Về mặt lâm sàng bước đầu cho thấy điện châm có hiệu quả trong điều trị bệnh Zona.
Kết quả tốt là 54,06%, kết quả khá là 32,43%, kết quả trung bình là 13,51% (nhóm điều trị
bằng Acyclovir kết quả tốt là 52,78%, kết quả khá là 30,55%, kết quả trung bình là 16,66%).
Mức độ giảm đau trung bình trong quá trình điều trị của nhóm điện châm từ 6,67 ± 1,30
điểm xuống 1,27 ± 1,42 điểm tương đương với nhóm điều trị bằng Acyclovir (từ 6,54 ±
1,32 điểm xuống 1,31 ± 1,68 điểm).
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của điện châm trong điều trị bệnh Zona, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 93 (1) - 2015 101
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2015
HIỆU QUẢ CỦA ðIỆN CHÂM TRONG ðIỀU TRỊ BỆNH ZONA
Vũ Ngọc Vương1, Nguyễn Nhược Kim2
1Bệnh viện Hữu nghị, 2Trường ðại học Y Hà Nội
Herpes zoster, ñược gọi là bệnh zona, là một bệnh da do virus, ñặc trưng bởi tổn thương da gây ñau ñớn
thường ở một bên của cơ thể. ðiện châm có tác dụng giảm ñau và chống viêm. Nghiên cứu nhằm ñánh giá
hiệu quả ñiều trị của ñiện châm trên bệnh nhân Zona. 75 bệnh nhân ñược chia thành hai nhóm (nhóm 1 gồm
37 bệnh nhân ñược ñiều trị bằng ñiện châm, và 38 bệnh nhân trong nhóm 2 ñược ñiều trị bằng
Acyclovir). Kết quả cho thấy 54,06% của nhóm 1 là tốt; 32,43% khá và 13,51% trung bình. Hiệu quả giảm
ñau giảm từ 6,67 ± 1,30 ñiểm xuống 1,27 ± 1,42 ñiểm. Thời gian lành tổn thương da là 8,57 ± 3,58 ngày.
Trong khi ñó, các kết quả của nhóm 2 là 57,78% tốt, 30,55% khá và 16,67% trung bình. Hiệu quả giảm ñau
giảm từ 6,54 ± 1,32 ñiểm xuống 1,31 ± 1,68 ñiểm. Thời gian lành tổn thương da là 8,36 ± 3,90 ngày. Dựa
trên nghiên cứu này, chúng tôi có thể kết luận rằng ñiện châm có tác dụng ñiều trị hiệu quả bệnh Zona.
Từ khóa: Zona, ðiện châm
ðịa chỉ liên hệ: Vũ Ngọc Vương, bệnh viện Hữu Nghị,
Hà Nội
Email: vungocvuong@gmail.com
Ngày nhận: 12/01/2015
Ngày ñược chấp thuận: 18/5/2015
I. ðẶT VẤN ðỀ
Bệnh Zona (Herpes Zoster) là một bệnh
hay gặp nhất trong số những bệnh da do
virus. Bệnh xảy ra trên 10 - 20% dân số và
hàng năm có khoảng 600.000 ñến 850.000
bệnh nhân bị Herpes Zoster. Bệnh Zona do
virus Herpes Varicella - Zoster (HVZ) gây nên
với một bệnh cảnh lâm sàng khá ñặc hiệu là
nhiều mụn nước nhỏ (có khi thành phỏng
nước) t rên nền mảng da viêm ñỏ, khu trú
thường ở một bên cơ thể theo sự phân bố
của dây thần kinh ngoại vi và ñau nhức vùng
tương ứng với các mức ñộ, cách thức khác
nhau tùy theo lứa tuổi, vị trí tổn thương.
Ngoài ra bệnh có thể kèm theo sốt, sưng
hạch ở vùng tương ứng và rối loạn giấc ngủ,
ảnh hưởng nhiều ñến chất lượng cuộc sống
người bệnh. Bệnh hay gặp ở những người
lớn tuổi, ñặc biệt là t rên tuổi 50 và những
người có suy giảm miễn dịch do dùng Corti-
coid kéo dài, hóa trị liệu ñiều trị ung thư, HIV [1].
Bệnh tiến triển lành t ính nhưng cũng có thể
gây một số biến chứng xấu làm ảnh hưởng
không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của
người bệnh như bội nhiễm, giảm thị lực, teo
cơ và ñặc biệt là ñau sau Zona. Bệnh nhân
càng cao tuổi càng có nguy cơ bị ñau sau
Zona [2].
ðiều t rị bệnh Zona từ trước ñến nay
Acyclovir luôn ñược xem là thuốc lựa chọn
hàng ñầu. Tuy nhiên, mức ñộ giảm ñau của
bệnh nhân ở những ngày ñầu dùng thuốc vẫn
chưa nhiều, giá thành cao. Trong một số
trường hợp, Acyclovir khi vào cơ thể sẽ gây ra
các tác dụng không mong muốn như buồn
nôn, nôn, ñi ngoài phải dừng thuốc. ðặc biệt
là phụ nữ mang thai, cho con bú hay người
suy gan, suy thận nặng có thể chống chỉ ñịnh
dùng thuốc [3].
Việt Nam là một trong những nước sử
dụng châm cứu sớm nhất ở châu Á và trên
thế giới. Châm cứu từ xưa ñã giải quyết ñược
rất nhiều chứng bệnh. Gần ñây có rất nhiều
nghiên cứu về ñiện châm giảm ñau cho bệnh
102 TCNCYH 93 (1) - 2015
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
nhân ñặc biệt là châm tê trong phẫu thuật [4].
Tại khoa Y học Cổ t ruyền – Bệnh viện Hữu
Nghị chúng tôi ñã tiến hành ñiều trị Zona bằng
phương pháp ñiện châm trong nhiều năm qua
thấy có kết quả rất khả quan. ðiện châm ít tốn
kém và hầu như không có tác dụng phụ. Ở
Việt Nam từ trước ñến nay, chưa có công
trình nào nghiên cứu về hiệu quả của phương
pháp ñiện châm trong ñiều trị bệnh Zona. Vì
vậy, chúng tôi thực hiện ñề tài này nhằm mục
tiêu sau: ðánh giá hiệu quả của phương pháp
ñiều trị bằng ñiện châm trên bệnh nhân Zona.
II. ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. ðối tượng
75 bệnh nhân ñược chẩn ñoán là Zona
(dựa theo tiêu chuẩn chẩn ñoán của Arnold)
[5] và ñược ñiều t rị tại bệnh viện Hữu Nghị
trong thời gian từ tháng 10/2013 ñến tháng
9/2014.
+ Tiêu chuẩn chẩn ñoán: ñau rát ở vùng có
tổn thương da, tổn thương da là các mụn
nước, bọng nước thường xếp thành chùm
như chùm nho, có thể có sốt hoặc không, có
thể sưng hạch phụ cận hoặc không. Trong
trường hợp khó chẩn ñoán tế bào Tzanck là
các tế bào khổng lồ ña nhân (Multinucleatid
giants cells).
+ Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: bệnh nhân
ñược chẩn ñoán là Zona theo tiêu chuẩn và
có thời gian mắc bệnh dưới một tuần, chưa
ñiều trị gì, chấp nhận tham gia nghiên cứu.
+ Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu:
bệnh nhân ñược chẩn ñoán Zona kèm theo:
mắc bệnh tim mạch (như suy tim, tăng huyết
áp từ ñộ II trở lên), gan, thận; có thai, cho
con bú; cần theo dõi về ngoại khoa, cấp cứu;
có những biểu hiện tổn thương ở giác mạc
và ñau dữ dội ở mắt; ñã ñiều trị Zona bằng
bất kỳ thuốc nào; có thời gian mắc bệnh trên
1 tuần hoặc không hợp tác nghiên cứu.
+ Chất liệu và phương tiện nghiên cứu:
Thuốc Acyclovir 800mg, Cream Acyclovir 5%.
Máy ñiện châm MODEL DL 6V - 2F - C do
Công ty Thiết bị Y tế Trung ương 1 - Hà Nội
sản xuất, Kim châm cứu làm bằng thép không
gỉ do Việt Nam sản xuất có ñường kính 0,2 -
0,3 mm dài 4 - 8 cm. Khay men, Pince, bông,
cồn sát trùng 70 ñộ.
2. Phương pháp
Nghiên cứu ñược thiết kế theo phương
pháp thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có ñối
chứng, tiến hành ñồng thời hai nhóm, so sánh
kết quả trước và sau ñiều trị và so sánh kết
quả ñiều trị giữa hai nhóm. Bệnh nhân ở cả
hai nhóm nghiên cứu ñược làm các xét
nghiệm vào ngày thứ nhất (N1) và ñánh giá
các chỉ số lâm sàng vào các ngày N1, N5, N10
và N15.
+ Cỡ mẫu: ñược tính theo công thức:
p: ñiều trị có kết quả bệnh Zona, lấy
p = 0,97 [1], d = 0,06 sai số dự kiến là 6%.
Thay số ta ñược n = 31, thực tế nhóm ñiện
châm 37 bệnh nhân, nhóm dùng thuốc 38
bệnh nhân.
Ph$%ng pháp ti,n hành
Nhóm I: ñiện châm.
Phương huyệt: huyệt toàn thân: châm tả:
Hợp cốc, Khúc trì, Huyết hải (hai bên), Châm
bổ: Túc tam lý (hai bên), châm A thị huyệt.
Mỗi ngày châm một lần trong vòng 20 phút,
mỗi ñợt ñiều trị kéo dài 14 ngày liên tục.
Kỹ thuật kích thích xung ñiện: dùng dòng
xung xoay chiều,tần số kích thích: F = 2 – 6
Hz, cường ñộ: I = 10 - 30mA.
N = Z21-α/2
p (1 - p)
d
TCNCYH 93 (1) - 2015 103
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2015
Nhóm II: dùng thuốc theo y học hiện ñại:
Acyclovir uống ngày 5 lần, mỗi lần 800 mg,
trong 07 ngày liên tục, thuốc bôi: Cream
Acyclovir 5% ngày 5 lần, trong 02 tuần liên tục.
Các chỉ tiêu theo dõi: ñánh giá ñiểm ñau:
Sử dụng thước ño ñộ ñau VAS (Visual
analogue scale) chia vạch từ 0 – 10. Phân ra
3 mức ñộ ñau sau: ðau nhẹ: ñiểm ñau từ 0
ñến 4 ñiểm. ðau vừa: 4 ñiểm < ñiểm ñau < 7
ñiểm. ðau nặng: ñiểm ñau từ 7 ñến 10 ñiểm.
ðánh giá mức ñộ tổn thương [6]: mức tổn
thương nhẹ: < 1% diện tích cơ thể. Mức tổn
thương vừa: 1 - 2% diện tích cơ thể. Mức tổn
thương nặng: > 2% diện tích cơ thể.
Một số chỉ tiêu khác: tuổi, giới tính, thời
gian bị bệnh, vị t rí tổn thương, mức ñộ bệnh:
(nặng, nhẹ, trung bình, sốt, hạch).
Xét nghiệm tế bào Tzanck: là các tế bào
khổng lồ ña nhân.
Phân mức ñộ bệnh: mức ñộ nhẹ: diện tích
tổn thương < 1% diện tích cơ thể, chỉ số ñau
VAS ≤ 3 ñiểm, không sốt, không sưng hạch
phụ cận, mức ñộ vừa: 1% diện t ích cơ thể
≤ diện t ích tổn thương ≤ 2% diện tích cơ thể,
chỉ số ñau 3 ñiểm < VAS < 7 ñiểm, không sốt,
không sưng hạch phụ cận, mức ñộ nặng: diện
tích tổn thương > 2% diện tích cơ thể, chỉ số
ñau VAS ≥ 7 ñiểm, có sốt hoặc không, sưng
hạch phụ cận hoặc không [1].
Ph$%ng pháp ñánh giá k,t qu2
ðánh giá thời gian lành tổn thương tại thời
ñiểm N5, N10và N15: lành tổn thương là toàn bộ
tổn thương lành sẹo, hết mụn nước, bọng
nước, hết tiết dịch, không còn vảy tiết, hết phù
nề, nền da hết ñỏ.
Dấu hiệu ñau: so sánh ñiểm ñau trung bình
tại thời ñiểm N1, N5, N10 và N15.
Kết quả ñiều trị chung: phân loại tốt: da
lành tổn thương, hết ñau (VAS = 0 ñiểm),
không có di chứng, không sốt, không sưng
hạch phụ cận. Loại khá: Da lành tổn thương,
ñau giảm nhiều, chỉ còn ñau nhẹ (chỉ số VAS
≤ 3 ñiểm), không có di chứng, không sốt,
không sưng hạch phụ cận. Loại trung bình: Da
lành tổn thương, ñau giảm ít (3 ñiểm < VAS <
7 ñiểm), không có di chứng, không sốt, không
sưng hạch phụ cận. Loại kém: Tổn thương da
chưa lành sau 15 ngày ñiều trị, ñau còn nhiều
(VAS ≥ 7 ñiểm), có thể có tổn thương thần
kinh như liệt mặt, teo cơ có sốt, có sưng
hạch phụ cận hoặc không.
3. Xử lý số liệu: theo phương pháp thống
kê y học bằng chương trình EPI.INFO 6.04.
4. ðạo ñức nghiên cứu
Các ñối tượng nghiên cứu ñều tự nguyện
tham gia ñược khám ñánh giá và ñiều trị bệnh
tại khoa Y học Cổ truyền - Bệnh viện Hữu
Nghị, trong quá trình ñiều trị bệnh không ñỡ
hoặc tăng lên chúng tôi sẽ dùng phương pháp
ñiều trị khác cho bệnh nhân. Thông tin thu thập
ñược chỉ sử dụng cho mục ñích nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
1. ðặc ñiểm của bệnh nhân
- Tỷ lệ nam gặp nhiều hơn nữ ở cả hai
nhóm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05. Không có sự khác biệt về giới
giữa hai nhóm với p > 0,05.
- Lứa tuổi trên 60 chiếm ña số ở cả hai
nhóm, tuổi trung bình của bệnh nhân ở hai
nhóm lần lượt là: 67 ± 8,15 và 68,05 ± 6,77
với p > 0,05.
- Thời gian bị bệnh 4 - 5 và 6 - 7 ngày ở cả
hai nhóm chiếm ña số với p > 0,05.
- Mức ñộ bệnh vừa và nặng chiếm ña số ở
cả hai nhóm (bảng 1).
104 TCNCYH 93 (1) - 2015
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2. Kết quả ñiều trị mức ñộ ñau theo thời gian ở hai nhóm nghiên cứu
Bảng 1. ðặc ñiểm bệnh nhân nghiên cứu
ðặc ñiểm
Nhóm I Nhóm II
p
n1 % n2 %
Nam 25 67,57 27 71,05
> 0,05
Nữ 12 32,43 11 28,95
Tuổi (50 - 59) 7 18,92 6 15,79
Tuổi (60 - 69) 15 40,54 15 39,47
Tuổi (70 - 79) 15 40,54 17 44,77
Bị bệnh ≤ 3 ngày 7 18,92 8 21,05
Bị bệnh 4 - 5 ngày 17 45,95 14 36,84
Bị bệnh 6 - 7 ngày 13 35,13 16 42,11
Mức ñộ bệnh nhẹ 3 8,11 4 10,53
Mức ñộ bệnh vừa 10 27,03 11 28,95
Mức ñộ bệnh nặng 24 64,86 23 60,52
Nhóm
Bảng 2. Mức ñộ ñau theo thời gian ñiều trị ở hai nhóm ñối tương nghiên cứu
Thời ñiểm
Nhóm I (n1 = 37) Nhóm II (n2 = 36)
p
ðiểm VAS ( ± SD) ðiểm VAS ( ± SD)
N0 6,67 ± 1,30 6,54 ± 1,32 > 0,05
N1 4,91 ± 1,32 5,76 ± 1,37 < 0,05
N5 2,95 ± 1,35 4,11 ± 1,75 < 0,05
N10 1,98 ± 1,43 2,64 ± 1,85 < 0,05
N15 1,27 ± 1,42 1,31 ± 1,68 > 0,05
Kết quả
X X
Có 2 bệnh nhân ở nhóm II dị ứng thuốc buộc phải dừng thuốc, ở những ngày ñầu của ñợt
ñiều t rị, nhóm bệnh nhân ñiện châm có mức ñộ ñau giảm xuống nhiều hơn so với nhóm bệnh
nhân dùng thuốc, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.
TCNCYH 93 (1) - 2015 105
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2015
3. Thời gian lành tổn thương trên bệnh nhân ở hai nhóm ñiều trị.
Bảng 3. Thời gian lành tổn thương trên bệnh nhân ở hai nhóm ñiều trị
Kết quả
Nhóm I Nhóm II
p
n1 % n2 %
≤ 5 ngày ñiều trị 14 37,84 15 41,67
> 0,05
5 < ngày ñiều trị ≤ 10 18 48,65 15 41,67
10 < ngày ñiều trị ≤ 15 5 13,51 6 16,66
> 15 ngày ñiều trị 0 0 0 0
Tổng số 37 100 36 100
Thời gian lành tổn thương trung bình 8,57 ± 3,58 ngày 8,36 ± 3,90 ngày
Nhóm
Thời gian lành tổn thương trung bình ở hai nhóm nghiên cứu xấp xỉ nhau: không có sự khác
biệt giữa hai nhóm, p > 0,05.
4. Kết quả chung ở hai nhóm ñiều trị
Bảng 4. Kết quả chung của bệnh nhân ở hai nhóm ñiều trị
Kết quả
Nhóm I Nhóm II
p
n1 % n2 %
Tốt 20 54,06 19 52,78
> 0,05
Khá 12 32,43 11 30,55
Trung bình 5 13,51 6 16,66
Kém 0 0 0 0
Tổng số 37 100 36 100
Nhóm
Kết quả tốt và khá ở cả hai nhóm chiếm ña số (86,49% ở nhóm bệnh nhân ñiện châm và
83,33% ở nhóm bệnh nhân dùng thuốc), không có sự khác biệt, p > 0,05.
IV. BÀN LUẬN
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ mắc
bệnh theo giới gần xấp xỉ như nhau, hoặc nếu
có sự khác biệt thì không nhiều, các tác giả
này cũng không tìm thấy sự liên quan ñặc biệt
nào của bệnh về giới tính [5; 6]. Trong nghiên
cứu tỷ lệ bệnh nhân nam ở cả hai nhóm ñều
cao có lẽ do ñối tượng nghiên cứu thuộc bệnh
viện Hữu Nghị quản lý ña số là nam giới.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả
bệnh nhân ñều trên 50 tuổi, cố sự ñồng nhất
về tuổi giữa hai nhóm, vấn ñề tuổi bệnh nhân
106 TCNCYH 93 (1) - 2015
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
cao cũng cần ñược lưu ý trong công tác khám
chữa bệnh hàng ngày vì theo các tác giả thì
tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh Zona càng tăng
và di chứng ñau càng nhiều [6; 7].
Thời gian mắc mắc bệnh của bệnh nhân
trong nghiên cứu hay gặp từ 3 - 5 ngày (xấp xỉ
50%), chúng tôi nhận thấy thời gian bị bệnh
của bệnh nhân trong nghiên cứu là tương ñối
sớm, có lẽ ñối tượng nghiên cứu là cán bộ, có
trình ñộ nhận biết về bệnh tật nói chung và
bệnh Zona nói riêng nên họ ñi khám sớm.
Theo Nguyễn Thị ðào thì khi ñiều trị kịp thời,
ở ña số bệnh nhân triệu chứng ñau sẽ giảm rõ
rệt và ít ñể lại di chứng [7].
Trong 75 bệnh nhân nghiên cứu, chúng tôi
thấy mức ñộ bệnh nặng chiếm ña số với
62,7%, mức ñộ bệnh vừa chiếm 28%, còn lại
là mức ñộ bệnh nhẹ 9,33%. Trên mỗi nhóm
bệnh nhân nghiên cứu, mức ñộ bệnh nặng
cũng chiếm ña số (64,86% ở nhóm ñiện
châm và 60,53% ở nhóm dùng thuốc).
Chúng tôi gặp mức ñộ bệnh nặng nhiều có
lẽ do ñối tượng nghiên cứu của chúng tôi
tuổi tương ñối cao, ñiều này phù hợp với
các tác giả cho rằng tuổi càng cao mức ñộ
bệnh càng nặng [1; 7; 8].
Trong nghiên này, trên nhóm bệnh nhân
ñiện châm thì trung bình mức ñộ ñau giảm rõ
rệt ngay sau ngày ñiều trị ñầu tiên (từ 6,67±
1,30 ñiểm xuống còn 4,91 ± 1,32 ñiểm theo
thang ñiểm VAS), sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. ðiểm trung bình mức
ñộ ñau của bệnh nhân so với khi vào viện ñã
liên tục giảm và có ý nghĩa thống kê với p <
0,05. Sau 15 ngày của ñợt ñiều trị ñiểm trung
bình mức ñộ ñau còn tương ñối thấp chỉ là
1,27 ± 1,42 ñiểm, so với mức ñộ ñau khi bệnh
nhân vào viện sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p < 0,01. Với cơ chế ñau trong
bệnh Zona là do virus nhân lên sẽ làm hạch rễ
sau của ñoạn thần kinh bị viêm cấp, hoại tử,
xuất huyếtvà virus lan dọc theo chiều dài
ngoại vi của dây thần kinh cảm giác làm mất
bao myelin. Sự nhân lên của vius làm tổn
thương thực thể dây thần kinh, làm mất
ñường dẫn truyền cảm giác vào. Bởi vậy, ñau
trong Zona là loại ñau do căn nguyên thần
kinh, thứ phát của t ình trạng mất ñường cảm
giác [8]. Nhiều tác giả cho rằng khi ñiện
châm sẽ gây ra một cung phản xạ, cung
phản xạ này có bộ phận nhận cảm là những
cấu trúc nằm trong huyệt (có thể là những
tận cùng thần kinh hoặc mạch máu, receptor
và synap). Tại ñây sẽ phát sinh ñiện thế hoạt
ñộng và ñược dẫn truyền theo dây thần kinh
hướng tâm (sợi Aβ, Aδ, C) truyền về trung
tâm (tủy sống, cấu tạo lưới, các cấu trúc của
hệ thần kinh trung ương) gây hoạt hóa các
trung tâm thần kinh. ðường ly tâm sẽ ñến
vùng tổn thương làm tăng ngưỡng ñau, tăng
nồng ñộ các chất truyền ñạt thần kinh cate-
cholamine, acetylcholinecác chất này ñã
ñược chứng minh là có vai trò quan trọng
trong cơ chế giảm ñau của ñiện châm [4; 9].
Chúng tôi thấy cả hai phương pháp ñiểm
trung bình mức ñộ ñau ñều giảm liên tục
trong quá t rình ñiều trị. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05. Ở nhóm bệnh
nhân ñiện châm, những thời ñiểm ñầu của
ñợt ñiều t rị ñiểm t rung bình mức ñộ ñau giảm
nhiều hơn so với nhóm bệnh nhân dùng
thuốc. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05. Tuy nhiên, ở thời ñiểm sau của
ñợt ñiều trị (N15) không có sự khác biệt về
ñiểm trung bình mức ñộ ñau giữa hai nhóm
với p > 0,05.
ðiều này chứng tỏ ở những ngày ñầu của
ñợt ñiều trị tác dụng giảm ñau của ñiện châm
tốt hơn so với của thuốc (p < 0,05) và sau ñó
tác dụng giảm ñau của ñiện châm giảm dần.
Các nhà khoa học ñã chứng minh khi ñiện
châm (tạo kích thích) tác dụng của xung ñiện
TCNCYH 93 (1) - 2015 107
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2015
lên tổ chức tế bào làm hoạt ñộng sinh học của
các chất giảm ñau tăng ñó là chất endorphin
trong dịch não tuỷ (endorphin có tác dụng
giảm ñau mạnh gấp 200 lần morphin) dẫn ñến
sự ngăn chặn giải phóng Acetylcholin,
Adrenalin ở trong xi náp làm giảm hoặc mất
tác dụng dẫn truyền xung ñộng thần kinh của
các chất này. ðáp ứng của cơ thể với k ích
thích sẽ giảm dần theo thời gian do ñó lượng
endorphin tiết ra rong dịch não tuỷ sẽ giảm
dần, dẫn tới mức ñộ giảm ñau cũng giảm
theo [4].
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian
lành trung bình của nhóm bệnh nhân ñiện
châm là 8,57 ± 3,58 (ngày). Bệnh nhân có thời
gian lành tổn thương sớm nhất là 3 ngày và
muộn nhất là 15 ngày. Lành tổn thương t rước
10 ngày có 32 bệnh nhân (chiếm 86,48%)
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận
thấy thời gian lành tổn thương trung bình ở
hai nhóm nghiên cứu xấp xỉ nhau: 8,57 ± 3,58
(ngày) ở nhóm bệnh nhân ñiện châm và
8,36 ± 3,90 (ngày) ở nhóm bệnh nhân dùng
thuốc, không có sự khác biệt về thời gian
lành tổn thương giữa hai nhóm với p > 0,05.
Như vậy, có thể nhận xét về thời gian lành
tổn thương da thì tác dụng của ñiện châm là
ngang bằng với Acyclovir. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi về thời gian lành tổn
thương cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu
của ðặng Văn Em (2005) dùng Acyclovir
trong hai tuần ñiều t rị trên 43 bệnh nhân thì
thời gian lành tổn thương sau 10 ngày là
94,42% [1]. Theo kết quả nghiên cứu của tác
giả Diệp Trung Phong dùng bài thuốc “Long
ñởm tả can thang gia giảm” kết hợp với
thuốc bôi ngoài “Kim hoàng cao” trên 33 bệnh
nhân, ngày lành tổn thương trung bình là 8,42
ngày [10].
Trong nghiên cứu, ở nhóm bệnh nhân
dùng thuốc chúng tôi gặp hai bệnh nhân ỉa
lỏng nhiều lần trong ngày ñầu dùng thuốc sau
khi ñã loại t rừ các nguyên nhân, chúng tôi
phải cho bệnh nhân dừng thuốc và chuyển
sang ñiện châm, kết quả của cả hai bệnh
nhân này ñều tốt. Trong quá trình tiến hành
ñề tài chúng tôi chưa gặp bất kỳ tác dụng
phụ nào xảy ra ở nhóm bệnh nhân ñiện
châm. Việc không có bệnh nhân nào xảy ra
tác dụng phụ mà chúng tôi theo dõi ñã phần
nào thể hiện sự ưu việt về t ính an toàn của
ñiện châm t rong công tác ñiều trị. Cơ chế tác
dụng của ñiện châm là làm giảm tính thấm
thành mạch, giúp bình thường hoá quá trình
trao ñổi chất giữa máu và mô, cải thiện hệ
thống vi tuần hoàn. Ảnh hưởng ñến quá trình
chuyển hoá ở mức ñộ tế bào, tăng tốc ñộ
hấp thu oxy ở mô, tăng ñào thài CO2, hạn
chế sản sinh các sản phẩm có t ính axit, từ ñó
tham gia ñiều hoà cân bằng axit – bazơ [4].
V. KẾT LUẬN
Về mặt lâm sàng bước ñầu cho thấy ñiện
châm có hiệu quả trong ñiều trị bệnh Zona.
Kết quả tốt là 54,06%, kết quả khá là 32,43%,
kết quả t rung bình là 13,51% (nhóm ñiều trị
bằng Acyclovir kết quả tốt là 52,78%, kết quả
khá là 30,55%, kết quả trung bình là 16,66%).
Mức ñộ giảm ñau trung bình trong quá trình
ñiều trị của nhóm ñiện châm từ 6,67 ± 1,30
ñiểm xuống 1,27 ± 1,42 ñiểm tương ñương
với nhóm ñiều trị bằng Acyclovir (từ 6,54 ±
1,32 ñiểm xuống 1,31 ± 1,68 ñiểm). Thời gian
lành tổn thương t rung bình là: 8,57 ± 3,58
ngày tương ñương với nhóm ñiều trị bằng
Acyclovir 8,36 ± 3,90 ngày. Như vậy, ñiện
châm có tác dụng trong ñiều trị bệnh Zona.
108 TCNCYH 93 (1) - 2015
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Lời cảm ơn
Xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn tới Ban Giám
ñốc, khoa Y học Cổ truyền bệnh viện Hữu
Nghị và các ñối tượng tham gia nghiên cứu ñã
tạo ñiều kiện, giúp ñỡ cho nghiên cứu này
ñược triển khai và hoàn thành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ðặng Văn Em, Ngô Xuân Nguyệt
(2005). Nghiên cứu một số tình hình và ñặc
ñiểm lâm sàng bệnh Zona ñiều trị nội trú tại
khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương Quân ñội
108. Tạp chí Y học thực hành, 3, 27 - 29.
2. Nguỵ Chấn Mãn, Trương Văn Cẩn,
Khương Tố Xuân (2003). Phòng trị bệnh
Thuỷ ñậu và bệnh Zona. Nhà xuất bản Y học,
116 – 185.
3. Acosta E.P (2001). Acyclovir for
treatment of postherpetic neuralgia, Effect and
pharmacokinetics. Antimicrob – Agent –
Chemother, 45(10), 2771 - 2774.
4. Nguyễn Tài Thu (2004). Nghiên cứu
châm tê trong phẫu thuật. Nhà xuất bản Y
học, 13 - 58.
5. Arnold H.L., Odom R.B., James W.D.
(1990). Herpes Zoster. Adrew’s disease of the
sk in, 446 - 450.
6. Habif T.P (1996). Herpes Zoster.
Clinical dermatology, Mosby, 351 - 359.
7. Nguyễn Thị ðào (1999). Vấn ñề ñau
sau Zona, Nội san Da liễu, 2, 10 - 35.
8. Phạm Gia Cường (1998). ðánh giá
hiệu lực của phác ñồ Tegretol-anafranil-tens
(TAT) trong ñiều trị Zona. Tạp chí Y học Việt
Nam, 225 (9-10), 58 - 62.
9. Wood Martin (2002). Understanding
pain in herpes zoster: An essential for
optimizing treatment. The journal of infectious
diseases, 186, 78 – 82.
10. Diệp Trung Phong (2000). Thuốc
thang kết hợp bôi ngoài ñiều trị 33 lượt bệnh
Zona. Tạp chí ðông y Quảng Tây, 23(4), 50.
Summary
EFFICIENCY IN THE TREATMENT OF HERPES ZOSTER
BY ELECTRO - ACUPUNCTURE
Herpes zoster, commonly known as shingles and also known as zona, is a viral disease char-
acterized by a painful skin rash with blisters in limited area on one side of the body. Electro - acu-
puncture is of reduce pain and anti-inflammatory effects. This study aims to evaluate the effect of
Electro-acupuncture treatment on herpes zoster. There’re 75 patients divided into two groups
(37 patients composed of group 1 were treated with Electro-acupuncture; and 38 patients of group
2 with Acyclovir). 54.06% of group 1 have good result, 32.43% are quite good and 13.51% are
average. The analgesic efficacy decreases from 6.67 ± 1.30 points down to 1.27 ± 1.42 points.
The skin recovery time are 8.57 ± 3.58 days. Whereas the results of group 2 are 57.78% good,
30.55% quite good and 16.67% average. The analgesic efficacy decreased from 6.54 ± 1.32
points down to 1.31 ± 1.68 points. The skin recovery time are 8.36 ± 3.90 days. Based on this
study, we may conclude that electro - acupuncture is an efficient treatment of Herpes zoster.
Keywords: Herpes Zoster, Electro-acupuncture
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 147_368_1_sm_7107.pdf