Hiện trạng chăn nuôi bò thịt thâm canh trong nông hộ với quy mô nhỏ ở Quảng Ngãi

Nuôi bò thịt thâm canh ở nông hộ với quy mô nhỏ đã phát triển nhanh ở Quảng Ngãi. Số liệu điều tra qua 3 năm (2005-2007) ở vùng nuôi bò thâm canh cho thấy số lượng bò bán hàng năm trung bình 2,9 con/hộ với trọng lượng thịt 156,8 kg/con. Chăn nuôi thâm canh tồn tại 4 phương thức nuôi dưỡng tương ứng với mức đầu tư thức ăn bổ sung đó là bổ sung thức ăn tinh, thức ăn tinh và protein, thức ăn tinh và ure, và thức ăn tinh, protein và ure) và 3 nhóm thời gian nuôi (ngắn – 2,5-5,5 tháng, trung bình - 5,6-9,5 tháng và dài - 9,6-14 tháng.

pdf8 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng chăn nuôi bò thịt thâm canh trong nông hộ với quy mô nhỏ ở Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÊ ĐỨC NGOAN – Hiện trạng chăn nuôi bò thịt ... 1 HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ THỊT THÂM CANH TRONG NÔNG HỘ VỚI QUY MÔ NHỎ Ở QUẢNG NGÃI Lê Đức Ngoan* và Đặng Thanh Giang Đại học Nông Lâm Huế *Tác giả liên hệ: Lê Đức Ngoan Tel: (054) 5.37.292 / 0914.126.048; Fax: (054) 524.923; Email: ldngoan@gmail.com ABSTRACT Current status of intensive beef cattle production at small house holds in Quang Ngai province Intensive beef cattle production at small households has been quickly developed in Quang Ngai province. This study aimed at understanding current situation of existing production systems based on surveyed 75 households in 3 communes around Quang Ngai town. Results show that an average annual cattle sale was 2.9 heads/household with carcass weight of 156.8 kg. There were existing feeding systems (including concentrate, protein supplement, urea supplement, and both urea and protein supplement), and 3 categories of animal keeping time (short, medium and long time). An average keeping time was 8.9 months that divided into 2 stages, including pre-fattening (6.5 months) and fattening (2.4 months). Main seasons for buying animal breeding were in January -February and for selling beef cattle in September to December. In conclusion, intensive beef cattle production at small scale was an appropriate system in relation to socio-economic conditions of households living around Quang Ngai city. It is necessary to determine economically impact before dissemination. Key words: intensive beef cattle production; small households ĐẶT VẤN ĐỀ Quảng Ngãi có số lượng bò lớn thứ năm sau Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định và Gia Lai (gần 245 ngàn con năm 2006) và sản lượng thịt bò đứng thứ hai sau Bình Định (7900 tấn năm 2006) của cả nước (TCTK, 2007). Thu nhập từ chăn nuôi bò chiếm 21% tổng thu trong nông nghiệp của tỉnh (UBND QN, 2007). Trong khi đó, những nơi chăn nuôi bò thâm canh nguồn thu nhập chiếm đến 70% tổng thu của gia đình (RUDEP, 2005). Nguời nông dân ở nông thôn có thể thoát nghèo và cải thiện đời sống của họ thông qua việc thâm nhập vào thị trường chăn nuôi bò thịt (Huỳnh Thị Ánh Phương, 2008). Nhiều vùng chăn nuôi bò thịt thâm canh đã hình thành như Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng, Tịnh An... Nhiều hộ chăn nuôi ở Nghĩa Dũng ăn nên làm ra với mô hình chăn nuôi này (Đào Bằng Linh, 2008). Phương thức chăn nuôi này được áp dụng trong những nông hộ gần nơi tiêu thụ sản phẩm, có diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp nhưng có khả năng về nhân lực và nguồn vốn (RUDEP, 2003). Họ mua bò giống và nuôi nhốt tại chuồng, bổ sung thêm thức ăn tinh, thức ăn giàu protein và bổ sung ure. Để hiểu rõ hơn phương thức chăn nuôi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò thịt thâm canh trong nông hộ với quy mô nhỏ ở Quảng Ngã. Đề tài nhằm cung cấp tư liệu về phương thức, quy mô và thị trường chăn nuôi bò thâm canh ở nông hộ với quy mô nhỏ. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu Đề tài được tiến hành ở những hộ nuôi bò thịt thâm canh ở các xã Nghĩa Dũng, Tịnh An và VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 14-Tháng 10-2008 2 Nghĩa Thuận. Đây là những nơi có chăn nuôi bò thịt phát triển mạnh. Xã Nghĩa Dũng đại diện vùng ven thành phố, xã Tịnh An - vùng đồng bằng, bãi chăn thả hạn chế, chịu ảnh hưởng mạnh của lũ lụt, và xã Nghĩa Thuận – vùng đồng bằng, chịu ảnh hưởng ít của lũ lụt. Hộ nghiên cứu phải thỏa mãn các tiêu chí: đã và đang có hoạt động nuôi bò thịt thâm canh (nuôi nhốt, cho ăn tại chuồng, bổ sung thức ăn và có thời gian vỗ béo trước khi bán) và đại diện cho các nhóm hộ (khá, trung bình). Dựa vào tiêu chí trên chọn 25 hộ/xã (75 hộ điều tra). Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin Thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn với phiếu điều tra và họp nhóm để kiểm tra lại độ chính xác của số liệu thu được. Phiếu điều tra được lập dựa trên nội dung của nghiên cứu và chỉnh sửa sau khi tiến hành điều tra thử trên 5 hộ. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Trong quá trình điều tra (năm 2007-2008), chúng tôi nhận thấy ở các xã điều tra có những điểm chung về (i) đầu tư thức ăn và (ii) thời gian nuôi bò thịt. Vì vậy khi xử lý số liệu, chúng tôi phân theo 2 loại hình: loại thứ nhất theo đầu tư thức ăn-gọi là phương thức nuôi, bao gồm nhóm sử dụng thức ăn tinh (T: cám gạo, bột ngô, bột sắn, bột lúa, gạo), nhóm sử dụng thêm thức ăn giàu protein (P: bột cá, khô lạc, bột các loại đậu hay thức ăn đậm đặc), nhóm bổ sung Ure (U: ngoài các loại thức ăn tinh thường, có bổ sung thêm Ure), và nhóm bổ sung cả thức ăn giàu protein và Ure (P&U). Loại thứ hai theo thời gian nuôi, bao gồm nhóm nuôi với thời gian ngắn (ngắn): 2,5-5,5 tháng, trung bình: 5,6 – 9,5 tháng, và trên 9,6- 14 tháng. Phân theo tiêu chí người chăn nuôi đề xuất. Sử lý số liệu Số liệu được xử lý trên Excel 2007 và SPSS ver 10. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Quy mô nuôi bò Bảng 1. Số lượng và trọng lượng bò bán trong 3 năm 2005-2007 của các nhóm hộ Tính chung* Phương thức nuôi Tiêu chí T P U P&U Mean SE Số con bán 2,5 2,7 3,1 2,7 2,7 1,1 2005 Trọng lượng (kg thịt/con) 146,4a 159,4b 151,4c 155,9b 155,0b 13,5 Số con bán 3,2 3,1 3,2 2,9 3,0 1,0 2006 Trọng lượng (kg thịt/con) 155,9a 161,9b 156,4a 156,3a 158,2b 13,7 Số con bán 2,8 2,8 3,6 3,2 3,1 1,3 2007 Trọng lượng (kg thịt/con) 144,1a 161,4b 157,4c 157,4c 156,8c 15,3 *M: Trung bình, S: Độ lệch chuẩn.a≠ b≠c: trong cùng hàng (p<0.05). Điều tra qua 3 năm (2005-2007) cho thấy, số lượng bò bán hàng năm biến động không lớn (2,7-3,1 con/hộ) và không sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các phương thức nuôi (Bảng 1). LÊ ĐỨC NGOAN – Hiện trạng chăn nuôi bò thịt ... 3 Tương tự, khối lượng bò bán hàng năm cũng không sai khác (155-158,2 kg thịt/con) và có sai khác giữa các phương thức nuôi dưỡng (Bảng 1). Khối lượng thịt của bò nuôi bằng thức ăn tinh thấp hơn các khẩu phần khác. Điều này cho thấy, đầu tư thức ăn ảnh hưởng lớn đến khối lượng bò ở thời điểm bán. Kết quả điều tra trên 75 hộ nuôi bò với tổng số 231 con cho thấy, đa số nuôi theo phương thức P&U (37,2%) và P (32,1%), và phần lớn bò được nuôi với thời gian dài (9,6-14 tháng; 49% so tổng số bò điều tra) và trung bình (33,3%), và nuôi với thời gian ngắn (dưới 5,5 tháng; 17,7%) chiếm tỷ lệ thấp (Bảng 2). Bảng 2. Số lượng bò phân theo phương thức nuôi dưỡng và theo thời gian nuôi (con) Phương thức nuôi Thời gian nuôi* T P U P&U Tính chung** Ngắn 4 (9,8) 14 (34,1) 11(26,8) 12 (29,3) 41 (17,7) Trung bình 10 (13,0) 28 (36,4) 15 (19,5) 24 (31,1) 77 (33,3) Dài 17 (15,1) 32 (28,3) 14 (12,4) 50 (44,2) 113 (49,0) Tổng 31(13,4) 74 (32,1) 40 (17,3) 86 (37,2) 231 *số trong ngoặc đơn là tỷ lệ theo hàng ngang (tính chung); và ** tỷ lệ theo hàng dọc. Hoạt động nuôi bò thịt tại các nông hộ điều tra Giống và thời gian nuôi Kỹ thuật được áp dụng trong chăn nuôi bò thịt thâm canh trong nông hộ ở Quảng Ngãi hiện nay là sự kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và những tiến bộ kỹ thuật mới. Giống bò. Nhiều giống bò được nuôi thịt như bò vàng Việt Nam, bò Lai Sind, lai BramandPhổ biến nhất là giống bò Lai Sind. Việc chọn giống phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế và sở thích của từng hộ. Những hộ có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đầu tư cao thì thích bò có tỷ lệ máu ngoại cao (3/4). Những hộ đầu tư ở mức trung bình thì thích bò cỡ ½ máu ngoại. Còn những hộ đầu tư thấp, nuôi lâu dài thì thường chọn những con có tỷ lệ máu ngoại thấp hơn (1/4). Tuy nhiên, cần lưu ý là sự đánh giá về tỷ lệ máu ngoại chỉ mang tính cảm quan bằng mắt thường nên tỷ lệ đó chỉ mang tính tương đối. Cách đánh giá tỷ lệ máu ngoại thường dựa vào một số đặc điểm ngoại hình như cuống rốn, ướm bò, tai, màu lông Thời gian nuôi. chia thành 3 nhóm: ngắn (2,5-5,5 tháng), trung bình (5,6-9,5 tháng) và dài (9,6-14 tháng). Thời gian người chăn nuôi nuôi bò chịu ảnh hưởng bởi tiềm lực kinh tế hộ (tiềm lực kinh tế mạnh thời gian nuôi ngắn), điều kiện thời tiết khí hậu (thời gian nuôi bị rút ngắn để tránh lũ và thiếu thức ăn xanh), giá cả của thị trường bò thịt, nhu cầu tiền mặt của gia đình... Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi bò Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi bò bao gồm cỏ trồng, cỏ cắt ngoài đồng, phụ phẩm các loại: rơm, thân lá ngô, dây lang, ngọn lá mía và thức ăn bổ sung: cám gạo, bột ngô, bột mỳ, lúa, lạc củ, khô dầu lạc, bột cá, thức ăn công nghiệp các loại... Một điểm đáng chú ý là sử dụng ure cho bò ăn, do các cơ quan khuyến nông chuyển giao cho người dân qua các lớp tập huấn. Tình hình sử dụng thức ăn thô, phụ phế phẩm Cỏ trồng: là thức ăn thô quan trọng nhất trong chăn nuôi bò thịt hiện nay ở nông hộ. Tất cả các hộ nuôi bò đều trồng cỏ, với diện tích cỏ khoảng 0,5-1,5 sào/con. Có thể nói trồng cỏ (cỏ VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 14-Tháng 10-2008 4 Voi), và diện tích cỏ trồng là một yếu tố quan trọng quyết định đến quy mô và hiệu quả chăn nuôi bò trong nông hộ hiện nay. Rơm lúa: là thức ăn chủ lực truyền thống của trâu, bò. Ngày nay trong chăn nuôi bò thịt bán thâm canh, rơm chủ yếu được sử dụng cho bò ăn dặm để ổn đinh tiêu hoá, làm thức ăn dự trữ và lót chuồng vào mùa lạnh. Một số phụ phẩm từ cây trồng như thân lá ngô, ngọn lá mía, dây lang, cây lạc, các loại đậucũng được sử dụng làm thức ăn cho bò. Nhưng chúng được sử dụng không thường xuyên, chỉ vào những lúc thu hoạch và tuỳ theo vùng sinh thái. Thức ăn thô cho bò chủ yếu cho ăn tươi. Việc chế biến bảo quản nếu cũng chỉ là phơi khô rơm lúa, thân lac Ngoài ra, không còn có biện pháp bảo quản nào. Kết quả trên phù hơp với các nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả (Nguyễn Xuân Bả và CTV, 2005; RUDEP, 2003) trên các vùng sinh thái ở tỉnh Quảng Ngãi. Tình hình sử dụng thức ăn tinh Số liệu ở bảng 3 cho thấy, hơn 80% các hộ đều sử dụng bột sắn, cám gạo, bột ngô và cám công nghiệp, khoảng 50% số hộ bổ sung ure. Điều này cho thấy mức đầu tư cao trong chăn nuôi bò thịt ở 3 xã điều tra so với các kết quả điều tra trước đây (Nguyễn Xuân Bả và CTV, 2005; RUDEP, 2003). Bảng 3. Tình hình sử dụng thức ăn tinh ở các nhóm hộ T (11 hộ) P (26 hộ) U (11 hộ) P&U (27 hộ) Tính chung (75 hộ) Loại TA n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) Bột sắn 11 100 23 88,5 7 63,6 23 85,2 64 85,3 Cám gạo 8 73,0 14 53,8 4 36,4 19 70,4 45 80,0 Bột ngô 11 100 23 88,5 10 90,9 24 88,9 68 90,7 Tinh khác 1 9,5 7 26,9 6 54,5 3 11,1 17 22,7 Cám CN 0 0 24 92,3 0 0 21 77,8 45 80,0 Protein khác 0 0 9 34,6 0 0 9 33,3 18 24,0 Ure 0 0 0 0 11 100 27 100 38 50,7 Muối 2 19,0 2 7,7 1 9,0 18 66,7 23 30,7 [Nguồn: Điều tra, 2008] Sử dụng thức ăn theo các phương thức nuôi khác nhau Thông thường, người dân nuôi bò thịt thành 2 giai đoạn (trước vỗ béo: 6,5 tháng) và vỗ béo (2,4 tháng). Bảng 4 cho thấy, mức độ đầu tư thức ăn tinh ở hai giai đoạn có sự chênh lệch rất lớn ở tất cả các nhóm. Lượng thức ăn tăng lên nhiều trong giai đoạn vỗ béo so với giai đoạn trước (1,2 – 1,6 so với 2,5 – 3,3 kg/con/ngày). Sự biến động của lượng thức ăn hàng ngày ở mỗi nhóm hộ khá cao từ 0,2-0,4 kg/con/ngày ở giai đoạn trước vỗ béo và 0,1-0,8 kg/con/ngày ở giai đoạn vỗ béo. Nhóm T sử dụng thức ăn tinh thấp hơn các nhóm khác ở cả 2 giai đoạn. LÊ ĐỨC NGOAN – Hiện trạng chăn nuôi bò thịt ... 5 Bảng 4. Mức đầu tư thức ăn tinh phân theo giai đoạn nuôi Tính chung n= 75 T n = 11 P n= 26 U n= 11 P&U n= 27 Mean SE Thời gian (tháng) 6,4 6,2 6,4 6,8 6,5 2,1 Thức ăn tinh (kg/ngày) 1,2 1,6 1,6 1,4 1,5 0,5 Protein (%) 6,2 6,2 9,6 9,5 7,9 2,9 Trước vỗ béo Giá (1.000 đồng/kg) 3,0 3,1 3,2 3,1 3,1 0,3 Thời gian (tháng) 2,9 2,3 2,2 2,4 2,4 0,9 Thức ăn tinh (kg/ngày) 2,5 3,0 3,2 3,3 3,1 0,8 Protein (%) 6,2 8,7 10,7 12,1 9,9 2,4 Vỗ béo Giá (1.000 đồng/kg) 3,0 3,6 3,2 3,4 3,4 0,3 [Nguồn: Điều tra, 2008]. Hàm lượng protein trong khẩu phần ở các nhóm chênh lệch khá lớn do việc bổ sung ure và thức ăn giàu protein. Hàm lượng protein trong khẩu phần thấp nhất ở nhóm T (6.2%) và cao ở nhóm U và P&U (9,5-9,6% giai đoạn trước vỗ béo, 10,7-12,1% giai đoạn vỗ béo). Giá thành thức ăn giữa các nhóm không khác nhau nhiều, chỉ có nhóm P cao hơn chút ít vì bổ sung thức ăn giàu protein đắt tiền. Nếu tính giá trên tỷ lệ protein trong khẩu phần thì ta thấy, nhóm U và nhóm P&U có giá thấp (300 đồng/1% protein), tiếp đến là nhóm P (400 - 500 đồng/1% protein) và nhóm T cao hơn cả (500 đồng/1% protein). Sử dụng thức ăn tinh theo nhóm thời gian nuôi khác nhau Bảng 5. Mức đầu tư thức ăn tinh theo thời gian nuôi bò Tính chung n= 231 Thời gian nuôi Ngắn n= 41 Trung bình n= 77 Dài n= 113 Mean SE Thời gian (tháng) 2,2 4,9 8,6 6,2 2,8 Thức ăn tinh (kg/ngày) 1,6 1,5 1,5 1,5 0,5 Protein thô (%) 8,2 7,6 8,3 8,0 2,9 Trước vỗ béo Giá (1.000 đồng/kg) 3,1 3,1 3,1 3,1 0,3 Thời gian (tháng) 2,2 2,4 2,4 2,4 0,9 Thức ăn tinh (kg/ngày) 3,1 3,2 3,0 3,1 0,8 Protein thô (%) 10,5 9,9 10,0 10,1 2,4 Vỗ béo Giá (1.000 đồng/kg) 3,4 3,4 3,4 3,4 0,4 [Nguồn: Điều tra, 2008]. Bảng 5 cho thấy, thời gian nuôi bò dài ngắn khác nhau chủ yếu là sự sai khác ở giai đoạn trước vỗ béo. Ở nhóm nuôi với thời gian ngắn (trung bình 4,4 tháng), thời gian nuôi ở 2 giai đoạn như nhau, trong khi ở nhóm trung bình (7,3 tháng) giai đoạn trước vỗ béo 4,9 tháng, và ở nhóm thời gian dài (11 tháng) giai đoạn nuôi trước vỗ béo 8,6 tháng. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 14-Tháng 10-2008 6 Lượng thức ăn tinh ở giai đoạn trước chỉ bằng 50% của giai đoạn vỗ béo (1,5-1,6 so với 3,0- 3,2 kg/ngày). Trong khi đó, hàm lượng protein và giá thành thức ăn ở các hình thức nuôi cũng không có sự khác nhau. Do đó có thể nói rằng, sự khác nhau về thời gian nuôi và mức đầu tư từng giai đoạn là 2 yếu tố tạo nên sự khác nhau về kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi giữa các nhóm. Hoạt động mua bán bò của nông hộ Thời điểm mua bò của người dân rải rác quanh năm. Thường thì sau khi bán bò lớn, người dân mua bò nhỏ vào thay thế ngay. Chỉ ở những vùng ảnh hưởng mạnh của lũ lụt thì có thể mua vào cuối mùa lũ và bán trước khi lũ đến, hoạt động mua bán bò thịt được thể hiện ở đồ thị 1. Đồ thị 1. Số lượng bò mua, bán theo các tháng trong năm Qua biểu đồ trên cho thấy, 2 tháng mua bò vào nuôi nhiều nhất là tháng 1 và tháng 2. Tháng 1 có lượng bò được mua vào nuôi nhiều nhất là vì sau khi bán bò lớn ở tháng 12 (tháng bán nhiều nhất), người dân tiếp tục đi mua bò về nuôi lứa tiếp theo, đây cũng là tháng bắt đầu kết thúc mùa lũ lụt và thời tiết ấm dần lên. Lượng bò mua vào giảm nhanh vào các tháng tiếp theo và thấp nhất vào tháng 4, 5, sau đó tăng lên nhưng không đáng kể. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu trước đây (Doyle & Lê Đức Ngoan, 2007; Huỳnh Thị Ánh Phương, 2008). Để đi đến quyết định mua bò, người dân dựa vào nhiều chỉ tiêu như tuổi, khối lượng, thể trạng, ngoại hình.. của con bò. Trong đó, ngoại hình đối với họ là quan trọng nhất. Mặc dù chỉ được đánh giá bằng mắt thường nhưng sự “đẹp”; “xấu” của ngoại hình có khi khiến cho giá mua bò có thể chênh lệch từ 300-500 nghìn đồng/con. Một con bò được xem là “đẹp” khi thoả mãn các chỉ tiêu như: thân cao dài, lưng dài, vai rộng, ức sâu, mông nở, bốn chân chắc khoẻ, cuống đuôi lớn, miệng bằng (bè và rộng), da mỏng, lông mịnvà một số yếu tố khác. Tuỳ vào mức độ “đẹp” của ngoại hình mà những con bò có cùng khối lượng, phẩm giống được mua với những giá khác nhau. Hoạt động bán bò cũng diễn ra quanh năm. Bán bò phụ thuộc vào một số yếu tố như: mức độ béo của bò, giá thị trường, nhu cầu tiền mặt... Độ béo của bò Đây là tiêu chí quan trọng nhất có ảnh hưởng chủ yếu quyết định bán bò của người dân. Nếu không có lý do đặc biệt nào thì chỉ khi bò “đủ béo” người dân mới bán bò vì bán được giá. 0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Số bò mua; bán trong tháng Mua Bán LÊ ĐỨC NGOAN – Hiện trạng chăn nuôi bò thịt ... 7 Người dân đánh giá sự “đủ béo” của bò dựa vào quan sát bằng mắt thường. Một con bò được coi là béo khi có thân hình đầy đặn, nhìn không thấy hằn xương sườn nổi lên, xương bả hông ít nhô, lông da bóng mượt Giá cả thị trường Đây cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng, tùy theo giá cả thị trường ở các thời điểm nhạy cảm trong năm mà người dân có những sự điều chỉnh về nuôi dưỡng để đảm bảo bò đủ “béo” khi bán. Nhu cầu tiền mặt của gia đình Đây cũng là một yếu tố không nhỏ tác động đến quyết định bán bò. Không phải tất cả, nhưng có một số hộ phải bán bò của mình vì lý do cần tiền mặt cho một số việc như: cho con đi học, xây nhà, lễ lạc... Kết quả này phù hợp với nhận xét của Hùynh Thị Ánh Phương (2008) khi tiến hành nghiên cứu sự tham gia thị trường bò thịt của nông hộ ở Quảng Ngãi. Ngoài ra, một số yếu tố như thời tiết khí hậu, tình hình dịch bệnh...cũng có tác động đến quyết định bán bò của người dân. Thị trường tiêu thụ bò thịt ở Quảng Ngãi khá thuận lợi, ngoài thị trường tiêu thụ thịt tươi nội tỉnh và xuất đi Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh...thì Quãng Ngãi còn nổi tiếng với nghề làm “bò khô”. Nhu cầu thịt tươi nguyên liệu hàng ngày là rất lớn, vì vậy việc tiêu thụ bò thịt ở đây ít khi gặp phải khó khăn trở ngại lớn nào. Mặc dù vậy, không phải là người chăn nuôi bò thịt ở Quãng Ngãi không gặp phải khó khăn nào trong việc bán bò. Hiện nay, thị trường bò thịt vẫn chưa hình thành một cách chính thống, chưa có căn cứ nào để xác định giá thịt hơi của bò. Sản phẩm chính yếu của bò thịt là thịt, tỷ lệ thịt xẻ biến động rất lớn tùy thuộc vào giống, mức độ béo gầy, đặc điểm ngoại hình. nên người ta không thể định giá bò hơi được. Việc mua bán bò vẫn hoàn toàn là bán “hóa”, bán “quạ” chứ không cân như bán các vật nuôi khác. Những người chăn nuôi thì ít có kinh nghiệm đánh giá hơn người mua bò nên phần thiệt thường thuộc về phía người dân. Bên cạnh đó, các lái bò và chủ lò mổ có thể liên kết với nhau để “ghìm” giá bò, thông tin về giá thịt thường lại do họ cung cấp cho người dân... Điều đó gây không ít khó khăn và thiệt hai cho người chăn nuôi bò. Lượng bò bán ra lớn vào các tháng 9, 10, 11 và 12 , bởi vì đây là thời điểm bắt đầu vào mùa mưa lũ nên ở những vùng chịu ảnh hưởng mạnh bán bò để tránh lũ (đồ thị 1). Tuy nhiên, thời điểm bán chủ yếu là tháng 12 vì nhu cầu thịt bò cao nhất trong năm và giá bò cũng cao nhất. KẾT LUẬN Nuôi bò thịt thâm canh ở nông hộ với quy mô nhỏ đã phát triển nhanh ở Quảng Ngãi. Số liệu điều tra qua 3 năm (2005-2007) ở vùng nuôi bò thâm canh cho thấy số lượng bò bán hàng năm trung bình 2,9 con/hộ với trọng lượng thịt 156,8 kg/con. Chăn nuôi thâm canh tồn tại 4 phương thức nuôi dưỡng tương ứng với mức đầu tư thức ăn bổ sung đó là bổ sung thức ăn tinh, thức ăn tinh và protein, thức ăn tinh và ure, và thức ăn tinh, protein và ure) và 3 nhóm thời gian nuôi (ngắn – 2,5-5,5 tháng, trung bình - 5,6-9,5 tháng và dài - 9,6-14 tháng. Tính chung cho các phương thức, thời gian nuôi bò thịt trung bình 8,9 tháng/con, chia làm 2 giai đoạn: trước vỗ béo (6,5 tháng) và vỗ béo (2,4 tháng). Tuy nhiên, thời gian nuôi trước vỗ béo khác nhau, nhưng thời gian nuôi vỗ béo như nhau ở 3 nhóm thời gian nói trên. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 14-Tháng 10-2008 8 Mua bò xảy ra chủ yếu vào các tháng 1, 2 và bán từ tháng 9 đến 12. Mua, bán bò do người trung gian quyết định về khối lượng thịt và chủ động ấn định giá cả. Tóm lại, nuôi bò thịt thâm canh với quy mô nhỏ là phương thức phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của nông hộ vùng ven thành phố Quảng Ngãi. Các mô hình này cần được đánh giá hiệu quả kinh tế cụ thể trước khi nhân rộng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Doyle, P. và Lê Đức Ngoan (2007). Báo cáo cuối cùng dự án “Cải tiến hệ thống chăn nuôi bò thịt ở miền Trung Việt Nam” – LPS/2002/078. ACIAR Project File. Đào Bằng Linh (2008). Thành phố Quảng Ngãi vỗ béo thành công nơi đất chật người đông. Tạp chí Chăn nuôi, Số 1 (107): 23-24. Huỳnh Thị Ánh Phương (2008). Các yếu tố ảnh hưởng đên sự tham gia thị trường của nông hộ chăn nuôi nhỏ ở nông thôn: Nghiên cứu tại xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. Luận văn thạc sĩ, Số 44. Đại học KHNN Thụy Điển. Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Tiến Văn, Lê Văn Phước, Hồ Trung Thông, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Hữu Văn (2005). Báo cáo hiện trạng và tiềm năng nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại ở Quảng Ngãi. ACIAR Project LPS/2002/078 ‘Improved Beef Production in Central Vietnam’. RUDEP (2005). Implications of Lessons Learnt for Pro-Poor Extension Systems & Methods. Paper presented at the Training-Workshop in Rural Development: Theory and Practice - organised by RDVIET project, Hue, June, 2005. Tổng cục thống kê (2007) Niên giám Thống kê (2006) Nhà xuất bản Tổng cục Thống kê Hà Nội 2007. UBND QN (Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi) (2007). Báo cáo dự án cải tạo và phát triển đàn bò tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2002-2006. Tháng 1/2007. Người phản biện: TS. Đinh Xuân Tùng; TS. Đinh Văn Tuyền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb2_ngoan_8844.pdf