Giáo trình tin học: Tăng tốc độ sử dụng Wordpress với Google Gears

Wordpress nâng cấp lên phiên bản 2.5 và mới đây là phiên bản Wordpress 2.7, hỗ trợ thêm nhiều chức năng mới, cải tiến về giao diện. Trong đó có một chức năng mới cải thiện tốc độ load trang, viết bài trên Blog để các Blogger được tiện dụng hơn. Đặc biệt là những bạn có đường truyền internet tốc độ không được nhanh. Đó là chức năng “Turbo” sử dụng công nghệ Google Gear. Để sử dụng chức năng này bạn vào phần Quản Trị trong Blog của mình, click vào link “Turbo” ở bên góc trên bên phải. Nếu máy bạn chưa cài đặt Google Gears, Click vào nút Install Now

pdf9 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình tin học: Tăng tốc độ sử dụng Wordpress với Google Gears, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình tin học : Tăng tốc độ sử dụng Wordpress với Google Gears Wordpress nâng cấp lên phiên bản 2.5 và mới đây là phiên bản Wordpress 2.7, hỗ trợ thêm nhiều chức năng mới, cải tiến về giao diện. Trong đó có một chức năng mới cải thiện tốc độ load trang, viết bài trên Blog để các Blogger được tiện dụng hơn. Đặc biệt là những bạn có đường truyền internet tốc độ không được nhanh. Đó là chức năng “Turbo” sử dụng công nghệ Google Gear. Để sử dụng chức năng này bạn vào phần Quản Trị trong Blog của mình, click vào link “Turbo” ở bên góc trên bên phải. Nếu máy bạn chưa cài đặt Google Gears, Click vào nút Install Now Tại trang chủ của Google gears click vào Install Gears để tiến hành download google về máy để cài. Sau khi cài đặt Google Gears, bạn cần khởi động lại trình duyệt để hoàn tất quá trình cài đặt. Sau đó hãy đang nhập vào blog, vào trang quản trị, và click lại nút Turbo . Sẽ hiện lên màn hình thông báo máy bạn đã sẵn sàng để kích hoạt Gears, click vào Enable Gears để kích hoạt. Khi kích hoạt Google Gears sẽ hiện ra cửa sổ thông báo về bảo mật, bạn check vào ô “I trust this site. Allow it to use Google Gear” , rồi bạn click vào nút Allow. Cửa sổ thông báo kích hoạt Google Gears hiện ra, bạn chờ cho hệ thống load hết dữ liệu. Khi cửa sổ thông báo “Update Completed” là bạn đã hoàn tát quá trình kích hoạt Google Gears để tăng tốc độ khi làm đọc bài, viết blog. Chú Thích: * Google Gears là phần mềm mã nguồn mở do Google phát triển, đem lại nhiều tiện ích cho ứng dụng Web * Chức năng của Turbo (Sử dụng công nghệ Google Gears) để tăng tốc độ sử dụng Blog trên Wordpress, Google Gears sẽ tải sẵn tất cả những thư viện, hình ảnh từ Blog về máy của bạn, để giảm thiểu tốc độ load trang, và tiết kiệm băng thông cho bạn. Hơn nữa server web cũng sẽ bớt được request tải. So sánh WordPress.com vs Yahoo! 360 Bài viết này nhằm so sánh WordPress.com và Yahoo! 360, 2 dịch vụ cung cấp blog miễn phí cho người sử dụng. Mình sẽ cố gắng “mổ xẻ” tất cả những khía cạnh có thể nghĩ ra được. :)Đầu tiên là những chức năng quan trọng nhất mà cả 2 bên đều có: Phần 1 1. Đăng ký sử dụng Bất luận muốn dùng blog của WordPress.com hay Yahoo! 360, người dùng đều phải đăng ký cho mình một profile. Với Yahoo! 360, profile đó có thể được sử dụng cho cả Mail, Messenger, Flickr, del.icio.us và các dịch vụ khác. Với mỗi profile, người sử dụng có thể tạo cho mình một blog. Còn ở WordPress.com, sau khi đăng ký một profile, người dùng có thể tạo một số lượng blog không giới hạn. Tất cả những gì cần nhớ là một ID và một password. Chấm hết. 2. Địa chỉ vào blog Sau khi đăng ký ở Yahoo! 360, mỗi người sử dụng sẽ có một trang của riêng mình, gọi là Top page. Từ đó sẽ có link đến blog của người đó. Link tới top page ở dạng khá dễ nhớ: ên_người_sử_dụng WordPress.com thì tạo cho người sử dụng một URL dạng subdomain, có thể nói là hay hơn nhiều so với kiểu directory của Yahoo! 360. URL sẽ giống như thế này: 3. Viết bài trong blog Vấn đề quan trọng nhất trong blog là nội dung của blog. Để thuận lợi cho người sử dụng trong việc soạn thảo bài viết, cả Yahoo! 360 và WordPress.com đều có trình soạn thảo WYSIWYG. Trực quan và dễ hiểu với newbie. Ở Yahoo! 360, người dùng có thể chèn ảnh, chèn video, và thế là hết. Ở WordPress.com, người dùng có thể thay đổi URL của bài viết, sửa Chủ đề, cho phép Comment hay không,… Thậm chỉ chỉnh được cả ngày bài viết sẽ xuất hiện trên blog của mình. Hiển nhiên người dùng có thể thêm ảnh, video vào bài viết một cách dễ dàng. Cả 2 dịch vụ đều cho phép sử dụng kiểu viết bài raw HTML bên cạnh trình soạn thảo WYSIWYG mặc định. Thích hợp cho dân pro. 4. Quản lý comment Hiển nhiên blog có mục đích tạo ra tương tác hai chiều giữa blogger và reader, do đó việc quản lý comment là cả một vấn đề. Trong Yahoo! 360, blogger có thể xóa bỏ những comment nào có nội dung không phù hợp. Nhưng không thể edit. Trong WordPress.com, edit hay remove một comment đều là quyền của blogger. Trong Yahoo! 360, chẳng có cách nào chống lại spam ngoài việc hạn chế quyền comment của các group khác nhau. Trong WordPress.com, người dùng không cần thiết phải tạo ra các group. Việc kiểm duyệt comment spam hoàn toàn do blogger tùy biến. Có thể cho phép mọi comment, bật chế độ kiểm duyệt lần đầu cho một reader và tự động tắt vào các lần sau, vân vân. Đặc biệt, để chống lại comment spam, WordPress.com còn tích hợp cả Askimet - một plugin rất mạnh và hiệu quả, có thể lọc đến 90% số lượng spam. 5. Bộ mặt của blog Cả 2 dịch vụ, Yahoo! 360 và WordPress.com đều không cho phép người dùng chỉnh sửa trực tiếp theme blog của mình. Nghĩa là người dùng không có cơ hội được “nhìn thấy” file HTML, CSS của theme mình đang dùng. Thực ra, trong WordPress.com, blogger có thể thay đổi CSS của theme mình đang dùng nếu chi ra $15 một năm. Đắt. Ở Yahoo! 360, bên cạnh rất nhiều theme đã có sẵn, người dùng có thể tạo lấy cho mình một theme khác. Theme ở đây được định nghĩa là bao gồm header / footer image, background image, màu sắc của title, content và một số thứ linh khác. Còn với WordPress.com, người dùng buộc phải sử dụng một trong số các theme đã có sẵn. Việc tùy biến dừng lại ở mức thay đổi header image (và cũng chỉ tùy theme, không phải tất cả). Còn nói về layout, trong WordPress.com, người dùng được “tự do trong khuôn khổ” khi tùy biến sidebar của mình. Trên sidebar, người dùng có thể đặt danh sách các bài viết, danh sách các comment, nội dung feed mình ưa thích… Các widget này được sắp xếp chỉ bằng drag-and-drop, rất tiện lợi và dễ dàng. Cũng cần phải nói thêm, WordPress.com có hẳn một section trong Admin Panel để quản lý link. Các link này có thể được đặt trên sidebar của blog, và có thể tùy biến từ title, URL đến category. Yahoo! 360 thì ngược lại. Layout coi như cố định. Luôn là 2 sidebar chạy dọc 2 bên của blog, với avatar, lịch, danh sách friend, group… Vậy là tạm xong phần “cưỡi ngựa xem hoa” tính năng của 2 dịch vụ cung cấp blog. Giờ có thể chuyển qua sự khác nhau giữa Yahoo! 360 và WordPress.com. Những điểm mạnh của từng loại dịch vụ. Những thứ mà Yahoo! 360 có trong khi WordPress.com không và ngược lại. Phần 2 Trước hết cần phải kể đến khái niệm Friends trong Yahoo! 360. Trừ những blog rơi vào dạng public hoàn toàn, nghĩa là ai xem cũng được, thì các blog còn lại thường hạn chế người xem là Friends hay chỉ một vài nhóm nhỏ trong Friends. Song, ngoài chức năng kiểm soát khán giả của blog, Friends trong Yahoo! 360 còn làm được nhiều hơn thế. Friends giúp các thành viên của Yahoo! 360 dễ dàng tìm thấy những người cùng sở thích, mối quan tâm như mình, cũng như có cơ hội đọc các blog thú vị. Đến với một trang Yahoo! 360 bất kỳ, blogger có thể bấm vào các liên kết trên danh sách Friends của blog đó để tìm đến các blog khác. Nó cũng giống như “loang trong chiều sâu” vậy, blogger đi từ blog này đến blog khác, và chắc chắn sẽ tìm thấy được một vài blog mà mình thấy thích thú. Tiếp đến, khi viết bài trong Yahoo! 360, blogger có thể dễ dàng tạo cho mình một cái poll, mang lại cho người đọc khả năng tương tác với nội dung bài viết (bên cạnh cách để lại phản hồi). Bất cứ thứ gì cũng có thể được đưa lên poll, coi như một cách lấy ý kiến bạn đọc. Cũng tương tự như một shoutbox, ở sidebar của Yahoo! 360 có một ô Quick comments để người đọc có thể dễ dàng để lại cảm nhận của mình đối với blog. Đó cũng giống như một kênh thông tin thuận lợi và đơn giản giữa blogger và người đọc. Còn với WordPress.com thì sao? Trong WordPress.com, người sử dụng không tìm thấy chức năng Friends. Có chăng chỉ là blogroll - danh sách các blog mà blogger thấy thích thú. Nó khác với Friends ở chỗ hai blogger khác nhau không thể invite nhau vào, hay nói như trong Yahoo! 360 là connected. Poll trong WordPress.com, và ngay cả WordPress.org, không phải là tính năng đã được tích hợp sẵn. Trong một blog được cài đặt đúng cách, blogger nếu muốn sử dụng poll cũng phải cài đặt thêm plugin. Ở WordPress.com, khái niệm plugin không tồn tại. Do đó, chừng nào admin của WordPress.com chưa thêm khả năng tạo poll vào, thì chừng đó việc đưa poll vào bài viết dễ dàng là điều không thể. Hiển nhiên, người sử dụng cũng có thể tìm thấy một cách “không chính thống” để giải quyết vấn đề này. Đó là tận dụng khả năng hộ trợ HTML trong Text widget của WordPress.com để tích hợp vào đó poll từ một dịch vụ nào khác, ví dụ LuckyPoll. Tuy không đòi hỏi blogger phải là dân pro trong HTML, nhưng rõ ràng cũng phải mất ít công sức để thêm poll vào blog. Còn với shoutbox, tuy không trang bị một tính năng tương tự Quick comments như Yahoo! 360, nhưng WordPress.com có khả năng hỗ trợ widget MeeboMe, một dịch vụ nổi tiếng của Meebo - trang web cho phép người sử dụng AOL, Yahoo!, MSN, ICQ,… chat với nhau một cách dễ dàng. Nói cho chính xác, cách thức MeeboMe hoạt động khác với Quick comments. Ở Quick comments, người đọc blog để lại phản hồi và blogger trả lời phản hồi đó. Tất cả nội dung đều công khai giống như mục comment ở mỗi bài viết. Còn ngược lại, MeeboMe tạo “kênh” chat trực tiếp, bí mật giữa blogger và người đọc. Nó không khác gì sử dụng Yahoo! Messenger hay MSN Messenger để chat cả. Phần cuối phần cuối - sẽ khai thác những thứ mà WordPress có, và, hiển nhiên vượt trội so với Yahoo! 360. Trước hết, sức mạnh của WordPress.com nằm ở cách thức quản lý nội dung các bài viết trong blog. Ở Yahoo! 360, các bài viết có thể coi là một đống hổ lốn, không phân chia theo bất cứ tiêu chí nào. Còn WordPress.com thì ngược lại, blogger có thể phân các bài viết thành các Categories khác nhau. Số lượng categories là không giới hạn, đồng thời một category có thể là “con” của category khác (giống như cấu trúc cây). Điều này khiến cho việc phân loại và tìm kiếm bài viết dễ dàng hơn. WordPress.com còn hỗ trợ việc tạo các static page, nghĩa là blogger có thể tạo cho mình một số trang cố định, như About, Contact me, Read this first ;), vân vân tùy theo sở thích. Nói về tìm kiếm thông tin: Trên sidebar của WordPress.com có thể đặt một search box, giúp cho việc tìm thấy bài viết dễ dàng hơn rất nhiều. Quản lý nội dung còn đề cập đến khả năng bảo vệ bài viết hay thậm chí là cả blog. Nếu nội dung một bài viết là “nhạy cảm”, blogger có thể đặt password cho bài viết đó để hạn chế số người đọc. Nó hoàn toàn vượt trội hơn so với cách quản lý kiểu all or nothing trong Yahoo! 360 - hoặc anh đọc được hết cả blog, hoặc là anh không xem được gì cả. Điểm mạnh thứ hai của WordPress.com, như đã nói trong Part 1, đó là khả năng quản lý Comment. Việc đưa plugin Askimet vào WordPress.com khiến cho việc xử lý comment spam trở nên cực kỳ đơn giản và hiệu quả. Ngoài hai tính năng trên, WordPress.com còn đưa vào các công cụ khác, nhằm bao quát tất cả những công việc mà một blogger chuyên nghiệp có thể nghĩ đến. Đó là My Comments - lưu trữ các comment mà người sử dụng đã tạo ra khi xem các blog khác, Tag Surfer - tạo điều kiện cho blogger đọc các bài viết liên quan của các blogger cùng sở thích, Blog Stats và Feed Stats - mang lại số liệu thống kê về số người đọc blog, các bài viết được quan tâm nhất, vân vân. Cuối cùng, WordPress.com cũng xét đến khả năng blogger muốn chuyển nhà cung cấp dịch vụ. Do đó, công cụ Export và Import của WordPress.com được thiết kế để giúp người sử dụng di chuyển nội dung trong blog của mình ra ngoài / từ ngoài vào một cách tiện lợi và nhanh chóng. Kết luận Đọc toàn bộ 3 phần của bài viết thì có thể thấy rằng mình hoàn toàn thiên về phía sử dụng WordPress.com. Điều đó là hiển nhiên, vì nếu không bài viết này đã được tìm thấy trên blog Yahoo! 360 của mình chứ không phải ở đây. Nói tóm lại, sự lựa chọn nằm ở từng blogger. Ai muốn nhiều tính năng mạnh sẽ tìm đến WordPress.com, hay xa hơn là WordPress itself, còn không thì Yahoo! 360 cũng đã quá đủ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiáo trình tin học - Tăng tốc độ sử dụng Wordpress với Google Gears.pdf
Tài liệu liên quan