Bổ sung các chế phẩm axít hữu cơ Adimix Butyrate và Ultracid Lac Dry vào thức ăn cho lợn
con cai sữa đến 60 ngày tuổi cho hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn cao hơn khi sử dụng kháng
sinh Colistine 10% với mức bổ sung 0,1%
Sử dụng chế phẩm axít hữu cơ 0,1% Adimix Butyrate bổ sung vào thức ăn nuôi lợn con sau
cai sữa đến 60 ngày tuổi cho kết quả tốt nhất, so với bổ sung 0,1% kháng sinh Colistine 10%:
Đã cải thiện rõ rệt pH dạ dày lợn con (đạt 3,37), giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ
thể 11,4%, nâng cao tốc độ sinh trưởng 8,3%, tăng thu nhập/1 đầu lợn con giống 13,21%
(65.435, 0 đồng).
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axít hữu cơ Ultracid Lac Dry và Adimix butyrate trong thức ăn cho lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẠM DUY PHẨM –Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit hữu cơ ...
1
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM AXÍT HỮU CƠ ULTRACID
LAC DRY VÀ ADIMIX BUTYRATE TRONG THỨC ĂN CHO LỢN CON
SAU CAI SỮA ĐẾN 60 NGÀY TUỔI
Phạm Duy Phẩm*
Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội
*Tác giả liên hệ: Phạm Duy Phẩm
Tel: 04.8.383.835 / 0989.068.825; Fax: (04) 7.410.025; Email: phamduynl@yahoo.com
ABSTRACT
Effects of supplementing weaning pig diets with Ultracid Lac Dry and Adimix butyrate on growth
performance as alternatives to antibiotic growth promoters
An experiment of supplementing Ultracid-Lac Dry and Adimix Butyrate for weaning piglets was conducted at
Thuy Phuong pig Rearsch center.The objective of the experiment was to evaluate whether addition Ultracid Lac
Dry (content of 47% lactic acid and 5% formic acid) and Adimix Butyrate (98% Sodium Butyrate) to feed
piglets could replace antibiotic as promoter in post weaning to 60 days old. Total of 320 weaned piglets was
divided into four groups of 20 piglets (6,22 - 6,32 kg LW) by Completely Randomized design with 4 replicates:
Control group added 0,1% Colistine 10% to the feed; group M1 added 0,2% Ultracid lac dry; group M2 added
0,1% Adimix Butyrate; group M3 added 0,1% Ultracid Lac Dry and 0,05% Adimix Butyrate.The pH of gastro-
intestinal content, daily feed intake, feed conversion rate (FCR) and average daily gain (ADG) was recorded.
The results showed that: Adimix Butyrate supplementation 0,1% in the feed decreased pH of gastro content to
3.37, increased ADG (8.3%), decreased FCR (11,4%) and increased profit of production 13.21% (65,435 VN
dong/herd)
Keywords: Ultracid Lac Dry; feed piglets; feed conversion rate; average daily gain.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hơn 50 năm qua, nhiều loại kháng sinh đã được sử dụng như là chất kích thích sinh
trưởng trong chăn nuôi phổ biến trên thế giới. Việc bổ sung kháng sinh với liều thấp được xác
nhận là đã cải thiện được các chỉ tiêu: lượng thức ăn thu nhận, tăng khối lượng/ngày từ
(4-15%, Swine Reseach Report, trích theo Morz (2003), hệ số chuyển hoá thức ăn là 2-6%,
Morz, (2005). Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có nhiều tài liệu đề cập đến việc sử
dụng kháng sinh trong chăn nuôi và các cảnh báo về nguy cơ an toàn thực phẩm, khả năng
kháng kháng sinh của vi sinh vật đối với con người và vật nuôi.
Trước những tác động xấu của kháng sinh, thế giới đã và đang từng bước bãi bỏ, nghiêm
cấm việc sử dụng kháng sinh bổ sung trong thức ăn cho gia súc nói chung và cho lợn nói
riêng. Ở Việt Nam, việc cấm sử dụng kháng sinh bổ sung trong thức ăn đã và đang từng
bước được quan tâm
Để chuẩn bị cho việc này, vào những năm 90 của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã tập trung
nghiên cứu tìm các giải pháp thay thế kháng sinh bổ sung trong thức ăn. Các giải pháp
được nghiên cứu là sử dụng probiotic, prebiotic, enzyme, axít hữu cơ Theo xu hướng
chung của thế giới cùng với tiến trình ra nhập WTO, việc hạn chế và tiến tới hoàn toàn
không sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ở nước ta là một xu thế tất yếu. Những
nghiên cứu tìm ra các chất có thể thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi là cần thiết
và cấp bách. Đáp ứng với yêu cầu đó, axít hữu cơ đang được quan tâm nghiên cứu như là
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 14-Tháng 10-2008
2
nguồn thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi do có những đặc tính ưu việt: (1) an
toàn đối với vật nuôi và con người; (2) ức chế được vi khuẩn gây bệnh và tăng cường khả
năng miễn dịch cho gia súc; (3) Cải thiện được các chức năng tiêu hoá; (4) không tồn dư
và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hai chế phẩm axít hữu cơ: Ultracid Lac Dry và Adimix Butyrate do Inve – Hà Lan sản xuất đã
được khuyến cáo là mang lại hiệu quả kinh tế cao và có ý nghĩa vô cung to lớn trong việc thay
thế kháng sinh. Để khẳng định khả năng thay thế kháng sinh của 2 chế phẩm này trong điều
kiện chăn nuôi trang trại ở Việt Nam, việc nghiên cứu “Xác định hiệu quả của việc bổ sung
chế phẩm axít hữu cơ Ultracid Lac Dry và Adimix Butyrate trong thức ăn cho lợn con sau cai
sữa đến 60 ngày tuổi” là cần thiết và đúng hướng.
Mục tiêu của đề tài
Đánh giá khả năng thay thế kháng sinh như là chất kích thích sinh trưởng của 2 chế phẩm
axít hữu Ultracid Lac Dry và Adimix Butyrate trong chăn nuôi lợn con giai đoạn sau cai
sữa đến 60 ngày tuổi qui mô trang trại trong điều kiện chăn nuôi Việt Nam.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Tổng số 320 lợn thương phẩm 4 giống: 160 đực thiến và 160 cái, có khối lượng cơ thể
6,2 - 6,5 kg/con (gồm các dòng L11, L06, L19 và L64 của PIC) 21 ngày tuổi, được chia làm 4
nhóm theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn (Completely Randomized Design).
Adimix Butyrate có 98% Sodium Butyrate do công ty Inve – Hà Lan sản xuất.
Ultracid Lac Dry có 47% axít lactic và 5% axít formic do công ty Inve – Hà Lan sản xuất.
Thức ăn cho lợn sau cai sữa dạng viên có giá trị dinh dưỡng: Pr thô 21,44%; Lysine 1,25%;
ME 3250 Kcal /kg được sản xuất tại Công ty thức ăn chăn nuôi Hà Lan - Phố Nối – Hưng Yên
Nội dung nghiên cứu
Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung Adimix Butyrate và Ultracid Lac Dry đối với pH
đường tiêu hoá của lợn
Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung Adimix Butyrate và Ultracid Lac Dry đối với khả năng
phòng bệnh tiêu chảy của lợn
Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung Adimix Butyrate và Ultracid Lac Dry đối với khả năng
thu nhận thức ăn (feed intake) và hệ số chuyển hoá thức ăn của lợn (FCR)
Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung Adimix Butyrate và Ultracid Lac Dry đối với khả năng
tăng trưởng của lợn (ADG)
Xác định hiệu quả kinh tế của việc bổ sung Adimix Butyrate và Ultracid Lac Dry
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế thí nghiệm
320 lợn con thương phẩm 21 ngày tuổi được chia thành 4 nhóm theo phương pháp ngẫu nhiên
hoàn toàn (Completely Randomized design), với 4 lần lặp lại (20 con/lần lặp lại):
PHẠM DUY PHẨM –Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit hữu cơ ...
3
Bảng 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Công thức thí nghiệm Chỉ tiêu
ĐC M1 M2 M3
n (con) 80 80 80 80
Số lần lặp (lần) 4 4 4 4
Số con/lần lặp lại (con) 20 20 20 20
Khẩu phần thí nghiệm
KPCS (có bổ
sung 0,1%
Colistine
10%)
KPCS (không
có Colistine)
+ 0,2%
Ultracid lac
dry
KPCS (không
có Colistine)
+ 0,1%
Adimix
Butyrate
KPCS (không
có Colistine) +
0,1% Ultracid
Lac Dry và
0,05% Adimix
Butyrate
Thời gian TN/lần lặp lại
(ngày) 39 39 39 39
Toàn bộ các nhóm được sử dụng máng ăn bán tự động, phương thức cho ăn tự do, nuôi trên
chuồng sàn nhựa có núm uống tự động. Toàn bộ lợn của các lô thí nghiệm được chăm sóc và
nuôi dưỡng theo qui trình nuôi dưỡng và chăm sóc của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy
Phương-Viện Chăn Nuôi. Phương thức bổ sung các chế phẩm axít hữu cơ: trộn vào thức ăn
theo tỷ lệ như bố trí thí nghiệm trên.
Phương pháp xác định các chỉ tiêu
Xác định khả năng thu nhận, chuyển hoá thức ăn và Khả năng tăng trưởng xác định theo các
phương pháp thông thường.
Xác định độ pH chất chứa tại 26, 36 và 46 ngày tuổi và Các mẫu chất chứa của dạ dày, tá
tràng và hồi tràng được gửi đến Bộ môn Thức ăn - Vi sinh - Đồng cỏ, khoa Chăn Nuôi Thú y
Đại Học Nông Nghiệp 1 để xác định pH bằng máy đo pH (pH metter 330 – WTN, (Đức).
Thời gian xác định pH không muộn quá 2 giờ kể từ khi lấy mẫu.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương -
Viện Chăn nuôi
Thời gian thực hiện: từ tháng 6 năm 2005 đến tháng 6 năm 2006.
Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học: phân tích phương sai
(ANOVA) bằng phần mềm Minitab version 14.0 for Window 2000, sử dụng mô hình thống kê
tuyến tính tổng quát (GLM)
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của việc bổ sung Adimix Butyrate và Ultracid Lac Dry trong thức ăn đến
pH chất chứa đường tiêu hoá của lợn con từ cai sữa - 60 ngày tuổi.
Ảnh hưởng của bổ sung Adimix Butyrate và Ultracid Lac Dry trình bày ở Bảng 1
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 14-Tháng 10-2008
4
Bảng 1. Trung bình giá trị pH chất chứa ở các vị trí của các lô thí nghiệm
Dạ dày (n = 9) Tá tràng (n = 9) Hồi tràng (n = 9) Lô Tn Mean SE Mean SE Mean SE
ĐC 4,33a 0.09 5,43 0,09 6,57 0,07
M1 4,23a 0,09 5,33 0,09 6,60 0,06
M2 3,37b 0,07 5,27 0,09 6,50 0,09
M3 4,33a 0,09 5.37 0,11 6,53 0,03
a ≠ b với p<0,001
pH dạ dày
Kết quả thí nghiệm cho thấy pH ở lô M2 thấp nhất (đạt 3,37), thấp hơn 0,96 so với lô ĐC
(p<0,001); 0,86 so với lô M1 (p<0,001) và thấp hơn 0,96 so với lô M3 (p<0,001). Trong khi
đó lại không thấy có khác biệt rõ giữa các lô M1, M3 với lô ĐC (P>0,05).
pH tá tràng
Ở các lô tại các thời điểm đều có độ pH cao hơn ở dạ dày và không thấy có sự khác nhau
nhiều giữa các lô.
pH hồi tràng
Ở hồi tràng, pH của các lô có khuynh hướng không khác nhiều so với tá tràng. Giữa các lô,
pH cũng không khác nhau nhiều (p>0,05). Ở lô ĐC pH là 6,57. Tương ứng ở các lô M1; M2
và M3 là: 6,60; 6,50 và 6,53. Đây cũng là giá trị pH ở hồi tràng trong điều kiện bình thường
Như vậy, bổ sung hai chế phẩm axít hữu cơ Ultracid Lac Dry và Adimix Butyrate trong thức
ăn với ba mức bổ sung ở các lô thí nghiệm chỉ có mức bổ sung 0,1% Adimix Butyrate có tác
dụng cải thiện tốt độ pH trong dạ dày nhưng không cải thiện nhiều được pH tá tràng và hồi
tràng. các lô bổ sung 0,2% Ultracid Lac Dry và 0,05% Adimix Butyrate kết hợp với 0,1%
Ultracid Lac Dry không có tác dụng rõ trong việc cải thiện pH của dạ dày, tá tràng và hồi
tràng. Nguyên nhân, có thể do mức bổ sung còn thấp, chưa phù hợp. Kết quả này chưa phù
hợp với kết quả của Jensen, (1998). Theo Jensen (1998) khi bổ sung Axít lactic đã cho tính
chắc chắn trong tác dụng giảm pH dạ dày và số lượng vi khuẩn E.coli
Ảnh hưởng của việc bổ sung Ultracid Lac Dry và Adimix Butyrate trong thức ăn đến
khả năng phòng bệnh tiêu chảy của lợn con từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi
Bảng 2. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con
Chỉ tiêu theo dõi ĐC M1 M2 M3
n (con) 60 60 60 60
Số con mắc bệnh (con) 12 10 10 6
Tỷ lệ mắc bệnh (%) 20 17 17 10
Ngày bắt đầu mắc bệnh - tính từ khi
bắt đầu thí nghiệm, (ngày) 2 1 1 1
TB số ngày điều trị/con (ngày) 2,5 2,4 2,3 2,5
Số thuốc điều trị tiêu chảy
(ml Enrovet 5%) 84 61 60,5 54
Tỷ lệ nuôi sống (%) 100 100 100 100
PHẠM DUY PHẨM –Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit hữu cơ ...
5
Qua 3 lần lặp, ở lô ĐC có số lợn con mắc tiêu chảy nhiều nhất là 12 con (chiếm 20%), trong
đó mỗi lần lặp lại đều có 4 con tiêu chảy. Lô M3 có số lợn con mắc tiêu chảy ít nhất với 6 con
(chiếm 10%), mỗi lần có 2 con bị bệnh. Các lô M1 và M2 đều có tổng số 10 lợn con mắc tiêu
chảy (chiếm 17%) sau 3 lần thí nghiệm. Mặc dù có sự khác nhau về số lợn con mắc tiêu chảy
ở các lô trong từng lần lặp lại nhưng sự khác biệt này không rõ ràng. Ngày bắt đầu mắc bệnh
ở lô đối chứng là ngày thứ hai, trong khi đó ở các lô thí nghiệm lợn mắc bệnh ngay từ ngày
đầu thí nghiệm. Số ngày điều trị giữa các lô không có sự khác biệt. Lượng thuốc điều trị bệnh
tiêu chảy cho lợn tỷ lệ thuận với số con mắc bệnh ở các lô.
Các kết quả trên cho thấy, việc bổ sung chế phẩm axít hữu cơ Ultracid Lac Dry và Adimix
Butyrate trong thức ăn đã cho kết quả trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy (ở chỉ tiêu tỷ lệ
mắc bệnh tiêu chảy) cho lợn con giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi tương đương với bổ
sung kháng sinh Colistine.
Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm axít hữu cơ Ultracid Lac Dry và Adimix Butyrate
trong thức ăn đến khả năng thu nhận (feed intake) và chuyển hoá thức ăn của lợn con từ
sau cai sữa đến 60 ngày tuổi.
Bảng 3. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày (feed intake) và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng (FCR) của lợn con từ cai sữa đến 60 tuổi
Chỉ tiêu theo dõi ĐC M1 M2 M3
n (con) 60 60 60 60
Số ngày theo dõi (ngày) 39 39 39 39
Lượng thức ăn thu nhận
hàng ngày (kg)
0,52
±0,01
0,53
±0,02
0,51
±0,01
0,52
±0,01
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể
(kg tă/kg tăng khối lượng)
1,41a
± 0,03
1,34b
± 0,01
1,27c
± 0,02
1,33b
± 0,01
a ≠ b với p<0,01; a ≠ c với p<0,001
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày giữa các lô thí nghiệm và lô
đối chứng không có sự khác biệt (P>0,05). Thu nhận thức ăn hàng ngày trung bình ở lô ĐC là
0,52 kg/con/ngày, các lô thí nghiệm M1, M2 và M3 có thu nhận thức ăn hàng ngày tương ứng
là 0,53; 0,51 và 0,52 kg/con/ngày. Điều này chứng tỏ việc bổ sung chế phẩm axít hữu cơ
Ultracid Lac Dry và Adimix Butyrate trong thức ăn đã không ảnh hưởng đến khả năng thu
nhận thức ăn của lợn con trong giai đoạn sau cai sữa đến 60 ngày tuổi và không có sự khác
biệt so với thức ăn có bổ sung kháng sinh Colistine.
Tuy nhiên, hiệu quả chuyển hoá thức ăn thì lại có sự khác biệt rõ rệt giữa các lô thí nghiệm và
lô ĐC (P<0,01 ), thậm chí giữa các lô thí nghiệm cũng có sự sai khác. Ở lô ĐC có chỉ số tiêu
tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 1,41 trong khi đó ở các lô M1, M2, M3 tương ứng là: 1,34;
1,27; 1,33 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Như vậy chỉ số FCR của lô ĐC cao hơn lô M1 0,07
(p <0,01); lô M2: 0,14 (p<0,001); M3: 0,08 (p<0,01). Nếu tính theo tỷ lệ % thì bổ sung hai
chế phẩm axít hữu cơ trên đã giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể so với thức ăn
bổ sung kháng sinh Colistine tương ứng ở các lô thí nghiệm M1, M2, M3 là: 5,0%; 9,93%;
5,67%.
Đây thực sự là một kết quả rất tốt, đáp ứng được mục đích nghiên cứu của đề tài. Khi thay thế
kháng sinh bằng các chế phẩm axít hữu cơ đã làm giảm chi phí thức ăn - chuyển hoá thức ăn
được nâng cao. Kết quả này cho thấy: Sử dụng chế phẩm axít hữu cơ Ultracid Lac Dry và
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 14-Tháng 10-2008
6
Adimix Butyrate sẽ góp phần giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi lợn, giảm giá thành sản
phẩm.
Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm axít hữu cơ Ultracid Lac Dry và Adimix Butyrate
đối với khả năng tăng trưởng của lợn con giai đoạn từ sau cai sữa – 60 ngày tuổi
Khối lượng lợn con khi bắt đầu thí nghiệm (lúc 21 ngày) trung bình từ 6,22 – 6,32 và không
có sự khác nhau giữa các lô thí nghiệm (M1, M2, M3) và lô đối chứng (ĐC) (P>0,05).
Bảng 4: Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm axít hữu cơ Ultracid Lac Dry và Adimix
Butyrate đến tốc độ tăng trưởng của lợn từ cai sữa đến 60 ngày tuổi
Các chỉ tiêu theo dõi ĐC M1 M2 M3
n (con) 60 60 60 60
Khối lượng bắt đầu TN (kg/con) 6,22 ± 0,07 6,24 ± 0,06 6,27 ± 0,08 6,32 ± 0,06
Số ngày thí nghiệm (ngày) 39 39 39 39
Khối lượng kết thúc TN (kg/con) 20,74 ± 0,20 21,61 ± 0,17 22,00 ± 0,23 21,59 ± 0,25
Tăng khối lượng/ngày – ADG
(g/con/ngày) 372
a ± 5 394b ± 4 403b ± 7 391b ± 6
a ≠ b với p<0,05
Tuy nhiên, khi kết thúc thí nghiệm ở 60 ngày tuổi, khối lượng lợn con đã có sự sai khác giữa
các lô thí nghiệm và lô đối chứng. Lợn con ở lô đối chứng có khối lượng thấp nhất, trung bình
đạt 20,74 kg/con, các lô M1, M2 và M3 có khối lượng lợn con trung bình đều cao hơn so với
lô ĐC, lần lượt là 21,61; 22,00 và 21,59 kg/con. Như vậy, so với lô ĐC, sau khi kết thúc thí
nghiệm khối lượng lợn con ở lô M1 đã tăng 4,2% (p<0,05), lô M2 tăng 6,0% (p<0,05) và lô
M3 tăng 4,0% (p<0,001).
Tương ứng, với sự khác biệt về khối lượng lúc kết thúc thí nghiệm, tăng khối lượng hàng
ngày (ADG) có sự khác nhau giữa các lô thí nghiệm với lô đối chứng. Việc bổ sung chế phẩm
axít hữu cơ Ultracid Lac Dry và Adimix Butyrate đã giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng 8,3% ở
lô M2; 5,9% ở lô M1 và 5,1% ở lô M3 so với sử dụng kháng sinh Colistine. Kết quả nghiên
cứu của (Schöner F.J. (2001) khi bổ sung axít formic với hàm lượng 1,25%. Có thể nâng cao
khả năng tăng trưởng là nhờ sự tác động của axít đối với thức ăn và sự tác động với đường
tiêu hoá của lợn (Roth và Kirchgessner,1998)
Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung Ultracid Lac Dry và Adimix Butyrate trong khẩu
phần ăn của lợn con cai sữa đến 60 ngày tuổi
Kết quả cân đối thu – chi cho thấy, lô M2 có hiệu quả kinh tế cao nhất 65.435 đ/con với mức
lãi suất 13,21%/đầu lợn, lợi nhuận thuần thu được ở các lô M1, M3 và ĐC tương ứng là:
55.595; 51.625 và 33.954 đồng/con và tương ứng có lãi suất/đầu lợn là: 11,22; 10,35; 6,86%.
Như vậy, bổ sung hai chế phẩm axít hữu cơ trong khẩu phần ăn cho lợn con đã mang lại hiệu
quả kinh tế cao, so với bổ sung kháng sinh Colistine, lô M1 cao hơn 63,7 % và tương ứng ở
các lô M2; M3 cao hơn: 92,7; 52,0%.
Kết quả cân đối thu- chi (Bảng 6) cho thấy, lô M2 có hiệu quả kinh tế cao nhất 65.435 đ/con
với mức lãi suất 13,21%/đầu lợn, lợi nhuận thuần thu được ở các lô M1, M3 và ĐC tương ứng
PHẠM DUY PHẨM –Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit hữu cơ ...
7
là: 55.595; 51.625 và 33.954 đồng/con và tương ứng có lãi suất/đầu lợn là: 11,22; 10,35;
6,86%. Như vậy, bổ sung hai chế phẩm axít hữu cơ trong khẩu phần ăn cho lợn con đã mang
lại hiệu quả kinh tế cao, so với bổ sung kháng sinh Colistine, lô M1 cao hơn 63,7% và tương
ứng ở các lô M2; M3 cao hơn: 92,7; 52,0%.
Bảng 6: Tính toán hiệu quả kinh tế cho các lô Thí nghiệm
ĐC M1 M2 M3
Chỉ tiêu theo dõi
Số
lượng
Thành
tiền
(1000đ)
Số
lượng
Thành
tiền
(1000đ)
Số
lượng
Thành
tiền
(1000đ)
Số
lượng
Thành
tiền
(1000đ)
Phần chi: 29.697,5 29.730,2 29.731,3 29.927,6
Con giống
(50.000,0 đồng/kg) 373,2 18,660 374,2 18,710 376,1 18,805 379,1 18.955
Thức ăn 1227,5 8.899,4 1232 8,932 1202,5 8.718,1 1219 8.837,8
Thuốc và axít hữu
cơ trộn trong TĂ 1.2275 184,1 2,464 152,5
1.202,
5 269,1 1.828,5 211.9
Thuốc điều trị tiêu
chảy 84 135,6 61 98,5 60,5 97,6 54 87.2
Vaccine TP: DT;
T-D; LMLM 60 999,6 60 999,6 60 999,6 60 999,6
Khấu hao chuồng
trại 5%/năm 37,8 37,8 37,8 37,8
Lương công nhân:
(353,6 đồng/kg) 871,3 308,1 922,5 326,2 943,8 333,7 916 323,9
Vật rẻ mau hỏng
0,5% giá trị TĂ 44,5 44,7 43,6 44,2
Điện nước 1% giá
trị TĂ 89,0 89,3 87,2 88,4
Lãi suất ngân hàng
0,9%/tháng 339,4 339,6 339,5 341,9
Thu ước tính giá
trị lợn kết thúc TN 1244,5 31.734,8 1296,7 33.065,8 1319,9 33.657,5 1295,1 33.025,1
Cân đối thu chi:
thu - chi 2.037,3 3.335,7 3.926,1 3.097,5
Chi phí TĂ và
thuốc TY/kg SP 10,6 9,9 9,6 9,9
Cân đối thu chi/
đầu lợn: thu - chi 34,0 55,6 65,4 51,6
Lãi suất ( %/ vòng
quay nuôi lợn) 6,9 11,2 13,2 10,4
Như vậy, sử dụng các chế phẩm axít hữu cơ trong khẩu phần ăn cho lợn con không chỉ mang
lại tính an toàn sinh học, giảm nguy cơ kháng kháng sinh đối với vi khuẩn, góp phần đảm bảo
cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng mà còn nâng cao lợi nhuận cho người
chăn nuôi.
Như vậy, sử dụng các chế phẩm axít hữu cơ trong khẩu phần ăn cho lợn con không chỉ mang
lại tính an toàn sinh học: giảm nguy cơ kháng kháng sinh đối với vi khuẩn, góp phần đảm bảo
cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng mà còn nâng cao lợi nhuận cho người
chăn nuôi.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 14-Tháng 10-2008
8
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Bổ sung các chế phẩm axít hữu cơ Adimix Butyrate và Ultracid Lac Dry vào thức ăn cho lợn
con cai sữa đến 60 ngày tuổi cho hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn cao hơn khi sử dụng kháng
sinh Colistine 10% với mức bổ sung 0,1%
Sử dụng chế phẩm axít hữu cơ 0,1% Adimix Butyrate bổ sung vào thức ăn nuôi lợn con sau
cai sữa đến 60 ngày tuổi cho kết quả tốt nhất, so với bổ sung 0,1% kháng sinh Colistine 10%:
Đã cải thiện rõ rệt pH dạ dày lợn con (đạt 3,37), giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ
thể 11,4%, nâng cao tốc độ sinh trưởng 8,3%, tăng thu nhập/1 đầu lợn con giống 13,21%
(65.435, 0 đồng).
Sự thành công của nghiên cứu này sẽ góp phần đưa ra giải pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi
chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đề nghị
Sử dụng chế phẩm axít hữu cơ Adimix Butyrate bổ sung trong thức ăn lợn sau cai sữa đến 60
ngày tuổi với mức bổ sung 0,1%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mroz, Z (2003), "Organic acid of various origin and physicochemical forms as potential growth promoters for
pigs", Digestive Physiology in Pigs, Proc, 9th Symposium, pp. 267-293.
Morz, Z, (2005), "Organic Acids as Potential Alternative to Antibiotic Growth Promoters for pigs", Advance in
pork Production, volume 16
Roth, F.X. and Kirchgessner, M. (1998), “Organic acids as feed additives for young pigs”, Nutritional and
gastrointestinal effects, Journal of Animal and Feed Sciences, 7: pp.25-33.
Schöner F.J. (2001), “Nutritional effects of organic acids”, Feed manufacturing in the Mediterranean region,
Improving safety: From feed to food
Jensen, B.B. (1998). The impact of feed additives on the microbial ecology of the gut in young pigs, Journal of
Animal and Feed Sciences 7: 45-64.
*Người phản biện : TS. Trần Quốc Việt; TS. Ninh Thị Len
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b5_pham_1451.pdf