Hiệu quả kinh tế của một số dạng hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

+ Tỷ lệ thu nhập từ cây nông nghiệp trong các dạng hệ thống NLKH tại địa phương là khá lớn chiếm tỷ lệ từ 46,36% - 83,66% so với tổng thu nhập của hệ thống. Tiếp đó là chăn nuôi chiếm tỷ lệ thu nhập từ 34,61- 43,03%. Cuối cùng là thu nhập từ rừng chiếm tỷ lệ thấp nhất từ 7,87 - 23,71%. + Hiệu quả kinh tế trung bình của các dạng hệ thống theo chỉ tiêu tổng thu nhập: Cao nhất là RCheRg đạt 13.892.000 đồng/ha/năm; VAC đạt 13.074.000 đồng/ha/năm; RVAC 11.297.000 đồng/ha/năm. Sau đó là 2 dạng hệ thống RVCRg và RVACRg cho thu hiệu quả kinh tế ở mức trung bình, tổng thu nhập đạt 8.560.000 đ/ha/năm và 7.884.000 đ/ha/năm. Cuối cùng là dạng hệ thống RRg tổng thu nhập chỉ đạt 4.482.000 đ/ha/năm. + Dạng hệ thống được người dân đánh giá cho hiệu quả kinh tế cao nhất là RACRg với 43 điểm, tiếp theo là RVCRg với 41 điểm; RcheRg 40 điểm, 2 dạng hệ thống RRg và RVAC là 37 và 39 điểm. Thấp nhất là dạng hệ thống VAC với 34 điểm.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả kinh tế của một số dạng hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đàm Văn Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 9 – 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ DẠNG HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP (NLKH) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN Đàm Văn Vinh1*, Đặng Kim Vui1 1 Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Thông qua điều tra về hệ thống sinh thát nông nghiệp tại khu vực huyện Võ Nhai, kết quả nghiên cứu cho thấy: Các hệ thống đem lại tổng thu nhập cao nhất trên 1ha là RcheRg (Rừng – Chè- Ruộng) và hình thức VAC (Vườn-ao-chuồng) với tổng thu nhập là 13.892.000 và 13.074.000 VNĐ. Đứng sau hai loại hình đề cập ở trên là RVCRg và RVACRg với tổng thu nhập là 8.560.000 và 7.884.000 VNĐ. Hệ thống đem lại thu nhập thấp nhất là RRg 4.482.000 VNĐ. Hệ thống nhận được kết quả đánh giá cao nhất của nông dân tham gia vào cuộc điều tra này là RACRg với 43 điểm; tiếp đó là đến RVCRg (41 điểm), RcheRg (40 điểm), RVAC (39 điểm) và 2RRg (37 điểm). VAC nhận được số điểm đánh giá thấp nhất với 34 điểm. Từ khóa: ảnh hưởng kinh tế, hệ thống nông lâm kết hợp ∗ Võ Nhai là một huyện vùng núi cao của tỉnh Thái Nguyên có địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi và thung lũng đan xen nhau. Toàn huyện có tổng diện tích đất đai là: 84.510,41 ha. Trong đó đất nông nghiệp là: 6.325,0 ha chiếm tỷ lệ 7,48%; đất lâm nghiệp là: 55.469,41 ha chiếm tỷ lệ 65,64% [2]. Kể từ năm 1991 trở lại đây nhờ có sự đầu tư của Chính phủ thông qua các dự án 327, 661..., sự phối hợp tư vấn kỹ thuật của các tổ chức, các cơ quan nghiên cứu người dân Võ Nhai đã nh ận thức được vai trò của việc canh tác đất dốc. Đặc biệt là việc xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) trên đất dốc đã giúp nhiều hộ trong vùng vươn lên trở thành những hộ làm kinh tế giỏi, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi. Tuy nhiên sản xuất theo phương thức NLKH trên địa bàn huyện hiện vẫn còn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ∗ Đàm Văn Vinh: Tel: NR 02803753544, Khoa Lâm Nghiệp trường ĐH Nông Lâm – ĐH TN manh mún, năng suất cây trồng, vật nuôi nhìn chung còn thấp nên hiệu quả kinh tế chưa cao [5]. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Phương pháp điều tra thực địa - Chọn một số hệ thống NLKH mang tính đại diện trong khu vực theo địa hình, đ ất đai, thành phần kết hợp trong hệ thống... - Điều tra quan sát trực tiếp về thành phần loài cây trồng, vật nuôi, tỷ lệ kết hợp giữa các thành phần trong hệ thống... + Phương pháp PRA (Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân) [1] để thu thập các thông tin về đất đai, chi phí, thu nhập hàng năm của hệ thống. Tiêu chí đánh giá: Hệ thống nghiên cứu mang tính đại diện cho mỗi dạng hệ thống trong khu vực, tương đối dễ áp dụng, chi phí không quá cao. Đáp ứng được mục đích kinh doanh, được người d ân địa phương chấp nhận. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (TỪ 2007- 2008) Đàm Văn Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 9 – 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.1. Một số dạng hệ thống NLKH hiện có trên địa bàn huyện Võ Nhai Khi điều tra thực trạng về các hệ thống NLKH hiện có trên địa bàn huyện Võ Nhai [4] chúng tôi đã đưa ra k ết quả với địa hình, đ ịa thế đa dạng, hệ thống cây trồng, vật nu ôi tương đối đ a dạng cùng với những phong tục tập quán khác nhau, nên trong huyện hình thành 3 khu vực sinh thái có những đặc thù riêng với nhiều dạng hệ thống NLKH khác nhau, song chủ yếu tập trung vào 6 dạng hệ thống đang được người dân địa phương áp dụng phổ biến là: (1) VACRg (Vườn - ao - chuồng - ruộng); (2) RVAC (Rừng - vườn - ao - chuồng); (3) VAC (Vườn - ao - chuồng); (4) RCheRg (Rừng - chè- ruộng); (5) RRg (Rừng - ruộng); (6) RVCRg (Rừng - vườn - chuồng - ruộng). Kết quả tổng hợp từ điều tra khảo sát các hệ thống NLKH tại địa phương chúng tôi thống kê được thành phần các loài cây trồng, vật nuôi sau. Bảng 1. Thành phần cây trồng, vật nuôi trong các hệ thống NLKH Nhóm loài cây/con Loài cây trồng/vật nuôi Cây rừng tự nghiên Rừng thứ sinh gồm các loài cây ưa sáng Cây trồng lâm nghiệp Keo, mỡ, quế, bạch đàn, xoan, điền trúc, tre Bát độ... Cây ăn quả Vải, nhãn, hồng, na, bưởi, cam, mận, xoài, dứa... Cây công nghiệp Chè, lạc, đậu đỗ, mía Hệ thống cây lương thực Lúa, ngô, sắn, khoai Hệ thống cây rau Su hào, bắp cải, cải bẹ, hành, tỏi... Vật nuôi: Trâu, bò, lợn, gà vịt, ngan, dê... Cây thức ăn gia súc Cỏ voi Ao cá: Trắm cỏ, trôi ấn độ, rô phi lai, mè, trôi ta... (Nguồn: Tập hợp từ số liệu điều tra) Bảng 2. Cơ cấu thu nhập (%) từ các thành phần của mỗi dạng hệ thống/năm/ha Nguồn thu Loại hệ thống Cây ăn quả + cây chè (%) Lương thực thực phẩm (%) Tổng thu từ cây NN (%) Cây lâm nghiệp (%) Chăn nuôi (%) RVACRg 41.77 14.64 56,41 8.98 34.61 RVAC 48.57 7.24 55,81 7.87 36.32 VAC 49.83 7.14 57,07 0 43.03 RCheRg 57.28 27.38 83,66 15.34 0 RRg 0 76.29 76,29 23.71 0 RVCRg 38.33 8.03 46,36 12.11 41.53 (Nguồn: Tập hợp từ số liệu điều tra) Bảng 3. Tổng hợp hiệu quả kinh tế bình quân /ha/năm của các công thức sản xuất theo từng dạng hệ thống (ĐV: 1000 đồng) Đàm Văn Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 9 – 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chỉ tiêu Dạng HT RVA C Rg RVA C VAC RChè Rg RRg RVC Rg 1. Giá trị sản xuất Đơn vị Giá trị sản xuất/ ha 1000đ 10.65 9 13.96 8 16.25 9 18.39 3 6.39 9 11261 Giá trị sản xuất/ chi phí SX lần 3,40 3,69 4,22 3,42 3,26 3,23 Giá trị sản xuất/ ngày người LĐ 1000đ 33,74 37,94 43,37 38,88 28,0 7 38,01 2. Chi phí sản xuất Tổng chi phí SX/ ha 1000đ 3.122 3.781 3.884 5.385 1.96 2 3.477 Chi phí biến đổi/ ha 1000đ 2.525 2.920 3.185 4.502 1.49 5 2.906 Chi phí cố định/ ha 1000đ 597 860 699 884 467 776 3. Tổng thu nhập Tổng thu nhập/ ha 1000đ 7.884 11.29 7 13.07 4 13.89 2 4.88 2 8.560 Tổng thu nhập/ chi phí SX lần 2,48 2,99 3,39 2,58 2,47 2,45 Tổng thu nhập/ ngày người LĐ 1000đ 25,80 29,94 38,00 29,37 21,4 7 31,12 4. Thu nhập thuần Thu nhập thuần/ ha 1000đ 7.530 10.85 5 12.37 5 13.00 8 4.43 7 7.784 Thu nhập thuần/ chi phí SX lần 2,36 2,69 3,14 2,42 2.23 2,38 Thu nhập thuần/ ngày người LĐ 1000đ 23,79 27,63 36,16 27,48 19,3 8 25,90 5. Tổng số công LĐ ngày 314 368 338 472 222 299 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của các dạng HT) 3.2. Cơ cấu thu nhập của các thành phần trong hệ thống NLKH Mỗi dạng hệ thống khác nhau có nhiều công thức sản xuất khác nhau do việc phối kết hợp các thành phần cây trồng, vật nuôi có sự khác nhau, vì vậy mà cơ cấu thu nhập từ mỗi thành phần của các dạng hệ thống cũng khác nhau. Để thấy rõ vai trò của các thành phần trong hệ thống NLKH đối với hiệu quả kinh tế của từng Đàm Văn Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 9 – 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên dạng hệ thống chúng tôi tính toán tỷ lệ thu nhập từ các thành phần. Kết quả trên cho thấy tỷ lệ thu nhập từ cây nông nghiệp trong các dạng hệ thống NLKH tại địa phương là khá lớn. Trong tất cả các hệ thống, cây nông nghiệp cho tỷ lệ thu nhập thấp nhất là dạng hệ thống RVCRg thì cũng đã lên t ới gần một nửa tổng thu nhập của cả hệ thống (46,36%). Tất cả các dạng hệ thống còn lại đều cho tỷ lệ thu nhập khá cao từ 55,81% - 83,66% so với tổng thu nhập của hệ thống. Kết quả nghiên cứu này khẳng định vai trò kinh tế của các thành phần cây nông nghiệp trong các dạng hệ thống NLKH là rất lớn, đặc biệt là các hệ thống có chè thì thu nhập lại càng cao, bởi cây chè ở thời điểm hiện tại đang được giá. Tiếp đó là chăn nuôi chiếm tỷ lệ thu nhập từ 34,61- 43,03%. Cuối cùng là thu nhập từ rừng chiếm tỷ lệ thấp trong các dạng hệ thống chỉ chiếm từ 7,87 - 23,71%. 3.3. Hiệu quả kinh tế của mỗi dạng hệ thống NLKH huyện Võ Nhai Mỗi dạng hệ thống có thành phần cây trồng, vật nuôi khác nhau, với những công thức sản xuất khác nhau, vì vậy mà hiệu quả kinh tế của mỗi dạng hệ thống cũng khác nhau [3]. Để dễ dàng nhận thấy hiệu quả kinh tế trung bình của các dạng hệ thống trong huyện Võ Nhai hiện nay chúng tôi tổng hợp kết quả ở bảng 03.3. Kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy hiệu quả kinh tế trung bình của các dạng hệ thống có sự khác nhau khá rõ. Dạng hệ thống cho hiệu quả kinh tế cao nhất là: RcheRg cho tổng thu nhập trung bình đ ạt 13.892.000 đ/ha/năm. Do trong dạng hệ thống này cây chè là cây chủ lực của địa phương, vài năm gần đây sản phẩm chè khô của huyện Võ Nhai đang có chất lượng tốt lên và bán được giá nên cho thu nhập cao, tuy nhiên tổng chi phí của dạng hệ thống này cũng khá l ớn lên tới 5.385.000 đ/ha/năm. Tiếp đến là dạng hệ thống VAC cũng cho thu hiệu quả kinh tế khá cao. Tổng thu nhập đạt 13.074.000 đ/ha/năm. Do trong dạng hệ thống này thu nhập chủ yếu là từ chăn nuôi và cây ăn quả, không có thành phần rừng là một trong những thành phần làm cho tổng thu nhập bình quân/ha/năm c ủa các dạng hệ thống giảm đi. Tiếp theo là dạng hệ thống RVAC cũng cho thu hiệu quả kinh tế tương đối cao. Tổng thu nhập đạt 11.297.000 đ/ha/năm. Do trong dạng hệ thống này thu nhập từ nhiều thành phần, trong đ ó có cả chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi cá. Tiếp đến là 2 dạng hệ thống RVCRg và RVACRg cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình. Tổng thu nhập đạt 8.560.000 đ/ha/năm và 7.884.000 đ/ha/năm. Do trong dạng hệ thống này thu nhập từ nhiều thành phần, trong đ ó có cả rừng, cây ăn quả, cây màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi cá. Cuối cùng là dạng hệ thống RRg cho hiệu quả kinh tế thấp nhất. Tổng thu nhập chỉ đạt 4.482.000 đ/ha/năm. Do trong dạng hệ thống này thu nhập chỉ có 2 thành phần là rừng và lúa, ngô hoặc cây màu. Như vậy hiệu quả kinh tế của các dạng hệ thống phụ thuộc chặt chẽ vào thành phần cây trồng, vật nuôi của hệ thống. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể áp dụng dạng hệ thống có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất NLKH mà phải tuỳ vào từng điều kiện cụ thể. 3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các dạng hệ thống NLKH có sự tham gia Để tham khảo ý kiến của các chủ hệ thống những người đã có nhiều trải nghiệm trong sản xuất nhằm khảng định lại những kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cũng như hướng gợi mở giúp các hộ lựa chọn các dạng hệ thống phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Chúng tôi đã cùng chia sẻ và đánh giá hiệu quả kinh tế của các dạng hệ thống theo một số tiêu Đàm Văn Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 9 – 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên chí. Dạng hệ thống được đánh giá cho hiệu quả kinh tế cao nhất là RACRg với 43 điểm, tiếp theo là RVCRg với 41 điểm và RCheRg 4 0 điểm, 2 dạng hệ thống RRg và RVAC là 37 và 39 điểm. Thấp nhất là dạng hệ thống VAC với 34 điểm. Kết quả đánh giá trên cho thấy người dân địa phương đã r ất am hiểu và có nhiều kinh nghiệm trong quá trình canh tác quản lý hệ thống về mặt thu chi. Họ đánh giá không chỉ về mặt lợi nhuận/ha/năm mà còn đánh giá v ề các mặt khác như mức độ rủi ro, vốn đầu tư, sự tiêu thụ của sản phẩm... 3.5. Hiệu quả kinh tế của một số hệ thống cây trồng nông nghiệp trong hệ thống NLKH huyện Võ Nhai Đối với các cây nông nghiệp như ngô, sắn, đậu, lạc, mía, chè... do trong quá trình canh tác: gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch... đất đai thường bị cày xới nhiều. Mặt khác những cây này có tán lá mỏng, thân yếu nên khi canh tác trên đất dốc đất đai bị xói mòn, rửa trôi làm độ phì của đất giảm, năng suất cây trồng giảm, nếu được kết hợp với cây lâu năm và cây rừng sẽ có hiệu quả kinh tế cũng như môi trường rất rõ nét. Chúng tôi đánh giá hiệu quả kinh tế một số cây trồng nông nghiệp trong các hệ thống NLKH và cây trồng độc canh trên đất dốc có các điều kiện về địa hình, đ ất đai, chăm sóc... tương đối đồng nhất làm cơ sở so sánh. Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của các dạng hệ thống NLKH có sự tham gia Dạng HT Tiêu chí RVAC Rg RVAC RVC Rg RChe Rg VAC RRg Đầu tư ít 8 7 9 7 6 10 Sản phẩm dễ bán 8 7 8 8 7 7 Mức độ rủi ro thấp 10 8 9 8 5 7 Thu nhập ổn định 9 8 8 9 7 8 Hiệu quả kinh tế cao 8 9 7 8 9 5 Tổng điểm 43 39 41 40 34 37 (Nguồn: Tập hợp từ số liệu RRA và PRA) Bảng 5. Hiệu quả kinh tế một số cây trồng nông nghiệp chính trong hệ thống NLKH (Đơn vị tính: 1000 đồng/ha/năm) Loài cây Tổng chi Tổng thu Lãi So sánh Lãi (Tăng +, giảm -) NLKH Độc canh NLKH Độc canh NLKH Độc canh Ngô cả 2 vụ 9.090 9.090 16.640 16.050 7.550 6.960 + 590 Ngô xuân 4.545 4.545 9.278 8.957 4.733 4.407 + 326 Đàm Văn Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 9 – 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mía 7.700 7.700 11.038 11.350 3.338 3.650 - 312 Sắn 4.252 4.252 7.721 7.650 3.419 3.398 + 21 Đậu tương 7.075 7.075 14.750 14.426 7.675 7.351 + 324 Chè 8.102 8.102 18.500 17.128 10.398 9.026 + 1.372 (Nguồn: Tập hợp từ số liệu điều tra) Từ bảng 5 cho thấy phần lớn hiệu quả kinh tế của cây nông nghiệp trồng trong hệ thống NLKH phần lớn đều cao hơn so với cây trồng độc canh. Trong đó cây chè cho hiệu quả kinh tế tăng nhiều nhất 1.372.000 đồng/ha/năm, cây ngô và đậu tương cũng tăng 326.000 đồng/ha/năm và 324.000 đồng/ha/năm. Cây sắn thì gần như không có biểu hiện tăng giảm, chỉ tăng rất ít (21.000 đồng/ha/năm). Duy chỉ có cây mía khi trồng kết hợp trong hệ thống thì hiệu quả kinh tế giảm tương đối rõ nét (312.000đồng/ha/năm). Rõ ràng NLKH đã không những tận dụng đất đai mà còn làm tăng năng suất cây trồng nông nghiệp. Tuy nhiên không phải bất kỳ cây nông nghiệp nào chúng ta cũng k ết hợp được với cây lâu năm trong hệ thống NLKH. 4. KẾT LUẬN + Tỷ lệ thu nhập từ cây nông nghiệp trong các dạng hệ thống NLKH tại địa phương là khá lớn chiếm tỷ lệ từ 46,36% - 83,66% so với tổng thu nhập của hệ thống. Tiếp đó là chăn nuôi chiếm tỷ lệ thu nhập từ 34,61- 43,03%. Cuối cùng là thu nhập từ rừng chiếm tỷ lệ thấp nhất từ 7,87 - 23,71%. + Hiệu quả kinh tế trung bình của các dạng hệ thống theo chỉ tiêu tổng thu nhập: Cao nhất là RCheRg đạt 13.892.000 đồng/ha/năm; VAC đạt 13.074.000 đồng/ha/năm; RVAC 11.297.000 đồng/ha/năm. Sau đó là 2 dạng hệ thống RVCRg và RVACRg cho thu hiệu quả kinh tế ở mức trung bình, tổng thu nhập đạt 8.560.000 đ/ha/năm và 7.884.000 đ/ha/năm. Cuối cùng là dạng hệ thống RRg tổng thu nhập chỉ đạt 4.482.000 đ/ha/năm. + Dạng hệ thống được người dân đánh giá cho hiệu quả kinh tế cao nhất là RACRg với 43 điểm, tiếp theo là RVCRg với 41 điểm; RcheRg 40 điểm, 2 dạng hệ thống RRg và RVAC là 37 và 39 điểm. Thấp nhất là dạng hệ thống VAC với 34 điểm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chambers R. (1994), “Participatory Rural Atrraisal (PRA) challenges, potentials, and paradigm” World development, Vol. 22, No.10. pp 1437- 1454. [2]. Phòng Nông nghiệp Võ Nhai (2005), Số liệu thống kê nông nghiệp huyện Võ Nhai 2005. [3]. Đàm Văn Vinh (2004), “Hiệu quả kinh tế của một số mô hình nông lâm kết hợp trên địa bàn huyện Phú Lương, Tỉnh thái Nguyên”. Tạp chí KH&CN, Đại học Thái Nguyên, số 1, tr 66 - 68, Đại học Thái Nguyên. [4]. Đàm Văn Vinh (2005), "Thực trạng phát triển Nông - lâm kết hợp tại Võ Nhai Thái Nguyên". Tạp chí KH&CN Đại học Thái Nguyên, số 3. tr 109 -115. [5]. Đặng Kim Vui, Đàm Văn Vinh, Đỗ Hoàng Sơn (2004), "Thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật cải tiến các mô hình nông - lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên". Báo cáo kết quả nghiên cứu KH đề tài cấp Bộ. Đàm Văn Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 9 – 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên SUMMARY ECONOMIC EFFECT OF AGROFORESTRY SYSTEMS IN VO NHAI DISTRICT, THAI NGUYEN Dam Van Vinh1*, Dang Kim Vui1 1 College of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University ∗ ∗ Đam Van Vinh: By doing survey of the current agroforestry systems in the eological areas of Vo Nhai district, the research results showed that: The system types which have highest gross income per ha are RcheRg ( forest – tea- paddy field) and VAC ( garden- pond – cattle), the gross incomes are 13.892.000 and 13.074.000 VND respectively. Following the two types mentioned are RVCRg and RVACRg whose incomes are 8.560.000 and 7.884.000 VND respectively. The lowest one is RRg with the income of 4.482.000 VND. The system type which received highest score from farmers who participated in the survey is the RACRg system (43 points ). The following systems received evaluation in recessive order: RVCRg (41 points), RcheRg (40 points), RVAC (39 points) and 2RRg (37 points) The system which received lowest evaluation is the VAC with 34 points. Key words: economical effect, agroforestry systems. Tel:CQ:02803851427; NR: 02803753544 College of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_cua_mot_so_dang_he_thong_nong_lam_ket_hop_n.pdf
Tài liệu liên quan