Hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa 5 yếu tố của Ngũ Luân trong tư tưởng Nho giáo của Trung Hoa. Thông qua việc phân tích dẫn chứng những điển tích, điển cố, kim cổ
Hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa 5 yếu tố của Ngũ Luân trong tư tưởng Nho giáo của Trung Hoa. Thông qua việc phân tích dẫn chứng những điển tích, điển cố, kim cổ
“Có mới, nới cũ” thường tình vẫn thế. “Tân học” mỗi ngày mỗi tiến đó là một xu thế tất yếu khách quan của thế giới, đồng nghĩa với nó là sự lùi lại và có khi mai một đi của “cựu học”. Nhưng tân học mà hay mà phản ánh một cách sinh động nhưng cũng không kém phần xác thực với đời sống xã hội con người thì tức là Tân học có một nền tảng vẵng chắc. Nền tảng ấy chính là tinh hoa của “cựu học”. “Cựu học” của loài người là một thứ học trải qua bao nhiêu đời, đã làm cho ông cha ta phú thực được cương thường, chấn chỉnh được phong hoá bảo tồn được quốc thể, duy trì được thế đạo nhân tâm, phản ánh những mối quan hệ bất di bất dịch trong xã hội. Thật không phải là cái học không có giá trị đáng khinh rẻ hay quên bỏ được. Và chăng : “Tri kim, nhi bất tri cổ, vị chi manh cổ; tri cổ, nhi bất tri kim, vị chi lục trầm”, ta đã biết chuyện đời nay, ta lại cần phải học chuyện đời xưa, ta ôn lại việc xưa mà ta rõ được việc đời nay, có như thế thì cái học của ta, cái trật tự xã hội này mới không đến nỗi khiếm khuyết được. Vì, tuy chia làm cổ kim nhưng chẳng qua cũng chỉ là buổi sớm, buổi chiều trong một ngày của trời đất.
Trong tất cả các hiểu biết về cổ kim của xã hội này thì cái quan trọng nhất, trung tâm nhất chi phối toàn bộ đời sống xã hội con người, mà dựa vào đó mà xã hội này mới có thể có tôn ti trật tự từ trên xuống dưới; từ trong gia đình, và ngoài xã hội cho đến quốc gia. Chẳng thế mà Khổng Tử đã từng dạy rằng “tu thân, tề gia, trị quóc, bình thiên hạ”. Muốn làm được điều đó thì tất phải có những vường cột chắc chắn và xuyên suốt cho đến tận ngày nay đó chính là học thuyết về “ngũ luân, ngũ thường” một tư tưởng lỗi lạc của đạo Nho do nhà giáo dục lỗi lạc Khổng Tử sáng lập nên.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mối quan hệ biện chứng giữa 5 yếu tố trong ngữ luân của Khổng Tử thông qua các ví dụ kim cổ nói về các mối quan hệ này.
Theo chúng tôi thì 5 mối quan hệ trong “ngũ luân” bao gồm : quan hệ quân - thần; quan hệ phụ - tử, quan hệ phu - phụ: quan hệ huynh - đệ ; quan hệ bằng - hữu;(1)
Trước khi đi vào phân tích mối quan hệ biện chứng của “ngũ luân”, ta cần tìm hiểu một chút về lịch sử hình thành của thuật ngữ gọi là “ngũ luân” như thế nào.
Từ thuyết “tam cương” được (đề cập từ thời cổ đại) trong tư tưởng của Nho giáo, được gọi là mối quan hệ dường cột, cơ bản trong xã hội giữa người và người trong xã hội đó là 3 mối quan hệ cơ bản là quân thần (vua-tôi); phụ - tử (cha-con); Phu - thê (vợ chồng), gọi là “tam cương”. Từ thuyết “tam cương” này Đổng Trọng Thư một nhà chiến lược gia, triết học đời Tống mở rộng ra hai quan hệ nữa là Trưởng - Ấn (Anh - em) và bằng - hữu (bạn bè) mà thành ra “ngũ luân”.
Thực ra đây là những mối quan hệ rất tiến bộ được Khổng Tử và Mạnh Tử đề cập đến nhưng Đổng Trọng Thư phát triển thêm và đưa vào đó một chiều và khắt khe (2) như trong các quan hệ đó theo quan điểm của Đổng Trọng Thư thì quân bắt thần chết thì thần phải chết, phụ bắt tử chết thì tử phải chết, nếu không chết gọi là bất trung và bất hiếu.
Ở đây chúng tôi chủ trương chỉ đi vào mối quan hệ giữa “ngũ luân” theo quan điểm tiến bộ và nhân đạo của Khổng Tử và Mạnh Tử. Mạnh Tử nói : trong quan hệ vua - tôi phải lấy cái nghĩa (quân thần hữu nghĩa), trong quan hệ cha - con phải lấy tình thân (Phụ tử hữu thân) vợ chồng phải tôn trọng nhau (Phu - Phụ hữu biệt) ; anh em phải có trên dưới (Trưởng ấu hữu tự), bạn bè phải lấy chữ tín (bằng - hữu hữu tín) mà đối xử với nhau (3)
Như vậy cái quan hệ đầu tiên được xét đến ở đây chính là quan hệ vua - tôi. Đó là quan hệ cao nhất thiêng liêng nhất đối với mọi người trung xã hội phong kiến. Quan hệ này chi phối hầu hết các quan hệ khác, nói khác đi đây chính là quan hệ chủ đạo trong “ngũ luân”. Qua các tác phẩm cổ điển cũng như đương đại mối quan hệ này được đề cập đến khá nhiều.
Đầu tiên phải kể đến là : Sự hi sinh thân mình để cứu chúa của người anh hùng dân tộc, được ghi trong sử sách Việt Nam đó là Lê Lai. Trong một trận đánh mà quân khởi nghĩa Lam Sơn đã bị bao vây thì chính Lê Lai, một trong những người trong tổ chức hội thề Lũng Nhau đã cùng hơn một trăm cảm tử quân, mặc áo giống Lê Lợi và cưỡi voi xông ra đánh lạc hướng quân thù, vì vậy Lê Lợi đã thoát chết trong trận đánh ấy. Và sau này đã tổ chức lại quân đội, chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược nhà Minh. Lập nên một triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Người ta thường truyền nhau câu thơ sau để tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với Lê Lai là : “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi, hăm ba mưa trôi lá bánh” (nghĩa là giỗ của Lê Lai bao giờ cũng trước Lê Lợi một ngày và không có gì phải kiêng kị khi người ta đặt cái tên Lê Lai trước Lê Lợi. (4).
9 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4211 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa 5 yếu tố của Ngũ Luân trong tư tưởng Nho giáo của Trung Hoa. Thông qua việc phân tích dẫn chứng những điển tích, điển cố, kim cổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa 5 yếu tố của Ngũ Luân trong tư tưởng Nho giáo của Trung Hoa. Thông qua việc phân tích dẫn chứng những điển tích, điển cố, kim cổ
“Có mới, nới cũ” thường tình vẫn thế. “Tân học” mỗi ngày mỗi tiến đó là một xu thế tất yếu khách quan của thế giới, đồng nghĩa với nó là sự lùi lại và có khi mai một đi của “cựu học”. Nhưng tân học mà hay mà phản ánh một cách sinh động nhưng cũng không kém phần xác thực với đời sống xã hội con người thì tức là Tân học có một nền tảng vẵng chắc. Nền tảng ấy chính là tinh hoa của “cựu học”. “Cựu học” của loài người là một thứ học trải qua bao nhiêu đời, đã làm cho ông cha ta phú thực được cương thường, chấn chỉnh được phong hoá bảo tồn được quốc thể, duy trì được thế đạo nhân tâm, phản ánh những mối quan hệ bất di bất dịch trong xã hội. Thật không phải là cái học không có giá trị đáng khinh rẻ hay quên bỏ được. Và chăng : “Tri kim, nhi bất tri cổ, vị chi manh cổ; tri cổ, nhi bất tri kim, vị chi lục trầm”, ta đã biết chuyện đời nay, ta lại cần phải học chuyện đời xưa, ta ôn lại việc xưa mà ta rõ được việc đời nay, có như thế thì cái học của ta, cái trật tự xã hội này mới không đến nỗi khiếm khuyết được. Vì, tuy chia làm cổ kim nhưng chẳng qua cũng chỉ là buổi sớm, buổi chiều trong một ngày của trời đất.
Trong tất cả các hiểu biết về cổ kim của xã hội này thì cái quan trọng nhất, trung tâm nhất chi phối toàn bộ đời sống xã hội con người, mà dựa vào đó mà xã hội này mới có thể có tôn ti trật tự từ trên xuống dưới; từ trong gia đình, và ngoài xã hội cho đến quốc gia. Chẳng thế mà Khổng Tử đã từng dạy rằng “tu thân, tề gia, trị quóc, bình thiên hạ”. Muốn làm được điều đó thì tất phải có những vường cột chắc chắn và xuyên suốt cho đến tận ngày nay đó chính là học thuyết về “ngũ luân, ngũ thường” một tư tưởng lỗi lạc của đạo Nho do nhà giáo dục lỗi lạc Khổng Tử sáng lập nên.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mối quan hệ biện chứng giữa 5 yếu tố trong ngữ luân của Khổng Tử thông qua các ví dụ kim cổ nói về các mối quan hệ này.
Theo chúng tôi thì 5 mối quan hệ trong “ngũ luân” bao gồm : quan hệ quân - thần; quan hệ phụ - tử, quan hệ phu - phụ: quan hệ huynh - đệ ; quan hệ bằng - hữu;(1)
Trước khi đi vào phân tích mối quan hệ biện chứng của “ngũ luân”, ta cần tìm hiểu một chút về lịch sử hình thành của thuật ngữ gọi là “ngũ luân” như thế nào.
Từ thuyết “tam cương” được (đề cập từ thời cổ đại) trong tư tưởng của Nho giáo, được gọi là mối quan hệ dường cột, cơ bản trong xã hội giữa người và người trong xã hội đó là 3 mối quan hệ cơ bản là quân thần (vua-tôi); phụ - tử (cha-con); Phu - thê (vợ chồng), gọi là “tam cương”. Từ thuyết “tam cương” này Đổng Trọng Thư một nhà chiến lược gia, triết học đời Tống mở rộng ra hai quan hệ nữa là Trưởng - Ấn (Anh - em) và bằng - hữu (bạn bè) mà thành ra “ngũ luân”.
Thực ra đây là những mối quan hệ rất tiến bộ được Khổng Tử và Mạnh Tử đề cập đến nhưng Đổng Trọng Thư phát triển thêm và đưa vào đó một chiều và khắt khe (2) như trong các quan hệ đó theo quan điểm của Đổng Trọng Thư thì quân bắt thần chết thì thần phải chết, phụ bắt tử chết thì tử phải chết, nếu không chết gọi là bất trung và bất hiếu.
Ở đây chúng tôi chủ trương chỉ đi vào mối quan hệ giữa “ngũ luân” theo quan điểm tiến bộ và nhân đạo của Khổng Tử và Mạnh Tử. Mạnh Tử nói : trong quan hệ vua - tôi phải lấy cái nghĩa (quân thần hữu nghĩa), trong quan hệ cha - con phải lấy tình thân (Phụ tử hữu thân) vợ chồng phải tôn trọng nhau (Phu - Phụ hữu biệt) ; anh em phải có trên dưới (Trưởng ấu hữu tự), bạn bè phải lấy chữ tín (bằng - hữu hữu tín) mà đối xử với nhau (3)
Như vậy cái quan hệ đầu tiên được xét đến ở đây chính là quan hệ vua - tôi. Đó là quan hệ cao nhất thiêng liêng nhất đối với mọi người trung xã hội phong kiến. Quan hệ này chi phối hầu hết các quan hệ khác, nói khác đi đây chính là quan hệ chủ đạo trong “ngũ luân”. Qua các tác phẩm cổ điển cũng như đương đại mối quan hệ này được đề cập đến khá nhiều.
Đầu tiên phải kể đến là : Sự hi sinh thân mình để cứu chúa của người anh hùng dân tộc, được ghi trong sử sách Việt Nam đó là Lê Lai. Trong một trận đánh mà quân khởi nghĩa Lam Sơn đã bị bao vây thì chính Lê Lai, một trong những người trong tổ chức hội thề Lũng Nhau đã cùng hơn một trăm cảm tử quân, mặc áo giống Lê Lợi và cưỡi voi xông ra đánh lạc hướng quân thù, vì vậy Lê Lợi đã thoát chết trong trận đánh ấy. Và sau này đã tổ chức lại quân đội, chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược nhà Minh. Lập nên một triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Người ta thường truyền nhau câu thơ sau để tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với Lê Lai là : “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi, hăm ba mưa trôi lá bánh” (nghĩa là giỗ của Lê Lai bao giờ cũng trước Lê Lợi một ngày và không có gì phải kiêng kị khi người ta đặt cái tên Lê Lai trước Lê Lợi. (4).
Tiếp theo, cũng vì mối quan hệ quân - thần mà Khổng Minh một đời trung thành với Leu Bị nói riêng và nhà Tây Thục nói chung. Khi Lưu Bị sắp mất, có nói với Khổng Minh rằng nếu con của Lưu Bị bất tài thì Khổng Minh có thể phế đi và nắm chính sự, sau khi Lưu Bị chết, mặc dù con của ông bất tài, nhưng Khổng Minh vẫn một lòng trung thành đã cầm quân sáu lần và kỳ sơn chống quân nguỵ, giúp đỡ nhà vua trong mọi công việc cho đến lúc mất vẫn không thay lòng đổi dạ. Đó cũng có thể xem như một tấm gương sáng trong việc một lòng trung thành với chủ của mình (5).
Đối với Giới Tử Thôi thì sự việc càng rõ nét cái cao quí này hơn khi triều đình có biến, đất nước có giặc ngoại xâm, vua đã vời Giới Tử Thôi và giúp vủa trừ giặc, sau khi thắng trận, ông quyết không chịu nhận ân huệ của nhà vua và không ra làm quan mặc dù vẫn một lòng trung thành, việc này làm cho nhà vua tức giận đã cho quân lính đến bắt nhưng ông đã cõng mẹ gia vào rừng sống, nhà vua cho đất cả khu rừng và Giới Tử Thôi cùng mẹ đã chết cháy trong rừng đó. Từ đó về sau nhân dân Trung Quốc đã lấy ngày 5-5 âm lịch làm tết Đoan Ngọ để kỷ niệm ngày giỗ của ông.
Đời vua Chiêu Vương nước Sở, có người Thạch Chử làm quan rất công minh chính trực. Một hôm, đang đi tuần trong hạt, thấy ở ngoài đường có kẻ giết người. Thạch Chử đuổi bắt, thì ra chính là cha mình bèn quay xe lại. Rồi chạy đến trước sân rồng nói rầng : “Kẻ giết người là cha tôi. Bắt cha làm tội thì tình không nỡ: vì cha mà bỏ phép thì lý không xuôi làm quan đã không giữ phép thì phải chịu tội” vừa nói, vừa kề gươm vào cổ, xin vua cho hành hình. Vua nói : :nhà ngươi đuổi theo mà không bắt đã là biết giữ phép, còn tội gì. Cứ yên tâm mà làm chức vụ”. Thạch Chử thưa “làm con mà không biết uỷ khúc thờ cha không gọi là người con hiếu, làm tôi không công bằng giữ phép nước, không gọi là bây tôi trung. Bao dung mà xá tội là ơn của bệ hạ; trái phép mà chịu tội là phạm tội con”. Nói đoạn cầm gươm tự sát. Có thể thấy đây là một tấm gương trung hiếu vẹn toàn của Thạch Chử vậy (6).
Chuyển sang mối quan hệ thứ hai đó là mối quan hệ giữa Cha mẹ và con cái. Từ xưa đến nay cha mẹ và con cái bao giờ cũng là một mối quan hệ rất quan trọng trong xã hội loài người, bởi vì gia đình là tế bào của xã hội, muốn cho xã hội được ổn định thì gia đình phải yên vui, đầm ấm, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa mọi thành viên tỏng gia đình, đặc biệt là giữa cha mẹ và con cái.
Đối với mỗi chúng ta là công dân của nước Việt Nam thì không ai là không biết đến truyện Kiều, một kiệt tác văn chương của loài người. Trong truyện, Thuý Kiều là nhân vật chính : là một người con gái đệp tuyệt trần, đã được Nguyễn Du khắc hoạ rất tinh tế đó lại có một cuộc đời đầy nước mắt, cuộc tình đẹp đẽ của nàng và Kim Trọng thất thanh cao nhưng vì chữ hiếu mà nàng đành lỗi hẹn với chữ tình đã bán thân để đổi lấy sự tự do cho Cha mình. Và trải qua một quãng đời đầy sóng gió trong mười lăm năn. Đối với mỗi con người chúng ta đều được sinh ra bởi cha mẹ mình, vì vậy cái đầu tiên và phải được đặt lên hàng đầu chính là tình phụ tử. Cái tình đó nó thiêng liêng và cao quý, nó có thể làm cho con người ta hi sinh mọi thứ trên đời để giữ trọn đạo làm con. Trước hết mỗi con người đều phải đặt công sinh thành lên đầu tiên để sống và hành động.
Hay trong truyện Tam Quốc diễn nghĩa, khi nói về tình cha con ta có thể nói đến mối quan hệ giữa quan Vân Trường (Quan Vũ, quan Công…) với Châu Sương. Tuy chỉ là con nuôi nhưng khi được tin Quan Vân Trường chết, thì Châu Sương sau khi đã làm tang cho cha nuôi xong đã lao đầu xuống sông tự vẫn. Đấy là một hành động cao đẹp của một dũng tướng, nhưng trên tất cả đó chính là tình phụ tử không có nỗi khổ đau nào lại có thể lớn bằng nỗi khổ đau khi mất cha mẹ của mình và Châu Sương chỉ là một nhân vật phụ trong truyện nhưng cũng để lại cho người đời những suy nghĩ về những việc mà mình đã làm.
Truyện kể về người mẹ của Mạnh Tử đã kể rằng, khi Mạnh tử còn nhỏ, nhà ở gần nghĩa địa thì ông hay làm theo cái ông thấy là những người khóc than khi gia đình có người chết. Người mẹ đã nghĩ rằng đây không phải là nơi sinh sống của mình. Rồi bà chuyển đến gần một cái chợ, thấy người ta buôn bán, Mạnh Tử cũng học theo cách buôn bán của mọi người, mẹ ông lại cho rằng đây không phải là nơi sống để nuôi dạy con tốt và bà lại chuyển nhà đến gần một ngôi trường. Mạnh Tử cũng học theo các học trò về lễ nghi… bà mẹ lấy làm hài lòng và cho rằng đây là nơi cần ở để giáo dục con cho tốt. Quả nhiên sau này ông trở thành một bậc đại hiền thế chẳng phải là nhờ có cái công giáo dục quí báu của người mẹ hay sao? Con cái trưởng thành là người như thế nào một là do sự dạy dỗ của cha mẹ, nếu cha mẹ biết điều hơn thiệt thì con cái họ sẽ trở thành một người hữu ích cho xã hội còn ngược lại thì con cái họ sẽ trở thành những kẻ vô tích sự.
Còn trong câu chuyện khẩu chuẩn thương nhớ mẹ trong “Cổ học tinh hoa” thì khi còn nhỏ ông hay chơi bời, lêu lổng, đã bị mẹ quở mắng nhiều lần nhưng ông không thay đổi. Một lần vì quá tức giận, mẹ ông đã ném quả cân vào chân ông làm cho máu chảy đầm đìa… ông bị đau, ít lâu mới khỏi, Từ đó ông chừa hẳn và chăm lo học hành, sau này đỗ đạt làm đến quan tể tướng. Nhưng mẹ ông đã tạ thế, từ đó cứ nhìn đến vết sẹo ông lại nhớ đến mẹ.
Trong lịch sử Việt Nam thì cũng ít ai có thể quên được tình cảm cha con giữa Nguyễn Trãi và nguyễn Phi Khanh. Khi Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt đem về Trung Quốc, thì Nguyễn Trãi đã quyết tâm đi theo cha để chăm sóc cho cha, lên mãi đến ải thì cha mới bảo Nguyễn Trãi quay về mà tìm đường để đánh duổi quân giặc rửa nhục cho đất nước và rửa hận cho gia đình. Nghe lời cha, Nguyễn Trãi trở về và tham gia khởi nghĩa cùng Lê Lợi để giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của nhà Minh. Có thể nói đó cũng là một minh chứng cho tình cảm - mối quan hệ giữa Cha và con.
Trong kho tàng ca dao tục ngưc Việt Nam người ta vẫn lưu truyền câu ca sau để nói lên tình cảm kính trọng của con đối với người đã sinh thành ra mình :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Chuyển qua mối quan hệ giữa chồng và vợ. Mối quan hệ này có thể được coi là mối quan hệ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của loài người. Tất cả mọi chuyện, sinh hoạt của con người đều xuất phát từ mối quan hệ này mà ra. Khi nói về mối quan hệ này chúng ta cần bắt đầu từ tình yêu. Trong thi ca có rất nhiều bài thơ nói về đề tài này. Chẳng hạn như : Anh lớn khôn dưới bầu vú mẹ. Và dại khờ trước vòm ngực của em, thơ : Phạm Thế Hùng - Nxb thanh niên.
Trong lịch sử của Việt Nam và kho tàng về truyện lưu truyền một truyện có tên là “Thoại Khanh - Châu Tuấn”. Nói về tình vợ chồng giữa hai người rất keo sơn, Thoại Khanh đem mẹ chồng vào kinh tìm chồng và giữa đường đói qua phải cắt thịt mình cho mẹ ăn, nhưng Châu Tuấn khi đã đỗ đạt lại quên đi mối duyên này. Tuy vậy cuối cùng truyện cũng kết thúc bằng sự đoàn viên của gia đình.
Ngoài ra chúng ta có thể thấy cứ mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy người ta thường ăn rằm để nhớ đến mối lương duyên giữa Ngưu Lang và Chức Nữ, yêu nhau mà mỗi năm chỉ được gặp một lần, nhưng với tình yêu dành cho nhau họ vẫn vượt qua tất cả khó khăn. Cùng với truyện này, nhân dân ta mỗi năm cứ ngày hai ba tháng chạp lại cúng đưa ông Táo về trời. Đó là sự tích về ba ông đầu rau : chuyện kể rằng : ngày xưa có một đôi vợ chống nọ, chồng thường say rượu và cờ bạc, một hôm đánh vợ, người vợ tủi quá đã bỏ đi nơi khác và lấy một người tiêu phu, một hôm có một người đến ăn xin và chị ta thấy đó chính là người chống của mình, thương quá người vợ đã dọn cơm cho chồng cũ ăn, người chồng cũ lâu ngày đói đã ăn uống no say, vừa lúc đó người chồng mới đi săn về được một con nai, người vợ mới giấu chồng cũ vào đống rơm, người chồng mới không biết mới đốt đống rơm để thui con nai đồng thời thiêu luôn người chồng cũ, người vợ thấy thế thương quá lao đầu vào đống lửa luân. Người chống mới thấy vợ nhảy vào lửa thương quá cũng nhảy theo. Thế là cả 3 người đều chết, Ngọc Hoàng cho họ làm 3 ông đầu rau trông coi bếp lửa để đời đời được ở bên nhau (7).
Chuyển sang mối quan hệ huynh đệ : anh em thì thân thiết làm trọng, tình máu mủ, ruột rà phải thương yêu nhau. Trong tục ngữ ca dao Việt Nam có câu : “Anh em như thể tay chân - Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Anh em như những bộ phận khác nhau trên cơ thể, dù nghèo khó hay giầu sang đều có nhau giúp đỡ nhau trong công việc…
Trong câu chuyện “Tam quốc diễn nghĩa” chắc ai cũng phải biết tình huynh đệ của ba anh em : Lưu Bị - Quan Vũ - Trương Phi tuy là anh em kết nghĩa nhưng suốt đời họ đều bên nhau, dù có lúc khó khăn đến thế nào nhưng cuối cùng họ đều vượt qua tất cả. Khi Quan Vũ bị giết vì nóng lòng trả thù cho anh mà Trương Phi đã thúc dục quân lính quá đáng mà bị kẻ tiểu nhân giết hại. Lưu Bị vì trả thù cho 2 em mà thúc quân đánh Ngô,việc không thành mà ốm chết. Còn có rất nhiều câu chuyện kể về những cặp anh em dù là ruột thịt hay là kết nghĩa.
Mối quan hệ cuối cùng là mối quan hệ giữa tình bằng hữu. Mỗi con người muốn tồn tại trong xã hội đều phải có những mối bang giao với người khác, mối quan hệ này bắt đầu từ một tình bạn giữa con người với con người. Có thể thấy qua hai nhân vật được lưu truyền trong chuyện như Lưu Bình và Dương Lễ. Đó có thể là mối bang giao bằng hữu sâu sắc mà mọi người có thể xem như những tấm gương học tập cho mình.
Chúng ta còn thấy mối quan hệ này qua các nhân vật trong mối quan hệ với Ac-ta-nhăng trong câu chuyện “Ba chàng lính ngự lâm” của nhà văn Pháp Duy Ma. Với những hành động quên mình vì mọi người bạn của mỗi nhân vật, họ sống và hi sinh cho nhau như những người anh em vậy.
Hay câu chuyện giữa hai nhà cách mạng lỗi lạc là CacMax và Ănghen vậy họ coi nhau như đồng chí, anh em, thậm chí là cả sau khi Cacmax mất nữa.
Ngũ luân là một trong những học thuyết mang tính dường cột của Xã hội. Các mối quan hệ ấy, nếu xét khái quát ta có thể thấy là nó từ mối quan hệ cao nhất, cho đến mối quan hệ thấp nhất. Bình thường nhất. Mà trong đó mỗi thành viên đều có nhiệm vụ hoàn thành nghĩa vụ của mình. Tuy ra đời từ rất lâu rồi nhưng cho tới ngay nay nó vẫn còn có những tính mới mẻ để mọi người tham khảo và khên răn con người sống đúng với những vai trò bổn phận của mình trong các mối quan hệ với gia đình cũng như xã hội ./.
CHÚ GIẢI VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Theo Tư tưởng Nho gia”. Lịch sử Triết học - Nguyễn Hữu Vui
Lịch sử triết học. Nguyễn Hữu Vui. Trang 70-71. Sđd
Những nhà tư tưởng cổ đại Trung Hoa. Phần Khổng Tử, Tôn Tử.
Truyện đọc lớp 4. Nxb Giáo dục.
Tam Quốc diễn nghãi, La Quán Trung.
Cổ học tinh hoá, Nguyễn Văn Ngọc; Trần Lê Nhân, Trang 163-164 Sđd.
Truyện đọc lớp 5 - Nxb Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa 5 yếu tố của Ngũ Luân trong tư tưởng Nho giáo của Trung Hoa Thông qua việc phân tích dẫn chứng những điển tí.doc