Hàm lượng cadimi trong các loài động vật thân mềm và giáp xác ở Nha Trang - Nguyễn Thuần Anh

IV. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu trên các mẫu được chuẩn bị theo cách được sử dụng thông thường (mẫu hai mảnh vỏ, chân bụng, giáp xác còn nguyên nội tạng và mẫu chân đầu đã bỏ nội tạng) cho thấy sự ô nhiễm cadimi ở các loài động vật thân mềm và giáp xác được tiêu dùng phổ biến ở thành phố Nha Trang ở thời điểm lấy mẫu là tương đối thấp và dưới mức cho phép được qui định bởi Châu Âu và Việt Nam. Bên cạnh đó kết quả còn cho thấy hàm lượng cadimi trong nhóm hai mảnh vỏ và chân bụng ở mùa mưa cao hơn mùa khô. Đây là các dữ liệu có giá trị cho việc đánh giá phơi nhiễm và đánh giá nguy cơ của người dân thành phố Nha Trang đối với cadimi do ăn các loài động vật thân mềm và giáp xác.

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hàm lượng cadimi trong các loài động vật thân mềm và giáp xác ở Nha Trang - Nguyễn Thuần Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 3 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC HÀM LƯỢNG CADIMI TRONG CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM VÀ GIÁP XÁC Ở NHA TRANG CADMIUM CONCENTRATIONS IN MOLLUSCS AND CRUSTACEANS IN NHA TRANG Nguyễn Thuần Anh1 Ngày nhận bài: 16/6/2013; Ngày phản biện thông qua: 12/4/2013; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014 TÓM TẮT Mục đích của nguyên cứu này nhằm cung cấp những thông tin có giá trị cho việc đánh giá phơi nhiễm và đánh giá nguy cơ của người dân thành phố Nha Trang đối với cadimi do tiêu thụ các loài động vật thân mềm và giáp xác. Hàm lượng cadimi được khảo sát trong các loài động vật thân mềm và giáp xác được tiêu dùng phổ biến từ tháng 5/2008 đến tháng 1/2009 bằng phương pháp ICP-MS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng cadimi nằm trong khoảng 0.012-0.073 mg.kg-1 và dưới giới hạn tối đa của Qui định về an toàn thực phẩm của Việt Nam (46/2007/QD-BYT) và Châu Âu (1881/2006/EC). Từ khóa: động vật thân mềm, giáp xác, cadimi, kim loại nặng, Nha Trang ABSTRACT The aim of this study was to provide useful information for exposure evaluation and risk assessment of Nha trang consumers to cadmium contaminants due to molluscous and crustaceous consumption. Cadmium contamination levels have been investigated by Inductively Coupled Plasma- Mass Spectrometry (ICP-MS) from May 2008 to January 2009 in some molluscs and crustaceans popularly consumed. This study shows that cadmium concentations in molluscs and crustaceans in locall markets in Nha trang are range from 0.012 to 0.073 mg.kg-1 and within the maximum limit of regulatory of Vietnam (46/2007/QD-BYT) and European community (1881/2006/EC). Keywords: Molluscs, crustaceans, cadmium, heavy metals, Nha Trang 1 TS. Nguyễn Thuần Anh: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cadimi (Cd) là một trong số các kim loại nặng có tính tích lũy và gây hại cho sức khỏe con người ngay cả khi tồn tại ở dạng vết (Järup và cs, 1998; ATSDR, 1999; Liu và cs, 2008). Cadimi có trong môi trường do các hoạt động của tự nhiên (như hoạt động của núi lửa, sự rửa trôi của đất) hoặc do hoạt động của con người (sự đốt than và đốt các sản phẩm dầu lửa, sự cải tạo đất, sự đốt rác sinh hoạt) (Bisson và cs, 2005). Cadimi ảnh hưởng chủ yếu lên thận, ngoài ra còn tác động lên phổi, máu, gây độc lên xương do làm rối loạn quá trình chuyển hóa canxi và gây rối loạn chức năng gan (JECFA, 1989). Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế đã xếp cadimi vào nhóm các chất gây ung thư cho người dựa trên các nghiên cứu trên động vật và các nghiên cứu ở những người nhiễm cadimi do các hoạt động nghề nghiệp (IARC, 1993). Cadimi nhiễm vào cơ thể người qua đường hô hấp và đường ăn uống (Dab và cs, 1999; EFSA, 2009). Các loài động vật thân mềm và giáp xác được tiêu dùng phổ biến được chọn làm đối tượng để đánh giá mức độ ô nhiễm cadimi vì chúng được coi là nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp protein, khoáng và axit béo không no như omega 3 nhưng lại có khả năng tích tụ các chất ô nhiễm, đặc biệt là kim loại nặng (Miquel, 2001). Việc thực hiện nghiên cứu này là cần thiết để xác định hàm lượng cadimi trong các loài động vật thân mềm và giáp xác được tiêu dùng phổ biến Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 4 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Kết quả nghiên cứu của Nguyen và cs (2010) cho thấy, chỉ có 2% và 3% động vật thân mềm và giáp xác được mua ở cảng và siêu thị nên không cấu thành nên mẫu thành phần. Với các tỷ lệ mua ở nhà hàng (10%), chợ tạm (30%) và chợ (55%) sẽ cấu thành nên cơ cấu lấy mẫu. Cụ thể, 10% hải sản được mua ở nhà hàng thì số mẫu được lấy ở nhà hàng là 1; 30% hải sản được mua ở chợ tạm nên số mẫu được lấy ở chợ tạm là 2 và 55% hải sản được mua ở chợ nên số mẫu được lấy ở chợ là 3 (hình 1). Vậy tổng số 6 mẫu (1 mẫu ở nhà hàng, 2 mẫu ở chợ tạm và 3 mẫu ở chợ) (200 g/1 mẫu) được gộp lại và đồng hóa để có được mẫu đồng nhất (1200 g) đem phân tích. Nguồn gốc và phân bố của 6 mẫu thành phần như sau: 1 mẫu thành phần ở nhà hàng Biển Ngọc, 2 mẫu thành phần ở chợ tạm và 3 mẫu thành phần ở chợ Xóm Mới. Năm đợt lấy mẫu được tiến hành ở 2 mùa: mùa khô (tháng 5 và 7 năm 2008) và mùa mưa (tháng 9, 11 năm 2008 và tháng 1 năm 2009). Số mẫu hỗn hợp để phân tích cadimi là 20 mẫu. ở thành phố Nha Trang, một thành phố đại diện cho thành phố ven biển miền Trung trong tiêu thụ các loài thủy hải sản này. Nghiên cứu góp phần cung cấp nguồn số liệu cho việc đánh giá nguy cơ của người tiêu dùng đối với cadimi do tiêu thụ các loài động vật thân mềm và giáp xác để từ đó có cơ sở đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Kế thừa kết quả khảo sát của Nguyen và cs (2010), 19 loài động vật thân mềm và giáp xác được tiêu dùng phổ biến (ốc nhảy, ốc hương, ốc vú nàng, ốc bàn tay, ốc đụn, mực ống, vẹm xanh, hàu, điệp, ngao dầu, ngao vân, sò lông, ngao móng tay, sò huyết, bàn mai, cua, moi, ghẹ, tôm) đã được chọn lựa để lấy mẫu và xác định hàm lượng cadimi. 4 mẫu hỗn hợp (hai mảnh vỏ, chân đầu, chân bụng và giáp xác) đã được chuẩn bị để làm giảm số mẫu mà không làm giảm độ chính xác của kết quả (WHO, 1985). Tỷ lệ các loài động vật thân mềm và giáp xác trong mỗi hỗn hợp mẫu thành phần được kế thừa từ số liệu của cuộc điều tra tiêu thụ (Nguyen và cs, 2010) và được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Tỷ lệ các loài động vật thân mềm và giáp xác trong mỗi hỗn hợp mẫu thành phần Hỗn hợp mẫu Tên khoa học % trong hỗn hợp Khối lượngmẫu Số lượng cá thể được lấy ở nơi bán Hai mảnh vỏ Perna viridis Anadara granosa Anadara subcrenata Comptopallium radula Solen grandis Meretrix meretrix Crassostrea belcheri Pinna bicolor Meretrix lusoria Tổng 32,6 3,9 9.1 11,7 4,3 10,9 12,5 3,5 11,5 100 65,1 7,8 18,1 23,4 8,7 21,9 25,0 7,1 22,9 200 7 4 5 4 3 5 4 2 5 Giáp xác Penaneus monodon Acetes erythraeus Scylla paramamosain Portunus sanguinolentus Tổng 41,1 6,3 8,2 44,2 100 82,0 12,0 17,0 89,0 200 5 20 2 2 Chân bụng Cellana testudinaria Tectus pyramis Strombus luhuanus Lambis lambis Babylonia arealata Tổng 14,1 9,0 41,9 12,2 20,6 100 28,2 18,0 88,4 24,4 41,0 200 4 3 8 4 6 Chân đầu Loligo edulis Hoyle 100 200 3 Hình 1. Cấu thành nên mẫu thành phần tùy theo nơi bán Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 5 Theo hướng dẫn chuẩn bị mẫu của Cộng đồng chung Châu Âu 333/2007/EC (EC, 2007), các mẫu phân tích các loài hai mảnh vỏ, chân bụng và giáp xác là các phần ăn được bao gồm cả nội tạng, riêng mẫu phân tích các loài chân đầu phải loại bỏ nội tạng. Các mẫu xác định cadimi được sấy khô trong tủ Memert (Đức) ở 1050C đến khối lượng không đổi. Sau đó 0,5 g mẫu khô được vô cơ hóa với 5 ml HNO3 và 2ml H2O2 trong lò vi sóng MWS2 - BERGHOF (Đức). Hàm lượng cadimi được xác định bằng phương pháp ICP-MS (Varian, MS - 820). Các mẫu trắng và phân tích đôi được thực hiện để kiểm soát độ tin cậy của quá trình phân tích. Độ lệch được khảo sát bằng cách xác định hiệu suất thu hồi. Sự khác biệt của hàm lượng cadimi được đánh giá bằng ANOVA với phép thử Tukey bằng phần mềm SPSS verson 16. Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0.05. Hàm lượng cadimi (mg/kg) trong mẫu ướt được tính như sau: B = Ck. A/100 (B (mg/kg): hàm lượng cadimi (mg/kg) trong mẫu ướt, Ck: Hàm lượng cadimi (mg/kg) trong mẫu khô, A: hàm lượng chất khô trong mẫu ướt đem phân tích (%)) với A = S .100/P (P: khối lượng mẫu ướt (g), S: khối lượng mẫu khô (g)) III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Hàm lượng cadimi trong các loài hai mảnh vỏ, chân bụng, giáp xác và chân đầu xác định được trong các tháng lấy mẫu đại diện cho hai mùa mưa và mùa khô được trình bày trong bảng 2. Bảng 2. Hàm lượng cadimi trong các loài động vật thân mềm và giáp xác được tiêu dùng phổ biến tại Nha Trang năm 2008 và 2009 Nhuyễn thể Tháng Hàm lượng Cd (khối lượng ướt) (mg/kg) Độ lệch chuẩn (%) Hai mảnh vỏ 5 0,032 4,7 7 0,032 3,6 9 0,068 1,3 11 0,073 1,2 1 0,073 1,1 Giáp xác 5 0,019 5,4 7 0,019 6,7 9 0,026 4,0 11 0,034 2,9 1 0,032 3,2 Chân bụng 5 0,033 3,6 7 0,033 3,0 9 0,064 1,6 11 0,072 1,1 1 0,067 1,7 Chân đầu 5 0,012 8,9 7 0,013 8,6 9 0,013 6,2 11 0,013 4,6 1 0,013 6,6 Sự khác biệt của hàm lượng cadimi giữa các tháng đã được đánh giá ANOVA với phép thử Tukey bằng phần mềm SPSS 16. và được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Sự khác biệt của hàm lượng cadimi theo tháng (sử dụng One-Way ANOVA) Loài Tháng5 và 7 Tháng 5 và 9 Tháng 5 và 11 Tháng 5 và 1 Tháng 7 và 9 Tháng 7 và 11 Tháng 7 và 1 Tháng 9 và 11 Tháng 9 và 1 Tháng 11 và 1 Hai mảnh vỏ - + + + + + + + + - Giáp xác - + + + + + + + + - Chân bụng - + + + + + + + + + Chân đầu - - - - - - - - - - +: khác nhau có ý nghĩa ở mức 5% (p 0,05) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 6 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Kết quả ở bảng 2 và bảng 3 cho thấy, hàm lượng cadimi trong các loài hai mảnh vỏ, chân bụng và giáp xác trong các tháng lấy mẫu phân tích là khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), ngoại trừ tháng 5 và tháng 11, tháng 11 và tháng 1. Trong cùng một thời điểm (tháng) lấy mẫu thì hàm lượng cadimi trong các loài hai mảnh vỏ và chân bụng cao hơn trong các loài giáp xác và chân đầu. Hàm lượng cadimi trong các loài chân đầu thấp nhất và không khác nhau có ý nghĩa thống kê ở các tháng lấy mẫu (p > 0,05). Hàm lượng cadimi trong ba tháng của mùa mưa (tháng 9, 10/2008 và 1/2009) cao gần gấp đôi mùa khô (tháng 5 và 7). Điều này có thể là do quá trình rửa trôi các kim loại nặng từ đất sau những trận mưa lớn làm tăng lượng cadimi trong nước vào mùa mưa. Theo Pierce (2007), hàm lượng cadimi tập trung phần lớn ở ống tiêu hóa. Kết quả so sánh hàm lượng cadimi được xác định trong nghiên cứu này với các nghiên cứu thực hiện ở Việt Nam và Châu Á được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Hàm lượng cadimi (mg.kg-1 khối lượng ướt) trong các loài động vật thân mềm và giáp xác được tiêu dùng phổ biến ở Việt Nam và Châu Á Nghiên cứu này Hàm lượng cadimi Động vật thân mềm và giáp xác Năm Các nghiên cứu khác ở Việt nam và Châu Á Động vật thân mềm và giáp xác Nước Hàm lượng cadimi Tham khảo Vẹm 2000 Việt Nam 0,09 Đào Việt Hà, 2002 Sò 2005 Việt Nam 2,13* Lê Thị Vinh và cs, 2005 Hàu 2005 Việt Nam 0,4 - 3,1* Lê Thị Vinh, 2006 Hàu 2006 Việt Nam 0,27 - 0,3 Lê Thị Vinh, 2006 Vẹm 209 Việt Nam 0,06 Ngô Đăng Nghĩa và cs, 2008 Hai mảnh vỏ 2006 Việt Nam 0,244 - 0,980 NAFIQAD, 2006 Nghêu 2006 Việt Nam 0,993 Hsia và Huiyi, 2008 Nghêu 2007 Việt Nam 0,01 Hsia và Huiyi, 2008 Nghêu 2008 Việt Nam 0,01 - 0,063 Hsia và Huiyi, 2008 Vẹm 2005-2006 Malaysia 0,07 (0,04 - 0,12) Hsia và Huiyi, 2008 Vẹm 2007 Thái Lan 0,1 (0,002 - 0,79) Hsia và Huiyi, 2008 Loài hai mảnh vỏ 0,056 (0,032- 0,073) Nghêu 2007 Thái Lan 0,12 (0,02 - 0,35) Hsia và Huiyi, 2008 Sò 2005-2006 Malaysia 0,33 (0,06 - 0,81) Hsia và Huiyi, 2008 Sò 2004 Singapore 0,542 (0,136 - 0,794) Hsia và Huiyi, 2008 Hai mảnh vỏ 2007 Indonesia 1,234 - 2,404 Soegianto và Supriyanto, 2008 Tôm 2006 Việt nam 0,013 - 0,033 NAFIQAD, 2006 Tôm 2006 Việt nam 0,003 Hsia và Huiyi, 2008 Tôm 2007 Việt nam 0,051 Hsia và Huiyi, 2008 Tôm 2006 Mianmar > 0,005, < 0,04 Hsia và Huiyi, 2008 Tôm 2006 Thái Lan < 0,01 Hsia và Huiyi, 2008 Tôm 2005-2006 Malaysia 0,01 (< 0,0048 - 0,07) Hsia và Huiyi, 2008 Tôm 2005 2006 Malaysia 0,01 (< 0,0048 - 0,02) Hsia và Huiyi, 2008 Tôm 2005 2006 Malaysia 0,02 (< 0,0048 - 0,04) Hsia và Huiyi, 2008 Tôm 2005 2006 Malaysia 0,04 (0,01 - 0,1) Hsia và Huiyi, 2008 Giáp xác -- Ấn độ nd - 0,12 Sivaperumal và cs, 2007 Cua -- Trung Quốc 0,795 - 0,506 Ip và cs, 2005 Tôm -- Trung Quốc 0,835 - 0,637 Ip và cs, 2005 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 7 So sánh kết quả của nghiên cứu này với các giới hạn hàm lượng cadimi của Bộ Y tế Việt Nam 46/2007/QD-BYT và qui định của Châu Âu 1881/2006/EC (bảng 5) cho thấy, hàm lượng cadimi trong các loài động vật thân mềm và giáp xác sử dụng phổ biến xác định được trong nghiên cứu này không cao và đều nằm dưới giới hạn tối đa. Tôm 2001 Indonesia 0,05 - 0,03 Soegianto và Hamami, 2007 Loài giáp xác 0,026 (0,019 -0,034) Tôm 2002 Indonesia 0,01 Soegianto và Hamami, 2007 Mực 2006 Việt nam 0,134 Hsia và Huiyi, 2008 Mực 2007 Việt nam 0,01 Hsia và Huiyi, 2008 Mực 2008 Việt nam 0,21 - 0,621 Hsia và Huiyi, 2008 Mực 2008 Việt nam 1,132 - 1,396 Hsia và Huiyi, 2008 Mực 2007 -2008 Mianmar > 0,005, < 0,04 Hsia và Huiyi, 2008 Mực 2007 - 2008 Mianmar > 0,005, < 0,04 Hsia và Huiyi, 2008 Mực 2005 -2006 Malaysia 0,1 (0,02 - 0,21) Hsia và Huiyi, 2008 Mực 2004 Singapour 0,166 (0,096 - 0,246) Hsia và Huiyi, 2008 Mực 2005 Thái Lan 0,18 (0,04 - 0,54) Hsia và Huiyi, 2008 Mực 2005 Thái Lan 0,31 (0,04 - 0,94) Hsia và Huiyi, 2008 Loài chân đầu 0,013 (0,012 - 0,013) Mực 2005 Thái Lan 0,36 (0,02 - 0,9) Hsia và Huiyi, 2008 Chân bụng -- Ấn độ nd - 0,47 Sivaperumal và cs, 2007 Loài chân bụng 0,054 (0,033- 0,072) Bào ngư -- Việt nam 0,04 - 0,077 Ngô Đăng Nghĩa và cs, 2008 Chân bụng -- Việt nam 0,04 - 0,62 Lê Thị Vinh, 2006 nd: không phát hiện, *: mg/kg khối lượng khô Bảng 5. So sánh kết quả hàm lượng cadimi trung bình trong động vật thân mềm và giáp xác được xác định trong nghiên cứu hiện tại với các giới hạn qui định Loài Cd (mg/kg) Hàm lượng Cd trong nghiên cứu Giới hạn Cd tối đa EC1 Codex2 Việt Nam3 Hai mảnh vỏ 0.056 ± 0.02 1 1 1 Chân bụng 0.054 ± 0.017 1 1 1 Giáp xác 0.026 ± 0.006 0,5 0,5 0,5 Chân đầu 0.013 ± 0.001 1 1 -- 1: EC/1881/2006, 2 : CAC, 2001; CAC, 2004; WHO, 2006, 3: MS/46/2007 IV. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu trên các mẫu được chuẩn bị theo cách được sử dụng thông thường (mẫu hai mảnh vỏ, chân bụng, giáp xác còn nguyên nội tạng và mẫu chân đầu đã bỏ nội tạng) cho thấy sự ô nhiễm cadimi ở các loài động vật thân mềm và giáp xác được tiêu dùng phổ biến ở thành phố Nha Trang ở thời điểm lấy mẫu là tương đối thấp và dưới mức cho phép được qui định bởi Châu Âu và Việt Nam. Bên cạnh đó kết quả còn cho thấy hàm lượng cadimi trong nhóm hai mảnh vỏ và chân bụng ở mùa mưa cao hơn mùa khô. Đây là các dữ liệu có giá trị cho việc đánh giá phơi nhiễm và đánh giá nguy cơ của người dân thành phố Nha Trang đối với cadimi do ăn các loài động vật thân mềm và giáp xác. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 8 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đào Việt Hà, 2002. Hàm lượng kim loại trong vẹm xanh (Perna viridins) ở đầm Nha Phu, Khánh Hòa. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Biển Đông”, 16-19/9/2002, Nha Trang. Việt Nam: 638-642. 2. Ngô Đăng Nghĩa và cs, 2008. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và hoạt động nuôi đến vấn đề an toàn thực phẩm thủy sản của vẹm xanh và ốc hương trong hệ thống nuôi kết hợp. Đề tài cấp Bộ. Trường Đại học Nha Trang. 3. Lê Thị Vinh, 2005. Ảnh hưởng của hạt NIX ở Nhà máy đóng tàu Hyundai - Vinashin đến hàm lượng kim loại nặng trong hàu Saccostrea cucullata, vịnh Vân Phong. Tạp chí Khoa học và Kỹ Thuật: 216-223. 4. Lê Thị Vinh, Nguyễn Hồng Thu, Phạm Hữu Tâm và Dương Trọng Kiểm, 2005. Hàm lượng kim loại nặng trong nghêu lụa ở vùng biển ven bờ Bình Thuận. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 5, số 4: 58-63 5. NAFIQAD (National Agro - forestry and Fisheries Quality Assurance Department), 2006. Báo cáo kết quả xác định hàm lượng kim loại nặng trong một số loài động vật thân mềm và giáp xác năm 2006, 3. Tiếng Anh 6. ATSDR (Agency for Toxic Substances and Disease Registry), 1999. Toxicological profi les for Cadmium. U.S Department of Health and Human Services, Public Health Services, 439. htpp://www.atsdr.cdc.gov/toxprofi les/tp5.html. 7. Bisson M, Diderich R, Houeix N, Hulot C, Lacroix G, Lefevre JP, Leveque S, Magaud H, Morin A, Pepin G, Pichard A, 2005. Cadmium et ses dérivés. INERIS - Fiche de données toxicologiques et environnementales des substances chimiques. 8. EC (European Community), 2007. Comission Regulation (EC - European Community) No 333/2007/EC of 28 March 2007 laying down the methods of sampling and analysis for the offi cial control of the levels of lead, cadmium, mercury, inorganic tin, 3-MCPD and benzo (a) pyrene in foodstuffs. Offi cial Journal of the European Union, 29 March 2007: 29-38. 9. EC (European Community). Commission Regulation (EC - European Community) No 1881/2006/EC of 19 December 2006 setting maximum levels for certain contaminants in foodstuffs. Offi cial Journal of the European Union, 20 December 2006: 5-24. 10. Hsia T L, Huiyi S, 2008. Technical compilation of heavy metals, pesticide residues, histamine and drug residues in fsh and fi sh pProducts in Southeast Asia. Japanese Trust Fund II Project on Research and Analysis of Chemical Residues and Contamination in Fish and Fish Products 2004 - 2008, 212. shsafetyinfo.com/timelinefi le/Technical%20 Compilation%20(Printed).pdf . 11. IARC, 1993. Beryllium, Cadmium, Mercury and Exposures in the glass manufacturing industry. Summary of data reported and evaluation. International Agency for Research on Cancer (IARC) Monographs on the Evaluation of the Carcinogenic Risks to humans, vol 58, 21. 12. Ip CCM, Li XD, Zhang G, Wong CSC, Zhang WL, 2005. Heavy metal and Pb isotopic compositions of aquatic organisms in the Pearl River Estuary, South China. Environmental Pollution, 138: 494-504. 13. Jarup L, Berglund M, Elindec CG, Nordberg G, Vahter M, 1998. Health effects of cadmium exposure - a review of the literature and a risk estimate. Scandinavian Journal of Work, Environment và Health, 24, 1, 52. 14. JECFA, 1989. WHO Food Additives series 24, Cadmium, prepared by the thirty third meeting of the joint FAO/WHO Expert Committee on Food Additives (JECFA). World Health Organization: Geneva, 39. 15. Liu J, Goyer RA, Waalkes MP, 2008. Toxic effects of metals, in Klaassen CD (ed): Casarett và Doull’s Toxicology: The Basic Science of Poisons. New York: McGraw-Hill. Seventh edition: 931-980. 16. Miquel MG, 2001. Rapport sur Les effets des métaux lourds sur l’environnement et la santé. Offi ce parlementaire d’évaluation des choix scientifi ques et technologiques, 365. . 17. Ngo DN, Bjørn TL, Trang ST, Nguyen TS and Amund M, 2009. Heavy metals in the farming environment and in some selected aquaculture species in the Van Phong Bay and Nha Trang Bay of the Khanh Hoa Province in Vietnam. Bulletin of Environmental Contamination and Toxicology, 82, 1: 75-79. 18. Nguyen T.A, Tran T.L., Carpentier François-Gilles, Roudot Alain-Claude, Parent Massin Dominique. 2010. Survey of shellfi sh consumption in south coastal Vietnam (Nha Trang). Proceedings of the 7th international conference on Molluscan Shellfi sh Safety, 14th-19th June. Nante, France. 19. Pierce GJ, Stowasser G, Hastie LC, Bustamante P, 2007. Geographic, seasonal and ontogenetic variation in cadmium and mercury concentrations in squid (Cephalopoda: Teuthoidea) from UK waters. Ecotoxicology and Environmental Safety, 11. 20. Sivaperumal P, Sankar TV, Viswanathan Nair PG, 2007. Heavy metal concentrations in fi sh, shellfi sh and fi sh products from internal markets of India vis-a-vis international standards. Food Chemistry, 102, 3: 612-620. 21. Soegianto A, Hamami, 2007. Trace metal concentrations in shrimp and fi sh collected from Gresik Coastal Waters, Indonesia. Science Asia, 33: 235-238. 22. Soegianto A, Supriyanto A, 2008. Concentration of pathogenic bacteria and trace metals in bivalves mollusk Anadara granosa (Bivalvia: Arcidae) harvested from East Java Coast, Indonesia. Les Cahiers de Biologie Marine, 49: 201-207. 23. WHO (World Health Organization), 1985. Guidelines for the study of dietary intakes of chemical contaminants. Geneva, WHO, Offset publication No 87, 102.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_3_2014_01_nguyen_thuan_anh_5561_2024531.pdf
Tài liệu liên quan