Hình thái lâm sàng của xẹp nhĩ qua nội soi tại bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên - Nguyễn Lệ Thủy

Objectives: Describe clinical manifestations of atelectasis by examined endoscopy. Subjects and Methods: Clinical oservations were made on 122 ears from 90 who had examined by ENT endoscopy for the diagnosis of atelectasis at the Thai nguyen university of medicine Hospital from 1/2014 to 10/2014. Results and Conclutions: That condition where the tympanic membrane is displaced toward the promomtory is termed atelectasis. Ninety patients (122 ears) showing various degrees of atelectasis graded from stage 1 to stage 4 were studied. The average age of study group 32,7. Ages are usually disease from 16 to 45 years old accounted for 62,5%, the lowest was 8 years old and the highest age was 67 years old. The proportion of women atelectasis are more than the corresponding rate for men was 56,7% and 43,3%. On a patient with an atelectasis Frequently one ear 58/90 (64.4%) have more than 2 ears atelectasis 32/90 (35,6%). Functional symptoms are the most common hearing loss and tinnitus proportionately is 87,8% and 79,7%. Earache least common (16,3%). 11,2% of patients have no symptoms functional ear. Physical symptoms: Rating total atelectasis 74,2% had more than 25,8% of focal atelectasis. Patients often examined in the late stage 3 and stage 4 about 92/122 ears accounted for 75,4% occupancy rate. The positive experience in legal valsava are 100% at stage 1 and stage 2 and 90.2% at stage 3. But the negative experience in legal valsava are 100% at stage 4 and 9,8% in stage 3

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình thái lâm sàng của xẹp nhĩ qua nội soi tại bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên - Nguyễn Lệ Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Lệ Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 134(04): 163 - 168 163 HÌNH THÁI LÂM SÀNG CỦA XẸP NHĨ QUA NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN Nguyễn Lệ Thủy* và CS Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả hình thái lâm sàng của xẹp nhĩ qua nội soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang 122 tai của 90 bệnh nhân xẹp nhĩ qua khám nội soi tại bệnh viện trường đại học Y khoa Thái nguyên thời gian từ tháng 1/2014 đến 10/2014. Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu 32,7. Lứa tuổi thường mắc bệnh từ 16 đến 45 tuổi chiếm 62,5%, thấp nhất là 8 tuổi và cao nhất là 67 tuổi. Tỷ lệ xẹp nhĩ ở nữ nhiều hơn ở nam, tỷ lệ tương ứng là 56,7% và 43,3%. Trên một bệnh nhân thường xẹp nhĩ một tai 58/90 (64,4%) nhiều hơn xẹp nhĩ cả 2 tai 32/90 (35,6%). Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất là nghe kém và ù tai, tỷ lệ tương ứng là 87,8% và 79,7%. Đau tai là triệu chứng ít gặp nhất (16,3%). Có 11,2% bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng cơ năng nào ở tai. Triệu chứng thực thể: Xẹp nhĩ toàn bộ chiếm tỷ lệ 74,2% gặp nhiều hơn xẹp nhĩ khu trú 25,8%. Bệnh nhân thường đến khám ở giai đoạn muộn tương ứng độ 3 và độ 4 gặp 92/122 tai chiếm tỷ lệ 75,4%. Nghiệm pháp valsava dương tính 100% ở độ 1 và độ 2 và 90,2% ở độ 3. Nghiệm pháp valsava đều âm tính độ 4 thì 100% và 9,8% ở độ 3. Từ khóa: Nội soi, xẹp nhĩ, valsava, mức độ của xẹp nhĩ ĐẶT VẤN ĐỀ* Xẹp nhĩ là một trong những bệnh cảnh của viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín và để chỉ ra các bệnh lý viêm tai giữa không thủng màng nhĩ, nguyên nhân chính do rối loạn chức năng vòi nhĩ. Xẹp nhĩ là tình trạng màng nhĩ co lõm vào trong hòm nhĩ làm giảm khoảng trống hòm nhĩ [3], đây là hậu quả của sự giảm áp lực trong hòm nhĩ do rối loạn chức năng vòi nhĩ, dẫn đến làm tiêu lớp sợi của màng nhĩ khiến màng nhĩ trở nên mỏng và trong [1], [2], [7]. Xẹp nhĩ thường không được phát hiện sớm do triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, theo Sade chỉ có 10-20% xẹp nhĩ có biểu hiện triệu chứng ở tai [2], [3]. Bệnh tiến triển âm thầm qua nhiều giai đoạn, gây hậu quả nghe kém và gây viêm tai giữa có cholesteatoma với tỷ lệ 30% [2], [3]. Chẩn đoán xác định xẹp nhĩ qua nội soi cho phép đánh giá chính xác hình thái xẹp nhĩ qua các giai đoạn bệnh. Do đó chẩn đoán sớm xẹp nhĩ rất có ý nghĩa trong tiên lượng và điều trị bệnh. Vì vậy chúng tôi tiến * Tel: 0989 893793 hành nghiên cứu để tìm hiểu hình thái lâm sàng của xẹp nhĩ qua nội soi. Mục tiêu đề tài: Mô tả hình thái lâm sàng của xẹp nhĩ qua nội soi. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Gồm 90 Bệnh nhân đến khám tai mũi họng được chẩn đoán xác định xẹp nhĩ theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Sade [7]. Phân loại xẹp nhĩ toàn bộ qua nội soi theo 4 độ của Sade [7]: Độ 1: Màng nhĩ co lõm nhẹ, chưa chạm vào ngành xuống xương đe. Độ 2: Màng nhĩ co lõm chạm ngành xuống xương đe, khớp đe đạp. Độ 3: Màng nhĩ lõm, chạm vào ụ nhô, có thể hút ra bằng ống hút. Độ 4: Màng nhĩ lõm dính vào ụ nhô, chui vào các ngách của tai giữa. Phân loại xẹp nhĩ khu trú (XNKT) qua nội soi theo 4 độ của Sade [7]: Độ 1: XNKT nhẹ, chưa chạm vào các cấu trúc tai giữa như cổ xương búa hay ngành xuống xương đe. Độ 2: XNKT chạm vào cổ xương búa hay ngành Nguyễn Lệ Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 134(04): 163 - 168 164 xuống xương đe, đáy túi kiểm soát được, đáy túi tự làm sạch. Độ 3: XNKT sâu hơn, không tự làm sạch, bắt đầu ăn mòn tường thượng nhĩ hoặc phần sau trên khung nhĩ, có thể kèm theo tiêu hủy xương con. Độ 4: XNKT sâu, không kiểm soát được đáy túi, gây tiêu hủy tường thượng nhĩ, hoặc phần sau trên khung nhĩ kèm xương con, không tự làm sạch, ứ đọng các mảnh biểu bì. - Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu Màng nhĩ không thủng, trong, mỏng, co lõm ở 4 mức độ. Biểu hiện triệu chứng cơ năng và thực thể tại tai của xẹp nhĩ toàn bộ và xẹp nhĩ khu trú. Đánh giá nghiệm pháp valsava. Không giới hạn về: Giới và nơi sống - Tiêu chuẩn loại trừ Màng nhĩ thủng. màng nhĩ dày đục, xơ sẹo, co lõm ở các mức độ. Địa điểm nghiên cứu Bệnh viện trường đại học Y khoa Thái nguyên từ tháng 1/2014 đến 10/2014. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu. - Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. - Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu chủ đích lấy tất cả các bệnh nhân theo tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian nghiên cứu. - Phương tiện nghiên cứu: Bộ nội soi ống cứng tai mũi họng: optic 00 và optic 700, nguồn sáng, camera, monitor. Chỉ tiêu nghiên cứu - Mô tả đặc điểm cá thể: tuổi, giới. - Mô tả đặc điểm lâm sàng: Các triệu chứng cơ năng: ù tai, nghe kém và đau tai. Hình ảnh nội soi tai. Mức độ co lõm của màng nhĩ trong xẹp nhĩ: Độ 1, độ 2, độ 3 và độ 4. Hình dạng xẹp nhĩ toàn bộ hay khu trú. Đánh giá nghiệm pháp valsava dương tính hay âm tính của xẹp nhĩ. Kỹ thuật thu thập số liệu - Lựa chọn bệnh nhân (theo tiêu chuẩn). - Khai thác bệnh sử, tiền sử (Phiếu phỏng vấn). - Khám lâm sàng: Nội soi tai: Các hình thái màng nhĩ xẹp: xẹp nhĩ toàn bộ hay xẹp nhĩ khu trú. Nội soi: mũi, vòm, họng và thanh quản. Xử lý số liệu Theo phương pháp thống kê y học trên phần mềm SPSS 16.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Phân tích kết quả nghiên cứu trên tổng số 122 tai của 90 bệnh nhân, đề tài đã thu được những kết quả như sau: Bảng 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi Nhóm tuổi n % < 16 11 11,7 16 – 30 25 28,3 31 – 45 31 34,2 > 45 23 25,8 Tổng số 90 100,0 - Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu lá 32,7 ± 13,5 tuổi. Tuổi thấp nhất là 8 tuổi và cao nhất là 67 tuổi. - Nhóm tuổi xẹp nhĩ nhiều nhất là 31 - 45 tuổi, chiếm tỷ lệ 34,2% và thấp nhất là nhóm tuổi dưới 16 là 11,7%. Biểu đồ 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới Xẹp nhĩ ở nữ gặp 51/90 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 56,7% nhiều hơn nam là 39/90 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 43,3%. Bảng 2: Triệu chứng cơ năng của xẹp nhĩ Triệu chứng n % Ù tai 72 79,7 Nghe kém 79 87,8 Đau tai 15 16,3 Cả 3 triệu chứng 9 10,0 Không có triệu chứng 10 11,2 - Nghe kém gặp nhiều nhất 79/90 bệnh nhân chiếm tỷ 87,8%. Nghe kém tăng từ từ. - Ù tai gặp 72/90 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 79,7%, ù tai tiếng trầm. Nguyễn Lệ Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 134(04): 163 - 168 165 - Đau tai ít gặp hơn 15/90 chiếm tỷ lệ 16,3%, thường có cảm giác đau nhói, mức độ đau không nhiều. - Có 10/90 trường hợp không có biểu hiệu triệu chứng cơ năng tại tai chiếm tỷ lệ 11,2%. Biểu đồ 2. Các thể lâm sàng của xẹp nhĩ Xẹp nhĩ toàn bộ gặp 91/122 tai chiếm tỷ lệ 74,2% cao hơn nhiều so với xẹp nhĩ khu trú là 31/122 tai chiếm tỷ lệ 25,8%. Bảng 3: Phân loại mức độ xẹp nhĩ Độ xẹp nhĩ Xẹp nhĩ toàn bộ Xẹp nhĩ khu trú n % n % Độ 1 3 3,3 1 3,2 Độ 2 17 19,2 9 29,0 Độ 3 30 32,5 11 35,7 Độ 4 41 45,0 10 32,3 - Tần xuất gặp xẹp nhĩ nhiều nhất là độ 4 và độ 3 rồi đến độ 2. Độ 1 gặp ít nhất 4/122 tai. - Xẹp nhĩ toàn bộ: Độ 4 gặp nhiều nhất 41/91 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 45,0% và độ 3 là 32,5%, độ 2 gặp ít hơn 19,2%. Độ 1 chỉ gặp 3/91 chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,3%. - Xẹp nhĩ khu trú: Độ 3 gặp nhiều nhất 11/31 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 35,7% và độ 4 là 32,3%, độ 2 gặp ít hơn 29,0%. Độ 1 chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,2%. Biểu đồ 3. Tỷ lệ mức độ xẹp nhĩ Xẹp nhĩ độ 4 gặp nhiều nhất 51/122 tai chiếm tỷ lệ 41,8%. Độ 3 gặp 41/122 tai chiếm tỷ lệ 3,6%, độ 2 gặp 26/122 tai chiếm tỷ lệ 21,3%. Độ 1 gặp ít nhất 4/122 tai chiếm tỷ lệ 3,3%. Bảng 4: Đối chiếu triệu chứng cơ năng với giai đoạn của bệnh Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 n % n % n % n % Nghe kém và ù tai 0 0 17 65,4 18 43,9 40 78,4 Nghe kém 0 0 1 3,8 8 19,5 3 5,9 Ù tai 0 0 1 3,8 2 4,9 0 0,0 Đau tai 0 0 2 7,7 6 14,6 5 9,8 Cả 3 triệu chứng 0 0 2 7,7 4 9,8 3 5,9 Không có triệu chứng 4 100,0 3 11,5 3 7,3 0 0,0 Tổng số 4 100,0 26 100,0 41 100,0 51 100,0 - Độ 1: Gặp 4/4 bệnh nhân đều không có biểu hiện triệu chứng cơ năng ở tai. - Độ 2: Nghe kém và ù tai gặp nhiều nhất 17/26 chiếm tỷ lệ 65,4%, có 3/26 bệnh nhân không có triệu chứng ở tai chiếm tỷ lệ 11,5%. - Độ 3: Cũng chủ yếu gặp triệu chứng nghe kém và ù tai tỷ lệ 43,9%, 19,5% bệnh nhân nghe kém đơn thuần, 9,8% bệnh nhân bị đau tai và 3% bệnh nhân xuất hiện cả 3 triệu chứng và 7,3% bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng ở tai. - Độ 4: Bệnh nhân đến viện chủ yếu vì nghe kém và ù tai gặp 40/51 chiếm tỷ lệ rất cao 78,4%, ngoài ra có 5,9% bệnh nhân có biểu hiện nghe kém đơn thuần và 5,9% bệnh nhân có cả 3 triệu chứng. - Độ 1 và độ 2: Tất cả các bệnh nhân đều làm nghiệm pháp valsava dương tính. - Độ 3: 37/41 bệnh nhân làm nghiệm pháp valsava dương tính chiếm tỷ lệ 90,2% và 4/41 bệnh nhân làm nghiệm pháp này âm tính chiếm tỷ lệ 9,8%. - Độ 4: Tất cả bệnh nhân làm nghiệm pháp valsava đều âm tính. Nguyễn Lệ Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 134(04): 163 - 168 166 Biểu 4 : Đối chiếu nghiệm pháp valsava với giai đoạn của xẹp nhĩ Bảng 5: Biểu hiện bệnh lý bên tai đối diện Bệnh lý n % Xẹp nhĩ 32 35,6 Viêm tai giữa thủng màng nhĩ 10 11,1 Viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín 8 8,9 Đã phẫu thuật bệnh lý tai giữa 7 7,8 Không có bệnh lý tai giữa 33 36,7 Tổng số 90 100,0 - Có 57/90 bệnh nhân bị bệnh lý tai giữa cả 2 bên, trong đó bệnh nhân xẹp nhĩ cả 2 tai là 32/90 chiếm tỷ lệ 35,6% tai và 58/90 bệnh nhân xẹp nhĩ 1 bên tai chiếm tỷ lệ 64,4%. - Trên cùng một bệnh nhân bị xẹp nhĩ cả 2 tai thì mức độ xẹp nhĩ ở mỗi tai cũng khác nhau. BÀN LUẬN Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu 32,7 tuổi. Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với các kết quả nghiên cứu của các tác giả: Khiếu Hữu Thanh là 34,8 [4], Đào Trung Dũng là 33,5 tuổi [2] nhưng thấp hơn của Hoàng Vũ Giang là 30,1 tuổi [3] và Elsheikh là 28 tuổi [6]. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi: Nhóm tuổi bị xẹp nhĩ gặp nhiều nhất là 31 - 45 tuổi chiếm tỷ lệ 34,2%, nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỷ lệ thấp nhất là 11,7% và bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 8 tuổi, nhóm bệnh nhân trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ 25,8% trong đó bệnh nhân cao tuổi nhất là 67 tuổi. Tổng nhóm tuổi từ 15 đến 45 tuổi của chúng tôi là 62,5%. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của các tác giả: Đào Trung Dũng là 61,7% [2], Hoàng Vũ Giang là 75,0% và Khiếu Hữu Thanh là 63,3% [4]. Về giới tính, tỷ lệ xẹp nhĩ ở nữ chiếm tỷ lệ 56,7% nhiều hơn nam chiếm tỷ lệ 43,3%. Tỷ lệ của chúng tôi cũng không có sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác: Đào Trung Dũng với tỷ lệ tương ứng là 41,7% và 58,3% [2] và Bunne với tỷ lệ tương ứng 40% và 60% [5]. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu của chúng tôi là một nhận xét lâm sàng chưa mang tính chất đại diện cho quần thể. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là nghe kém và ù tai tỷ lệ tương ứng là 87,8% và 79,7%. Đau tai là triệu chứng cơ năng ít gặp nhất (16,3%). Có 11,2% bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng ở tai, theo Sade khoảng 10 - 20% xẹp nhĩ không có triệu chứng ở tai [7]. Nghe kém với đặc điểm từ từ, tăng dần. Nghe kém hường xuất hiện ở độ 2 trở đi, do màng nhĩ chạm vào ngành xuống xương đe làm giảm hoạt động đòn bẩy của xương búa đe, nhất là khi màng nhĩ chạm dính vào ụ nhô hay mặt trong hòm tai, tỷ lệ diện tích rung động hiệu quả của màng nhĩ so với cửa sổ bầu dục giảm đi rõ rệt nên bệnh nhân nghe kém nặng thường ở giai đoạn 4 của xẹp nhĩ. Kết quả của chúng tôi không có sự khác biệt nhiều so với kết quả của Lương Hồng Châu là 81,7% [1], nhưng thấp hơn của Đào Trung Dũng 93,3% [2], Khiếu Hữu Thanh là 91,7% [4]. Ù tai thường phối hợp với nghe kém. Tỷ lệ ù tai trong kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Lương Hồng Châu [1] và của Khiếu Hữu Thanh [4]. Đây là triệu chứng chủ quan của người bệnh, có thể bị ảnh hưởng bời nhiều yếu tố khác: Tâm lý, thể lực, bệnh nội khoa. Đau tai là triệu chứng ít gặp (16,3%), Kết quả của chúng tôi tương đương với của Khiếu Hữu Thanh 15,0% [4], nhưng thấp hơn của Hoàng Vũ Giang là 33,2% [3] và cao hơn của Đào Trung Dũng là 6,7% [2]. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Tỷ lệ xẹp nhĩ toàn bộ chiếm tỷ lệ 74,2% gặp nhiều hơn xẹp nhĩ khu trú là 25,8%. Mức độ xẹp nhĩ: Xẹp nhĩ độ 4 gặp nhiều nhất 41,8%. Độ 3 chiếm tỷ lệ 33,6%, độ 2 tỷ lệ 21,3% và độ 1 gặp ít nhất 3,3%. Xẹp nhĩ toàn bộ: độ 4 chiếm tỷ lệ cao nhất là 45,0%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Lương Hồng Châu độ 4 là 44,1% [1] nhưng thấp hơn của Khiếu Hữu Thanh là Nguyễn Lệ Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 134(04): 163 - 168 167 47,9%. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi độ 3 chiếm tỷ lệ 32,5% tương đương với kết quả của Khiếu Hữu Thanh là 33,3% nhưng thấp hơn của Lương Hồng Châu là 41,2%. Như vậy, đa phần bệnh nhân đến khám ở giai đoạn muộn (độ 3 và độ 4). Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi gặp 4 trường hợp xẹp nhĩ toàn bộ độ 1 chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,3%) còn của Khiếu Hữu Thanh không gặp trường hợp nào [1]. Xẹp nhĩ khu trú: trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi cũng gặp nhiều ở độ 3 chiếm tỷ lệ (35,7%), độ 4 chiếm tỷ lệ (32,3%). Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Khiếu Hữu Thanh: độ 3 (38,9%) và độ 4 (33,3%), độ 1 gặp 1 trường hợp chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,2%). Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi: Nghiệm pháp Valsava dương tính 100,0% xẹp nhĩ độ 1 và độ 2, còn độ 3 chiếm tỷ lệ 90,2%. Ngược lại ở độ 4 100,0% bệnh nhân làm nghiệm pháp valsava đều âm tính và chỉ có 9,8% xẹp nhĩ độ 3. Kết quả cho thấy có 63,1% bệnh nhân xẹp nhĩ có kèm theo bệnh lý tai giữa bên đối diện. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của Khiếu Hữu Thanh là 65,0% [4] nhưng cao hơn của Đào Trung Dũng là 30,0% [2]. Vì vậy, khi khám bệnh nhân xẹp nhĩ, cần đánh giá chính xác tổn thương của hai tai, ảnh hưởng rối loạn chức năng vòi nhĩ, đặc biệt những tổn thương vùng vòm mũi họng, được coi như "vùng đại phức hợp lỗ ngách" không chỉ tác động lên 1 bên mà thường gây ảnh hưởng cả 2 tai [4]. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu hình thái lâm sàng của xẹp nhĩ với 122 tai của 90 bệnh nhân, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu 32,7. Lứa tuổi thường mắc bệnh từ 16 đến 45 tuổi chiếm 62,5%, thấp nhất là 8 tuổi và cao nhất là 67 tuổi. Tỷ lệ xẹp nhĩ ở nữ nhiều hơn ở nam tỷ lệ tương ứng là 56,7% và 43,3%. Trên một bệnh nhân thường gặp xẹp nhĩ một tai 58/90 (64,4%) gặp nhiều hơn xẹp nhĩ cả 2 tai 32/90 (35,6%). Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là nghe kém và ù tai tỷ lệ tương ứng là 87,8% và 79,7%. Đau tai ít gặp nhất (16,3%). Có 11,2% bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng cơ năng nào ở tai. Triệu chứng thực thể: Xẹp nhĩ toàn bộ chiếm tỷ lệ 74,2% gặp nhiều hơn xẹp nhĩ khu trú 25,8%. Bệnh nhân thường đến khám ở giai đoạn muộn tương ứng độ 3 và độ 4 chiếm 92/122 tai chiếm tỷ lệ 75,4%. Nghiệm pháp valsava dương tính 100% ở độ 1 và độ 2 và 90,2% ở độ 3. Nhưng làm nghiệm pháp Valsava đều âm tính độ 4 thì 100% và 9,8% ở độ 3. KHUYẾN NGHỊ Xẹp nhĩ là do hậu quả của rối loạn chức năng vòi nhĩ mà nguyên nhân gây rối loạn chức năng vòi nhĩ thường do viêm nhiễm ở mũi họng: Viêm mũi xoang, viêm V.A, viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản...Vì vậy, cần phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh lý mũi họng để phòng biến chứng xẹp nhĩ gây hậu quả nghe kém hoặc tiến triển thành viêm tai giữa có cholesteatoma. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lương Hồng Châu (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của xẹp nhĩ”, Tạp chí NCKH Đại học Y Hà Nội, 67(2), tr.110-114. 2. Đào Trung Dũng (2007), "Đánh giá kết quả điều trị xẹp nhĩ", Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà nội. 3. Hoàng Vũ Giang (2003), "Tìm nhiểu đặc điểm lâm sàng và đánh giá chức năng tai giữa của xẹp nhĩ tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương" Luận văn thạc sĩ y hoc, Đại học Y Hà Nội. 4. Khiếu Hữu Thanh (2012), “Nghiên cứu chức năng tai giữa trong các giai đoạn của xẹp nhĩ qua thính lực và nhĩ lượng” Luận văn thạc sĩ y hoc, Đại học Y Hà Nội. 5. Bunne M, Falk B, Magnuson B (2000), "Variability of Eustachian tube funtion: comparision of ear with retraction disease and normal middle ears", Laryngoscope, 110 (1,2), pp. 5-10. 6. Elsheikh MN, Elsherief HS, and Elsherief SG(2006), “Cartilage tympanoplasty for management of tympanic membrane atelectasis: is ventilatory tube necessary”, Otol Neurotol, 27 (6), pp. 859-864. 7. Sade J, Berco E (1976), “Atelectasis and secretory otitis media”, Ann Otol Rhinol Laryngol, 85, pp.66-72. Nguyễn Lệ Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 134(04): 163 - 168 168 SUMMARY CLINICAL MANIFESTATIONS OF ATELECTASIS EXAMINED BY ENDOSCOPY AT COLLEGE OF MEDICINE AND PHARMACY - TNU Nguyen Le Thuy * et al College of Medicine and Pharmacy - TNU Objectives: Describe clinical manifestations of atelectasis by examined endoscopy. Subjects and Methods: Clinical oservations were made on 122 ears from 90 who had examined by ENT endoscopy for the diagnosis of atelectasis at the Thai nguyen university of medicine Hospital from 1/2014 to 10/2014. Results and Conclutions: That condition where the tympanic membrane is displaced toward the promomtory is termed atelectasis. Ninety patients (122 ears) showing various degrees of atelectasis graded from stage 1 to stage 4 were studied. The average age of study group 32,7. Ages are usually disease from 16 to 45 years old accounted for 62,5%, the lowest was 8 years old and the highest age was 67 years old. The proportion of women atelectasis are more than the corresponding rate for men was 56,7% and 43,3%. On a patient with an atelectasis Frequently one ear 58/90 (64.4%) have more than 2 ears atelectasis 32/90 (35,6%). Functional symptoms are the most common hearing loss and tinnitus proportionately is 87,8% and 79,7%. Earache least common (16,3%). 11,2% of patients have no symptoms functional ear. Physical symptoms: Rating total atelectasis 74,2% had more than 25,8% of focal atelectasis. Patients often examined in the late stage 3 and stage 4 about 92/122 ears accounted for 75,4% occupancy rate. The positive experience in legal valsava are 100% at stage 1 and stage 2 and 90.2% at stage 3. But the negative experience in legal valsava are 100% at stage 4 and 9,8% in stage 3. Keywords: Endoscopy, atelectasis, Valsava, degrees of atelectasis Ngày nhận bài:15/11/2014; Ngày phản biện:30/11/2014; Ngày duyệt đăng: 08/5/2015 Phản biện khoa học: TS. Trần Duy Ninh – Trường Đại học Y Dược - ĐHTN * Tel: 0989 893793

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_51663_55495_15420168129file26_4887_2046699.pdf
Tài liệu liên quan