Quảng Nam
Năm 1471, vùng đất phía Nam Thuận Hóa mới chiếm được từ Chiêm Thành được đặt thành đạo thừa tuyên thứ 13,gọi là Quảng Nam. Gồm các phủ[18]:
• Thăng Hoa gồm các huyện Lê Giang (Thăng Bình hiện nay), Hà Đông (Tam Kỳ hiện nay), Duy Xuyên (Duy
Xuyên hiện nay).
• Phủ Tư Nghĩa gồm các huyện Nghĩa Giang (Tư Nghĩa và một phần Nghĩa Hành hiện nay), Mộ Hoa (Mộ Đức vàmột phần Đức Phổ hiện nay).
• Phủ Hoài Nhơn gồm các huyện Bồng Sơn (thị trấn Bồng Sơn và một phần huyện Hoài Ân hiện nay), Phù Ly (PhùMỹ và Phù Cát hiện nay), Tuy Viễn (An Nhơn và Tuy Phước hiện nay)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hành chính Việt Nam thời Lê sơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hành chính Việt Nam thời Lê sơ 1
Hành chính Việt Nam thời Lê sơ
Loạt bài
Lịch sử hành chính Việt Nam
Hồng Bàng
An Dương Vương
Bắc thuộc lần I (207 TCN - 40)
Bắc thuộc lần II (43 - 541)
Tiền Lý và Triệu Việt Vương (541 - 602)
Bắc thuộc lần III (602 - 905)
Tự chủ (905 - 938)
Nhà Ngô (938 - 967)
Nhà Đinh (968 - 980)
Nhà Tiền Lê (980 - 1009)
Nhà Lý (1009 - 1225)
Nhà Trần (1225 - 1400)
Nhà Hồ (1400 - 1407)
Bắc thuộc lần IV (1407 - 1427)
Lê sơ (1428 - 1527)
Nam Bắc triều (1527 - 1592)
Trịnh Nguyễn phân tranh (1593 - 1786)
Nhà Tây Sơn (1778 - 1802)
Nhà Nguyễn (thời độc lập) (1802 - 1884)
Pháp thuộc (1884 - 1945)
Thời kì Chiến tranh Đông Dương (1945 -
1975)
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Việt Nam Cộng hòa
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ
1976)
Xem thêm
• Niên biểu lịch sử Việt Nam
• Nam tiến
• Phân cấp hành chính Việt Nam
Hành chính Đại Việt thời Lê sơ, đặc biệt là sau những cải cách của Lê Thánh Tông, hoàn chỉnh hơn so với thời Lý
và thời Trần, mang tính quan liêu và chuyên chế cao độ.
Từ thời Lê Thánh Tông, có sự sắp xếp lại bộ máy nhằm tập trung quyền lực vào tay hoàng đế và kiểm soát chặt chẽ
cấp địa phương. Bộ máy tổ chức thời Lê Thánh Tông là bộ máy quân chủ chuyên chế quan liêu được tổ chức khá
chặt chẽ và hoàn chỉnh.
Hành chính Việt Nam thời Lê sơ 2
Chính quyền trung ương
Bộ máy chính quyền thời Lê Thái Tổ cơ bản theo mô hình thời Trần. Giúp việc trực tiếp cho hoàng đế là trung khu
gồm các quan tả, hữu tướng quốc, tam thái (thái sư, thái uý, thái bảo), tam thiếu (thiếu sư, thiếu uý, thiếu bảo), tam
tư (tư mã, tư không, tư khấu), bộc xạ. Dưới trung khu là hai ban văn, võ.
Đứng đầu ban văn là quan đại hành khiển. Các bộ, ngành thuộc văn ban là bộ Lại, bộ Lễ, khu mật viện, hàn lâm viện,
ngũ hình viện, ngự sử đài, quốc tử giám, quốc sử viện, nội thị sảnh, và các cơ quan khác gọi là quán, cục, hay ty.
Đứng đầu các bộ là quan thượng thư.
Đứng đầu ban võ là đại tổng quan. Tiếp đến là các chức đại đô đốc, đô tổng quản, tổng quản, tổng binh, tư mã. Ban
võ gồm 6 quân điện tiền và 5 quân thiết đột.
Tổng số quan lại thời Hồng Đức là 5.370 người, trong đó quan lại trong triều 2.755 người[1].
Lục bộ
Thời Lê Thái Tổ chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ). Đến năm 1466, Lê Thánh Tông tổ chức thành sáu bộ[2]:
• Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;
• Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình,
chùa, miếu mạo;
• Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan,
binh;
• Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng
phó các việc khẩn cấp;
• Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo;
• Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền.
Mỗi bộ có 1 viên Thượng thư và 2 Tả bộ thị lang và cơ quan thường trực là Vụ tư sảnh đứng đầu. Giám sát Lục bộ là
Lục khoa tương ứng, gồm Lại khoa, Lễ khoa, Hộ khoa, Binh khoa, Hình khoa, Công khoa. Đứng đầu các khoa là Đô
cấp sự trung và Cấp sự trung. Giúp việc cho Lục bộ là Lục tự.
Lục tự
Gồm có:
• Đại lý tự: cơ quan phụ trách hình án. Xét xong án chuyển sang Bộ Hình để tâu lên vua quyết định
• Thái thường tự: cơ quan phụ trách lễ nghi, âm nhạc cung đình
• Quang lộc tự: phụ trách hậu cần đồ lễ trong các buổi lễ của triều đình
• Thái bộc tự: cơ quan phụ trách xe ngựa của vua và coi sóc chuồng ngựa của vua
• Hồng lô tự: Tổ chức việc xướng danh những người đỗ trong kỳ thi đình; lo an táng đại thần qua đời và tiếp đón
các ông hoàng ngoại quốc
• Thượng bảo tự: Cơ quan coi việc đóng ấn vào quyển thi của các thí sinh thi Hội
Các cơ quan chuyên môn
Lê Thánh Tông tổ chức thêm một số cơ quan chuyên môn không lệ thuộc vào 6 Bộ, bao gồm:
• Thông Chính ty: cơ quan phụ trách chuyển đạt giấy tờ của triều đình xuống và nhận đơn từ của nhân dân tâu lên
vua. Đứng đầu là Thông chính sứ, trật Tòng tứ phẩm.
• Quốc Tử Giám: cơ quan giáo dục cao nhất trong cả nước. Đây là trường đại học của triều đình có nhiệm vụ đào
tạo nhân tài cho quốc gia. Đứng đầu là Tế tửu, trật chánh tứ phẩm.
• Quốc sử viện: cơ quan chép sử của triều đình. Nhà vua nói gì, làm gì, sử quan đều phải ghi chép cẩn thận và trung
thực. Đứng đầu là Quốc sử viện Tu soạn, trật chánh bát phẩm
• Khuyến nông và Hà đê xứ: Hai cơ quan coi việc nông nghiệp và trông nom về thủy lợi.
Hành chính Việt Nam thời Lê sơ 3
Chính quyền địa phương
Năm 1428, Lê Lợi khi lên ngôi, lấy niên hiệu là Thuận Thiên (tuân theo Trời), chia đất nước thành 5 đạo: Đông,
Tây, Nam, Bắc (đều ở vùng Bắc bộ) và Hải Tây (từ Thanh Hóa trở vào). Dưới đạo là trấn, dưới trấn là lộ, dưới lộ là
châu và huyện. Cấp hành chính địa phương thấp nhất là xã. Xã lại chia làm đại xã, trung xã và tiểu xã tùy theo số
dân.
Đứng đầu chính quyền các đạo là chức hành khiển (phụ trách cả dân sự lẫn quân sự). Đứng đầu các trấn là các an
phủ sứ, các lộ là tuyên phủ sứ, các châu, huyện là tri châu hay tri huyện, các xã là xã quan (từ thời Lê Thánh Tông
đổi thành xã trưởng).
Đến năm Quang Thuận thứ 5 (1464) thời vua Lê Thánh Tông, Đại Việt được chia thành 1 phủ và 12 đạo "thừa
tuyên"; năm 1490 đổi gọi phần lớn các "thừa tuyên" là "xứ"; sang thời Lê Uy Mục và Lê Tương Dực đổi gọi các đơn
vị cấp cao nhất là "trấn". Các đơn vị hành chính cao nhất gồm gồm: Phủ Trung Đô (phủ Phụng Thiên), Thanh Hóa,
Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường (Sơn Nam), Hải Dương (Nam Sách), Sơn Tây (Quốc Oai), Bắc Giang (Kinh
Bắc), An Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên (Ninh Sóc), Lạng Sơn. Từ năm 1471 mở rộng đất đai phía
nam, đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam. Tuy địa giới có một số điều chỉnh và riêng Sơn Tây không còn là đơn vị cấp
cao nhất, một nửa trong số các đơn vị hành chính lớn nhất thời kỳ này (Hải Dương, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc
Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam) có tên gọi được dùng làm tên các đơn vị hành chính lớn
nhất (tỉnh) của Việt Nam hiện nay[3].
Bộ máy chính quyền của mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty: đô tổng binh sứ ty (phụ trách quân sự), thừa tuyên ty (phụ
trách các việc dân sự), hiến sát ty (phụ trách các việc thanh tra, giám sát).
Các quan địa phương được ban ngạch cao nhất là chánh tứ phẩm, hưởng lương 48 quan mỗi năm. Tổng số quan lại
địa phương thời Hồng Đức là 2.615 người.
Cụ thể về các đơn vị như sau:
Phủ Trung Đô/Phụng Thiên
Tức trung tâm Hà Nội hiện nay. Năm 1466 đổi là Phủ Trung Đô, từ năm 1469 được đổi tên thành phủ Phụng Thiên.
Gồm có 2 huyện:
• Quảng Đức: là huyện phụ quách kinh thành.
• Vĩnh Xương, sau đổi là Thọ Xương.
Thiên Trường/Sơn Nam
Vốn có tên là thừa tuyên Thiên Trường, năm 1469 đổi thành thừa tuyên Sơn Nam. Năm 1490 đổi làm xứ Sơn Nam,
sang đời Lê Uy Mục lại gọi là trấn Sơn Nam. Gồm có[4]:
• Phủ Thường Tín: gồm các huyện Thanh Trì (nay là một phần huyện Thanh Trì, quận Hoàng Mai, một phần quận
Hai Bà Trưng, quận Đống Đa và quận Thanh Xuân Hà Nội), Thượng Phúc (huyện Thường Tín và một phần
huyện Thanh Trì, Hà Nội hiện nay), Phù Vân (đến thời Lê Chiêu Tông đổi là huyện Phú Nguyên, nay là huyện
Phú Xuyên, Hà Nội)
• Phủ Ứng Thiên, gồm có các huyện: Thanh Oai (nay là huyện Thanh Oai và một phần quận Hà Đông, Hà Nội),
Chương Đức (tức huyện Chương Mỹ và một phần quận Hà Đông, Hà Nội), Sơn Minh (tức huyện Ứng Hòa, Hà
Tây cũ), Hoài An (phần nam huyện Ứng Hòa và một phần huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
• Phủ Lý Nhân: tương đương tỉnh Hà Nam hiện nay; gồm các huyện: Nam Xang (huyện Lý Nhân và một phần
thành phố Phủ Lý, Hà Nam hiện nay), Kim Bảng (Kim Bảng hiện nay), Duy Tiên (Duy Tiên hiện nay), Thanh
Liêm (Thanh Liêm và một phần thành phố Phủ Lý hiện nay), Bình Lục (Bình Lục hiện nay).
• Phủ Khoái Châu: gồm các huyện Đông Yên (nay là huyện Khoái Châu thuộc Hưng Yên), Kim Động (huyện Kim
Động và một phần thành phố Hưng Yên hiện nay), Tiên Lữ (huyện Tiên Lữ và một phần thành phố Hưng Yên
hiện nay), Thiên Thi (Ân Thi hiện nay), Phù Dung (Phù Cừ hiện nay).
Hành chính Việt Nam thời Lê sơ 4
• Phủ Thiên Trường (một phần Nam Định hiện nay): gồm các huyện Tây Chân (Nam Trực, Trực Ninh và một phần
thành phố Nam Định hiện nay), Giao Thủy (Giao Thủy và Xuân Trường hiện nay), Mỹ Lộc (huyện Mỹ Lộc và
một phần thành phố Nam Định hiện nay), Thượng Nguyên (nam Mỹ Lộc hiện nay).
• Phủ Nghĩa Hưng (tức phủ Kiến Hưng thời Trần, một phần Nam Định hiện nay): gồm các huyện Đại An (Nghĩa
Hưng hiện nay), Vọng Doanh (nam Ý Yên hiện nay), Thiên Bản (Vụ Bản hiện nay), Ý Yên (bắc Ý Yên hiện nay)
• Phủ Thái Bình (một phần tỉnh Thái Bình hiện nay): gồm các huyện Thụy Anh (phía bắc huyện Thái Thụy hiện
nay), Phụ Dực (phía đông huyện Quỳnh Phụ hiện nay), Quỳnh Côi (phía tây huyện Quỳnh Phụ hiện nay), Đông
Quan (một phần huyện Đông Hưng hiện nay).
• Phủ Tân Hưng (Long Hưng thời Trần, phía tây bắc Thái Bình hiện nay): gồm các huyện: Ngự Thiên (một phần
huyện Hưng Hà hiện nay), Duyên Hà (một phần huyện Hưng Hà hiện nay), Thần Khê (một phần huyện Đông
Hưng và thành phố Thái Bình hiện nay), Thanh Lan (phía nam huyện Thái Thụy hiện nay).
• Phủ Kiến Xương (nam Thái Bình hiện nay) gồm các huyện: Thư Trì (một phần huyện Vũ Thư và thành phố Thái
Bình hiện nay), Vũ Tiên (một phần các huyện Vũ Thư và Kiến Xương hiện nay), Chân Định (một phần huyện
Kiến Xương hiện nay).
• Phủ Trường Yên (đông Ninh Bình hiện nay) gồm các huyện: Gia Viễn (phía đông Gia Viễn, huyện Hoa Lư và
thành phố Ninh Bình hiện nay), Yên Mô (huyện Yên Mô và thị xã Tam Điệp hiện nay), Yên Khang (Yên Khánh
hiện nay).
• Phủ Thiên Quan (tây Ninh Bình hiện nay) gồm các huyện Phụng Hóa (Nho Quan hiện nay), Yên Hóa (tây Gia
Viễn hiện nay), Lạc Thổ (các huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy và Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình hiện nay).
Bắc Giang/Kinh Bắc
Thời Lê Thái Tông vốn là 2 đạo Bắc Giang thượng và Bắc Giang hạ, năm 1466 đổi là thừa tuyên Bắc Giang, năm
1469 đổi là thừa tuyên Kinh Bắc, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Kinh Bắc. Gồm có các phủ[5]:
• Phủ Từ Sơn gồm các huyện Đông Ngàn (sau là huyện Từ Sơn, nay là thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và một phần
các huyện Đông Anh, Gia Lâm của Hà Nội và huyện Kim Anh của tỉnh Phúc Yên cũ, tức là một phần huyện Sóc
Sơn, Hà Nội hiện nay), Yên Phong (huyện Yên Phong và một phần thành phố Bắc Ninh hiện nay), Tiên Du
(huyện Tiên Du, một phần thành phố Bắc Ninh và một phần huyện Gia Lâm hiện nay), Võ Giàng (một phần
huyện Quế Võ và một phần thành phố Bắc Ninh hiện nay), Quế Dương (một phần Quế Võ hiện nay).
• Phủ Thuận An gồm các huyện: Gia Lâm (quận Long Biên và một phần huyện Gia Lâm, Hà Nội hiện nay), Siêu
Loại (huyện Thuận Thành hiện nay), Văn Giang (huyện Văn Giang, Hưng Yên và xã Kim Lan, huyện Gia Lâm,
Hà Nội hiện nay), Gia Định (huyện Gia Bình hiện nay).
• Phủ Bắc Hà gồm các huyện: Tân Phúc (Đa Phúc cũ, một phần Sóc Sơn hiện nay), Kim Hoa (một phần Sóc Sơn
hiện nay), Hiệp Hòa (Hiệp Hòa hiện nay), Yên Việt (Việt Yên hiện nay).
• Phủ Lạng Giang gồm các huyện Phượng Nhãn (một phần Yên Dũng hiện nay), Hữu Lũng (huyện Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn hiện nay), Bảo Lộc (Lạng Giang hiện nay), Yên Thế (Yên Thế và Tân Yên hiện nay), Lục Ngạn (Lục
Ngạn và Lục Nam hiện nay).
Quốc Oai / Sơn Tây
Vốn là lộ Quốc Oai thượng, trung và hạ thời Lê Thái Tổ, năm 1466 đổi là thừa tuyên Quốc Oai, năm 1469 đổi là thừa
tuyên Sơn Tây, năm 1490 đổi là xứ Sơn Tây, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Sơn Tây. Gồm các phủ[6]:
• Phủ Quốc Oai gồm các huyện: Từ Liêm (quận Cầu Giấy, một phần quận Tây Hồ, một phần quận Thanh Xuân và
một phần huyện Từ Liêm hiện nay), Thạch Thất (Thạch Thất hiện nay), Đan Phượng (huyện Đan Phượng và một
phần huyện Từ Liêm hiện nay), Mỹ Lương (Mỹ Đức, Hà Nội và Lương Sơn, Hòa Bình hiện nay), Phúc Lộc
(huyện Phúc Thọ và một phần thị xã Sơn Tây hiện nay).
• Phủ Tam Đái gồm có các huyện: Yên Lãng (thị xã Phúc Yên hiện nay), Yên Lạc (Yên Lạc hiện nay), Bạch Hạc
(Vĩnh Tường hiện nay), Lập Thạch (các huyện Lập Thạch và Sông Lô hiện nay), Phù Ninh (huyện Phù Ninh, một
Hành chính Việt Nam thời Lê sơ 5
phần thị xã Phú Thọ và một phần thành phố Việt Trì hiện nay).
• Phủ Thao Giang gồm các huyện Sơn Vi (Lâm Thao hiện nay), Thanh Ba (Thanh Ba hiện nay), Hoa Khê (Cẩm
Khê hiện nay), Hạ Hòa (Hạ Hòa hiện nay), Tam Nông (Tam Nông hiện nay).
• Phủ Đoan Hùng gồm các huyện Đông Lan (Lê Hiến Tông đổi là Đông Quan, tương đương khu vực ngã ba sông
Lô và sông Chảy hiện nay), Tây Quan (hữu ngạn sông Lô cạnh Phù Ninh hiện nay), Sơn Dương (Sơn Dương
thuộc Tuyên Quang hiện nay), Đương Đạo (đông bắc Sơn Dương hiện nay), Tam Dương (các huyện Tam Dương
và Tam Đảo, Vĩnh Phúc hiện nay).
• Phủ Quảng Oai gồm các huyện Ma Nghĩa (đến Lê Chiêu Tông đổi là Minh Nghĩa, tức một phần thị xã Sơn Tây
và một phần Ba Vì, Hà Nội hiện nay), Tân Phong (một phần Ba Vì hiện nay).
Nam Sách/Hải Dương
Vốn là lộ Nam Sách thượng và Nam Sách hạ, năm 1466 gộp vào là thừa tuyên Nam Sách, năm 1469 đổi là thừa
tuyên Hải Dương. Gồm các phủ[7]:
• Phủ Thượng Hồng gồm các huyện: Đường Hào (Mỹ Hào, Hưng Yên hiện nay), Đường Yên (Bình Giang, Hải
Dương hiện nay), Cẩm Giàng (huyện Cẩm Giàng và một phần thành phố Hải Dương hiện nay), Thanh Miện
(Thanh Miện hiện nay), Tứ Kỳ (Tứ Kỳ hiện nay), Vĩnh Lại (Vĩnh Bảo, Hải Phòng hiện nay).
• Phủ Nam Sách gồm các huyện: Thanh Lâm (huyện Nam Sách và một phần thành phố Hải Dương, Hải Dương
hiện nay), Chí Linh (Chí Linh hiện nay), Thanh Hà (huyện Thanh Hà và một phần thành phố Hải Dương hiện
nay), Tiên Minh (Tiên Lãng, Hải Phòng hiện nay).
• Phủ Kinh Môn gồm các huyện: Giáp Sơn (Kinh Môn hiện nay), Đông Triều (huyện Đông Triều và thành phố
Uông Bí hiện nay), An Lão (An Lão hiện nay), Nghi Dương (Kiến Thụy hiện nay), Kim Thành (Kim Thành hiện
nay), Thủy Đường (Thủy Nguyên hiện nay), An Dương (huyện An Dương và quận Hải An hiện nay).
An Bang
Thời Lê Thái Tổ là An Bang thuộc Đông Đạo, từ năm 1466 là thừa tuyên An Bang, năm 1490 gọi là xứ An Bang,
thời Lê Tương Dực đổi là trấn An Bang. Gồm có 1 phủ[8]:
• Phủ Hải Đông gồm các huyện: Hoành Bồ (huyện Hoành Bồ và một phần thành phố Hạ Long hiện nay), Yên
Hưng (thị xã Quảng Yên và một phần thành phố Hạ Long hiện nay), Hoa Phong (Cát Hải hiện nay) và các châu:
Tiên Yên (huyện Tiên Yên hiện nay), Vạn Ninh (Móng Cái hiện nay), Vĩnh An (thuộc Quảng Tây, Trung Quốc
hiện nay), Vân Đồn (cù lao Lợn Lòi phía đông vịnh Bái Tử Long).
Lạng Sơn
Thời Lê Thái Tổ thuộc Bắc Đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Lạng Sơn, năm 1490 đổi là xứ Lạng Sơn, thời Lê Tương
Dực đổi là trấn Lạng Sơn. Gồm 1 phủ[9]:
• Phủ Trùng Khánh (tỉnh Lạng Sơn hiện nay) gồm các châu: Thất Nguyên (huyện Tràng Định hiện nay), Văn Uyên
(huyện Văn Lãng hiện nay), Văn Lan (một phần Chi Lăng và Văn Quan hiện nay), Ôn (một phần Chi Lăng hiện
nay), Lộc Bình (Lộc Bình và Cao Lộc hiện nay), An Bác (Sơn Động, Bắc Giang hiện nay).
Hành chính Việt Nam thời Lê sơ 6
Thái Nguyên/Ninh Sóc
Thời Lê Thái Tổ thuộc Bắc đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Thái Nguyên, năm 1469 đổi là thừa tuyên Ninh Sóc. Gồm
các phủ[10]:
• Phủ Phú Bình gồm các huyện Phổ Yên (Phổ Yên hiện nay), Đại Từ (Đại Từ hiện nay), Tư Nông (Phú Bình hiện
nay), Bình Nguyên (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc hiện nay), Đồng Hỷ (Đồng Hỷ hiện nay), Văn Lãng (Văn Lãng,
Lạng Sơn hiện nay), Võ Nhai (Võ Nhai hiện nay) và châu Định Hóa (huyện Định Hóa hiện nay).
• Phủ Thông Hóa (tỉnh Bắc Kạn hiện nay) gồm huyện Cảm Hóa (Ngân Sơn và Na Rì hiện nay) và châu Bạch
Thông (thị xã Bắc Kạn, các huyện Bạch Thông, Chợ Đồn và Chợ Mới hiện nay).
• Phủ Cao Bình, vốn là phủ Bắc Bình (tỉnh Cao Bằng hiện nay) gồm các châu: Thạch Lâm (Hòa An, Nguyên Bình
và Thạch An hiện nay), Quảng Uyên (Quảng Uyên và Phục Hòa hiện nay), Thượng Lang (Trà Lĩnh và Trùng
Khánh hiện nay), Hạ Lang (Hạ Lang hiện nay).
Tuyên Quang
Thời Lê Thái Tổ thuộc Tây đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Tuyên Quang, năm 1490 đổi là xứ Tuyên Quang, thời Lê
Tương Dực đổi là trấn Minh Thuận. Gồm có 1 phủ[11]:
• Phủ Yên Bình gồm huyện Phúc Yên (Yên Sơn và Hàm Yên hiện nay), và các châu: Vị Xuyên (Vị Xuyên và
Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang hiện nay), Thu Vật (Yên Bình thuộc Yên Bái hiện nay), Đại Man (Chiêm Hóa
hiện nay), Bảo Lạc (Bảo Lạc thuộc Cao Bằng hiện nay).
Hưng Hóa
Thời Lê Thái Tổ là 2 lộ Gia Hưng và Quy Hóa thuộc Tây đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Hưng Hóa, năm 1490 đổi là
xứ Hưng Hóa, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Hưng Hóa. Gồm các phủ:
• Phủ Gia Hưng gồm các huyện: Thanh Nguyên (Tân Sơn, Thanh Sơn và Thanh Thủy thuộc Phú Thọ hiện nay),
Phù Hoa (Phù Yên thuộc Sơn La hiện nay), Mai Châu (nam Mai Châu thuộc Hòa Bình hiện nay), Mộc Châu
(phần còn lại của Mai Châu thuộc Hòa Bình và Mộc Châu thuộc Sơn La hiện nay), Việt Châu (Yên Châu và Bắc
Yên hiện nay), Thuận Châu (Thuận Châu hiện nay).
• Phủ Quy Hóa gồm các huyện: Văn Chấn (Văn Chấn thuộc Yên Bái hiện nay), Yên Lập (Yên Lập thuộc Phú Thọ
hiện nay), Trấn Yên (Trấn Yên thuộc Yên Bái hiện nay), Văn Bàn (Văn Bàn thuộc Lào Cai hiện nay), Thủy Vĩ
(thành phố Lào Cai hiện nay).
• Phủ An Tây gồm các châu: Chiêu Tấn (thị xã Lai Châu, các huyện Tam Đường và Phong Thổ hiện nay), Quỳnh
Nhai (Quỳnh Nhai thuộc Sơn La hiện nay), Lai (thị xã Mường Lay và huyện Mường Tè hiện nay), Luân (giữa
Quỳnh Nhai và Tuần Giáo hiện nay).
Thanh Hóa
Thời Lê Thái Tổ thuộc đạo Hải Tây, thời Lê Thái Tông gồm 6 phủ Thiệu Thiên, Hà Trung, Tĩnh Gia, Thanh Đô,
Trường Yên, Thiên Quan; năm 1466 đặt thừa tuyên Thanh Hóa; năm 1490 đổi là xứ Thanh Hóa, Lê Tương Dực đổi
là trấn Thanh Hóa. Gồm các phủ[12]:
• Phủ Thiệu Thiên (Thiệu Hóa) gồm các huyện Thụy Nguyên (từng mang tên Ứng Thụy và Lương Giang, tức phía
Bắc huyện Thiệu Hóa, phía Bắc huyện Thọ Xuân và phần lớn huyện Ngọc Lặc hiện nay), Vĩnh Ninh (Vĩnh Lộc
hiện nay), Đông Sơn (huyện Đông Sơn và một phần huyện Thiệu Hóa, một phần thành phố Thanh Hóa hiện nay),
Lôi Dương (một phần các huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn, Thiệu Hóa và Thường Xuân hiện nay), Yên Định (Yên
Định hiện nay), Cẩm Thủy, Thạch Thành (một phần Thạch Thành hiện nay), Bình Giang (tây bắc Thạch Thành
hiện nay).
• Phủ Hà Trung có các huyện: Hoằng Hóa (huyện Hoằng Hóa và một phần thành phố Thanh Hóa hiện nay), Thuần
Hựu (Hậu Lộc hiện nay), Tống Sơn (huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn hiện nay).
Hành chính Việt Nam thời Lê sơ 7
• Phủ Tĩnh Gia có các huyện: Nông Cống (các huyện Như Xuân, Như Thanh, phần lớn huyện Nông Cống và một
phần huyện Triệu Sơn hiện nay), Ngọc Sơn (huyện Tĩnh Gia và một phần huyện Nông Cống hiện nay), Quảng
Xương (huyện Quảng Xương, thị xã Sầm Sơn và một phần thành phố Thanh Hóa hiện nay).
• Phủ Thanh Đô có huyện Thọ Xuân (phần lớn huyện Thường Xuân hiện nay, khác với huyện Thọ Xuân hiện
tại[13]) và các châu: Quan Gia (gần biên giới Lào hiện nay), Tầm (tây bắc Quan Hóa hiện nay), Lang Chánh (Lang
Chánh hiện nay), Sầm (Sầm Nưa thuộc Lào hiện nay[14]).
Nghệ An
Thời Lê Thái Tổ thuộc đạo Hải Tây, năm 1466 đặt thừa tuyên Nghệ An, năm 1490 đổi là xứ Nghệ An, Lê Tương
Dực đổi làm trấn Nghệ An. Tương đương tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện nay, gồm các phủ[15]:
• Phủ Diễn Châu gồm các huyện Đông Thành (Diễn Châu và Yên Thành hiện nay), Quỳnh Lưu (huyện Quỳnh Lưu,
một phần huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa hiện nay).
• Phủ Anh Đô gồm các huyện: Hưng Nguyên (huyện Hưng Nguyên và một phần thành phố Vinh hiện nay), Nam
Đường (Anh Sơn và Nam Đàn hiện nay).
• Phủ Đức Quang gồm các huyện Thiên Lộc (huyện Can Lộc, một phần huyện Lộc Hà và một phần thị xã Hồng
Lĩnh hiện nay), Chân Phúc (huyện Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò và một phần thành phố Vinh hiện nay), Thanh
Chương (Thanh Chương hiện nay), Hương Sơn (các huyện Hương Sơn, Hương Khê và một phần huyện Vũ Quang
hiện nay), Nghi Xuân (Nghi Xuân hiện nay).
• Phủ Hà Hoa gồm các huyện Thạch Hà (thành phố Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà và một phần huyện Lộc Hà hiện
nay), Kỳ Hoa (Kỳ Anh và Cẩm Xuyên hiện nay).
• Phủ Quỳ Châu (huyện Quỳ Châu hiện nay), gồm các huyện Thúy Vân và Trung Sơn.
• Phủ Trà Lân gồm 4 huyện Tương Dương (Tương Dương, Nghệ An hiện nay), Kỳ Sơn (Kỳ Sơn, Nghệ An hiện
nay), Vĩnh Khang (một phần Tương Dương, Nghệ An hiện nay), Hội Nguyên (tả ngạn sông Lam từ Thanh
Chương đến cửa Rào).
• Phủ Ngọc Ma gồm có châu Trịnh Cao (châu gồm 12 động) thuộc Lào hiện nay.
• Phủ Lâm An chỉ có 1 châu Quỳ Hợp gồm 12 động và 11 sách, vốn là đất Bồn Man nay khoảng huyện Hương Khê
Hà Tĩnh và huyện Nakai Khăm Muộn của Lào, đầu nguồn của sông Ngàn Sâu[16]
• Phủ Trấn Biên: thuộc đất Lào hiện nay.
• Phủ Trấn Ninh: là đất Bồn Man, nhập vào Đại Việt từ thời Lê Thánh Tông, gồm 7 huyện: Quang Vinh, Minh
Quảng, Cảnh Thuần, Kim Sơn Thanh Vị, Châu Lang, Trung Thuận, đều thuộc Lào hiện nay.
Thuận Hóa
Thời Lê Thái Tổ là hai lộ Tân Bình và Thuận Hóa thuộc đạo Hải Tây, năm 1466 đặt thừa tuyên Thuận Hóa, năm
1490 đổi là xứ Thuận Hóa, Lê Tương Dực đổi là trấn Thuận Hóa. Gồm các phủ[17]:
• Phủ Tân Bình: gồm các huyện Kiến Lộc (Quảng Ninh, Quảng Bình hiện nay), Lệ Thủy (Lệ Thủy hiện nay), Minh
Linh (Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc Quảng Trị hiện nay) và châu Bố Chính (Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa,
Minh Hóa tỉnh Quảng Bình hiện nay).
• Phủ Triệu Phong gồm các huyện Vũ Xương (Triệu Phong hiện nay), Hải Lăng (Hải Lăng hiện nay), Đan Điền
(Quảng Điền và một phần Phong Điền hiện nay), Kim Trà (Hương Trà và một phần Phong Điền hiện nay), Tư
Vang (Hương Thủy và Phú Lộc hiện nay), Điện Bàn (Điện Bàn thuộc Quảng Nam hiện nay).
• Châu Tỉnh An thuộc Lào hiện nay.
Hành chính Việt Nam thời Lê sơ 8
Quảng Nam
Năm 1471, vùng đất phía Nam Thuận Hóa mới chiếm được từ Chiêm Thành được đặt thành đạo thừa tuyên thứ 13,
gọi là Quảng Nam. Gồm các phủ[18]:
• Thăng Hoa gồm các huyện Lê Giang (Thăng Bình hiện nay), Hà Đông (Tam Kỳ hiện nay), Duy Xuyên (Duy
Xuyên hiện nay).
• Phủ Tư Nghĩa gồm các huyện Nghĩa Giang (Tư Nghĩa và một phần Nghĩa Hành hiện nay), Mộ Hoa (Mộ Đức và
một phần Đức Phổ hiện nay).
• Phủ Hoài Nhơn gồm các huyện Bồng Sơn (thị trấn Bồng Sơn và một phần huyện Hoài Ân hiện nay), Phù Ly (Phù
Mỹ và Phù Cát hiện nay), Tuy Viễn (An Nhơn và Tuy Phước hiện nay).
Tham khảo
• Trương Hữu Quýnh chủ biên (2007), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
• Viện sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Khoa học xã hội
• Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Văn hóa thông tin
Chú thích
[1] Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 154
[2] Viện sử học, sách đã dẫn, tr 149-150
[3] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 172-173
[4] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 174-179
[5] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 179-180
[6] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 181-183
[7] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 183-185
[8] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 186
[9] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 187
[10] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 191-192
[11] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 190-191
[12] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 193-196
[13] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 195
[14] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 196
[15] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 196-198
[16] Đại Nam nhất thống chí, quyển 26, trang 255.
[17] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 200-201
[18] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 201-203
Nguồn và người đóng góp vào bài 9
Nguồn và người đóng góp vào bài
Hành chính Việt Nam thời Lê sơ Nguồn: Người đóng góp: ASM, Ashitagaarusa, Bình Giang, Hungda, Trungda, 6 sửa đổi vô danh
Nguồn, giấy phép, và người đóng góp vào hình
Hình:Viet Nam Trong.png Nguồn: ập_tin:Viet_Nam_Trong.png Giấy phép: Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 Unported Người đóng
góp: Original uploader was DHN at en.wikipedia
Giấy phép
Creative Commons Attribution-Share Alike 3.0
//creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hanh_chinh_viet_nam_thoi_le_so_3189.pdf