Hệ số ứng xử trong tiêu chuẩn thiết kế các công trình chịu động đất TCVN 9386:2012
Qua bài báo này chúng ta hiểu được hệ số
ứng xử và qui định sử dụng trong tiêu chuẩn
thiết kế công trình chịu động đất (TCVN
9386:2012, 2012), nó phụ thuộc vào độ dẻo và
hệ kết cấu. Độ dẻo phụ thuộc vào các tính chất
vật liệu tạo nên hệ kết cấu, cách thức cấu tạo cốt
thép, chiều dài neo, cách bố trí cốt thép đai, lực
dính giữa cốt thép và bê tông, hàm lượng cốt
thép đai trong bê tông,.
Hệ kết cấu phụ thuộc vào loại hệ kết cấu, bậc
siêu tĩnh, các giả thiết đơn giản hóa được sử
dụng trong việc mô hình hóa tác động địa chấn,
sơ đồ tính, cách liên kết giữa phần thân và phần
móng của công trình, cách thức bố trí khớp dẻo
dự kiến (đầu dầm, đầu cột, chân cột, ).
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 21/03/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ số ứng xử trong tiêu chuẩn thiết kế các công trình chịu động đất TCVN 9386:2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 55 (11/2016) 117
BÀI BÁO KHOA HỌC
HỆ SỐ ỨNG XỬ TRONG TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH
CHỊU ĐỘNG ĐẤT TCVN 9386:2012
Lê Trung Phong1
Tóm tắt: Hệ số ứng xử được sử dụng trong tính toán thiết kế hiện nay là một khái niệm mới cho
các kỹ sư thiết kế nói chung. Trước khi tiêu chuẩn (TCVN 9386:2012, 2012) ban hành (trước kia
gọi là TCXDVN 375:2006) các kỹ sư phải sử dụng các tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tham khảo các
cách tính của các nước khác trên thế giới để tính toán tải trọng động đất lên kết cấu. Tiêu chuẩn
(TCVN 9386:2012, 2012) đề cập đến hệ số ứng xử của kết cấu là hệ số cốt lõi trong tiêu chuẩn tính
toán động đất này. Bản chất khoa học của hệ số ứng xử là hệ số giảm tải có kể đến sự làm việc sau
giai đoạn đàn hồi của vật liệu mà không phải phân tích phi tuyến kết cấu. Nhằm thỏa mãn cách tính
này yêu cầu kết cấu phải có một độ dẻo nhất định.
Từ khoá: Hệ số ứng xử, giai đoạn đàn hồi, tải trọng động đất lên kết cấu.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Hệ số ứng xử trong thiết kế kết cấu là một
khái niệm mới đối với các kỹ sư xây dựng hiện
nay. Trước khi ban hành tiêu chuẩn thiết kế các
công trình chịu động đất (TCVN 9386:2012,
2012) các kỹ sư tính toán thiết kế động đất
thường theo các tiêu chuẩn thiết kế nước ngoài
hoặc một số tài liêu tham khảo khác. Trong
TCVN 9386:2012, 2012 đề cập đến khái niệm
hệ số ứng xử và đây là một trong số những vấn
đề cốt lõi xuyên suốt nội dung của tiêu chuẩn
này. Trong bài báo, tác giả nêu lên bản chất của
hệ số ứng xử trong tính toán thiết kế công trình
chịu động đất theo (TCVN 9386:2012, 2012).
Qua đó tác giả giúp bạn đọc hiểu được mức độ
quan trọng và tầm ảnh hưởng đối với việc thiết
kế công trình chịu động đất theo (TCVN
9386:2012, 2012).
2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TIÊU
CHUẨN TCVN 9368:2012
2.1. Quan niệm mới trong thiết kế Công
trình chịu động đất
Sự làm việc của một công trình xây dựng
trong thời gian xẩy ra động đất phụ thuộc vào
hai yếu tố chính:
1 Trường Đại học Thủy lợi - Cơ sở 2
- Cường độ động đất hoặc độ lớn động đất;
- Chất lượng công trình.
Chất lượng công trình là một yếu tố có độ tin
cậy tương đối cao vì nó phụ thuộc vào những
điều kiện có thể kiểm soát được như: hình dạng
công trình, phương pháp tính toán, cách thức
cấu tạo các bộ phận kết cấu chịu lực và không
chịu lực, chất lượng thi công,... còn cường độ
động đất là một yếu tố có độ tin cậy rất thấp.
Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu dự báo động
đất, con người vẫn chưa thể trả lời được các câu
hỏi sau:
(i) Lúc nào sẽ xẩy ra động đất?
(ii) Động đất sẽ xẩy ra ở đâu?
(iii) Động đất xẩy ra sẽ mạnh đến mức nào?
Do đó, hiện nay chúng ta buộc phải chấp
nhận tính không chắc chắn của hiện tượng động
đất để tập trung vào việc thiết kế các công trình
có mức độ an toàn chấp nhận được, nhằm bảo
đảm trong trường hợp động đất xẩy ra sinh
mạng con người được bảo vệ, các hư hỏng được
hạn chế và những công trình quan trọng có chức
năng bảo vệ cư dân vẫn có thể duy trì hoạt động.
Các công trình xây dựng được thiết kế theo
quan điểm này phải có một độ cứng, độ bền và
độ dẻo thích hợp. Đối với các trận động đất có
cường độ yếu, độ cứng nhằm tránh không để
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 55 (11/2016) 118
xẩy ra các hư hỏng ở phần kiến trúc của công
trình. Đối với các trận động đất có cường độ
trung bình, độ bền cho phép giới hạn các hư
hỏng nghiêm trọng ở hệ kết cấu chịu lực. Đối
với các trận động đất mạnh hoặc rất mạnh, độ
dẻo cho phép công trình có các chuyển vị không
đàn hồi lớn mà không bị sụp đổ. Sụp đổ ở đây
được hiểu theo nghĩa là trạng thái khi những
người sống trong nhà không thể chạy thoát ra
ngoài do một sự cố nghiêm trọng ở hệ kết cấu
chịu lực chính.
Hiện nay các tiêu chuẩn thiết kế công trình
chịu động đất ở nhiều nước khác nhau trên thế
giới như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, Newzeland,
Canada đều kiến nghị lựa chọn giữa hai cách
làm việc của công trình khi thiết kế.
(i) Cách thứ nhất, được gọi là làm việc đàn
hồi dẫn tới việc thiết kế công trình sao cho
chúng làm việc trong miền đàn hồi tuyến tính
dưới tác động động đất. Cách thức làm việc này
đặc biệt thích hợp cho các công trình xây dựng
trong các vùng động đất yếu, vì việc thiết kế
đơn giản và công trình vẫn nguyên vẹn sau khi
chịu một hoặc nhiều trận động đất. Trong các
vùng động đất từ trung bình đến mạnh, việc
chọn cách làm việc này lại làm cho công trình
được thiết kế quá mức về phương diện vật liệu
và giá thành do lực ngang tác động vào công
trình khá lớn.
(ii) Cách thứ hai, được gọi là làm việc dẻo
dẫn tới việc thiết kế công trình sao cho chúng
làm việc sau đàn hồi (đàn hồi – dẻo hoặc
dẻo) dưới tác động động đất. Sự làm việc đàn
hồi – dẻo được kiểm soát sẽ làm cho khả
năng phân tán năng lượng của công trình trở
nên rất lớn, điều này cho phép giảm được nội
lực cũng tức là giá thành xây dựng. Quan
niệm thiết kế mới này và kèm theo đó là cách
thức làm việc thứ hai của vật liệu rất phổ
biến hiện nay trong thiết kế kháng chấn các
công trình xây dựng, đặc biệt là các công
trình bằng BTCT và gạch đá.
Chúng ta có thể thiết kế được các công trình
có thể chịu được các trận động đất mạnh mà
không bị hư hỏng (cách thứ nhất), nhưng trong
đa số các trường hợp việc thiết kế như vậy vừa
không kinh tế lại vừa không hợp l ý do xác suất
xuất hiện những trận động đất mạnh thường rất
thấp. Do đó mục tiêu của việc thiết kế kháng
chấn hiện nay là giảm đến mức tối đa sự hư
hỏng ở các công trình xây dựng khi xẩy ra các
trận động đất trung bình và chấp nhận các hư
hại lớn (nhưng không sụp đổ) ở các kết cấu
chịu lực khi xẩy ra các trận động đất mạnh
hoặc rất mạnh.
Như vậy việc thiết kế công trình theo quan
niệm thiết kế kháng chấn mới đã mặc nhiên cho
phép kết cấu làm việc ngoài giới hạn đàn hồi
trong thời gian chịu các trận động đất có cường
độ trung bình hoặc cao. Sự làm việc không đàn
hồi của kết cấu được biểu thị qua độ dẻo của nó.
Đây là một tính chất rất quan trọng của các hệ
kết cấu mà các nhà khoa học dựa vào đó để xây
dựng nên nội dung chủ yếu của các tiêu chuẩn
thiết kế kháng chấn hiện đại. Như vậy độ dẻo
của kết cấu là một nội dung cơ bản của các tiêu
chuẩn thiết kế kháng chấn hiện nay ở hầu hết
các nước trên thế giới nằm trong các khu vực có
động đất mạnh trong đó có tiêu chuẩn (TCVN
9386:2012, 2012).
2.2. Độ dẻo và hệ số làm việc
2.2.1. Độ dẻo
Xét hệ kết cấu có một bậc tự do động khối
lượng m và độ cứng k, dao động tự do không
lực cản dưới tác động động đất (hình 1). Như đã
trình bày ở trên, hệ kết cấu có thể chịu được tác
động động đất theo một trong hai cách sau: hoặc
bằng khả năng chịu một lực tác động lớn (F1,max)
nhưng phải dao động trong giới hạn đàn hồi
(cách thứ nhất), hoặc bằng khả năng chịu một
lực tác động bé hơn (F2,max< F1,max) nhưng phải
có khả năng biến dạng dẻo kèm theo (cách thứ
hai). Khả năng của hệ kết cấu có thể biến dạng
dẻo được đặc trưng qua độ dẻo của nó. Về mặt
toán học, độ dẻo được định nghĩa là tỷ số giữa
chuyển vị toàn phần ∆ tại một thời điểm bất kỳ
trong quá trình chất tải (thường là thời điểm
ngay trước khi phá hoại) và chuyển vị lúc chảy
dẻo ∆y :
1
Δ
Δ
μ
y
(1)
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 55 (11/2016) 119
B
F
O
O
EG
yx
x1,max
F1,max
2,maxx =xu
F2,max A D
F1,max
m
m
C
a)
b)
Hình 1. Phản ứng của các hệ kết cấu có một bậc tự do động khi chịu tác động động đất:
a) Phản ứng đàn hồi; b) Phản ứng đàn hồi - dẻo.
Độ dẻo là đặc tính quan trọng của kết cấu
theo hướng có lợi và là một chỉ số biểu thị khả
năng hấp thụ năng lượng của hệ chỉ khi nào nó
giữ lại được gần như toàn bộ khả năng chịu tải
và không bị suy giảm đáng kể độ cứng trong
miền không đàn hồi sau nhiều chu kỳ chuyển vị.
Do vậy độ dẻo được định nghĩa một cách tổng
quát là khả năng hấp thụ năng lượng của kết cấu
thông qua sự làm việc không đàn hồi mà không
làm cho cường độ bị giảm đáng kể dưới tác
dụng của tải trọng lắp lại đổi chiều.
Đối với hệ kết cấu đang xét ở hình 1b, độ dẻo
được biểu thị như sau:
OC
OE
x
x
y
u
(2)
Căn cứ vào độ dẻo, tiêu chuẩn (TCVN
9386:2012, 2012) phân loại các công trình xây
dựng thành ba cấp khác nhau như sau:
- Cấp dẻo ‘DCL’ (độ dẻo hạn chế hoặc thấp)
ứng với các công trình được thiết kế với khả
năng phân tán năng lượng và độ dẻo hạn chế;
- Cấp dẻo ‘DCM’ (độ dẻo trung bình);
- Cấp dẻo ‘DCH’ (độ dẻo cao).
Các công trình thuộc các cấp dẻo trung bình
và cao là các công trình được thiết kế để có khả
năng phân tán năng lượng và làm việc dẻo. Các
công trình này khi thiết kế phải tuân thủ các quy
định đặc biệt cho trong tiêu chuẩn (TCVN
9386:2012, 2012).
2.2.2. Hệ số làm việc hay hệ số ứng xử
Đối với hệ kết cấu đang xét ở hình 1 nếu giả
thiết cân bằng chuyển vị của hệ khi làm việc đàn
hồi với khi làm việc đàn hồi dẻo (hình 2a) ta được:
OC
OF
max2,
max1,
F
F
(3)
Điều này có nghĩa là công trình có thể được
tính toán với một tác động động đất F2,max nhỏ
hơn μ lần so với giả thiết đàn hồi nhưng kèm
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 55 (11/2016) 120
theo đó nó phải có một độ dẻo μ. Đối với các hệ
kết cấu có chu kỳ ngắn, giả thiết cân bằng
chuyển vị ở trên có vẻ đi theo hướng không
được an toàn nên một số nhà nghiên cứu, ví dụ
Blume (Mỹ) đã kiến nghị sử dụng giả thiết cân
bằng năng lượng để xác định mức độ giảm tải
khi tính toán hệ kết cấu không đàn hồi. Theo giả
thiết này, thế năng của hệ kết cấu không đàn hồi
(diện tích hình thang OADE) cân bằng với thế
năng của hệ kết cấu đàn hồi (diện tích tam giác
OBF) (hình 2b). Từ giả thiết này ta có thể dễ
dàng xác định được tỷ số sau:
12
F
F
max2,
max1,
(4)
Theo cách này, công trình có độ dẻo μ có thể
được tính toán với một tác động động đất F2,max
nhỏ hơn 12 lần so với giả thiết tính toán
đàn hồi. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm
cũng cho thấy trong thực tế chuyển vị của hệ kết
cấu nằm giữa hai giả thiết trên và giả thiết của
Blume là giới hạn trên của chúng. Do đó, một số
nhà nghiên cứu (Clough,...) đã gọi tỷ số
F1,max/F2,max là hệ số giảm tải khi công trình có
một độ dẻo μ và kiến nghị lấy hệ số này nằm
giữa hai giá trị trên. Trong tiêu chuẩn (TCVN
9386:2012, 2012), tỷ số F1,max/F2,max được gọi là
hệ số ứng xử và được ký hiệu là q.
Hình 2. Các giả thiết sử dụng để xác định hệ số giảm tải của hệ kết cấu
a) theo giả thiết cân bằng chuyển vị b) theo giả thiết cân bằng năng lượng
Việc sử dụng hệ số ứng xử q dựa trên giả
thiết cho rằng kết cấu có đủ độ dẻo cần thiết,
nghĩa là nó có khả năng biến dạng dẻo ở mức
tương đối lớn. Khả năng biến dạng dẻo cần thiết
được tạo ra thông qua các biện pháp cấu tạo đặc
biệt, ví dụ như tăng chiều dài neo và nối cốt
thép, tăng mật độ cốt thép đai trong các vùng có
khả năng xuất hiện khớp dẻo...
Khi thiết kế kháng chấn, nếu muốn khai thác
khả năng phân tán năng lượng của hệ kết cấu
thông qua sự làm việc của nó trong miền không
đàn hồi và muốn tránh phải tính toán phi tuyến
hệ kết cấu, tiêu chuẩn (TCVN 9386:2012, 2012)
cho phép thực hiện tính toán tuyến tính tương
đương bằng cách sử dụng phổ thiết kế (hoặc
tính toán) có cùng hình dạng như phổ phản ứng
đàn hồi nhưng với các tung độ đặc trưng được
giảm xuống tỷ lệ với hệ số q > 1.
Theo (TCVN 9386:2012, 2012) hệ số ứng xử
được qui định thay đổi trong phạm vi:
- Từ 1,6 đến 5 đối với kết cấu thép,
- Từ 1,6 đến 4,5 đối với kết cấu liên hợp thép
– bê tông,
- Từ 1,5 đến 4 đối với kết cấu gỗ,
- Từ 1,5 đến 3 đối với kết cấu xây.
Sự làm việc dẻo của vật liệu sẽ làm cho khả
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 55 (11/2016) 121
năng phân tán năng lượng của kết cấu trở nên
rất lớn, đồng thời làm giảm nhẹ tác động động
đất do chu kỳ dao động riêng của kết cấu lệch
khỏi miền tần số nguy hiểm nhất của phổ phản
ứng động đất.
3. THẢO LUẬN
3.1. Độ dẻo
Với các công trình được thiết kế cần xem xét
đến độ dẻo của kết cấu. Với công trình có độ
dẻo trung bình và độ dẻo cao cần có cấu tạo
tương ứng để việc tính toán đúng như giả thiết
ban đầu. Công trình được thiết kế tương ứng với
từng cấp dẻo đã định trước. Điều này giúp cho
người thiết kế hình dung được sự cần thiết phải
đặt theo cấu tạo tương ứng.
3.2. Hệ số ứng xử
Theo (TCVN 9386:2012, 2012) hệ số ứng xử
được qui định thay đổi trong phạm vi từ 1,5 đến
5 tương ứng với các vật liệu được sử dụng làm
kết cấu chịu lực chính. Việc lựa chọn vật liệu
hợp lý sẽ làm cho công trình được thiết kế có độ
bền và tuổi thọ tương ứng. Nhờ tính dẻo của kết
cấu mà công trình có khả năng phân tán năng
lượng tốt dưới tác dụng của tải trọng động đất.
4. KẾT LUẬN
Qua bài báo này chúng ta hiểu được hệ số
ứng xử và qui định sử dụng trong tiêu chuẩn
thiết kế công trình chịu động đất (TCVN
9386:2012, 2012), nó phụ thuộc vào độ dẻo và
hệ kết cấu. Độ dẻo phụ thuộc vào các tính chất
vật liệu tạo nên hệ kết cấu, cách thức cấu tạo cốt
thép, chiều dài neo, cách bố trí cốt thép đai, lực
dính giữa cốt thép và bê tông, hàm lượng cốt
thép đai trong bê tông,..
Hệ kết cấu phụ thuộc vào loại hệ kết cấu, bậc
siêu tĩnh, các giả thiết đơn giản hóa được sử
dụng trong việc mô hình hóa tác động địa chấn,
sơ đồ tính, cách liên kết giữa phần thân và phần
móng của công trình, cách thức bố trí khớp dẻo
dự kiến (đầu dầm, đầu cột, chân cột,).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
George G. Penelis, Andreas J. Kappos, (1997), Earthquake - Resistant Concrete Structures. E&FN
SPON, American.
Nguyễn Lê Ninh, (2007), Động đất và thiết kế công trình chịu động đất. Hà Nội
Paulay T.; Priestley M. J. N, (1992), Seismic design of reinforced concrete and masonry. American.
TCVN 9386:2012, (2012), Thiết kế công trình chịu động đất. Hà Nội
Abstract:
THE RESISTANT FACTOR IN TCVN 9386:2012
Resistant factor (structural factor) are using in structure design is a new concept for engineers
nowaday. Before the (TCVN 9386:2012, 2012) is issued, engineers have to use some foreign
standard or other reference materials to apply the seismic load on structure if required. The (TCVN
9386:2012, 2012) mentioned about the resistant factor (structural factor) and it is the skeleton
factor of this standard. The esensce of the resistant factor is the load reduction factor, it consider
the inelastic stage of the material without nonlinear analysis for the structure. To take this
advantage, the structure have to contain the minimum requirement of ductility.
Keywords: Resistant factor, elastic stage, seismic load on structure.
BBT nhận bài: 03/9/2016
Phản biện xong: 05/10/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- he_so_ung_xu_trong_tieu_chuan_thiet_ke_cac_cong_trinh_chiu_d.pdf