Giáo trình tin học: 28 thủ thuật giúp bạn Config Firefox theo ý mình
Người sử dụng Firefox thường ít nhiều nắm được một số thủ thuật
nhất định để giúp tăng tốc độ xử lý cũng như tăng tốc độ lướt Web.
cho trình duyệt thông minh này. Điều đó có thể làm được khi sử
dụng một extensions nào đó. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều
người thì việc điều chỉnh các thông số trong About:Config thường
mang lại nhiều hiệu quả hơn cả. Trong bài viết này VnNewbies xin
giới thiệu tới các bạn 28 điều chỉnh trong About:Config mang lại
nhiều hiệu quả nhất.
Lưu ý: Lần đầu bạn nhập vào thanh địa chỉ About:Config thì FF sẽ đưa
ra một hộp thoại cảnh báo, hãy bấm vào nút “I’ll be careful, I promise!”
để tiếp tục. Các giá trị trong mục này sẽ được tìm qua khung Filter.
7 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình tin học: 28 thủ thuật giúp bạn Config Firefox theo ý mình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Giáo trình tin học : 28 thủ thuật giúp bạn Config Firefox theo ý mình
Người sử dụng Firefox thường ít nhiều nắm được một số thủ thuật
nhất định để giúp tăng tốc độ xử lý cũng như tăng tốc độ lướt Web.
cho trình duyệt thông minh này. Điều đó có thể làm được khi sử
dụng một extensions nào đó. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều
người thì việc điều chỉnh các thông số trong About:Config thường
mang lại nhiều hiệu quả hơn cả. Trong bài viết này VnNewbies xin
giới thiệu tới các bạn 28 điều chỉnh trong About:Config mang lại
nhiều hiệu quả nhất.
Lưu ý: Lần đầu bạn nhập vào thanh địa chỉ About:Config thì FF sẽ đưa
ra một hộp thoại cảnh báo, hãy bấm vào nút “I’ll be careful, I promise!”
để tiếp tục. Các giá trị trong mục này sẽ được tìm qua khung Filter.
1, Điều chỉnh các gợi ý trên thanh Address:
Trong FF 3 khi bạn nhập vào các từ khóa của một trang Web lên thanh
địa chỉ bạn sẽ nhận được những gợi ý mà FF mang lại. Nó thường là các
địa chỉ bạn đã từng truy câp vào, mặc định của số đại chỉ gợi ý này là 12.
Tuy nhiên bạn có thể thay đổi con số này sao cho phù hợp với điều kiện
sử dụng cửa bạn.
Để làm việc này bạn tìm tới khóa browser.urlbar.maxRichResults, tiếp
đó Click vào nó rồi thay đổi giá trị.
2, Vô hiệu hóa chức năng sao lưu:
Thông thường, cứ sau 10 giây Firefox 3 sẽ tự động lưu lại các thay đổi
trong trên cửa sổ trình duyệt để nếu gặp sự cố Firefox sẽ tự động phục hồi
tới thời điểm đó. Với nhiều người thì chức năng này không thật sự cần
thiết, để vô hiệu hóa nó bạn tìm tới khóa browser.sessionstore.enabled,
bấm đúp chuột vào để thay đổi giá trị từ True thành False. Để phục hồi
thì bạn làm ngược lại.
3, Điều chỉnh tần suất sao lưu:
Nếu bạn cũng như tôi, rất thích chức năng sao lưu ẩu FF 3 nhưng lại
muốn giảm tầng suất sao lưu thì hay tìm tới khóa
browser.sessionstore.interval. Ở đây bạn sẽ dễ dàng nhận thấy giá trị
mặc định của khóa ầy là 10000 tương đương với 10 giây. Hãy bấm chuột
vào đó và thay đổi theo ý bạn.
4, Kích hoạt tính năng hỗ trợ hình ảnh chất lượng cao:
FF còn có tính năng điều chỉnh để nâng cao chất lượng hiển thị hình ảnh,
theo mặc định tính năng này bị vô hiệu hóa bởi nó ảnh hưởng tới tốc độ
duyệt Web. Nhưng nếu bạn muốn có những hình ảnh đẹp có chất lượng
tốt hơn khi lướt Net với FF thì hãy tìm tới khóa
gfx.color_management.enabled và bấm đúp để kích hoạt.
5, Vô hiệu hóa việc quét Virus tệp tin tải về:
Theo mặc định, khi tải file về FF3 sẽ tự động quét Virus bằng trình diệt
Virus mặc định. Tính năng này rất hay tuy nhiên nếu bạn tải về một File
có dung lượng lớn thì nó lại là một nhược điểm. Để tăng hiệu suất làm
việc của Firefox có lẽ bạn nên cân nhắc việc vô hiệu hóa tính năng này
bằng cách tìm khóa browser.download.manager.scanWhenDone và
chuyển giá trị về False.
6, Cấu hình độ rộng tối thiểu của 1 Tabs:
Như bạn dã biết khi bạn mở quá nhiều Tab 1 lúc trên FF thì độ rộng của
các Tab sẽ giảm dần cho tới một kích thước nhất định và lúc đó nó
chuyển thành dạng thanh cuộn chứ không tiếp tục thu nhỏ nữa. Bạn có
thể điều chỉnh độ rộng tối thiểu này ở khóa browser.tabs.tabMinWidth,
mặc định của khóa này là 100px.
7, Hiển thị hoặc vô hiệu hóa nút Close trên Tab:
Để làm việc này bạn sử dụng khóa browser.tabs.closeButtons với các
giá trị:
0 - Chỉ hiện thị nút Close trên Tab đang hoạt động.
1 - Hiển thị nút Close trên tất cả các Tab
2 - Không hiển thị nút Close
3 - Hiển thị nút Close của Tab ở cuối thanh Tab
8, Mở rộng thời gian ra hạn thực hiện các tệp lệnh:
Trong FF3 một tệp lệnh từ máy chủ gởi tới sẽ được trình duyệt phản hồi
trong vòng 10 giây, sau 10 giây nếu không thể phản hồi FF sẽ đưa ra các
cảnh báo. Nếu bạn đang sử hữu một đường truyền chậm chạp thì có thể
tăng thời gian này lên với khóa dom.max_script_run_time.
9, Xử lý các Popup Java Scripts:
Khi bạn vào một trang Web có chứa các Popup tự động mở ra một cửa sổ
mới mà không có các tính năng cơ bản của Windows như
back/forward/reload… thì FF sẽ tự động mở nó trên cửa sổ mới. Nếu bạn
muốn mở các Popup này trên một Tab mới thay vì một cửa sổ thì hãy tìm
tới khóa browser.link.open_newwindow.restriction và thay vào giá trị
tương ứng:
0 - Đưa ra thông báo trước khi mở link.
1 - Không mở bất cứ link nào trên cửa sổ mới.
10, Kích hoạt tính năng kiểm tra chính tả trên tất cả các trường văn
bản:
Mặc định FF chỉ kiểm tra các khối văn bản mà bỏ qua việc kiểm tra
chính tả trên các hộp văn bản, với việc t hay đổi giá trị của khóa
layout.spellcheckDefault bạn sẽ kích hoạt tính năng này.
0 - Vô hiệu hóa tính năng kiểm tra lỗi chính tả.
2- Kích hoạt tính năng kiểm lỗi chính tả trên cả các hộp văn bản.
11, Mở Kết quả tìm kiếm trên một Tab mới:
Theo mặc định, khi sử dụng hộp tìm kiếm của Google bên phía tay phải
trình duyệt kết quả sẽ hiển thị ngay trên Tab hiện hành, đây là một điều
rất bất tiện cho người sử dụng. Hãy thay đổi giá trị False thành True tại
khóa browser.search.openintab.
12, Tối ưu việc sử dụng bộ nhớ vật lý của FF:
Với lựa chọn này mỗi khi bạn thu nhở FF suốt thanh Taskbar, FF sẽ
chuyển về sử dụng bộ nhớ ảo của Windows và dành chỗ tại bộ nhớ Vật lý
cho các ứng dụng đang được thục thi khác. Việc này có thể giúp bạn tiết
kiệm được tối thiểu 10Mb RAM khi tạm thời không sử dụng tới FF.Tuy
nhiên khóa này không tồn tại sẵn trong FF mà bạn phải tự tạo ra nó.
Đầu tiên bạn bấm phải vào khung chứa các khóa chọn New - Boolea, tiếp
đó lần lượt nhập vào tên của khóa đó là config.trim_on_minimize và giá
trị của khóa là True.
13, Tăng tốc tối đa cho Firefox:
Bạn lần lượt tìm tới các khóa dưới đây và thay giá trị mặc định bằng giá
trị tương ứng:
Key: network.http.pipelining
Value: True
Key: network.http.proxy.pipelining
Value: True
Key: network.http.pipelining.maxrequests
Value: lớn hơn 4 và nhỏ hơn 8
Key: network.http.max-connections
Value: 96
Key: network.http.max-connections-per-server
Value: 32
14, Điều chỉnh bộ nhớ Cache:
Khi bạn truy cập Website, FF sẽ tải về trang Web đó và lưu vào đĩa cứng
để lần sau không phải tải về một lần nữa. Bạn có thể làm tăng kích thước
bộ nhớ Cache để nó có thể lưu trữ được nhiều hơn. Việc đầu tiên là hãy
kiểm tra xem khóa browser.cache.disk.enable đã được kích hoạt với giá
trị True hay chưa? Tiếp đó hãy tìm tới khóa
browser.cache.disk.capacity, thay đổi giá trị mặc định 50000KB bằng
giá trị bạn muốn.
Để vô hiệu hóa bộ nhớ Cache trong Firefox bạn chỉ cần thay nó bằng giá
trị 0.
15, Thay đổi Highlight khi nhấp chuột vào thanh địa chỉ:
Trong Windows và Mac khi bạn nhấp chuột vào thanh địa chỉ thì toàn bộ
địa chỉ đó sẽ được bôi đen. Với Linux thì khác, khi bấm chuột vào đó nó
sẽ hiển thị con trỏ chuột tại vị trí bạn bấm chuột.
Bạn có thể hoàn toàn kiểm soát tính năng này với khóa
browser.urlbar.clickSelectsAll với: True - bôi đen toàn bộ địa chỉ và
False - chèn con trỏ chuột vào vị trí nhấp chuột.
16, Tự động điền địa chỉ thông minh:
Đây là tính năng tự động điền địa chỉ khi bạn nhập vào một phần địa chỉ
đã từng truy cập, thay đổi giá trị khóa browser.urlbar.autofill để kích
hoạt nó.
17, Điều chỉnh kích cỡ hiển thị mặc định cho tất cả các Site:
FF sẽ lưu lại kích cỡ của Site đó khi bạn sử dụng chức năng Zoom và lần
sau khi truy cập vào nó sẽ hiển thị với đúng kích thước bạn đã Zoom
trước đó. Nếu bạn không muốn FF tự động làm chuyện này, hay vô hiệu
hóa nó bằng cách tìm tới khóa browser.zoom.siteSpecific, sau đó chuyển
giá trị True thành False.
18, Giới hạn kích thước phóng to, thu nhỏ:
Đối với kích thước phóng to bạn thay đổi giá trị của khóa
zoom.maxPercent và thu nhỏ là khóa zoom.minPercent. Lưu ý, giá trị
của khóa này tính theo đơn vị phần trăm (%).
19, Cấu hình nút Backspace:
Trong FF bạn có thể sử dụng nút Backspace để quay lại trang Web trước
đó. Ở khóa browser.backspace_action mặc định là 2 (vô hiệu hóa), bạn
hay thay nó bằng giá trị 0.
20, Tăng bộ nhớ Cache khi làm việc Offline:
Nếu bạn không liên tục Online trên các Site mà làm việc Offline nhiều
hơn (ví dụ như việc viết bài trên 1 Tab như tôi vẫn thường làm) thì nên
tăng bộ nhớ Cache cho công việc này tại khóa
browser.cache.offline.capacity.
21, Tự động lưu Bookmark thành file bookmark.html:
Để kích hoạt tính năng này bạn thay đổi giá trị False của khóa
browser.bookmarks.autoExportHTML thành giá trị True
22, Vô hiệu hóa tính năng kiểm tra tương thích của các Extension:
Như bạn đã biết, hệ thống Extension của FF rất lớn, trong đó có những
Extension cũ có 1 phần không tương thích với phiên bản mới. Vì vậy, bạn
có thể không sử dụng được Extension này dù rất muốn. Để khắc phục
phần nào bạn hãy vô hiệu hóa tính năng kiểm tra tính tương thích mà FF
áp đặt với các Extension. Tuy nhiên hãy cẩn thận với điều đó bởi
Extension này có thể sẽ gây ra lỗi cho FF của bạn.
Để làm việc này bạn tạo một khóa mới bằng cách bấm phải chuột chọn
New> Boolean, tiếp đó nhập tên khóa là
extensions.checkUpdateSecurity và gán cho nó giá trị False.
23, Vô hiệu hóa tính năng đếm ngược khi cài đặt Add-on:
Khi bạn tiến hành cài đặt một Add-on mới FF sẽ bắt bạn đợi khoảng 5
giây trước khi hiển thị nút Install. Nếu bạn quá mệt mỏi với tính năng này
hãy tìm tới khóa security.dialog_enable_delay, thay đổi giá trị nó về 0.
24, Xem mã nguồn trong trình biên tập ưa thích:
Điều này rất hữu ích đối với các chuyên viên lập trình web site, bạn có
thể ngay lập tức xem Source Code của trang Web trên trình soạn thảo vẫn
thường sử dụng thay vì xem trên FF. Với thủ thuật này bạn phải làm 2
bước:
- Thay đổi giá trị khóa view_source.editor.external từ False thành True
để FF cho phép bạn mở Source bằng các trình soạn thảo bên ngoài.
- Tìm tới khóa view_source.editor.path và nhập đường dẫn tới trình
soạn thảo ưa thích của bạn.
25, Tăng khoảng thời gian kết nối khi sử dụng tính năng Save Link
As:
Khi bạn sử dụng tính năng Save Link As thì FF sẽ gửi kết nối tới Server
chứa link để tiến hành tải về. Nếu Server đó không cung cấp các thông tin
của Link đó trong vòng 1 giây thì FF sẽ cho đó là 1 kết nối Time Out.
Việc này là thường xuyên xảy ra nếu bạn đang có 1 hệ thống mạng ì ạch.
Để ngăn chạn tình trạng này hãy vào khóa
Browser.download.saveLinkAsFilenameTimeout và thay giá trị 1000
(tương đương 1 giây) bằng giá trị bạn muốn.
26, Tinh chỉnh chế độ FullScreen:
Khi bạn sử dụng chế độ FullScreel trong FF (F11) thanh địa chỉ,
bookmark … sẽ được đẩy lên phía trên màn hình và chỉ được kéo xuống
khi bạn di chuột vào đó. Bạn có thể cấu hình cách đẩy lên khi sử dụng
chế độ FullScreen bằng cách tìm tới khóa
Browser.fullscreen.animateUp với mặcc định là giá trị 1. Nghĩa là sẽ
đẩy lên dạng động để bạn xem mẫu lần đầu tiên.
0 - Vô hiệu hóa hiệu ứng động khi kéo lên
2 - Kích hoạt hiệu ứng động trong toàn bộ quá trình sử dụng chế độ
FullScreen.
27, Hiển thị thanh công cụ khi duyệt ở chế độ FullScreen:
Nếu bạn muốn thanh công cụ sẽ hiển thị trong toàn bộ thời gian duyệt
Web ở chế độ Fullscreen thì hãy đặt giá trị False cho khóa
browser.fullscreen.autohide
28, Tăng kết quả hiện thị khi tìm kiếm các Add-on:
Bình thường khi bạn vào Tools->Add-ons->Get Add-ons và tìm kiếm
các Add-on thì sẽ có 5 kết quả hiển thị theo từ khóa bạn tìm kiếm. Nếu
bạn muốn có nhiều hơn nữa các lựa chọn ở đây hãy cấu hình lại khóa
extensions.getAddons.maxResults với giá trị mà bạn muốn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo trình tin học - 28 thủ thuật giúp bạn Config Firefox theo ý mình.pdf