Hình thái, kích thước của vi khuẩn
Vi khuẩn có hình thái và kích thước rất khác nhau tuỳ từng loài. Đa số các vi khuẩn có đường kính từ 0,2 – 2,0 μm, chiều dài từ 2,0
– 8,0 μm. Hình dạng chủ yếu của vi khuẩn là: hình cầu, que, dấu phẩy, hình xoắn, hình khối vuông, hình tam giác, hình sao
Mỗi tế bào vi khuẩn rất nhỏ và nhẹ. Ví dụ: trực khuẩn đại tràng (Escherichia coli) có kích thước 0,5 x 2,0 μm, 1 tỷ vi khuẩn này có khối lượng là 1 mg
11 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 7395 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình thái, kích thước của vi khuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hình thái, kích thước của vi khuẩn:
Vi khuẩn có hình thái và kích thước rất khác nhau tuỳ
từng loài. Đa số các vi
khuẩn có đường kính từ 0,2 – 2,0 µm, chiều dài từ 2,0
– 8,0 µm. Hình dạng chủ yếu
của vi khuẩn là: hình cầu, que, dấu phẩy, hình xoắn,
hình khối vuông, hình tam
giác, hình sao…
Mỗi tế bào vi khuẩn rất nhỏ và nhẹ. Ví dụ: trực khuẩn
đại tràng (Escherichia
coli) có kích thước 0,5 x 2,0 µm, 1 tỷ vi khuẩn này có
khối lượng là 1 mg.
Tuỳ theo hình thái bên ngoài người ta có thể chia vi
khuẩn thành 5 loại hình
khác nhau:
* Cầu khuẩn (Coccus): có kích thước từ 0,5 – 1,0 µm,
gồm những vi khuẩn
hình cầu, hình bầu dục (Lậu cầu khuẩn Neisseria
gonorrhoea), hình ngọn nến (Phế
cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae), hình hạt cà
phê.
* Trực khuẩn (Bacillus,Bacterium): có kích thước từ
0,5 – 1,0 x 1,0 – 4,0
µm, là những vi khuẩn có hình que.
* Cầu trực khuẩn (Cocco-bacillus): có kích thước từ
0,25 – 0,3 x 0,4 – 1,5
µm, gồm những vi khuẩn có hình dạng trung gian
giữa cầu khuẩn và trực khuẩn, có
hình bầu dục, hình trứng.
* Xoắn khuẩn (Spirillum): có kích thước từ 0,5 -3,0 x
5,0 – 40 µm, gồm
những vi khuẩn có hình xoắn,ví dụ:
- Spirochaeta/Borrelia: vòng xoắn thưa, không đều,
không quy tắc.
- Treponema: nhiều vòng xoắn sát nhau, cuộn đều
đặn, có quy tắc
(Treponema pallidum: xoắn khuẩn giang mai).
12
- Leptospira: vòng xoắn hơi sát '6Ehau, xếp lộn xộn.
* Phẩy khuẩn (Vibrio): gồm những vi khuẩn hình
que, uốn cong như dấu
phẩy.
2.Cấu tạo tế bào vi khuẩn:
a. Màng tế bào:
*Vỏ nhầy/Dịch nhầy (Capsule)-Giáp mô: Một số vi
khuẩn bên ngoài
được bao bọc bởi một lớp vỏ nhầy hay dịch nhầy. Đó
là một lớp vật chất dạng keo,
có độ dày bất định. Kích thước và thành phần hoá
học của lớp vỏ nhầy thay đổi tuỳ
từng loại vi khuẩn.
+ Chức năng:
- Góp phần bảo vệ tế bào vi khuẩn (bảo vệ tế bào vi
khuẩn tránh bị tổn
thương khi gặp khô hạn, giúp cho vi khuẩn đề kháng
mạnh hơn với những điều kiện
bất lợi, giúp vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào
của bạch cầu).
- Là nơi dự trữ thức ăn (khi thiếu thức ăn vi khuẩn có
thể sử dụng vỏ
nhầy như là nguồn dinh dưỡng).
- Là nơi tích luỹ một số sản phẩm trao đổi chất (vi
khuẩn sắt tích luỹ
Fe(OH)2, đây là sản phẩm sinh năng lượng của vi
khuẩn sắt).
- Giúp vi khuẩn bám vào bề mặt của giá thể.
+ Thành phần hoá học của vỏ nhầy:
Nước chiếm chủ yếu (98%). Phần còn lại là chất hữu
cơ với thành phần
chủ yếu là polysaccharit, ngoài ra còn có polypeptit,
protein.
*Thành tế bào (Cell – wall): Chiếm 25 – 30% khối
lượng khô của tế
bào.Thành tế bào có kích thước khác nhau tuỳ từng
loại vi khuẩn, đa số các vi
khuẩn Gram dương có kích thước lớn (14 – 18 nm),
vi khuẩn Gram âm có kích
thước nhỏ (khoảng 10 nm).
+ Chức năng của thành tế bào:
- Giữ cho tế bào có hình dạng ổn định.
- Bảo vệ tế bào vi khuẩn:
Giúp tế bào vi khuẩn đề kháng với các lực tác
động từ bên
ngoài,ví dụ: Vi khuẩn Gram dương chịu được áp suất
thẩm
thấu (Ptt) từ 15 – 20 atm, Gram âm chịu được 5 – 10
atm.
Cản trở sự xâm nhập của một số chất có hại vào tế
bào, ví
dụ: thành tế bào vi khuẩn Gram âm ngăn cản sự xâm
nhập
của các chất kháng sinh có khối lượng phân tử > 800.
- Cần thiết cho quá trình phân cắt bình thường của tế
bào.
- Có liên quan đến tính kháng nguyên, tính gây bệnh
của vi khuẩn:
Tính kháng nguyên: ở vi khuẩn Gram dương cấu
trúc
polyozit của glycopeptit đã quyết định tính đặc hiệu
về
miễn dịch của kháng nguyên; ở vi khuẩn Gram âm:
thành tế
bào tạo thành kháng nguyên O, đây là kháng nguyên
có tầm
quan trọng trong công tác chẩn đoán bệnh.
Thành tế bào sinh ra nội độc tố ở vi khuẩn Gram
âm.
13
+ Thành phần hoá học của thành tế bào: giữa vi
khuẩn Gram dương
và Gram âm có sự khác nhau rõ rệt:
Thành phần Tỷ lệ % đối với khối
lượng
khô của thành tế bào
VK
Gram dương Gram âm
-Peptidoglycan
(glycopeptit,
peptit,mucopeptit,
murein)
95 5 – 10
- Axit teichoic 5 0
- Lipit (Lipoit) 0 20
- Lipoprotein Không có hoặc rất ít 50
- Polysaccharit 0 20
Glycopeptit được tạo nên từ các chuỗi polysaccharit
nối với nhau bằng cầu
nối peptit, các chuỗi này được tạo nên từ nhiều loại
đường khác nhau gắn với các
đường amin (N-acetyl glucozamin, Galactozamin,
Axit-N-Acetylmuramic).
*Màng nguyên sinh chất: dày khoảng 4 – 5 nm.
+ Chức năng của màng nguyên sinh chất:
- Duy trì Ptt bình thường bên trong tế bào.
- Khống chế (Điều hoà) sự vận chuyển các chất dinh
dưỡng và các sản
phẩm trao đổi chất ra hay vào tế bào.
- Là nơi sinh tổng hợp các thành phần của tế bào.
- Là nơi tổng hợp nhiều loại enzim.
- Có nhiệm vụ trong sự phân chia tế bào cùng với
mezoxom.
+ Thành phần hoá học của màng nguyên sinh chất:
Màng này được
cấu tạo bởi 2 lớp photpholipit (chiếm 30 – 40% khối
lượng) và các protein nằm ở
phía trong, phía ngoài hay xuyên qua màng (chiếm
60 – 70% khối lượng). Sự phân
bố của photpholipit và protein khác nhau ở từng
vùng: có vùng nhiều, vùng ít, chính
vì thế đã tạo ra lỗ hổng trên màng nguyên sinh chất,
những lỗ hổng này có chứa một
loại protein đặc biệt gọi là permeaza.
Ngoài 2 thành phần chính là protein và photpholipit,
trên màng nguyên sinh
chất của vi khuẩn còn có 2 – 5% hydratcacbon, một
số ít chứa glycopeptit, một
lượng nhỏ protein.
b. Nguyên sinh chất (Cytoplasm)/Tế bào chất
(Protoplasm):
Nguyên sinh chất là thành phần chính của tế bào vi
khuẩn. Đây là một khối ở
trạng thái keo, chứa 80 – 90% nước, thành phần còn
lại chủ yếu là lipoprotein.
Nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn rất khác với
nguyên sinh chất của tế bào thực
vật. Trong tế bào thực vật, nguyên sinh chất có trung
thể (centrosome), ty thể
(mitochrondia), Riboxom, bộ máy Golgi, không bào
và lạp '68ăhể, có chuyển động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hình thái, kích thước của vi khuẩn-.pdf