BÀI THỨ NHẤT:
GIỚI THIỆU PHÁP LUẬT HÔN NHÂN
VÀ GIA ÐÌNH VIỆT NAM
******
Khái niệm gia đình
Gia đình ở góc độ kinh tế
Hộ gia đình
1. Mối liên hệ gia đình
2. Qui mô của gia đình
3. Luật hôn nhan gia đình
4. Tóm tắt quá trình phát triển của luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam
________________________________________
Khái niệm gia đình:
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc[1]. Ðịnh nghĩa pháp lý về gia đình trong luật Việt Nam hiện đại là sự kết tinh và phát triển các truyền thống tốt đẹp trong nhận thức về gia đình của con người Việt, cũng như của loài người nói chung.
1. Tế bào của xã hội. Một xã hội mà không có gia đình , đúng ra là không có gia đình được kế tục trong thời gian do sự sinh sản, là một xã hội thoái hóa và sẽ tiêu vong một cách không thể tránh khỏi.
2. Cái nôi nuôi dưỡng con người. Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên. Cái nôi theo nghĩa rộng nhất là nơi mà con người được bảo vệ để có thể tồn tại và phát triển như một sinh mệnh. Sự tập họp thành bộ tộc hoặc thành gia đình tộc họ trong xã hội loài ngườìi nguyên sơ là hiện tượüng tự nhiên xuất hiện ở những sinh vật được gọi là người và trước hết, là hiện tượng có nguồn gốc từ sự thôi thúc của bản năng sinh tồn và bản năng tự bảo vệ. Theo sự phát triển của xã hội, nhất là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước can thiệp tích cực vào việc bảo đảm an ninh của cá nhân và chức năng bảo vệ con người của gia đình được Nhà nước chia sẻ phần lớn; tuy nhiên, gia đình trong mọi thời đại vẫn là chỗ dựa, là nơi nương náu an toàn nhất của con người, đặc biệt, của người chưa thành niên.
3. Môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Trước khi ra ngoài xã hội và cư xử với tư cách công dân, con người trải qua một thời kỳ dài sống trong gia đình và xử sự với tư cách thành viên của gia đình. Trong chừng mực nào đó, ta nói rằng gia đình là một xã hội thu hẹp và là nơi con người thực tập cung cách cư xử trong quan hệ giữa người và người trước khi bước vào xã hội lớn.
Gia đình ở góc độ kinh tế.
7 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THỨ NHẤT:
GIỚI THIỆU PHÁP LUẬT HÔN NHÂN
VÀ GIA ÐÌNH VIỆT NAM
******
Khái niệm gia đình
Gia đình ở góc độ kinh tế
Hộ gia đình
Mối liên hệ gia đình
Qui mô của gia đình
Luật hôn nhan gia đình
Tóm tắt quá trình phát triển của luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam
Khái niệm gia đình:
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc[1]. Ðịnh nghĩa pháp lý về gia đình trong luật Việt Nam hiện đại là sự kết tinh và phát triển các truyền thống tốt đẹp trong nhận thức về gia đình của con người Việt, cũng như của loài người nói chung.
1. Tế bào của xã hội. Một xã hội mà không có gia đình , đúng ra là không có gia đình được kế tục trong thời gian do sự sinh sản, là một xã hội thoái hóa và sẽ tiêu vong một cách không thể tránh khỏi.
2. Cái nôi nuôi dưỡng con người. Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên. Cái nôi theo nghĩa rộng nhất là nơi mà con người được bảo vệ để có thể tồn tại và phát triển như một sinh mệnh. Sự tập họp thành bộ tộc hoặc thành gia đình tộc họ trong xã hội loài ngườìi nguyên sơ là hiện tượüng tự nhiên xuất hiện ở những sinh vật được gọi là người và trước hết, là hiện tượng có nguồn gốc từ sự thôi thúc của bản năng sinh tồn và bản năng tự bảo vệ. Theo sự phát triển của xã hội, nhất là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước can thiệp tích cực vào việc bảo đảm an ninh của cá nhân và chức năng bảo vệ con người của gia đình được Nhà nước chia sẻ phần lớn; tuy nhiên, gia đình trong mọi thời đại vẫn là chỗ dựa, là nơi nương náu an toàn nhất của con người, đặc biệt, của người chưa thành niên.
3. Môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Trước khi ra ngoài xã hội và cư xử với tư cách công dân, con người trải qua một thời kỳ dài sống trong gia đình và xử sự với tư cách thành viên của gia đình. Trong chừng mực nào đó, ta nói rằng gia đình là một xã hội thu hẹp và là nơi con người thực tập cung cách cư xử trong quan hệ giữa người và người trước khi bước vào xã hội lớn.
Gia đình ở góc độ kinh tế.
Về mặt kinh tế, gia đình là một đơn vị sản xuất. Lao động tập thể của gia đình là một trong những biện pháp thúc đẩy sự gia tốc tích lũy của cải của xã hội. Kết luận này được rút ra từ thời kỳ văn minh nông nghiệp và vẫn tỏ ra đúng trong thời kỳ công nghiệp, thậm chí trong thời kỳ dịch vụ và thông tin dù, trong xã hội đương đại, phần lớn sức sản xuất của xã hội nằm trong tay các tập đoàn đa quốc gia. Dấu ấn của gia đình luôn đậm nét trong hoạt động thương mại quy mô nhỏ, hoạt động nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các nghề tự do thường mang tính chất cha truyền con nối.
Hộ gia đình.
Về mặt pháp lý và kinh tế, gia đình, trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, có thể được thừa nhận là chủ thể của quan hệ pháp luật trong những trường hợp đặc thù. Gia đình không phải là một pháp nhân; nhưng một khi các thành viên gia đình thực hiện các hoạt động kinh tế chung bằng cách khai thác các tài sản mà họ coi là thuộc sở hữu chung, thì các thành viên ấy tạo thành một thực thể pháp lý được luật gọi là hộ gia đình.
1. Mối liên hệ gia đình
TOP
Mối liên hệ kép. Các thành viên của gia đình có thể được xếp thành hai nhóm, tùy theo tính chất của mối quan hệ giữa thành viên với nhân vật trung tâm của gia đình mà cả trong ngôn ngữ thông dụng cũng như trong ngôn ngữ pháp lý, được gọi là chủ gia đình[1]: thành viên do quan hệ thân thuộc và thành viên do quan hệ hôn nhân.
a. Liên hệ thân thuộc
Quan hệ huyết thống. Những người có quan hệ huyết thống cũng đượüc xếp thành hai nhóm: trực hệ và bàng hệ.
- Gọi là có quan hệ thân thuộc trực hệ, những người có quan hệ sinh thành: ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra con, con sinh ra cháu,....
- Những người thân thuộc bàng hệ là những người có quan hệ huyết thống do xuất phát từ một tổ tiên chung. Anh, chị, em ruột có cha, mẹ chung; anh, chị, em cùng cha khác mẹ có cha chung; anh, chị, em cùng mẹ khác cha có mẹ chung; chú và cháu có tổ tiên chung là ông nội của cháu đồng thời là cha của chú;...
Quan hệ nuôi dưỡng. Do việc nhận con nuôi, người nuôi được gọi là cha (mẹ) nuôi và người được nuôi được gọi là con nuôi. Người con nuôi là thành viên trong gia đình của người nuôi. Tuy nhiên, trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, tư cách thành viên gia đình mà người con nuôi được trao cho chỉ được duy trì với hai điều kiện: 1. Quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi được duy trì; 2. Cha mẹ nuôi còn sống. Thiếu một trong hai điều kiện, người con nuôi hoàn toàn là người ngoài đối với gia đình của người nuôi. Vả lại, tư cách ấy không đượüc trọn vẹn so với tư cách của các thành viên khác trong gia đình do quan hệ huyết thống: người con nuôi không phải là anh, chị, em của các con của người nuôi, không phải là cháu nội hay cháu ngoại của cha mẹ của người nuôi.
b. Liên hệ hôn nhân
Vợ chồng. Do việc kết hôn, quan hệ vợ chồng hình thành. Gia đình -hộ- luôn được thành lập với hai thành viên đầu tiên là vợ và chồng. Dần dần, các con được sinh ra. Cũng do hiệu lực của hôn nhân mà vợ, chồng trở thành người có quan hệ với người thân thuộc của chồng (vợ) mình.
Cha mẹ chồng, cha mẹ vợ và dâu, rể. Người vợ là con dâu của cha mẹ của người chồng và người chồng trở thành con rể của cha mẹ vợ.
Con riêng. Con riêng của vợ gọi chồng là bố (hoặc cha hoặc dượng); con riêng của chồng gọi vợ là mẹ (hoặc dì). Luật viết sử dụng các thuật ngữ con riêng, bố dượng, mẹ kế để chỉ các đương sự trong quan hệ hỗ tương.
Thông gia. Do quan hệ hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, mà người đàn ông trở thành anh, em rể của anh, chị, em của người vợ, cháu rể của ông, bà, chú, bác, cô, cậu, dì của người vợ; ngược lại, người vợ trở thành chị, em dâu của anh, chị, em của người chồng và là cháu dâu của ông, bà, chú, bác, cô, dì của người chồng.
2. Quy mô của gia đình
TOP
Ðại gia đình. Gia đình hộ. Gia đình nguyên tử. Gia đình một cha (một mẹ) và một con. Mô hình gia đình xuất hiện lần đầu tiên trong luật là mô hình gia đình-tộc họü. Gia đình gồm tất cả những người có chung một tổ tiên, nghĩa là nếu dựa vào quan hệ sinh thành mà đi tìm nguồn cội, thì cuối cùng, tất cả các thành viên của gia đình đều được sinh ra từ một người. Gia đình-tộc họ phụ hệ có cha chung; gia đình-tộc họ mẫu hệ có mẹ chung. Gia đình-tộc họ phụ hệ có sức sống bền vững trong các hệ thống luật cổ so với gia đình-tộc họ mẫu hệ. Và chính trong các hệ thống luật dành cho gia đình-tộc họ phụ hệ sự quan tâm đặc biệt so với gia đình-tộc họ mẫu hệ, một số hệ thống đã tạo được ảnh hưởng lớn đối với luật gia đình cận đại và đương đại của hầu như tất cả các nước.
Gia đình-tộc họ phụ hệ thống trị trong luật rất lâu năm. Thậm chí, dưới tác động của các tiến trình phân công lại lao động xã hội do sự thay đổi phương thức sản xuất, gia đình-tộc họ phụ hệ dần dần thu hẹp quy mô và nhường vị trí mô hình mẫu cho gia đình hộ (gồm vợ, chồng và các con), luật vẫn dành cho gia đình-tộc họ phụ hệ sự quan tâm đặc biệt. Phải đợi đến đầu thế kỷ XX, xu hướng thay đổi quan niệm pháp lý về cấu tạo gia đình mới hình thành rõ nét và gia đình hộ bắt đầu có chỗ đứng quan trọng trong luật.
Bản thân gia đình hộ cũng chịu sự tác động của các hoàn cảnh kinh tế và xã hội mà trong đó nó tồn tại và theo thời gian, cũng thay đổi về thành phần cấu tạo. Ở nhiều nước công nghiệp phát triển, gia đình hộ hiện đại chỉ gồm có vợ, chồng và các con chưa thành niên; các con đã thành niên thường tách ra khỏi hộ và thuê nhà ở riêng. Bên cạnh đó, do sự phai nhạt ý thức về sự kế tục của gia đình mà bắt đầu xuất hiện mô hình gia đình hộ chỉ gồm có cha, mẹ và một con (trai hoặc gái). Các vụ ly hôn, về phần mình, dẫn đến việc phân ly giữa cha và mẹ và gia đình hộ với cha, mẹ và một con trở thành gia đình một cha (một mẹ) và một con.
Tuy nhiên, hình như với mô hình gia đình một cha (một mẹ) và một con, quá trình thu nhỏ quy mô của gia đình đã đi đến giai đoạn cuối. Gia đình một cha (một mẹ) và một con không thể thu nhỏ được nữa, bởi, khi chỉ còn một mình, người ta trở thành người không có gia đình. Mặt khác, quá trình thu nhỏ quy mô gia đình tỏ ra có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy quá trình hoàn thiện nhân cách (đặc biệt là tính tự chủ) của con người hiện đại đồng thời cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển các hiện tượng tiêu cực ở con người (tâm trạng cô đơn, tính vị kỷ, sự suy đồi về đạo đức, lối sống,...). Bước vào thế kỷ mới, người ta lại ghi nhận xu hướng khôi phục các mô hình gia đình truyền thống, nhất là ở các xã hội đang đi nhanh vào thời kỳ dịch vụ và thông tin (như Mỹ, Tây Âu,...).
Quy mô của gia đình trong các ngành luật. Tùy theo lĩnh vực, quy mô của gia đình có thể được người làm luật nhìn nhận không giống nhau.
- Ta biết rằng trong lĩnh vực pháp luật kinh doanh, gia đình gồm những người có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân, có tài sản chung và cùng nhau khai thác các tài sản chung đó vì lợi ích chung. Luật gọi gia đình ấy là hộ gia đình và là chủ thể của quan hệ pháp luật.
- Ở góc độ pháp luật thừa kế, gia đình Việt Nam rất to: được gọi để nhận di sản với tư cách là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất có cha, mẹ, vợ (chồng), con (có thể được thế vị bởi cháu); được gọi ở hàng thứ hai có anh, chị, em, ông, bà nội, ông, bà ngoại; ở hàng thứ ba có cụ nội, cụ ngoại, cô , chú, bác, cậu, dì, cháu gọi bác, chú, cậu, cô, dì.
- Trong luật hôn nhân và gia đình, ta có gia đình Việt Nam ba thế hệ gồm ông bà (nội, ngoại), cha, mẹ và các con. Những người này đặc biệt gắn bó với nhau do có quan hệ nuôi dưỡng.
3. Luật hôn nhân và gia đình
TOP
Khái niệm. Trong chừng mực nào đó, có thể định nghĩa luật hôn nhân và gia đình như là tập hợp các quy tắc chi phối sự thành lập và sự vận hành của gia đình. Có ba dữ kiện cơ bản liên quan đến gia đình mà từ việc phân tích ba dữ kiện ấy, người làm luật đề ra các quy tắc của mình: sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhằm xây dựng cuộc sống chung; sự sinh con và việc giáo dục con. Vai trò của luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình được xác định tùy theo kết quả xác định mối quan hệ giữa Nhà nước và gia đình, hay đúng hơn, tùy theo mức độ tự chủ của gia đình đối với Nhà nước, trong quá trình hình thành và phát triển của các dữ kiện ấy.
Luật đóng vai trò phụ trợ, một khi gia đình được trao quyền tự chủ rộng rãi. Gia đình tự chủ, về phần mình, được tổ chức theo mô hình Nhà nước quân chủ và được đứng đầu bởi một người chủ gia đình với những quyền hạn rộng rãi trong quan hệ với các thành viên khác. Quyền tự do cá nhân trong gia đình tự chủ thường được đặt ở vị trí thứ yếu so với lợi ích của gia đình.
Luật đóng vai trò tích cực, một khi gia đình được coi như một tập hợp nhỏ của một số thành viên của xã hội và khi gia đình và xã hội đều được trao trách nhiệm đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của thành viên đó, nghĩa là trong điều kiện quan hệ gia đình cần được xã hội hóa. Gia đình xã hội hóa được tổ chức theo mô hình của Nhà nước dân chủ. Quyền tự do cá nhân trong gia đình được luật thừa nhận và bảo vệ; quan hệ giữa các thành viên trong gia đình chịu sự chi phối của cùng hệ thống quy tắc áp dụng để điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên trong xã hội.
Luật cũng có thể đóng vai trò phụ trợ trong một số trường hợp và tích cực trong một số trường hợp khác, một khi gia đình được coi như một tập hợp nhỏ của một số thành viên của xã hội, nhưng lại là một tập hợp đặc biệt gồm các thành viên gắn bó với nhau do quan hệ thân thuộc hoặc hôn nhân. Gia đình được tổ chức dựa theo tôn ti tự nhiên cũng như dựa theo các tiêu chí chung của xã hội về quan hệ bình thường giữa các thành viên trong xã hội. Quyền tự do cá nhân được tôn trọng trong chừng mực nó không gây phương hại đến vận mệnh và lợi ích của gia đình.
Tính chất phòng ngừa phổ biến. Cũng như tất cả các ngành luật, luật hôn nhân và gia đình được xây dựng và hoàn thiện bởi sự thôi thúc của yêu cầu bảo đảm trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị trong điều kiện sự xung đột giữa người và người, chứ không phải sự hòa hợp, là thuộc tính của quan hệ xã hội. Luật ghi nhận những thái độ cư xử bị cấm hoặc được cho phép và bằng cách đó, ngăn ngừa việc xảy ra những vụ phạm pháp.
Luật hôn nhân và gia đình nhắm đến mục đích cao nhất là góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận và điều đó cần thiết cho sự phát triển bền vững của xã hội. Các quy tắc của luật đều có tác dụng phòng ngừa hoặc xử lý những tình huống khủng hoảng và bi kịch trong đời sống gia đình. Cấm kết hôn giữa những người thân thuộc, Nhà nước ngăn ngừa sự hình thành các gia đình thoái hóa về nòi giống và về đạo đức; áp đặt nghĩa vụ chung thủy giữa vợ và chồng, Nhà nước ngăn ngừa sự đổ vỡ của hôn nhân dân đến sự tan rã của gia đình; quy định rằng con phải kính trọng cha mẹ, Nhà nước ngăn ngừa khả năng xuất hiện những đứa con ngỗ ngược trong gia đình (và qua đó hạn chế khả năng xuất hiện những thành viên xấu của xã hội); quy định thành phần khối tài sản chung, khối tài sản riêng của vợ, chồng, Nhà nước hạn chế sự phát triển của các cuộc hôn nhân với động cơ không lành mạnh - hôn nhân vì tiền; ...
Nhân thân và tài sản. Các mối quan hệ giữa người và người trong gia đình được chia thành hai nhóm: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
- Quan hệ nhân thân. Bao gồm các quan hệ được xác lập trong cuộc sống tâm tinh và tình cảm của các thành viên trong gia đình. Ở trung tâm của hệ thống quan hệ nhân thân trong gia đình, ta có các quan hệ giữa vợ và chồng; bên cạnh đó là các quan hệ giữa cha mẹ và con, giữa anh, chị, em; trong gia đình nhiều thế hệ còn có quan hệ giữa ông bà và cháu.
- Quan hệ tài sản. Bao gồm các quan hệ được xác lập giữa các thành viên của gia đình trên đối tượng là các tài sản trong gia đình. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng giữa vị trí then chốt; kế đến là quan hệ tài sản giữa cha mẹ và con chưa thành niên. Quan hệ nuôi dưỡîng cũng được coi là có tính chất tài sản. Cuối cùng, nhưng đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với việc bảo đảm cơ sở vật chất cho sự kế tục của gia đình, là các quan hệ thừa kế.
4. Tóm tắt quá trình phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
TOP
Luật cổ và tục lệ. Gia đình cổ Việt Nam được xây dựng trên cơ sở phương thức sản xuất phong kiến: ruộng đất và lao động nông nghiệp là nền tảng kinh tế và là điều kiện vật chất của việc duy trì và phát triển gia đình. Bởi vậy:1. Ruộng đất phải được bảo tồn trong sản nghiệp gia đình; 2. Gia đình phát triển về quy mô đến mức có thể được trên cơ sở kinh tế là sản nghiệp nông nghiệp của mình. Nói cách khác, quy mô của gia đình cổ tùy theo quy mô ruộng đất tích tụ: có nhiều ruộng đất, gia đình được duy trì với nhiều thế hệ chung sống trong cùng một nhà; có ít ruộng đất, gia đình được duy trì với một sốï thế hệ vừa phải.
Dưới thời Lê, có sự hòa hợp giữa luật viết và tục lệ trong lĩnh vực tổ chức và quản lý gia đình: quyền lực của chủ gia đình nằm trong tay cả cha và mẹ. Dưới thời Nguyễn, luật viết xây dựng khuôn mẫu gia đình theo mô hình gia đình phụ quyền Trung Quốc: toàn bộ quyền lực của chủ gia đình nằm trong tay người cha trong gia đình; nếu người này chết, thì người mẹ góa không kết hôn lại giữ vị trí chủ gia đình dưới sự giám sát của gia tộc; nếu cả cha và mẹ đều chết, thì vai trò chủ gia đình do con trai trưởng đảm nhận.
Luật cận đại. Chế độ thuộc địa hầu như không quan tâm đến việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước bị nô dịch. Cho đến cuối thời kỳ thuộc địa, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Bởi vậy, người Việt Nam thời kỳ thuộc địa vẫn sống trong các đại gia đình phụ quyền và trên các mảnh ruộng mà các đại gia đình có trách nhiệm giữ gìn để truyền đời. Mô hình đại gia đình vẫn được ghi nhận trong pháp luật thuộc địa như là mô hình kiểu mẫu.
Luật hiện đại. Sau cách mạng tháng 8/1945, mô hình gia đình Việt Nam có những thay đổi sâu sắc. Ðại gia đình, biểu tượng của chế độ phong kiến, bị loại ra khỏi luật viết; thay vào đó là mô hình gia đình hộ gồm có vợ chồng và các con. Mô hình gia đình hộ được chính thức thừa nhận tại Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 cùng với nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về mọi phương diện. Cũng do hiệu lực của Luật này, chế độ phụ quyền được thay thế bằng chế độ hợp tác giữa Nhà nước và cha mẹ trong việc nuôi dạy con. Ngoài ra, Luật nhấn mạnh tính chất nghĩa vụ (không phải tính chất quyền) của việc nuôi dạy con; quan hệ giữa xã hội và gia đình được quan tâm điều chỉnh; quyền tự do cá nhân trong quan hệ gia đình được coi trọng.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 tiếp tục coi gia đình hộ như là mô hình chính thức trong xã hội xã hội chủ nghĩa và tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy tắc liên quan đến nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Tuy nhiên, khác với Luật năm 1959, Luật năm 1986 coi quan hệ nghĩa vụ giữa cha me và con là quan hệ nghĩa vụ hỗ tương: con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ (Ðiều 21); con từ 16 tuổi trở lên còn ở chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; nếïu có thu nhập riêng, thì phải đóng góp vào nhu cầu của gia đình (Ðiều 23). Luật cũng có nhắc đến quan hệ giữa ông bà và cháu (Ðiều 27), nhưng không coi họ như các thành viên của cùng một gia đình hộ: quan hệ ông bà-cháu được luật chi phối trong hoàn cảnh bi kịch - cháu không còn cha mẹ. Cũng trong hoàn cảnh đó mà luật quan tâm điều chỉnh quan hệ anh-chị-em. Sự thành lập gia đình gồm có ông bà và cháu hoặc gồm có anh, chị, em được coi như biện pháp cứu hộ đối với những con người bất hạnh.
Việc áp dụng chính sách đổi mới đã thúc đẩy quá trình tích lũy của cải trong khu vực tư nhân. Theo một xu hướng tự nhiên, một khi việc thực hiện một kế hoạch đầu tư nào đó trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu công nghiệp, dịch vụ vượt quá khả năng của một cá nhân, thì những người đầu tiên mà cá nhân muốn kêu gọi sự hợp tác chính là các thành viên trong gia đình. Kế hoạch đầu tư càng quan trọng, các thành viên của gia đình được tập họp càng đông. Sự gắn bó về kinh tế dẫn đến sự gắn bó về tình cảm và gia đình truyền thống dần dần được khôi phục, với quy mô được xác định tùy theo quy mô của hoạt động kinh tế chung của các thành viên. Gia đình có nhiều thành viên có tổ chức phức tạp hơn gia đình ít thành viên và các mối quan hệ nội bộ cũng đa dạng hơn. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 tỏ ra không còn đủ sức đảm đương chứïc năng cơ sở pháp lý của gia đình trong thời kỳ đổi mới; trong khi đó, tục lệ ghi nhận sự phát triển tự phát của những giá trị còn chưa được luật viết quan tâm đúng mức, nhưng có tác dụng tốt trong việc đặt nên móng cho sự phát triển của gia đình nhiều thế hệ: nghĩa vợ chồng, quyền cha mẹ, chữ hiếu,... Sự thay thế Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 bằng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 diễn ra như một tất yếu.
Ngày nay, người làm luật chính thức thừa nhận chủ trương khuyến khích sự nhân rộng mô hình gia đình nhiều thế hệ đồng thời cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì và phát triển mô hình đó: Nhà nướïc khuyến khích và tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 49 khoản 2).