùng ấy vô tư lắm. Trong đoạn thơ đầu này, nếu Quang Dũng có nói “quá lên” về cái ghê gớm của núi rừng (mà chắc là không quá) thì cũng chỉ là để nói lên cái hào hùng của con người chứ không phải để hạ thấpnó. Rồi giữa những kỷ niệm khổ và đau như thế, đoạn thơ bỗng khép lại bằng một kỷ niệm thật ấm áp, như một tiếng hát vui bỗng vút lên. Cái khổ cái buồn ấy thật đáng nhớ, vì thế cái ngọt bùi giữa bao nhiêu buồn khổ ấy lại càng đáng ghi nhớ hơn: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi Điều vui gợi nhớ điều vui, Quang Dũng dành cả phần thứ hai gồm tám câu thơ cho những ký niệm vui về tình người xứ bạn: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Hình ảnh một cuộc liên hoan văn nghệ đã thành truyền thống trong cuộc kháng chiến chống Pháp được nhắc đến với ba nét tiêu biểu: đuốc hoa, điệu múa, tiếng khèn, những chi tiết có màu sắc tả thực mà vẫn có chút gì rất mộng, rất ảo. Hai tiếng “Kìa em” vừa ngỡ ngàng vừa trìu mến. Một nét chấm phá về nhân dân xứ bạn lại được định hình rất rõ trên tấm ảnh thời gian: Có nhớ dáng ngừơi trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa Quang Dũng đã dành phần cuối của bài thơ cho hình ảnh anh bộ đội Tây Tiến, một hình ảnh mà tác giả muốn ca ngợi một cách khác thường sau khi đã nói đến những nét hoặc khác thường hoặc độc đáo của cuộc Tây Tiến gian khổ hào hùng. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu là dữ oai hùm Nếu cần sự độc đáo thì mấy từ “không mọc tóc” đã đạt đến chỗ tột cùng của độc đáo, nhưng như thế thì có chân thật không? Hình ảnh anh bộ đội có trở nên quái đản không? Không! Bởi vì, đây là hình ảnh anh “vệ trọc” nổi tiếng một thời, hình ảnh như một dấu ấn không thể phai của những chàng trai từ thành phố, từ dưới các mái trường “xếp bút nghiên” bước vào chiến đấu, với một lòng yêu nước hoàn toàn vô tư và một chút lãng mạn của một khách chinh phu và một tráng sĩ “gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”. Hình ảnh anh bộ đội trong cái năm đầu tiên của kháng chiến ấy có thể hoàn toàn thoát được hình ảnh người anh hùng mà văn thơ lãng mạn đã tạo nên, cả từ “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn hay “Chí anh hùng” của Nguyễn Công Trứ. Mà đã có “đoàn binh không mọc tóc” thì tất nhiên cũng có được “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. Hơn nữa cái vẻ “dữ oai hùm” ấy cũng hoàn toàn tương xứng với một ý thơ của đoạn đầu: Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Hình ảnh anh bộ đội Tây Tiến đã được dựng lên như thế thì thế tất phải có hai câu thơ này: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Mấy câu thơ sau thì thật buồn: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành Đó là hình ảnh tất nhiên của một cuộc chiến tranh. Câu thơ đầu đọng lại như một bức tranh buồn thảm bởi tất cả bảy tiếng “rải rác – biên cương - mồ viễn xứ” đều hàm chứa một lượng thông tin lớn. Câu thơ này nếu đứng một mình thì ấn tượng bi thảm thật đến vô cùng. Nhưng từ cái bi thảm ấy, những câu thơ sau lại nâng nó lên thành bi tráng chứ không còn bi thảm nữa. Nó tráng bởi Quang Dũng đã nói được một điều cốt lõi trong nhân cách của người đã chết: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Cách nhìn, cách phát biểu của nhà thơ cũng xuất phát từ cái tráng ấy. Riêng chi tiết thực này: người tử sĩ được mai táng trong chính quần áo của mình (không có cả chiếu), Quang Dũng đã nói khác đi. Nhà thơ không nói “áo” mà nói “áo bào”, và khi nói “áo bào” thì ta không còn nghĩ đến “áo” nữa mà nghĩ đến một cái gì đẹp và hùng tráng hơn rất nhiều. Nói “áo bào” không phải là thi vị hóa hay “tiểu tư sản”, “mộng rớt” như có người đã nói. Áo bào là đúng trong trường hợp này, vì đây là tấm áo mà người chiến sĩ đã mặc để chiến đấu cho đến phút chót của đời mình. Vả lại “áo bào” chứ không phải “chiến bào”. chiến bào thì nghe cổ quá, không phù hợp, còn “áo bào” thì lại rất mới, rất đúng. Một sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai từ áo và bào, coi như một đóng góp về từ vựng của Quang Dũng. Người tráng sĩ thời phong kiến coi “da ngựa bọc thây” là một niềm vinh quang thì với người lính bảo vệ đất nước ngày nay, “áo bào thay chiếu anh về đất” là một hình ảnh đầy sức mạnh ngợi ca. Vả lại, Quang Dũng còn rất tinh tế khi dùng từ “về” : “anh về đất”; không từ nào có thể thay thế cho từ này được. “Về đất” không chỉ là được chôn xuống đất mà còn là hành động “tựu nghĩa” của người anh hùng đã hoàn thành nhiệm vụ, còn là niềm trân trọng, yêu thương của đất nước, của đồng đội. Bi tráng nhất là câu thơ cuối đoạn này: Sông Mã gầm lên khúc độc hành Buồn đấy nhưng sao mà hùng tráng quá! Quang Dũng kết thúc Tây Tiến bằng một khổ thơ tứ tuyệt: Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy. Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. “Không hẹn ước” rồi lại “thăm thẳm một chia phôi”. Quang Dũng khẳng định cái ý nhiệm “nhất khứ bất phục hoàn” trong hình ảnh anh bộ đội Tây Tiến, cũng là cái ý niệm chung cả một thời kỳ, một thế hệ con người. Đã nói nhiều điều về Tây Tiến, đã nhắc lại nhiều kỷ niệm về Tây Tiến, nhưng cuối cùng cái đọng lại sâu nhất, bền vững nhất về Tây Tiến là cái tinh thần ấy. Giọng thơ trầm, chậm, hơi buồn, nhưng ý thơ thì vẫn hào hùng. “Tây Tiến mùa xuân ấy” đã trở thành cái thời điểm một đi không trở lại của lịch sử nước nhà. Sẽ không bao giờ còn có lại cái thuở gian khổ và thiếu thốn đến dường ấy nhưng cũng lãng mạn và hào hùng đến dường ấy. Không có cái thuở ấy thì sẽ không có bài thơ Tây Tiến; và tất nhiên không có cái hồn thơ, cái tài thơ của Quang Dũng thì cũng sẽ không có Tây Tiến. Bài làm 2: Quang Dũng thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp như Nguyễn Đình Thi , Hoàng Trung Thông , Trần Hữu Thung , Hồng Nguyên , Trần Mai Ninh , Chính Hữu …Quang Dũng nổi tiếng với hai bài thơ : “ Tây Tiến “ và “ Đôi mắt người Sơn Tây “ . Bài thơ “Tây Tiến “ được sáng tác vào năm 1948 khi ông rời đơn vị Tây Tiến và nhớ về kỉ niệm gắn bó một thời với Tây Tiến . Đoàn quân Tây Tiến bao gồm hầu hết những thanh niên Hà Nội hoạt động ở một địa bàn rộng lớn ở vùng núi biên giới Việt – Lào . Hào hoa mà anh dũng . Đoạn đầu của bài thơ hồi tưởng lại những kỉ niệm của một thời chinh chiến , những cuộc hành quân gian khổ với thiên nhiên vừa khắc nghiệt lại vừa hùng vĩ , thơ mộng : “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !  Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi  Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi  Mường Lát hoa về trong đêm hơi  Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm  Heo hút cồn mây súng ngửi trời  Ngàn thước lên cao , ngàn thước xuống  Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” Quang Dũng chịu ảnh hưởng sâu đậm nhạc điệu của thơ cổ điển . Có thể nói nhà thơ Quang Dũng , hiện thực là hiện thực kháng chiến ( chống Pháp ) được phô diễn bằng một tâm hồn lãng mạn và âm điệu cổ điển . Qua hai câu thơ mở đầu của bài “ Tây Tiến “ ta nắm bắt được hồn thơ Quang Dũng : “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !  Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” Âm điệu của câu thơ thất ngôn bát cú như từ thời Lí Bạch . Tình cảm thì dào dạt như các nhà thơ lãng mạn thời Thơ mới . Có điều là trong dòng thơ hoài niệm ấy đã xuất hiện một cái tên lịch sử . Tây Tiến ! Mà đã nói đến Tây Tiến là phải nói đến sông Mã , con sông hùng vĩ đã chứng kiến những vui buồn của cuộc đời người chiến binh , là phải nói đến rừng núi với những chặng đường hành quân cheo leo bên núi cao , bên vực thẳm , đi trong sương mù , trong hương hoa . Nỗi nhớ dâng trào như nỗi nhớ của các nhà thơ lãng mạn. Đây là câu thơ của Xuân Diệu : “Tương tư nâng lòng lên chơi vơi “ Còn đây là câu thơ của Quang Dũng : “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi “ Có điều là một đằng thì nhớ người yêu , một đằng thì nhớ những kỉ niệm kháng chiến . Những kỉ niệm về Tây Tiến , về kháng chiến cứ đậm dần lên trong sự hài hoà giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực của thơ Quang Dũng . Những địa danh miền sơn cước như Sài Khao , Mường Lát gợi bao cảm xúc mới lạ. Những “ sương “ , “ hoa “ từng hiện diện với thi nhân , với tình yêu thì nay hiện diện với đoàn quân , gian khổ mệt mỏi đấy nhưng không thiếu những giây phút lãng mạn . Thủ pháp đối lập được Quang Dũng triệt để sử dụng . “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi “ gian khổ biết bao! “ Mường Lát hoa về trong đêm hơi “ thi vị biết bao ! Tưởng chừng như thiên nhiên ban thưởng cho người lính một chút hương hoa để có sức mạnh mà vượt qua đèo dốc . “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm  Heo hút cồn mây súng ngửi trời” Những thanh trắc ( dốc , khúc , khuỷu , thẳm ) tức ngược miêu tả được thế núi hiểm trở . Và hay nhất là miêu tả chiều sâu thăm thẳm để tả chiều cao của “ dốc lên khúc khuỷu “ .Cao đến nỗi người lính có cảm giác mình ngự trên mây “ heo hút cồn mây “ và “ súng ngửi trời “ . Cách nhân hoá thú vị cũng là để nói cách đo chiều cao riêng của những người lính . Ta lại thấy một ông Lí Bạch trong thơ Quang Dũng . Cảm hứng lãng mạn tô đậm cái phi thường . Câu thơ “ Ngàn thước lên cao , ngàn thước xuống “ có khác gì câu thơ của Lí Bạch “ Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước “ trong bài thơ “ Xa ngắm thác núi Lư “ . Ta cũng lại nghe âm điệu của Tản Đà trong giai điệu buông thả mê li của Quang Dũng : “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” với “Giang hồ mê chơi trên quê hương” của Tản Đà Mơ mộng đó mà gian khổ cũng đó . Qua những chặng đường hành quân, vượt qua đèo cao lũng sâu , người lính sao tránh khỏi những giây phút mệt mỏi . Quang Dũng không tránh né thực tế khắc nghiệt của người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp : “Anh bạn dãi dầu không bước nữa  Gục lên súng mũ bỏ quên đời !  Chiều chiều oai linh thác gầm thét  Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”. Thật là bi tráng ! Hình ảnh người lính “ Gục lên súng mũ bỏ quên đời “ cho ta thấm thía thêm những nỗi gian lao , vất vả , hi sinh của người lính Tây Tiến . Hình ảnh núi rừng hoang vu , huyền bí tăng thêm chất bi tráng . Thiên nhiên đổi thay theo sắc màu của thời gian . Những nét lạ , những chi tiết rùng rợn càng tăng sức hấp dẫn của bút pháp lãng mạn . Âm thanh dữ dội của tiếng thác buổi chiều hoà điệu với âm thanh rùng rợn của tiếng “ cọp trêu người “ đêm đêm thành một bản hoà tấu vang động cả núi rừng . Rồi tất cả lại trở về dịu êm với những kỉ niệm của con người và bản làng thân thương : “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói  Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” Sợi khói ấm áp giữa núi rừng hoang vu , đó là chất thơ của đời sống chiến sĩ làm sao mà không nhớ ? Kỉ niệm cứ như trôi trong mộng : “ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi “ . Chữ của thơ thật lạ, có những chữ đã cũ mèm mà được đặt vào đúng văn cảnh thì lại dậy lên ý lạ . Chữ “ em “ thì có gì là mới , vậy mà thay vào đó bất cứ chữ nào khác thì câu thơ cũng mất hết linh hồn . Nói kiểu Pautôpxki là Quang Dũng đã trả lại cho chữ “ em “ cái trinh bạch ban đầu . Hương nếp hay là hương em đã làm bâng khuâng cả núi rừng , bâng khuâng cả lòng người ? Nhà thơ nhớ lại một đêm liên hoan lạ lùng giữa rừng biên cương : “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa  Kìa em xiêm áo tự bao giờ  Khèn lên man điệu nàng e ấp  Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ “ Bút pháp lãng mạn của Quang Dũng lại được dịp miêu tả những nét lạ : y phục lạ ( xiêm áo ) , nhạc cụ lạ ( khèn ) , âm điệu lạ ( man điệu ) , dáng vẻ lạ ( nàng e ấp ) . Tình quân dân nơi rừng núi xa xôi càng thêm sức mạnh cho người lính Tây Tiến . Cùng với dòng hồi tưởng đó , tác giả nhớ lại hình ảnh người lính Tây Tiến , những hình ảnh độc đáo không thể nào phai nhoà : “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc  Quân xanh màu lá dữ oai hùm  Mắt trừng gửi mộng qua biên giới  Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm “ “ Đoàn binh không mọc tóc “ quả là kì dị ! Thời đó , đoàn quân Tây Tiến hoạt động trong rừng núi phía Tây , bệnh sốt rét hoành hành . Tóc rụng đến nỗi không mọc lên được . Da xanh bủng như màu lá rừng . Tác giả miêu tả bằng cách đối lập giữa cái bên ngoài và cái bên trong . Bên ngoài người lính thì da xanh bủng ốm yếu , nhưng tinh thần thì vững vàng . Khí phách của người lính Tây Tiến chẳng những lấn át cả bệnh tật ốm yếu mà còn “ dữ oai hùm “ làm khiếp sợ kẻ thù . Tinh thần của người lính Tây Tiến thật là mãnh liệt . Mãnh liệt cả trong “ mộng “ , mãnh liệt cả trong “ mơ “ . “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới  Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Hình ảnh “ mắt trừng “ thể hiện ý chí quyết tâm của người lính Tây Tiến trong nhiệm vụ bảo vệ biên cương , nghĩa vụ quốc tế của mình . Trên kia ta đã từng gặp hình ảnh “ mộng “ ấy: “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ“ . Nhưng tình cảm , tâm tưởng người lính lại hướng về Hà Nội , quê hương thân yêu của hầu hết binh đoàn Tây Tiến : “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm “ Hà Nội đẹp nhất là Hồ Tây và thiếu nữ . Những chàng trai Hà Nội chưa trắng nợ anh hùng ra đi chinh chiến làm sao không mang theo trong hành trang của mình hình bóng của một “ dáng kiều thơm “ nào đó , hoặc hình bóng của người thân yêu? Một chút lãng mạn như vậy đủ nuôi dưỡng tinh thần của người lính Tây Tiến trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ , hi sinh . Tứ thơ mộng mơ này cũng nằm trong cấu trúc chung của bài thơ “Tây Tiến“ là ngược – xuôi : con người , ý chí , hành động thì ngược về hướng tây , nhưng tình cảm thì lưu luyến xuôi về với quê hương thân yêu : “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy  Có thấy hồn lau nẻo bến bờ  Có nhớ dáng người trên độc mộc  Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa “ Liền với tứ thơ mộng mơ ấy là hình ảnh hi sinh cao quý của những người lính Tây Tiến . Từ tinh thần lãng mạn chuyển sang không khí bi tráng: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ  Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh  Áo bào thay chiếu anh về đất  Sông Mã gầm lên khúc độc hành “ Lần nữa ta lại thấy Quang Dũng không tránh né những chết chóc bi thương . Người lính Tây Tiến chiến đấu ở một miền núi rừng biên cương chống kẻ thù xâm lược làm sao tránh khỏi sự tổn thất về sinh mạng : “Rải rác biên cương mồ viễn xứ “ Câu thơ chỉ có từ “ rải rác “ là thuần Việt , còn lại là từ Hán Việt cổ kính , gợi không khí thiêng liêng , đượm chút ngậm ngùi . Đến câu thơ tiếp theo , tác giả hoá giải được tình cảm ngậm ngùi đó : “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh “ . “ Đời xanh “ đẹp biết bao! Còn gì quý bằng tuổi trẻ , vậy mà người lính Tây Tiến “ chẳng tiếc “ , cho nên họ chấp nhận tất cả . Tự vệ thành Hà Nội đã nêu cao lời thề “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh “ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô . Những người con của Thủ đô ở biên cương cũng có tinh thần “ hiệp sĩ “ đó . Có lẽ gọi những chàng trai “ chẳng tiếc đời xanh “ này là “ hiệp sĩ “ cách mạng , như những người lính trong “ Đồng chí “ của Chính Hữu , trong “ Nhớ “ của Hồng Nguyên . Sự hi sinh của họ thật là cảm động : “Áo bào thay chiếu anh về đất “ Người lính Tây Tiến thời đó hết sức thiếu thốn . Theo Trần Lê Văn thì đồng bào thấy các chiến sĩ Tây Tiến rét đã cho chiếc áo khoác thay cho “ áo bào “ . Khi chết , đồng đội dùng chiếu bó lại để chôn vì không có quan tài . Câu thơ đó có một từ rất xứng với sự hi sinh của người lính là từ “ đất “. “Anh về đất “ là về với non sông đất nước , về với sự trường tồn , vĩnh hằng. Âm nhạc của thiên nhiên , non nước tấu lên đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng : “Sông Mã gầm lên khúc độc hành “ Cái chết của những người lính Tây Tiến nơi biên cương chẳng những làm xúc động sâu xa những chiến sĩ đồng đội mà còn động cả lòng trời đất . “ Sông Mã gầm lên “ đau đớn , tiếc thương . Khúc nhạc bi tráng hợp với sự hi sinh cao quý của những “ hiệp sĩ “ Tây Tiến . Quang Dũng đi kháng chiến , đến đoàn quân Tây Tiến với tư cách là một trí thức có tâm hồn nghệ sĩ . Khi đặt bút làm thơ thì đã có ông Lí ông Đỗ ngự trong lòng . Âm nhạc đầy cám dỗ của nhà thơ Việt Nam hiện đâi như Tản Đà ( nhà thơ cùng quê hương với ông ) , Thế Lữ , XuĐề : Vẻ đẹp con người Nam bộ trong kháng chiến chống Mỹ qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi. Bài viết tham khảo: Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với không khí của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết liệt và hào hùng. Câu chuyện kể về những đứa con trưởng thành trong gia đình lớn cách mạng, hun đúc những vẻ đẹp truyền thống của quê hương. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện một cách đặc sắc phẩm chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên cường, gắn bó với gia đình, quê hương, trung thành với cách mạng. Tác phẩm được xây dựng theo kết cấu truyện ngắn hiện đại: là mạch hồi ức của anh tân binh Việt, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nối kết một cách tự nhiên tình cảm gia đình – quê hương – cách mạng. Không gian giàu kịch tính và thời gian nghệ thuật của tác phẩm tạo nên sự đan cái của những câu chuyện kể không theo trình tự tuyến tính mà có sự sắp xếp hợp lý, tạo ra sự liên tưởng nhiều chiều. Xoay quanh nhân vật trung tâm là hai chị em Chiến và Việt còn là hệ thống hình tượng nhân vật gắn bó với nhau trong tình ruột thịt, có những nét bản chất thống nhất như chảy ra trong cùng huyết thống, nhưng mỗi người một vẻ không ai giống ai. Chính những nét tiêu biểu đó đã góp phần tái hiện thành công phẩm chất đáng quí của những con người quê hương Nam bộ giàu lòng yêu nước, căm thù giặc, giúp người đọc hiểu rõ hơn về một thời đại hào hùng và giá trị nhân bản của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những nhân vật trong gia đình được giới thiệu gắn với hình ảnh thân thương của quê hương và những kỷ niệm cụ thể thời thơ ấu dữ dội của anh tân binh Việt. Chiến đấu giữa bầy giặc Mỹ, bị thương, lạc đồng đội, người chiến sĩ ấy giữa cơn mê tỉnh chập chờn đã nhớ về những hình ảnh thân thương nhất từ thời ấu thơ. Dường như đó chính là nguồn sức mạnh giúp anh vượt qua cái chết tìm về sự sống, tìm về đồng đội. Những con người trong gia đình Việt gắn với hồi ức thiêng liêng và cảm động làm sống dậy cả một quá khứ yêu thương và căm thù: chị Chiến, má, chú Năm. Hiểu theo một nghĩa rộng, đó cũng là những đứa con trong gia đình lớn: cách mạng. Tất cả những con người ấy cùng giống nhau ở lòng căm thù giặc sâu sắc, vì những tội ác mà chúng đã gây ra với người thân trong gia đình. Gắn bó với mảnh đất quê hương, những con người ấy còn giàu tình nghĩa, trung thành với cách mạng bởi cách mạng đã đem lại cho họ sự đổi đời thật sự. Dường như anh chiến sĩ Việt đã thừa hưởng được từ thế hệ đi trước, chú Năm và má, hành động dũng cảm gan góc và lòng say mê khao khát được đánh giặc. Trong các nhân vật được tái hiện, chú Năm và má được khắc hoạ với những nét riêng độc đáo. Chú Năm thể hiện đầy đủ bản tính tự nhiên của người nông dân Nam bộ hiền lành chất phác, giàu cảm xúc mơ mộng nội tâm. Một người từng trải qua đắng cay của cuộc đời làm mướn trước cách mạng, để thành bản tính ít nói. Đau thương hằn sâu từ cuộc đời gian khổ và với tư cách chứng nhân của tội ác của thằng Tây, thằng Mỹ và bọn tay sai phải chăng đã làm nên nét đa cảm trong gương mặt với đôi mắt lúc nào cũng mở to, mọng nước.Chất Nam bộ rặt trong con người ông thể hiện qua việc hay kể sự tích cho con cháu, và kết thúc câu chuyện thể nào cũng hò lên mấy câu. Néy đặc biệt độc đáo ở người đàn ông này là có sổ ghi chép chuyện gia đình. Cuốn sổ ghi đầy đủ những chuyện thỏn mỏn của nhiều thế hệ, như minh chứng cho tấm lòng thuần hậu của ông. Đó còn là những trang ghi chép tội ác của kẻ thù gây ra, những chiến công của từng thành viên, như một biên niên sử. Bản thân ông cũng chính là một trang sử sống, khi gửi gắm, nhắn nhủ cho hai chị em Chiến và Việt: “chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó…”. Nhân vật đã thể hiện vẻ đẹp của tấm lòng sắt son, ý thức trách nhiệm của thế hệ đi trước. Má của Chiến và Việt là hội tụ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Nam bộ anh hùng trong kháng chiến. Những ấn tượng tác giả để lại đậm nét trong người đọc về nhân vật này là về tính gan góc từ khi còn là con gái. Người đàn bà hết lòng thương yêu chồng con ấy đã phải trải qua thời khắc dữ dội khi kẻ thù chặt đầu chồng, nhưng má đã vượt lên đau thương để nuôi dạy đàn con khôn lớn trưởng thành. Hình ảnh người mẹ ấy đối mặt với họng súng quân thù như gà mẹ xoè cánh che chở đàn con, khiến kẻ thù phải run sợ trước đôi mắt của người vượt sông vuợt biển. Nuôi con và cả con của đồng chí, má là hiện thân của vẻ đẹp gan góc được tôi luyện trong đấu tranh, với đức hy sinh vô bờ bến lặng thầm, tảo tần lam lũ, đau thương chôn kín trong giọt nước mắt lặng lẽ kín đáo. Trong tâm hồn người phụ nữ ấy là tình yêu lớn lao, ý chí bất khuất kiên cường và cả tinh thần dám hy sinh, đổi mạng sống vì cách mạng. Hai chị em Chiến và Việt đã được thừa hưởng tất cả những vẻ đẹp của thế hệ đi trước, tính cách được tạo nên từ truyền thống gia đình, từ hoàn cảnh đặc trưng: thương cha má, cùng chung lo toan công việc cách mạng, giàu tình nghĩa với quê hương. Không phải ngẫu nhiên hai chị em đã cùng xung phong tòng quân một ngày, để trả mối thù cha bị chặt đầu, má bị trái cà nông quân thù sát hại. Trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến đấu, biết căm thù cũng là một phẩm chất cần thiết, bởi căm thù giặc tàn phá quê hương, sát hại người thân cũng là một biểu hiện sâu sắc của tình yêu với quê hương, gia đình! Bởi vậy đêm tòng quân không chỉ có hai chị em tranh nhau ghi tên mà thanh niên trong xã ghi tên tòng quân cũng rất đông. Hành động của hai chị em có sự đồng tình của chú Năm, như một điểm nhấn hành động này hoàn toàn không phải là tự phát mà gắn với ý thức giác ngộ của tuổi trẻ trên quê hương đau thương và anh dũng. Kí ức của Việt gắn với hình ảnh của chị Chiến, với kỷ niệm tuổi thơ trong trẻo của hai chị em. Người con gái ấy có cá tính riêng, có những nét giống má, gan góc, chăm chỉ, đảm đang tháo vát. Hai chị em kề tuổi nên có lúc còn rất trẻ con, nhưng bao giờ trong những lần cãi vã thì chị cũng nhường em. Đến khi tham gia công việc cách mạng, Chiến tỏ ra chín chắn hơn Việt. Những mất mát đau thương đã khiến cô gái ấy sớm trưởng thành, nhưng không hề làm chai sạn tâm hồn giàu nữ tính. Lúc nào Chiến cũng có cái gương nhỏ, như những người con gái mới lớn nào cũng thích làm duyên. Câu chuyện của hai chị em trước đêm tòng quân đã chứng tỏ khả năng quán xuyến, thay thế vai trò của mẹ để chăm em, khiến cho bản thân cậu em thân thiết phải ngạc nhiên vì chứng kiến một chị Chiến giống in như má, răm rắp nghe theo sự cắt đặt của chị. Một trong những tình tiết truyện tạo được xúc động mạnh cho người đọc là hình ảnh hai chị em trước đêm tòng quân khiêng bàn thờ má qua gửi chú Năm. Hai chị em đã làm cho người chú phải ngạc nhiên vì sự trưởng thành trước tuổi. Đó là chi tiết cho thấy những đứa con trong gia đình cách mạng này đã ý thức rõ chỉ có lên đường diệt giặc mới trả được mối thù giặc Mỹ đè nặng hai vai. Việc nhà việc nước vẹn toàn, lời động viên của chú Năm dành cho hai chị em đã thể hiện niềm tin tưởng vào thế hệ trẻ thời chống Mỹ. Xuyên suốt mạch truyện là dòng hồi ức của Việt, nhân vật trung tâm của tác phẩm. Người chiến sĩ ấy vốn là đứa trẻ gan dạ từng chứng kiến cảnh kẻ thù quăng đầu cha mà xông tới nhằm thằng liệng đầu mà đá. Được dìu dắt từ ấu thơ, Việt cũng đã biết làm cảnh giới, chiếc ná cao su thành vật báo hiệu khi có động. Bản tính hồn nhiên của một cậu bé mới lớn thể hiện ra ở sự hiếu thắng, lúc nào cũng giành phần hơn, nhưng từ sâu thẳm là tình cảm yêu thương những người ruột thịt, tự hào với truyền thống quê hương. Những lần ngất đi tỉnh lại của Việt giữa bãi chiến trường ngổn ngang xác giặc đã giúp anh có thêm sức mạnh tình thương vượt lên cái chết để trở về đội ngũ. Nguyễn Thi đã thành công khi không miêu tả vào những chiến công của anh chiến sĩ mà đã chỉ ra cho người đọc vẻ đẹp nhân văn trong tâm hồn người cầm súng. Vẻ đẹp ấy là hội tụ của ý chí, quyết tâm và trên hết là tình thương yêu sự gắn gó với người thân và sau này là tình cảm chan hoà thân ái giữa cậu Tư với đồng chí đồng đội như trong một nhà. Tác phẩm thành công khi đã đem lại cho người đọc sự hình dung về mảnh đất Nam Bộ anh dũng và đau thương trong những ngày kháng chiến chống Mỹ. Đạc biệt, bằng sự am hiểu sâu sắc bản chất của người dân Nam Bộ yêu nước, tác giả đã dựng nên những con người vừa bình thường giản dị nhưng lại có vẻ đẹp, tầm vóc phi thường của con người thời đại chống Mỹ cứu nước. Giọng kể chuyện giản dị, xây dựng đối thoại tự nhiên và nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật đặc sắc đã để lại ấn tượng khó quên về những đứa con trong gia đình cách mạng. Đồng thời còn phát hiện sâu sắc về sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến đấu. Vẻ đẹp ấy kết tinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam, một phẩm chất cao quí còn để lại những tấm gương cho thế hệ sau noi theo. truyện ngắn "Thuốc" của Lỗ Tấn Tác phẩm Thuốc _lỗ Tấn 1- Tác giả Lỗ Tấn. - Lỗ Tấn ( 1881-1936 ) tên thật là Chu Thụ Nhân , quê ở phủ Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc . Năm 13 tuổi , chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh mà chết vì không có thuốc , Lỗ Tấn ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc,để chữa bệnh cho những người nghèo như cha mình . - Tuổi trẻ Lỗ Tấn nhiều lần đổi nghề để tìm con đường cống hiến cho dân tộc : nghề hàng hải , khai mỏ rồi chuyển sang nghề y . Đang học nghành y ở Nhật , một lần xem phim ông thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh hớn hở đi xem quân Nhật chém một người Trung Quốc chống Nhật . Ông giật mình nhận ra rằng : Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần . Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ để phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân , lưu ý mọi người tìm cách chạy chữa . Con đường gian nan chọn nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn của lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại vừa nói lên tâm huyết củaLỗ Tấn với dân tộc. - Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc đầu thế kỉ XX : “Trước Lỗ Tấn , chưa hề có Lỗ Tấn , sau Lỗ Tấn , có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạc Nhược ). Ông được tôn vinh là linh hồn dân tộc . Ông chuyên vạch trần những thói hư tật xấu của nhân dân để mọi người tìm cách chạy chữa , tự phấn đấu vươn lên , tự cường dân tộc . Tác phẩm chính của Lỗ Tấn là AQ chính truyện , Cố hương… 2- Tác phẩm: a-Hoàn cảnh ra đời : Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn viết năm 1919 , đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ Tứ ( Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ của học sinh , sinh viên Bắc Kinh ) bùng nổ. b-Tóm tắt tác phẩm: Một đêm mùa thu gần về sáng , Lão Hoa đem số tiền vợ chồng dành dụm được ra pháp trường , gặp đao phủ mua một cái bánh tẩm máu tử tù về cho thằng Thuyên ,con trai lão ăn để chữa bệnh lao.(Mua thuốc , uống thuốc )(người kể chuyện là lão Hoa) Trời sáng , quán trà của vợ chồng lão Hoa đông khách dần , mọi người bàn tán về cái chết của tử tù . Tử tù là Hạ Du , một người cách mạng bị xử chém vì chống Nhật . Mọi người cho Hạ Du là thằng điên , thằng khốn nạn và khen Cụ Ba là khôn vì đã tố cáo cháu mình để lấy tiền thưởng . Họ cũng cho vợ chồng lão Hoa là may vì tìm được máu để tẩm bánh bao làm thuốc (bàn về thuốc).(người kể chuyện biết tuốt) Tiết thanh minh vào mùa xuân năm sau , bà Hoa đi thăm mộ con ( thằng Thuyên vẫn chết vì bệnh lao dù đã ăn bánh bao tẩm máu người). Bà gặp bà mẹ của Hạ Du .Mẹ Hạ Du lúc đầu còn ngại ngùng , nhưng sau đó bà Hoa đã bước qua ranh giới phân chia khu nghĩa địa dành cho dành cho người nghèo sang khu dành cho ngưòi chết chém để an ủi mẹ Hạ Du . Cả hai bà mẹ đều hết sức kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa (hậu quả của thuốc). (người kể chuyện là bà Hoa) II – Phân tích : 1-Ý nghĩa nhan đề “Thuốc” và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người: Nhan đề thiên truyện là Thuốc (nguyên văn là Dược) . Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa . -Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ. -Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. -Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng. Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu” 2- Các nhân vật: a-Hình ảnh đám đông quần chúng: -Buổi sáng sớm, ở pháp trường , lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu tử tù về chữa bệnh cho con thì bị một đám đông xô đẩy nhau ào ào,chen bật lão suýt ngã.Đó là những người đi xem hành hình nhà cách mạng Hạ Du .Đám đông này khiến ta liên tưởng đến đám đông đi xem hành hình một người Trung Quốc chống Nhật khiến Lỗ Tấn đi đến quyết định : Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. -Khi trời sáng hẳn, ở quán trà đã đông khách của lão Hoa , Cậu Năm Gù ,Cả Khang ,người râu hoa râm…cùng bàn tán về cái chết của Hạ Du với thái độ miệt thị. Họ cho anh là cái “thằng khốn nạn”, “hắn điên thật rồi”.Và họ cho rằng trong cái chết của Hạ Du có hai người gặp may . May nhất là Cụ Ba nhờ tố cáo cháu mình nên được thưởng một số tiền lớn mà gia đình khỏi bị liên luỵ, còn lão Hoa thì có máu Hạ Du để chấm bánh bao làm thuốc chữa bệnh cho thằng Thuyên. Tóm lại, qua hai sự việc trên,và bằng ngôn ngữ của người kể chuyện , ta thấy đám đông quần chúng thật là mê muội. Sự hiểu biết và thái độ của họ về những vấn đề của đất nước,về bệnh tật ,về cuộc đời còn quá hạn chế.Nói như Lỗ Tấn thì họ đang “ngủ quên trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ .Phải làm thế nào đó để thức tỉnh họ.Ta cũng thấy nhân vật Hạ Du là một người yêu nước nhưng anh cũng thật cô đơn . b-Nhân vật Hạ Du: Nhân vật Hạ Du không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm mà được giới thiệu thông qua các nhân vật khác và qua thái độ của người kể chuyện . Hạ Du là một người yêu nước , một nhà cách mạng tiên phong , dũng cảm xả thân vì nghĩa lớn. Nhưng anh rất cô đơn ,không ai hiểu anh kể cả mẹ anh .Anh đã đổ máu vì quần chúng thế mà họ lại lấy máu anh để tẩm bánh bao chữa bệnh lao. Hạ Du chính là hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng Tân Hợi, một cuộc cách mạng góp phần đánh đổ chế độ phong kiến Trung Quốc nhưng lại xa rời quần chúng nên thất bại.Qua hình tượng Hạ Du ,Lỗ Tấn muốn bày tỏ lòng kính trọng với cuộc cách mạng này. 3-Cảnh hai bà mẹ đi thăm mộ con: -Thời gian nghệ thuật của truyện tiến triển từ mùa thu Hạ Du bị hành hình đến mùa xuân trong tiết thanh minh năm sau lúc hai bà mẹ đi thăm mộ con.Cái chết của hai người con cũng như chiếc lá rời cành để tích nhựa cho một mùa xuân hi vọng. .Thời gian nghệ thuật đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả. -Nghĩa địa của làng mộ dày khít như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ ,có một con đường mòn ở giữa chia làm hai:Nghĩa địa người chết chém phía bên trái nghĩa địa người nghèo phía bên phải .Con đường mòn là biểu tượng cho một tập quán xấu đã trở thành thói quen.Hai bà mẹ đã bước qua con đường mòn để đến gặp nhau vì đồng cảm ở tình thương con sâu sắc. -Cả hai bà mẹ cùng rất kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa : “hoa trắng hoa hồng nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”.Bà mẹ Hạ Du cứ lẩm bẩm câu hỏi “Thế này là thế nào?”.Câu hỏi vừa hàm chứa sự sửng sốt ,vừa ẩn giấu niềm vui vì có người đã hiểu con mình .Đồng thời đã là câu hỏi thì đòi hỏi có câu trả lời. Việc làm của Hạ Du đã khiến mọi người phải suy nghĩ một cách nghiêm túc.Với vòng hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự trân trọng và tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong. 2- Đặc sắc nghệ thuật: -Truyện có lối viết cô đọng, súc tích ,giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng (chiếc bánh bao tẩm máu,vòng hoa,con đường mòn…) -Cách xây dựng nhân vật cũng rất đặc biệt: không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí chủ yếu mà đặt ở tuyến ngầm phía sau nhân vật đám đông để khắc hoạ chủ đề thức tỉnh quần chúng của truyện. -Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba truyền thống nhưng nhiều đoạn đã chuyển điểm nhìn trần thuật sang nhân vật làm cho truyện sinh động và giàu chất trữ tình hơn.  Theo Laiducgiang. Tags: truyen ngan thuoc cua lo tan, tom tat tac pham thuoc cua lo tan, phan tich baithuoc cua lo tan, thuoc cua tac gia lo tan, tác phẩm thuốc của lỗ tấn View more most viewed threads: ân Diệu cũng đã dội vang trong lòng ông . Các nhà thơ cổ kim đã bồi đắp trong hồn thơ kháng chiến mới mẻ của ông . Bằng nghệ thuật điêu luyện , Quang Dũng đã khắc hoạ chân dung người lính Tây Tiến , hình hài thì kì dị , độc đáo , chân dung tinh thần thì cao quý . Xuc cảm của nhà thơ được nuôi dưỡng bằng âm nhạc vừa cổ kính vừa hiện đại . Những trái tim “ hiệp sĩ “ Tây Tiến nằm lại rải rác ở biên cương chắc sẽ cảm thấy êm ái khi nghe thơ Quang Dũng . Bằng hội hoạ và âm nhạc , tượng đài của lòng dũng cảm đã được dựng lên trong thơ “ Tây Tiến “– vĩnh hằng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHình tượng sông Hương.docx