Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp qui hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) bãi triều ven biển huyện Thái Thụy - Thái Bình

Để có cơ sở phát triển lâu dài, bền vững các vùng đất bãi bồi ven biển, Nhà nước cần có chính sách giao đất, cho thuê đất có thời hạn sử dụng lâu dài cho các tổ chức, các hộ nuôi nghêu. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, chú trọng công tác trồng rừng mới, duy trì tốt hệ sinh thái ven biển hệ đa dang sinh học vùng cửa sông ven biển, quản lý kiểm soát thu hoạch nghêu và quản lý tốt chất lượng sản phẩm. Tỉnh Thái Bình cần có chính sách thu hút cán bộ kỹ thuật có trình độ về phục vụ cho địa phương nhằm tạo lực lượng đủ mạnh cho việc mở rộng, phát triển diện tích nuôi nghêu trong thời gian tới. Xây dựng trại sản xuất nghêu giống để cung cấp đủ giống cho địa phương, các địa phương khác trong toàn tỉnh và các vùng lân cận. Cần tập trung kinh phí để thực hiện các đề tài chuyên sâu như: Đánh giá tổng thể các mối nguy hại, tìm hiểu nguyên nhân gây chết đối với nghêu nuôi vào thời điểm nắng nóng hàng năm.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp qui hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) bãi triều ven biển huyện Thái Thụy - Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 141 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC HIỆN TRẠNG, TIỀM NĂNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUI HOẠCH, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG NUÔI NGHÊU (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) BÃI TRIỀU VEN BIỂN HUYỆN THÁI THỤY - THÁI BÌNH SITUATIONS, POTENTIALS AND SOLUTIONS FOR PROJECTS AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF RAISING CLAM IN TIDAL FLAT OF COASTAL AREA, THAI THUY - THAI BINH Phạm Thị Lan1, Ngô Anh Tuấn2 Ngày nhận bài: 04/5/2013; Ngày ph ản biện thông qua: 11/7/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014 TÓM TẮT Nghiên tiến hành trong thời gian từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2010 tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đối tượng nghiên cứu là nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851), thông qua các cơ quan, phòng ban chức năng và phiếu điều tra nông hộ tại 3 xã: Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Đô, tổng số phiếu điều tra là 100. Sau đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu đánh giá cộng đồng chính. Kết quả cho thấy về tình hình kinh tế- xã hội ở đây rất thuận lợi, trung bình một hộ có khoảng 2,19 người trong độ tuổi lao động và nghề sản xuất chính ở đây là sản xuất thủy sản. Về hiện trạng phát triển nghề nuôi nghêu đã hình thành từ rất sớm. Năm 1989: người dân địa phương đã dùng lưới khoanh vùng các bãi ngao giống, chăm sóc để thu hoạch. Năm 2001: sản lượng ngao thương phẩm đạt 6000 tấn. Năm 2003: sản lượng ngao chỉ đạt 2950 tấn. Diện tích nuôi nghêu Bến Tre tăng từ 145 ha năm 2003 lên 700 ha năm 2005, chiếm 85% tổng diện tích nuôi nghêu. Hiện nay, diện tích nuôi nghêu Bến Tre là trên 920 ha. Tuy nhiên việc phát triển nay mang tính tự phát chưa có quy hoạch tổng thể nên luôn tiểm ẩn nguy cơ dẫn đến nghêu chết hàng loạt khi gặp điều kiện thời tiết khí hậu làm tổn thất về kinh tế, gây ô nhiêm về môi trường. Từ kết quả nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp về qui hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu (Meretrix lyrata Sowerby,1851) bãi triều ven biển huyện Thái Thụy – Thái Bình. Từ khóa: nghêu Bến Tre, Meretrix lyrata, hiện trạng, tiềm năng, phát triển bền vững ABSTRACT The study was carried out from January, 2010 to December, 2010 at Thai Thuy, Thai Binh. The target species is Ben Tre clam (Meretrix lyrata Sowerby, 1851). The secondary data is reported by relevant agencies. The primary data is of 100 farming households at 3 villages: Thuy Hai, Thai Thuong and Thai Do. The paticipatory rural appraisal was employed. The results showed that the economical and social situations in these areas are in good conditions, there are around 2.19 working aged people per household in average and the main jobs are fi sheries ones. The clam raising has been introduced for a long time. In 1989, the local people used nets to surround the parents clam areas, raised them to harvest. In 2001, the harvest was 6000 tonnes. In 2003, the harvest was reduced to 2950 tonnes. The clam raising area was increased from 145 ha in 2003 to 700 ha in 2005, equivalent to 85% of total clam raising area. There is more than 920 ha of Ben Tre clam raising area at present. However, raising clam is still spontaneous and has not been had a good project. A risk that a large amount of clam can die under a bad weather condition might be a case. This lead to an economic loss and environmental pollution. The results were bases for solution of making projects and developing sustainably raising areas of Ben Tre clam in tidal fl at of coastal area, Thai Thuy-Thai Binh. Keywords: Ben Tre clam, Meretrix lyrata, status, potentiality, sustainable development 1 Phạm Thị Lan: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 – Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Ngô Anh Tuấn: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 142 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG I. ĐẶT VẤN ĐỀ Động vật thân mềm, đặc biệt là các loài hai mảnh vỏ với khả năng lọc nước làm sạch môi trường, cân bằng sinh thái được xem là đối tượng nuôi chính, nhiều triển vọng trong chiến lược qui hoạch và phát triển nuôi biển ở nước ta. Nghêu Bến Tre là đối tượng hai mảnh vỏ có thịt thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao (Prôtêin: 15,66%, Lipit: 3,43%, khoáng: 3-13%) [1], [2] và giá trị xuất khẩu lớn. Tháng 10/2008 Hội đồng bảo tồn biển quốc tế vừa cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn thương hiệu MSC cho nghêu Bến Tre trở thành đặc sản biển đầu tiên của cả khu vực Đông Nam Á, từ đó giúp nghêu Bến Tre có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường thế giới [10] . Thái Thụy là huyện ven biển của tỉnh Thái Bình có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi nghêu nói riêng. Một số năm gần đây, nhân dân các xã ven biển của huyện đã tự phát đầu tư nuôi nghêu. Song, do chưa tổ chức quy hoạch, thiếu kỹ thuật và cơ chế chính sách nên việc nuôi nghêu chưa đạt được kết quả [3], [4], [6]. Do đó nghiên cứu “Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” được tiến hành để có cơ sở dữ liệu khoa học và thực tế giúp cho người nuôi nâng cao năng suất, sản lượng và phát triển nuôi bền vững. Nghiên cứu nhằm mục tiêu quy hoạch và phát triển hợp lý nguồn lợi nghêu nâng cao diện tích, năng suất, sản lượng nghêu và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản vùng bãi bồi, tạo công ăn việc làm và ổn định thu nhập cho cư dân địa phương ven biển huyện Thái Thụy – Thái Bình. II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghêu (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) được thu tại huyện Thái Thụy – Thái Bình từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2010. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra nông hộ tại 3 xã (Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Đô) với các hộ nuôi nghêu, tổng số phiếu là 100, phân bố như sau: xã Thụy Hải: 40 phiếu, xã Thái Thượng: 25 phiếu, xã Thái Đô: 35 phiếu. Số liệu thứ cấp được thu thập qua các cơ quan, phòng ban chức năng từ tỉnh Thái Bình, huyện Thái Thụy, xã Thái Đô, Thái Thượng, Thụy Hải về diễn biến diện tích, sản lượng sau đó sử dụng phần mềm MS.Excel để xử lý số liệu và vẽ biểu đồ, đồ thị. Các chỉ số thống kê đơn giản được áp dụng để phân tích và so sánh; Tìm hiểu các văn bản đã được ban hành của Nhà nước, của Bộ Thủy sản / Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [7], [8], [9], các quy định từ các cấp thuộc chính quyền địa phương cũng như các biện pháp đang được thực thi trong việc quản lý Nhà nước trên địa bàn; Thu thập và sàng lọc thông tin từ các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến qui hoạch phát triển nuôi ngao, đặc điểm sinh học, tiềm năng phát triển... từ các viện nghiên cứu, trường đại học đã được công bố; đặc biệt là kinh nghiệm thực tế của ngư dân địa phương nhằm tìm hiểu qui luật, vị trí xuất hiện, các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự xuất hiện của nghêu có trong vùng nghiên cứu Dùng phương pháp phân tích, đánh giá: - Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA-Paticipatory Rural Appraisal). - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (RRA-Rapid Rural Appraisal). Ưu điểm của hai phương pháp: Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn thông qua bộ câu hỏi chuẩn đã soạn thảo chi tiết. Mẫu câu hỏi này mang tính chất định tính cho nhóm nông dân nhằm kiểm tra lại kết quả từ điều tra cơ bản, đây là những thông tin chung của vùng nghiên cứu để hỗ trợ cho việc tìm hiểu sự tương quan, tương phản giữa các đối tượng giúp cho đánh giá khách quan hơn. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Tình hình kinh tế - xã hội 1.1. Tình hình nhân khẩu Bảng 1. Tình hình nhân khẩu các hộ gia đình trong vùng nghiên cứu Yếu tố Tổng số hộ Tổng số nhân khẩu Tổng số nhân khẩu/hộ Thấp nhất/hộ Cao nhất/hộ Tỉ lệ (%)Số hộ trả lời Số hộ không trả lời Tổng số nhân khẩu/hộ 100 0 378 3,78 1 6 100 Nam 94 6 186 1,86 0 5 49,21 Nữ 98 2 192 1,92 1 5 50,79 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 143 Qua bảng 2 cho thấy, TB 1 hộ có khoảng 2,19 người trong độ tuổi lao động. Trong đó: TB trên 1 hộ có khoảng 1,8 lao động tạo thu nhập cho g.đình và 0,39 l.động không tham gia tạo thu nhập. Tùy vào mức độ thành viên nhiều hay ít, độ tuổi, sức khỏe mà số lượng lao động dao động thấp nhất là 1 người/hộ, cao nhất là 5 người/hộ; trong đó, lao động nam trung bình 1,08 người/hộ, lao động nữ trung bình 1,11 người/hộ. Vì lao động khai thác nghêu vốn không đòi hỏi kỹ thuật quá phức tạp, nên cả nam lẫn nữ đều có thể tham gia được, chính vì thế mà chênh lệch lao động giữa nam và nữ trong cộng đồng rất thấp. 1.3. Cơ cấu nghề Hình 1. Cơ cấu nghề sản xuất chính của hộ Qua hình 1 cho thấy cơ cấu nghề nghiệp ở 3 xã Thái Đô, Thái Thượng và Thụy Hải của huyện Thái Thụy được khảo sát phân bố như sau: 47% số hộ phỏng vấn có nghề sản xuất chính của gia đình là làm thủy sản (chủ yếu là nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản ven bờ); 22% làm nông nghiệp như cấy lúa, trồng màu, trồng cây ăn trái; 16% đi làm thuê cho các công ty, xí nghiệp trong và ngoài huyện; 12% làm dịch vụ (đại lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản tôm cá, bán tạp hóa, buôn bán nhỏ, cơ sở sửa chữa nhỏ,); và 3% số hộ làm diêm nghiệp (sản xuất muối). Do các đặc trưng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên vì thế cơ cấu lao động ở ba xã ven biển Thái Đô, Thái Thượng, Thụy Hải phụ thuộc rất lớn vào ngành thủy sản, trong đó chủ yếu là nghề nuôi nghêu đang được chú trọng quan tâm. Ngoài ra, nguồn thu nhập từ con nghêu đem lại cho các hộ gia đình cũng khá ổn định hơn so với các nghề khác. 2. Hiện trạng nghề nuôi nghêu của huyện Thái Thụy Bảng 3. Tình hình nuôi nghêu thí điểm tại huyện Thái Thụy năm 2005 [5] Yếu tố Thái Đô Thái Thượng Thụy Hải Tổng diện tích (ha) 105 70 224 Số hộ dân 54 35 9 Diện tích nuôi nghêu (ha) 72,02 25 18 Qua việc nuôi nghêu năm 2005, bước đầu cho thấy con nghêu nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng bãi bồi ven biển Thái Thụy. Đối với diện tích đã nuôi thí điểm ở 3 xã cho thấy nghêu nuôi có tốc độ sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, do việc nuôi nghêu vùng bãi bồi ven biển Thái Thụy chưa được quy hoạch, tập huấn kỹ thuật nuôi và tích lũy đủ vốn, kinh nghiệm... nên chưa đạt được kết quả cao. 3. Hiện trạng kỹ thuật nuôi nghêu thương phẩm 3.1. Diện tích vây nuôi (dùng lưới và cọc quây xung quanh bãi nuôi nghêu gọi là vây nuôi) Thấp nhất là 1,5 ha và lớn nhất là 2,8 ha, trung bình là 2 ha để thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc thu hoạch. 3.2. Chuẩn bị bãi nuôi Làm vệ sinh mặt bãi: thu gom các loại rác như đá, sỏi lớn, túi bóng... Sau đó cày xới mặt bãi: sâu khoảng 5 – 10 cm → San phẳng mặt bãi → Phơi khô bãi và dánh luống: cùng hướng với dòng chảy của nước thủy triều lên xuống. Mỗi luống rộng Qua bảng 1 ta thấy số nhân khẩu bình quân 1 hộ khoảng gần 4 người, dao động từ khoảng 1 – 6 người. Trong đó tỷ lệ nam và nữ trong cộng đồng xấp xỉ nhau (49,21% và 50,79%), tỉ lệ nam : nữ trong 1 hộ cũng tương đương nhau (1,86 : 1,92 người/hộ). 1.2. Tình hình lao động Bảng 2. Tình hình lao động vùng nghiên cứu Yếu tố Hộ Tổng số nhân khẩu Thấp nhất/hộ Cao nhất/hộ TB/hộ Tỉ lệ (%) Tổng số nhân khẩu 100 378 1 6 3,78 100 Số người trong độ tuổi lao động 100 219 1 5 2,19 57,94 Lao động tạo thu nhập 93 180 1 4 1,80 47,62 Lao động không tạo thu nhập 32 39 1 2 0,39 10,32 Tổng số lao động nam 75 108 1 4 1,08 28,57 Tổng số lao động nữ 46 111 1 3 1,11 29,37 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 144 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 1,5 m và cứ 2 - 3 luống thì đào một rãnh nhỏ có chiều rộng 50 cm, sâu 50 - 70 cm để giữ nước, tạo độ ẩm cho bãi nuôi. 3.3. Mùa vụ thả giống - Vùng nuôi có thời gian phơi bãi ngắn: Thời gian thả giống: tháng 2 - 3, kích cỡ giống: nghêu cám, 3.000 - 4.000 con/kg, mật độ thả: 500 kg/ha. Thời gian nuôi: 16 - 18 tháng. Mô hình nuôi khép kín: ương - nuôi lớn. Sau 4 - 5 tháng: nghêu đạt kích cỡ 600 - 800 con/kg → san thưa với mật độ 300 - 400 con/m2. Sau 10 - 12 tháng thu hoạch nghêu đạt kích cỡ từ 25 - 30 gam/con. - Vùng nuôi có thời gian phơi bãi dài: Thả giống vào tháng 8 - 9, kích cỡ giống lớn từ 600 - 800 con/kg, thời gian nuôi từ 10 - 12 tháng, mật độ thả 200 - 250 con/m2 (2.500 - 3.000 kg/ha) và thu hoạch vào tháng 6 - 7 năm sau, kích cỡ khi thu hoạch từ 20 - 25 gam/con. 3.4. Chăm sóc và quản lý môi trường Khi nghêu mới thả vỏ còn mỏng, lại chưa vùi sâu nên hạn chế đi lại trên mặt bãi làm cho nghêu bị chết. Nghêu là loài ăn lọc, thức ăn của chúng là các động vật, thực vật phù du, mùn bã hữu cơ trong môi trường nước, là đối tượng rất mẫn cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường như ngọt hóa, nhiệt độ nước cao (> 320C) kéo dài nhiều ngày, nguồn nước bị ô nhiễm làm nghêu chết hàng loạt. Khi điều kiện môi trường bất lợi nghêu phản ứng lại bằng cách trồi lên bề mặt bãi (nhờ các túi nhầy) và di chuyển đi nơi khác. Vì vậy khi nuôi phải căng các dây cước sát mặt đáy và trên mép lưới nhằm mục đich hạn chế việc nghêu di chuyển đi nơi khác (do nghêu bị cắt túi nhầy). Duy trì mật độ nuôi phù hợp và khi nước triều rút, nhặt bỏ các rác thải, vỏ nghêu chết trong bãi nuôi. Theo Nguyễn Chính [1] xác định độ mặn đặc trưng cho bãi nghêu là 7-25‰. Theo Ngô Anh Tuấn [2] xác định, độ mặn ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của nghêu, nghêu chỉ tồn tại và phát triển ổn định trong khoảng độ mặn nhất định, vào khoảng tháng 9-10 khi độ mặn giảm dưới 5‰ thì nghêu nhỏ (chiều dài 2,4cm) bắt đầu di chuyển hoặc chết đi, nghêu có kích thước lớn nặng nề khó di chuyển thường vùi sâu xuống cát khi nước triều rút xuống, độ mặn thấp. Khi nước biển tràn vào, độ mặn tăng, nghêu trồi lên mặt sinh sống bình thường. 3.5. Tốc độ sinh trưởng Bảng 4. Tốc độ sinh trưởng nghêu nuôi vùng nghiên cứu Kích cỡ thả giống (con/kg) Kích cỡ thu hoạch (gram/con) Thời gian nuôi trung bình (tháng) 3.000 - 4.000 25 - 30 16 – 18 600 - 800 20 - 25 10 – 12 3.6. Mùa vụ và kích cỡ thu hoạch nghêu thịt Đối với thị trường xuất khẩu thì kích cỡ nghêu thường từ 65-50 con/kg và với nghêu lớn từ 50 con trở xuống được tiêu thụ ở thị trường Châu Á và nội địa. Thời gian khai thác nghêu thịt rải rác trong năm tùy theo thời điểm giá cả hợp lý nhất, tuy nhiên, mùa vụ khai thác chính tập trung vào các tháng cuối năm. 3.7. Phương pháp thu hoạch Ngư cụ chuyên dùng: phương pháp cào, phương pháp chập, phương pháp dùng bàn cào có khung cào (50x10 cm) có túi lưới dài từ 1 – 2 m dùng tay kéo bàn cào, khi nước thủy triều rút. 4. Kết quả nuôi nghêu trong 6 năm (2005 - 2010) Qua hình 2 ta thấy: Diện tích nuôi nghêu bãi triều tăng từ 850 ha năm 2005 lên 1.089 ha năm 2010, bằng 128,12% so với năm 2005. Năm 2005 - 2007 diện tích nuôi nghêu toàn huyện có chiều hướng gia tăng. Năm 2007 – 2010 diện tích đi vào ổn định do chưa được quy hoạch tổng thể, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nuôi nghêu chưa quan tâm kịp thời. Tuy nhiên, sản lượng lại tăng nhanh do các hộ nông dân đã dần dần tích lũy được kinh nghiệm nuôi nghêu, sản lượng nghêu thương phẩm năm 2010 đạt 30.130 tấn, tăng 20.980 tấn so với năm 2005. Hình 2. Diễn biến diện tích, sản lượng ngao huyện Thái Thụy Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 145 Qua hình 3 cho thấy: Năng suất nuôi bình quân từ 11,6 tấn/ha năm 2005 tăng lên 1,68 tấn/ha năm 2009 và 27,66 tấn/ha năm 2010. Trong thực tế nhiều hộ năng suất đạt 40 – 50 tấn/ha, có hộ đạt mức cao 100 tấn/ha do mật độ nuôi cao, nhưng lại gặp rủi ro lớn trong sản xuất, khi điều kiện thời tiết khí hậu bất lợi dẫn đến nghêu chết hàng loạt, tổn thất về kinh tế và ô nhiễm môi trường ven biển. Hình 3. Biến động năng suất, sản lượng nghêu Qua hình 4 cho thấy: Giá trị sản lượng (theo giá cố định 94) đạt 52.505 triệu đồng năm 2006, tăng lên 148.150 triệu đồng năm 2010, tốc độ tăng trưởng đạt 19,2%/năm; Và giá trị thực tế năm 2006 đạt 73.034 triệu động, tăng lên 260.127 triệu đồng năm 2010. Bình quân 1 ha năm 2009 đạt 238,86 triệu đồng, năm 2010 là 314,74 triệu đồng. Hình 4. Diễn biến giá trị nghêu nuôi giai đoạn 2005 – 2010 Bên cạnh những kết quả đạt được, nghề nuôi nghêu còn bộc lộ những tồn tại cần được nghiên cứu và có giải pháp khắc phục: Nghề nuôi nghêu phát triển mang tính tự phát, chưa được đầu tư quy hoạch tổng thể. Cơ sở hạ tầng chủ yếu do hộ dân tự bỏ vốn đầu tư xây dựng, chưa được quan tâm hỗ trợ của Nhà nước nên số lượng còn ít, lượng nghêu giống sản xuất năm 2009 và 2010 mới đáp ứng được 5 – 8%. Đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng trong sinh sản nhân tạo giống nghêu tại địa phương còn chậm so với yêu cầu thực tiễn sản xuất. Giống nghêu chủ yếu cung ứng từ các tỉnh phía Nam: Bến Tre, Tiền Giang, Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh nên chi phí, tỉ lệ hao hụt trong qua trình vận chuyển thường cao. Giống ngao dầu của địa phương chưa được bảo tồn phát triển. Năng suất một số hộ nuôi nghêu tuy đạt cao, nhưng do nuôi mật độ dày nên luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nghêu chết hàng loạt khi gắp điều kiện thời tiết khí hậu bất lợi, làm tổn thất về kinh tế, gây ô nhiễm về môi trường. 5. Tiềm năng phát triển nuôi nghêu 5.1. Một số yếu tố tự nhiên cần cho phát triển nuôi nghêu Bảng 5. Một số yếu tố thủy lý, thủy hóa của vùng nghiên cứu huyện Thái Thụy Yếu tố Tốc độ dòng chảy (m/s) Chất đáy Độ mặn ( ‰) Thời gian phơi bãi (h) DO (mg/L) pH Nhiệt độ oC Giá trị 0,1 – 0,25 Bùn cát 15 – 25 4 – 6 4 – 6 6 – 7 5 – 35 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 146 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Huyện Thái Thụy có 48 xã với tổng số dân gần 270.000 người, tỉ lệ sinh tự nhiên là 1,4%. Dân số của 3 xã nghiên cứu là 4.452 hộ với 16.843 nhân khẩu. Số lao động là 9.003 người, trong đó lao động trong nghề đánh bắt, khai thác và nuôi trồng thủy sản chiếm 43,31%; lao động nông nghiệp chiếm 23,86%; các nghề khác trên 27%; lao động không có việc làm chiếm 5,68%. 5.2. Dự báo tình hình tiêu thụ sản phẩm nghêu Thị trường nội địa: Đến năm 2015, dân số Việt Nam sẽ là 90,1 triệu người và năm 2020 là 98,6 triệu người. Với mức tiêu dùng sản phẩm thủy sản 24 kg/người/năm thì đến năm 2015 cả nước ta tiêu thụ khoảng 2,16 triệu tấn (sản phẩm động vật thân mềm 2 vỏ là 0,43 triệu tấn) và đến 2020 toàn quốc tiêu thụ khoảng 2,36 triệu tấn thủy sản các loại. Thị trường xuất khẩu: mức tiêu dùng sản phẩm thủy sản trên thế giới là 19,1 kg/người/năm vào năm 2015; trong đó, nhu cầu động vật thân mềm và các động vật thủy sản khác ngoài cá là 4,8 kg/người/ năm vào năm 2015. Thị trường nhập khẩu mạnh vẫn chỉ là các nước thuộc khối EU, Mỹ, Nhật và Trung Quốc.... Qui trình sản xuất nghêu của Công ty AQUATEX BENTRE đã được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn MSC CoC đầu tiên tại Việt Nam, mở ra cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước trên thế giới, duy trì vị thế đứng đầu xuất khẩu mặt hàng nghêu tại Việt Nam. 6. Giải pháp 6.1. Con giống Cần phải xây dựng nhiều trại sản xuất nghêu giống hơn nữa đáp ứng cho nhu cầu nuôi của địa phương và các vùng lân cận trong thời gian tới. Đẩy mạnh công tác tập huấn chuyển giao và nhân rộng các kết quả đã đạt được cho các địa phương ven biển của tỉnh có tiềm năng phát triển nghề nuôi nghêu. 6.2. Phát triển nuôi đi đôi với bảo vệ môi trường và kiểm soát vệ sinh an toàn chất lượng sản phẩm Nghề nuôi nghêu rất dễ bị môi trường tác động bất lợi. Vì vậy, cần thiết phải củng cố hoàn thiện hệ thống đánh giá chất lượng môi trường nước vùng ven bờ để báo hiệu kịp thời tình hình sự cố môi trường biển. Định kỳ dọn dẹp vệ sinh bãi nuôi để thu gom các loại rác thải và vỏ nghêu chết nhằm tạo không gian sạch cho nghêu sinh sống và phát triển, đây cũng là tiêu chí mà tiêu chuẩn MSC bắt buộc phải thực hiện. Triển khai thực hiện tốt các qui định, nghị định của Chính phủ, Nhà nước. 6.3. Duy trì, phát triển thêm hệ thống rừng ngập mặn Bảo vệ và phát triển trồng mới rừng phòng hộ xung yếu đối với những bãi bùn, bãi cao, vùng ven sông để giảm bớt sự xáo trộn đất đai và ô nhiễm nguồn nước ven biển; làm nơi cư trú và phát triển cho ấu trùng các loài thủy sản nhằm đẩy nhanh tốc độ tái tạo nguồn lợi, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân đồng thời cũng góp phần giữ vững an ninh quốc phòng vùng ven biển. 6.4. Các giải pháp khác Giải pháp kỹ thuật, giải pháp đào tạo, giải pháp tuyên truyền, giáo dục, giải pháp xây dựng chính sách, thể chế, giải pháp về vốn, giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại. 6.5. Qui hoạch từng vùng nuôi Vùng nuôi nghêu được qui hoạch thành 3 vùng căn cứ vào thời gian phơi bãi: Vùng 1: Thời gian phơi bãi dài từ 8 – 10 giờ/ngày, Vùng 2: Thời gian phơi bãi 4 – 6 giờ/ngày, Vùng 3: Thời gian phơi bãi rất ít, bãi nuôi thường xuyên ngập nước. Bảng 6. Số liệu cơ bản qui hoạch các vùng nuôi STT Hạng mục Đơn vị Thụy Hải Thái Thượng Thái Đô Ghi chú 1 Diện tích khảo sát ha 350 160 340 2 Diện tích nuôi nghêu/vây Trong đó: - Vùng 1 - Vùng 2 - Vùng 3 ha ha ha ha 218/109 50/25 168/84 85,7/43 53,7/27 32/16 212/108 76,3/39 81,5/41 54,2/28 3 Lối đi truyền thống B = 50 m B = 30 m ha ha 27,1 0 5,7 0 15,9 4 Lối đi chăm sóc b = 5 m b = 2 m ha ha 7,1 2,7 2,7 0,9 7,3 2,4 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 147 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thái Thụy là một trong những huyện của tỉnh Thái Bình có nghề nuôi thủy sản nói chung và nuôi nghêu nói riêng phát triển mạnh, điều kiện tự nhiên khá phù hợp để phát triển nuôi nghêu; là huyện có diện tích nuôi thủy sản tương đối lớn 3.354 ha. Lực lượng lao động tham gia bảo vệ, khai thác nghêu của 3 xã Thái Đô, Thái Thượng, Thụy Hải rất dồi dào. Do các đặc trưng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên vì thế cơ cấu lao động ở ba xã ven biển Thái Đô, Thái Thượng, Thụy Hải phụ thuộc rất lớn vào ngành thủy sản, mà chủ yếu là nghề nuôi nghêu đang được chú trọng quan tâm và phát triển mạnh. Nguồn thu nhập từ con nghêu đem lại cho các hộ gia đình cũng khá ổn định hơn so với các nghề khác. Năm 2005 – 2007 diện tích nuôi nghêu toàn huyện có chiều hướng gia tăng. Năm 2007 – 2010 diện tích đi vào ổn định. Sản lượng nghêu thương phẩm năm 2010 đạt 30.130 tấn, tăng 20.980 tấn so với năm 2005. Doanh thu và giá cả đều có chiều hướng ngày càng tăng nhanh (đặc biệt ở giai đoạn từ 2005- 2010). Thị trường tiêu thụ mặt hàng nghêu thịt còn nhiều thuận lợi. Quy hoạch vùng nuôi nghêu ven biển Thái Thụy có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm cơ sở cho việc tổ chức nuôi nghêu có hiệu quả, đồng thời là cơ sở xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và cơ sở cho việc quản lý của các cấp, các ngành, góp phần đảm bảo an ninh trật tự vùng ven biển Thái Bình. 2. Kiến nghị Để có cơ sở phát triển lâu dài, bền vững các vùng đất bãi bồi ven biển, Nhà nước cần có chính sách giao đất, cho thuê đất có thời hạn sử dụng lâu dài cho các tổ chức, các hộ nuôi nghêu. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, chú trọng công tác trồng rừng mới, duy trì tốt hệ sinh thái ven biển hệ đa dang sinh học vùng cửa sông ven biển, quản lý kiểm soát thu hoạch nghêu và quản lý tốt chất lượng sản phẩm. Tỉnh Thái Bình cần có chính sách thu hút cán bộ kỹ thuật có trình độ về phục vụ cho địa phương nhằm tạo lực lượng đủ mạnh cho việc mở rộng, phát triển diện tích nuôi nghêu trong thời gian tới. Xây dựng trại sản xuất nghêu giống để cung cấp đủ giống cho địa phương, các địa phương khác trong toàn tỉnh và các vùng lân cận. Cần tập trung kinh phí để thực hiện các đề tài chuyên sâu như: Đánh giá tổng thể các mối nguy hại, tìm hiểu nguyên nhân gây chết đối với nghêu nuôi vào thời điểm nắng nóng hàng năm... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Chính, 1996. Một số loài động vật nhuyễn thể (Mollusca) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật: 72 – 73. 2. Ngô Anh Tuấn, 2007. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm. Bài giảng cao học Nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Nha Trang. 3. Nguyễn Thanh Tùng, 2007. Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu (Meretrix Lyrata Soverby, 1851) Bến Tre: 251tr. 4. Bộ Thủy sản – Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản, 2002. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Thái Bình đến năm 2010. 5. Viện Địa lý, 2005. Những vấn đề môi trường trong nuôi trồng thủy sản khu vực dải ven biển tỉnh Thái Bình và giải pháp cho phát triển bền vững:139 tr. 6. Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy, 2006. Quy hoạch vùng nuôi ngao bãi triều ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. 7. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thái Thụy, 2007. Báo cáo kết quả sản xuất thủy sản năm 2007, kế hoạch năm 2008 và định hướng phát triển 2010 – 2015. 8. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thái Thụy, 2010. Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2009, 2010. 9. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thái Thụy, 2010. Báo cáo đánh giá tổng kết phong trào nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn năm 2008 – 2010. 10. stenet.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_trang_tiem_nang_va_cac_giai_phap_qui_hoach_phat_trien_b.pdf
Tài liệu liên quan