Giáo trình tin học: 30 mẹo sử dụng Google Chrome

Những người đã thử dùng Chrome đều cho rằng trình duyệt này còn tốt hơn cả Firefox và IE và họ đã chia sẻ 30 mẹo làm việc nhanh hơn với Chrome. 1. Tạo shortcut cho một số ứng dụng Google Chrome cho phép bạn tạo một shorrtcut cho một số ứng dụng web như Gmail, Calendar, Document hay thậm chí là trình duyệt thư Windows Live Hotmail của đối thủ Microsoft và đặt nó trên desktop, Quicklaunch hay Startmenu để thuận tiện sử dụng về sau. Ví dụ để tạo shortcut cho Gmail, bạn đăng nhập vào trang gmail.com sau đó bấm vào biểu tượng Page Control menu (phía cuối thanh địa chỉ) chọn Create application shortcuts. Chrome sẽ có 3 lựa chọn cho bạn: đặt ở Desktop, Start menu, Quick launch bar. Đánh dấu vào ô mà bạn muốn đặt ứng dụng này

pdf6 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình tin học: 30 mẹo sử dụng Google Chrome, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình tin học : 30 mẹo sử dụng Google Chrome Những người đã thử dùng Chrome đều cho rằng trình duyệt này còn tốt hơn cả Firefox và IE và họ đã chia sẻ 30 mẹo làm việc nhanh hơn với Chrome. 1. Tạo shortcut cho một số ứng dụng Google Chrome cho phép bạn tạo một shorrtcut cho một số ứng dụng web như Gmail, Calendar, Document hay thậm chí là trình duyệt thư Windows Live Hotmail của đối thủ Microsoft và đặt nó trên desktop, Quicklaunch hay Startmenu để thuận tiện sử dụng về sau. Ví dụ để tạo shortcut cho Gmail, bạn đăng nhập vào trang gmail.com sau đó bấm vào biểu tượng Page Control menu (phía cuối thanh địa chỉ) chọn Create application shortcuts. Chrome sẽ có 3 lựa chọn cho bạn: đặt ở Desktop, Start menu, Quick launch bar. Đánh dấu vào ô mà bạn muốn đặt ứng dụng này. 2. Control + Shift + N. Đây là tổ hợp phím tắt để kích hoạt chức năng tạo một cửa sổ “ẩn danh” (incognito window) giúp bạn lướt web mà không để lại bất kỳ dấu vết gì. 3. Bạn cũng có thể mở 1 Tab ẩn danh như trên cả khi truy cập qua đường link bằng cách bấm chuột phải lên đường link và chọn “Open link in incognito window”. 4. Alt + Home. Tổ hợp phím gọi trang chủ mặc định của bạn (user home page) và hình ảnh thu nhỏ của 9 trang web bạn truy cập gần đây nhất. 5. Control + T để mở một Tab mới. Google Chrome cho phép bạn kéo, thả các Tab một cách rất tự do. Bạn có thể kéo một Tab đến một vị trí nào đó trên cửa sổ, kéo và đặt nó ra ngoài màn hình desktop hoặc kéo riêng 1 Tab nào đó ra để tạo thành một cửa sổ mới. 6. Control + Shift + T. Đây là tổ hợp phím mở lại Tab mới đóng gần đây nhất. Bấm tổ hợp phím này lần nữa bạn sẽ có Tab trước nữa và cứ như thế Google Chrome cho phép bạn tìm lại 10 Tab bạn mới mở gần nhất. Chức năng này khá hữu dụng khi bạn đóng 1 Tab có chứa trang web rất hay mà bạn chưa kịp lưu lại bằng công cụ Bookmark. 7. “Nhảy cách” đến các Tab khác bằng tổ hợp phím Ctrl + 1, Ctrl + 2 …. đến Ctrl + 9 tùy theo vị trí của Tab đó. 8. Tương tự như vậy bạn có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + Tab để chuyển qua các Tab khác một cách tuần tự. 9. Ctrl + Shift + Tab là cách để di chuyển đến Tab đối diện với Tab hiện hành. 10. Kéo và thả một đường link vào bất kỳ Tab nào để mở trang web ở đó hoặc bạn cũng có thể thả đường link đó vào vị trí ở giữa của 2 Tab đang mở để tạo thành một Tab mới ở giữa. 11. Để lưu lại một trang web ưa thích bạn chỉ cần bấm vào biểu tượng ngôi sao ở đầu thanh địa chỉ hoặc tổ hợp phím Ctrl+ D và chọn folder để lưu (chức năng này giống như trong Firefox). 12. Ctrl + B để ẩn bảng Bookmark và bấm thêm lần nữa để hiện lại. 13. Trên bất kỳ Tab nào, bấm chuột phải, chọn Back hoặc nhấn giữ phím Back để trở về bảng danh sách các trang thường truy cập hoặc toàn bộ History (lịch sử trình duyệt) sẽ được mở tại một Tab mới nếu bạn bấm vào “Show full History”. 14. Chức năng gọi toàn bộ lịch sử trình duyệt cũng được thực hiện qua tổ hợp phím Ctrl + H. 15. Bạn có thể xóa toàn bộ lịch sử trình duyệt của một ngày nào đó bằng cách cuộn đến ngày đó và chọn “Delete history for this day”. 16. Ctrl + K hoặc Ctrl + E để bắt đầu tìm kiếm tại Google. Khi đó sẽ có dấu hỏi chấm (?) tại thanh địa chỉ và bạn chỉ việc nhập từ khóa. Google cũng sẽ đưa ra hàng loạt sự lựa chọn ngay từ chữ cái đầu tiên của từ khóa mà bạn nhập vào. Nếu thấy đúng cái mình đang tìm bạn chỉ cần bấm Enter để lấy ngay kết quả hoặc nhập tiếp các chữ cái khác của từ khóa. 17. Ctrl + J để xem lại toàn bộ những gì mà bạn đã download. Rất hữu dụng nếu khi download xong mà bạn không thể nhớ nổi đã lưu nó ở đâu. 18. Để xóa các thông tin trong trang download này bạn chỉ việc bấm chuột phải vào liên kết và chọn Remove. 19. Bạn có thể kiểm tra hiện tại Tab nào “ngốn Ram” nhất bằng cách bấm chuột phải lên phía trên của cửa sổ và chọn Task Manager. Khi đó sẽ có một bảng nhỏ thống kê tất cả các Tab, tài nguyên Memory hay CPU mà nó đang sử dụng. Nếu thấy hệ thống quá “ì ạch” bạn cũng có thể tạm thời dừng Tab nào tốn nhiều tài nguyên nhất để giải phóng cho máy. 20. Shift + Escape là tổ hợp phím để gọi chức năng này. 21. Để kiểm tra những plug-ins (ứng dụng nhỏ, hỗ trợ) đã được cài đặt hãy gõ: about:plugins vào thanh địa chỉ trình duyệt. 22. Tương tự như vậy hãy thử với các lệnh khác như: about:stats, about:network, about:histograms, about:memory, about:cache, about:dns để khám phá những gì đang hoạt động trên máy của mình nhé. 23. Bạn chưa biết biểu tượng của Tab buồn (Sad Tab – những tab gặp trục trặc khi đang mở trang web hoặc bị “treo” các ứng dụng) như thế nào ư? Hãy dùng lệnh about:crash để xem ví dụ nhé. 24. Bạn muốn biết Google định nghĩa thế nào về Internet không? Hãy dùng lệnh about:internets. 25. Google Chrome cũng cho phép bạn chỉnh sửa bất kỳ một trang web nào. Hãy bấm chuột phải lên trang web đó rồi chọn Inspect Element, toàn bộ bảng mã HTML của website đó sẽ hiện ra và cho bạn tùy chỉnh. Khi đã xong, bấm Enter để xem kết quả của mình. Đây là một môi trường thực hành và học lỏm các bí quyết tuyệt vời cho những nhà thiết kế web. 26. Nếu đã “kết” Google Chrome và muốn chọn nó làm trình duyệt mặc định, bấm vào biểu tượng Tool (ở cuối thanh địa chỉ) chọn Option > Basic > nhấn nút “Make Google Chrome my default browser”. 27. Để xóa các cookie đã lưu trong trình duyệt hãy vào Tools > Options > Under the Hood. Cuộn xuống dưới cùng và bấm vào nút “Show cookie”. Tại đây bạn có thể chọn xóa toàn bộ cookie hoặc xóa riêng lẻ từng cookie mà bạn cảm thấy nghi ngờ nhất. 28. Nếu bạn vẫn chưa yên tâm và muốn xóa nhiều thông tin “nhạy cảm” hơn nữa hãy chọn Tool > Clear browsing data. 29. Cách này cũng có thể cho phép bạn xóa những trang web truy cập gần đây nhất. 30. Hãy lưu ý là khi đã xóa lịch sử trình duyệt, các gợi ý mà Google đưa ra khi bạn gõ tên trang web có thể sẽ không chính xác như bạn mong muốn. Đây mới chỉ là một số mẹo nhỏ mà người dùng vừa khám phá ở Google Chrome trong 24h thử nghiệm vừa qua. Tất nhiên trình duyệt này sẽ còn ẩn chứa rất nhiều bí mật khác mà bạn có thể tiếp tục khám phá. Tín hiệu không dây trong mạng Wi-Fi của bạn mạnh yếu như thế nào Tốc độ thực thi của một kết nối mạng không dây Wi-Fi phụ thuộc một phần vào độ mạnh yếu của tín hiệu. Giữa một máy tính và một điểm truy cập, độ mạnh yếu của tín hiệu theo mỗi hướng sẽ quyết định tổng lượng băng thông cho kết nối đó. Muốn xác định độ mạnh yếu của kết nối Wi-Fi, bạn có thể dùng một trong các phương thức sau: • Sử dụng trình tiện ích trong hệ điều hành: Microsoft Windows (và một số hệ điều hành mạng khác) có tích hợp sẵn một trình tiện ích theo dõi trạng thái kết nối mạng không dây. Trong phần Network Connections của Control Panel, mở cửa sổ Status trên biểu tượng Wireless Network Connection, bạn sẽ thấy một đồng hồ đo độ mạnh yếu của tín hiệu (Signal Strength). Đồng hồ này có 5 thanh màu xanh, thể hiện độ mạnh: từ “Very Low” (rất thấp, 1 thanh) tới “Excellent” (cực mạnh, 5 thanh). Tín hiệu Signal Strength trong Windows • Sử dụng trình tiện ích trong bộ điều hợp không dây: Một số hãng sản xuất thiết bị phần cứng mạng không dây và máy tính xách tay (như Linksys, IBM) cung cấp các ứng dụng phần mềm kèm theo phần cứng, có thể theo dõi độ mạnh yếu của tín hiệu không dây. Các ứng dụng này thường ghi lại độ mạnh yếu và chất lượng tín hiệu theo tỷ lệ từ 0 đến 100%. Ví dụ: một kết nối Excellent với tỷ lệ đầy 5 thanh trong Windows XP có thể được hiển thị trong các kết nối ThinkVantage Access Connection là Excellent với tỷ lệ phần trăm tại tất cả các điểm từ 80 đến 100%. Tỷ lệ này dựa trên mật độ tín hiệu vô tuyến do bộ điều hợp mạng không dây duy trì theo đơn vị dB (de-xi-ben). • Các thiết bị định vị Wi-Fi: tương tự, một thiết bị định vị Wi-Fi được xây dựng để xác định độ mạnh tín hiệu gần các điểm truy cập không dây. Hầu hết các bộ định vị Wi-Fi đều dùng từ 4 đến 6 đèn chỉ báo LED để hiển thị độ mạnh tín hiệu theo “đơn vị bar” (tức các thanh dọc) tương tự như tiện ích của Microsoft Windows. Nhưng không giống với ở trên, các thiết bị định vị Wi-Fi không đo độ mạnh yếu của kết nối thực, chúng chỉ dự báo. Chú ý là các công cụ khác nhau ở trên đôi khi sẽ đưa ra những kết quả hơi khác nhau một chút. Ví dụ, trên cùng một kết nối, một tiện ích điều hợp không dây có thể đánh giá độ mạnh yếu của tín hiệu là “82%” còn một tiện ích khác lại có kết quả “80%”, và một bộ định vị Wi-Fi có thể hiển thị 3 thanh đèn trong khi các thanh khác hiển thị 4 trong tổng số 5 thanh. Nguyên nhân khác nhau là bởi mỗi tiện ích có cách thu thập các mẫu và giới hạn thời gian chúng dùng khác nhau để chia trung bình và đưa ra tỷ lệ tổng thể.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiáo trình tin học - 30 mẹo sử dụng Google Chrome.pdf
Tài liệu liên quan