Nước Đức nằm trong Trung Âu, giữa 47°16′15″ và 55°03′33″ vĩ độ bắc và 5°52′01″ và 15°02′37″ kinh độ đông. Về phía bắc Đức có ranh giới với Đan Mạch (có chiều dài 67 km), về phía đông-bắc là Ba Lan (442 km), về phía đông là Séc 811 km), về phía đông nam là Áo
34 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3268 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu sơ lược về nước Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh này. Ngày 8 tháng 5 năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ
hai được kết thúc với sự đầu hàng vô điều kiện của Đức. Hitler đã tự sát vào ngày 30 tháng 4 trước đó. Những kẻ có
trách nhiệm sống sót bị phán xử trong Tòa án Nürnberg sau này.
Đồng Minh chiếm đóng (1945-1949)
Trong thời gian đầu, Mỹ, Liên Xô, Anh và sau này có cả Pháp cố gắng lập nên một chính sách chiếm đóng chung.
Họ thống nhất về các mặt phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa. Nhưng đến câu hỏi, phải hiểu thế nào là dân chủ, thì
Liên Xô và các nước phương Tây không thể đi đến thống nhất.
Vào ngày 23 tháng 5 năm 1949 nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) được thành lập từ 3 khu vực chiếm đóng
của Anh, Mỹ và Pháp. Chẳng bao lâu sau, nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) cũng được ra đời từ khu vực
chiếm đóng của Liên Xô vào ngày 7 tháng 10 năm 1949. Lãnh thổ của Đế chế Đức được chia ra làm 2 nước, các
vùng Pommer, Schlesien và miền Nam Đông Phổ thuộc về Ba Lan, miền Bắc Đông Phổ trở thành tỉnh Kaliningrad
(tiếng Nga: Калинингра́дская о́бласть) thuộc Liên bang Xô viết.
Chia cắt và tái thống nhất (1949-1990)
Bức tường Berlin
Cuộc chiến tranh lạnh sau đó không những chia cắt Đông và Tây Âu
mà cả Đông và Tây Đức.
Trong khi một nền kinh tế kế hoạch được xây dựng trong nước Cộng
hòa Dân chủ Đức thì Cộng hòa Liên bang Đức quyết định đi theo con
đường kinh tế thị trường mang tính xã hội. Điều kỳ diệu kinh tế dẫn
đến phát triển kinh tế cao liên tục, việc làm cho mọi người và thịnh
vượng trong khuôn khổ của một chính sách kinh tế dưới quyền của thủ
tướng đầu tiên là Konrad Adenauer và bộ trưởng kinh tế Ludwig
Erhard, người góp phần điều khiển quyết định. Liên minh lớn từ CDU
và SPD thành lập năm 1966 ban hành một loạt sửa đổi luật pháp mang
tính cơ bản. Cùng với chính phủ dưới quyền của thủ tướng Willy
Brandt một loạt cải tổ xã hội và ngoại giao được thực hiện. Chính sách đối ngoại về phía Đông dựa trên đối thoại với
Đức 22
khối liên minh trong Hiệp ước Warsaw đã làm giảm căng thẳng về ngoại giao và mang lại sự gần gũi Đức-Đức mà
đỉnh cao là việc Quỳ gối tại Warsaw của Brandt. Việc này đã mang lại cho Willi Brandt Giải thưởng Nobel về hòa
bình năm 1972 nhưng đã bị những người bảo thủ chỉ trích kịch liệt. Willi Brandt từ chức sau vụ khám phá ra người
cố vấn của ông, Günter Guillaume, là một điệp viên. Người nối tiếp ông, Helmut Schmidt, phải đối phó với nhiều
khó khăn như nợ và thất nghiệp ngày càng tăng, nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng bố của Phái Hồng quân
(Rote Armee Fraktion-RAF). Sau khi chính phủ liên minh tan rã, Helmut Kohl trở thành thủ tướng năm 1982 thông
qua một cuộc bỏ phiếu bãi miễn. Ông làm thủ tướng lâu hơn các người đi trước và được coi là thủ tướng của việc
thống nhất Đức.
Cuộc thay đổi chính quyền ở Liên Xô dẫn đến chính sách mở cửa, các cuộc cách mạng và sự đổ vỡ của chính quyền
cộng sản ở Đông Đức cũng như ở các nước Đông Âu khác.
Từ Cộng hòa Bonn đến Cộng hòa Berlin (từ 1990 đến nay)
Tiếp theo sự sụp đổ của Bức tường Berlin ngày 9 tháng 11 năm 1989, Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức mất đi
đa số trong Quốc hội tại cuộc bầu cử ngày 18 tháng 3 năm 1990. Ngày 23 tháng 8 cùng năm, Quốc hội Đông Đức
quyết định rằng lãnh thổ quốc gia này sẽ được đặt dưới hệ thống pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức kể từ ngày 3
tháng 10 năm 1990. Kết quả của sự sáp nhập này, Cộng hòa Dân chủ Đức chính thức chấm dứt sự tồn tại của nó.
Phần lớn quân đội của các lực lượng chiếm đóng trước đây rời khỏi nước Đức, những đơn vị quân sự còn lại của các
lực lượng chiếm đóng không còn quyền kiểm soát nữa, mà thuộc sự quản lý dưới quy chế của quân đội NATO. Kể từ
thời điểm này, nước Đức lần đầu tiên từ sau Đệ nhị thế chiến khôi phục lại được hoàn toàn chủ quyền lãnh thổ.
Với đa số sít sao (338 phiếu thuận trên 320 phiếu chống) vào ngày 20 tháng 6 năm 1991 Quốc hội Liên bang quyết
định dời chính phủ và quốc hội từ thủ đô tạm thời Bonn về Berlin. Tháng 9 năm 1999 công cuộc dời đô hoàn thành.
Sau sự tăng trưởng ngắn từ việc tái thống nhất, thập niên 1990 mang dấu ấn của trì trệ kinh tế, thất nghiệp và trì hoãn
cải tổ, vì thế mà chính phủ Helmut Kohl đã thất bại trong cuộc bầu cử năm 1998. Liên minh chính phủ của Liên
Minh 90/Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) dưới sự lãnh đạo của Gerhard Schröder thay đổi đường
lối. Chính sách của liên bang trong thời gian chuyển tiếp sang thế kỷ 21 chủ yếu là chính sách cải tổ. Chính phủ
đỏ-xanh thực hiện nhiều thay đổi cơ bản trong chính sách xã hội, tiền hưu và y tế. Đề tài sinh thái được coi trọng
hơn, thí dụ như với việc áp dụng một loại thuế mới được tranh cãi là thuế sinh thái trên giá năng lượng, bắt đầu từ bỏ
năng lượng nguyên tử hay luật về giảm thiểu khí nhà kính.
Nước Đức gây sự chú ý về đường lối ngoại giao trong thời gian của cuộc chiến tranh Iraq năm 2003 khi không tham
chiến. Điều này đã dẫn đến xung đột đặc biệt là với Mỹ nhưng cũng mang lại nhiều cảm tình của nhân dân Đức đối
với Schröder, được đặc tả như là "thủ tướng hòa bình".
Cùng với đạo luật Hartz IV năm 2004 mang nhiều thay đổi lớn với mục đích làm sống động thị trường lao động bằng
cách nâng sức ép đối với những người thất nghiệp, phản kháng chống lại đường lối chính phủ mà được cảm nhận là
không có công bằng xã hội cũng tăng lên. Sau các thất bại trong những cuộc bầu cử quốc hội tiểu bang năm 2004 và
2005, vào ngày 1 tháng 7 năm 2005 thủ tướng liên bang Schröder đã yêu cầu Quốc hội Liên bang bỏ phiếu tín nhiệm
theo điều 68 Hiến pháp với mục đích cố ý thất bại. Sau đó tổng thống liên bang Horst Köhler đã giải thể Quốc hội
Liên bang và ấn định cuộc bầu cử mới vào ngày 18 tháng 9 năm 2005. Cuộc bầu cử không mang lại một kết quả có
lợi cho một phái chính trị nào nên CDU/CSU và SPD thống nhất thành lập một chính phủ liên minh lớn dưới quyền
của thủ tướng Angela Merkel (CDU).
Đức 23
Dân cư
Dân số
Nước Đức là một nước tương đối "đông đúc" với tổng số dân khoảng 81,8 triệu dân tính đến tháng 1 năm 2010.[99]
Gần 9 % dân số không phải là gốc Đức. Đa số dân tập trung ở các khu đô thị và có những khác biệt đáng kể về sự
phân bố giữa các bang. Mật độ dân số trung bình 229,4 người trên 1 kilômét vuông. Ước lượng tuổi thọ khi sinh của
Đức là 79,9 năm. Tỷ suất sinh là 1,4 trẻ trên 1 bà mẹ, hay trung bình 7,9 trẻ sinh ra trên 1000 dân năm 2009, là một
trong những nước có tỷ suất sinh thấp nhất trên thế giới.[100]
Suy giảm dân số
Do xu thế thay đổi trong đồ thị thống kê tuổi, dự đoán là tổng dân số Đức sẽ giảm xuống khoảng 65 triệu cho đến
năm 2050, ngay cả nếu có thêm số 5,8 triệu người nhập cư.
Suy giảm dân số dẫn đến những vấn đề tài chính nghiêm trọng. Luôn luôn có một "hợp đồng giữa các thế hệ" theo
đó mà người lao động ngày nay nộp thuế, đóng bảo hiểm và đóng góp vào các quỹ phúc lợi xã hội để chi trả cho
dịch vụ y tế và tiền lương của những người đã về hưu. Tiếp theo chính những người đã đóng góp này sau đó lại được
hưởng lợi từ thế hệ kế tiếp... Đồ thị thống kê dân số nước Đức hiện nay có khuynh hướng thiên về số dân cao tuổi
đến mức là hiện tại và sắp tới đang và sẽ còn sự thiếu hụt trong các nguồn thu của chính phủ để dành cho các quỹ trợ
cấp xã hội. Một điều nữa, nhiều người già ở Đông Đức trước đây chưa từng bao giờ đóng góp vào quỹ trợ cấp vì
không có những quy định như thế. "Thuế sinh thái" (Thuế phụ thu đánh vào nhiên liệu xe hơi và các loại dầu khác)
mặc dù ban đầu không phải nhằm phục vụ mục tiêu này, bây giờ cũng được sử dụng để bù đắp cho sự thiếu hụt.
Đô thị hóa
Nước Đức có các thành phố lớn như: Berlin, Hamburg, München, Cologne, Frankfurt, và Stuttgart. Khu vực đô thị
lớn nhất là vùng Rhine-Ruhr (12 triệu người), bao gồm Düsseldorf (thủ phủ của North Rhine-Westphalia), Cologne,
Essen, Dortmund, Duisburg, và Bochum.
Berlin
Hamburg
Munich (München)
Xếp hạng Thành phố / Bang Dân số
Cologne (Köln)
Frankfurt am
Main
Stuttgart
1 Berlin / BE 3,439,100
2 Hamburg / HH 1,769,117
3 Munich / BY 1,330,440
4 Cologne / NW 998,105
5 Frankfurt am Main / HE 671,927
6 Stuttgart / BW 600,068
7 Düsseldorf / NW 586,217
Đức 24
8 Dortmund / NW 581,308
9 Essen / NW 576,259
10 Bremen / HB 547.685
11 Hanover / NI 520,966
12 Leipzig / SN 518,862
13 Dresden / SN 517,052
14 Nuremberg / BY 503,673
15 Duisburg / NW 491,931
Destatis (2009)[101]
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ nói và viết chính thức là tiếng Đức. Bên cạnh tiếng Đức là các ngôn ngữ của những dân tộc thiểu số đã
sống lâu đời tại Đức mà đã được công nhận là ngôn ngữ chính thức như tiếng Đan Mạch và các tiếng nói của người
Sorben và Friesen.
Martin Luther đã góp phần vào việc phát triển của tiếng Đức chuẩn trong thế kỷ 16 với việc dịch Kinh Thánh của
ông. Jahann Christoph Adelung xuất bản năm 1871 quyển tự điển lớn đầu tiên. Đột phá lớn tiến tới một cách viết
tiếng Đức thống nhất là quyển "Tự điển chính tả tiếng Đức" của Konrad Duden (1080) là quyển sách đã được chấp
nhận là cơ sở của chính tả của cơ quan nhà nước trong cuộc cải tổ cách viết chính tả năm 1901 sau vài thay đổi nhỏ.
Mãi đến năm 1996 mới có cuộc cải tổ cách viết mới.
Tiếng Đức đã từng một thời là ngôn ngữ chung (lingua franca) ở trung tâm châu Âu, Bắc Âu và Đông Âu. Ngày nay
tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ được dạy nhiều nhất trên thế giới, và là ngoại ngữ được yêu chuộng thứ hai
sau tiếng Anh ở châu Âu.
Ngoại ngữ được dạy ưu tiên trong trường học là tiếng Anh, kế tiếp theo đó là tiếng Pháp và sau đó là tiếng La tinh.
Trong những năm gần đây tiếng Tây Ban Nha ngày càng được ưa chuộng hơn.
Tôn giáo
Hai tôn giáo chính ở Đức là đạo Cơ Đốc và đạo Do Thái. Hồi giáo chỉ mới xuất hiện và lan rộng ở Đức sau Chiến
tranh thế giới lần thứ hai. Phần lớn đân số Đức theo đạo Cơ Đốc: 32,0% theo đạo Tin Lành (ở Bắc và Đông Đức),
31,7% theo đạo thiên chúa La Mã (ở Tây và Nam Đức), 1,14% theo đạo Cơ Đốc Chính thống. Khoảng 27% người
Đức không theo tôn giáo nào cả, phần lớn trong số họ sống ở miền Bắc, nhất là những vùng thuộc về Đông Đức cũ.
Số còn lại theo các đạo khác.
Kinh tế
Đức 25
Xe hơi Mercedes-Benz. Đức là nước xuất khẩu
hàng hóa đứng đầu thế giới từ 2003 tới
2008.[102]
Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hơn 2.271 tỷ Euro, Đức là nước có
nền kinh tế lớn nhất châu Âu và lớn thứ tư trên thế giới sau Mỹ, Nhật
và Trung Quốc. Đức cũng là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu, hơn
cả Mỹ và Trung Quốc.
Các bạn hàng chính là Pháp, Mỹ, Anh, Ý và Hà Lan. Ngoài ra, Đức
còn là bạn hàng lớn nhất của hầu hết các nước châu Âu. Với tư cách là
một cường quốc hàng đầu trong Liên minh châu Âu, nước Đức đang
phấn đấu cho một sự thống nhất kinh tế chặt chẽ hơn của châu lục này.
Hơn một nửa năng lực công nghiệp của nước Đức đã bị phá huỷ sau
chiến tranh thế giới thứ hai. Ở Đông Đức, kinh tế phát triển rất chậm
chạp. Còn Tây Đức đã trải qua giai đoạn phát triển kinh tế thần kỳ trong những năm 1950. Kết quả là nền kinh tế
Tây Đức bước vào thời ổn định, nạn thất nghiệp được thanh toán vào năm 1959. Vào cuối thập niên 1950, sản xuất
công nghiệp tăng 130%. Có một số nhân tố góp phần vào sự thành công này. Kế hoạch Marshall do Mỹ khởi xướng
đã bơm một lượng viện trợ rất cần thiết trong suốt thời kỳ tái thiết. Một cuộc cải cách tiền tệ mạnh dạn đã khôi phục
lại giá trị đồng tiền và chống được lạm phát. Chế độ kiểm soát giá cả và tiền lương bị huỷ bỏ. Cơ sở hạ tầng được
phục hồi và cuộc chiến Triều Tiên những năm 1950 đã làm gia tăng nhu cầu đối với các hàng hóa của Đức.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Đức đã bị suy giảm trong những năm 1990, do ảnh hưởng của sự suy thoái
toàn cầu và do những chi phí rất lớn để sắp xếp lại dân cư và những ngành công nghiệp không hiệu quả của Đông
Đức cũ.
Thương mại
Tổng mức bán buôn của Cộng hoà Liên bang Đức liên tục tăng lên. Doanh số bán lẻ cũng ngày càng tăng và hình
thức doanh nghiệp tự bán hàng đang thay thế ngày càng nhiều cho các cơ sở trong ngành thương nghiệp bán lẻ truyền
thống.
Ngoại thương là một trong những nhân tố chủ yếu trong sự thành công của kinh tế Đức. Xuất khẩu đóng vai trò thiết
yếu trong nền kinh tế Đức và là một trong những ngành đem về nhiều ngoại tệ nhất. Các mặt hàng xuất khẩu chính
của Đức gồm máy móc, hàng điện tử, ô tô, các sản phẩm hoá chất, thực phẩm, hàng dệt may, dụng cụ quang học và
điện năng. Là một nước phụ thuộc nhiều vào ngoại thương nên Đức đồng thời cũng nhập nhiều loại hàng hoá và là
nước nhập khẩu nhiều thứ hai thế giới. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, phương tiện vận chuyển, hoá
chất, thuốc lá, lương thực, đồ uống, kim loại và các sản phẩm dầu mỏ.Đức cũng nổi tiếng với các sản phẩm thủ công
như lính chì vàđồ lưu niệm.
Nông nghiệp
Cũng như các nuớc phương Tây khác, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp của Đức ngày càng giảm đi. Lợi nhuận thấp
được cho là nguyên nhân chính của sự thất bại của nhiều trang trại vừa và nhỏ. Các trang trại ngày càng lớn hơn và
thường liên kết với nhau, mặc dù nhiều trang trại nhỏ vẫn làm thêm nhiều công việc phụ bán thời gian nữa.
Phần lớn diện tích nước Đức được dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2% - 3% dân số Đức làm việc trong ngành
này.Các vùng đất được chuyên môn hoá vào các lĩnh vực canh tác. Vùng bờ biển phía bắc rất thích hợp cho việc nuôi
bò sữa và ngựa. Vùng chân núi Alps có nhiều cánh đồng cỏ. Nơi đây các ngành chăn nuôi gia cầm, lợn, bò và cừu rất
phát triển. Dải đất màu mỡ dọc theo sườn nam vùng đất thấp là nơi gieo trồng lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc, củ cải
đường, cây ăn trái, khoai tây và nho. Đức có tên trong danh sách các nước sản xuất sữa, sản phẩm bơ sữa và thịt
nhiều nhất thế giới. Nông nghiệp ở Đức được điều tiết theo chính sách nông nghiệp của Liên minh châu Âu.
Đức 26
Công nghiệp
Giống như hầu hết các nền kinh tế lớn khác, tỉ lệ lao động trong công nghiệp ở Đức đã giảm do sự phát triển nhanh
của các ngành dịch vụ. Đức phải nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu và năng lượng, mặc dù có những mỏ than đá ở
vùng Ruhr và dọc theo sông Saar. Đức cũng có quặng sắt, dầu mỏ và khí đốt, song trữ lượng không nhiều.
Kỹ nghệ hoá chất là một trong những ngành quan trọng nhất của Đức. Trong đó có những công ty như Bayer AG,
BASF và Hoechst.
Ngành công nghiệp xe hơi của Đức là ngành có quy mô lớn nhất ở châu Âu. Thành công lớn nhất của nước Đức là
trong ngành sản xuất xe hơi chất lượng cao. Có lẽ các nhãn mác xe hơi sang trọng nhất thế giới ngày nay hầu như
đều có nguồn gốc từ Đức: Bayerische Motoren Werke AG (BMW), DaimlerChrysler AG (Mercedes-Benz), Porsche,
Audi, Volkswagen, Bugatti, Lamborghini, Mini, Rolls-Royce, Bentley.....
Các ngành công nghiệp quan trọng khác gồm chế tạo máy bay, máy xây dựng, máy móc nông nghiệp, máy phát điện,
điện tử, các thiết bị văn phòng. Mặc dù có những ngành công nghiệp rất thành công, song một số ngành truyền
thống, chẳng hạn như luyện thép và đóng tàu, lại đang sa sút nghiêm trọng. Sự cạnh tranh từ Nhật và công nghệ mới
đã làm giảm lợi nhuận của nước Đức.
Đức là trụ sở chính của nhiều công ty đa quốc gia khổng lồ như BASF, Robert Bosch GmbH, E.ON, Deutsche
Telekom và Siemens AG.
Tuy có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, nhưng xuơng sống của kinh tế Đức lại là các công ty loại trung (Mittelstand)
với quy mô dưới 1000 nhân viên. Trong tổng số 1016 Tỷ USD hàng hóa xuât khẩu năm 2005, một phần lớn xuất
phát từ khu vực này. Hiện nay Đức thuộc top 3 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng hóa.
Dịch vụ
Lĩnh vực dịch vụ đã tăng đều đặn trong những năm gần đây và hiện đóng góp nhiều nhất vào tổng sản phẩm quốc
nội. Lĩnh vực này bao gồm cả du lịch. Năm 2004, lượng khách nước ngoài đến Đức du lịch nhiều nhất là từ Hà Lan,
kế đó là Vương quốc Anh và Mỹ.
Frankfurt am Main là trung tâm ngân hàng của nước Đức và là trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Thị trường
chứng khoán Frankfurt cũng là một trong những thị trường chứng khoán hàng đầu trên thế giới.
Giao thông
năm 1921, đường cao tốc(autobahn) AVUS đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại Berlin.Từ giữa thế kỷ 20 hệ
thống giao thông đường bộ của Đức đã thay thế hệ thống giao thông đường sắt chiếm vị trí quan trọng nhất. Đức là
nước có mạng lưới giao thông dày đặc nhất thế giới, bao gồm 12531 km đường cao tốc tính đến 01.01.2007
(Autobahn) và 41.386 km đường liên tỉnh. Nước Đức là nước duy nhất trên thế giới mà không có hạn chế tốc độ nói
chung trên đường cao tốc.
Cùng với sự tư nhân hóa năm 1993, hệ thống đường sắt dần dần bị thu nhỏ và hạn chế lại, trong khi hệ thống giao
thông hàng không ngày càng phát triển. Sân bay quốc tế Frankfurt hiện tại là sân bay lớn nhất ở Đức. Mặc dù giao
thông đường bộ và hàng không gây ra nhiều ô nhiễm môi trường, Đức vẫn không ngừng đầu tư và mở rộng hai hệ
thống này, thay vì tập trung vào sử dụng hệ thống đường sắt vốn có một số ưu thế.
Hệ thống giao thông đường thủy cũng có một vị trí rất quan trọng đối với một nuớc có nền ngoại thương phát triển
như Đức.
Đức 27
Văn hóa và xã hội
Giáo dục
Hệ thống giáo dục thuộc về trách nhiệm của từng tiểu bang nhưng được phối hợp qua hội nghị liên bang của các bộ
trưởng văn hóa.
Tùy theo tiểu bang, tất cả trẻ em đều có nghĩa vụ phải học từ 9 đến 12 năm. Trong khi ở một số bang chương trình
phổ thông chỉ kéo dài 12 năm, thì ở các bang khác tới những 13 năm. Sau khi tốt nghiệp bậc trung học (lớp 10),
thanh niên ở Đức có nhiều sự lựa chọn. Họ có thể học nghề ở các trường dạy nghề, hay học hết phổ thông để lấy
bằng Abitur (tương đương với bằng tốt nghiệp phổ thông ở Việt Nam). Sau Abitur họ có thể chọn học tiếp ở trường
đại học (Universität hay Hochschule) hay trường đại học thực hành (Fachhochschule). Chỉ trong những trường hợp
đặc biệt bằng tốt nghiệp của trường đại học thực hành (FH-Diplom) mới có khả năng được công nhận để tiếp tục làm
luận án phó tiến sĩ tại các trường đại học. Ngược lại bằng cao học (master) của một trường đại học thực hành về cơ
bản cho phép được tiếp tục làm bằng phó tiến sĩ.
Trong thời gian gần đây, hệ thống giáo dục của Đức bị OECD chỉ trích rất nhiều. Mặc dù những thiếu sót và sai lầm
trong hệ thống này đã được nhận rõ nhưng vẫn chưa có biện pháp sửa chữa.
Văn học
Văn học tiếng Đức có từ thời kỳ Trung cổ với các tác giả như Walther von der Vogelweide và Wolfram von
Eschenbach. Bài ca Nibelung (tác giả vô danh) cũng là một đóng góp quan trọng trong văn học Đức. Vào thời kỳ cận
đại, với những công tích của Quốc vương Friedrich II Đại Đế đưa một nước Phổ dân tộc Đức trở nên phú cường, văn
học Phổ trở nên phát triển, xóa tan những cản trở giữa Vương Quốc Phổ và các quốc gia Đức khác trong Đế quốc La
Mã Thần Thánh.[103] [92] Các tác giả Đức được coi là quan trọng nhất bao gồm Johann Wolfgang von Goethe và
Friedrich Schiller cũng như Heinrich Heine và Anh em nhà Grimm; trong thế kỷ 20 là những người đoạt Giải thưởng
Nobel về văn học Thomas Mann (1929), Hermann Hesse (1946), Heinrich Böll (1972) và Günter Grass (1999).[104]
Các tác giả có tầm quan trọng khác là Bertolt Brecht và Hans Magnus Enzensberger. Nước Đức là quê hương của
nhiều nhà tư tưởng và triết học kiệt xuất như Gottfried Wilhelm Leibniz, Immanuel Kant, Georg Wilhelm Friedrich
Hegel, Karl Marx, Friedrich Engels, Arthur Schopenhauer, Friedrich Nietzsche và Martin Heidegger.
Johann Wolfgang v.
Goethe
(1749–1832)
Friedrich
Schiller
(1759–1805)
Anh em nhà
Grimm
(1785–1863)
Thomas Mann
(1875–1955)
Hermann Hesse
(1877–1962)
Âm nhạc
Trong lãnh vực âm nhạc nước Đức sản sinh ra rất nhiều nhà soạn nhạc có tiếng trên thế giới mà nổi tiếng nhất là
Johann Sebastian Bach và Ludwig van Beethoven. Những nhà soạn nhạc khác có tầm cỡ thế giới là Johannes
Brahms, Johann Jakob Froberger, Christoph Willibald Gluck, George Frideric Handel, E.T.A. Hoffmann, Felix
Mendelssohn, Johann Pachelbel, Johann Joachim Quantz, Max Reger, Heinrich Schütz, Robert Schumann, Richard
Strauss, Georg Philipp Telemann, Richard Wagner, Carl Maria von Weber, Karl Friedrich Abel, Carl Philipp
Emanuel Bach, Johann Christian Bach.
Đức là một quốc gia có nền âm nhạc hiện đại thuộc vào hàng sống động và đa dạng nhất châu Âu, nhưng nhạc viết
bằng tiếng Đức thì lại không có thị trường lớn bên ngoài lãnh thổ các nước nói tiếng này (Đức, Áo, Thụy Sĩ). Các
Đức 28
nghệ sĩ Đức nổi tiếng thế giới thường sáng tác nhạc bằng tiếng Anh, tiêu biểu như nhóm pop Modern Talking hay
nhóm power-metal Helloween. Ngoại lệ có nhóm nhạc "metal nhảy" (Tanz-metal) Rammstein - các bài hát của
nhóm từ 1995 đến nay phần lớn được sáng tác bằng tiếng Đức và là "hàng xuất khẩu" chính của làng nhạc tiếng Đức
ra nước ngoài.
Hội họa
Trong số những nghệ sĩ Đức quan trọng nhất trong thời kỳ Phục Hưng phải kể đến Albrecht Altdorfer, Lucas
Cranach Già, Matthias Grünewald và người nổi tiếng nhất của thời đấy là Albrecht Dürer. Những nghệ sĩ khác có
tiếng trên thế giới là Caspar David Friedrich của thời kỳ Lãng mạn, nhà họa sĩ Siêu thực Max Ernst và Joseph Beuys.
Khoa học
Albert Einstein
Nước Đức đã và vẫn là quê hương của nhiều nhà nghiên cứu quan trọng trong tất
cả các lĩnh vực khoa học. Albert Einstein và Max Planck đã xây dựng các cột trụ
quan trọng nhất trong ngành vật lý hiện đại mà đã được Werner Heisenberg và
Max Born tiếp tục phát triển. Trước đấy là đóng góp của những nhà vật lý học
như Hermann von Helmholtz, Joseph von Fraunhofer, Daniel Gabriel Fahrenheit
hay Johannes Kepler. Wilhelm Conrad Röntgen khám phá và nghiên cứu về tia
sóng mang tên ông: tia Röntgen. Heinrich Rudolf Hertz viết nhiều công trình
quan trọng về bức xạ điện từ.
Hóa học đã được phong phú hóa bởi Otto Hahn, Justus von Liebig và Robert
Bunsen. Cùng với những phát minh thành công của họ những tên tuổi như
Johannes Gutenberg, Nikolaus August Otto, Werner von Siemens, Wernher von
Braun, Gottlieb Daimler, Carl Benz, Rudolf Diesel đã đi vào trong ngôn ngữ của
cuộc sống hằng ngày.
Nhiều nhà toán học ra đời tại Đức như Carl Friedrich Gauß, David Hilbert, Carl Gustav Jacob Jacobi, Felix Klein,
Bernhard Riemann và Karl Weierstraß.
Những ngày lễ
Phần lớn các ngày lễ ở Đức đều bắt nguồn từ các ngày lễ của giáo hội giống như lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh.
Trong khi ngày quốc khánh và ngày 1/5 được quy định rõ trong luật liên bang là ngày lễ của toàn quốc, thì những
ngày lễ còn lại đều do luật của mỗi tiểu bang tự quy định riêng. Ví dụ, trong khi những người ở Bayern được nghỉ lễ
thì những người sống ở Berlin vẫn phải đi làm bình thường.
Thể thao
Môn thể thao được yêu thích nhất ở Đức là bóng đá. Giải vô địch bóng đá thế giới năm 2006 được tổ chức tại Đức.
Câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng nhất của Đức là đội FC Bayern München (tiếng Anh: Bayern Munich) ở tiểu bang
Bayern (tiếng Anh: Bavaria). Ngoài bóng đá ra thì môn thể thao được khán giả truyền hình xem nhiều nhất là môn
đua xe Công thức 1 (Formula One). Trong thời gian gần đây, bóng rổ ngày càng được yêu chuộng nhiều hơn trong
lớp trẻ, tuy nhiên số lượng khán giả theo dõi môn này trên truyền hình vẫn kém xa môn đua xe. Ngoài ra môn bóng
ném và khúc côn cầu trên băng cũng được nhiều người yêu thích.
Đức 29
Du lịch
Nước Đức có rất nhiều phong cảnh đẹp để chiêm ngưỡng. Bạn có thể trượt tuyết tại các vùng núi thuộc dãy Alps, nơi
mà hầu như tuyết phủ quanh năm. Bạn cũng có thể đi du lịch dạo quanh một số thành phố du lịch nổi tiếng của Đức
như Berlin, Frankfurt...
Các thành phố du lịch nổi tiếng
Berlin và Potsdam
Berlin là thủ đô và là thành phố lớn nhất nước Đức. Ở đây có nhiều nơi để du lịch. Bạn có thể tham quan nhiều địa
danh nổi tiếng, trong đó có bức tường Berlin, hay cổng Brandenburg, quảng trường Potsdamer Platz.
Thủ đô Berlin cũng có cung vua của nước Phổ vào thế kỷ thứ XVIII. Bên ngoài Berlin, thành phố Potsdam cũng có
thắng cảnh nổi tiếng là điện Vô Ưu, được vua Friedrich II Đại Đế dựng xây vào năm 1744 sau khi thắng trận trở về,
để làm nơi sinh sống tĩnh lặng.[105] Sau đây là ảnh một số thắng cảnh trên toàn nước Đức:
Tòa đô chính Bremen (Bremen) Điện Vô Ưu, Potsdam
(Brandenburg)
Cổng Brandenburg (Berlin) Dresden (Sachsen)
Bodensee
(Baden-Württemberg)
Lâu đài Hohenschwangau
(Bayern)
Lâu đài Linderhof (Bayern) Lâu đài Neuschwanstein
(Bayern)
Ẩm thực
Ẩm thực ở Đức rất đa dạng và thay đổi tùy theo vùng. Ẩm thực Đức nổi tiếng trước tiên là các món ăn "nặng" như
giò heo luộc với bắp cải ngâm chua (Sauerkraut). Ở phía Nam người ta còn dùng nhiều mì sợi các loại. Các món ăn
đặc sản còn có xúc xích trắng (Weißwurst) ở Bayern hay bao tử heo (Saumagen) ở vùng Pfalz. Ngoài ra người Đức
rất yêu thích bia (cũng khác nhau tùy theo vùng) và rượu vang. Vì theo điều kiện khí hậu nên trồng và uống rượu
vang phổ biến ở phía Tây và Nam của Đức nhiều hơn là ở phía Bắc và Đông.
Ở Đức có trên 200 loại Wurst, tức là xúc xích làm từ thịt bê, thịt lợn, óc heo, mù tạc, gia vị và bột cà ri. Mỗi vùng lại
có một loại xúc xích riêng của mình, từ loại xúc xích trắng của Bavaria với rau mùi tây và hành cho đến xúc xích
Chipolata nướng trên than hồng.
Có rất nhiều loại bánh mì khác nhau được phục vụ tại các nhà hàng và có thể mua hàng ngày ở các cửa hàng bánh.
Nhiều người thích loại bánh mì Pumpernickel nhiều hương vị làm bằng lúa mạch đen, hơi có chút vị đắng sau khi ăn.
Ở một số vùng, nhất là Baden-Wüttermberg, Moselle, Frankfurt và Bavaria, người ta đặc biệt quan tâm đến chất
lượng thực phẩm. Đây cũng là những vùng sản xuất rượu vang. Những đặc sản địa phương ở đây gồm có lươn, xúp
mận và rau, cá lục tươi ở Hamburg; món Hoppel Poppel, trứng ốp lết với khoai tây và thịt xông khói ở Berlin; heo
sữa và giò heo quay ở Bavaria; thịt xông khói ăn với bánh mì Pumpernickel ở Westphalia; cá luộc hoặc chiên có phủ
Đức 30
vụn bánh mì, đặc biệt là cá trê sông Donau gần Passau; xúc xích đủ các kiểu ở Nürnberg; nước xốt rau xanh với thịt
heo bằm hoặc thịt bò ở Frankfurt.
Chú thích
[1] http:/ / stable. toolserver. org/ geohack/ geohack. php?pagename=%C4%90%E1%BB%A9c& params=52_31_N_13_24_E_type:country(357.
050)
[2] “Dữ liệu Triển vọng Kinh tế Thế giới” (http:/ / www. imf. org/ external/ pubs/ ft/ weo/ 2011/ 01/ weodata/ weorept. aspx?sy=2008&
ey=2011& scsm=1& ssd=1& sort=country& ds=. & br=1& c=134& s=NGDPD,NGDPDPC,PPPGDP,PPPPC,LP& grp=0& a=& pr. x=52&
pr. y=0). Quỹ Tiền tệ Quốc tế (Tháng 4 năm 2011). Truy cập 26 April năm 2011.
[3] “Human development index” (http:/ / hdr. undp. org/ en/ media/ HDR_2010_EN_Table1. pdf). Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
(2010). Truy cập 18 tháng 3 năm 2011.
[4] “Germany: Inflow of foreign population by country of nationality, 1994 to 2003” (http:/ / www. migrationinformation. org/ datahub/
countrydata/ country. cfm). Migrationinformation.org. Truy cập 4 January năm 2010.
[5] Louis Leo Snyder, German nationalism: the tragedy of a people; extremism contra liberalism in modern German history, trang 9
[6] Gerhard Ritter, Luther, his life and work, trang 70
[7] Gerhard Ritter, Frederick the Great : a historical profile, trang 95
[8] Gerhard Ritter, Frederick the Great : a historical profile, trang 115
[9] Louis Leo Snyder, Roots of German nationalism, trang 71
[10] Federal Constitutional Court of Germany (2 BvF 1/73; BVerfGE 36, 1): The German Reich as the German state is identically the very same
to the Federal Republic of Germany [because it exists as a nation-state and international legal personality (public international law) since
1871]. In 1949, at East – West Germany division there was no foundation of a new West German state and no successor of the German Reich,
instead of that a part of Germany was reorganised.
[11] Susan Taylor Martin (28 December 1998). “On Jan. 1, out of many arises one Euro”. St. Petersburg Times (St. Petersburg, Fla.):
National,1.A
[12] Edmund L. Andrews (1 January 2002). “ Germans Say Goodbye to the Mark, a Symbol of Strength and Unity (http:/ / www. nytimes. com/
2002/ 01/ 01/ world/ germans-say-goodbye-to-the-mark-a-symbol-of-strength-and-unity. html?pagewanted=1)”. New York Times. . Truy cập
26 April năm 2010
[13] David Smith (15 June 2001). “ Euro notes and coins to flood continent (http:/ / news. google. co. uk/ newspapers?id=liwhAAAAIBAJ&
sjid=j3gFAAAAIBAJ& pg=1283,3813941& dq=germany+ euro+ currency+ introduced+ 1999& hl=en)”. New Strait Times. . Truy cập 26
April năm 2010
[14] Germany world's second biggest aid donor after US (http:/ / www. topnews. in/ germany-worlds-second-biggest-aid-donor-after-us-229970)
TopNews, India. Retrieved 2008-04-10.
[15] “The fifteen major spenders in 2006” (http:/ / web. archive. org/ web/ 20070814224502/ http:/ / www. sipri. org/ contents/ milap/ milex/
mex_major_spenders. pdf/ download) (PDF). Recent trends in military expenditure. Stockholm International Peace Research Institute (2007).
Bản chính (http:/ / www. sipri. org/ contents/ milap/ milex/ mex_major_spenders. pdf/ download) lưu trữ 14 August năm 2007. Truy cập 23
August năm 2007.
[16] The leader of Europe? Answers an ocean apart (http:/ / www. iht. com/ articles/ 2008/ 04/ 04/ europe/ poll. php) International Herald
Tribune. April 4, 2008. Retrieved 2008-04-04.
[17] Confidently into the Future with Reliable Technology (http:/ / www. innovations-report. de/ html/ berichte/ informationstechnologie/
bericht-109339. html) www.innovations-report.de. May 7, 2008. Retrieved 2008-04-04.
[18] CIA. “CIA Factbook” (https:/ / www. cia. gov/ library/ publications/ the-world-factbook/ geos/ gm. html). Truy cập 2 August năm 2009.
[19] http:/ / www. cru. uea. ac. uk/ ~timm/ cty/ obs/ TYN_CY_1_1. html
[20] Louis Leo Snyder, The new nationalism, trang 6
[21] Louis Leo Snyder, German nationalism: the tragedy of a people; extremism contra liberalism in modern German history, trang 37
[22] Louis Leo Snyder, Race, a history of modern ethnic theories, trang 200
[23] Louis Leo Snyder, A survey of European civilization, Tập 1, trang 127
[24] Louis Leo Snyder, A survey of European civilization, Tập 1, trang 136
[25] Franz H. Bäuml, Marianna D. Birnbaum, Attila: the man and his image, trang 65
[26] Franz H. Bäuml, Marianna D. Birnbaum, Attila: the man and his image, trang 1
[27] Louis Leo Snyder, A survey of European civilization, Tập 1, các trang 140-145.
[28] Louis Leo Snyder, A survey of European civilization, Tập 1, trang 161
[29] Louis Leo Snyder, A survey of European civilization, Tập 1, trang 208
[30] Pierre Gaxotte, Histoire de l'Allemagne', trang 56
[31] Louis Leo Snyder, A survey of European civilization, Tập 1, trang 164
[32] Louis Leo Snyder, Great turning points in history, các trang 25-28.
[33] George Peabody Gooch, Historical surveys and portraits, trang 96
[34] George Peabody Gooch, History and historians in the nineteenth century, trang 111
[35] Louis Leo Snyder, A survey of European civilization, Tập 2, các trang 181-191.
Đức 31
[36] Louis Leo Snyder, Basic History of Modern Germany, các trang 12-25.
[37] Louis Leo Snyder, A survey of European civilization, Tập 1, trang 344
[38] Edward Benjamin Weiss, Louis Leo Snyder, Keeping young in business, trang 56
[39] Heinrich von Sybel, The founding of the German empire by William I.: Based chiefly upon Prussian state documents, Tập 1, trang 15
[40] Louis Leo Snyder, Great turning points in history, trang 62
[41] Louis Leo Snyder, Basic History of Modern Germany, trang 14
[42] Louis Leo Snyder, A survey of European civilization, Tập 2, trang 154
[43] Louis Leo Snyder, The making of modern man: from the Renaissance to the present, các trang 71-81.
[44] Louis Leo Snyder, A survey of European civilization, Tập 2, trang 100
[45] Louis Leo Snyder, Basic History of Modern Germany, trang 104
[46] Louis Leo Snyder, The making of modern man: from the Renaissance to the present, các trang 125-126.
[47] Louis Leo Snyder, A survey of European civilization, Tập 2, trang 122
[48] Louis Leo Snyder, The making of modern man: from the Renaissance to the present, trang 99
[49] Gerhard Ritter, Frederick the Great : a historical profile trang 49
[50] William Fiddian Reddaway, Frederick the Great and the rise of Prussia, trang 65
[51] William Fiddian Reddaway, Frederick the Great and the rise of Prussia, trang 6
[52] Louis Leo Snyder, Basic History of Modern Germany, các trang 15-18.
[53] William Fiddian Reddaway, Frederick the Great and the rise of Prussia, trang 7
[54] Louis Leo Snyder, Frederick the Great, các trang 1-2.
[55] Louis Leo Snyder, Ida Mae Brown, Frederick the Great; Prussian warrior and statesman, trang 5
[56] Louis Leo Snyder, The blood and iron chancellor: a documentary-biography of Otto von Bismarck, trang 5
[57] Louis Leo Snyder, Great turning points in history, trang 75
[58] Heinrich von Sybel, The founding of the German empire by William I.: Based chiefly upon Prussian state documents, Tập 1, trang 20
[59] Louis Leo Snyder, Basic History of Modern Germany, trang 19
[60] Louis Leo Snyder, A survey of European civilization, Tập 2, trang 150
[61] William Fiddian Reddaway, Frederick the Great and the rise of Prussia, trang 22
[62] Louis Leo Snyder, Ida Mae Brown, Frederick the Great; Prussian warrior and statesman, các trang 14-15.
[63] Gerhard Ritter, Frederick the Great : a historical profile, trang 187
[64] William Fiddian Reddaway, Frederick the Great and the rise of Prussia, trang 52
[65] Louis Leo Snyder, A survey of European civilization, Tập 2, các trang 251-266.
[66] Louis Leo Snyder, Ida Mae Brown, Frederick the Great; Prussian warrior and statesman, trang 110
[67] Louis Leo Snyder, Basic History of Modern Germany, trang 20
[68] Louis Leo Snyder, Ida Mae Brown, Frederick the Great; Prussian warrior and statesman, các trang 76-87.
[69] William Fiddian Reddaway, Frederick the Great and the rise of Prussia, trang 282
[70] Louis Leo Snyder, Frederick the Great, trang VIII, trích dẫn nhận định của nhà sử học lừng danh người Anh là Thomas Babington
Macaulay, Nam tước Macaulay: "A tyrant of extraordinary military and political talents".
[71] Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 167
[72] William Fiddian Reddaway, Frederick the Great and the rise of Prussia, trang 333
[73] Louis Leo Snyder, Frederick the Great, trang 8
[74] Gerhard Ritter, Frederick the Great : a historical profile, trang 87
[75] William Fiddian Reddaway, Frederick the Great and the rise of Prussia, trang 141
[76] William Fiddian Reddaway, Frederick the Great and the rise of Prussia, trang 151
[77] William Fiddian Reddaway, Frederick the Great and the rise of Prussia, trang 133
[78] Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 91
[79] Louis Leo Snyder, Frederick the Great, trang 46-64.
[80] Heinrich von Sybel, The founding of the German empire by William I.: Based chiefly upon Prussian state documents, Tập 1, trang 23
[81] William Fiddian Reddaway, Frederick the Great and the rise of Prussia, trang 155
[82] Louis Leo Snyder, Ida Mae Brown, Frederick the Great; Prussian warrior and statesman, các trang 126-163.
[83] Gerhard Ritter, Frederick the Great : a historical profile, trang 16
[84] Gerhard Ritter, Frederick the Great : a historical profile, trang 125
[85] William Fiddian Reddaway, Frederick the Great and the rise of Prussia, trang 3
[86] Heinrich von Sybel, The founding of the German empire by William I.: Based chiefly upon Prussian state documents, Tập 1, trang 24
[87] Louis Leo Snyder, A survey of European civilization, Tập 2, trang 257
[88] Louis Leo Snyder, Frederick the Great, trang V
[89] Louis Leo Snyder, Frederick the Great, Nguyên văn: "...Treaty of Teschen (1779) relinquished her claims to Bavaria..."
[90] Louis Leo Snyder, German nationalism: the tragedy of a people; extremism contra liberalism in modern German history, trang 136
[91] William Fiddian Reddaway, Frederick the Great and the rise of Prussia, trang 343
[92] Heinrich von Sybel, The founding of the German empire by William I.: Based chiefly upon Prussian state documents, Tập 1, trang 25
[93] Louis Leo Snyder, The age of reason, trang 58
Đức 32
[94] Louis Leo Snyder, Frederick the Great; Prussian warrior and statesman, Nguyên văn: "In 1740 Frederick had inherited a small
undeveloped country; by 1786 he had made it a Great Power"....
[95] Gerhard Ritter, The Sword and the Scepter: The Problem of Militarism in Germany : The European Powers and the Wilhelminian Empire,
1890-1914, trang 19
[96] Heinrich von Sybel, The founding of the German empire by William I.: Based chiefly upon Prussian state documents, Tập 1, trang 78
[97] Gerhard Ritter, Sword and the Scepter: The Problem of Militarism in Germany-The Tradegy of Statesmanship : Bethmann Hollweg As War
Chancellor, 1914-1917, trang 249
[98] Gerhard Ritter, Sword and the Scepter: The Problem of Militarism in Germany-The Tradegy of Statesmanship : Bethmann Hollweg As War
Chancellor, 1914-1917, trang 253
[99] “First demographic estimates for 2009” (http:/ / epp. eurostat. ec. europa. eu/ cache/ ITY_OFFPUB/ KS-QA-09-047/ EN/
KS-QA-09-047-EN. PDF). Eurostat. Truy cập 31 January năm 2010.
[100] Destatis. “Durchschnittliche Kinderzahl 2008 in den neuen Ländern angestiegen” (http:/ / www. destatis. de/ jetspeed/ portal/ cms/ Sites/
destatis/ Internet/ DE/ Presse/ pm/ 2010/ 01/ PD10__034__12641,templateId=renderPrint. psml) (bằng German). Truy cập 31 January năm
2010.
[101] “Statistisches Bundesamt Deutschland - Startseite” (http:/ / www. destatis. de). Destatis.de (20 October năm 2008). Truy cập 26 September
năm 2010.
[102] Norris, Floyd. “A Shift in the Export Powerhouses” (http:/ / www. nytimes. com/ 2010/ 02/ 20/ business/ economy/ 20charts. html), The
New York Times, 20 February năm 2010. Truy cập 31 March năm 2010.
[103] Heinrich von Sybel, The founding of the German empire by William I.: Based chiefly upon Prussian state documents, Tập 1, trang 26
[104] Kjell Espmark (3 December năm 1999). “The Nobel Prize in Literature” (http:/ / nobelprize. org/ nobel_prizes/ literature/ articles/ espmark/
index. html). Nobelprize.org. Truy cập 14 August năm 2006.
[105] Louis Leo Snyder, Ida Mae Brown, Frederick the Great; Prussian warrior and statesman, các trang 96-100.
Tài liệu tham khảo
• Heinrich von Sybel, Marshall Livingston Perrin, Gamaliel Bradford, Helene Schimmelfennig White, The
founding of the German empire by William I.: Based chiefly upon Prussian state documents (http:/ / books.
google. com. vn/ books?id=3MRWAAAAMAAJ& pg=PA23& dq="Frederick#v=onepage& q="Frederick&
f=false), Tập 1, T. Y. Crowell & co., 1800.
Liên kết ngoài
• Đức (http:/ / www. bachkhoatoanthu. gov. vn/ Default. aspx?cmd=StoredDatabase& cmdID=68) trên trang Bách
khoa toàn thư của (http:/ / www. bachkhoatoanthu. gov. vn) Chính phủ Việt Nam
• Thông tin cơ bản về Đức và quan hệ với (http:/ / www. hufs. edu. vn/ events/ 200412035826817842) Việt Nam
trên trang web của trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội
• Karte von Deutschland (http:/ / deutschland. karten21. com)
• Nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức (http:/ / www. mofahcm. gov. vn/ vi/ tintuc_sk/ tulieu/ nr051205111545/
nr070402150823/ ns070412144315#9tTc85Cbko1z)
Nguồn và người đóng góp vào bài 33
Nguồn và người đóng góp vào bài
Đức Nguồn: Người đóng góp: ASM, Abcvn123, Apple, Avia, Baodo, Bd, CNBH, Cheers!, Chrisvomberg, CommonsDelinker, Ctmt, David
Võ, Dinhtuydzao, Dohaidang.le, Dongbahau, Duongdttt, Earthandmoon, Eternal Dragon, Galloramenu, Hani, Hihihiha, Hongduc111111111, Kaufmannh2, Lin cymb, Magicknight94, Mekong
Bluesman, Meotrangden, Mercy, Mthai, MuDavid, Mxn, Mèo gàn, Nad 9x, Newone, Nghilevuong, Nguyen Hieu, Nguyễn Hoàng Dương, Nguyễn Thanh Quang, Ninh Chữ, Palica, Parkjunwung,
Phan, Phan Ba, Porcupine, Pq, Quocdong, Saxi753, Sianh, Suisui, TCN, The Monarch, Ti2008, Tranletuhan, Trần Nguyễn Minh Huy, Vani Lê, Vinhtantran, Volga, Vuhoangsonhn, Vương Ngân
Hà, Xiyouji, Yanajin33, Đôrêmon, 89 ,טראהנייר ירעל sửa đổi vô danh
Nguồn, giấy phép, và người đóng góp vào hình
Hình:Flag of Germany.svg Nguồn: ập_tin:Flag_of_Germany.svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: User:Madden, User:Pumbaa80,
User:SKopp
Hình:Coat of Arms of Germany.svg Nguồn: ập_tin:Coat_of_Arms_of_Germany.svg Giấy phép: Creative Commons Attribution-Sharealike 3.0
Người đóng góp: Wappenentwurf: Karl-Tobias Schwab (1887-1967), entworfen 1926 diese Datei: Jwnabd
Hình:Location Germany EU Europe.png Nguồn: ập_tin:Location_Germany_EU_Europe.png Giấy phép: Public Domain Người đóng góp:
Quizimodo
Tập tin:Deutschland topo.png Nguồn: ập_tin:Deutschland_topo.png Giấy phép: GNU Free Documentation License Người đóng góp: Grenavitar,
Harald Hansen, Schaengel89, Sting, Verdy p
Tập tin:Deutsches Eck.jpg Nguồn: ập_tin:Deutsches_Eck.jpg Giấy phép: GNU Free Documentation License Người đóng góp: Holger Weinandt
Tập tin:Zugspitzmassiv von Westen aus.jpg Nguồn: ập_tin:Zugspitzmassiv_von_Westen_aus.jpg Giấy phép: Creative Commons
Attribution-Sharealike 2.5 Người đóng góp: Crux
Tập tin:Ruegen-kreidefelsen.jpg Nguồn: ập_tin:Ruegen-kreidefelsen.jpg Giấy phép: GNU Free Documentation License Người đóng góp:
BLueFiSH.as, MB-one
Tập tin:Christian Wulff 2008-04-17.jpg Nguồn: ập_tin:Christian_Wulff_2008-04-17.jpg Giấy phép: Creative Commons Attribution-Share Alike
Người đóng góp: Pujanak
Image:Karte Bundesrepublik Deutschland.svg Nguồn: ập_tin:Karte_Bundesrepublik_Deutschland.svg Giấy phép: Creative Commons
Attribution-Sharealike 2.0 Người đóng góp: Portal der statistischen Ämter des Bundes und der Länder (DeStatis); David Liuzzo.
Image:Coat of arms of Lower Saxony.svg Nguồn: ập_tin:Coat_of_arms_of_Lower_Saxony.svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp:
Darwinius, Dbenbenn, Frombenny, Jimmy44, Lou.gruber, Ludger1961, Madden, Mattes, Ollemarkeagle, Pitke, Rosenzweig, 2 sửa đổi vô danh
Image:Bremen Wappen(Mittel).svg Nguồn: ập_tin:Bremen_Wappen(Mittel).svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: David Liuzzo
Image:Coat of arms of Hamburg.svg Nguồn: ập_tin:Coat_of_arms_of_Hamburg.svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: Frombenny,
GeorgHH, Havang(nl), Jodo, Leit, Madden, Milgesch, Mogelzahn, N3MO, Rosenzweig, Warburg, Überraschungsbilder, 7 sửa đổi vô danh
Image:Coat of arms of Mecklenburg-Western Pomerania (great).svg Nguồn:
ập_tin:Coat_of_arms_of_Mecklenburg-Western_Pomerania_(great).svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: Bundesland
Mecklenburg-Vorpommern
Image:Wappen Sachsen-Anhalt.svg Nguồn: ập_tin:Wappen_Sachsen-Anhalt.svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: Land
Sachsen-Anhalt
Image:Coat of arms of Saxony.svg Nguồn: ập_tin:Coat_of_arms_of_Saxony.svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: Freistaat Sachsen;
House of Wettin
Image:Brandenburg Wappen.svg Nguồn: ập_tin:Brandenburg_Wappen.svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: David Liuzzo
Image:Coat of arms of Berlin.svg Nguồn: ập_tin:Coat_of_arms_of_Berlin.svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: Wappenentwurf: diese
Datei: Jwnabd
Image:Coat of arms of Thuringia.svg Nguồn: ập_tin:Coat_of_arms_of_Thuringia.svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: Burts,
Frombenny, Ludger1961, MB-one, Madden, Michael Sander, Mogelzahn
Image:Coat of arms of Hesse.svg Nguồn: ập_tin:Coat_of_arms_of_Hesse.svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: Darwinius, Ewan
McTeagle, F. F. Fjodor, Frombenny, Madden, Mogelzahn, Rauenstein, Túrelio
Image:Coat of arms of North Rhine-Westfalia.svg Nguồn: ập_tin:Coat_of_arms_of_North_Rhine-Westfalia.svg Giấy phép: Public Domain Người
đóng góp: Wappenentwurf (1947): Wolfgang Pagenstecher für das Land Nordrhein-Westfalen
Image:Coat of arms of Rhineland-Palatinate.svg Nguồn: ập_tin:Coat_of_arms_of_Rhineland-Palatinate.svg Giấy phép: Public Domain Người
đóng góp: Land Rheinland-Pfalz
Image:Bayern Wappen.svg Nguồn: ập_tin:Bayern_Wappen.svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: David Liuzzo
Image:Coat of arms of Baden-Württemberg (lesser).svg Nguồn: ập_tin:Coat_of_arms_of_Baden-Württemberg_(lesser).svg Giấy phép: Public
Domain Người đóng góp: AndreasPraefcke, BrightRaven, Darwinius, Ewan McTeagle, Frombenny, Gryffindor, Jed, Madden, Milgesch, Rtc, Savh, Ssch, 2 sửa đổi vô danh
Image:Coa de-saarland.svg Nguồn: ập_tin:Coa_de-saarland.svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: chris 論
Image:Coat of arms of Schleswig-Holstein.svg Nguồn: ập_tin:Coat_of_arms_of_Schleswig-Holstein.svg Giấy phép: Public Domain Người đóng
góp: Burts, Drbashir117, Frombenny, Mogelzahn, Rosenzweig, Shizhao, 1 sửa đổi vô danh
Tập tin:CDU logo.svg Nguồn: ập_tin:CDU_logo.svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: dbenzhuser
Tập tin:SPD logo.svg Nguồn: ập_tin:SPD_logo.svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: dbenzhuser
Tập tin:Die Linke.PDS logo.svg Nguồn: ập_tin:Die_Linke.PDS_logo.svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: n.n.
Tập tin:33rdG8Leaders.jpg Nguồn: ập_tin:33rdG8Leaders.jpg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: White House photo by Eric Draper
Tập tin:Bundeswehr Kreuz.svg Nguồn: ập_tin:Bundeswehr_Kreuz.svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: Ausir, Burts, Flamarande,
Knorrepoes, Madden, Milgesch, TUBS, Wschroedter, Wst, 2 sửa đổi vô danh
Tập tin:Germanen 50 n. Chr.png Nguồn: ập_tin:Germanen_50_n._Chr.png Giấy phép: GNU Free Documentation License Người đóng góp:
CedricBLN, Ch1902, Electionworld, KarlUdo, Körnerbrötchen, Origamiemensch, Stannered, TUBS
Tập tin:843-870 Europe.jpg Nguồn: ập_tin:843-870_Europe.jpg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: Electionworld, Fabartus, Flamarande,
Frombenny, Jed, Mikhail Ryazanov, Neuceu, OwenBlacker, TUBS, Trasamundo, W!B:, Ævar Arnfjörð Bjarmason
Tập tin:Frederic II de prusse.jpg Nguồn: ập_tin:Frederic_II_de_prusse.jpg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: Ecummenic, Gryffindor,
JuTa, Kürschner, Maksim, Malo, 2 sửa đổi vô danh
Tập tin:Maerz1848 berlin.jpg Nguồn: ập_tin:Maerz1848_berlin.jpg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: APPER, BlackIceNRW,
Chnodomar, Der Eberswalder, Jcornelius, Joker Island, Lotse, Schwalbe, Smooth O, Wst, 3 sửa đổi vô danh
Tập tin:Map-deutsches-kaiserreich.png Nguồn: ập_tin:Map-deutsches-kaiserreich.png Giấy phép: GNU Free Documentation License Người đóng
góp: Maps & Lucy and others
File:Bundesarchiv Bild 183-S33882, Adolf Hitler retouched.jpg Nguồn: ập_tin:Bundesarchiv_Bild_183-S33882,_Adolf_Hitler_retouched.jpg Giấy
phép: Creative Commons Attribution-Share Alike 3.0 Germany Người đóng góp: unknown
Tập tin:Berlinermauer.jpg Nguồn: ập_tin:Berlinermauer.jpg Giấy phép: GNU Free Documentation License Người đóng góp: Noir
Nguồn, giấy phép, và người đóng góp vào hình 34
Tập tin:Cityscapeberlin2006.JPG Nguồn: ập_tin:Cityscapeberlin2006.JPG Giấy phép: GNU Free Documentation License Người đóng góp: A.
Leschek, edited by Sashandre
Tập tin:Hamburg-090612-0164-DSC 8261-Hafen-von-Jugendherberge.jpg Nguồn:
ập_tin:Hamburg-090612-0164-DSC_8261-Hafen-von-Jugendherberge.jpg Giấy phép: GNU Free Documentation License Người đóng góp:
Mbdortmund
Tập tin:München Panorama.JPG Nguồn: ập_tin:München_Panorama.JPG Giấy phép: Creative Commons Attribution-Sharealike 2.0 Người đóng
góp: David Kostner
Tập tin:Köln Panorama.jpg Nguồn: ập_tin:Köln_Panorama.jpg Giấy phép: Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 Unported Người đóng
góp: Raymond - Raimond Spekking
Tập tin:Hauptwache Frankfurt am Main.jpg Nguồn: ập_tin:Hauptwache_Frankfurt_am_Main.jpg Giấy phép: không rõ Người đóng góp: Eva K. /
Eva K.
Tập tin:Stg-schlossplatz-kunstmuseum.jpg Nguồn: ập_tin:Stg-schlossplatz-kunstmuseum.jpg Giấy phép: GNU Free Documentation License
Người đóng góp: Enslin
Tập tin:S-Klasse W221.jpg Nguồn: ập_tin:S-Klasse_W221.jpg Giấy phép: GNU Free Documentation License Người đóng góp: Fadi.
Tập tin:Johann Heinrich Wilhelm Tischbein 007.jpg Nguồn: ập_tin:Johann_Heinrich_Wilhelm_Tischbein_007.jpg Giấy phép: Public Domain
Người đóng góp: Alcmaeonid, AndreasPraefcke, Annenkov, Bukk, Emijrp, Hajotthu, Ies, Kresspahl, Mattes, Melkom, Shakko, 1 sửa đổi vô danh
Tập tin:Gerhard von Kügelgen 001.jpg Nguồn: ập_tin:Gerhard_von_Kügelgen_001.jpg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp:
AndreasPraefcke, Anne97432, Ecummenic, PKM, Shakko
Tập tin:Grimm1.jpg Nguồn: ập_tin:Grimm1.jpg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: Origamiemensch, Shizhao, Silvestre, Yuval Y, 1 sửa
đổi vô danh
Tập tin:Thomas Mann 1929.jpg Nguồn: ập_tin:Thomas_Mann_1929.jpg Giấy phép: không rõ Người đóng góp: Nobel Foundation
Tập tin:Hermann Hesse 1927 Photo Gret Widmann.jpg Nguồn: ập_tin:Hermann_Hesse_1927_Photo_Gret_Widmann.jpg Giấy phép: Public
Domain Người đóng góp: Morn, Svencb
File:Einstein 1921 by F Schmutzer.jpg Nguồn: ập_tin:Einstein_1921_by_F_Schmutzer.jpg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp:
Calliopejen1, DIREKTOR, Frank C. Müller, Hemulen, Lobo, Quibik, Raeky, Андрей Романенко
Hình:Bremen-rathaus.jpg Nguồn: ập_tin:Bremen-rathaus.jpg Giấy phép: Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 Unported Người đóng
góp: 1-1111, AssetBurned, BlackIceNRW, GeorgHH, Kneiphof, Kpjas, MB-one, Tarawneh, 2 sửa đổi vô danh
Hình:Potsdam - Schloss Sanssouci mit Weinberg 2005.jpg Nguồn: ập_tin:Potsdam_-_Schloss_Sanssouci_mit_Weinberg_2005.jpg Giấy phép:
GNU Free Documentation License Người đóng góp: User:Torinberl
Hình:Berlin-brandenburg-gate.jpg Nguồn: ập_tin:Berlin-brandenburg-gate.jpg Giấy phép: GNU Free Documentation License Người đóng góp:
djmutex
Hình:Dresden-Schloss.and.Dom.JPG Nguồn: ập_tin:Dresden-Schloss.and.Dom.JPG Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: Ingersoll
Hình:Bodensee Sonnenuntergang.jpg Nguồn: ập_tin:Bodensee_Sonnenuntergang.jpg Giấy phép: Creative Commons Attribution 3.0 Người đóng
góp: Photo: Andreas Praefcke
Hình:Schloss Hohenschwangau.jpg Nguồn: ập_tin:Schloss_Hohenschwangau.jpg Giấy phép: GNU Free Documentation License Người đóng góp:
user:Transpassive
Hình:Linderhof-1.jpg Nguồn: ập_tin:Linderhof-1.jpg Giấy phép: GNU Free Documentation License Người đóng góp: Softeis
Hình:Castle_Neuschwanstein.jpg Nguồn: ập_tin:Castle_Neuschwanstein.jpg Giấy phép: GNU Free Documentation License Người đóng góp:
Softeis
Giấy phép
Creative Commons Attribution-Share Alike 3.0 Unported
//creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giới thiệu sơ lược về nước đức.pdf