The article mentions typical actions of heroes in the Epic Mahabharata from the angle of moral
system, in which Dharma is the key one. The writer approaches this issue from three aspects:
actions representing the interrelation between two concepts of morality - Dharma in Kshatriya and
that in Brahmin, actions showing the inconsistence of characters’ personality in the epic, and
actions resulting from animosity which finally only brings about merciless destruction. The article
concludes that Dharma is the responsibility and duty of every social class in Ancient India. It is
also the moral principle that lightens the actions of the epical heroes, and ultimately, the tool to
measure the values of those heroes in the Mahabharata. In deed, “Vyasa wrote this epic so as to
imprint Dharma into the mind of human beings.”
5 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hành động trong sử thi Ấn Độ dưới ánh sáng của hệ qui chiếu đạo đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Tuyết Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 169 - 173
169
HÀNH ĐỘNG TRONG SỬ THI ẤN ĐỘ
DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA HỆ QUI CHIẾU ĐẠO ĐỨC
Nguyễn Thị Tuyết Thu*
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện CT - HCQG Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Bài báo đề cập đến đặc trưng hành động của nhân vật anh hùng trong sử thi Mahabharata dưới
góc nhìn của hệ qui chiếu đạo đức, lấy Dharma làm hạt nhân. Người viết tiếp cận vấn đề trên 3
bình diện: hành động thể hiện sự tương tác giữa hai quan niệm đạo đức - Dharma của Kshatriya
với Dharma của Brahmin; hành động bộc lộ sự không nhất quán trong tính cách nhân vật sử thi;
hành động là kết quả của lòng thù hận đem lại sự hủy diệt tàn khốc. Bài viết kết luận: Dharma là
bổn phận và nghĩa vụ của mỗi đẳng cấp trong xã hội cổ đại Ấn Độ, là nguyên tắc đạo đức soi
chiếu hành động, là thước đo giá trị của các anh hùng trong sử thi Mahabharata. Đúng là, “để
khắc sâu Dharma vào trái tim nhân loại, Vyasa đã viết bản anh hùng ca này”.
Từ khóa: Hành động nhân vật; Hệ qui chiếu đạo đức; Dharma; Dharma của Brahmin; Dharma
của Kshatriya; “Brahmin hóa” anh hùng; “Kshatriya hóa” đạo sĩ.
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ*
Nghiên cứu hành động trong sử thi Ấn Độ
dưới ánh sáng của hệ qui chiếu đạo đức là
điều đã được một số chuyên gia về
Mahabharata quan tâm và gợi mở, tạo cơ sở
cho những nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu
về vấn đề này. Theo sự bao quát của chúng tôi
thì những ý kiến sau ít nhiều có liên quan:
Sidhanta cho rằng: “Chủ nghĩa anh hùng và chủ
nghĩa sùng tín thần linh đan xen một cách phức
tạp trong Mahabharata. Mahabharata có nhiều
lớp khác nhau, thể hiện hai quan điểm đánh giá
thế giới của tu sĩ và của chiến binh, có sự đấu
tranh giữa hai quan điểm đó”[9, tr.78]. Ý kiến
của ông trùng với Louis Renou khi nhận xét
trong Mahabharata có nhiều thế hệ ca sĩ kể
chuyện mà: “Người kể sau này vì mục đích giáo
huấn đã làm mờ đi cảm hứng về những hành
động anh hùng”[9, tr.67].
Grinser cũng tiếp cận Mahabharata dưới hai
góc nhìn: góc nhìn truyền thống của sử thi
anh hùng và góc nhìn dưới ánh sáng của
những học thuyết tôn giáo, triết học, đạo đức.
Từ đó, ông đi đến kết luận không có sự đối
lập giữa tính sử thi và tính giáo huấn. Trong
Mahabharata “lớp nghĩa anh hùng được liên
kết chặt chẽ với lớp nghĩa triết học, đạo đức
và tôn giáo”[8, tr.23].
*
Tel: 0984924256; Email: nguyentuyetthuajc@gmail.com
Ý kiến của các ông có điểm tương đồng về
hai góc nhìn trong Mahabharata, nhưng lại có
những khác biệt về tính chất. Sidhanta và
Louis Renou nhấn mạnh mục đích giáo huấn
khi cho rằng tính giáo huấn làm mờ đi tính
anh hùng. Grinser chú trọng cả hai, tính anh
hùng không bị mất đi mà được soi xét dưới
quan điểm thẩm mỹ mới đậm sắc thái tôn
giáo, đạo đức.
Tán thành ý kiến của Grinser, chúng tôi cho
rằng: Mahabharata không mất đi cảm hứng
anh hùng, nhưng có sự chuyển hoá trong quan
niệm anh hùng. Điều này trực tiếp chi phối
cách thể hiện hành động nhân vật, bổ sung
một lớp nghĩa mới cho chức năng hành động,
đó là tuyên truyền giáo huấn đạo đức. Vậy
nên, hành động của nhân vật anh hùng được
tác giả Mahabharata đặt dưới ánh sáng của
hệ quy chiếu đạo đức, dưới góc nhìn của
đẳng cấp tu sĩ Brahmin và tinh thần Hindu
giáo. Đó là vấn đề mà chúng tôi đặt ra trong
bài viết này.
“BRAHMIN HÓA” NHÂN VẬT ANH
HÙNG HAY SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA HAI
QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC - DHARMA
CỦA KSHATRIYA VÀ DHARMA CỦA
BRAHMIN
Nếu làm một phép so sánh đem đặt nhân vật
Yudhisthira cạnh nhân vật Drona, chúng ta sẽ
thấy những nghịch lý thú vị: Drona - đạo sĩ,
174Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Tuyết Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 169 - 173
170
thuộc đẳng cấp Brahmin lại được khắc họa
chủ yếu qua hành động anh hùng chiến binh.
Trong cuộc đời sử thi của mình, ông hành
động 35 lần thì 34 lần gắn với chiến trận.
Trong khi, Yudhisthira - võ sĩ, thuộc đẳng cấp
Kshatriya lại được khắc họa chủ yếu qua
ngôn ngữ: 37 hành động trên 74 đối thoại. Đó
là những hành động hướng thiện, dựa trên lẽ
công bằng của Dharma theo quan niệm
Brahmin. Hành động trong chiến trận của
chàng được thể hiện quá mờ nhạt, ít có giá trị
trong hủy diệt sinh lực đối phương. Drona -
đạo sĩ được khắc họa như một chiến binh kiệt
xuất, còn Yudhisthira - chiến binh lại được
miêu tả như một đạo sỹ mẫu mực. Hiện tượng
đầy nghịch lý này chứng tỏ bức tranh tư
tưởng phức tạp của xã hội Ấn Độ đương thời
khi lý tưởng chiến binh xen lẫn lý tưởng tu sĩ.
Điều này có khác với cách quan niệm của
Louis Renou cho rằng Mahabharata chú
trọng tới Dharma của chiến binh.
Là một đạo sĩ Brahmin, quan niệm sống của
Drona là tích thiện và hòa giải. Xây dựng một
loạt hành động xuất chúng trên chiến địa của
Drona, ý đồ của tác giả đâu chỉ để ngợi ca tư
cách chiến binh của ông mà còn muốn thể
hiện sự tương tác giữa hai quan niệm Dharma
của Kshatriya và Dharma của Brahmin. Ranh
giới giữa hai đẳng cấp chưa rắn chắc, còn
giao hòa. Drona chao đảo giữa hai bờ vực của
hai quan niệm đạo đức đó. Chứng kiến cái
“cảm phục trào nước mắt”của sư phụ cao niên
Drona trước tài năng của tráng sĩ non trẻ
Abhimanyu, ta thấy sự đấu tranh giữa hai
quan niệm đạo đức đang diễn ra ngay trong
con người ông.
Hành động vi phạm Dharma của chính sư phụ
Drona ở ngày thứ mười hai của chiến trận thể
hiện sự rạn vỡ không gì cứu vãn nổi của nền
tảng đạo đức trong xã hội đương thời. Một
Drona thận trọng, điềm tĩnh, thấu hiểu đạo lý
đã được thay bằng một Drona hiện thân của
bạo lực và sự hủy diệt: “Bãi chiến trường máu
chảy như xối, ngập ngụa những xác chết,
chồng chất cẳng voi, cẳng ngựa” [6, tr.365].
Hành động xa rời Dharma của bổn phận tu sĩ
của Drona đã khiến một con người giản đơn,
vũ dũng như Bhima cũng phải lên tiếng kết
tội sư phụ “đã từ bỏ nhiệm vụ chính đáng của
mình, để đi theo nghề võ của đẳng cấp
Kshatriya, mang lại tiêu vong cho các bậc vua
chúa” [6, tr.426]. Sự xuất hiện của Drona trên
chiến trận Kurukshetra với chức tổng thống
lĩnh quân đội Kaurava của ông cho thấy chiến
trường không còn là võ đài thi thố tài năng
của riêng đẳng cấp chiến binh. Sự khác lạ
trong bề sâu về chất giữa người anh hùng
chiến trận của Iliad và người anh hùng chiến
trận của Mahabharata là ở hiện tượng này.
Lý tưởng anh hùng chiến binh trong
Mahabharata không còn thuần túy chỉ là sức
mạnh, dũng cảm và chiến tích. Sự tiêu diệt
được nhiều sinh lực đối phương với người
anh hùng của Mahabharata không phải lúc
nào cũng đáng ngợi ca.
Hành động của Drona thể hiện sự cọ sát giữa
hai quan niệm đạo đức Dharma của Kshatriya
và Dharma của Brahmin hay hiện tượng
“Brahmin hóa” anh hùng và “Kshatriya hóa”
đạo sĩ, tạo nên mẫu anh hùng Ấn Độ khác với
mẫu anh hùng truyền thống của sử thi thế giới.
HÀNH ĐỘNG BỘC LỘ SỰ KHÔNG NHẤT
QUÁN TRONG TÍNH CÁCH NHÂN VẬT
Sử thi truyền thống quan niệm nhân vật anh
hùng có tính cách “nhất phiến, yên lặng, an
nhàn, tự tại” [3, tr.450]. Mahabharata có câu:
“Không một người có phẩm hạnh nào lại đủ
kiên cường để suốt đời giữ vững phẩm hạnh,
cũng như không một kẻ tội lỗi nào lại quá xấu
xa để sống trọn vẹn cuộc đời trong vũng bùn
tội lỗi... Trên trần gian này không có ai mà
không làm cả việc thiện lẫn điều ác” [6,
tr.97]. Tiếp cận với Mahabharata chúng ta
thấy nhân vật nào cũng vừa cao cả vừa thấp
hèn, vừa đáng ngợi ca vừa đáng chê trách.
Về điểm này, nhiều nhà nghiên cứu
Mahabharata đã chỉ ra: “Các nhân vật tích
cực đôi khi có những hành động mà khó có
thể đánh giá được là có đạo đức” [7, tr.138].
P.A.Grinser cũng nhận định: “Trong
Mahabharata không có sự phân biệt rạch ròi
giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản
diện, nhưng có mâu thuẫn trong tính cách
nhân vật, có cả phần ánh sáng và bóng tối trên
175Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Tuyết Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 169 - 173
171
mỗi tượng đài sử thi” [2, tr.45]. Nguyễn Thừa
Hỷ ghi lại những cảm nhận tinh tế của mình
về các nhân vật trong Mahabharata như nó
vốn có: “Bhima - một con người võ biền, đầy
lòng tốt, chân thực, nhưng vẫn còn mang tính
chất man rợ, hoặc Yudhisthira - một mẫu
người đạo đức, mô phạm nhưng mềm yếu và
có lúc vẫn rơi xuống những tật xấu dối trá của
một con người bình thường...” [5, tr.144].
Đúng là trong Mahabharata “không có nhân
vật toàn thiện, toàn mỹ” [4, tr.59], không có
hành động nào được coi là tuyệt đối đúng
đắn. Đến như Arjuna cao thượng và tài nghệ,
vẫn mượn Sikhandin làm lá chắn cho hành
động giao đấu cung tên của mình với Bhisma,
hành động phạm luật được biện minh bởi định
mệnh. Nhờ vậy tội lỗi của Arjuna cũng được
giảm nhẹ, mà tài năng cao cả của Bhisma vẫn
được ngợi ca. Điều đó hoàn toàn phù hợp với
cảm hứng của thể loại sử thi nói chung và
Mahabharata nói riêng. Cũng vậy, khi giao
đấu với Karna ở cuối chiến trận Kurukshetra
Arjuna đã bắn tên hạ thủ trong lúc Karna
ngừng giao đấu vì đang gặp khó khăn, bánh
xe kẹt trong bùn lầy và máu... Tác giả miêu
tả: “Bàn tay của Arjuna ngập ngừng không
muốn làm một hành động không thượng võ”
[6, tr.431]. Cuối cùng, bằng sự can thiệp của
định mệnh Arjuna đành phải hành động vì
“chấp nhận lời sai khiến của Ngọc hoàng” -
(ở đây chính là Krishna). Sử thi quy kết trách
nhiệm thuộc về Krishna. Cảnh này trong phim
Mahabharata được đạo diễn Peter Brook biểu
hiện bằng cách cho bàn tay của Krishna di
chuyển mũi tên của Arjuna.
Điều lạ lùng là tất cả những hành động thể hiện
sự thiếu nhất quán trong tính cách ấy, đều được
tác giả xây dựng trên cơ sở lý giải nó như nghĩa
vụ thực thi bổn phận dưới sự chỉ đạo của
Krishna. Krishna là nhân vật gây ra nhiều tranh
cãi, nhiều cách hiểu khác nhau, chứa đựng
những băn khoăn thắc mắc, tốt hay xấu, thiện
hay ác, thần hay người, vô hình hay hữu hình...
Chúng tôi tạm phân ra các loại ý kiến:
- Cho Krishna là hoá thân của thần Vishnu
(Will Durant, Nguyễn Tấn Đắc).
- Chỉ ra sự thiếu nhất quán trong hành động của
Krishna (Louis Renou, Nguyễn Thừa Hỷ).
- Cho Krishna là sự đúc kết toàn bộ nội dung
đồ sộ của Mahabharata, là tham vọng nhận
thức vũ trụ nhân sinh của người Ấn Độ, mà
điều cốt tủy là học thuyết Dharma (Rabinôvic,
Carrière).
Theo chúng tôi, Krishna trở thành biểu tượng
cho Dharma, chi phối nguyên tắc xây dựng
hình tượng nhân vật anh hùng. Krishna thành
người hướng đạo, giáo huấn đạo đức và cách
xử thế cho các nhân vật anh hùng trong sử thi
này, kết tinh của tinh thần Hindu giáo: Bảo vệ
lẽ phải, tiêu diệt cái ác tội lỗi và phi đạo lý,
giữ vững luật lệ, thiết lập thế giới của cái
thiện, cái hoà hợp. Để thực hiện chức năng
đó, nhân vật này có thể hoá thân thành trăm
ngàn vóc thể thế nhân. Và như thế, tất cả
những hành vi xử thế dường như mâu thuẫn
được nêu và phân tích ở bên trên, đều được
hướng đạo bởi Krishna hiện thân của Dharma.
Như vậy, Mahabharata không chỉ miêu tả
hành động nhân vật anh hùng theo quan niệm
truyền thống mà còn thể hiện chúng dưới ánh
sáng đạo đức tôn giáo.
HÀNH ĐỘNG LÀ KẾT QUẢ CỦA LÒNG
THÙ HẬN, GẮN VỚI CƠN GIẬN ĐEM
LẠI SỰ HỦY DIỆT TÀN KHỐC
Từ điểm nhìn của đẳng cấp tu sĩ Brahmin,
Mahabharata xem “cơn thịnh nộ”, “sự giận
dữ”... không còn vẻ cao cả, hùng tráng, đáng
kính như trong Iliad. Nó không còn là “biến
cố sử thi” để người anh hùng hành động
khẳng định danh dự cá nhân. Hình ảnh “cơn
giận”, “cơn thịnh nộ” trở đi trở lại nhiều lần
trên từng trang sách của Mahabharata, là
động lực để sản sinh những hành động hủy
diệt cả nhân hình lẫn nhân tính: “Khi hận thù
và căm giận đã trào lên thì những điều luật về
danh dự và đạo lý Dharma đều bất lực và
không kiểm soát được chúng” [6, tr.418].
Cơn giận trở thành một tín hiệu nghệ thuật chi
phối hành động của nhân vật trong
Mahabharata, tạo nên nét đặc thù. Trong
Iliad, Achilles giận Agamennon, nhưng khi
Patrocle bị giết, cái chết ấy đã hóa giải mối
hận thù của Achilles với Agamennon, đẩy
Achilles sang thái cực khác. Achilles đã trút sức
mạnh của lòng căm thù lên Hector. Ngược lại
trong Mahabharata, cơn giận mang tính đối
176Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Tuyết Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 169 - 173
172
kháng trở thành xung lực chi phối từng hành
động cụ thể, không được hoá giải mà ngày càng
tích tụ thêm. Ví như Karna giữ mãi mối hận với
Arjuna cho đến cuối đời. Bhima chỉ hả giận khi
thanh toán xong với Dussasana và
Duryodhana... Với Mahabharata, cơn giận cắt
nghĩa cho hành động, thúc đẩy hành động.
Chiến trận Kurukshetra diễn ra trong vòng
mười tám ngày, thì có tới 63 lần các anh hùng
hành động xuất phát từ sự giận dữ, có những
nhân vật cứ hành động là hầu như gắn với cơn
giận. Bhima là nhân vật như vậy, mười tám
ngày chiến trận thì có tới 17 lần Bhima được
khắc họa qua hành động gắn với sự giận dữ
bản năng. Sau Bhima là các nhân vật thuộc
phe Kaurava như: Duryodhana, Dussasana,
Karna, Aswatthama... Tư tưởng thẩm mỹ của
hành động được bổ sung lớp ý nghĩa về khả
năng tuyên truyền giáo lý, cung cấp cho các
thế hệ độc giả những bài học sâu sắc: “Cơn
thịnh nộ sinh ra cùng với nó là cái ác. Đó là
kẻ thù trong thế giới này”[2, 322].
Vào ngày thứ sáu của chiến trận Kurukshetra,
hành động của Drona được miêu tả hết sức
bất thường. Ông lao vào “một cuộc chém giết
kỳ lạ”, biến chiến trường thành nghĩa địa đầy
những thây ma “máu chảy thành thác, phủ
đầy xác binh lính voi ngựa và xe cộ...”[6,
tr.338]. Chìm trong cơn lốc chiến tranh, hành
động của Bhima cũng được thể hiện dồn dập,
khốc liệt hơn rất nhiều. Mahabharata miêu tả
theo nguyên tắc tịnh tiến, bằng so sánh dịch
lùi, cuộc giao tranh giữa Bhima với anh em
Duryodhana diễn ra “giống như cuộc giao
tranh thuở trước giữa thần và quỷ”. Bhima đã
không còn lý trí “mất hết kiên nhẫn, với cây
chùy lăm lăm trong tay, nhảy xuống xe, chạy
bộ tới thẳng chỗ con cái Dhritarashtra, và
nóng lòng giết chúng ngay” [6, tr.339]. Hành
động thiếu tự chủ này, còn lặp lại ở nhiều trận
giao đấu khác. Ở ngày thứ mười bốn, trong
trận giao phong ác liệt với Karna: “Một phút
giận điên không tự chủ được, Bhima nhảy bổ
vào Karna...” [6, tr.412]. Hành động của
Bhima được chỉ đạo bởi sức mạnh dữ dội của
lòng hận thù bản năng.
Cách thể hiện hành động của Drona và hành
động của Bhima là một quá trình chuyển đổi
từ nhân tính sang thú tính. Mahabharata cắt
nghĩa trạng thái chuyển đổi đó do chiến tranh,
trực tiếp tỏ thái độ không đồng tình. Đây là
lớp nghĩa mới và cách thể hiện mới của
Mahabharata.
Quan niệm của đẳng cấp Kshatriya rằng chiến
trận là trường đua chen sức mạnh, là nơi thi
thố tài năng, mang lại vinh quang cho người
anh hùng đã lùi xa. Chiến tranh ngày càng
bộc lộ bộ mặt hủy diệt, qua những hành động
tha hoá nhân tính đẩy lùi con người trở lại bản
năng thú tính. Chiến tranh trong
Mahabharata được đặt dưới góc nhìn của tu
sĩ Brahmin, khác với chiến tranh trong Iliad.
Với Iliad, chiến tranh được xem như “cách
kiếm lợi thông thường của tập thể chúng ta
đối với tập thể chúng nó”, nên cũng vinh
quang như lao động sản xuất.
Cũng với cách nhìn này Mahabharata miêu tả
hành động giao tranh của Yudhisthira ở ngày
thứ bảy trên chiến trường Kurukshetra: “Thế
là Yudhisthira mất bình tĩnh, phóng một mũi
tên cực mạnh đâm thủng ngực áo giáp của
Srutayu. Ngày hôm đó, Yudhisthira không tự
chủ được mình mà lại bừng bừng lửa giận”[6,
tr.343]. Đây là một trong hai hành động, để
lại kết quả của Yudhisthira trên chiến trận
được khắc họa trong trạng thái tinh thần mất
tự chủ. Con người nhẫn nhục, điềm tĩnh đức
độ như Yudhisthira đến cuối chiến trận cũng
bị chiến tranh lôi vào vòng cương tỏa khốc
liệt, trở thành kẻ sát nhân. Mahabharata
không ngợi ca hành động này như một chiến
tích vinh quang, mà trái lại đặt ra bao vấn đề
xã hội có ý nghĩa vũ trụ, vấn đề chiến tranh và
hoà bình, đạo đức và phi đạo đức
Mahabharata xây dựng mọi tương quan giữa
các nhân vật anh hùng đều mang tính biểu
tượng, thuyết minh cho ý nghĩa đạo đức, lấy
Dharma làm hạt nhân. Dharma là nguyên tắc
đạo đức của người Ấn Độ, là nghĩa vụ hành
động, là bổn phận của mỗi người sống trong
vũ trụ này. Với trận đánh trên chiến trường
Kurukshetra, Dharma trở thành nguồn năng
lượng vô song, là thước đo giá trị anh hùng.
177Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Tuyết Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 169 - 173
173
Những hành động trên khẳng định ý tưởng:
“Để khắc sâu Dharma vào trái tim nhân loại,
Vyasa đã viết bản anh hùng ca này” [1, tr.9].
Mahabharata đã xây dựng những hành động
mang tính chất biểu tượng, thể hiện sự
nghiêng mình trước đạo đức, và sự hướng tới
một khuôn mẫu đạo đức lý tưởng của nhân
vật anh hùng Ấn Độ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Jean Claude Carrière (1989), “Mahabharata
Bài thơ nhân gian”, Tạp chí Người đưa tin
UNESCO, (9), tr. 4-9 và tr. 56-57.
[2]. P.A. Grinser (1970), Ramayana và
Mahabharata, Nxb Khoa học, Mátxcơva.
[3]. Hêghen (1999), Mỹ học tập 1 (Phan Ngọc
dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.
[4]. Phan Thu Hiền (1999), Sử thi Ấn Độ tập 1,
Mahabharata, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Thừa Hỷ (1986), Tìm hiểu văn hóa Ấn
Độ, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
[6]. C. Rajagopalachari (1979), Mahabharata
(Cao Huy Đỉnh và Phạm Thủy Ba dịch), Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
[7]. I.Đ. Xêrêbriacốp (1978), Khảo luận về văn
học cổ Ấn Độ (Nguyễn Xuân Hậu dịch, Bản chép
tay, Thư viện Trường ĐHSP Hà Nội.
[8]. P.A Grinser (1974), Sử thi Ấn Độ, Nxb Khoa
học, Mátxcơva.
[9]. N.K Sidhanta (1977), Thời đại Anh hùng Ấn
Độ, Cục xuất bản Châu Á, Ấn Độ.
SUMMARY
ACTIONS IN THE INDIAN EPIC UNDER THE LIGHT OF MORAL SYSTEM
Nguyen Thi Tuyet Thu*
Academy Journalism and Communication -
Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration
The article mentions typical actions of heroes in the Epic Mahabharata from the angle of moral
system, in which Dharma is the key one. The writer approaches this issue from three aspects:
actions representing the interrelation between two concepts of morality - Dharma in Kshatriya and
that in Brahmin, actions showing the inconsistence of characters’ personality in the epic, and
actions resulting from animosity which finally only brings about merciless destruction. The article
concludes that Dharma is the responsibility and duty of every social class in Ancient India. It is
also the moral principle that lightens the actions of the epical heroes, and ultimately, the tool to
measure the values of those heroes in the Mahabharata. In deed, “Vyasa wrote this epic so as to
imprint Dharma into the mind of human beings.”
Key words: actions of heroes, moral system, Dharma, Dharma in Brahmin, Dharma in Kshatriya,
“Brahminized” heroes, “Kshatriya-ized” priests.
Ngày nhận bài: 11/3/2013; Ngày phản biện: 17/5/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013
*
Tel: 0984924256; Email: nguyentuyetthuajc@gmail.com
178Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_38915_42461_1092013813169_5371_2051959.pdf