Hiện trạng nhiệt độ, ẩm độ và cường độ ánh sáng của chuồng nuôi vịt đẻ tại trại vịt giống Vigova

Biến động của nhiệt độ có biên độ lớn giữa các thời điểm khác nhau trong ngày. So sánh giữa các tháng trong năm thì nhiệt độ điều hòa hơn. Do đó, cần chú ý chống nóng cho vịt vào những thời điểm nóng nực trong ngày, nhất là vào buổi chiều, lúc quả trứng đang tạo vỏ trong tử cung. Ẩm độ có sự khác nhau lớn giữa các tháng mùa khô và mùa mưa nhưng NC chưa thấy có sự ảnh hưởng xấu của ẩm độ cao đến tỷ lệ đẻ của vịt. Với hệ thống chuồng mở, ánh sáng tự nhiên ban ngày là dư thừa so với nhu cầu ánh sáng của vịt đẻ. Sử dụng bóng đèn dây tóc 75w với 4,125 w/m2 nền chuồng, bóng đèn treo cao 2,2 mét so với mặt đất cho cường độ ánh sáng vượt tiêu chuẩn của hãng Cherry Valley là 10 lux, có thể sử dụng bóng đèn có công suất thấp hơn. Cần thay đổi cách treo bòng đèn thẳng hàng sang cách treo so le để cường độ ánh sáng phân bố đều trong chuồng.

pdf9 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng nhiệt độ, ẩm độ và cường độ ánh sáng của chuồng nuôi vịt đẻ tại trại vịt giống Vigova, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯƠNG XUÂN TUYỂN – Hiện trang nhiệt độ ẩm độ và cường độ ánh sáng ... 1 HIỆN TRẠNG NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ VÀ CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG CỦA CHUỒNG NUÔI VỊT ĐẺ TẠI TRẠI VỊT GIỐNG VIGOVA Dương Xuân Tuyển1*, Lê Thanh Hải 1 và Hoàng Văn Tiệu2 1Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao TBKT chăn nuôi , số 85/841 Nguyễn Văn Nghi Phường 7 - Q. Gò Vấp - TP. HCM 2Viện Chăn nuôi - Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội Tác giả liên hệ : Dương Xuân Tuyển Tel: (08) 8.942.474 / 0913.774.977; Fax: (08) 8.958.864; Email: dxtuyen@gmail.com ABSTRACT Study on air temperature, relative humidity and light intensity in laying duck house The laying duck house of 600 m2 was open-sided house with metal roof. The litter was rice husk. SM meat-type duck breeders had free access to the out door ground. 33 electrical bulbs hung in straight lines were used in the house lit from 18:00h to 22:00h each day. Air temperature (0C) and relative humidity (%) was measured in the centre of the house at 6:00h, 10:00h, 13:30h, 18:00h and 22:00h in two-day intervals during 12 months of the year. Light intensity was measured once a week at the same daily time as mentioned above at a central point on the outdoor ground and 15 different points inside the house. Distance between the electrical bulb to the measuring machine and the measuring machine to the head of duck was 195 cm and 25 cm respectively. Data used for the calculation of correlation coefficient of daily egg number/female-air temperature and daily egg number/female-air relative humidity were from the day of 70% laying rate of ducks to the 38th laying week. Results of the study showed that for the air temperature in the house there was a great difference among time points of a day, but it was relatively equable among months in the year. Greater attention should be paid for rearing ducks in the noontime and early afternoon because it was hottest in the day. There was a large variation of air relative humidity among months of dry and rainy seasons, but it had no noticeable effects on laying rate of ducks. For light intensity, because it was open-sided house, there was plenty of light in day-time for laying ducks. In night-time when using electrical bulbs with the power of 75 w/bulb and 4.125 w/m2 of house ground the light intensity exceeded the standard of 10 lux advised by Cherry Valley company for SM laying ducks. But in order to light equally in the house electrical bulbs should be hung in alternate order instead of straight line hanging as it was used. Key words: Air temperature, relative humidity, light intensity, laying duck house. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiệt độ, ẩm độ và cường độ ánh sáng (AS) là 3 yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn đến thể trạng và năng suất vật nuôi cũng như hiệu quả kinh tế. Chúng ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh như mức tiêu thụ thức ăn (TA), nước uống hằng ngày, trạng thái sức khỏe, bệnh tật, tiết hóc- môn sinh dục (LH, FSH) liên quan đến sinh sảnDo đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến năng suất (NS) gia cầm. Theo (Yaha và cs, 2000) nghiên cứu (NC) ảnh hưởng của nhiệt độ (To) và ẩm độ (Ao) tương đối đến NS của gà đẻ, thấy rằng thay đổi của nhiệt độ có ảnh hưởng lớn hơn đến NS so với ảnh hưởng của ẩm độ tương đối. (Spinu và cs, 2003) theo dõi nhiệt độ và ẩm độ tương đối của 2 mùa tại Israel, yếu tố mùa vụ có ảnh hưởng đến tập tính và NS của gà. Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến mức tiêu thụ TĂ, NS trứng, độ dày vỏ trứng, phát triển lông của gia cầm đã được (AL Saffar và Rose, 2001,2002), (Wylie và cs, 2001) đề cập. Nhiều tác giả đã NC ảnh hưởng của cường độ AS đến NS sinh sản của gia cầm của (Yeh và Wang, ,1999); Leeson và cs, 2004; Lewis và cs, 2005 a,b). Quy trình nuôi dưỡng vịt giống ông bà SM của hãng Cherry Valley (Anh) đều cho rằng VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2008 2 cường độ chiếu sáng nhân tạo thích hợp tối thiểu là 10 lux. Sử dụng 1 bóng dây tóc 60 w cho 12 m2 chuồng nuôi. Đề tài được thực hiện tại trại vịt giống VIGOVA, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương năm 2005 nhằm theo dõi biến động trong ngày và qua các tháng trong năm của 3 yếu tố là nhiệt độ, ẩm độ tương đối và cường độ AS tự nhiên và nhân tạo, trong chuồng nuôi vịt đẻ SM là hệ thống chuồng mở tiêu biểu cho kiểu chuồng trại nhiệt đới, cũng như tương quan giữa nhiệt độ, ẩm độ tương đối/ngày và tỷ lệ đẻ.Từ đó, làm cơ sở cải tiến quy trình nuôi dưỡng phù hợp. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hệ thống chuồng trại và dụng cụ đo lường Mô tả hệ thống chuồng trại: Mỗi chuồng vịt đẻ có diện tích 600 m2, 12 mét (rộng) x 50 mét (dài) gồm 12 gian. Khung đà bằng sắt, mái lợp tôn, nền cát, tường 2 đầu chuồng xây kín, nhưng xung quanh xây thấp 1 mét để thông thoáng. Đây là kiểu chuồng mở thích hợp thời tiết khí hậu nhiệt đới. Mật độ nuôi 2,0-2,5 con vịt đẻ/m2 cho giống vịt cao sản hướng thịt CV- Super M. Sân chơi bằng gạch tàu, có trồng cây tạo bóng mát. Hệ thống đèn chiếu sáng: Sử dụng đèn dây tóc bóng tròn 75w. Giữa 2 gian chuồng là 1 dãy gồm 3 bóng (Xem sơ đồ 1.). Có tất cả 11 dãy gồm 33 bóng đèn, công suất trung bình (TB) 4,125 w/m2 (quy trình chăn nuôi của hãng Cherry Valley cho vịt ông bà CV Super M là 5 w/m2). Hệ thống đèn được bật sau 18 giờ cho đến 22 giờ. Thiết bị đo lường: Đo nhiệt độ và ẩm độ tương đối bằng đồng hồ cơ; đo cường độ ánh sáng (Lux) bằng máy Extech 401025 của Đài Loan. Phương pháp nghiên cứu Nhiệt độ và ẩm độ tương đối chuồng nuôi Thu thập số liệu vào các thời điểm 6h, 10h, 13h30, 18h và 22h trong ngày. Cứ 2 ngày thu thập số liệu 1 lần, trong suốt 12 tháng/năm. Vị trí đo giữa chuồng. Cường độ ánh sáng: Cứ 7 ngày đo 1 lần vào lúc 6h, 10h, 13h30, 18h (AS tự nhiên) và 22h (AS nhân tạo), trong suốt 12 tháng/năm. Gồm 16 điểm đo: 1 điểm ngoài sân, 15 điểm trong chuồng (xem sơ đồ 1.). Vị trí đặt máy đo cách mặt đất khoảng 25 cm (bằng khoảng cách từ mặt đất đến đầu con vịt đẻ) và cách nguồn sáng là 195 cm. Phương pháp đo theo hướng dẫn của hãng Extech. Sơ đồ 1. Vị trí đặt máy đo cường độ ánh sáng (trong chuồng từ 1 đến 15) Tương quan giữa nhiệt độ, ẩm độ tương đối/ngày và tỷ lệ đẻ: Bắt đầu từ lúc vịt đẻ 70% cho đến tuần đẻ 38 (tỷ lệ đẻ còn trên 60%), NC trên đàn vịt đẻ dòng mái SM. DƯƠNG XUÂN TUYỂN – Hiện trang nhiệt độ ẩm độ và cường độ ánh sáng ... 3 Xử lý số liệu Số liệu được xử lý thống kê trên máy tính bằng phần mềm Minitab Ver.12 . Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bằng General Linear Model (GLM) trong MINITAB. Đơn vị đo nhiệt độ là độ C (oC); của độ ẩm tương đối là (%) và cường độ ánh sáng là (Lux). KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN Biến động của nhiệt độ và ẩm độ tương đối trong ngày và trong năm Bảng 1. Nhiệt độ, ẩm độ tương đối tại từng thời điểm trong ngày và qua các tháng trong năm Thời điểm trong ngày Tháng Chỉ tiêu Tham số thống kê 6h 10h 13h30 18h 22h Bquân ngày n 16 16 16 16 16 80 Mean 22,34 29,22 32,03 28,22 25,19 27,40 Nhiệt độ StDev 1,26 1,17 1,18 1,13 0,93 3,54 n 16 16 16 16 16 80 Mean 83,50 55,94 45,47 66,75 74,81 65,29 1 Ẩm độ tương đối StDev 4,18 4,84 9,81 5,25 7,66 15,02 n 14 14 14 14 14 70 Mean 22,82 29,61 32,46 28,75 25,25 27,78 Nhiệt độ StDev 0,80 0,98 2,47 1,45 0,85 3,69 n 14 14 14 14 14 70 Mean 82,29 52,93 43,64 62,29 77,21 63,67 2 Ẩm độ tương đối StDev 4,86 4,48 4,43 5,50 3,22 15,24 n 15 15 15 15 15 75 Mean 23,00 30,07 34,40 29,33 25,9 28,54 Nhiệt độ StDev 1,96 1,86 1,45 0,82 0,99 4,16 n 15 15 15 15 15 75 Mean 85,07 52,83 41,67 57,67 75,73 62,59 3 Ẩm độ tương đối StDev 4,51 5,13 4,39 2,50 2,82 16,30 n 15 15 15 15 15 75 Mean 24,87 31,10 35,70 30,23 27,33 29,85 Nhiệt độ StDev 0,99 1,80 1,39 0,46 0,59 3,86 n 15 15 15 15 15 75 Mean 85,33 56,93 41,83 60,03 75,47 63,92 4 Ẩm độ tương đối StDev 2,82 9,74 5,59 3,56 2,36 16,14 n 16 16 16 16 16 80 Mean 25,19 32,16 35,09 29,16 26,97 29,71 Nhiệt độ StDev 0,68 1,49 2,82 2,28 1,07 4,00 n 16 16 16 16 16 80 Mean 87,19 55,75 46,69 67,13 79,56 67,26 5 Ẩm độ tương đối StDev 2,07 6,81 11,83 9,20 3,46 16,68 n 15 15 15 15 15 75 Mean 24,67 32,32 34,26 27,57 26,17 28,95 Nhiệt độ StDev 0,70 1,75 3,56 2,48 1,33 4,28 6 n 15 15 15 15 15 75 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2008 4 Thời điểm trong ngày Tháng Chỉ tiêu Tham số thống kê 6h 10h 13h30 18h 22h Bquân ngày Mean 87,93 56,07 52,90 74,70 80,93 70,70 Ẩm độ tương đối StDev 1,94 6,03 13,66 8,08 3,26 15,80 n 15 15 15 15 15 75 Mean 24,13 30,06 32,67 26,33 24,77 27,59 Nhiệt độ StDev 1,00 1,52 3,42 2,06 1,15 3,84 n 15 15 15 15 15 75 Mean 85,27 61,83 57,00 75,33 81,80 72,25 7 Ẩm độ tương đối StDev 2,74 8,48 12,04 8,78 4,07 13,57 n 16 16 16 16 16 80 Mean 24,66 31,28 32,53 27,63 26,31 28,48 Nhiệt độ StDev 0,63 1,48 3,14 1,78 1,12 3,49 n 16 16 16 16 16 80 Mean 87,00 57,75 53,38 70,94 79,94 69,80 8 Ẩm độ tương đối StDev 1,97 4,88 10,27 8,15 4,52 14,38 n 15 15 15 15 15 75 Mean 24,57 30,73 31,93 27,63 26,00 28,17 Nhiệt độ StDev 0,88 1,61 3,01 1,62 1,01 3,30 n 15 15 15 15 15 75 Mean 87,47 58,47 54,80 74,13 81,53 71,28 9 Ẩm độ tương đối StDev 3,18 6,12 11,32 7,04 2,85 14,44 n 15 15 15 15 15 75 Mean 24,43 31,83 33,80 27,33 25,70 28,62 Nhiệt độ StDev 0,53 1,46 1,37 1,37 1,24 3,82 n 15 15 15 15 15 75 Mean 87,80 52,73 47,67 75,13 80,87 68,84 10 Ẩm độ tương đối StDev 1,21 4,13 5,35 4,75 2,95 16,39 n 13 13 13 13 13 65 Mean 24,04 30,73 32,00 26,77 25,23 27,75 Nhiệt độ StDev 0,75 1,67 3,05 1,52 0,75 3,56 n 13 13 13 13 13 65 Mean 86,77 57,31 49,15 75,54 81,77 70,11 11 Ẩm độ tương đối StDev 2,49 5,94 6,67 4,75 2,49 15,30 n 15 15 15 15 15 75 Mean 22,37 27,80 29,77 26,23 23,83 26,00 Nhiệt độ StDev 1,06 2,19 2,60 1,81 1,48 3,26 n 15 15 15 15 15 75 Mean 81,20 58,20 54,13 69,20 77,33 68,01 12 Ẩm độ tương đối StDev 6,20 6,07 10,84 8,78 7,91 13,22 n 180 180 180 180 180 900 Mean 23,93 30,58 33,07 27,95 25,74 28,25 SE 0,10 0,15 0,22 0,15 0,10 0,13 Nhiệt độ StDev 1,39 2,01 2,97 2,01 1,39 3,86 Bình quân/ năm n 180 180 180 180 180 900 DƯƠNG XUÂN TUYỂN – Hiện trang nhiệt độ ẩm độ và cường độ ánh sáng ... 5 Thời điểm trong ngày Tháng Chỉ tiêu Tham số thống kê 6h 10h 13h30 18h 22h Bquân ngày Mean 85,58 56,41 49,05 69,02 78,88 67,80 SE 0,30 0,49 0,78 0,67 0,37 0,52 Ẩm độ Tương đối StDev 3,98 6,58 10,52 8,93 4,96 15,47 Nhiệt độ Nhiệt độ BQ trong ngày/cả năm là 28,250C, cao nhất tháng 4 (29,850C) và tháng 5 (29,710C). Đây là các tháng cuối mùa khô. Nhiệt độ thấp nhất tháng 12 (260C) và tháng 1 (27,4oC). Tính theo từng thời điểm trong ngày, TB cả năm, nhiệt độ cao nhất 13h30 (33,07oC), kế đến là 10h (30,58oC). Nhiệt độ về đêm (22h) chỉ còn 25,740C). Nhiệt độ thấp nhất lúc 6h sáng (23,9oC). Như vậy, biến động của nhiệt độ giữa các thời điểm khác nhau trong ngày là lớn, còn so sánh giữa các tháng/năm thì điều hòa hơn. Theo số liệu khí tượng thủy văn (Tổng cục thống kê, 2004) thì nhiệt độ BQ đo tại Vũng Tàu cao nhất tháng 4 và 5 (29,2-29,3oC) và thấp nhất là tháng 1, 2, 12 (25,6-26oC). Thời điểm nhiệt độ cao nhất 38,5oC lúc 13h30 và lạnh nhất là 18oC lúc 6h sáng. Nhiều tác giả đã NC và đưa ra cảnh báo sự ảnh hưởng xấu của nhiệt độ môi trường cao đến thể trạng và NS của gia cầm. Nhiệt độ cao làm giảm KL trứng, độ dày vỏ trứng và tăng tỷ lệ dập vỡ trứng gà (Yahav và cs, 2000). Theo (Al Saffar và Rose, 2001), so với nhiệt độ 21oC, các mức nhiệt độ cao hơn, đặc biệt là trên 25oC làm giảm mạnh NS trứng, tiêu thụ (TĂ) và tỷ lệ phần trăm của vỏ/khối lượng vỏ trứng. Bảng 2. Ảnh hưởng của các yếu tố về thời gian đến nhiệt độ và ẩm độ tương đối Chỉ tiêu Nguồn biến Độ tự do/DF Tổng bình phương hiệu chỉnh Trung bình bình phương hiệu chỉnh F P Tháng 11 926,3 84,21 29,59 0,000 Thời điểm trong ngày 4 9630,59 2407,65 845,93 0,000 Tương tác tháng *thờiđiểm 44 390,52 8,88 3,12 0,000 Nhiệt độ Sai số ngẫu nhiên 839 2387,92 2,85 Tháng 11 8564,3 778,6 18,87 0,000 Thời điểm trong ngày 4 165528,0 41382,0 1002,94 0,000 Tương tác tháng*thời điểm 44 5811,5 132,1 3,20 0,000 Ẩm độ tương đối Sai số ngẫu nhiên 839 34617,9 41,3 Ẩm độ tương đối Ẩm độ tương đối BQ ngày cao nhất là 72,25% tháng 7. Tiếp là tháng 9 (71,28%). Đây là các tháng mùa mưa của các tỉnh phía Nam. Ẩm độ thấp nhất tháng 3 (62,59%, kế là tháng 2 (63,67%) và tháng 4 (63,92%) là tháng mùa khô. Ẩm độ tương đối BQ năm là 67,8%. Tại từng thời điểm đo trong ngày, cao nhất là 6h sáng (85,58%) và thấp nhất 13h30 chiều (49,05%). Ẩm độ có biến động lớn, có thời điểm đo đựợc là 91% (6h sáng) và thấp nhất 30% (13h30). Ẩm độ tại Vũng Tàu cao nhất là 83% vào tháng 8 và thấp nhất 75% vào tháng 1 của năm 2004 (Tổng cục thống kê, 2004). (Yahav và cs, 2000) cho biết ẩm độ cao có ảnh hưởng không tốt đến một số chỉ tiêu NS của gà đẻ như: Khối lượng cơ thể, SL trứngTheo Spinu và cs, (2003), có sự khác nhau khá lớn về ẩm độ tương đối giữa các thời điểm trong ngày. Vào mùa hè, dao động từ 42% (14h) đến 68% VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2008 6 (8h sáng); về mùa đông từ 47% lúc 14h đến 664% lúc 8h sáng. Các tác giả đều thấy, về mùa hè gà tiêu tốn thời gian nhiều hơn cho các hoạt động: nằm, ăn, còn mùa đông thì gà tiêu tốn nhiều hơn cho đi lại, rỉa lông và uống nước. Do đó, khi biết to và Ao tương đối của chuồng nuôi tại các thời điểm khác nhau trong ngày, các tháng trong năm, chúng ta sẽ có biện pháp khắc phục ảnh hưởng xấu của nhiệt độ và ẩm độ đến vật nuôi. Tương quan giữa nhiệt độ, ẩm độ tương đối và tỷ lệ đẻ Nhiệt độ lúc 6 giờ sáng có tương quan dương, nhiệt độ lúc 18 giờ lại tương quan âm (mức độ tương quan là TB) với tỷ lệ đẻ. Nhiệt độ cao lúc 18 giờ có ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ đẻ của vịt. Có thể là do, đây là thời điểm trứng đã nằm trong tử cung và đang quá trình tạo vỏ cứng. Ẩm độ tương đối có tương quan dương với tỷ lệ đẻ, trong đó. Chú ý là lúc 13 giờ 30, 18 giờ cũng như TB ngày. Có lẽ vịt là loài thủy cầm, chịu được ẩm độ cao hơn các loài gia cầm khác. Biến động của cường độ ánh sáng trong ngày và trong năm Bảng 3. Biến động qua các tháng trong năm của cường độ ánh sáng tự nhiên và nhân tạo (lux) tại từng thời điểm trong ngày Trong chuồng Ngoài sân Tháng Tham sốT/kê 6h 10h 13h30 18h 22h 6h 10h 13h30 18h n 60 60 60 60 60 4 4 4 4 Mean 67 6205 3557 13 33 365 86550 95975 69 1 StDev 58 3601 1317 25 14 279 37300 11553 121 n 60 60 60 60 60 4 4 4 4 Mean 172 4714 3262 31 33 711 90975 64500 192 2 StDev 83 2052 1157 18 10 275 41204 26305 31 n 75 75 75 75 75 5 5 5 5 Mean 131 5052 3451 98 32 727 88200 61780 856 3 StDev 127 2312 1105 71 11 687 16485 41123 473 n 75 75 75 75 75 5 5 5 5 Mean 498 4200 3341 201 5 1994 82880 94920 1636 4 StDev 481 2098 1010 302 5 1078 33191 6720 2150 n 60 60 60 60 60 4 4 4 4 Mean 1010 3406 3267 53 13 4017 85450 103125 379 5 StDev 854 1449 938 49 13 1029 43249 13251 273 n 75 75 75 75 75 5 5 5 5 Mean 286 3778 3224 48 32 5130 78040 56500 381 6 StDev 334 1918 1499 53 20 6195 45605 40425 414 n 60 60 60 60 60 4 4 4 4 Mean 1311 1260 3000 247 48 4558 56800 51725 1593 7 StDev 1947 1773 1440 183 25 2773 40613 30490 914 n 60 60 60 60 60 4 4 4 4 Mean 1531 3787 3233 70 45 8880 59450 70100 804 8 StDev 2108 1956 1497 63 22 9012 40746 41328 546 n 75 75 75 75 75 5 5 5 5 Mean 2291 3527 2970 21 28 4542 79108 34320 163 9 StDev 3712 2226 1386 23 11 6294 46509 13738 91 10 n 60 60 60 60 60 4 4 4 4 DƯƠNG XUÂN TUYỂN – Hiện trang nhiệt độ ẩm độ và cường độ ánh sáng ... 7 Trong chuồng Ngoài sân Tháng Tham sốT/kê 6h 10h 13h30 18h 22h 6h 10h 13h30 18h Mean 613 5558 3165 2 27 2772 106675 51063 10 StDev 902 3142 1629 3 11 3589 22196 43114 20 n 60 60 60 60 60 4 4 4 4 Mean 2259 5804 3255 0 31 5994 64400 97275 0 11 StDev 2206 2862 1418 0 15 5814 28443 17269 0 n 90 90 90 96 90 6 6 6 6 Mean 269 6157 3918 0 34 807 102783 111117 0 12 StDev 343 3118 1796 0 15 863 31504 88562 0 n 810 810 810 810 810 54 54 54 54 Mean 842 4662 3322 65 29.9 3259 82575 74803 507 StDev 1725 2657 1397 134 19 4473 35748 44172 882 Min 2 370 890 0 0 73 10240 13750 0 BQ/ Năm Max 11820 15290 8380 1480 130 21600 136700 270000 5430 Ghi chú: Từ 6 h đến 18 h: ánh sáng tự nhiên; 22 h: ánh sáng nhân tạo (Bóng đèn tròn 75w). Bảng 4. Cường độ ánh sáng nhân tạo tại từng vị trí khác nhau trong chuồng Cường độ ánh sáng (Lux) Vị trí n Mean StDev Min Max 1 54 14,7 6,8 0 30,0 2 54 22,2 9,4 0 35,0 3 54 46,5 18,0 4,0 78,0 4 54 26,6 11,9 1,0 43,0 5 54 25,6 11,0 1,0 43,0 6 54 32,4 13,5 1,0 53,0 7 54 63,5 31,7 5,0 130,0 8 54 28,7 13,1 2,0 52,0 9 54 20,1 8,8 0 36,0 10 54 29,0 12,5 0 53,0 11 54 23,7 10,0 1,0 39,0 12 54 28,0 11,6 0 46,0 13 54 44,2 18,0 5,0 80,0 14 54 24,9 10,8 1,0 44,0 15 54 17,7 8,2 0 35,0 Chung 810 29,9 18,7 0 130,0 Bảng 5. Tổng hợp cường độ ánh sáng ban ngày (6h đến 18h) và tối (22h) Trong chuồng Ngoài sân Tham số thống kê Ngày Tối Ngày Tối n. 3240 810 216 0 Mean 2222,8 29,9 32.229 0 Min 0 0 0 0 Max 15290 130,0 270.000 0 Thời điểm 6 giờ sáng, cường độ AS đã thừa so với nhu cầu của vịt (QT của Cherry Valley). Lúc 18h, cường độ AS tự nhiên trong chuồng TB là 65 lux, có sự khác nhau lớn giữa các VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 13-Tháng 8-2008 8 tháng. Đặc biệt là 3 tháng cuối 10, 11 và 12) chỉ có từ 0 đến 2 Lux. Do đó, vào các tháng này cần chiếu sáng bổ sung cho vịt sớm hơn so với quy trình hiện tại. Cường độ AS nhân tạo lúc 22h có sự khác nhau lớn giữa các tháng, do phụ thuộc vào mức độ bám bụi của bóng đèn và hiệu điện thế nguồn điện. Giá trị TB cả năm là 29,9 lux, tháng thấp nhất là tháng 4, chỉ có 5 lux, do yếu tố khách quan là nguồn điện lưới. Tiêu chuẩn của Cherry Valley (Anh) quy định mức tối thiểu cho vịt đẻ SM là 10 lux. Nghiên cứu của (Leeson và Lewis, 2004) cho thấy, khi tăng cường độ AS nhân tạo từ 3lux lên 25lux từ thời điểm gà hậu bị 16 hoặc 20 tuần tuổi, làm tăng SL trứng của gà Shaver White và ISA Brown so với đàn gà nuôi với cường độ AS thấp hơn. Theo (Lewis và cs, 2005) thì đàn gà nuôi với cường độ AS 3 lux có tuổi đẻ trễ hơn so với nuôi với cường độ AS là 25 lux. Cường độ AS có khác biệt lớn giữa các vị trí trong chuồng. Rõ ràng, treo bóng đèn thẳng hàng làm cho cường độ AS phân bố không đều trong chuồng. Treo bóng đèn so le nhau, sẽ giải quyết được vấn đề này. Nếu nguồn điện ổn định về điện áp, có thể sử dụng bóng đèn với công suất thấp hơn (60w). KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận: Biến động của nhiệt độ có biên độ lớn giữa các thời điểm khác nhau trong ngày. So sánh giữa các tháng trong năm thì nhiệt độ điều hòa hơn. Do đó, cần chú ý chống nóng cho vịt vào những thời điểm nóng nực trong ngày, nhất là vào buổi chiều, lúc quả trứng đang tạo vỏ trong tử cung. Ẩm độ có sự khác nhau lớn giữa các tháng mùa khô và mùa mưa nhưng NC chưa thấy có sự ảnh hưởng xấu của ẩm độ cao đến tỷ lệ đẻ của vịt. Với hệ thống chuồng mở, ánh sáng tự nhiên ban ngày là dư thừa so với nhu cầu ánh sáng của vịt đẻ. Sử dụng bóng đèn dây tóc 75w với 4,125 w/m2 nền chuồng, bóng đèn treo cao 2,2 mét so với mặt đất cho cường độ ánh sáng vượt tiêu chuẩn của hãng Cherry Valley là 10 lux, có thể sử dụng bóng đèn có công suất thấp hơn. Cần thay đổi cách treo bòng đèn thẳng hàng sang cách treo so le để cường độ ánh sáng phân bố đều trong chuồng. Đề nghị: tiếp tục nghiên cứu và sử dụng kết quả nghiên cứu này để cải tiến quy trình chăn nuôi vịt hiện hành. TÀI LIỆU THAM KHẢO Al Saffar A.A. and S.P. Rose. (2001 a). Effect of temperature on the productive performance of laying hens. British Poultry Science (2001) 42: pp. 869-881. Al Saffar A.A. and S.P..Rose. (2002 b). Ambient temperature and the egg laying characteristics of laying fowl. World’s Poultry Science Journal, Vol. 58, Sept. 2002, pp. 317-331. Lewis,P.D., N. Ciccone, P.J. Sharp and S. Leeson.(2005a). Light intensity can influence plasma FSH and age at sexual maturity in domestic pullets. British Poultry Science. Vol. 46, No. 4 (Aug. 2005), pp. 506-509. Lewis, P.D., N. Ciccone, P.J. Sharp and S. Leeson. (2005b). Lighting regimens and plasma LH and FSH in broiler breeders. British Poultry Science. Vol. 46, No. 3 (June 2005), pp. 349-353. Leeson S and P.D. Lewis. (2004). Changes in light intensity during the rearing period can influence egg production in domestic fowl. British Poultry Science. Vol. 45, No. 3 (June 2004), pp. 316-319. Spinu, M. , S. Benveneste and A.A. Degen. (2003). Effect of density and season on stress and behaviour in broiler breeder hens. British Poultry Science. Vol. 44, No. 2 (May 2003), pp. 170-174. Tổng cục Thống kê (2004). Niên giám thống kê 2004 Yeh L.Y. and S.D. Wang.(1999). Effects of the photoperiod on first laying performance of breeding geese. Proc., First World Waterfowl conference. Dec. 1-4, 1999. Taichung, Taiwan, pp. 203-208. DƯƠNG XUÂN TUYỂN – Hiện trang nhiệt độ ẩm độ và cường độ ánh sáng ... 9 Yahav, S., D. Shinder, V. Razpakovski, M. Rusal and A. Bar. (2000). Lack of response of laying hens to relative humidity at high ambient temperature. British Poultry Science (2002) 41: 660-663. Wylie L.M., G.W. Robertson, M.G. Macleod and P.M. Hocking (2001): Effects of ambient temperature and restricted feeding on the growth of feathers in growing turkeys. British Poultry Science. Vol. 42, No.4 (Sept. 2001), pp. 449-455. *Người phản biện: TS. Nguyễn Thạc Hòa; TS. Trịnh Xuân Cư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb7_tuyen_164.pdf