Tìm hiểu hình tượng CTTT trong truyện ngắn Nam Bộ 1945 – 1975, chúng
tôi nhận thấy có sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại trong việc xác
lập hình tượng này. Đó cũng chính là sự vận động lịch đại của thi pháp truyện
ngắn. Sự kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại ở mức độ, phương thức khác
nhau, một mặt là sự lưu giữ trọn vẹn hình tượng người kể độc quyền ngôi thứ ba
phát ngôn mang tinh thần thời đại
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình tượng chủ thể trần thuật trong một số truyện ngắn Nam Bộ 1945 – 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 1(66) năm 2015
_____________________________________________________________________________________________________________
126
HÌNH TƯỢNG CHỦ THỂ TRẦN THUẬT
TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN NAM BỘ 1945 – 1975
LÂM THỊ THIÊN LAN*
TÓM TẮT
Việc khảo sát một số truyện ngắn Nam Bộ 1945 – 1975 về phương diện chủ thể trần
thuật (CTTT), một mặt, cho thấy được sự kết hợp khá hài hòa giữa yếu tố truyền thống và
yếu tố hiện đại trong việc xác lập hình tượng này; mặt khác, thấy được những đặc điểm
riêng của hình tượng vừa mang tính đặc thù của thời đại, vừa mang dấu ấn văn hóa vùng
miền. Bài viết dưới đây khảo sát, mô tả cách lựa chọn, xác lập hình tượng CTTT với vai
trò khác nhau trong một số truyện ngắn Nam Bộ 1945 – 1975.
Từ khóa: truyện ngắn Nam Bộ, chủ thể trần thuật, truyền thống, hiện đại.
ABSTRACT
The image of narrator in short stories in Southern-Vietnam from 1945 to 1954
Studying the image of narrator in some Southern-Vietnamese short stories from 1945
to 1975 serves two purposes: firstly, it shows the harmony of tradition and modernity in the
image of narrator; secondly, it proves that the image of narrator carries both the typical
traits of its period and the unique characteristics of its regional cultures. This research
studies, descirebes the way of choice and establish the image of narrator with different
roles in some Southern-Vietnamese short stories 1945 – 1975.
Keywords: Southern-Vietnamese short story, narrator, tradition, modern.
*
NCS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email: lamthienlan@gmail.com
1. Giới thiệu
Nếu gọi trần thuật là một hiện
tượng ngôn ngữ, một hành động nói năng
được xác định bởi sự có mặt của người
trần thuật, thì người trần thuật hay CTTT
(Narrator) là một trong những nhân tố tạo
nên quá trình trần thuật. Nhân tố này
cũng chính là linh hồn của tác phẩm tự sự
với các vai trò như: tổ chức kết cấu tác
phẩm, dẫn dắt người đọc tiếp cận thế giới
nghệ thuật và thay nhà văn trình bày quan
điểm về cuộc sống. T.Todorov khẳng
định: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực
trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng
[] Không thể có trần thuật thiếu người
kể chuyện. Người kể chuyện không nói
như các nhân vật tham thoại khác mà kể
chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời
trong mình cả nhân vật và người kể, nhân
vật mà nhân danh nó, cuốn sách được kể
có một vị thế hoàn toàn đặc biệt” [9,
tr.116].
Người kể chuyện hay CTTT có liên
quan mật thiết đến tiêu cự trần thuật, cả
hai cùng xác định nên cái gọi là trần
thuật. Từ đó, có hai loại CTTT là: CTTT
bên ngoài (người trần thuật không quy
chiếu vào một nhân vật), CTTT bên trong
(người trần thuật đồng nhất với một nhân
vật trong cốt truyện) [9, tr.85]. Mặt khác,
căn cứ vào “đặc tính và phẩm chất của
của mỗi kiểu người kể chuyện sẽ tạo ra
quyền năng khác nhau trên từng cấp độ
của truyện kể” [9, tr.139]. Chính chỗ
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lâm Thị Thiên Lan
_____________________________________________________________________________________________________________
127
đứng của người kể chuyện chi phối việc
lựa chọn, sắp xếp sự kiện trong truyện
nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là
thể hiện được chủ đề một cách hữu hiệu
nhất.
Như vậy, dựa vào vị trí, chỗ đứng,
mức độ tham gia trần thuật hay quyền
năng của người trần thuật trong từng tác
phẩm, người ta phân biệt hai kiểu CTTT:
Một là CTTT độc quyền với quyền uy
“tuyệt đối”, hai là CTTT bị giảm tính độc
quyền, gọi là chủ thể quyền uy “tương
đối” (chia sẻ quyền phát ngôn).
Khảo sát truyện ngắn Nam Bộ 1945
– 1975 ở phương diện CTTT, một mặt,
thấy được mục đích, ý đồ nghệ thuật của
nhà văn trong của việc chọn lựa, xác lập
kiểu người trần thuật có quyền năng
tương đối hay tuyệt đối; mặt khác, thấy
được sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống
và yếu tố hiện đại qua việc xử lí CTTT.
2. Nội dung
Do hoàn cảnh lịch sử xã hội ở miền
Nam suốt 3 thập kỉ (1945 – 1975) xảy ra
chiến tranh biến động, nên đời sống vật
chất và văn hóa tinh thần của con người
chịu nhiều tác động. Trong đó, hiện
tượng có 3 dòng văn học cùng tồn tại trên
đất Nam Bộ dưới tác động của các xu
hướng tư tưởng khác nhau, như:
(i) Văn học yêu nước – cách mạng
được sáng tác bởi các nhà văn hoạt động
cách mạng, tiêu biểu là Lê Vĩnh Hòa,
Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng, Anh
Đức Mảng văn chương này là một vũ
khí lợi hại, ưu tiên cho yêu cầu chuyển
tải trực tiếp và nhanh chóng các nội dung
giáo dục, tuyên truyền, dẫn dắt công
chúng tiến đến các mục tiêu yêu nước,
cách mạng.
(ii) Văn học yêu nước – về nguồn của
các nhà văn nặng lòng với các giá trị
truyền thống nhất là khi nó đứng trước
những thử thách và nguy cơ bị tổn hại,
tiêu biểu là Phi Vân, Bình Nguyên Lộc,
Sơn Nam, Viễn Phương, Vũ Hạnh, Trang
Thế Hy đây là những sáng tác tìm về
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
như một thành lũy hữu hiệu để đối đầu
với nguy cơ tha hóa văn hóa đang thử
thách con người.
(iii) Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp
bởi các trào lưu tư tưởng phương Tây
hiện đại hiện diện ở các đô thị lớn của
miền Nam suốt một chặng đường dài
1954 – 1975, đặc biệt là tư tưởng hiện
sinh, tiêu biểu là các nhà văn Võ Phiến,
Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trần Thị NgH,
Thanh Tâm Tuyền
Từ thực tế đó, truyện ngắn Nam Bộ
hiện diện trong các mảng chủ đề như trên
đã khẳng định những nét riêng mới mẻ
trong nhiều bình diện cấu thành nó, trong
đó có việc xác lập CTTT. Chủ thể và
điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn
tiếp tục lưu giữ yếu tố, kinh nghiệm
truyền thống; mặt khác, có những biến
đổi cho phù hợp với yêu cầu thời đại.
Chẳng hạn, khi cần bảo đảm cho sự
thể hiện trọn vẹn ý đồ nghệ thuật và tư
tưởng của tác giả, truyện kể giữ lại một
người trần thuật duy nhất, chỉ một điểm
nhìn đơn tuyến (chủ thể quyền uy “tuyệt
đối”); khi muốn gia tăng sức biểu hiện,
mở rộng phạm vi phản ánh đời sống,
truyện kể có hiện tượng nhường vai, chia
sẻ điểm nhìn với các thủ pháp lựa chọn,
hoán chuyển CTTT (chủ thể quyền uy
“tương đối”). Từ đó, truyện ngắn Nam
Bộ không chỉ đáp ứng được yêu cầu kể
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 1(66) năm 2015
_____________________________________________________________________________________________________________
128
lại những gì đã xảy ra mà quan trọng hơn
là những nhận thức, đánh giá về những
nỗi buồn, niềm đau, khát vọng, lí tưởng,
hành động của con người Việt Nam
trong những năm tháng biến động lịch sử
liên tiếp tại Nam Bộ.
2.1. Chủ thể trần thuật quyền uy “tuyệt
đối” – Người kể chuyện độc quyền
CTTT có quyền năng tuyệt đối, độc
quyền tổ chức câu chuyện, độc quyền
trong sự xây dựng văn bản tác phẩm với
các phát ngôn kể, tả, bình.
Trong truyện ngắn Nam Bộ 1945 –
1975, kiểu chủ thể này chiếm số lượng
khá cao. Chúng tôi chọn lọc thống kê các
tập truyện của một số tác giả truyện ngắn
sáng tác từ thập niên 40 đến 70, tiêu biểu
như Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Lê Vĩnh
Hòa, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Hạnh. Kết
quả như sau:
T
T
Tác giả Tập truyện
Tổng
số
truyện
CTTT quyền uy
“tuyệt đối”
CTTT
quyền
uy
“tương
đối”
Ngôi
thứ
nhất
Ngôi
thứ ba
1 Phi Vân Đồng quê 11 6 5 0
2 Bình Nguyên Lộc1 Cuống rún chưa lìa 17 2 10 5
3 Lê Vĩnh Hòa2 Lê Vĩnh Hòa tuyển tập 15 3 11 1
4 Nguyễn Quang Sáng3 Người đàn bà Tháp Mười 7 1 3 3
5 Vũ Hạnh Chất ngọc 12 1 11 0
Tổng số 62 13 40 9
Tổng số 53/62 (tỉ lệ 85%) truyện kể
có CTTT độc quyền, trong đó, người kể
toàn tri ngôi thứ ba chiếm 40/53 truyện
(tỉ lệ 75,5%), ngôi thứ nhất 13/53 truyện
(tỉ lệ 24,5%); còn truyện kể có CTTT
chia sẻ quyền phát ngôn, có hai CTTT trở
lên chiếm 9/62 truyện (tỉ lệ 15%). Từ đó,
chúng tôi nhận thấy, truyện ngắn Nam Bộ
1945 – 1975 xác lập CTTT độc quyền
chiếm tỉ lệ cao (có khi được đặt ở ngôi
thứ nhất, có khi ngôi thứ ba). Việc chọn
lựa xác lập CTTT toàn tri, độc quyền kể
trong truyện ngắn Nam Bộ 1945 – 1975
có vai trò, ý nghĩa lịch sử nhất định.
Theo lí thuyết tự sự học, việc xác
lập CTTT không phải tùy hứng mà mang
tính lịch sử, gắn với yêu cầu khách quan
của thời đại. Kiểu CTTT “không phải
ngẫu nhiên mà mang tính quan niệm” [9,
tr.202]. Henry Y. H. Zhao cho rằng “mỗi
một nền văn hóa, một thời đại có một
kiểu người kể chuyện phù hợp với nó” [9,
tr.145]. Cho nên, việc xác lập CTTT
trong truyện ngắn Nam Bộ 1945 – 1975
không chỉ chịu sự chi phối của bối cảnh
thời đại, mà còn mang dấu ấn văn hóa
lịch sử vùng miền.
“Tải đạo” là một mục tiêu lớn của
văn chương đã tồn tại suốt thời trung đại,
dường như vẫn chưa thể chấm dứt trong
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lâm Thị Thiên Lan
_____________________________________________________________________________________________________________
129
xã hội hiện đại, chỉ khác ở cách quan
niệm về “đạo” ở từng thời kì mà thôi. Do
nhiệm vụ chuyển tải tư tưởng, quan niệm,
nên người kể chuyện toàn tri được độc
quyền điều khiển tốc độ, trật tự của quá
trình kể, độc quyền phát ngôn về những
chuẩn mực tinh thần, đạo lí của từng thời
đại. Nhiệm vụ này được thực hiện bền bỉ
trong văn chương. Cùng với thời gian và
những biến động của lịch sử, cách sống,
nếp nghĩ, văn hóa và những nguyên tắc lí
tưởng thẩm mĩ đặc thù của người Nam
Bộ vẫn được kế thừa và phát huy. Những
năm 1945 – 1975, lí tưởng thẩm mĩ đạo
đức tại Nam Bộ lúc này lại mang thêm
sắc thái của thời đại chống nô dịch,
chống tha hóa, chống xâm lược Văn
chương ngoài đề tài chiến tranh, còn có
đề tài thế sự, nhân sinh, hướng đến cội
nguồn, giá trị truyền thống. Nhu cầu kêu
gọi ý thức hướng về cội nguồn, định
hướng sống đẹp, sống có nhân cách, góp
phần giữ gìn giá trị truyền thống, tiến tới
hành động yêu nước, chiến đấu một
lần nữa cần sự hỗ trợ của quyền phát
ngôn đạo lí thời đại và hạn chế việc chia
sẻ những phát ngôn đi ngược với mục
tiêu dân tộc và đất nước. Từ đó, CTTT
toàn quyền, toàn tri, thay nhà văn phát
biểu lí tưởng thẩm mĩ thời đại mà trong
thời kì này vẫn còn giữ vị trí rất quan
trọng trong truyện ngắn Nam Bộ.
Cho nên, trong mảng truyện ngắn
thuộc đủ nguồn tư tưởng đã tồn tại ở
Nam Bộ thời kì 1945 – 1975, nghệ thuật
trần thuật truyền thống mang tính đơn
thanh, đơn điểm nhìn với chủ thể độc
quyền trần thuật ngôi thứ ba vẫn còn có lí
do vững chắc để tồn tại bên cạnh những
thủ thuật hiện đại khác xung quanh việc
giảm bớt tính độc quyền của ngôi thứ ba,
CTTT giấu mặt. Các phương thức trần
thuật với vai trò của người kể chuyện độc
quyền còn được biến đổi dần, được gia
công với nhiều thủ thuật để giảm tối đa
sự thô vụng của sự trần thuật một chiều.
Trong dòng văn học yêu nước –
cách mạng, hình tượng CTTT độc quyền
ngôi thứ ba giấu mình chiếm ưu thế. Vì
phát ngôn của CTTT trong những truyện
này cũng là phát ngôn của người đại diện
cho lí tưởng cách mạng, đại diện cho sự
ưu tiên tuyệt đối dành cho quyền sống
còn của đất nước. Từ đó, điểm nhìn trần
thuật thường là ổn định, duy nhất, không
có yêu cầu đặt lại vấn đề. Hình thức
CTTT là người giấu mặt và nắm giữ
quyền quyết định mọi vấn đề của quá
trình trần thuật từ sự lựa chọn, sắp xếp sự
việc, sự kiện bên ngoài đến thế giới nội
tâm của nhân vật qua hàng loạt truyện
ngắn như: Những đứa con trong gia đình,
Chuyện xóm tôi, Mẹ vắng nhà (Nguyễn
Thi); Giấc mơ ông lão vườn chim, Con
Chị Lộc (Anh Đức); Quán rượu người
câm (Nguyễn Quang Sáng); Lão Triệu
(Viễn Phương); Lúc chiều xuống, Người
tị nạn (Lê Vĩnh Hòa)
Trong các truyện trên, người kể
chuyện đã đóng vai trò độc quyền dẫn dắt
toàn bộ tiến trình của câu chuyện, không
có một tiếng nói thứ hai xen vào quá
trình kể chuyện. Trục kể một mạch, dưới
một điểm nhìn toàn tri, nhất quán nhằm
thể hiện chủ đề khẳng định lí tưởng cách
mạng, ca ngợi người chiến sĩ cách mạng
anh hùng và quần chúng anh hùng một
cách trọn vẹn nhất. Điển hình trong Giấc
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 1(66) năm 2015
_____________________________________________________________________________________________________________
130
mơ ông lão vườn chim (Anh Đức), người
kể chuyện ngôi thứ ba đứng từ điểm nhìn
của mình để kể về cuộc đời một ông lão.
Cả cuộc đời ông đã gắn bó với hai thứ là:
thiên nhiên đất nước và người chiến sĩ
bảo vệ thiên nhiên đất nước ấy. Người kể
chuyện độc quyền đã tạo nên một mạch
trần thuật theo đường thẳng để kể về một
con người chỉ có một chiều tình cảm duy
nhất là yêu đất nên yêu người giữ đất.
Hai đối tượng vườn chim và bộ đội
chiếm một vị trí thiêng liêng trong thế
giới tâm hồn của ông lão. Người kể
chuyện ẩn mình đã toàn quyền chọn lựa
góc độ trần thuật là thế giới tâm hồn ông
lão vườn chim. Bằng những đoạn trì hoãn
tốc độ trần thuật, người kể miêu tả tỉ mỉ
việc làm và nhất là tâm hồn của ông lão:
“Lâu rồi, ông có niềm vui sướng bình dị
của riêng ông là chiều nào lũ chim cũng
trở lại với ông, kêu lên những tiếng kêu
như tiếng khánh, làm rộn rịp cả cụm rừng
và vui vẻ bầu trời. Đời ông lão vất vả cực
nhục đã nhiều, cho nên nguồn vui của
ông nó cũng đơn sơ: tình ông đối với cái
vườn chim này là một, và tình ông đối
với bộ đội giải phóng là hai. Thì chính có
lần ông đã thốt: – Cái chi tao dứt bỏ được
chớ cái vườn chim này với mấy thằng bộ
đội thì tao không dứt ra được đâu!” [1].
Việc sử dụng chủ thể ngôi thứ ba
trần thuật với vị thế CTTT độc quyền có
một ý nghĩa nhất định trong việc bảo vệ
sự tồn tại vững mạnh của một hệ thống
hình tượng nhân dân yêu nước ở Nam Bộ
– người giữ gìn các giá trị thiêng liêng
của vùng đất anh hùng và chung thủy với
truyền thống yêu nước lâu đời. Đó là các
nhân vật người cán bộ kiên cường bám
đất bám dân đợi thời cơ vùng dậy như Ba
Hoành trong Quán rượu người câm
(Nguyễn Quang Sáng); người nông dân
gắn bó một lòng với cách mạng ông Tư
trong Giấc mơ ông lão vườn chim (Anh
Đức), khi cần thì thành chiến sĩ như ông
Bảy Thời Thế trong Chuyện một người
săn máy bay (Lê Vĩnh Hòa), chị Bảy
trong Người đàn bà Tháp Mười (Nguyễn
Quang Sáng), lão Năm trong Ông lão gác
mõ (Việt Hà). Hay đó là lớp trẻ lớn lên
trong chiến tranh, tiếp nhận truyền thống
yêu nước từ gia đình, thân tộc, làng xóm,
trở thành thế hệ chiến sĩ trẻ đầy sức sống
như Việt và Chiến trong Những đứa con
trong gia đình (Nguyễn Thi), Mì trong
Bông cẩm thạch (Nguyễn Quang Sáng),
Thảo trong Nắng mùa xuân, Biên trong
Qua vườn măng (Lê Vĩnh Hòa) Những
nhân vật kết tinh nét đẹp của nhiều thế hệ
người Nam Bộ sắt son kiên cường, có sự
xác tín cao về lí tưởng thẩm mĩ – đạo
đức, nhất quán trong nhận thức và hành
động. Họ được người kể chuyện ẩn mình
toàn quyền khắc họa dưới cảm quan ca
ngợi, khẳng định rất nhất quán, dẫn tới
chất sử thi đậm đà trong mỗi truyện.
Trong những truyện ngắn này, quá trình
trần thuật đều cho thấy CTTT độc quyền
muốn thể hiện rõ chủ đề của tác phẩm
bằng một dòng mạch trần thuật chảy
thẳng dòng mà không có nhánh cong,
nhánh rẽ của băn khoăn, lưỡng lự, đặt lại
hay hoài nghi vấn đề tư tưởng đang được
đặt ra.
CTTT độc quyền còn xuất hiện
trong nhiều truyện ngắn có cảm hứng yêu
nước – về nguồn như Sắc lụa Trữ La
(Viễn Phương), Con Bảy đưa đò, Bắt sấu
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lâm Thị Thiên Lan
_____________________________________________________________________________________________________________
131
rừng U Minh hạ, Một cuộc biển dâu,
Mùa len trâu, Ngày xưa tháng Chạp (Sơn
Nam), Đổng Trác biết sập giàn, Đạo (Phi
Vân), Rừng mắm (Bình Nguyên Lộc)
Dưới vị thế ngôi thứ ba, ẩn mặt, bề ngoài,
CTTT trong các truyện này tạo ra ấn
tượng về một CTTT không liên quan đến
những trạng thái nội tâm, không phải là
tác giả hiện tiền của những bình luận,
đánh giá. Tuy nhiên, kiểu người kể
chuyện toàn tri, toàn quyền lại có vai trò
quan trọng trong việc dẫn dắt sao cho quá
trình kể chuyện bảo vệ được mục tiêu
đánh thức tình tự dân tộc.
Chẳng hạn như trong các truyện
Tiếng hò trong đêm vắng của Phi Vân,
Con Bảy đưa đò, Ngày xưa tháng Chạp
(Sơn Nam), những câu hò, thậm chí là cả
một bài hò, một cảnh hò đối đáp như là
điểm sáng của tác phẩm. Nó cũng là kí
ức, biến cố thay đổi cuộc đời nhân vật, là
một giá trị không thể phủ nhận được
CTTT độc quyền ghi lại một cách công
phu và sử dụng nó trong quá trình kể
chuyện như là một tình huống thẩm mĩ –
nhận thức. Điều này rất phù hợp với việc
thể hiện chủ đề của truyện là khẳng định
ý nghĩa, giá trị của văn hóa dân gian
trong việc nối kết những tâm hồn và tạo
sự tốt đẹp trong quan hệ giữa người và
người; hoặc nói về số phận của một nền
nghệ thuật dân gian trước những nguy cơ
mai một trong xã hội vật chất đang lấn
chiếm thô bạo vào thị hiếu thẩm mĩ của
con người. Quá trình trần thuật như vậy
cũng là quá trình giáo dục ý thức bảo vệ
các giá trị cội nguồn, bằng cách thức nào
đó mà nhà văn muốn đề ra trong quá
trình sử dụng CTTT độc quyền và không
muốn chia sẻ quyền trần thuật.
Ngoài ra, CTTT chiếm vị trí độc
quyền trần thuật còn xuất hiện trong
nhiều truyện ngắn mang tính chất suy
ngẫm, như các truyện Ngũ Tử Tư, Sông
máu (Vũ Anh Khanh); Chất ngọc, Bút
máu (Vũ Hạnh) CTTT là người thứ ba
với quyền năng tối thượng nhằm bảo vệ
sự đứng vững của chủ đề như ý muốn của
nhà văn kí thác vào tác phẩm.
Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu
thời đại, các phương thức trần thuật với
vai trò của CTTT độc quyền còn được
“cải biến”, được “gia công” với nhiều
hình thức, trong đó có ngôi kể. Cho nên,
trong truyện ngắn Nam Bộ 1945 – 1975,
hình tượng CTTT độc quyền không chỉ
có ở dạng người thứ ba ẩn mình mà còn
được xác lập ở vị trí ngôi thứ nhất xưng
“tôi”, độc quyền kể, tả, bình xuất hiện
trong nhiều truyện ngắn, tiêu biểu là Tây
đầu đỏ (Sơn Nam); Chiếc áo thiên thanh,
Vòng hoa tang, Máu (Lê Vĩnh Hòa); Tình
thơ dại (Bình Nguyên Lộc); Áo lụa giồng
(Trang Thế Hy)
Chẳng hạn như trong truyện ngắn
Tây đầu đỏ (Sơn Nam), CTTT là nhân
vật xưng tôi và có tên cụ thể là Tư
Phước, người nông dân thay mặt nhiều
nông dân Tây Nam Bộ kể lại đoạn đời
khốn khổ của mình và các nông dân khác
khi làm tá điền cho Tây đầu đỏ. Bố cục
câu chuyện theo tiến trình thời gian
“Năm xưa” – “Một lời thề” – “Chiều
nay”. Đó cũng là dòng hồi ức tự nhiên
của Tư Phước – CTTT xưng “tôi” – kể về
ba chặng đời (đau thương, vùng dậy,
hạnh phúc) của những số phận nông dân
tiêu biểu với cuộc sống tối tăm từ thời
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 1(66) năm 2015
_____________________________________________________________________________________________________________
132
thuộc Pháp tới Cách mạng tháng Tám.
Sau đó, những chính sách đất đai tích cực
giúp họ bắt đầu tiếp cận với cuộc đời tươi
sáng. Tư Phước là CTTT đại diện, vừa là
người trong cuộc, người chứng kiến
những hoạn nạn của các nông dân khác.
Chính hai tư thế vừa là “đương sự” vừa là
“nhân chứng” nên sự độc quyền kể, tả
cũng có sự hài hòa riêng – chung trong
cách nhìn nhận, đánh giá những vấn đề
lớn của số phận người nông dân dưới thời
thuộc Pháp. Vì vậy, tính độc quyền
không nặng nề mà nó được thực hiện hết
sức tự nhiên với giọng kể cởi mở mà
chắc chắn “Nè bà con ơi! Tôi biết rõ lắm”
[11, tr.110].
Nhìn chung, các truyện ngắn thuộc
nguồn cảm hứng yêu nước – cách mạng
và yêu nước – về nguồn như đã khảo sát
ở trên, người kể chuyện độc quyền dẫn
dắt toàn bộ câu chuyện, trục kể một
mạch, dưới một điểm nhìn toàn tri, nhất
quán nhằm thể hiện chủ đề khẳng định lí
tưởng cách mạng, hoặc khẳng định giá trị
văn hóa của dân tộc. Riêng đối với mảng
truyện ngắn về đề tài con người và thực
trạng cuộc sống thành thị chịu ảnh hưởng
dòng tư tưởng hiện sinh phương Tây, về
phương pháp tự sự, tạo dựng hình tượng
người kể chuyện, điểm nhìn mang tư
tưởng và ý thức hệ của nhà văn rất đa
chiều và phức tạp. Người kể chuyện độc
quyền ngôi thứ ba ẩn mình có các truyện
tiêu biểu như: Dọc đường, Người gác
cổng, Tư (Thanh Tâm Tuyền), Lòng trần
(Thụy Vũ), Xem sách, Cái còn lại,
Thương hoài ngàn năm (Võ Phiến); kể
chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi” có: Bà
Điếc (Thụy Vũ), Sắc trời (Thanh Tâm
Tuyền) Đối với hình tượng người kể
chuyện độc quyền, tự mình kể, nổi bật là
truyện Sắc trời (Thanh Tâm Tuyền),
CTTT xưng “tôi” độc quyền kể. Tác
phẩm nặng về phần tự giải bày, tự cảm
nhận về cuộc sống và về chính mình của
một nhà văn trong những ngày sắp nổ ra
cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô
Đình Diệm. Hình thức CTTT là cái “tôi”
tự kể còn có ý nghĩa giúp nhà văn trực
tiếp nói lên những điều muốn nói, thỏa
mãn nhu cầu giao tiếp với người đọc một
cách trực tiếp, công khai làm cho quá
trình trần thuật khá gần gũi.
Từ đó cho thấy, việc lưu giữ yếu tố
trần thuật truyền thống với hình tượng
người kể chuyện giấu mặt có quyền toàn
tri, tồn tại song song với người kể chuyện
lộ diện xưng “tôi” trong truyện ngắn
Nam Bộ 1945 – 1975. Mặc dù CTTT vẫn
độc quyền phát ngôn, nhưng về hình thức
thể hiện đã có sự cải biến với nhiều vai
trò khác nhau. Đó là một trong những
biểu hiện đầu tiên của sự kết hợp yếu tố
truyền thống và hiện đại góp phần phản
ánh vấn đề mang ý nghĩa lịch sử.
2.2. Chủ thể trần thuật quyền uy
“tương đối” – Người kể chuyện nhường
vai, chia sẻ quyền phát ngôn
Nếu phương thức kể chuyện với
CTTT có quyền uy “tối thượng”, một
người kể có quyền năng tuyệt đối, bằng
quá trình kể chuyện đã chi phối toàn bộ
cấu trúc văn bản tự sự, thì ngược lại, ở
phương thức trần thuật với CTTT quyền
uy “tương đối”, cấu trúc truyện thường
chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng CTTT
“nhường vai” cho nhiều người, nhiều
nhân vật tham gia quá trình kể chuyện.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lâm Thị Thiên Lan
_____________________________________________________________________________________________________________
133
Hiện tượng nhường vai trần thuật, thoát li
khỏi mọi ý đồ thống trị quá trình kể
chuyện chủ quan độc quyền là do ảnh
hưởng từ văn học thời cận hiện đại
phương Tây. Lúc này, vị thế chủ thể
không xưng tôi độc quyền kể mà chia sẻ
quyền phát ngôn. Ngay trong các truyện
ngắn có mạch nguồn cảm hứng yêu nước
– cách mạng sản sinh trong sự nhất quán
về lí tưởng thẩm mĩ, đạo đức, thì phương
thức tự sự, đặc biệt là cách xác lập CTTT
và tổ chức điểm nhìn trần thuật thể hiện
những tìm tòi mới của những nhà văn
sáng tác dưới lí tưởng cách mạng, hiện
tượng nhường vai, chia sẻ quyền phát
ngôn, thoát li khỏi mọi ý đồ thống trị quá
trình kể chuyện chủ quan độc quyền xuất
hiện càng nhiều.
Sự nhường vai người kể chuyện
cũng đã xuất hiện trong truyện ngắn yêu
nước để làm nên sắc thái tư duy mới.
Trong đó, sự hài hòa giữa cá nhân và
cộng đồng trong nhân vật kể chuyện
xưng “tôi” được thực hiện một cách có
kết quả để thể hiện tâm tình con người
trong một thời đại với những dấu ấn lịch
sử đặc thù. Do đó, không có những điểm
nhìn độc chiếm về sự việc, con người
xuất hiện khá nhiều trong các truyện
ngắn của dòng văn học yêu nước – cách
mạng như Máu của Lê Vĩnh Hòa, Một
truyện vui, Chiếc lược ngà của Nguyễn
Quang Sáng, Anh Thơm râu rồng, Nợ
nước mắt của Trang Thế Hy...; dòng văn
học yêu nước – về nguồn như Hai cõi U
Minh, Hết thời oanh liệt của Sơn Nam,
Bà mọi hú của Bình Nguyên Lộc
Dạng trần thuật có nhiều người kể
chuyện xưng “tôi” là một hình thức chia
sẻ quyền phát ngôn cho nhân vật kể lại
một sự kiện trong một phân đoạn nào đó
của quá trình trần thuật. Đây là hình thức
trần thuật có nhiều chủ thể cùng xưng
“tôi” đảm nhận mỗi nhiệm vụ khác nhau.
Có người xưng “tôi” giữ vai trò dẫn dắt,
có người xưng “tôi” giữ nhiệm vụ trần
thuật lại những sự việc cụ thể của câu
chuyện. Có thể dễ dàng nhận thấy sự đa
dạng trong việc kiến lập kiểu CTTT này
trong truyện ngắn Nam Bộ 1945-1975.
Ví dụ, trong truyện Anh Thơm râu rồng
(Trang Thế Hy), người xưng tôi thứ nhất
– chỉ là người dẫn chuyện, kể lại việc gặp
gỡ và nghe một người tù mới – anh
Thơm – kể lại câu chuyện của mình.
Trong tác phẩm, người kể chuyện thứ
nhất lướt qua vài nét của cuộc sống trong
tù để nhường lời cho người kể chuyện
thứ hai – anh Thơm, đương sự trong câu
chuyện về cuộc đời mình, một người lao
động gốc nông dân lớn lên trong mất mát
khổ đau vì thế lực cường hào ác bá. Một
phần lớn dung lượng tác phẩm là câu
chuyện tự kể của anh Thơm, kể lại câu
chuyện của chính mình từ khi là một
thiếu niên nhà nghèo ở đợ chăn trâu,
chứng kiến cái chết bi thảm của người
thân (cha và chị) dưới tay chủ đất ác ôn,
cửa nhà tan nát. Anh từ kiếp ở đợ chăn
trâu, lên Sài Gòn làm nghề chạy xích lô
máy, đồng cảm với phong trào yêu nước
và nhận chở truyền đơn rồi bị bắt. Sự
nhường vai trong trường hợp này chỉ
mang ý nghĩa hình thức bên ngoài. Vì sự
nhường vai không mang ý nghĩa là chia
sẻ độc quyền trần thuật để phát biểu
những quan niệm hay những nhận thức
riêng mà ngược lại, tinh thần yêu nước
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 1(66) năm 2015
_____________________________________________________________________________________________________________
134
với lí tưởng cách mạng làm cho những
phát ngôn của họ thống nhất về quan
điểm, lập trường. Người kể chuyện – nhà
văn – và người kể chuyện – nhân vật –
đều tập trung vào việc bảo vệ sự toàn vẹn
của chủ đề yêu nước, kháng chiến.
Đối với truyện ngắn mang cảm
hứng yêu nước – về nguồn, tiêu biểu như
Hết thời oanh liệt, Hai cõi U Minh (Sơn
Nam), Bà mọi hú (Bình Nguyên Lộc),
quá trình trần thuật bắt đầu bằng sự xuất
hiện của nhân vật xưng tôi, là tác giả có
dáng dấp của người kể chuyện truyền
thống nhắc lại một quá khứ, cũng là
người chủ đạo của quá trình kể chuyện,
quá trình phát ngôn, nhưng trước hết tạm
thời đóng vai người dẫn truyện. Sau đó,
sự nhường vai cho người địa phương kể
lại quá trình khai phá vùng đất mới. Mục
đích của hình thức kể này là làm tăng
tính chân thực về một thời kì con người
phải đối mặt với nhiều thế lực của thiên
nhiên, của bạo quyền khắc nghiệt để
giành sự sống.
Hiện tượng nhường vai, chia sẻ
quyền trần thuật như trên không nhằm
mục đích trình bày những quan niệm trái
chiều, mà ngược lại, nó tạo một thế hỗ
tương để cho sự khẳng định chủ đề thêm
phần mạnh mẽ.
3. Kết luận
Tìm hiểu hình tượng CTTT trong
truyện ngắn Nam Bộ 1945 – 1975, chúng
tôi nhận thấy có sự kết hợp giữa yếu tố
truyền thống và hiện đại trong việc xác
lập hình tượng này. Đó cũng chính là sự
vận động lịch đại của thi pháp truyện
ngắn. Sự kết hợp yếu tố truyền thống và
hiện đại ở mức độ, phương thức khác
nhau, một mặt là sự lưu giữ trọn vẹn hình
tượng người kể độc quyền ngôi thứ ba
phát ngôn mang tinh thần thời đại; mặt
khác, ngay tại hình tượng người kể độc
quyền cũng có sự cách tân qua ngôi thứ
nhất lộ diện xưng “tôi”, như sự kết hợp
hài hòa cá nhân và cộng đồng đối với
việc thể hiện tâm tình con người trong
một thời đại với những dấu ấn lịch sử đặc
thù. Bên cạnh đó, tính hiện đại thể hiện
rõ nét qua nhiều hình tượng CTTT chia
sẻ quyền phát ngôn, chia sẻ điểm nhìn
với những trải nghiệm, cách nhìn nhận về
cuộc sống, con người riêng nhưng lại
thống nhất trong quan niệm, lập trường tư
tưởng. Nhìn tổng thể, đó là những mảnh
ghép của bức tranh hội tụ nhiều sắc thái
tình cảm yêu nước, sự trân trọng giá trị
truyền thống làm nên điểm thống nhất
trong tâm thức của cộng đồng người Nam
Bộ giai đoạn 1945 – 1975. Điều đó cũng
thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo đáng ghi
nhận của nhà văn nặng lòng với dân tộc.
_____________________
1
Tập truyện Cuống rún chưa lìa in trong tập Bình Nguyên Lộc truyện ngắn, Nxb Trẻ, năm 2012.
2 Lê Vĩnh Hòa tuyển tập, Nxb Văn nghệ TPHCM và Nxb Tổng hợp Hậu Giang, năm 1986, trong đó bao gồm
nhiều thể loại sáng tác, chúng tôi chọn ra 15 truyện ngắn.
3 Tập truyện Người đàn bà Tháp Mười, Nxb Ban vận động thành lập Hội Văn nghệ Đồng Tháp, năm 1986,
gồm 10 truyện ngắn. Trong đó có 7 truyện sáng tác trước năm 1975. Chúng tôi chỉ chọn khảo sát 7 truyện
này.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lâm Thị Thiên Lan
_____________________________________________________________________________________________________________
135
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh Đức, Giấc mơ ông lão vườn chim,
2. Vũ Hạnh (2011), Chất ngọc, Nxb Trẻ.
3. Lê Vĩnh Hòa (1986), Lê Vĩnh Hòa tuyển tập, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh, Nxb Tổng hợp Hậu Giang.
4. Trang Thế Hy (2004), Truyện ngắn Trang Thế Hy, Nxb Văn hóa Sài Gòn.
5. Bình Nguyên Lộc (2012), Bình Nguyên Lộc truyện ngắn, Nxb Trẻ.
6. Sơn Nam (1998), Hương rừng Cà Mau, Nxb Trẻ, TPHCM.
7. Sơn Nam (2004), Biển cỏ miền Tây, Nxb Trẻ, TPHCM.
8. Nguyễn Quang Sáng (1986), Người đàn bà Tháp Mười, Nxb Ban vận động thành lập
Hội Văn nghệ Đồng Tháp.
9. Trần Đình Sử (chủ biên) (2003) (2009), Tự sự học, Phần1, 2, Nxb Đại học Sư phạm
Hà Nội.
10. Thanh Tâm Tuyền (2011),
11. Bùi Việt Thắng (2002), Văn học Việt Nam 1945 – 1954, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
12. Nguyễn Q. Thắng tuyển chọn và giới thiệu (2002), Tuyển tập Bình Nguyên Lộc, Nxb
Văn học.
13. Phi Vân, (1987), Đồng quê, Nxb Tiền Giang, Nxb Hậu Giang.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 27-10-2014; ngày phản biện đánh giá: 05-11-2014;
ngày chấp nhận đăng: 20-01-2015)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_lam_thi_thien_lan_8223.pdf