Trong hệ thống máy tính cũ, ngoài bộ vi xử lý16 bit, trên mainboard còn có
các vi mạch hỗ trợ khác được gắn trên mainboard nhự:
- Vi mạch giao diện ngoại vi lập trình được (PPI-Programmable Peripheral
Interface) Intel 8255A
- Vi mạch điều khiển ngắt lập trình được - PIC 8259A
- Vi mạch điều khiển truy nhập bộ nhớ trực tiếp – DMAC 8237A
- Vi mạch điều khiển bus 8288
- .
Nhưng cấu trúc của mainboard bị thay đổi hoàn toàn khi Intel cho ra đời thế
hệ Vi xử lý 32 bit, với đặc tả PCI bus và một cuộc cách mạng mang tính đột
phá bởi các vi mạch điều khiển cơ bản của hệ thống đã được tích hợp vào
một hoặc hai vi mạch tổng hợp được gọi là chipset.
6 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2741 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu Chip set, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIP SET
Trong hệ thống máy tính cũ, ngoài bộ vi xử lý16 bit, trên mainboard còn có
các vi mạch hỗ trợ khác được gắn trên mainboard nhự:
- Vi mạch giao diện ngoại vi lập trình được (PPI-Programmable Peripheral
Interface) Intel 8255A
- Vi mạch điều khiển ngắt lập trình được - PIC 8259A
- Vi mạch điều khiển truy nhập bộ nhớ trực tiếp – DMAC 8237A
- Vi mạch điều khiển bus 8288
- ….
Nhưng cấu trúc của mainboard bị thay đổi hoàn toàn khi Intel cho ra đời thế
hệ Vi xử lý 32 bit, với đặc tả PCI bus và một cuộc cách mạng mang tính đột
phá bởi các vi mạch điều khiển cơ bản của hệ thống đã được tích hợp vào
một hoặc hai vi mạch tổng hợp được gọi là chipset.
Chipset đảm nhận chức năng của các vi mạch điều khiển nhằm kết nối bộ vi
xử lý với bộ nhớ chính, đồ hoạ, các thiết bị ngoại vi: bàn phím, chuột, âm
thanh, mạng, modem, máy in…., đồng thời điều khiển luồng dữ liệu từ ổ đĩa
cứng tới các thiết bị khác được nối tới kênh IDE và ngược lại. Vì vậy, để
chọn được mainboard xử lý nhanh, hoạt động ổn định thì yếu tố hàng đầu
mà bạn cần quan tâm là Chipset. Nói cách khác, chipset là thành phần chính
quyết định đặc tính kỹ thuật của mainboard. Nếu CPU, RAM là những thành
phần rời mà bạn có thể lựa chọn được, thì với chipset - bạn chỉ có thể lựa
chọn nó cùng lúc với mainboard. Trên thị trường có nhiều loại Chipset dùng
cho mainboard, mỗi loại đáp ứng một yêu cầu riêng : SIS, VIA, Intel, Nvidia
….. Bạn cũng nên lưu ý rằng: Chipset thường xuyên được phát triển tương
thích với bộ vi xử lý mới nhằm hỗ trợ tốt nhất, tận dụng tối đa nhất các khả
năng có thể có của bộ vi xử lý.
Trên thị trường có rất nhiều loại chipset được dùng cho mainboard, một số
loại đáp ứng một yêu cầu riêng, một số loại lại có chức năng gần giống nhau.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên chọn Bộ vi xử lý trước, sau đó sẽ tìm chipset phù
hợp với Bộ vi xử lý đã chọn. Với bộ vi xử lý của hãng Intel, Chipset đầu tiên
được dùng với bộ vi xử lý Pentium, tốc độ 66MHz là Chipset 430LX với
nhiệm vụ điều khiển bus PCI và quản lý tối đa 128MB RAM. Tiếp theo là
các chipset 430LX, 430FX,...430TX dùng cho các họ Pentium tiếp theo.
Chipset 430TX là thế hệ cuối cùng của họ Chipset 430, dành cho Pentium II
MMX, có nhiều ưu điểm hơn so với thế hệ trước: quản lý tối đa 256MB
RAM, quản lý được DMA -33, tiêu thụ ít năng lượng hơn … Sau đó cùng
với sự ra đời của họ Pentium III là các họ chipset 440, chipset 810, chipset
815, Chipset 845, chipset 850. Hiện nay ngoài họ chipset 865, chipset 875
dùng cho Pentium 4 còn có chipset VIAP4X400, VIA PT800, VIA
PT880…. và các loại khác. Bảng 3.3. trình bày đặc tính cơ bản của một vài
chipset Intel hỗ trợ cho Pentium 4.
Chipset nói chung gồm có 2 thành phần: Chipset cầu Bắc (North Bridge
Chipset) và Chipset cầu Nam (South Bridge Chipset):
Chipset cầu bắc có nhiệm vụ quản lý việc giao tiếp dữ liệu giữa CPU,
RAM, Card đồ hoạ AGP. Khả năng xử lý của mainboard phụ thuộc vào
Chipset này rất nhiều.
Chipset cầu nam có nhiệm vụ quản lý các thiết bị ngoại vi, quản lý thông tin
từ ngoài vào chipset cầu nam được đưa lên cầu bắc xử lý và trả kết quả về.
Nhiệm vụ của hai Chipset này được quy định khá rõ ràng, tuy nhiên do yêu
cầu riêng, các chipset có thể được bổ sung thêm nhiệm vụ. Ví dụ như:
Chipset 875P lại đưa giao tiếp mạng Gigabit lên chipset cầu bắc để tránh
nghẽn được truyền từ chip cầu nam lên chip cầu Bắc khi có nhiều thành
phần ngoại vi có thể giao tiếp cùng một lúc (ổ đĩa cứng, USB, SATA….).
Về cấu trúc, tùy theo thiết kế của từng hãng, việc thiết kế chipset cũng có
những thay đổi nhất định. Ví dụ như hãng NVidia đã tích hợp cả 2 chipset
cầu bắc và cầu nam thành một chipset - đó là Chipset nForce3 150 nhằm rút
ngắn quãng đường truyền từ cầu nam lên cầu bắc và ngược lại, từ đó làm
tăng tốc độ làm việc của bộ vi xử lý.
i865PE i875P i850E
Processor Pentium 4 Pentium 4
Pentium 4
Celeron
System Bus (MHz) 800/533/400 800/533/400 533/400
Memory Modules 4 DIMMs 4 DIMMs 4 RIMMs
Memory Type
Dual-
Channel
DDR
400/333/266
SDRAM
Dual-
Channel
DDR
400/333/266
SDRAM
PC1066
PC800-40
PC800-45
RDRAM
FSB/Memory
Configurations
800/400
800/333
533/333
533/266
800/400
800/333
533/333
533/266
533/PC1066
533/PC800-
40
400/PC800-
45
400/PC800-
40
Peak Memory
Bandwidth
6.4GBps 6.4GBps 4.2GBps
Error Correction N/A ECC
ECC/Non-
ECC
Graphics Interface AGP 8x AGP 8x AGP 4x
Serial ATA
2 ports
ATA 150
2 ports
ATA 150
N/A
USB
8 ports
Hi-Speed
USB 2.0
8 ports
Hi-Speed
USB 2.0
4 ports
USB 1.1
Hình 3.9. Minh hoạ hoạt động của chipset 875P.
Intel 875P là bộ chip set đầu tiên hỗ trợ Pentium4 tốc độ Bus 800MHz
với công nghệ siêu luồng, Bộ nhớ Dual Channel DDR400, và card tăng tốc
đồ hoạ AGP 8X. Chip set này tăng tốc tần xuất lưu chuyển dữ liệu giữa bộ
nhớ và bộ xử lý lên đến 6.4GB/s dựa trên công nghệ tăng tốc ứng dụng Intel
PAT (so sánh với 4.2GB/s trên hệ thống 533MHz trước đây) ở cầu bắc và hỗ
Bảng 3.3. Một số đặc tính cơ bản của các chipset Intel.
trợ các tính năng tiên tiến trên kiến trúc ICH5 như : Serial ATA, RAID 0,
USB2.0 ở cầu Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chip set.pdf