Để hiển thị hình ảnh, màu sắc đẹp nhất thiết bạn phải cài đặt driver card màn hình cho
máy của bạn (trong trường hợp Windows không tự nhận ra).
Các bước thực hiện như sau :
Click chuột phải trên biểu tượng My Computer trên Desktop ?
hình 1 ? Properties ? hình 2 ? Device Manager ? Display adapter
? Properties ? Driver ? Update Driver (hình 3) ? hình 4 ? Next ?
Hình 5 ? Display a list of ? Next ? Hình 6 ? Have Disk ? Next
? hình 7 ? chọn nơi chứa source driver? OK ? hình 8 ?Next ?
hình 9 ? chọn đúng tên card màn hình ? OK ? Finish ? khởi động
lại máy. Click chuột phải trên màn hình Desktop ? hình 10 ?
Properties ? hình 11.
50 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình tin học - Lắp ráp cài đặt máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truyền tới bộ nhớ và tới
CPU để xử lý
4. Dữ liệu truyền tới máy
in dưới dạng nhị phân
5. Máy in chuyển mã nhị
phân thành các ký tự trước
khi in
Mọi thơng tin trao đổi, lưu trữ, và xử lý bên trong máy tính đều ở dạng nhị phân
cho đến khi được kiết xuất cho người sử dụng
Đầu vào
Ổ cứng
Thiết bị lýu trữ lâu dài
Màn hình
Máy in
Chuột
Bàn phím
Đầu ra
Ổ mềm
Xử lý
Hoạt động của máy tính bao gồm nhập liệu, xử lý, lưu trữ, và xuất dữ liệu
Thiết bị lưu
trữ tạm thời
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 4/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
I.1. Thiết bị nhập:
Bàn phím, Chuột, Máy Scan, Máy Quét …. Là các thiết bị đưa dữ liệu từ ngoài vào máy
tính, là phương tiện để con người có thể giao tiếp được với máy tính.
Bàn phím: từ khi mới ra đời thì IBM đã cho ra ba kiểu bàn phím khác nhau tương ứng cho
các kiểu PC, sau đó thì Microsoft đã cải tiến thành một kiểu. Chúng đã trở thành những tiêu
chuẩn công nghệ và được hầu hết các nhà sản xuất máy tính tương thích sử dụng. Sau đó
Microsoft đã cho ra đời bàn phím 101 phím sau khi windows 95 xuất hiện. Có các kiểu bàn
phím thông dụng như:
- Bàn phím PC và XT 83 phím.
- Bàn phím AT 84 phím.
- Bàn phím tăng cường 101 phím.
- Bàn phím tăng cường Windows 95 104 phím.
- Bàn phím Multimedia.
Chuột: dùng để chuyển những tác động di chuyển của bàn tay đến máy tính.
I.2. Thiết bị xuất:
Màn hình, Máy in, Máy chiếu …. Là các thiết bị thể hiện các dữ liệu đã xử lý thành hình
ảnh trên màn hình và trên giấy nhờ máy in. Cũng là thiết bị giúp con người giao tiếp với máy
tính.
I.3. Các thành phần bên trong thùng máy:
1 - Case – Thùng máy: Thùng máy là giá đỡ để gắn các bộ phận khác của máy và
bảo vệ các thiết bị khỏi bị tác động bởi môi trường.
Giắc cắm 6 chân
bàn phím và chuột
Chuột và bàn phím là 2 thiết bị nhập phổ biến nhất
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 5/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
2 - Power supply – Bộ nguồn: là bộ chuyển điện từ xoay chiều
sang một chiều, cung cấp nguồn năng lượng cho các thiết bị.
Với các máy tính có công suất lớn và gắn thêm nhiều card
mở rộng thì can gắn nguồn có công suất lớn.
3 - Mainboard – Bảng mạch chính: là nơi gắn các thiết bị
như CPU, RAM, card âm thanh, card đồ họa, card
mạng, bus ổ cứng …. Nó đóng vai trò là một trung tâm
điều phối giúp các thiết bị giao tiếp được với nhau và
hoạt động một cách nhịp nhàng, ổn định.
Có rất nhiều hảng sản xuất Mainboard như: Intel,
Gigabyte,…. Mỗi hảng đều sản xuất ra nhiều dòng main khác nhau đáp ứng các
nhu cầu xử lý dữ liệu khác nhau.
4 - CPU (Central Processing Units) – Bộ xử lý trung tâm:
đây là trung tâm xử lý dữ liệu của máy tính, có thể xử lý
hàng triệu phép tính/giây. Hiện nay có nhiều chíp xử lý
chứa đến 2, 4, 8 nhân, gia tăng tốc độ xử lý lên gấp bội.
Đặc trưng:
- Tốc độ đồng hồ (tốc độ xử lý) tính bằng MHz, GHz
- Tốc độ truyền dữ liệu với mainboard Bus: Mhz
- Bộ đệm - L2 Cache.
Phân loại: Dạng khe cắm Slot, dạng chân cắm Socket.
Dạng khe cắm (Slot)
- Slot1: dùng cho những CPU PII, PIII có 242 chân dạng
khe cắm của hãng Intel.
- Slot A Athlon: dùng cho những CPU 242 chân dạng khe
cắm của hãng AMD
Dạng chân cắm (Socket)
- Socket 370: Pentium II, Celeron, Pentitum III
- Socket 478: Celeron, Pentium IV
- Socket 775: Pentium D.
Lưu ý!: Socket đi kèm với 1 số là số chân của CPU, và phải xác định mainboard
có socket bao nhiêu để dùng đúng loại CPU tương ứng.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 6/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Socket 370 Socket 478 Socket 775
5 - RAM (Random Access Memory) – Bộ nhớ mở rộng: là bộ nhớ tạm thời chứa các
chương trình và dữ liệu khi máy tính hoạt động. Thông tin có thể đọc ra và ghi
vào và sẽ bị mất khi tắt máy.
Có hai dòng RAM thông dụng:
- Giao diện SIMM - Single Inline Memory Module.
- Giao diện DIMM - Double Inline Memory Module.
a. Giao diện SIMM: Giao diện SIMM là những loại RAM dùng cho những
mainboard và CPU đời cũ. Hiện nay loại Ram giao diện SIMM này không
còn sử dụng.
b. Giao diện DIMM: Là loại RAM hiện nay đang sử dụng với các loại RAM
sau:
i - SDRAM:
Nhận dạng: SDRAM có 168 chân, 2 khe cắt ở phần
chân cắm.
Tốc độ (Bus): 100Mhz, 133Mhz.
Dung lượng: 32MB, 64MB, 128MB.
Lưu ý!: SDRAM sử dụng tương thích với các mainboard socket 370 (Mainboard
socket 370 sử dụng CPU PII, Celeron, PIII).
ii - DDRAM:
Nhận dạng: SDRAM có 184 chân, chỉ có 1 khe cắt
ở giữa phần chân cắm.
Tốc độ (Bus): 266 Mhz, 333Mhz, 400Mhz
Dung lượng: 128MB, 256MB, 512MB.
Lưu ý!: DDRAM sử dụng tương thích với các
mainboard socket 478, 775 (sử dụng cùng với các
loại CPU Celeron Socket 478, P IV)
iii - DDRAM2:
Nhận dạng: Tốc độ gấp đôi DDRAM, cũng có 1
khe cắt giống DDRAM nhưng DDR2 cắt ở vị trí
khác nên không dùng chung được khe DDRAM trên
mainboard.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 7/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Tốc độ (Bus): 400 Mhz
Dung lượng: 256MB, 512MB
iv - RDRAM:
Nhận dạng: Có 184 chân, có 2 khe cắt gần nhau
ở phần chân cắm. Bên ngoài RDRAM có bọc tôn
giải nhiệt vì nó hoạt động rất mạnh.
Tốc độ (Bus): 800Mhz.
Dung lượng: 512MB
Lưu ý!: RDRAM sử dụng tương thích với mainboard socket 478, 775 (các main
sử dụng PIV, Pentium D)
6 - ROM (Read Only Memory) – Là bộ nhớ chứa các chương
trình và dữ liệu của nhà sản xuất máy tính. Chỉ có thể đọc ra
và lấy dữ liệu điều khiển các thiết bị. Thông tin không bị
mất khi tắt máy.
7 - FDD (Floppy Disk) – Ổ đĩa mềm: là thiết bị lưu trữ dữ liệu. Kích thước 3½
inches, dung lượng 1,44 MB. Tốc độ truy cập dữ liệu kém và dễ bị hỏng.
8 - HDD (Hard Disk) – Ổ đĩa cứng: là thiết bị lưu trữ thông tin (chương trình, dữ
liệu). Không gian lưu trữ hiện nay khá lớn, dung lượng có thể lên đến TB. Tốc độ
đọc dữ liệu cao.
9 - CD ROM – Ổ đĩa quang: là ổ đĩa có khã năng lưu trữ thông tin lớn, đọc dữ liệu
cao. Dung lượng của CD thường 650 – 700MB. Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều
loại đĩa như DVD, Blu Ray …
10 - Các card mở rộng: là các thiết bị gắn thêm dùng để thực hiện một số công việc
nhất định nào đó: card âm thanh, card đồ họa …
11 - Fan - Quạt gió: giúp giảm nhiệt cho máy tính để tăng hiệu quả hoạt động.
II. MAINBOARD – BẢNG MẠCH CHÍNH
Các khe cắm PCI
Khe AGP cho màn
hình
CPU cĩ quạt ở trên
Các khe cắm RAM
Đầu nối ổ cứng
Đầu nối nguồn điện
Pin CMOS
Tất cả các thành phần phần cứng hoặc đýợc đặt trên bo mạch chủ hoặc đýợc kết nối
trực tiếp/gián tiếp với nĩ vì tất cả đều phải giao tiếp với CPU
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 8/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
II.1. Bên trong Mainboard:
II.1.1. Chipset:
Công dụng: Là thiết bị điều hành mọi hoạt động của mainboard.
Nhân dạng: Là con chíp lớn nhấn trên main và thừơng có 1 gạch
vàng ở một góc, mặt trên có ghi tên nhà sản xuất.
Nhà sản xuất: Intel, SIS, ATA, VIA...
II.1.2. Giao tiếp với CPU.
Công dụng: Giúp bộ vi xử lý gắn kết với mainboard.
Nhân dạng: Giao tiếp với CPU có 2 dạng khe cắm (slot) và chân cắm (socket).
+ Dạng khe cắm là một rãnh dài nằm ở khu vực giữa mainboard dùng cho PII, PIII
đời cũ. Hiện nay hầu như người ta không sử dụng dạng khe cắm.
+ Dạng chân cắm (socket) là một khối hình vuông gồm nhiều chân. Hiên nay đang sử
dụng socket 370, 478, 775 tương ứng với số chân của CPU.
II.1.3. AGP Slot:
Khe cắm card màn hình AGP viết tắt từ
Array Graphic Adapter.
Công dụng: Dùng để cắm card đồ họa.
Nhận dạng: Là khe cắm màu nâu hoặc màu đen nằm giữa socket và khe PCI màu trắng
sữa trên mainboard.
Lưu ý: Đối với những mainboard có card màn hình tích hợp thì có thể có hoặc không có
khe AGP. Khi đó khe AGP chỉ có tác để nâng cấp card màn hình bằng card rời nếu cần
thiết để thay thế card tích hợp trên mainboard
II.1.4. RAM slot
Công dụng: Dùng để cắm RAM và main.
Nhận dạng: Khe cắm RAM luôn có cần gạt ở 2 đầu.
Lưu ý: Tùy vào loại RAM (SDRAM, DDRAM, RDRAM) mà giao diện khe cắm khác
nhau.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 9/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
II.1.5. PCI Slot
PCI - Peripheral Component Interconnect - khe
cắm mở rộng
Công dụng: Dùng để cắm các loại card như card mạng, card âm thanh, ...
Nhận dạng: khe màu trắng sử nằm ở phía rìa mainboard.
II.1.6. ISA Slot
Khe cắm mở rộng ISA - Viết tắt Industry Standard
Architecture.
Công dụng: Dùng để cắm các loại card mở rộng như card mạng, card âm thanh...
Nhận dạng: khe màu đen dài hơn PCI nằm ở rìa mainboard (nếu có).
Lưu ý: Vì tốc độ truyền dữ liệu chậm, chiếm không gian trong mainboard nên hầu hết
các mainboard hiện nay không sử dụng khe ISA.
II.1.7. IDE Header
Viết tắt Intergrated Drive Electronics - là đầu cắm 40 chân, có đinh
trên mainboard để cắm các loại ổ cứng, CD. Mỗi mainboard thường
có 2 IDE trên mainboard:
IDE1: chân cắm chính, để cắm dây cáp nối với ổ cứng chính
IDE2: chân cắm phụ, để cắm dây cáp nối với ổ cứng thứ 2 hoặc các ổ CD, DVD...
Lưu ý: Dây cáp cắm ổ cứng dùng được cho cả ổ CD, DVD vì 2 IDE hoàn toàn giống
nhau
II.1.8. FDD Header
Là chân cắm dây cắm ổ đĩa mềm trên mainboard. Đầu cắm FDD thường nằm gần IDE
trên main và có tiết diện nhỏ hơn IDE.
Lưu ý: khi cắm dây cắm ổ mềm đầu bị đánh tréo cắm vào ổ, đầu không tréo cắm vào
đầu FDD trên mainboard.
II.1.9. ROM BIOS
Là bộ nhớ sơ cấp của máy tính. ROM chứa hệ thống lệnh nhập
xuất cơ bản (BIOS - Basic Input Output System) để kiểm tra
phần cứng, nạp hệ điều hành nên còn gọi là ROM BIOS.
II.1.10. PIN CMOS
Là viên pin 3V nuôi những thiết lập riêng của người dùng như ngày giờ
hệ thống, mật khẩu bảo vệ ...
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 10/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
II.1.11. Jumper
Jumper là một miếng Plastic nhỏ trong có chất dẫn điện dùng để cắm
vào những mạch hở tạo thành mạch kín trên mainboard để thực hiện một
nhiệm vụ nào đó như lưu mật khẩu CMOS.
Jumper là một thành phần không thể thiếu để thiết lập ổ chính, ổ phụ
khi bạn gắn 2 ổ cứng, 2 ổ CD, hoặc ổ cứng và ổ CD trên một dây cáp.
II.1.12. Power Connector.
Bạn phải xác định được các loại đầu cắm cáp nguồn trên main:
Đầu lớn nhất để cáp dây cáp nguồn lớn nhất từ bộ nguồn.
Đối với main dành cho PIV trở lên có một đầu cáp nguồn
vuông 4 dây cắm vào main
II.1.13. FAN Connector
Là chân cắm 3 đinh có ký hiệu FAN nằm ở khu vực giữa mainboard để cung cấp nguồn
cho quạt giải nhiệt của CPU.
Trong trường hợp Case của bạn có gắn quạt giải nhiệt, nếu không tìm thấy một chân
cắm quạt nào dư trên mainboard thì lấy nguồn trực tiếp từ các đầu dây của bộ nguồn.
II.1.14. Dây nối với Case
Mặt trước thùng máy thông thường chúng ta có các thiết
bị sau:
Nút Power: dùng để khởi động máy.
Nút Reset: để khởi động lại máy trong trừơng
hợp cần thiết.
Đèn nguồn: màu xanh báo máy đang hoạt động.
Đèn ổ cứng: màu đỏ báo ổ cứng đang truy xuất dữ liệu.
Các thiết bị này được nối với mainboard thông qua các dây điện nhỏ đi kèm Case.
Trên mainboard sẽ có những chân cắm với các ký hiệu để giúp bạn gắn đúng dây cho
từng thiết bị.
II.2. Bên ngoài mainboard:
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 11/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
II.2.1. PS/2 Port:
Công dụng: Cổng gắn chuột và bàn phím.
Nhận dạng: 2 cổng tròn nằm sát nhau. Màu xanh đậm để cắm dây bàn phím,
màu xanh lạt để dây chuột.
II.2.2. USB Port
Cổng vạn năng - USB viết tắt từ Universal Serial Bus
Công dụng: Dùng để cắm các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét,
webcame ...; cổng USB đang thay thế vai trò của các cổng COM, LPT.
Nhận dạng: cổng USB dẹp và thường có ít nhất 2 cổng nằm gần nhau và có
ký hiệu mỏ neo đi kèm.
Lưu ý!: Đối vói một số thùng máy (case) có cổng USB phía trước, muốn dùng được cổng
USB này bạn phải nối dây nối từ Case vào chân cắm dành cho nó có ký hiệu USB trên
mainboard.
II.2.3. COM Port
Cổng tuần tự - COM viết tắt từ Communications.
Công dụng: Cắm các loại thiết bị ngoại vi như máy in, máy
quyét,... Nhưng hiện nay rất ít thiết bị dùng cổng COM.
Nhận dạng: là cổng có chân cắm nhô ra, thường có 2 cổng COM trên mỗi mainboard và
có ký hiệu COM1, COM2
II.2.4. LPT Port
Cổng song song, cổng cái, cổng máy in - LPT viết tắt từ
Line Printer Terminal
Công dụng: thường dành riêng cho cắm máy in. Tuy nhiên đối với những máy in thế hệ
mới hầu hết cắm vào cổng USB thay vì cổng COM hay LPT.
Nhận dạng: Là cổng dài nhất trên mainboard.
Trên đây là 4 loại cổng mặc định phải có trên mọi mainboard. Còn các loại cổng khác là
những loại card được tích hợp trên main, số lượng là tùy vào loại main, tùy nhà sản xuất.
II.2.5. VGA Card
Card màn hình - VGA viết tắt từ Video Graphic Adapter.
Công dụng: là thiết bị giao tiếp giữa màn hình và
mainboard.
Đặc trưng: Dung lượng, biểu thị khả năng xử lý hình ảnh
tính bằng MB (4MB, 8MB, 16MB, 32MB, 64MB, 128MB, 256MB, 512MB, 1.2 GB...)
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 12/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Nhân dạng: card màn hình tùy loại có thể có nhiều cổng với nhiều chức năng, nhưng bất
kỳ card màn hình nào cũng có một cổng màu xanh đặc trưng như hình trên để cắm dây
dữ liệu của màn hình.
Nhận dạng:
Dạng card rời: cắm khe AGP, hoặc PCI
Dạng tích hợp trên mạch (onboard)
Lưu ý!: Nếu mainboard có VGA onboard thì có thể có hoặc không khe AGP. Nếu có khe
AGP thì bạn có thể nâng cấp card màn hình bằng khe AGP khi cần.
VGA cắm khe PCI VGA cắm khe AGP
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 13/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Bài 2: THỰC HÀNH LẮP RÁP
I. CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị đầy đủ các linh kiện đầy đủ.
- Chuẩn bị các dụng cụ như vòng tay tĩnh điện, trục vít, kiềm.
II. CÁC BƯỚC LẮP RÁP:
Nguyên lý: Lắp những thiết bị đơn giản trước, lắp từ trong ra ngoài.
II.1. Gắn CPU vào mainboard:
1. Dỡ cần gạt của socket trong mainboard lên cao.
2. Nhìn vào phía chân cắm của CPU để xác định được vị trí lõm trùng với socket.
3. Đặt CPU vào giá đỡ của socket, khi CPU lọt hẵn và áp sát với socket thì đẩy cần
gạt xuống.
II.2. Gắn quạt giải nhiệt cho CPU:
1. Đưa quạt vào vị trí giá đỡ quạt bao quanh socket trên main.
2. Nhấn đều tay để quạt lọt xuống giá đỡ
3. Gạt 2 cần gạt phía trên quạt để cố định quạt với giá đỡ.
4. Cắm dây nguồn cho quạt vào chân cắm 3 có ký hiệu FAN trên main.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 14/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
II.3. Gắn RAM vào main:
1. Phải xác định khe RAM trên main là dùng loại RAM nào và phải đảm bảo tính
tương thích, nếu không bạn sẽ làm gãy RAM.
2. Mở hai cần gạt khe RAM ra 2 phía, đưa thanh RAM vào khe, nhấn đều tay đến khi
2 cần gạt tự mấp vào và giữ lấy thanh RAM.
3. Khi muốn mở ra thì lấy tay đẩy 2 cần gạt ra 2 phía, RAM sẽ bật lên.
Gắn RAM vào Lấy RAM ra
II.4. Lắp main vào thùng máy.
Chuẩn bị:
Đối với mỗi mainboard có số cổng và vị trí các cổng phía
sau khác nhau nên bạn phải gỡ nắp phía sau của thùng máy tại vị
trí mà mainboard đưa các cổng phía sau ra ngoài để thay thế
bằng miếng sắc có khoắt các vị trí phù hợp với mainboard.
Gắn các vít là điểm tựa để gắn mainboard vào thùng máy, những chân vít này bằng nhựa
và đi kèm với hộp chứa mainboard.
Lắp mainboard vào case:
Đưa nhẹ nhàng main vào bên trong thùng máy.
Đặt đúng vị trí và vặt vít để cố định mainboard với thùng máy.
Cắm dây nguồn lớn nhất từ bộ nguồn vào mainboard, đối với
một số main cần phải cắm đầu dây nguồn 4 dây vuông vào main để
cấp cho CPU.
II.5. Lắp ổ cứng:
Chọn một vị trí để đặt ổ cứng thích hợp nhất trên các giá có
sẵn của case, vặt vít 2 bên để cố định ổ cứng với Case.
- Nối dây dữ liệu của ổ cứng với đầu cắm IDE1 trên
mainboard.
- Nối dây nguồn đầu dẹp 4 dây (đầu lớn) vào ổ cứng với mặt
có gân xuống dưới.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 15/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Lưu ý!: Trong trường hợp nối 2 ổ cứng trên cùng một dây dữ liệu, bạn cần phải xác lập ổ
chính, ổ phụ bằng Jumper.
Trên mặt ổ đĩa có quy định cách cắm Jumper để xác lập ổ chính, ổ phụ: Master - ổ chính,
Slave ổ phụ.
Nếu ổ đĩa không có quy định thì vị trí jump gần dây dữ liệu là để xác lập ổ cứng này là ổ
chính, cắm jumper và vị trí thứ 2 tính từ dây dữ liệu là để xác lập ổ này là ổ phụ.
II.6. Lắp đặt ổ đĩa mềm.
Đưa ổ mềm vào đúng vị trí của nó trên thùng máy.
Thử nút nhấn đẩy đĩa mềm ở mặt trước của thùng máy có đẩy được
đĩa không.
Vặn vít cố định ổ mềm với Case.
Nối dây dữ liệu của mềm: đầu bị đánh tréo gắn vào ổ, đầu không
tréo gắn vào đầu cắm FDD trên mainboard
Nối dây nguồn đầu dẹp 4 dây (đầu nhỏ) vào ổ.
II.7. Lắp ổ CD-ROM
Mở nắp nhựa ở phía trên của mặt trước Case.
Đẩy nhẹ ổ CD từ ngoài vào, vặn ít 2 bên để cố định ổ với Case.
Nối dây cáp dữ liệu với IDE2 trên main. Có thể dùng chung dây với ổ cứng nhưng phải
thiết lập ổ cứng là Master, ổ CD là Slave bằng jumper trên cả 2 ổ này.
Trong trừơng hợp dùng 2 ổ CD, cũng phải xác lập jump trên cả 2 ổ để giúp HĐH nhận
dạng ổ chính, ổ phụ.
II.8. Gắn các card mở rộng.
Hiện nay hầu hết các loại card mở rộng đều gắn vào khe PCI trên main.
Trước tiên, bạn cần xác định vị trí để gắn card, sau đó dùng kiềm bẻ thanh sắt tại vị trí mà
card sẽ đưa các đầu cắm của mình ra bên ngoài thùng máy.
Đặt card đúng vị trí, nhấn mạnh đều tay, và vặn vít cố định card với mainboard.
Lưu ý! Cách này cũng thực hiện cho card màn hình gắn khe AGP.
II.9. Gắn dây công tấc của Case.
Xác định đúng ký hiệu, đúng vị trí để gắn các dây công tấc nguồn, công tấc khởi động lại,
đèn báo nguồn, đèn báo ổ cứng.
Nhìn kỹ những ký hiện trên hàng chân cắm dây nguồn, cắm từng dây một và phải chắc
chắn bạn cắm đúng ký hiệu. Nếu không máy sẽ không khởi động được và đèn tín hiệu phía
trước không báo đúng.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 16/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Các ký hiệu trên main:
MSG, hoặc PW LED, hoặc POWER LED nối với dây POWER LED - dây tín hiệu
của đèn nguồn màu xanh của Case.
HD, hoặc HDD LED nối với dây HDD LED - dây tín hiệu của đèn đỏ báo ổ cứng
đang truy xuất dữ liệu.
PW, hoặc PW SW, hoặc POWER SW, hoặc POWER ON nối với dây POWER
SW - dây công tấc nguồn trên Case.
RES, hoặc RES SW, hoặc RESET SW nối với dây RESET - dây công tấc khởi
động lại trên Case.
SPEAKER - nối với dây SPEAKER - dây tín hiệu của loa trên thùng máy.
II.10. Nối dây cho cổng USB của thùng máy.
Đối với một số thùng máy có cổng USB ở mặt trước tạo sự tiện lợi cho ngừơi sử dụng. Để
cổng USB này hoạt động bạn phải gắn dây nối từ thùng máy với mainboard thông qua đầu cắm
bên trong mainboard có ký hiệu USB.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 17/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
II.11. Kiểm tra lần cuối
Kiểm tra lần cuối các thiết bị đã gắn vào thùng máy đã gắn đúng vị trí, đủ dây dữ liệu và
nguồn chưa.
Buộc để cố định những dây cáp cho không gian bên trong thùng máy thoáng mát tạo điều
kiện cho quạt CPU giải nhiệt tốt giúp máy hoạt động hiệu quả hơn.
Tránh trường hợp các dây nguồn, cáp dữ liệu va vào quạt làm hỏng quạt trong quá trình
hoạt động và có thể gây cháy CPU do không giải nhiệt được.
Đóng nắp 2 bên lưng thùng máy và vặn vít cố định.
II.12. Đấu nối các thiết bị ngoại vi
Đây là bước kết nối các dây cáp của các thiết bị bên ngoài với các cổng phía sau
mainboard.
- Cắm dây nguồn vào bộ nguồn
- Cắm dây dữ liệu của màn hình vào card màn hình (VGA Card) - cổng màu xanh.
- Cắm bàn phím vào cổng PS/2 màu xanh đậm hoặc USB tùy loại bàn phím.
- Cắm chuột vào cổng PS/2 màu xanh đậm hoặc USB tùy loại chuột.
II.13. Khởi động và kiểm tra:
Nhấn nút Power để khởi động và kiểm tra
Nếu khi khởi động máy phát 1 tiếng bip chứng tỏ phần cứng bạn lắp vào đã hoạt động được.
Nếu có nhiều tiếng bíp liên tục thì kiểm tra tất cả các thiết bị đã gắn vào đúng vị trí, đủ chưa.
III. BẢO TRÌ PHẦN CỨNG:
Để đảm bảo máy của bạn luôn hoạt động tốt thì bạn cần phải duy trì thao tác bảo trì, bảo
dưỡng định kỳ.
- Tháo gỡ các thiết bị theo trình tự ngược lại với trình tự lắp ráp ở trên.
- Lau chùi các thiết bị bằng bàn chải, cọ, khăn ... để đảm bảo các thiết bị không bị bụi
bám nhiều làm giảm khả năng giải nhiệt gây cháy thiết bị.
- Chải sạch các khe cắm RAM, PCI, AGP ... để tăng khả năng tiếp xúc với các thiết bị.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 18/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Bài 4: THIẾT LẬP CMOS
I. CMOS LÀ GÌ?
CMOS viết tắt từ Complementary Metaloxide
Semiconductor - chất bán dẫn oxit metal bổ sung, một công
nghệ tốn ít năng lượng.
CMOS là chất làm nên ROM trên mainboard, ROM
chứa BIOS (Basic Input/Output System) hệ thống các lệnh
nhập xuất cơ bản để kiểm tra phần cứng, nạp hệ điều hành
khởi động máy.
Một số thông tin lưu trong CMOS có thể thiết lập theo ý người sử dụng, những thiết lập
này được lưu giữ nhờ pin CMOS, nếu hết pin sẽ trả về những thiết lập mặc định.
II. THIẾT LẬP CMOS
Để vào màn hình thiết lập thông tin trong CMOS tùy theo dòng máy chúng ta có các cách
sau:
Đối với các mainboard thông thường hiện nay dùng phím DELETE. Trên màn hình
khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn Press DEL to enter Setup.
Đối với dòng máy Compaq, HP dùng phím F10. Trên màn hình khởi động sẽ có
dòng chữ hướng dẫn F10 = Setup.
Đối với dòng máy DEL dùng phím F2. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ
hướng dẫn F2: Setup.
Tùy từng loại mainboard cách bố trí màn hình thiết lập CMOS khác nhau, các chức năng
với tên gọi cũng khác nhau.
Các thông tin cần thiết lập trong CMOS bao gồm:
Ngày giờ hệ thống.
Thông tin về các ổ đĩa
Danh sách và thứ tự ổ đĩa giúp tìm hệ điều hành khởi động máy.
Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi.
Cài đặt mật khẩu bảo vệ.
o CMOS của mainboard thông dụng:
Đối với các mainboard thông dụng
hiện nay, khi khởi động máy bạn sẽ thấy
màn hình như bên dưới. Nhấn phím Delete
để vào thiết lập CMOS.
Lưu ý! Đối với những mainboard và
máy có tốc độ cao cần phải nhấn giữ phím
Delete ngay khi nhấn nút nguồn thì bạn mới
vào được CMOS.
Khi đó màn hình CMOS có hình giống
hình bên dưới (có thể khác một vài chức
năng đối với các nhà sản xuất khác nhau).
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 19/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
STANDARD CMOS SETUP
Date: ngày hệ thống, Time: giờ của đồng hồ hệ thống
Primary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE1.
Primary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE1.
Secondary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE2.
Secondary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE2.
Drive A: thông tin về ổ mềm, nếu có sẽ hiển thị loại ổ mềm hiện đang dùng 1.44M 3.5
Inch.
Drive B: không còn sử dụng nên sẽ hiển thị dòng None, hoặc Not Installed
Lưu ý!: Nếu thông tin về các ổ gắn trên IDE không có chứng tỏ các ổ này chưa hoạt động
được, bạn phải kiểm tra lại ổ đĩa gắn đủ 2 dây dữ liệu và nguồn chưa, có thiết lập ổ chính, ổ
phụ bằng jump trong trường hợp gắn 2 ổ trên 1 dây chưa.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 20/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
BIOS FEATURES SETUP (ADVANCED CMOS SETUP)
Trong mục này lưu ý các mục sau:
First Boot Device: chọn ổ đĩa để tìm HĐH đầu tiên khởi động máy.
Second Boot Device: ổ thứ 2 nếu không tìm thấy HĐH trên ổ thứ nhất.
Third Boot Device: ổ thứ 3 nếu không tìm thấy HĐH trên 2 ổ kia.
Ví dụ: khi muốn cài HĐH thì phải chọn ở mục First Boot Device là CD-ROM để máy khởi
động từ đĩa CD và tiến hành cài đặt.
INTEGRATED PERIPHERALS
Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi, mục này cho phép bạn cho phép sử dụng hay vô hiệu
hóa các thiết bị trên mainboard như IDE, khe PCI, cổng COM, cổng LPT, cổng USB. Chọn
Auto: tự động, Enanled: cho phép, Disable: vô hiệu hóa.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 21/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Một số chức năng khác:
Supervisor Password: thiết lập mật khẩu bảo vệ CMOS.
User Password: thiết lập mật khẩu đăng nhập vào máy.
IDE HDD Auto Detection: kiểm tra thông tin về các ổ cứng gắn trên IDE.
Save & Exit Setup: Lưu các thiết lập và thoát khỏi màn hình CMOS.
Exit Without Saving: Thoát nhưng không lưu các thiết lập.
o CMOS của máy DELL
Nhấn F2 để vào màn hình CMOS.
Ngày giờ hệ thống:
System Time: giờ đồng hồ hệ thống
System Date: ngày hệ thống
Các ổ đĩa mềm:
Diskette Drive A: Thông tin về ổ mềm 3.5 ich. Nếu không có ổ chọn Not Installed.
Diskette Drive B: Not Installed, vì không còn sử dụng loại ổ mềm lớn nữa.
Thông tin về các ổ đĩa gắn trên IDE:
Primary Drive 0: Ổ đĩa chính trên IDE1.
Primary Drive 1: Ổ đĩa phụ trên IDE1.
Secondary Drive 0: Ổ đĩa chính trên IDE2.
Secondary Drive 1: Ổ đĩa chính trên IDE2.
Lưu ý!:
Lần đầu tiên sau khi gắn ổ đĩa vào phải chọn chế độ Auto để main nhận ra ổ gắn
trên IDE (khác với các mainboard thông dụng hiện nay).
Nếu không có thông tin về các ổ đĩa cần xem lại đã cắm đủ dây cáp, dây nguồn
vào ổ chưa. Còn lại là trường hợp ổ bị hỏng.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 22/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Chọn danh sách ổ đĩa khởi động:
Tìm đến mục Boot Sequence, chọn thứ tự các ổ đĩa để dò tìm hệ điều hành khởi động
máy.
o CMOS của dòng máy Compaq.
Nhấn F10 để vào CMOS.
Chọn một ngôn ngữ hiển thị nội dung màn hình CMOS, nên chọn English.
Màn hình CMOS bố trí theo dạng cửa sổ Windows với các chức năng được phân loại vào
trong các menu.
Dùng phím F10 để xác nhận mỗi khi bạn thiết lập lại các thuộc tính.
Menu File - Các chức năng cơ bản
System Information: thông tin chi tiết về hệ thống như tốc độ CPU, dung lượng RAM,
card màn hình.
Set Time and Date: thiết lập ngày giờ hệ thống.
Save to Diskette: lưu các thiết lập vào ổ mềm.
Restore form Diskette: cập nhật các thiết lập từ phần đã lưu và đĩa mềm.
Set Default and Exit: Dùng thiết lập mặc định và thoát khỏi CMOS.
Ignore Changes and Exit: Bỏ qua các thiết lập thoát khỏi CMOS.
Save Changes and Exit: Lưu các thiết lập và thoát khỏi CMOS.
Storage - Các thiết bị lưu trữ
Diskette Drive: Thông tin về các ổ đĩa mềm.
Remoable Media: Thông tin về các ổ đĩa gắn rời.
IDE Devices: Thông tin về các ổ gắn rời.
IDE Options: Thiết lập cho các IDE.
Boot Order: Chọn danh sách ổ đĩa khởi động.
Security - Bảo mật cho các thiết bị
Setup Password: Đặt mật khẩu bảo vệ CMOS.
Power-on password: đặt mật khẩu đăng nhập.
Device Security: Bảo mật các thiết bị. Device available: cho phép dùng, Device hidden:
không cho phép dùng.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 23/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Bài 5: QUẢN LÝ VÀ PHÂN CHIA Ổ CỨNG
I. KHAUI NIỆM VEA PHAAN VÙNG (PARTITION)
Để dễ sử dụng chúng ta thường phải chia ổ cứng vật lý thành nhiều ổ logic, mỗi ổ logic
gọi là một phân vùng ổ đĩa cứng - partition.
Số lượng và dung lượng của các phân vùng tùy và dung lượng và nhu cầu sử dụng.
Theo quy ước mỗi ỗ đĩa, và phân vùng ổ đĩa trên máy được gắn với một tên ổ từ A: đến
Z:. Trong đó A: dành cho ổ mềm, B: dành cho loại ổ mềm lớn - hiện nay không còn sử dụng
nên B: thường không dùng trong My Computer. Còn lại C:, D: thường dùng để đặt các phân
vùng ổ cứng, các ký tự tiếp theo để đặt tên cho các phân vùng ổ cứng, ổ CD, ổ cứng USB tùy
vào số phân vùng của cứng, số các loại ổ đĩa gắn thêm vào máy.
II. KHÁI NIỆM VỀ FAT (FILE ALLOCATION TBALE):
Thông thường dữ liệu trên ổ cứng được lưu không tập trung ở những nơi khác nhau, vì vậy
mỗi phân vùng ổ đĩa phải có một bảng phân hoạch lưu trữ vị trí của các dữ liệu đã được lưu trên
phân vùng đó, bảng này gọi là FAT.
Microsoft phát triển với nhiều phiên bản FAT, FAT16, FAT32, NTFS dành cho hệ điều
hành Windows, các hệ điều hành khác có thể dùng các bảng FAT riêng biệt.
Riêng bảng NTFS dùng cho Windows 2000 trở lên, nên trong MS-Dos sẽ không nhận ra
phân vùng có định dạng NTFS, khi đó cần phải có phần mềm hỗ trợ để MS-Dos nhận diện được
các phân vùng này.
III. PHÂN VÙNG Ổ CỨNG:
Chúng ta có thể phân vùng ổ cứng bằng nhiều công cụ: bằng lệnh FDISK của Ms-Dos,
bằng phần mềm Partition Magic, các đĩa cài đặt Windows..
Trong đó Partition Magic là một phần mềm giúp phân vùng ổ cứng nhanh chóng, dễ sữ
dụng. Sau đây là các thao tác cơ bản để phân vùng ổ cứng với Partition Magic.
Quy trình phân vùng một ổ cứng bao gồm các bước cơ bản:
Khởi động công cụ phân vùng ổ cứng
Tạo mới các phân vùng với dung lượng và số lượng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
Định dạng các phân vùng.
III.1. PHÂN CHIA ĐĨA CỨNG BẰNG FDISK
Chức năng chính của của Fdisk là tạo và xóa các phân khu DOS. Thông thường được chia
làm 3 loại :
1. Primary DOS partition
2. Extended DOS partition
3. Logical DOS driver in the Extended DOS partition
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 24/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Các bước thực hiện :
1. Tại dấu nhắc DOS nhập lệnh fdisk rồi enter (ví dụ : A>\fdisk)
2. Chọn Y rồi enter, màn hình menu chính của Fdisk sẽ xuất hiện :
2.1. Display partition infomation : Xem thông tin các partition trên đĩa cứng.
Gõ 4 rồi enter. Nếu đĩa chưa chia các phân khu thì có dạng sau :
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 25/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Đĩa cứng đã phân chia (ví dụ)
Giải thích :
Partition Ký tự biểu diển và đánh số cho từng phân khu
Status Hiển thị phân khu hoạt động --> A
Type Loại phân khu ( PRI DOS --> primary DOS partition, EXT DOS -->
Extended DOS partition, ....)
Volume Label Nhãn của phân khu
Mbytes Kích thước phân khu
System Loại FAT (12, 16 hay 32)
Usage Số % phân khu chiếm trong đĩa cứng ...
Nếu phân khu Extended DOS có chứa Logical DOS partition thì sẽ có dòng The Extended
DOS ... (Y/N) . . . . .?[Y] --> chọn Y --> enter ta sẽ xem được các phân khu Logical
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 26/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
2.2. Delete Partition or logical DOS driver : Xoá các phân khu DOS
Tại menu chính của FDISK gõ 3 rồi enter, (trình tự xoá từ 4 --> 1)
Gõ 4 để xoá các phân khu khác DOS (Non DOS)
Gõ 3 để xoá các logical DOS --> chọn đĩa logical cần xoá
(gõ Volum label nếu có) rồi enter --> gõ Y để xác định muốn xoá
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 27/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Gõ 2 để xoá Extended DOS
Gõ 1 để xoá Primary DOS
2.3. Create DOS partition or Logical driver :
Tạo các phân khu DOS (tạo theo thứ tự từ 1-->3)
Tại menu chính của FDISK gõ 1 --> xuất hiện menu
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 28/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Gõ 1 --> tạo Primary DOS --> xuất hiện menu hỏi xác nhận có muốn tạo Primary
DOS toà bộ dung lượng đĩa hay không --> muốn chọn Y rồi enter, không --> chọn
N rồi enter
Chọn kích thước phân khu Primary DOS rối enter
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 29/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Gõ 2 --> tạo Extended DOS --> xuất hiện menu rồi chọn kích thước (nến cần) rồi
enter
Gõ 3 --> tạo Logical DOS --> xuất hiện menu rồi chọn kích thước (nến cần) rồi
enter
Set Active partition : Tạo phân khu hoạt động (phải là phân khu Primary)
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 30/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Sau khi đã tạo xong chọn ESC để máy nhắc nhở boot lại máy
Sau khi máy khởi động lại --> tiến hành format các partition
Tại dấu nhắc Dos
Copy các tập tin khởi động vào partition C
Tại dấu nhắc DOS gõ sys c: rồi enter (ví dụ : A:\> sys c:)
III.2. PHÂN CHIA ĐĨA CỨNG BẰNG FDISK PARTITION MAGIC:
- Chuẩn bị đĩa có phần mềm.
- Vào CMOS chọn chế độ khởi động từ CD-ROM trước nhất - tức chọn trong mục First
Boot Device: CD-ROM.
- Khởi động máy với CD-ROM có phần mềm Partitions Magic. (Khuyên bạn nên dùng đĩa
Hiren's Boot CD)
- Gõ lệnh pqmagic để khởi động phần mềm.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 31/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Nếu dùng đĩa Hiren's Boot
Chọn Start BooCD để khởi động máy từ đĩa
Hiren't Boot.
Chọn 1 nhấn Enter, tức chọn mục Disk
Partition Tools- Các công cụ phân vùng
ổ cứng.
Trong danh sách có rất nhiều công cụ phân
vùng ổ cứng, chọn Partition Magic 8.2.
Đợi trong giây lát để khởi động ứng dụng.
Giao diện của Partition Magic xuất hiện như bên dưới
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 32/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
III.2.1. Tạo một phân vùng
- Chọn ổ đĩa cần tạo phân vùng, trong trường hợp máy bạn có gắn
nhiều ổ cứng.
- Vào menu Operations. Chọn Create, hoặc kích nút C: trên thanh
công cụ.
- Trong các phân vùng bạn cần chọn 1 phân vùng chính. Chọn ở
mục Create as: Primary Partition, các phân vùng còn lại chọn là phân
vùng luận lý Create as: Logical Partition.
- Nhập dung lượng vào mục Size.
- Gõ OK vào ô xác nhận (nếu có). Nhấn nút OK.
Tạo xong các phân vùng. Nhấn nút Apply để hoàn tất
III.2.2. Định dạng một phân vùng.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 33/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Tất cả các phân vùng sau khi tạo mới sẽ chưa thể chấp nhận dữ liệu, vì vậy bạn cần phải
định dạng cho phân vùng. Bước định dạng để chọn bản phân hoạch tập tin - tức cách thức lưu
trữ dữ liệu trên phân vùng đó.
Kích chọn phân vùng cần định dạng.
Vào menu Operations. Chọn Format. (Hoặc kích nút [] trên thanh công cụ).
Trong hộp thoại Format Partition, chọn một bản FAT trong mục Partition Type.
Nhập nhãn đĩa trong mục Label.
Nhập OK vào mục xác nhận. Nhấn OK.
Lưu ý!: Nếu máy bạn dùng Windows chỉ chọn bảng FAT là FAT, FAT32 và NTFS.
Nhấn Apply để cập nhật các thao tác.
III.2.3. Xóa phân vùng.
Dùng chuột kích chọn phân vùng cần xóa.
Vào menu Operations chọn Delete (Hoặc
kích nút Delete trên thanh công cụ)
Nhập OK và ô xác nhận, nhấn OK để kết
thúc.
Xong tất cả các thao tác, nhấn Apply để
cập nhật.
III.2.4. Chuyển đổi bản FAT.
Dùng chuột kích chọn phân vùng cần chuyển đổi bản FAT.
Vào menu Operations. Chọn Convert.
Chọn một bản FAT mới trong danh sách cho phân vùng.
Nhấn OK để đóng hộp thoại Convert.
Nhấn Apply để cập nhật lại tất cả các thao tác vừa thực hiện.
III.2.5. Set Active partition :
Chọn chuột phải vào partition Advance set Active
III.2.6. Chuyển đổi Partition:
Để chuyển từ Primary sang Logical hay ngược lại ta chọn partition cần chuyển
Convert to Logical (hay to Primary)
III.3. Cài đặt hệ điều hành ở hai phân vùng khác nhau:
Để cài hai hệ điều hành ở hai partition khác nhau (có thể cả hai là Primary, một partition
set Active, một là Hidden) như hình 4.
Sau khi cài xong cả hai hệ điều hành lên hai partition ta có thể sử dụng chương trình
quản lý boot để điều khiển boot lúc khởi động.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 34/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
PHẦN 2. CÀI ĐẶT PHẦN MỀM
Bài 1: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH – WINDOWS XP
I. CHUẨN BỊ CHO VIỆC CÀI ĐẶT:
I.1. Yêu cầu phần cứng:
- CPU: Tối thiểu là Pentium 233MHz. Nên có Pentium II trở lên
- Bộ nhớ RAM: Tối thiểu 64MB, nên có 128MB trở lên.
- Dung lượng đĩa cứng: 1,5GB, tối thiểu khi nâng cấp từ Windows ME là 900MB.
I.2. Yêu cầu phần mềm:
- Đĩa CD Windows XP.
- Đĩa Driver mainboard và các thiết bị khác để cập nhật các thiết bị nếu Windows
không tự nhận.
II. CÀI ĐẶT WINDOWS XP:
II.1. Giai đoạn Preinstallation:
Giai đoạn này là chúng ta đã chắc rằng phần cứng đã đáp ứng được nhu cầu cài đặt. Và
chúng ta chọn một trong các phương pháp cài đặt sau:
II.1.1. Cài từ hệ điều hành khác:
Bỏ CD WindowsXP vào ổ CD và chạy file Setup.exe.
Chọn mục Install Windows XP Tiếp theo chọn New Installation (Advanced)
II.1.2. Cài đặt từ mạng:
Để có thể cài đặt theo kiểu này, bạn phải có một Server phân phối tập tin, chứa bộ nguồn
cài đặt Windows XP và đã chia sẻ thư mục này. Sau đó tiến hành theo các bước sau:
1 - Khởi động máy tính định cài đặt.
2 - Kết nối vào máy Server và truy cập vào thư mục chia sẻ chứa bộ nguồn cài đặt.
3 - Chạy file Setup.EXE tuỳ theo hệ điều hành đang sử dụng trên máy.
Thực hiện theo hướng dẫn của chương trình cài đặt
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 35/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
II.1.3. Cài đặt trực tiếp từ đĩa CD Windows XP:
Nếu máy tính của bạn hỗ trợ tính năng khởi động từ đĩa CD, bạn chỉ cần đặt đĩa CD vào ổ
đĩa và khởi động lại máy tính. Lưu ý là bạn phải cấu hình CMOS Setup, chỉ định thiết bị khởi
động đầu tiên là ổ đĩa CDROM. Khi máy tính khởi động lên thì quá trình cài đặt tự động thi
hành, sau đó làm theo những hướng dẫn trên màn hình để cài đặt Windows XP.
II.2. Giai đoạn Text – Based Setup:
Trong qúa trình cài đặt nên chú ý đến các thông tin hướng dẫn ở thanh trạng thái. Giai
đoạn Text-based setup diễn ra một số bước như sau:
(1) Cấu hình BIOS của máy tính để có thể khởi động từ ổ đĩa CD-ROM.
(2) Đưa đĩa cài đặt Windows 2003 Server vào ổ đĩa CD-ROM và khởi động lại máy.
(3) Khi máy khởi động từ đĩa CD-ROM sẽ xuất hiện một thông báo “Press any key to
continue…” - yêu cầu nhấn một phím bất kỳ để bắt đầu quá trình cài đặt.
(4) Máy bắt đầu kiểm tra phần cứng (5) Nếu máy có ổ đĩa SCSI thì phải nhấn
phím F6 để chỉ Driver của ổ đĩa đó.
(6) Nhấn Enter để bắt đầu cài đặt.
(7) Nhấn phím F8 để chấp nhận thỏa thuận bản
quyền và tiếp tục quá trình cài đặt. R Cài
lặp lại Windows hiện tại. Nếu nhấn ESC, thì
chương trình cài đặt kết thúc (hủy bỏ).
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 36/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
(8) Chọn một vùng trống trên ổ đĩa và nhấn
phím C để tạo một Partition mới chứa hệ
điều hành.
(9) Chọn kiểu hệ thống tập tin (FAT hay
NTFS) để định dạng cho partition. Nhấn
Enter để tiếp tục.
(10) Chương trình bắt đầu format ổ cứng (11) Trình cài đặt sẽ chép các tập tin của hệ
điều hành vào partition đã chọn
(12) Khởi động máy lại để kết thúc một giai
đoạn cài đặt.
(13) Không nhấn bất kỳ phím nào để được
vô giai đoạn sau cài tiếp.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 37/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
II.3. Giai đoạn Graphical-Based Setup:
(1) Bắt đầu giai đoạn Graphical, trình cài
đặt sẽ cài driver cho các thiết bị mà nó tìm
thấy trong hệ thống.
(2) Nhấn Customize để tiếp tục.
(3) Nếu từ hộp thoại trên chọn Customize thì
chúng ta thiết lập hệ thống số học, tiền tệ,
ngày tháng được sử dụng trong máy tính
(chúng ta có thể thiết lập sau khi cài đặt xong)
(4) Nhập vào dãy 25 chữ số CD Key
(serial number) do nhà cung cấp bảng
quyền.
(5) Đặt tên và tổ chức. (6) Đặt tên máy và thiết lập mật khẩu
(Pasword) của Administrator.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 38/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
(7) Thiết lập giờ, ngày và múi giờ. Việt Nam
chọn GMT 07.
(8) Thiết lập kết nối mạng. Chọn Tpical
setting thì máy sẽ tự động thiết lập IP. Chúng
ta chọn Custom setting, chọn Next.
(9) Chọn Internet Prototocol (TCP/IP),
chọn Next.
(10) Thiết lập các thông số IP cho máy tính.
Chọn OK.
(11) Thiết lập nhóm làm việc (Workgroup). (12) Và kết thúc quá trình cài đặt windows.
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 39/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Bài 2: CÀI ĐẶT OFFICE XP
(1) Mở Explorer (nơi chứa source OfficeXP)
setup.exe.
(2) Đánh số CD Key vào. Chọn Next.
(3) Chọn I accept the terms in the License
Agreement Next
(4) Chọn cách cài đặt
(5) Nơi cài đặt. (6) Chọn các thành phần muốn cài
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 40/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
(7) Chi tiết từng thành phần (8) Nhấp chuột phải vào thành phần
muốn cài vào thì chọn Run form
myComputer (không cài chọn Not
Avaliable) Next Install
(9) Liệt kê các thành phần đã lựa chọn cài đặt. (10) Copy dữ liệu vào ổ cứng.
Và quá trình cài đặt hoàn thành.
Lỗi khi sử dụng Microsoft Office2000 hoặc Microsoft OfficeXP
Khi sử dụng Microsoft Office 2000 hoặc Microsoft Office XP đôi khi bạn gặp thông
báo như hình sau :
Có nghĩa là Office của bạn cài đặt
không đầy đủ, lúc sử dụng đến thì
Windows đòi hỏi bạn phải đưa đĩa CD cài
đặt Office vào để bổ sung những phần
thiếu, lúc này bạn hãy bỏ đĩa CD cài đặt
Office vào rồi OK
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 41/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Bài 3: CÀI ĐẶT FONT CHỮ
Để hiển thị được font Tiếng Việt trên máy tính bạn cần phải cài font chữ Tiếng Việt vào
máy, cách thực hiện như sau :
1. Từ thanh Taskbar Start (góc trái dưới
màn hình) Settings Control Panel
2. Chọn biểu tượng Font, double click.
3. File Install New Font 4. Chọn ổ đĩa nơi có chứa font, chờ cho hiể thị
các font chữ trong danh sách List of font, chọn
font cần cài OK
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 42/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Bài 4: CÀI ĐẶT VietKey2000
VietKey2000 là một trong các phần mềm hổ trợ đánh tiếng Việt trên máy tính.
Các bước cài đặt:
Mở cửa sổ Explorer (hình 1) tìm đến nơi chứa tập tin cài đặt VietKey2000 (tập tin này
có tên Setup.exe) hình 2 , 3 Next hình 4 chọn thư mục trong Programe file Next
hình 5 có 2 lựa chọn : đưa biểu tượng ra Desktop, khởi động VietKey khi mở máy. Finish
hình 6 thông báo hỏi bạn có muốn khởi động lại máy hay không Finish.
Cách sử dụng : hình 7, 8, 9, 10.
Nhấp chuột phải vào biểu tượng V hoặc E của Vietkey Hiện cửa sổ VietKey (VietKey
Panel) xác lập như hình 7 để chọn các đánh tiếng Việt, hình 8, 9 cho ta xác lập kiểu chữ VNI
hay Unicode, hình 10 nếu ta chọn V là chế độ đánh được tiếng Việt E là tắt chế độ đánh tiếng
Việt
Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 43/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Hình 5 Hình 6
Hình 7 Hình 8
Hình 9 Hình 10
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 44/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Bài 5: CÀI ĐẶT MÁY IN
Để sử dụng được các loại giấy khi chỉnh sửa trang in (ví dụ cỡ giấy A4, A3, … ) bạn phải
cài máy in, nếu không có máy in thì ta chọn bất kỳ một máy in chuẩn nào đó mà Windows hổ
trợ , cách thực hiện như sau :
Từ thanh Taskbar Start (góc trái dưới màn hình) Settings Printers
Chọn biểu tượng Add Printer Hình 3 Next hình 4 Chọn in mạng hay in máy
đơn Next hình 5.
Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 45/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Chọn cổng giao tiếp cho máy in Next Hình 6, Chọn máy in mặc định, hoặc chọn
Have Disk … nếu ta có máy in Next Hình 7 Next Hình 8 Next hình 9
Hình 5 Hình 6 (xem Have disk ở hình 11)
Hình 7 Hình 8
Xác nhận thông tin có muốn in thử hay không ? Next hình 10 Finish
Hình 9 Hình 10
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 46/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
BÀI 6. CÀI ĐẶT ÂM THANH (SOUND CARD)
Các bước thực hiện như sau :
Click chuột phải trên biểu tượng My Computer trên Desktop
hình 1 Properties hình 2 Device Manager Orther
device (hoặc Sound …) Properties Driver Update Driver
(hình 3) hình 4 Next Hình 5 Display a list of … Next
Hình 6 Sound, Video … Next Hình 7 Have Disk
Next hình 8 chọn nơi chứa source driver OK hình 9
chọn đúng tên card màn hình OK Finish khởi động lại
máy.
Hình 1
Hình 2 Hình 3
Hình 4 Hình 5
Hình 6 Hình 7
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 47/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Hình 8 Hình 9
Hình 10 Hình 11
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 48/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
BÀI 7. CÀI ĐẶT DRIVER CARD MÀN HÌNH
Để hiển thị hình ảnh, màu sắc đẹp nhất thiết bạn phải cài đặt driver card màn hình cho
máy của bạn (trong trường hợp Windows không tự nhận ra).
Các bước thực hiện như sau :
Click chuột phải trên biểu tượng My Computer trên Desktop
hình 1 Properties hình 2 Device Manager Display adapter
Properties Driver Update Driver (hình 3) hình 4 Next
Hình 5 Display a list of … Next Hình 6 Have Disk Next
hình 7 chọn nơi chứa source driver OK hình 8 Next
hình 9 chọn đúng tên card màn hình OK Finish khởi động
lại máy. Click chuột phải trên màn hình Desktop hình 10
Properties hình 11.
Hình 1
Hình 2 Hình 3
Hình 4 Hình 5
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Trang 49/49
Lắp Ráp & Cài Đặt Máy Vi Tính GV: Trần Quang Bình
Hình 6 Hình 7
Hình 8 Hình 9
Hình 10 Hình 11
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIÁO TRÌNH TIN HỌC- LẮP RÁP CÀI ĐẶT MÁY TÍNH.pdf