Hiệu quả của kháng leukotriene và kháng histamine H1 trong điều trị mày đay mạn tính

Nhóm bệnh nhân được điều trị phối hợp giữa Singulaire (montelukast) và Xyzal (cetirizine) kiểm soát triệu chứng bệnh (số lượng, kích thước sẩn phù và mức độ ngứa cũng như, tần suất xuất hiện mày đay) hiệu quả hơn so với nhóm bệnh nhân điều trị Xyzal (Cetirizine) đơn thuần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sau 8 tuần điều trị.

pdf8 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của kháng leukotriene và kháng histamine H1 trong điều trị mày đay mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 94 (2) - 2015 87 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 ðịa chỉ liên hệ: Hoàng Thị Lâm, Bộ môn Dị ứng, trường ðại học Y Hà Nội Email: hoangthilam2009@yahoo.com Ngày nhận: 30/1/2015 Ngày ñược chấp thuận: 31/5/2015 HIỆU QUẢ CỦA KHÁNG LEUKOTRIENE VÀ KHÁNG HISTAMINE H1 TRONG ðIỀU TRỊ MÀY ðAY MẠN TÍNH Vũ Thị Thơm1 Hoàng Thị Lâm2 1 Học viện Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh; 2Trường ðại học Y Hà Nội Nghiên cứu nhằm xác ñịnh hiệu quả phối hợp Montelukast (kháng Leukotriene) và Cetirizine (kháng histamine H1) trong ñiều trị mày ñay mạn tính. ðây là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có ñối chứng ñược tiến hành với 2 nhóm bệnh nhân mày ñay mạn tính khám tại trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai và khoa Khám bệnh, bệnh viện Da liễu Trung ương. Nhóm 1 (31 bệnh nhân) dùng 1 viên Singulaire 10mg vào buổi tối và 1 viên Cetirizine (Xyzal 5mg) vào buổi sáng. Nhóm 2 (31 bệnh nhân) dùng 1 viên Xyzal 5mg vào buổi sáng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm 1 kiểm soát triệu chứng bệnh (số lượng, kích thước sẩn phù, mức ñộ ngứa và tần suất xuất hiện mày ñay) hiệu quả hơn so với nhóm 2. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,001 sau 8 tuần ñiều trị. Tỷ lệ khỏi bệnh (không triệu chứng) của nhóm 1 (90,3%) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm 2 (41,9%), p < 0,001. Như vậy, ñiều trị phối hợp giữa Xyzal (Levoceritizine) và Singulaire (Montelukast) ñạt hiệu quả và có ñộ an toàn cao. Từ khóa: mày ñay mạn, montelukast, singulaire, cetirizine, xyzal I. ðẶT VẤN ðỀ Mày ñay là bệnh phổ biến, khoảng 15 - 23% số dân ñã từng có biểu hiện mày ñay trong cuộc ñời của họ. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Năng An, tỷ lệ mày ñay trong cộng ñồng là 11,68% [1]. Mày ñay với ñặc trưng là ngứa và sẩn phù kéo dài dưới 24 giờ, do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc xác ñịnh nguyên nhân thực sự rất khó khăn vì hầu hết bệnh nhân ñến viện là mày ñay mạn tính và có tới 80% trường hợp này không xác ñịnh ñược nguyên nhân [1]. Loại bỏ nguyên nhân kích thích là phương pháp ñiều trị hữu hiệu nhất. Khi ñiều này là không thể thì thuốc kháng histamin ñơn thuần hoặc kết hợp với kháng leukotriene, corticoid là các biện pháp ñược các bác sỹ ưu tiên lựa chọn. Mày ñay mạn tính gây nên do các chất trung gian hóa học ñược giải phóng từ tế bào mast và bạch cầu ái kiềm bởi phản ứng miễn dịch hay không do miễn dịch. Histamine là chất trung gian hóa học quan trọng nhất gây tổn thương mày ñay và thuốc kháng histamine H1 không an thần là thuốc ñiều trị ñầu tay [2]. Thực tế, nhiều trường hợp kháng histamine ñơn thuần không kiểm soát ñược bệnh. Bởi vì, ngoài histamine, có rất nhiều chất trung gian hóa học khác như leukotriene, prostaglandine,cũng ñóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của mày ñay [3]. Các nghiên cứu invivo và invitro ñã chứng minh leukotriene ñóng vai trò rất quan trọng trong phản ứng viêm của da. Trong thực nghiệm, tiêm leukotriene trong da ñã tạo ra sẩn phù, cung cấp thêm bằng chứng rằng nó có thể tham gia vào sự hình thành của mày ñay [4]. Hướng dẫn ñiều trị của EAACI/GA2LEN/ EDF/WAO (các nhà da liễu và dị ứng Châu Âu) vào năm 2012 và Viện hàn lâm Da liễu châu Á (AADV) phối hợp với liên ñoàn các hội 88 TCNCYH 94 (2) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC da liễu Châu Á năm 2010 ñã sử dụng thuốc kháng leukotriene kết hợp cùng thuốc kháng histamine H1 không an thần trong ñiều trị mày ñay mạn tính [5; 7]. Thuốc kháng leukotriene ñã chứng minh ñược hiệu quả trong ñiều trị bệnh mày ñay mạn tính từ rất nhiều nghiên cứu trên thế giới [8; 10] còn ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về vấn ñề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: ðánh giá hiệu quả của thuốc Montelukast trong ñiều trị bệnh mày ñay mạn tính. II. ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. ðối tượng Là các bệnh nhân ñược chẩn ñoán mày ñay mạn ñến khám và ñiều trị tại Khoa khám bệnh, bệnh viện Da liễu Trung ương và Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai. * Tiêu chu)n ch+n b-nh nhân: Là bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, ñồng ý tham gia nghiên cứu. * Tiêu chu)n lo2i tr5: Phụ nữ có thai, cho con bú, người có tổn thương gan hoặc ñang có bệnh nội khoa nặng khác. Những bệnh nhân rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ hoặc không tuân thủ ñiều trị ñầy ñủ cũng bị loại khỏi nghiên cứu. 2. Vật liệu nghiên cứu - Montelukast: biệt dược là Singular 10mg dạng viên nén, nhà sản xuất Merck & Co Ltd, Hoa Kỳ. - Levocetirizine: Biệt dược là Xyzal® 5mg, dạng viên nén, nhà sảnxuất UCB Pharma, thuộc Glaxo Smith Kline. 3. Th8i gian: từ tháng 3 ñến tháng 8/2014. 4. Phương pháp 4.1. Thi=t k= nghiên c?u: Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có ñối chứng. 4.2. CB mDu Cỡ mẫu ñược tính theo công thức nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của Tổ chức Y tế Thế giới: (p1 - p2)2 [Z1-a/2 + Zβ ]2 p)2p(1 − )2p(12p)p(11p −+− 1 n1 = n2 = n1: cỡ mẫu nhóm 1 (ñược ñiều trị bằng levocetirizine và montelukast). n2: cỡ mẫu nhóm 2 (ñược ñiều trị bằng levocetirizine). Z1-a/2: hệ số tin cậy 95% (= 1,96); Zβ: lực mẫu 80% (= 1,645); p1: tỷ lệ bệnh nhân nhóm 1 ñạt kết quả tốt: ước lượng 85%; p2: tỷ lệ bệnh nhân nhóm 2 ñạt kết quả tốt: ước lượng 45%; p = (p1 + p2)/2. Kết quả tính toán cỡ mẫu cho mỗi nhóm n1 = n2 = 31.Tổng số bệnh nhân của hai nhóm là 62. 4.3. Các bưGc ti=n hành nghiên c?u Các bệnh nhân ñược lựa chọn ngẫu nhiên vào hai nhóm. Bệnh nhân số lẻ vào nhóm 1, bệnh nhân số chẵn vào nhóm 2. Số liệu ñược thu thập theo bệnh án nghiên cứu mẫu. Tiến hành ñiều trị: nhóm 1: uống Xyzal 5mg x 1 viên/ngày vào buổi sáng và Singulair 10mg x 1 viên/ngày vào buổi tối. Nhóm 2: uống xyzal 5mg x 1 viên/ngày vào buổi sáng.Cả 2 nhóm bệnh nhân ñều ñược ñiều trị trong 8 tuần. TCNCYH 94 (2) - 2015 89 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 * Theo dõi và ñánh giá gồm 3 lần: + Lần khám 1 (trước ñiều trị): khám lâm sàng, ñánh giá chỉ số hoạt ñộng mày ñay, tần suất xuất hiện tổn thương, xét nghiệm. + Lần khám 2 (sau 4 tuần ñiều trị): khám lâm sàng, ñánh giá chỉ số hoạt ñộng mày ñay, tần suất xuất hiện tổn thương, tác dụng phụ của thuốc nếu có. + Lần khám 3 (sau 8 tuần ñiều trị): Khám lâm sàng, ñánh giá chỉ số hoạt ñộng mày ñay, tần suất xuất hiện tổn thương, chất lượng cuộc sống, xét nghiệm cơ bản, tác dụng phụ của thuốc. * Khám và ñánh giá theo các tiêu chí như sau: Các triệu chứng lâm sàng ñược ñánh giá theo chỉ số hoạt ñộng của mày ñay UAS [2]. ðánh giá tác dụng phụ: Khám, theo dõi và ghi chép các tác dụng phụ của thuốc montelukast như:1) ðau ñầu, chóng mặt, lo âu, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm. 2) ðau bụng, tiêu chảy. 3) Viêm họng, viêm thanh quản, viêm ñường hô hấp trên, phát ban. 4) Rối loạn chức năng gan: tăng men gan. 5. Xử lý số liệu Theo chương trình SPSS 21.0. Các test thống kê: χ2 hoặc Fisherexact test cho các biến ñịnh tính. p < 0,05 ñược coi là có ý nghĩa thống kê. 6. ðạo ñức trong nghiên cứu Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu ñược giải thích rõ về mục ñích, yêu cầu của nghiên cứu và tự nguyện ñồng ý tham gia. Các thông tin cá nhân của bệnh nhân ñược giữ kín. Trường hợp bệnh nhân từ chối, không tham gia vào nghiên cứu vẫn ñược khám, tư vấn và ñiều trị chu ñáo. Trong thời gian nghiên cứu, bệnh nhân thường xuyên trao ñổi thông tin với người nghiên cứu về triệu chứng và tác dụng phụ nếu có. Tất cả các số liệu chỉ ñược sử dụng với mục ñích nghiên cứu khoa học. III. KẾT QUẢ 1. Trước ñiều trị Bảng 1. So sánh ñặc ñiểm bệnh của hai nhóm trước ñiều trị Nhóm I (%) Nhóm II (%) p Tuổi ≤ 40 61,3 74,2 > 0,05 > 40 38,7 25,8 Giới tính Nam 32,3 32,3 > 0,05 Nữ 67,7 67,7 Thời gian mắc bệnh ≤ 1 năm 48,4 38,7 > 0,05 > 1 năm 51,6 61,3 Mức ñộ bệnh Nhẹ - trung bình 29 32,3 > 0,05 Nặng 71 67,7 Theo kết quả bảng 1, trước ñiều trị cả hai nhóm ñều tương ñồng về mặt tuổi, giới, thời gian mắc bệnh cũng như mức ñộ của bệnh. 90 TCNCYH 94 (2) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2. Kết quả ñiều trị tổn thương da Bảng 2. Kết quả ñiều trị các tổn thương da của hai nhóm nghiên cứu Lâm sàng Sau 4 tuần Sau 8 tuần Nhóm I n (%) Nhóm II n (%) p Nhóm I n (%) Nhóm II n (%) p Sẩn phù Không 2 (6,5) 3 (9,7) > 0,05 28 (90,3) 13 (41,9) < 0,05 Rải rác 19 (61,3) 15 (41,9) 3 (9,7) 17 (54,8) Toàn thân 10 (32,3) 15 (48,4) 0 1 (3,2) Kích thước sẩn phù Không 3 (9,7) 2 (6,5) > 0,05 29 (93,6) 13 (41,9) < 0,05 < 3mm 25 (80,7) 18 (58,1) 2 (6,5) 17 (54,9) ≥ 3mm 3 (9,7) 11 (35,5) 0 1 (3,2) Ngứa Không 2 (6,5) 2 (6,5) > 0,05 28 (90,3) 13 (41,9) < 0,05 Ít 14 (45,2) 12 (38,7) 2 (6,5) 15 (48,4) Nhiều 15 (48,4) 17 (54,9) 1 (3,2) 3 (9,7) Sau 4 tuần ñiều trị nhóm I có số lượng bệnh nhân ñạt hiệu quả tốt hơn so với nhóm II, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. ðiều trị tiếp thêm 4 tuần nữa, sự khác biệt này ñã có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 với tất cả các ñặc ñiểm tổn thương da như sẩn phù, kích thước sẩn phù, ngứa. 3. Tần suất xuất hiện mày ñay Bảng 3. Kết quả thay ñổi về tần suất xuất hiện mày ñay của 2 nhóm Tần suất Sau 4 tuần Sau 8 tuần Nhóm I n (%) Nhóm II n (%) p Nhóm I n (%) Nhóm II n (%) p Không xuất hiện 2 (6,5) 2 (6,5) > 0,05 28 (90,3) 13 (41,9) < 0,01 Hàng tuần 29 (93,6) 28 (90,3) > 0,05 3 (9,7) 17(54,8) < 0,01 Hàng ngày 0 (0) 1 (3,2) > 0,05 0 (0) 1 (3.2) < 0,01 Thời ñiểm Sau 4 tuần ñiều trị, ở nhóm 1 không còn bệnh nhân nào bị xuất hiện mày ñay hàng ngày còn ở nhóm 2 vẫn còn 1 bệnh nhân nổi mày ñay. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Khi tiếp tục ñiều trị thêm 4 tuần nữa, tỷ lệ bệnh nhân không xuất hiện mày ñay ở nhóm 1 là 90,3% cao hơn nhóm 2 (41,9%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, p < 0,01. TCNCYH 94 (2) - 2015 91 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 4. Hiệu quả ñiều trị của 2 nhóm Biểu ñồ 1. Hiệu quả ñiều trị (hết triệu chứng) của hai nhóm Sau 8 tuần ñiều trị, tỷ lệ bệnh nhân hết triệu chứng là 90,3% ở nhóm 1 và 41,9% ở nhóm 2. Sự khác biệt về mức ñộ hết triệu chứng của hai nhóm có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. 5. Tác dụng không mong muốn Bảng 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Tác dụng phụ Nhóm I n (%) Nhóm II n(%) ðau ñầu, chóng mặt, 1 (3,1%) 0 (0%) ðau bụng, tiêu chảy 1 (3,1%) 0 (0%) Rối loạn giấc ngủ 0 (0%) 0 (0%) Viêm họng, thanh quản, ñường hô hấp trên 0 (0%) 0 (0%) Khác 0 (0%) 0 (0%) Trong nhóm 1 có 1 bệnh nhân bị ñau ñầu chóng mặt và 1 bệnh nhân bị ñau bụng tiêu chảy khi ñiều trị ñược 4 tuần. Sau ñó tiếp tục ñiều trị và 4 tuần sau ñó bệnh nhân không có triệu chứng như trên. Nhóm 2 không có bệnh nhân nào có các triệu chứng nêu trên. IV. BÀN LUẬN Trước ñiều trị, hai nhóm bệnh nhân tương ñồng về giới t ính, về tuổi, thời gian mắc bệnh cũng như mức ñộ nặng của bệnh. Như vậy, sẽ giảm thiểu ñược tối ña sai số trong quá trình tiến hành nghiên cứu và phân tích dữ liệu. Kết quả ñiều trị tổn thương da: theo dõi ñáp ứng ñiều trị sau 4 tuần cho thấy: ñáp ứng ñiều trị giữa 2 nhóm là tương ñương nhau. Tuy nhiên, sau 8 tuần ñiều trị: số lượng và kích thước sẩn phù cũng như mức ñộ ngứa của bệnh nhân ở 2 nhóm ñều giảm, rõ rệt nhất là bệnh nhân ở nhóm I tức là nhóm phối hợp giữa Singulaire và Xyzal. Sự khác biệt Trước ñiều trị Sau ñiều trị Trước ñiều trị Sau ñiều trị Nhóm 1 Nhóm 2 92 TCNCYH 94 (2) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC trong cải thiện triệu chứng của hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Leukotrien một hóa chất trung gian có tác dụng sinh học mạnh gấp 100 lần so với hista- mine ñã ñược chứng minh gây sẩn phù, ngứa rõ rệt ở bệnh nhân mày ñay. Thuốc kháng leukotriene ñược coi là thuốc kháng viêm thế hệ mới ñã cho nhiều bằng chứng trong việc quản lý thành công bệnh mày ñay mạn tính [3]. Thuốc ñược ñưa vào phác ñồ ñiều trị mày ñay mạn tính từ những năm 2008 [7]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khi chứng minh tác dụng của thuốc kháng leukotriene trong ñiều trị mày ñay mạn tính. Mày ñay mạn tính là bệnh có tính chất dai dẳng hay tái phát, ảnh hưởng rất lớn ñến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau 4 tuần ñiều trị, ở nhóm 1 không còn bệnh nhân nào xuất hiện mày ñay hàng ngày, còn ở nhóm 2 vẫn còn 1 bệnh nhân nổi mày ñay ngày một lần. Khi tiếp tục ñiều trị thêm 4 tuần nữa, tỉ lệ bệnh nhân không xuất hiện mày ñay ở nhóm 1 là nhóm ñiều trị phối hợp giữa Singulaire và Xyzal là 87,1% cao hơn nhóm 2 chỉ ñiều trị Xyzal ñơn thuần là 25,8%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Như vậy, so với nhóm bệnh nhân chỉ ñiều trị một mình thuốc kháng histamine H1 (levoceritizin) thì nhóm bệnh nhân ñược ñiều trị phối hợp thuốc kháng histamine H1 (levoceritizin) và kháng leukotriene (montelukast) kiểm soát tần suất xuất hiện tổn thương mới trong bệnh mày ñay mạn tính tốt hơn. Theo Pacor ML và cộng sự, khi so sánh tác dụng của montelukast và cetirizine ở 51 bệnh nhân bị mày ñay mạn tính không dung nạp với phụ gia thực phẩm hoặc acid acetylsalicylic cho thấy nhóm bệnh nhân ñược ñiều trị bằng montelukast và cetirizine tăng ñáng kể số ngày không bị ngứa và sẩn phù [10]. Kết quả ñiều trị của 2 nhóm: theo biểu ñồ 1 chúng tôi thấy: sau 4 tuần ñiều trị, tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm phối hợp giữa Singulaire và Xyzal không có triệu chứng là 6,5% nhưng sau 8 tuần ñiều trị tỷ lệ này tăng rất cao là 90,3%. Còn bệnh nhân ở nhóm sử dụng Xyzal ñơn thuần có tỉ lệ hết triệu chứng từ 6,5% sau 4 tuần ñiều trị lên 41,9% sau 8 tuần ñiều trị. Sự khác biệt về hiệu quả ñiều trị ở hai nhóm bệnh nhân sau 8 tuần có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Như vậy, so với bệnh nhân ở nhóm ñiều trị levoceritizin ñơn thuần thì bệnh nhân trong nhóm ñiều trị phối hợp giữa levocetirizin và montelukast ñáp ứng tốt hơn với tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn sau 8 tuần ñiều trị, ñiều này tương ñồng với nghiên cứu của Lorenzo và các cộng sự khi ông thấy rằng bệnh nhân mày ñay mạn tính có thể ñòi hỏi thời gian ñiều trị lâu hơn với montelukast [3]. Trong nghiên cứu của Ellis MH và Wan KS, những bệnh nhân mày ñay mạn tính không ñáp ứng với kháng histamine sẽ ñược ñiều trị bổ xung thêm mon- telukast cho thấy khi ñiều trị bổ xung thêm montelukast giảm ñáng kể triệu chứng ở một số bệnh nhân, ñặc biệt với nhóm bệnh nhân nặng (5/22 bệnh nhân) [8; 9]. Nghiên cứu của Pacor ML và cộng sự cho biết khi kết hợp kháng leukotriene và kháng histamine cho bệnh nhân mày ñay mạn, kết quả là tất cả bệnh nhân ñều ñáp ứng tốt với thuốc [10]. Tác dụng không mong muốn của thuốc: trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh nhân ñiều trị bằng thuốc levoceritizin ñơn thuần không có bệnh nhân nào bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc.Trong nhóm bệnh nhân ñiều trị phối hợp giữa thuốc levocetirizin và thuốc montelukast có 1/32 (3,1%) bệnh nhân dường như bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc. Cụ thể là bệnh nhân này có ñau ñầu chóng mặt, ñau bụng, rối loạn tiêu TCNCYH 94 (2) - 2015 93 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 hóa. Tuy nhiên, khi khai thác lại thì các tác dụng phụ này trùng hợp với một ñợt cảm cúm (ở bệnh nhân ñau ñầu, chóng mặt và một ñợt ngộ ñộc thực phẩm (bệnh nhân ñau bụng, rối loạn tiêu hóa). Sau ñó bệnh nhân vẫn ñược tiếp tục sử dụng thuốc và không thấy bất kỳ triệu chứng nào khác xảy ra. Như vậy, có thể kết luận các triệu chứng trên không phải là tác dụng phụ của thuốc. Trong nghiên cứu này, tất cả các bệnh nhân ñều ñược khám và xét nghiệm chức năng gan trước và sau ñiều trị nhưng không có bệnh nhân nào có men gan tăng. Như vậy, montelukast có hiệu quả và an toàn trong ñiều trị bệnh nhân mày ñay mạn tính khi kết hợp với kháng histamine H1. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như các nghiên cứu khác [3; 8; 10]. V. KẾT LUẬN Nhóm bệnh nhân ñược ñiều trị phối hợp giữa Singulaire (montelukast) và Xyzal (cetirizine) kiểm soát triệu chứng bệnh (số lượng, kích thước sẩn phù và mức ñộ ngứa cũng như, tần suất xuất hiện mày ñay) hiệu quả hơn so với nhóm bệnh nhân ñiều trị Xyzal (Cetirizine) ñơn thuần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sau 8 tuần ñiều trị. Tỷ lệ khỏi bệnh (không triệu chứng) sau 8 tuần ñiều trị của nhóm bệnh nhân ñiều trị phối hợp giữa Xyzal (Levoceritizin) và Singulaire (Montelukast) là 90,3% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân ñiều trị Xyzal (Levoceritizine) ñơn thuần là 41,9%. ðiều trị phối hợp giữa Xyzal (Levoceritizine) và Singulaire (Montelukast) có ñộ an toàn cao. Lời cảm ơn Nhóm nghiên cứu cảm ơn khoa Khám bệnh, bệnh viện Da liễu Trung ương và Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai ñã cho phép chúng tôi triển khai nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Năng An (2003). Tình hình dị ứng thuốc ở nước ta, ñề xuất những biện pháp can thiệp. ðề tài ñộc lập cấp nhà nước, 50 - 52. 2. Schwartz L.B (1991). Mast cells and their role in urticarial. J Am Acad Dermatol, 25, 190 - 204. 3. Lorenzo G.D., Pacor M.L., Mansueto P et al (2006). Is there a role for antileukotrienes in urticaria?.Clinical and Experimental Dermatology, 31, 327 - 334. 4. Maxwell D.L., Atkinson B.A., Spur B.W., et al (1990). Skin responses to intrader- mal histamine and leukotriene C4, D4 and E4 in patients with chronic idiopathic urticaria as normal subjects.J Allergy Clin Immunol. 86(5), 759 - 765. 5. Marcus M., Markus M., Martin M., et al (2013). Revisions to the international guidelines on the diagnosis and therapy of chronic urticarial.Journal of the German Society of Dermatology, 19, 971 - 978. 6. Chow S.K.V (2012). Management of chronic urticaria in Asia: 2010 AADV consen- sus guideline. Asia Pac Allergy; 2, 149 - 160. 7. Zuberbier T., Asero R., Bindslev- Jensen C et al (2009). EAACI/GALEN/EDF/ WAO guideline: management of urticaria. Allergy, 64, 1427 – 1443. 8. Ellis M.H (1998). Successful treatment of chronic urticaria with leukotriene antago- nists. J Allergy Clin Immunol, 102, 876 - 877. 9. Wan K.S (2009). Efficacy of leukotriene receptor antagonist with an anti –H1 receptor antagonist for treatment of chronic idiopathic urticarial. J Dermatolog Treat, 20(4), 194 - 197. 94 TCNCYH 94 (2) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 10. Pacor M.L., Lorenzo G.D., Corrocher R (2001). Efficacy of leukotriene receptor an- tagonist in chronic urticaria. A double-blind, placebo-controlled comparison of treatment Summary EFFICACY OF LEUKOTRIENE RECEPTOR ANTAGONIST WITH AN ANTI - H1 RECEPTOR ANTAGONIST FOR TREATMENT OF CHRONIC URTICARIA The aim of the study was to explore the efficacy of Montelukast (leukotriene receptor antagonist) with Cetirizine (anti - H1 receptor antagonist) for treatment of chronic urticaria. A randomized clinical trial was conducted with 2 groups of chronic urticaria patients who visited Center of Allergy & Clinical Immunology, Bachmai hospital and Department of Out patients, National Dermatology and Venerology hospital. Group 1 (31 patients) was prescribed 1 tablet Singulaire 10 mg in the evening and 1 tablet Xyzal 5 mg in the morning. Group 2 (31 patients) was prescribed only 1 tablet Xyzal 5 mg in the morning. The results: Group 1 had a good control of symptoms (number and size of erythematosus, itching, sequence of urticaria symptoms). It was significantly different after 8 weeks of treatment, p < 0.001. The prevalence of good control situations in the group 1 (90.3%) was higher than group 2 (41.9%). High efficacy was observed when using leukotriene receptor antagonist with an anti - H1 receptor antagonist for treatment of chronic urticarial Keywords: chronic urticaria, montelukast, singulaire, cetirizine, xyzal with montelukast and cetirizine in patients with chronic urticaria with intolerance to food addi- tive and/or acetylsalicylic acid. Clin Exp Al- lergy, 31, 1607 – 1614.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf130_333_1_sm_2861.pdf
Tài liệu liên quan