Hiểu thế nào về dự báo chứng khoán?
Hiểu thế nào về dự báo chứng khoán?Dự đoán sự lên xuống của các chỉ số chứng khoán là một việc
luôn diễn ra trên TTCK. Bất kỳ ai tham gia TTCK đều có thể đưa
ra dự đoán dựa trên những cơ sở, lý lẽ của riêng mình.
Nhưng để có thể trở thành chuyên gia phân tích, dự đoán đúng
nghĩa, bằng cấp là không đủ, mà cần phải có kinh nghiệm, có khả
năng phán đoán với độ chính xác cao. Đây thật sự là đỉnh mà
không phải ai cố gắng cũng đạt được.
7 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiểu thế nào về dự báo chứng khoán?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiểu thế nào về dự báo
chứng khoán?
Dự đoán sự lên xuống của các chỉ số chứng khoán là một việc
luôn diễn ra trên TTCK. Bất kỳ ai tham gia TTCK đều có thể đưa
ra dự đoán dựa trên những cơ sở, lý lẽ của riêng mình.
Nhưng để có thể trở thành chuyên gia phân tích, dự đoán đúng
nghĩa, bằng cấp là không đủ, mà cần phải có kinh nghiệm, có khả
năng phán đoán với độ chính xác cao. Đây thật sự là đỉnh mà
không phải ai cố gắng cũng đạt được.
Đối với NĐT, việc tìm đến những bài phân tích, dự đoán của giới
phân tích cũng không thể đòi hỏi độ chuẩn xác đến 90%. Ngay cả
những người thành công nhất từ trước đến nay thì xác suất dự
đoán đúng cũng chỉ dao động 50 - 70%. Thường những người
này kết hợp được với chống rủi ro trong từng phi vụ nên họ
không bị thua lỗ. Vì vậy, đứng trước hàng tá thông tin dự đoán,
NĐT phải có sự chọn lọc.
Trong thời gian qua, TTCK chứng kiến nhiều dự báo chi tiết của
các chuyên gia và tổ chức chuyên nghiệp về đỉnh, đáy của Index.
Qua kinh nghiệm của bản thân, việc dự đoán sự thay đổi một xu
thế (tức là dừng lại hay những dấu hiệu của một xu thế mới) đã
khó lắm rồi, huống chi có thể đoán được mức đáy hoặc đỉnh của
từng xu thế.
Thêm nữa, trong quá trình đi xuống hay lên của một xu thế, giá
cổ phiếu thường phải chạm vào các ngưỡng cản (còn gọi là
ngưỡng kháng cự hay hỗ trợ). Tại các ngưỡng này, sẽ có một
cuộc đấu giá giữa bên mua và bên bán khá cân bằng, nên thị
trường thường chuyển động sang ngang.
Đây cũng được coi là thời điểm nhạy cảm, không thể biết trước
được phần thắng sẽ thuộc về người mua hay người bán. Như
vậy, việc dự đoán thị trường tăng hay giảm bao nhiêu điểm trong
thời gian từ 1 - 6 tháng là không khả thi. Lý do là bất cứ ngưỡng
hỗ trợ nào cũng có thể trở thành ngưỡng kháng cự và ngược lại.
Việc xác định các mức kháng cự và hỗ trợ rất khó, vì NĐT có thể
bán trước hoặc sau khi chạm các mức ngưỡng này, tùy thuộc
tâm lý chung và các thông tin trên thị trường thời điểm đó. Nếu
chỉ dựa vào những công cụ phân tích kỹ thuật mà đưa ra được
dự đoán chính xác thì đâu còn là TTCK nữa; NĐT sẽ không cần
phải chống rủi ro và TTCK sẽ mất đi sự hấp dẫn như nó vốn tự
có.
Những chuyển động trên TTCK luôn có những yếu tố bất ngờ
không tuân theo ý muốn chủ quan của một ai. Vì vậy, những
người không hiểu rõ và không có kiến thức cơ bản về phân tích
kỹ thuật, về quy luật cung - cầu thường bị bất ngờ trước những
biến động khôn lường trên thị trường.
Chuyên gia J.Pierpont Morgan đã nói: "TTCK là luôn bất thường,
nó sẽ lên trừ khi nó đi xuống và sẽ đi xuống trừ khi nó đi lên".
Chính vì vậy, việc xác định xu thế thị trường là rất quan trọng.
Hiểu được xu thế sẽ giúp NĐT xác định được các thời điểm mua
bán cổ phiếu, bất kể trong giao dịch ngắn hạn cũng như trong dài
hạn.
Khi các nhà phân tích đưa ra một ngưỡng nào đó (kháng cự, hỗ
trợ) hay đưa ra một mô hình nào đó đã được định dạng trên biều
đồ là muốn cảnh báo cho NĐT về một xu hướng sắp tới. Bản
thân NĐT cần có kiến thức cơ bản để hiểu mình sẽ quyết định
mua bán cổ phiếu ra sao trước những dự đoán này. Quyền quyết
định thuộc về NĐT, hành động theo một chiến lược đầu tư riêng
biệt của mỗi người.
Đơn cử, khi giới phân tích chỉ ra ngưỡng 500 điểm là ngưỡng
kháng cự của VN-Index trong quá trình lên giá thì NĐT nên hiểu
rằng tại ngưỡng này sẽ có thể xảy ra tình trạng như sau: thị
trường sẽ dừng lại do một nguồn cung lớn đang chờ chực (sẵn
sàng bán ra để giải tỏa thua lỗ). Khả năng sẽ chuyển động đi
ngang do cuộc đấu giữa người bán và người mua sẽ diễn ra.
Thắng, bại thuộc về bên nào là chưa thể dự đoán được, còn phải
chờ các mô hình sẽ được định dạng thế nào. Thông thường
trước những mức ngưỡng này, người ta thường phải bán ra một
lượng cổ phiếu lớn để chống rủi ro hoặc chưa vội mua vào cổ
phiếu khi chưa biết thị trường có vượt được qua mức 500 điểm
hay không.
Thực tế, chỉ số VN-Index đã quay đầu trước khi chạm ngưỡng
500 điểm (mức kháng cự). Dù các tổ chức đầu tư có nhập cuộc
mạnh mẽ đến đâu cũng không chịu được lượng cầu ồ ạt bán ra
tại mức ngưỡng này.
Ngay trong thời điểm khó khăn đó, thông tin về việc tăng giá xăng
dầu thêm 30% đã tạo một cú sốc về tâm lý khiến thị trường "ngã
nhào" như không còn lực nào chống đỡ. Thị trường vừa mới
phục hồi và đang hình thành một xu thế mới đã bị chững lại. Liệu
nó có thể dừng lại trong khoảng 366 - 380 điểm hay không, có lẽ
một lần nữa lại trông chờ vào các tổ chức đầu tư.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_the_nao_ve_du_bao_chung_khoan_7223.pdf